GA Vâtly11Cb(rất hay)

72 326 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
GA  Vâtly11Cb(rất hay)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I ĐIỆN HỌC, ĐIỆN TỪ HỌC Chương I ĐIỆN TÍCH, ĐIỆN TRƯỜNG Tiết 1: ĐIỆN TÍCH, ĐIỆN LUẬT CU-LÔNG I- MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được khái niệm điện tích điểm, đặc điểm tương tác giữa các điện tích, nội dung định luật Cu-lông, ý nghĩa của hằng số điện môi. - Lấy được ví dụ về tương tác giữa các vật được coi là chất điểm. - Biết về cấu tạo và hoạt động cân xoắn. 2. Kỹ năng - Xác định phương chiều của lực Cu-lông tương tác giữa các điện tích điểm. - Giải bài toán ứng tương tác tĩnh điện. - Làm vật nhiễm điện do cọ xát. II- CHUẨN BỊ 1. Giáo viên a) Xem SGK Vật lý 7 và 9 để biết học sinh đã học gì ở THCS. b) Chuẩn bị câu hỏi hoặc phiếu câu hỏi sau đây: * Phiếu học tập 1 (PC1) - Nêu ví dụ về cách nhiễm điện cho vật. - Biểu hiện của vật bị nhiễm điện. TL1: - Cọ xát thước nhựa lên tóc, thước nhựa có thể hút được các mẫu giấy nhỏ. - Biểu hiện của vật bị nhiễm điện là có khả năng hút được các vật nhẹ… * Phiếu học tập 2 (PC2) - Điện tích điểm là gì? - Trong điều kiện nào thì vật được coi là điện tích điểm? TL2: - Điện tích điểm là điện tích được coi như tập trung tại một điểm. - Nếu kích thước của vật nhiễm điện rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét thì vật được coi là điện tích điểm. * Phiếu học tập 3 (PC3) - Có mấy loại điện tích? - Nêu đặc điểm về hướng của lực tương tác giữa các điện tích. 1 TL3: - Có hai loại điện tích là: điện tích dương và điện tích âm. - Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, các điện tích khác loại thì hút nhau. * Phiếu học tập 4 (PC4) - Xác định phương chiều của lực tác dụng lên các điện tích trong các trường hợp. . Hai điện tích dương đặt gần nhau . Hai điện tích trái dấu đặt gần nhau . Hai điện tích âm đặt gần nhau - Nêu đặc điểm độ lớn lực tương tác giữa 2 điện tích điểm? - Biểu thức của định luật Cu-lông và ý nghĩa của các đại lượng? TL4: - Đặc điểm độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm là: tỉ lệ với tích độ lớn hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. - Biểu thức định luật Cu-lông: (Công thức)……………. Nội dung ghi bảng: Điện tích. Định luật Cu-lông I. Tương tác giữa hai điện tích điểm 1. Nhận xét… 2. Kết luận… II. Định luật Cu-lông 1. Đặc điểm của lực tương tác: Độ lớn và hướng? 2. Định luật… 3. Biểu thức… 4. Điện môi… 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học về điện tích ở THCS. III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1 (… phút): Ôn tập kiến thức về điện tích. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời câu hỏi PC1. - Đọc SGK mục I.2, tìm hiểu và trả lời câu hỏi PC2, PC3. - Trả lời C1. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Nêu câu hỏi PC1. - Cho học sinh đọc SGK, nêu câu hỏi PC2, PC3. - Gợi ý học sinh trả lời. - Nêu câu hỏi C1. - Gợi ý trả lời, khẳng định các ý cơ bản của mục I. 2 Hoạt động 2 (… phút): Nghiên cứu về tương tác giữa hai điện tích điểm. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Xác định phương chiều của lực Cu- lông, thực hiện theo PC4. - Đọc SGK, tìm hiểu trả lời câu hỏi ý 2,3 PC4 về đặc điểm độ lớn của lực Cu-lông. - Trả lời câu hỏi C2. - Đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi về điện môi và hằng số điện môi. - Trả lời câu hỏi C3. - Giao nhiệm vụ cho học sinh theo PC4. - Theo dõi, nhận xét HS vẽ hình. - Nêu câu hỏi ý 2,3 phiếu PC4. - Nêu câu hỏi C2. - Nêu câu hỏi PC5, gợi ý trả lời. - Nêu câu hỏi C3. - Nhận xét, đánh giá các câu trả lời của học sinh. Hoạt động 3 (… phút): Vận dụng, củng cố. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Thảo luận, trả lời câu hỏi theo phiếu PC6. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Ghi nhận: Định luật Cu-lông, biểu thức và đơn vị các đại lượng trong biểu thức. - Cho hocj sinh thảo luận theo PC6. - Nhận xét, đánh giá, nhấn mạnh kiến thức trong bài. Hoạt động 4 (… phút): Giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Ghi bài tập về nhà. - Ghi bài tập làm thêm. - Ghi chuẩn bị cho bài sau. - Cho bài tập trong SGK: bài tập 5 đến 8 (trang 10). - Bài thêm: Phiếu PC7. - Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau. IV- RÚT KINH NGHIỆM Tiết 2: THUYẾT ÊLECTRON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH I- MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được nội dung thuyết êlectron, nội dung định luật bảo toàn điện tích. - Lấy được ví dụ về các cách nhiễm điện. - Biết cách làm nhiễm điện các vật. 3 2. Kỹ năng - Vận dụng thuyết eelectron giải thích được các hiện tượng nhiễm điện. - Giải bài toán ứng tương tác tĩnh điện. II- CHUẨN BỊ 1. Giáo viên a) Xem SGK Vật lý 7 để biết học sinh đã học gì ở THCS. b) Chuẩn bị phiếu: * Phiếu học tập 1 (PC1) - Nêu cấu tạo nguyên tử về phương diện điện? - Đặc điểm của êlectron, prôton và nơtron? TL1: - Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện: + Gồm hạt nhân mang điện dương ở trung tâm. + Các eelectron mang điện âm chuyển động xung quanh. + Hạt nhân có cấu tạo từ 2 loại hạt là prôton mang điện dương và nơtron không mang điện. - Đặc điểm của eelectron và prôton + Êlectron: m e = 9,1.10 -31 kg; điện tích – 1,6.10 -19 C. + Prôton: m p = 1,67.10 -27 kg; điện tích + 1,6.10 -19 C. - Trong nguyên tử số prôton bằng số eelectron, nguyên tử trung hòa về điện. * Phiếu học tập 2 (PC2) - Điện tích nguyên tố là gì? - Thế nào là ion dương, ion âm? TL2: Điện tích của êlectron và prôton gọi là điện tích nguyên tố. - Về ion dương và ion âm. + Nếu nguyên tử bị mất đi êlectron, nó trở thành hạt mang điện âm, gọi là ion dương. + Nếu nguyên tử nhận thêm êlectron, nó trở thành hạt mang điện âm, gọi là ion âm. * Phiếu học tập 3 (PC3) - Nếu nguyên tử Fe thiếu 3 êlectron nó mang điện lượng là bao nhiêu? - Nguyên tử C nếu mất đi 1 êlectron sẽ trở thành ion âm hay ion dương? - Ion Al 3+ nếu nhận thêm 4 êlectron thì trở thành ion dương hay âm? 4 TL3: - là; + 3.1,6.10 -19 C. - ion dương. - ion âm. * Phiếu học tập 4 (PC4) - Thế nào là chất dẫn điện? Thế nào là chất cách điện? - Ở lớp 7 đã học thế nào là chất dẫn điện? Thế nào là chất cách điện? So với định nghĩa ở lớp 10 các định nghĩa có bản chất khác nhau không? - Lấy ví dụ về chất dẫn điện và chất cách điện. TL4: - Về chất dẫn điện và chất cách điện: + Chất dẫn điện là chất có chứa các điện tích tự do. + Chất cách điện là chất không chứa điện tích tự do. - Ở lớp 7: + Chất dẫn điện là chất cho dòng điện chạy qua. + Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua. Định nghĩa ở lớp 10 đã nêu được bản chất hiện tượng. - Ví dụ: Học sinh tự lấy. Nội dung ghi bảng: Thuyết êlectron. Định luật bảo toàn điện tích I. Thuyết êlectron 1. Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố… 2. Thuyết êlectron… II. Giải thích một vài hiện tượng điện 1. Vật (chất) dẫn điện và vật (chất) cách điện… 2. Sự nhiễm điện do tiếp xúc… 3. Hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng… III. Định luật bảo toàn điện tích 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học về điện tích ở THCS. III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1 (… phút): Kiểm tra bài cũ. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời miệng hoặc bằng phiếu. - Dùng PC2 – 7 bài 1 để kiểm tra 5 Hoạt động 2 (… phút): Tìm hiểu nội dung thuyết êlectron. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK mục I.1, tìm hiểu và trả lời câu hỏi PC1; PC2. - Trả lời PC3. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Trả lời C1. - Cho học sinh đọc SGK, nêu câu hỏi PC1; PC2. - Gợi ý học sinh trả lời. - Nêu câu hỏi PC3. - Gợi ý trả lời, khẳng định các ý cơ bản của mục I. - Nêu câu hỏi C1. Hoạt động 3 (… phút): Giải thích một vài hiện tượng điện. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời các câu hỏi PC4. - Trả lời C2. - Trả lời các câu hỏi PC5. - Thảo luận nhóm trả lời PC5. - Trả lời C3; 4;5. - Nêu câu hỏi trong phiếu PC4. - Nêu câu hỏi C2. - Nêu câu hỏi PC5. - Hướng dẫn trả lời PC5. - Nêu câu hỏi C3;4;5. Hoạt động 4 (… phút): Tìm hiểu nội dung định luật bảo toàn điện tích. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời các câu hỏi PC6. - Nêu câu hỏi PC6. - Hướng dẫn trả lời ý 2 PC6. Hoạt động 5 (… phút): Vận dụng, củng cố. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Thảo luận trả lời câu hỏi theo phiếu một phần PC7. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Cho học sinh thảo luận theo PC7. - Nhận xét, đánh giá nhấn mạnh kiến thức trong bài. Hoạt động 6 (… phút): Giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Ghi bài tập về nhà. - Ghi bài tập làm thêm. - Ghi chuẩn bị cho bài sau. - Cho bài tập trong SGK: bài tập 5 đến 7 (trang 14) - Bài thêm: Một phần phiếu PC7. - Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau. IV- RÚT KINH NGHIỆM 6 Tiết 3: BÀI TẬP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Giúp cho học sinh làm một số bài tập về định luật Cu-lông. Vận dụng thuyết êlectron để giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên. II- CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Các bài tập áp dụng định luật Cu-lông. - Mức độ: dễ, khó, trung bình - các bài tập mới. 2. Học sinh: - Học thuộc bài cũ. - Làm các bài tập thầy giáo ……… các tiết trước. III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1 (… phút): Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Báo cáo sĩ số. - Làm bài kiểm tra - Kiểm tra sĩ số. - Ra câu hỏi kiểm tra bài cũ thời gian 15 phút. Đây là bài kiểm tra chất lượng đầu năm. Hoạt động 2 (… phút): Làm bài tập số 1. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Tóm tắt đề: r: không đổi - Lên bảng giải bài tập. - Sử dụng công thức định luật Cu-lông, so sánh - Nhận xét bài làm của bạn. - Nghe thầy giáo nhận xét. - Đọc đề: cho 2 điện tích q 1 , q 2 đặt cách nhau một khoảng r trong chân không. Tăng q 1 lên 2 lần và giảm q 2 đi 3 lần thì lực tương tác giữa chúng thay đổi thế nào? - Gợi ý HS tóm tắt đề. - Gợi ý 1 HS lên bảng giải bài tập. - Nhận xét bài làm của HS cho điểm. Hoạt động 3 (… phút): Giải bài tập số 2. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Tóm tắt đề lên bảng. - Áp dụng định luật Cu-lông. - Chú ý đổi đơn vị đo. - Nhận xét bài làm của bạn. - Nghe thầy nhận xét. - Cho 2 điện tích có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 2 (cu) trong môi trường có hằng số điện môi là 2, lực tương tác giữa chúng là 10 (N) q 1 , q 2 . - Gợi ý HS tóm tắt đề, sau đó lên bảng giải bài tập. - Nhận xét bài làm của HS, cho điểm. 7 Hoạt động 4 (… phút): Giải bài tập số 3. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Nhận phiếu câu hỏi của thầy. - Trả lời (có thể hoạt động theo nhóm). - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Đây là một dạng bài tập về TNKQ. - Sử dụng phiếu câu hỏi (2 phiếu). - Gợi ý HS chọn câu trả lời đúng. - Nhận xét và cho điểm. Hai phiếu như sau: Phiếu 1: Vật A nhiễm điện dương, đưa lại gần vật B trung hòa đặt cô lập thì vật B bị nhiễm điện là do: A. Điện tích vật B tăng lên. B. Điện tích vật B giảm. C. Điện tích vật B được phân bố lại. D. Điện tích vật A truyền sang B. Đáp án: C Phiếu 2: Vật A trung hòa điện, tiếp xúc với vật B đang nhiễm điện dương thì vật A cũng nhiễm điện dương là vì: A. Điện tích dương từ B di chuyển sang A. B. Điện tích âm từ A di chuyển sang B. C. Êlectron từ A sang B. D. Êlectron từ B sang A. Đáp án: C Hoạt động 5 (… phút): Củng cố, dặn dò. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Nghe thầy giáo nhận xét. - Nhận xét giờ dạy. - Ra thêm một số bài tập mới. IV- RÚT KINH NGHIỆM Tiết 4-5: ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN I- MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được khái niệm điện trường, điện trường đều. - Phát biểu được định nghĩa của cường độ điện trường và nêu được đặc điểm của vectơ cường độ điện trường. - Biết cách tổng hợp các vectơ cường độ điện trường thành phần tại mỗi điểm. - Nêu được khái niệm đường sức điện và các đặc điểm của đường sức điện. 8 2. Kỹ năng - Xác định phương chiều của vectơ cường độ điện trường tại mỗi điểm do điện tích điểm gây ra. - Vận dụng quy luật tắc hình bình hành xác định hướng của vectơ cường độ điện trường tổng hợp. - Giải các bài tập về điện trường. II- CHUẨN BỊ 1. Giáo viên a) Chuẩn bị hình vẽ 3.6 đến 3.9 trang 19 SGK. b) Thước kẻ, phấn màu. c) Chuẩn bị phiếu: * Phiếu học tập 1 (PC1) - Điện trường là gì? - Làm thế nào để nhận biết được điện trường? TL1: - Điện trường là môi trường (dạng vật chất) bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó. - Đặt điện tích thử nằm trong không gian, nếu nó chịu lực điện tác dụng thì điểm đó có điện trường. * Phiếu học tập 2 (PC2) - Cường độ điện trường là gì? - Nêu đặc điểm của vectơ cường độ điện trường (điểm đặt, phương, chiều, độ lớn). TL2: - Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho tác dụng của lực điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của lực điện tác dụng F tác dụng lên một điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q. - Đặc điểm của vectơ cường độ điện trường + Điểm đặt: tại điểm đang xét. + Phương chiều: cùng phương chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương đặt tại điểm đang xét. + Độ lớn: E = F/q. (q dương). * Phiếu học tập 3 (PC3) - Phát biểu nội dung nguyên lý chồng chất điện trường. TL3: - Điện trường tại một điểm bằng tổng các vectơ cường độ điện trường tại điểm đó. 9 * Phiếu học tập 4 (PC4) - Đường sức là gì? - Nêu các đặc điểm của đường sức. TL4: - Đường sức điện là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó. - Các đặc điểm của đường sức + Qua mỗi điểm trong điện trường chỉ vẽ được một đường sức và chỉ một mà thôi. + Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của cường độ điện trường tại điểm đó. + Đường sức điện trường tĩnh là những đường không khép kín. + Quy ước: Vẽ số đường sức tỉ lệ với cường độ điện trường tại diểm đó. Nội dung ghi bảng: Điện trường và cường độ điện trường Đường sức điện. I. Điện trường 1. Môi trường truyền tương tác điện… 2. Điện trường… II. Cường độ điện trường 1. Khái niệm cường độ điện trường… 2. Định nghĩa… 3. Vectơ điện trường… 4. Đơn vị đo cường độ điện trường… 5. Cường độ điện trường của điện tích điểm… 6. Nguyên lý chồng chất điện trường… III. Đướng sức điện 1. Chụp ảnh các đường sức điện… 2. Định nghĩa… 3. Hình dạng đường sức của một số điện trường… 4. Các đặc điểm của đường sức điện… 5. Điện trường đều… 2. Học sinh: - Chuẩn bị bài trước ở nhà. 10

Ngày đăng: 16/07/2013, 01:25

Hình ảnh liên quan

Nội dung ghi bảng: - GA  Vâtly11Cb(rất hay)

i.

dung ghi bảng: Xem tại trang 2 của tài liệu.
Nội dung ghi bảng: - GA  Vâtly11Cb(rất hay)

i.

dung ghi bảng: Xem tại trang 10 của tài liệu.
- Lên bảng giải bài tập. - GA  Vâtly11Cb(rất hay)

n.

bảng giải bài tập Xem tại trang 13 của tài liệu.
Nội dung ghi bảng: - GA  Vâtly11Cb(rất hay)

i.

dung ghi bảng: Xem tại trang 18 của tài liệu.
Nội dung ghi bảng: - GA  Vâtly11Cb(rất hay)

i.

dung ghi bảng: Xem tại trang 20 của tài liệu.
Nội dung ghi bảng: - GA  Vâtly11Cb(rất hay)

i.

dung ghi bảng: Xem tại trang 29 của tài liệu.
Nội dung ghi bảng: - GA  Vâtly11Cb(rất hay)

i.

dung ghi bảng: Xem tại trang 41 của tài liệu.
- Lên bảng giải bài tập. - GA  Vâtly11Cb(rất hay)

n.

bảng giải bài tập Xem tại trang 46 của tài liệu.
- Gọi 1 HS lên bảng giải. - Nhận xét, cho điểm. - GA  Vâtly11Cb(rất hay)

i.

1 HS lên bảng giải. - Nhận xét, cho điểm Xem tại trang 56 của tài liệu.
A. thẳng C. hình sin. - GA  Vâtly11Cb(rất hay)

th.

ẳng C. hình sin Xem tại trang 63 của tài liệu.
Nội dung ghi bảng: - GA  Vâtly11Cb(rất hay)

i.

dung ghi bảng: Xem tại trang 66 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan