Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của ABIC Hà Nội Thực hiện chiến lược đưa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônViệt Nam AGRIBANK trở thành một tập đoàn tài chính, ngân
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP – CHI NHÁNH HÀ NỘI (ABIC HÀ NỘI) 2
1.1 Đặc điểm chung của Công ty Bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp – Chi nhánh Hà Nội 2
1.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của ABIC Hà Nội 2
1.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty cổ phần BHNHNN Hà Nội 3
1.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần BHNHNN Hà Nội 4
1.1.4 Đội ngũ cán bộ, công nhân viên của đơn vị 6
1.1.5.Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty 6
1.2 Những thuận lợi, khó khăn của Công ty 7
1.2.1 Những thuận lợi cơ bản 7
1.2.2 Những khó khăn, vướng mắc 8
PHẦN 2: TÌNH HÌNH KINH DOANH BẢO HIỂM TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP – CHI NHÁNH HÀ NỘI (ABIC HÀ NỘI) 9
2.1.Hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc tại ABIC Hà Nội 9
2.1.1.Hệ thống sản phẩm 9
2.1.2.Kết quả kinh doanh 11
2.2 Hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro 13
2.3.2.Hoạt động bồi thường 17
2.3.2.1.Quy trình bồi thường 17
2.3.2.2.Kết quả thực hiện chỉ tiêu tỷ lệ bồi thường: 19
2.4.Hoạt động phân phối sản phẩm 21
2.5.Hoạt động Marketing quản cáo 21
2.6.Các hoạt động khác 21
PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 22
3.1 Nhận xét chung về tình hình kinh doanh Công ty Bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp Hà Nội (giai đoạn 2013 – 2015) 22
3.1.1 Những kết quả đã đạt được 22
3.1.2 Những mặt còn hạn chế 22
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty 24
i
Trang 23.2.1 Hoàn thiện công tác khai thác bảo hiểm 24 3.2.2 Tăng cường công tác giám định bồi thường, quản lý sau bán hàng 25 3.2.3 Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát bảo hiểm 26 3.2.4 Hoàn thiện hệ thống thông tin, chủ động ứng dụng công nghệ mới trong điều hành kinh doanh 26
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với nhịp độ phát triển nền kinh tế của đất nước, chúng ta phải khôngngừng học tập và phấn đấu để nâng cao sự hiểu biết để hoà nhập chung với sựphát triển không ngừng của đất nước, đặc biệt là sinh viên nói chung và sinhviên kinh tế nói riêng Hiện nay chúng ta đang trên con đường hội nhập kinh tếthế giới, việc trang bị kiến thức cho sinh viên năm cuối là rất quan trọng
Trong thời gian vừa qua em đã theo học chuyên ngành bảo hiểm, trườngĐại học Lao động và Xã hội em đã được sự giúp đỡ tận tình của các thầy các côtrong khoa và trường Là sinh viên năm cuối, tuy đã được trang bị những kiếnthức cơ bản về bảo hiểm nhưng vẫn chưa đủ để có thể đến làm việc cho mộtdoanh nghiệp Chính vì vậy, em đã đi thực tập tại một Công ty bảo hiểm nhằmhọc hỏi những kinh nghiệm thực tiễn và tìm hiểu thực tế Được sự đồng ý củacác thầy cô khoa Bảo hiểm, Ban giám đốc Công ty bảo hiểm Ngân hàng Nôngnghiệp – Chi nhánh Hà Nội em đã được về công ty thực tập và viết bài báo cáothực tập này
Bài viết của em gồm 3 phần:
Phần 1: Khái quát về Công ty bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp – Chinhánh Hà Nội
Phần 2: Tình hình kinh doanh bảo hiểm tại Công ty bảo hiểm Ngân hàngNông nghiệp – Chi nhánh Hà Nội
Phần 3: Nhận xét và kiến nghị
1
Trang 4PHẦN 1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
– CHI NHÁNH HÀ NỘI (ABIC HÀ NỘI) 1.1 Đặc điểm chung của Công ty Bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp – Chi nhánh Hà Nội
1.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của ABIC Hà Nội
Thực hiện chiến lược đưa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônViệt Nam (AGRIBANK) trở thành một tập đoàn tài chính, ngân hàng hàng đầu
ở Việt Nam và lớn mạnh trong khu vực với cấu trúc đa sở hữu, hoạt động kinhdoanh đa dạng và có khả năng cung cấp hệ thống các sản phẩm dịch vụ tài chínhngày càng hoàn hảo cho nền kinh tế xã hội, Ban lãnh đạo Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã quyết định mở rộng kinh doanhsang lĩnh vực Bảo hiểm phi nhân thọ bằng việc đề xướng thành lập công ty bảohiểm Quyết định này đã nhận được sự chấp thuận của Bộ Tài chính, Ngân hàngnhà nước Ngày 18/10/2006, Bộ Tài chính đã cấp giấy phép thành lập và hoạtđộng số 38GP/KDBH về việc thành lập Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông nghiệp Việt Nam và hiện nay là Công ty Cổphần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) Ngày 08/08/2007, công tychính thức đi vào hoạt động kinh doanh, tham gia vào thị trường bảo hiểm vàsẵn sàng phục vụ nhu cầu bảo hiểm phi nhân thọ của các đối tượng khách hàngtrên phạm vi cả nước
Một vài nét khái quát về Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nôngnghiệp:
• Tên Công ty: Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp
• Tên tiếng anh: Agriculture Bank Insurance Joint- Stock Corporation
• Tên viết tắt tiếng việt: Bảo hiểm Agribank
• Tên viết tắt tiếng anh: ABIC
• Ngày hoạt động chính thức: Ngày 08/08/2007
• Trụ sở chi nhánh : 343 Đội Cấn- Ba Đình- Hà Nội- Việt Nam
• Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 20011-2015
Chủ tịch : Tiến sỹ Nguyễn Hữu Lương
Ủy viên thường trực : Ông Nguyễn Văn Minh
Ủy viên : Ông Phạm Công Tứ
Ủy viên : Ông Nguyễn Văn Nghiệp
Ủy viên : Bà Bùi Minh Hường
• Ban điều hành:
Căn cứ Nghị quyết kỳ họp thứ 11 và Nghị quyết kỳ họp thứ 13 của Hộiđồng quản trị Công ty CP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp;
Trang 5Căn cứ văn bản số 6212/BTC-QLBH ngày 17/5/2010 của Bộ Tài chính vềviệc phê chuẩn chức danh Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CPBảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp
1 Ông Đỗ Minh Hoàng thôi giữ chức Quyền Tổng Giám đốc Công ty đểgiữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp
+ Kinh doanh bảo hiểm gốc;
+ Kinh doanh tái bảo hiểm: nhận và nhượng tái bảo hiểm đối với tất cả cácnghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ;
+ Tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật;
+ Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật
• Các sản phẩm Bảo hiểm:
+ Các nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người;
+ Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;
+ Bảo hiểm kỹ thuật;
+ Bảo hiểm hàng hóa;
+ Bảo hiểm xe cơ giới;
+ Bảo hiểm tàu;
+ Bảo hiểm trách nhiệm chung…
1.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty cổ phần BHNHNN Hà Nội
Gắn bó mật thiết với từng người dân vì sự an toàn thành công củamỗi khách hàng, Công ty bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp – Chi nhánh Hà Nộiluôn là người bạn tin cậy của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dântrên địa bàn thành phố Hiện tại, công ty triển khai trên 40 nghiệp vụ bảo hiểmđược chia làm 3 nhóm chính là:
- Nhóm các nghiệp vụ bảo hiểm con người như: Bảo hiểm tai nạn conngười; bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật; bảo hiểm đối với học sinh, sinhviên…
- Nhóm các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản
- Nhóm các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự:
Trong đó, công ty chủ yếu tập trung vào khai thác các loại hình bảo hiểmnhư: bảo hiểm con người chiếm tỷ trọng trên 60%, bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷtrọng 16%, bảo hiểm tài sản kỹ thuật chiếm 10%
Chiến lược phát triển của công ty trong những năm sắp tới vẫn là tập trungvào khai thác các loại hình bảo hiểm chủ yếu như trên, tăng cường vào công tácchăm sóc khách hàng
Song song với việc triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm, công ty còn tiếnhành hoạt động công tác phối giám định bồi thường tổn thất, kết hợp với các
Trang 6đơn vị và cảnh sát giao thông tổ chức giám định hướng dẫn lập hồ sơ bồi thườngmột cách nhanh chóng, đặc biệt công ty đã tổ chức tiếp nhận hồ sơ và chi trả bồithường tổn thất tại các cơ sở, đơn vị tham gia bảo hiểm, từ đó tạo sự chủ độngyên tâm tin tưởng và tiết kiệm thời gian đi lại cho khách hàng.
1.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần BHNHNN Hà Nội
Bộ máy của công ty gọn nhẹ, ban lãnh đạo công ty là những người có nănglực, trình độ trong quản lý và điều hành kinh doanh, đội ngũ cán bộ trẻ và năngđộng, nhiệt tình với công việc
Cơ cấu tổ chức của công ty như sau:
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức tại Công ty bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp – Chi nhánh Hà Nội
(Nguồn: Phòng Tổng hợp của Công ty)
- Ban giám đốc: Gồm có 1 Giám đốc và một phó Giám đốc cùng điều hành
Trang 7kinh doanh theo mức phân cấp và uỷ quyền khác nhau Trong đó:
+ Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước theo luật quy định,phụ trách chung, chỉ đạo hoạt động toàn công ty, trực tiếp quản lý các phòng:Phòng tài chính kế toán, phòng tổng hợp, phòng hàng hải và các Phòng kinhdoanh khu vực
+ Phó Giám đốc: Thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc khi Giámđốc đi vắng, trực tiếp quản lý các phòng: Phòng phi hàng hải, phòng kỹ thuật vàPhòng quản lý đại lý
- Phòng ban chức năng: Gồm phòng tài chính kế toán và phòng tổng hợp.Trong đó:
+ Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về kếhoạch tài chính của công ty, giám sát mọi hoạt động kinh tế phát sinh cân đối tàikhoản, hạch toán theo chế độ, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh củacông ty
+ Phòng tổng hợp: Làm công tác hành chính, tổ chức lao động, đào tạo cán
bộ, tuyển đại lý, tuyên truyền quảng cáo, quản lý toàn bộ tài sản của công ty
- Phòng nghiệp vụ: Gồm phòng bảo hiểm phi hàng hải, phòng bảo hiểmhàng hải, phòng kỹ thuật Trong đó:
+ Phòng bảo hiểm phi hàng hải: Có chức năng nhiệm vụ, tham mưu choGiám đốc về các nghiệp vụ phi nhân thọ, khai thác các loại hình bảo hiểm: Bảohiểm xe cơ giới, bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm toàn diện học sinh…Giámđịnh khi có rủi ro xảy ra, thu thập hồ sơ, giải quyết bồi thường
+ Phòng bảo hiểm hàng hải: Khai thác các nghiệp vụ về bảo hiểm hàng hải,giám định và bồi thường thiệt hại
+ Phòng kỹ thuật: Khai thác các nghiệp vụ về bảo hiểm kỹ thuật, giám định
và bồi thường thiệt hại
- Các Phòng khu vực: Gồm Phòng khu vực Gia Lâm, Hưng Yên, HoàngMai, Thanh Xuân và Cầu Giấy Các phòng bảo hiểm khu vực khai thác và quản
lý đại lý, phục vụ khách hàng, thu thập hồ sơ, trả tiền bồi thường…
Các phòng ban có mối quan hệ mật thiết với nhau Trong đó, phòng nghiệp
vụ và các chi nhánh là các đơn vị trực tiếp tiến hành triển khai các nghiệp vụbảo hiểm, các đơn vị này không thực hiện hạch toán độc lập nhưng có toànquyền quyết định các hoạt động của mình ở mức phân cấp cho phép và đượchưởng lương và các chế độ khác theo hợp đồng Phòng chức năng và các phòngnghiệp vụ có quan hệ mật thiết với nhau và cùng phối hợp vơi Ban Giám đốcđánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, đưa ra các quyết định nghiệp vụ, đề racác biện pháp, đối sách kịp thời với tình hình
Trang 81.1.4 Đội ngũ cán bộ, công nhân viên của đơn vị
Tổng số cán bộ công nhân viên toàn công ty tại thời điểm 31/12/2015 là 70người Cụ thể được phân tích như sau:
Bảng 1.1 Cơ cấu lao động của Công ty tại 31/12/2015
1.1.5.Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty
Công ty bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp – Chi nhánh Hà Nội là chinhánh hạch toán phụ thuộc của Tổng Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Nôngnghiệp Công ty sở hữu trên 500m2 đất, là mặt bằng cho trụ sở, các chi nhánh vàvăn phòng hoạt động, trong đó chi nhánh ở Hưng Yên là có diện tích lớn nhất(175m2) Trong đó, công ty còn đầu tư thuê thêm một trung tâm sửa chữa xe cơgiới với diện tích rất lớn (897m2) ở thành phố Hà Nội để sửa chữa và đại tu xe
Trang 9cơ giới của công ty.
Bảng 1.2:Tài sản cố định của công ty tại thời điểm 31/12/2015
Stt Tài sản Nguyên giá (đồng) Giá trị còn lại
(đồng)
% còn lại
(Nguồn:Phòng Tài chính Kế toán của Công ty )
Ta thấy trong cơ cấu tài sản cố định thì nhà cửa, vật kiến trúc chiếm tỉ lệlớn nhất vì đó là bộ mặt của công ty, là một công cụ để quảng bá hình ảnh công
ty như một vị trí địa lý đẹp, thuận tiện cho khách hàng và thuận lợi cho công tykinh doanh Giá trị còn lại của tài sản là tương đối lớn (hơn 61%), chứng tỏ công
ty đang sở hữu vốn cố định lớn và còn giá trị sử dụng lâu dài, đáp ứng đượcchiến lược kinh doanh trong dài hạn của Công ty
1.2 Những thuận lợi, khó khăn của Công ty
1.2.1 Những thuận lợi cơ bản
- ABIC nói chung và ABIC Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm ủng hộcủa lãnh đạo Agribank, cũng như các Chi nhánh NHNo trên địa bàn trong việctriển khai và giới thiệu các dịch vụ Bảo hiểm thong qua các Tổng đại lýAgribank Đặc biệt Tổng Giám đốc Agribank đã có văn bản chỉ đạo Chi nhánhNHNo các tỉnh, thành phố về việc khoán chỉ tiêu doanh thu phí dịch vụ trong đó
có doanh thu từ hoa hồng bảo hiểm của ABIC
- Các Tổng đại lý NHNo trên địa bàn, đặc biệt là các TĐL ngoài nội thành
đã phối hợp và tạo điều kiện tốt cho ABIC Hà Nội triển khai kênh phân phối cácsản phẩm Banca góp phần tăng doanh thu cho toàn Chi nhánh
- HĐQT, Ban Tổng Giám đốc Công ty đã quan tâm, theo dõi và chỉ đạo sátsao mọi hoạt động của ABIC Hà Nội, trên cơ sở đó ABIC Hà Nội đã kịp thờiđiều chỉnh hướng đi, cách làm phù hợp với từng đối tượng, từng giai đoạn cụthể
- Các phòng chức năng Công ty đã tích cực hợp tác, hỗ trợ ABIC Hà Nội
Trang 10trong công tác đào tạo Đại lý và việc phối kết hợp nhằm giải quyết các công việcphát sinh hàng ngày
- Hệ thống văn bản quy trình/ quy định nghiệp vụ về tổ chức hoạt độngcũng như triển khai hoạt động kinh doanh ngày càng được quy chuẩn và đi vào
nề nếp; qua đó nâng cao ý thực trách nhiệm của các bộ phận có liên quan
- Tiêu chí tuân thủ được Ban lãnh đạo Công ty quan tâm và sát sao chỉ đạo,giúp cho công tác quản trị điều hành của Chi nhánh được sát sao hơn; ý thức củacán bộ chủ chốt cũng như cán bộ nhân viên trong toàn Chi nhánh về sự tuân thủtrong triển khai kinh doanh ngày càng được nâng cao
1.2.2 Những khó khăn, vướng mắc
- Kinh doanh bảo hiểm gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là lĩnh vực phi nhânthọ do tăng trưởng kinh tế thấp, nợ phí bảo hiểm nhiều, tình trạng cạnh tranhkhông lành mạnh giữa các DNBH vẫn diễn ra thường xuyên
- Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, khai thác bảo hiểm còn yếu, chưađồng đều, thái độ và ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận cán bộ chưa tốt Kỹnăng giao tiếp với khách hàng còn hạn chế
- Hoạt động tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp có nhiều thayđổi; việc xử lý nợ xấu và sức ép hoàn thành chỉ tiêu tín dụng dẫn đến Ngân hàngcần tìm kiếm khách hàng dẫn đến sức ép từ phía ngân hàng lên khách hàng trongquá trình vay vốn chưa đủ mạnh
- Địa bàn hoạt động của Chi nhánh có nhiều Tổng đại lý (TĐL) tại nội đô,cạnh tranh trong hoạt động bảo hiểm rất gay gắt kể cả phí cũng như các điềukiện điều khoản nên ABIC rất khó tiếp cận Bản thân TĐL cũng chỉ tác độngđến khách hàng với điều kiện ABIC phải đáp ứng được các điều kiện điều khoảncũng như tỷ lệ phí tương đương với DNBH khác dẫn đến việc triển khai kinhdoanh của ABIC Hà Nội trên địa bàn nội đô rất khó khăn
Trang 11PHẦN 2 TÌNH HÌNH KINH DOANH BẢO HIỂM TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP – CHI NHÁNH HÀ NỘI (ABIC HÀ NỘI) 2.1.Hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc tại ABIC Hà Nội
2.1.1.Hệ thống sản phẩm
Do đặc thù của ngành bảo hiểm đó là ngành dịch vụ đặc biệt, bởi vì sản phẩmcủa bảo hiểm là sản phẩm vô hình, có chu trình sản xuất ngược nghĩa là trong sảnxuất kinh doanh thông thường các doanh nghiệp phải đầu tư chi phí để thực hiệnviệc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình Ngược lại, đối với công ty bảo hiểmlại nhận phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm đóng góp trước, rồi sau đó mớithực hiện nghĩa vụ chi trả của mình khi xảy ra sự cố bảo hiểm Đặc điểm của ngườimua hàng có tâm lý chung là không muốn sử dụng sản phẩm này Chính vì vậy màcông ty luôn lấy chữ "Tín" để làm nền tảng cho sự phát triển và khâu phục vụkhách hàng sau bán hàng là quan trọng nhất, với phương châm "Phục vụ kháchhàng một cách tốt nhất để phát triển" ABIC Hà Nội đã chiếm được ưu thế trên thịtrường bảo hiểm tại thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận
Là công ty bảo hiểm trực thuộc ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực kinhdoanh bảo hiểm, ABIC Hà Nội có nhiều loại hình bảo hiểm đa dạng và phong phú.Hiện tai ABIC đang triển khai gần 100 sản phẩm bảo hiểm trên thị trường trong cáclĩnh vực Tài sản, Con người và Trách nhiệm
• Một số sản phẩm chủ yếu của công ty
- Bảo hiểm xe cơ giới: Đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc theo Nghị định103/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 của Chính phủ Bảo hiểm theo "Quy tắc bảohiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới" ban hành Thông tư số 126 /2008/TT-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ tài chính
+ Các nghiệp vụ của BHXCG
BH thiệt hại vật chất xe
BHTN lái,phụ xe và người chở trên xe
BH TNDS của chủ xe đối với hàng hóa vật chất trên xe
+ Đối tượng của BH xe cơ giới : Bản thân chiếc xe, TNDS của chủ xe, sứckhỏe tính mạng con người
+ Phạm vi bảo hiểm: Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng do xe cơ giới gây ra đối với người thứ ba; ngoài ra đối với xe kinh doanh vậnchuyển hành khách còn bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe đối với hành kháchtheo hợp đồng vận chuyển hành khách
- Các nhóm nghiệp vụ bảo hiểm con người:
+ Bảo hiểm trường hợp chết
Trang 12+ Bảo hiểm tai nạn
+ Bảo hiểm kết hợp:
Bảo hiểm kết hợp con người
Bảo hiểm toàn diện học sinh
Bảo hiểm khách du lịch
- Nhóm Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa
Áp dụng "Quy tắc bảo hiểm hàng hoá vận chuyển trong lãnh thổ Việt Namnăm 2012" ban hành trong quyết định số 892/BHQĐ/12 ngày 15/12/2012 của Tổngcông ty Bảo Hiểm Ngân hàng Nông nghiệp
Phạm vi áp dụng: Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt
và đường thuỷ thuộc lãnh thổ Việt Nam Khi có thoả thuận riêng trong hợp đồngbảo hiểm có thể vận dụng cho việc bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đi các nước lâncận và vận chuyển từ nước ngoài quá cảnh qua Việt Nam sang các nước lân cận
Số tiền bảo hiểm: là giá trị hàng hóa do người được bảo hiểm kê khai phù hợpvới giá thị trường
- Bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng - lắp đặt:
+ Bảo hiểm xây dựng - lắp đặt là loại hình bảo hiểm bắt buộc theo quy địnhcủa Nghị định 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ
+ Đối tượng bảo hiểm là tất cả các hạng mục công trình do chủ thầu tiến hànhtheo hợp đồng xây dựng - lắp đặt ký kết giữa chủ thầu và chủ đầu tư
+ Giá trị bảo hiểm là giá trị dự toán công trình theo hợp đồng xây dựng
+ Phạm vi bảo hiểm: Các rủi ro thiên tai: động đất, nủi lửa phun, sóng thần,đất đá sụt lở, lũ lụt, sét đánh, mưa, gió, bão…; Các rủi ro do con người: Trộm cắp,hành vi phá hoại, thiếu kinh nghiệm, sơ suất hay cố ý nhầm lẫn của con ngườinhưng không phải là người được bảo hiểm; Các rủi ro khác: cháy nổ và tổn thất dotiến hành các biện pháp chữa cháy…
+ Thời hạn bảo hiểm: Theo đơn tiêu chuẩn kéo dài từ khi khởi công côngtrình (hoặc cả thời gian lưu kho trước đó nhưng không quá 3 tháng ) cho đến khicông trình hoàn thành, được giao đưa vào sử dụng
Trang 132.1.2.Kết quả kinh doanh
a) Tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu phí bảo hiểm (DTBH) theo từng phòng:
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp doanh thu bảo hiểm gốc theo từng phòng giai đoạn 2014
TH 2015
So sánh TH/KH
Tăng trưởng 2015/2014
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty)
- Xếp hạng thứ tự phòng có doanh thu cao: Thứ nhất là Phòng KDKV HòaBình, thứ 2 là Phòng KDKV Kinh Bắc, thứ 3 là Phòng KDKV Thanh Xuân:Điều này thể hiện sự đóng góp to lớn của các TĐL NHNo tỉnh ngoài Hà Nội,triển khai tốt kênh phân phối Banca có BATD tạo được doanh thu ổn định và
Trang 14tăng trưởng Phognf có doanh thu thấp nhất là Kinh doanh với 2,8 tỷ.
- Xếp hạng thứ tự phòng có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch doanh thu cao:Phòng Hưng Yên có tỷ lệ hoàn thành doanh thu cao nhất với tỷ lệ 116%; phòngHòa Bình có tỷ lệ hoàn thành doanh thu cao thứ 2 với 112%; phòng có tỷ lệhoàn thành kế hoạch thấp nhất là Thanh Xuân với tỷ lệ là 74%
b) Tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu phí bảo hiểm (DTBH) theo nghiệp vụ:
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp doanh thu theo nghiệp vụ của ABIC Hà Nội giai đoạn
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty)
Năm 2015, Doanh thu phí bảo hiểm đạt 94 tỷ đồng, đạt 97% kế hoạch
Trang 15Công ty giao, tăng 10% so với thực hiện năm 2014, tương ứng với số tuyệt đối
là 8.633 triệu đồng Trong đó, nghiệp vụ tăng trưởng cao nhất là bảo hiểm tàuthuyền tăng trưởng 346% so với năm 2014, sau đó là Bảo hiểm con người ( Chủyếu là Bảo an tín dụng ) tăng trưởng 23 %
Trong năm 2015, ABIC Hà Nội thực hiện đúng theo định hướng kinhdoanh của Công ty, chú trọng tăng trưởng các sản phẩm bán lẻ: Bảo an tín dụng,
xe cơ giới Kết quả kinh doanh 2015 của ABIC Hà Nội cũng đã thể hiện rõ địnhhướng đó Trong báo cáo số liệu theo nghiệp vụ của ABIC Hà Nội, hai nghiệp
vụ tăng doanh thu cao nhất là Bảo an tín dụng (11,7 tỷ đồng), xe cơ giới ( 2,4 tỷđồng)
Ngoài việc phát triển kinh doanh bám sát định hướng của Công ty, ABIC
Hà Nội cũng không ngừng đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm cung cấp cho kháchhàng Khai thác và tái tục các nghiệp vụ bảo hiểm mới có tỷ lệ bồi thường thấpnhư: Bảo hiểm vật nuôi của khách hàng Công ty sữa TH True Milk, bảo hiểmtrách nhiệm của Công ty CP Tư Vấn thiết kế Asico Việt Nam, Công ty CP tưvấn và thiết kế xây dựng Hồng Hà
Tuy nhiên vẫn còn các nghiệp vụ có doanh thu giảm so với năm 2014 baogồm:
- Bảo hiểm tài sản kỹ thuật giảm 28,58% so với năm 2014 Các nguyênnhân dẫn đến giảm doanh thu là:
+ ABIC Hà Nội không được giao thực hiện Bảo hiểm tiền của Trung tâmdịch vụ Ngân quỹ
+ Nghiệp vụ tài sản kỹ thuật là nghiệp vụ tương đối phức tạp, gắn liền vớicông tác tái bảo hiểm Công tác tái bảo hiểm chưa đáp ứng được yêu cầu của các
bộ phận khai thác trực tiếp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến doanhthu nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật giảm sút
+ Cạnh tranh rất lớn từ các đơn vị bảo hiểm khác trên thị trường, cạnh tranh
về phí, cơ chế khiến ABIC Hà Nội mất khá nhiều dịch vụ
- Bảo hiểm hàng hóa giảm so với 2014 giảm 57,15% với lý do Công ty cổphần kho vận thương mại Devyt (khách hàng truyền thống và tiềm năng củaABIC Hà Nội, đem lại doanh thu lớn) cũng hạn chế trong việc vận chuyển hànghóa (chủ yếu là thuốc lá, rượu ngoại) do những hạn chế của chính sách xuấtnhập khẩu
2.2 Hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro
Rủi ro mang tính bất ngờ nhưng con người có thể làm giảm tần suất xuấthiện của nó, nhất là rủi ro mang tính tất yếu Rủi ro, tai nạn xảy ra nằm ngoài ýmuốn của con người, nên công tác đề phòng và hạn chế tổn thất nhằm mang lại
Trang 16lợi ích cho khách hàng, công ty và toàn xã hội Chương trình ngăn ngừa tổn thấttìm cách giảm bớt số lượng các tổn thất xảy ra hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn Ởđây, chuỗi rủi ro là rất quan trọng và các hoạt động ngăn ngừa rủi ro tìm cáchcan thiệp vào ba mắt xích đầu tiên của chuỗi: Sự nguy hiểm môi trường rủi ro,
sự tương tác mối nguy hiểm, môi trường Điều đó có nghĩa là các hoạt độngngăn ngừa rủi ro tập trung vào:
- Thay thế mối hiểm hoạ
- Thay thế hoặc sửa đổi môi trường nơi mối nguy hiểm tồn tại
- Can thiệp vào quy trình tác động lẫn nhau giữa sự nguy hiểm và môitrường
Đó là các biện pháp nhằm ngăn ngừa, đề phòng trước khi xảy ra tổn thất,còn khi tổn thất xảy ra chúng ta phải áp dụng các biện pháp giảm thiểu tổn thất
Trong bảo hiểm xe cơ giới, đề phòng và hạn chế tổn thất đòi hỏi cả nhà bảohiểm và người tham gia bảo hiểm cùng thực hiện Đối với nhà bảo hiểm, chi phícho hoạt động bồi thường hoặc chi trả tổn thất là hoạt động chi lớn nhất và quantrọng nhất, để giảm chi phí này và các chi phí liên quan, công ty bảo hiểmthường đưa ra một số biện pháp nhằm đề phòng tổn thất xảy ra như:
+ Đầu tư xây dựng hệ thống đèn tín hiệu, biển báo, biển chỉ dẫn đối vớinhững khu vực thường xuyên xảy ra tai nạn
+ Hướng dẫn khách hàng tham gia bảo hiểm thực hiện một số biện pháp antoàn khi tham gia điều khiển phương tiện
+ Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ, xây cầu, hầm đườngbộ…
Với khách hàng tham gia giao thông thì việc chấp hành luật an toàn giaothông là vô cùng quan trọng, khi có tổn thất xảy ra thì không những giá trị về vậtchất bị suy giảm mà những tổn thất về tinh thần là vô cùng lớn, không gì có thể
bù đắp được
Khi trường hợp không mong muốn xảy ra, người bị tai nạn cùng công tybảo hiểm cần nỗ lực đưa ra các biện pháp xử lý để hậu quả của nó được hạn chếđến mức thấp nhất như: nhanh chóng đưa người bị nạn đi cấp cứu, phương tiệngiao thông bị hỏng cần được vận chuyển đúng cách đến nơi sửa chữa, phục hổi.Những hoạt động này được quy định hết sức cụ thể trong các chính sách đềphòng và hạn chế tổn thất của công ty
Trang 17Bảng 2.3 Số liệu về Chi đề phòng hạn chế tổn thất các năm từ 2013-2015
315
82
45
758270
300
90
98
905355
320
120
110
Nhìn vào bảng số liệu chi ĐPHC tổn thất ta có thể thấy được qua từng năm
sô tiền chi cho đề phòng hạn chế tổn thất có tăng nhưng không đáng kể.Năm
2014 tăng hơn so với năm 2013 số tiền 96 triệu,tăng gấp 1.14 lần Năm 2015tăng hơn so với năm 2014 số tiền là 147 triệu, tăng gấp 1.19 lần.Trong các nộidung công việc chi cho đề phòng hạn chế tổn thất thì số tiền chi cho in ấn tờ rơituyên truyền đề phòng hạn chế tổn thất chiểm phần trăm cao nhất.Năm 2013 tiềnchi in ấn tờ rơi chiếm 47.8%, năm 2014 chiếm 39.58%, năm 2015 chiếm35.36%.Tiếp theo chi cao thứ 2 dành cho mua thiết bị PCCC trang bị cho kháchhàng.Sau đó là chi trang bị tủ thuốc vật tư y tế cho trường học và chi cho tổ chứctập huấn về an toàn lao động là cuối cùng
2.3 Hoạt động giám định và bồi thường
2.3.1.Hoạt động giám định
Trang 182.3.1.1.Quy trình giám định
Giám định là khâu có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động bảo hiểm, giámđịnh nhằm xác định nguyên nhân, mức độ thiệt hại thực tế của tổn thất từ đóxem tổn thất có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không? Nếu giám định chính xác,nhanh chóng thì kết quả bồi thường sẽ chính xác, tránh tình trạng trục lợi bảohiểm
Ngay sau khi được thông bảo về tình hình tổn thất của người tham gia bảohiểm, Công ty phải cử ngay nhân viên hoặc người được uỷ quyền đi giám địnhtổn thất, xác định nguyên nhân tổn thất có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không.Sau đó tính toán mức tổn thất, giá trị tận thu và lập biên bản giám định với sựchứng kiến của các bên liên quan
Nội dung công tác giám định tổn thất:
+ Thông báo tai nạn: Cũng như các loại đơn bảo hiểm khác, nhà bảo hiểmyêu cầu chủ xe ( lái xe) ki xe bị tại nạn phải tìm mọi cách cứu chữa, hạn chế tổnthất, đồng thời nhanh chóng thông báo cho cảnh sát giao thông và cho công tybảo hiểm biết Chủ xe không được phép di chuyển, tháo dỡ hoặc sửa chữa xe khichưa có ý kiến của công ty bảo hiểm, trừ trường hợp phải thi hành chỉ thị của cơquan có thầm quyền
+ Giám định tổn thất: Thông thường đối với bảo hiểm vật chất xe cơ giới,việc giám định tổn thất được công ty bảo hiểm tiến hành với sự có mặt của chủ
xe, lái xe hoặc người đại diện hợp pháp nhằm xác định nguyên nhân và mức độthiệt hại Chỉ trong trường hợp hai bên không đi đến thống nhất thì lúc này mớichỉ định giám định viên độc lập Khi xác định được rủi ro xảy ra thuộc phạm vibảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiến hành các bước giám định như sau:
- Chuẩn bị giám định: trước khi tiến hành giám định phải chuẩn bị đầy đủcác loại giấy tờ có liên quan như: Đơn bảo hiểm hoặc giấy yêu cầu bảo hiểm,bảng kê chi tiết các loại tài sản được bảo hiểm, giấy ra viện, các hóa đơn chứng
từ, hóa đơn sửa chữa, thay thế… Ngoài ra còn phải chuẩn bị hiện trường giámđịnh nếu cần, tổ chức mời các bên liên quan tham gia chứng kiến trong quá trìnhtiến hành giám định như cơ quan công an, chính quyền địa phương, y bác sĩ, cácchuyên gia…
- Tiến hành giám định: Công tác giám định phải được tiến hành khẩntrương và ý kiến của giám định viên đưa ra phải chính xác, hợp lý và nhất quán.Trong quá trình giám định phải tập trung vào một số công việc như: Kiểm trađối tượng giám định, phân loại tổn thất, xác định mức độ tổn thất, mức độ lỗicủa các bên…
- Lập biên bản giám định: đây sẽ là tài liệu ghi nhận kết quả của quá trình
Trang 19làm giám định và là cơ sở chủ yếu để xét duyệt bồi thường hoặc chi trả bảo hiểm
và khiếu nại người thứ ba ( nếu có) Nội dung của biên bản cần đảm bảo tínhtrung thực, chính xác, rõ ràng, cụ thể Các số liệu phải phù hợp với thực tế vàkhông có mâu thuẫn với các giấy tờ khác có liên quan…