1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MỐI QUAN HỆ THẦY THUỐC – BỆNH NHÂN

18 390 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 153,5 KB

Nội dung

MỐI QUAN HỆ THẦY THUỐC – BỆNH NHÂNI.Tổng quan về mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhânII.Đặc điểm tâm lý và phẩm chất người thầy thuốc1.Tâm lý thầy thuốca.Trạng thái tâm lýb.Hiệu ứng gương soic.Kiệt sức (burn out)d.Cơ chế phòng vệ2.Các phẩm chấta.Tri thức và kỹ năngb.Tôn trọng và giữ kín bí mật của bệnh nhânc.Đạo đức nghề nghiệpd.Có trách nhiệme.Đồng cảm, chia sẻ nỗi đau với bệnh nhân3.Thái độ của người thầy thuốc:a.Chấp nhận gặp bệnh nhânb.Lưu tâm đến “sự không hiểu biết” của bệnh nhânc.Quan tâm đến hoàn cảnh sống của bệnh nhând.Tôn trọng giới hạn của mình và của bệnh nhâne.Cung cấp, chia sẻ thông tin chẩn đoán tiên lượng cho bệnh nhân và thân nhân4.Những lợi ích và khó khăn của người thầy thuốc

Trang 1

MỐI QUAN HỆ THẦY THUỐC – BỆNH NHÂN

I Tổng quan về mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân

II Đặc điểm tâm lý và phẩm chất người thầy thuốc

1 Tâm lý thầy thuốc

a Trạng thái tâm lý

b Hiệu ứng gương soi

c Kiệt sức (burn out)

d Cơ chế phòng vệ

2 Các phẩm chất

a Tri thức và kỹ năng

b Tôn trọng và giữ kín bí mật của bệnh nhân

c Đạo đức nghề nghiệp

d Có trách nhiệm

e Đồng cảm, chia sẻ nỗi đau với bệnh nhân

3 Thái độ của người thầy thuốc:

a Chấp nhận gặp bệnh nhân

b Lưu tâm đến “sự không hiểu biết” của bệnh nhân

c Quan tâm đến hoàn cảnh sống của bệnh nhân

d Tôn trọng giới hạn của mình và của bệnh nhân

e Cung cấp, chia sẻ thông tin/ chẩn đoán/ tiên lượng cho bệnh nhân và thân nhân

4 Những lợi ích và khó khăn của người thầy thuốc

III Đặc điểm tâm lý người bệnh

1 Phản ứng tâm lý khi đối diện với căn bệnh và quá trình mắc bệnh

a Cảm thấy mất an toàn

b Nhạy cảm

c Sợ hãi, lo âu

d Mặc cảm về bệnh tật của mình

e Phủ nhận bệnh

f Bình tĩnh cùng thầy thuốc tìm phương thức điều trị (phản ứng tích cực)

g Suy sụp tinh thần

h Trầm cảm

2 Nhu cầu tâm lý của bệnh nhân

IV Tầm quan trọng của buổi tiếp xúc đầu tiên

Cấu trúc buổi tiếp xúc

V Các kênh quan hệ giữa bệnh nhân và thầy thuốc

1 Quan hệ cảm xúc

2 Quan hệ theo quyền lợi và nghĩa vụ

3 Quan hệ thông qua giao tiếp

VI Khó khăn trong quản lý chăm sóc

1 Duy trì mối quan hệ

2 Thời gian dành cho bệnh nhân ít

3 Bệnh nhân và người thầy thuốc mất niềm tin vào nhau

4 Bệnh nhân giảm lòng tin đối với dịch vụ y tế

VII Kết luận

Trang 2

MỤC TIÊU

1 Hiểu được tầm quan trọng của mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân.

2 Trình bày được đặc điểm tâm lý và phẩm chất của người thầy thuốc

3 Trình bày đặc điểm tâm lý của bệnh nhân

4 Trình bày cấu trúc của một buổi thăm khám

5 Trình bày các kênh quan hệ giao tiếp giữa bệnh nhân và thầy thuốc

6 Ứng dụng những hiểu biết vào thực tiễn

I Tổng quan

Mối quan hệ thầy thuốc và bệnh nhân đã được triết học, xã hội học, văn học từ thời Hippocrates quan tâm và là chủ đề của nhiều bài báo, sách và các công trình nghiên cứu trên thế giới Đây là mối quan hệ đặc biệt mang tính chuyên

môn giữa người bị bệnh và người chữa bệnh được xây dựng trên cơ sở nhân

đạo và trách nhiệm của người thầy thuốc đối với sức khỏe con người và là yếu

tố quyết định trong vấn đề chăm sóc người bệnh Mối quan hệ này là một trong những cách thức của việc tập hợp các dữ liệu, chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị, sự tuân thủ điều trị, sự chữa lành bệnh, sự kích hoạt bệnh nhân và các điều kiện hỗ trợ. Sự hài lòng của bệnh nhân trong mối quan hệ này là một yếu tố quan trọng để người dân quyết định tham gia điều trị trong hệ thống y tế Giúp người dân có cuộc sống thoải mái về sức khỏe thể chất và tinh thần

Trước đây đối tượng của thầy thuốc chỉ đơn thuần là bệnh tật thì ngày nay, đối tượng của người thầy thuốc là con người với căn bệnh của họ Có nghĩa là con

người cụ thể với những tâm tư tình cảm, suy nghĩ, nguyện vọng, hoàn cảnh sống và căn bệnh mà họ đang mang

Do mỗi con người có một nhân cách riêng nên sự nhận thức, thái độ và hành vi thể hiện của mỗi người là khác nhau khi có cùng một căn bệnh Giữa cơ thể và

nhân cách có sự thống nhất và chế ngự lẫn nhau rất phức tạp Vì vậy, nó có phần nào ảnh hưởng đến sự tiến triển bệnh và kết thúc bệnh Nhân cách một người cũng có thể thay đổi khi người đó mắc một căn bệnh; ví như người bệnh

Trang 3

tim mạch, tiểu đường, ung thư…tính tình có thay đổi so với trước khi họ biết về căn bệnh của mình Người bệnh là người đang có rối loạn về thích nghi sinh học, đau khổ với căn bệnh, họ có cảm giác bị phụ thuộc vào bệnh Do đó, người làm công tác chăm sóc sức khỏe cần nuôi dưỡng một mối quan hệ tin tưởng với người bệnh để họ có niềm tin vào người chăm sóc, tuân thủ điều trị tốt hơn Khi người bệnh vào viện, nhất là ở lần đầu tiên, họ đặt hết niềm tin vào hệ thống y tế nơi họ đến Đây là yếu tố thuận lợi cho hiệu quả điều trị Vì vậy ngoài kiến thức chuyên môn, người thầy thuốc cần chú ý đến chất lượng thăm khám và thái độ phục vụ Sự mất lòng tin nơi người bệnh đối với thầy thuốc dễ lây lan sang người nhà của họ, những người bệnh khác và hệ quả là họ sẽ không muốn trở lại bệnh viện lần sau V.M Betcherep nói rằng “Nếu sau khi được thăm khám và trò chuyện với thầy thuốc mà người bệnh không thấy dễ chịu hơn thì người đó chưa phải là thầy thuốc” Vì vậy nhiều người bệnh với cùng một phương pháp điều trị giống nhau, hiệu quả điều trị sẽ tốt hơn rất nhiều đối với bệnh nhân có niềm tin và sự tôn trọng cũng như được tôn trọng bởi thầy thuốc

II Khía cạnh tâm lý và phẩm chất của người thầy thuốc

1 Tâm lý người thầy thuốc:

Mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân là mối quan hệ đặc biệt Người thầy thuốc nắm toàn bộ sức khỏe, tính mạng của người bệnh, còn người bệnh chịu sự chi phối hoàn toàn từ người chữa bệnh Vì vậy, người thầy thuốc

có thể có một số đặc điểm tâm lý:

a Các trạng thái tâm lý:

- Tự tin và tự tôn: Tự tin là trạng thái cần thiết trong quan

hệ chăm sóc mà hệ quả của nó là việc thực thi các hành động chăm sóc, đây là mặt tích cực của sự tự tôn

Sự tự tôn là tôn cao giá trị bản thân, có nguy cơ xuất hiện

khi thầy thuốc thể hiện sự hiểu biết của mình trước bệnh

nhân, những con người xa lạ trong môi trường y khoa và các thuật ngữ chuyên môn, không thể hiểu những điều thầy thuốc muốn chuyển tải

Trang 4

Để tránh sự tự tôn, người thầy thuốc nên dành thời gian để giải thích bệnh, kế hoạch điều trị bằng những từ rõ ràng và đơn giản

- Bất lực: trái ngược với tự tôn Bất lực có thể có khi người

thầy thuốc đối diện với một số bệnh nan y hoặc căn bệnh đưa đến tử vong

Sự bất lực có thể dẫn đến hai hậu quả :

+ Mệt mỏi, tuyệt vọng (« tôi không làm gì được cả ») + Thúc đẩy người chăm sóc làm nhiều hơn, tình trạng tăng động

Trong cả hai trường hợp, người thầy thuốc chỉ được giải tỏa với sự nâng đỡ của các đồng nghiệp hoặc với các nhà chuyên môn khác nếu có thể

- Chịu trách nhiệm: Trước cái chết của một bệnh nhân,

trước sự bất lực để chẩn đoán hay điều trị không hiệu quả, người thầy thuốc có thể cảm thấy chịu trách nhiệm thậm chí mặc cảm tội lỗi Nhưng thầy thuốc không phải là thần thánh nên không thể luôn luôn ngăn cản được cái chết và quản lý tất cả những việc ngoài khả năng của mình Vì thế,

cần thiết giữ một “khoảng cách gần vừa đủ” (trấn an và

thấu hiểu) để bảo vệ mình khỏi những xúc động quá mãnh liệt làm ảnh hưởng đến công việc

Những cảm xúc đi kèm với trạng thái này là: sự thông cảm,

lo lắng, sợ hãi, gắn bó, giận dữ, phiền muộn

- Chán nản: Phương tiện vật chất không đầy đủ, giờ giấc gò

bó, số lượng bệnh nhân cần chăm sóc quá lớn, môi trường làm việc áp lực, cảm giác thất bại, không được biết ơn và kính trọng, phiền muộn về lâu dài tạo nên tâm trạng chán nản

Trang 5

Những cảm xúc đi kèm theo tâm trạng này là: sự mệt mỏi, mất hứng thú, căng thẳng, tuyệt vọng, sợ hãi, tức giận thậm chí chán ghét

- Thỏa mãn/hài lòng: Thầy thuốc cũng có thể cảm thấy hài

lòng về mình khi thiết lập được một mối quan hệ tốt với bệnh nhân, hoặc thành công trong việc chữa khỏi bệnh hoặc có tiến bộ và cải tiến kỹ năng của mình

Những cảm xúc đi kèm theo sự thỏa mãn/hài lòng: vui mừng, yên lòng, năng động, độ lượng, nồng nhiệt, thông cảm, tình bằng hữu

Người thầy thuốc không nhất thiết phải né tránh những trạng thái

này, nhưng cần phải cân bằng cảm xúc để không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa mình và bệnh nhân

Khi gặp khó khăn, người thầy thuốc có thể nhờ sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, nhóm nâng đỡ (nhóm Balint), từ đào tạo bổ sung, thông tin qua sách hoặc tạp chí chuyên môn

b Hiệu ứng gương soi: Một số bệnh nhân mà người thầy thuốc tiếp

xúc, phản chiếu những tình huống gần giống như những gì bản thân người thầy thuốc đã trải nghiệm Nó như là một tấm gương soi Vì vậy, những tình huống ở thời điểm hiện tại của bệnh nhân

đã kích hoạt lại những yếu tố gây đau khổ cho người thầy thuốc trong quá khứ, làm sống dậy những cảm xúc trước kia Chúng ta

gọi đây là hiện tượng cộng hưởng Ví dụ người thầy thuốc đã từng

rất đau buồn vì sự ra đi của mẹ do chứng bệnh tiểu đường Chứng kiến cái chết cũng vì căn bệnh tiểu đường ở một bệnh nhân nữ lớn tuổi, nỗi đau mất mẹ của người thầy thuốc trước kia nay lại trỗi dậy, gây cho người thầy thuốc nỗi đau khổ và xúc động mạnh

c Kiệt sức nghề nghiệp (Burn out) do sự tác động từ nỗi lo âu và sợ

hãi của bệnh nhân, của gia đình họ, hay của chính bản thân người thầy thuốc khi công việc hàng ngày tiếp xúc với người bệnh, cái

Trang 6

chết, nỗi đau… làm người thầy thuốc mệt mỏi về thể xác lẫn tinh thần

Sự mệt mỏi thể hiện bằng những suy nghĩ ám ảnh, giận dữ, hoang mang, không có khả năng suy nghĩ, mất nhận thức cảm xúc, các triệu chứng tâm thể như suy nhược, rối loạn ăn uống, đau lưng, nhức đầu…

Do đó, để tránh nguy cơ cảm thấy bị xâm chiếm tâm lý bởi bệnh nhân hoặc từ chối bệnh nhân, người thầy thuốc cần giữ khoảng cách gần vừa đủ

d Cơ chế phòng vệ:

Mọi tình huống lo lắng đều kéo theo cơ chế tâm lý có chức năng làm cho người chăm sóc thích nghi Cơ chế đó có khuynh hướng bảo vệ người chăm sóc khỏi một thực tế quá đau đớn và không chịu đựng nổi Những cơ chế phòng vệ là vô thức và có mục đích làm giảm căng thẳng và lo lắng, nhưng nó không giúp người thầy thuốc giải quyết vấn đề mà càng làm cho mối quan hệ bác sĩ-bệnh nhân khó khăn, gây hiểu lầm và cuối cùng, duy trì sự đau khổ của

cả hai bên

Chúng được thể hiện bằng những hành vi mà Martine Ruziewski

đã liệt kê ra:

- Nói dối: là sự cải đổi thực tế vì tình huống thực tế quá đáng

sợ - nó phản chiếu lại sự lo hãi của bản thân không thể đối thoại với bệnh nhân

- Bình thường hóa là làm giảm tầm quan trọng của vấn đề, chỉ

tập trung vào một phần của sự thật

- Lảng tránh nội dung là chuyển hướng cuộc trò chuyện bằng

cách nói về điều gì khác nó không đem lại một câu trả lời thích hợp cho các câu hỏi của bệnh nhân

- Tránh né bao gồm sự tránh tiếp xúc và gặp gỡ Trong trường

hợp này, bằng cách nào đó người thầy thuốc phủ nhận sự hiện diện của người bệnh

Trang 7

- Trốn chạy trước là sự mất kiểm soát, không kiềm chế được

lời nói: Thầy thuốc nói ngay lập tức tất cả mọi thứ cho bệnh nhân mà không có sự suy xét

- Sự đồng hóa phóng chiếu: trong trường hợp này người thầy

thuốc thay thế cho bệnh nhân và phóng chiếu trên bệnh nhân một số khía cạnh của chính bản thân - đây là một loại không phân biệt giữa bản thân và bệnh nhân

- Việc trấn an giả nhằm che đậy thực tế, đó là một lối thoát

tạm thời

- Sự hợp lý hoá dùng ngôn ngữ kỹ thuật rất chuyên môn, làm

bệnh nhân thấy khó hiểu và tăng tính chất bí mật của bệnh

- Sự cười nhạo: khác với sự hài hước, chúng xuất phát từ cử

chỉ ruồng bỏ đối với bệnh nhân

2 Các phẩm chất:

a Tri thức và kỹ năng: Người thầy thuốc được đào tạo để phục

vụ và chăm sóc sức khỏe cho con người Vì vậy, người thầy thuốc phải có kiến thức về đặc điểm tâm sinh lý, giải phẫu, cấu trúc, chức năng… của một người bình thường trên cơ sở đó mà nắm vững những những rối loạn bệnh lý và cách phòng chống Do đó, phải thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và và kỹ năng nghề nghiệp

b Tôn trọng, giữ kín bí mật của bệnh nhân: Người thầy thuốc

được bệnh nhân tin tưởng và chia sẻ những thông tin bí mật thầm kín cũng như hợp tác với thầy thuốc, cho phép thầy thuốc thăm khám trên cơ thể họ thậm chí những nơi kín đáo nhất Do đó thầy thuốc phải giữ bí mật và không lợi dụng sự tin tưởng của bệnh nhân để trục lợi

c Đạo đức nghề nghiệp : Người thầy thuốc phải

- Luôn yêu nghề,

- Thương người,

- Nhân từ, khiêm tốn,

- Tôn trọng và đoàn kết với đồng nghiệp,

Trang 8

- Tận tụy và có trách nhiệm với công việc.

Như danh y Hải Thượng Lãng Ông (1720 - 1791) đã từng nói

“Đạo làm thuốc là nhân thuật bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, lấy nhiệm vụ cứu sống sinh mạng người làm nhiệm vụ thiêng liêng của mình: không nên cầu lời, kể công Nghề thuốc là nghề thanh cao, phải giữ Đức cho trong sáng, giữ lòng cho sạch sẽ, làm ơn không mong đền đáp, thấy lợi đừng nhúng tay vào Phải cẩn thận giữ gìn phẩm chất của mình đừng để người đời khinh rẻ”

d Có trách nhiệm với bệnh nhân: người thầy thuốc phải đem hết

khả năng, trình độ, phương tiện sẵn có để phục vụ người bệnh Người thầy thuốc phải:

- Chẩn đoán đúng rối loạn mà bệnh nhân mắc phải

- Thiết lập niềm tin với bệnh nhân

- Tiên lượng được những diễn biến của rối loạn khi được điều trị hoặc không điều trị

- Chọn phương pháp điều trị thích hợp với từng người bệnh

và từng bệnh sao cho hiệu quả điều trị nhanh nhất

e Đồng cảm, chia sẻ nỗi đau với bệnh nhân: Sự đồng cảm thể

hiện qua năm yếu tố:

- Phản ánh lại (reflection)

Ví dụ: “Anh/chị cảm thấy lo lắng bởi triệu chứng này?”

- Hợp thức hóa (legitimation)

Ví dụ: “Tôi có thể hình dung sự khó chịu của anh/chị

là như thế nào”

- Tôn trọng (respect)

Vídụ: “Anh/chị đã làm những điều tốt nhất để đối phó với nó”

- Hỗ trợ (support)

Ví dụ: “Tôi muốn giúp đỡ anh/chị”

Trang 9

- Cộng tác (partnership)

Ví dụ: “Có lẽ chúng ta sẽ làm việc về vấn đề này một thời gian”

3 Thái độ của người thầy thuốc:

Người thầy thuốc không chỉ quan tâm đến bệnh tật mà còn phải để ý đến

con người đang bị bệnh Để có được điều đó, phải:

a Chấp nhận gặp bệnh nhân: Có nghĩa trong tư thế lắng nghe bệnh nhân.

Sự lắng nghe này nằm trong giao tiếp bằng lời và không lời (quan sát lâm sàng thái độ, phản ứng của bệnh nhân v.v )

b Lưu tâm đến sự « không hiểu biết » của bệnh nhân: Bệnh nhân

thường không biết về thế giới y khoa với các từ chuyên môn, kỹ

thuật Điều quan trọng là cần lưu tâm đến những câu hỏi, nỗi

lo lắng mà bệnh nhân cảm nhận trước bệnh tật và sự chăm sóc

c Quan tâm đến hoàn cảnh sống của bệnh nhân: Bệnh nhân là đàn

ông/ đàn bà/ phụ huynh/ hoặc trẻ nhỏ, sống một mình hoặc với gia

đình, có việc làm hoặc thất nghiệp… Điều quan trọng là người

thầy thuốc đặt con người đó trở lại trong tiểu sử cá nhân của

họ để nắm bắt được bệnh xảy ra trong hoàn cảnh nào và những

hậu quả có thể có trong cuộc sống của họ

VD: bệnh nhân trên 50 tuổi bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế, ở một

mình, không nghề nghiệp, sống vất vả bằng tiền thừa kế ít ỏi từ

mẹ.

d Tôn trọng giới hạn của mình và của bệnh nhân: Nhiệm vụ của

nhân viên y tế là chữa trị đau đớn về thể chất và đôi lúc là tâm lý

cho bệnh nhân Tuy nhiên, khả năng chứa đựng đau khổ của

người khác ở người chăm sóc có giới hạn Điều cần thiết là người

thầy thuốc phát hiện khi nào nỗi đau khổ của người khác trở nên

quá nặng nề đối với mình và có nguy cơ làm giảm chất lượng

chăm sóc

Trang 10

Bệnh nhân cũng có giới hạn của họ về khả năng tin tưởng hoặc bộc lộ những khó khăn.

Biết rằng một số thông tin rất cần để thiết lập kế hoạch điều trị như chuyện quá khứ, tuổi tác,… nhưng người chăm sóc cần tránh những câu hỏi quá riêng tư, ví dụ như: “Tại sao ông chia tay với

bà xã?”

e Cung cấp và chia sẻ thông tin/ chẩn đoán/ tiên lượng cho bệnh nhân và thân nhân: Trao đổi với bệnh nhân và gia đình họ các giai

đoạn của kế hoạch chữa trị để thiết lập một mối quan hệ tin tưởng Tuy nhiên, nếu bệnh nhân yêu cầu không cung cấp tin tức về bệnh của họ cho gia đình, ta phải tôn trọng

Việc tiếp xúc với người nhà bệnh nhân giúp thầy thuốc thu thập tiểu sử, bệnh sử, thông tin về nhân cách người bệnh một cách khách quan

Tìm người có ảnh hưởng nhất với bệnh nhân, người có quyền quyết định về quá trình điều trị để cùng họ trao đổi, hỗ trợ thầy thuốc giải quyết những vấn đề liên quan đến người bệnh

4 Những lợi ích và khó khăn của người thầy thuốc :

a Lợi ích : Người làm công tác chăm sóc sức khỏe làm việc để

- Phục vụ giá trị của lòng vị tha, bao dung, tinh thần đoàn kết ;

- Phục vụ một mục đích chính đáng;

- Cho cuộc sống của mình một ý nghĩa;

- Để làm người có ích ;

- Để làm việc trong mối quan hệ với người khác ;

- Do lòng trung thành với gia đình;

- Để cố gắng hàn gắn lại câu chuyện quá khứ của chính mình;

- Để đạt được một địa vị xã hội;

- Một vị thế quyền lực;

- Để có một công việc cố định;

- Có một mức lương ổn định…

Ngày đăng: 12/05/2020, 11:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w