Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Tình hình kinh doanh bảo hiểm tại Công ty bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp – Chi nhánh Hà Nội. (Trang 30 - 36)

3.2.1. Nhóm các giải pháp chính

- Duy trì, củng cố mối quan hệ giữa ABIC và hệ thống TĐL NHNo, Các phòng KDKV bám sát địa bàn được giao, thực hiện tốt chế độ thông tin 2 chiều. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng đại lý đặc biệt là các đại lý có doanh thu bảo an tín dụng bằng các chương trình thi đua khai thác bảo hiểm ( Ngoài chương trình chung của Công ty).

- Lập thêm các điểm phục vụ khách hàng ngay tại NHNo với mục tiêu phục vụ nhanh nhất và tốt nhất cho khách hàng của NHNo cũng như là quảng bá hình ảnh của ABIC. Phân công và kiểm soát chặt chẽ việc triển khai bố trí cán bộ trực thường xuyên tại TĐL nhằm nâng cao hơn nữa sự gần gũi, hiểu biết giữa ABIC và CB TĐL.

- Tăng cường công tác thông tin truyền thông, tiếp thị, ngoài các chương trình của Công ty, ABIC Hà Nội cũng sẽ thực hiện một số chương trình truyền thông, tiếp thị nhằm tri ân khách hàng, tri ân Ngân hàng, nâng cao hình ảnh cũng như uy tín của ABIC.

thường. Đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ về quản lý sử dụng hóa đơn ấn chỉ. Phòng Quản lý nghiệp vụ chịu trách nhiệm vụ rà soát các quy trình, quy định của Công ty, trên cơ sở đó có công văn hướng dẫn chi tiết cho các Phòng nghiệp vụ thực hiện đảm bảo đúng qui trình, qui định của Công ty.

- Tiếp tục tổ chức các chương trình thi đua khai thác bảo hiểm dành cho cán bộ trong Chi nhánh với mục đích: Tăng doanh thu, thông qua đó giúp cán bộ tự bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, đồng thời tạo không khí thi đua sôi nổi trong Chi nhánh.

- Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, nâng cao nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc.

- Nâng cao chất lượng của Công tác giám định bồi thường, đặc biệt là rút ngắn thời gian bồi thường.

- Thực hiện công tác thi đua khen thưởng nhằm tôn vinh tập thể Phòng, các cá nhân có tâm huyết, đạo đức nghề nghiệp, bằng các hình thức về vật chất và tinh thần, phấn đấu xây dựng ABIC Hà Nội thành một tập thể vững mạnh, đoàn kết.

- Phối hợp cùng các TĐL NHNo tại địa bàn phát động các phong trào thi đua nhằm hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh được giao; đồng thời có cơ chế động viên khuyến khích các đại lý viên trong phối hợp triển khai cung cấp các sản phẩm bảo hiểm của ABIC.

3.2.2. Các giải pháp cụ thể

3.2.2.1 Phát triển mô hình kênh phân phối Bancassurance:

- Triển khai kênh phân phối Banca với sản phẩm BATD, và các sản phẩm bảo hiểm phù hợp tới tất cả các Tổng đại lý NHNo trên địa bàn; kể cả các TĐL trên địa bàn nội đô áp dụng đến đối tượng khách hàng vay vốn tiêu dùng, mở thẻ thấu chi, hộ gia đình vay vốn kinh doanh nhỏ, …

- Sắp xếp và bố trí lại một cách hợp lý địa bàn quản lý các Tổng đại lý NHNo cho các phòng kinh doanh trực tiếp nhằm đảm bảo sự công bằng nhất có thể trong việc phân phối nguồn lực tiềm năng từ hệ thống NHNo, phối hợp chặt chẽ với các Phòng chức năng của NHNo thường xuyên trao đổi thông tin, tận dụng tối đa thế mạnh mối quan hệ khách hàng của NHNo để khai thác các dịch vụ bảo hiểm cũng như công tác phục vụ sau bán hàng.

- Tăng cường công tác đào tạo tại chỗ cho đội ngũ Cán bộ CNV Chi nhánh và các đại lý viên.

3.2.2.2. Quản lý nghiệp vụ bảo hiểm

- Tuân thủ đúng quy trình, quy định Công ty về khai thác, đánh giá rủi ro trước

khi cấp đơn để biết được mức độ rủi ro của tài sản trước khi tham gia bảo hiểm, hạn chế trục lợi; hạn chế cấp đơn bảo hiểm cho những dịch vụ có rủi ro cao, khả năng kiểm soát thấp.

- Thường xuyên tự đào tạo, cử cán bộ đi đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng được nhu cầu công việc, đặc biệt là các nghiệp vụ bảo hiểm phức tạp, đòi hỏi tính chính xác cao từ việc đánh giá rủi ro, cấp đơn bảo hiểm như là Tài sản kỹ

thuật, hàng hóa…

3.2.2.3. Về công tác giám định bồi thường

- Tăng cường hợp tác với các Bệnh viện lớn tuyến TW và các bệnh viện tuyến tỉnh trong việc tra soát hồ sơ bệnh án của Khách hàng tham gia bảo hiểm BATD khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ Giám định viên và Giám định viên kiêm nhiệm, tăng cường công tác đào tạo và tự đào tạo.

- Chú trọng công tác đấu tranh phòng chống trục lợi bảo hiểm.

3.2.2.4. Thực hiện nghiêm túc các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất

Đề phòng hạn chế tổn thất được thực hiện trước và trong khi rủi ro, biến cố xảy ra. Công tác này được thực hiện từ hai phía là nhà bảo hiểm và khách hàng tham gia bảo hiểm nhằm hạn chế đến mức tối thiểu những thiệt hại mà rủi ro gây ra bao gồm tổn thất thực tế và các chi phí liên quan trong quá trình giám định. Khi công tác này được thực hiện tốt giúp cho khách hàng và công ty giảm đi một khoản chi phí, đồng thời góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Để làm được điều đó, công ty phải xây dựng các kế hoạch cụ thể nhằm cung cấp cho cán bộ và khách hàng của mình các kiến thức cơ bản nhất để giảm mức độ nghiêm trọng của rủi ro và giảm tần xuất xảy ra rủi ro; khi rủi ro đã xảy ra thì cần có các biện pháp thực hiện tức thời và đúng quy định để thiệt hại mà nó gây ra là nhỏ nhất…

3.2.2.5. Phát động các phòng trào thi đua trong nội bộ Chi nhánh cũng như với hệ thống các TĐL được giao đầu mối phối hợp nhằm hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh được giao;

Đây được coi là một trong những công việc trọng tâm trong xây dựng, củng cố phát triển mối quan hệ phối hợp hợp tác giữa ABIC và TĐL Ngân hàng nông nghiệp. Theo đó, trong năm 2016 tùy từng thời kỳ cần khuyến khích, động viên, Chi nhánh sẽ phối hợp với các TĐL xây dựng các chương trình thi đua ngắn ngày nhằm: Tăng trưởng, hoàn thành chỉ tiêu doanh thu từng thời điểm; nâng cao chất lượng ghi chép thông tin khách hàng theo đúng quy định.

3.3.Kiến nghị,đề xuất

3.3.1. Đối với Tổng công ty ABIC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để công ty phát triển xứng đáng với tiềm năng của mình, qua phân tích những thuận lợi, khó khăn, những ưu điểm, nhược điểm ở trên em xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

Một là: Công ty nên áp dụng hình thức phân phối sản phẩm mới ngoài kênh phân phối truyền thống như thông qua ngân hàng, thẻ tín dụng…

Hai là: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên, đại lý trong công ty cả về trình độ và tính chuyên nghiệp trong khâu khai thác, chăm sóc

khách hàng, giám định và bồi thường tổn thất… bằng các việc làm cụ thể như: Nâng cao chất lượng cán bộ đầu vào với những yêu cầu cao hơn về mặt kỹ năng, nghiệp vụ; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ, công nhân viên và các đại lý, riêng về khâu quản lý các đại lý phải chặt chẽ hơn, nghiêm túc hơn tránh tình trạng một số đại lý thờ ơ với khách hàng sau khi ký kết được hợp đồng bảo hiểm thì không quan tâm tới khách hàng.

Ba là: Xử lý nghiêm minh những vụ việc gây ảnh hưởng đến doanh thu, uy tín của công ty và quyền lợi của khách hàng, trường hợp nghiêm trọng có thể xem xét đưa ra pháp luật giải quyết như hiện tượng trục lợi bảo hiểm…

Bốn là: Đẩy mạnh công tác triển khai các sản phẩm bảo hiểm, hướng sẩn phẩm đến những đối tượng khách hàng tiềm năng nhằm nâng cao thị phần của công ty trên thị trường bảo hiểm.

Năm là: Ngoài những sản phẩm bảo hiểm đang có doanh thu tốt trong công ty thì trong thời gian tới công ty cũng cần chú trọng tới những sản phẩm có doanh thu kém hơn để tìm ra giải pháp thích hợp như bổ sung những điểm cần thiết, sửa đổi những điều khoản phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Sáu là: Các văn phòng đại diện của công ty ngoài việc kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm chung của công ty nên được giao nhiệm vụ về một nghiệp vụ cụ thể như vậy mới tập trung nguồn lực vào phát triển nghiệp vụ được tốt hơn, đồng thời tìm ra những giải pháp phù hợp, những điểm cần thiết để phát triển nghiệp vụ đó dẫn đến hiệu quả sẽ cao hơn.

3.3.2. Đối với nhà nước

Chính sách vĩ mô của nền kinh tế có tác động rất lớn thị trường bảo hiểm và hoạt động của các công ty bảo hiểm chính vì vậy mà trước những biến động của nền kinh tế thế giới và trong nước đòi hỏi các nhà hoạch định kinh tế phải có những chính sáh phù hợp để ổn định nền kinh tế, tránh lạm phát, đưa ra các gói kích cầu phù hợp để ổn định và tăng trưởng kinh tế.

Hệ thống pháp luật và các chính sách của nhà nước có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm đặc biệt là pháp luật về kinh doanh bảo hiểm chính vì vậy cần hoàn thiện hơn nữa thể chế chính sách của nhà nước về kinh doanh bảo hiểm, bổ sung những điều luật nhằm xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm như trục lợi bảo hiểm. Đồng thời cũng tạo môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh hơn cho các công ty bảo hiểm.

3.3.3.Đối với Hiệp hôi Bảo Hiểm Việt Nam

Hiệp Hội BH Việt Nam cần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền về Bảo Hiểm nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về ý nghĩa, tác dụng,vai trò và ý nghĩa của bảo hiểm,các sản phẩm của bảo hiểm

Tổ chức hội thảo,khảo sát thực tế,tổng hợp ý kiến phân tích kiến nghị của các Doanh nghiệp Bảo Hiểm vào nhiều văn bản pháp quy.Hiệp hội cần đưa các kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước giải quyết những vấn đề liên quan đến thị trường Bảo Hiểm.

Đưa ra những khung hình phạt hành chính trong trường hợp cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hưởng đến khách hàng, nghiêm trọng hơn có thể tịch thu giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp…

KẾT LUẬN

Qua bản báo cáo tổng hợp chúng ta có thể thấy được tình hình chung của công ty. Trải qua gần 10 năm hoạt động và trưởng thành, công ty đã ngày càng lớn mạnh. Điều đó không chỉ thể hiện ở mặt quy mô của công ty mà còn thể hiện đó là công ty kinh doanh trong những năm gần đây đều có lợi nhuận, tình hình tài chính ổn định, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. Mặt khác, công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề và có năng lực chuyên môn, hầu hết đã qua các trường đào tạo.

Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được đó, công ty vẫn còn những mặt hạn chế. Thành phố Hà Nội là địa bàn tiềm năng để khai thác bảo hiểm, xong công ty vẫn chưa thực sự nắm bắt được thị trường nên hiệu quả khai thác bảo hiểm còn kém chưa xứng với tiềm năng. Do đó trong những năm tới công ty cần có thêm chính sách để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Tuy nhiên, do những hạn chế về hiểu biết của cá nhân và khả năng có hạn nên bản chuyên đề của tôi còn rất nhiều thiếu sót. Những giải pháp nêu lên mới chỉ dừng lại ở những gợi ý chung, để thực hiện chúng cần phải có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu kỹ hơn để xây dựng thành chương trình hành động cụ thể phù hợp yêu cầu thực tiễn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn: Thạc sỹ. Đào Thị Hồng Chuyên đã giúp em hoàn thành Báo cáo này.

Em xin chân thành cảm ơn!

1. Hồ sơ năng lực (phần I) – công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp

2. Website hiệp hội bảo hiểm Việt Nam : http://avi.org.vn/

3. Website công ty CP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp :

Một phần của tài liệu Tình hình kinh doanh bảo hiểm tại Công ty bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp – Chi nhánh Hà Nội. (Trang 30 - 36)