1. Kiến thức
- Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điôt bán dẫn. - Vẽ đặc tuyến vôn-ampe.
- Khảo sát đặc tính khuếch đại của tranzito. - Xác định hệ số khuếch đại của tranzito.
2. Kỹ năng
- Nhận dạng điôt bán dẫn và tranzito.
II. CHUẨN BỊ1. Giáo viên 1. Giáo viên
a) 6 bộ thí nghiệm khảo sát tính chỉnh lưu của điôt bán dẫn và đặc tính khuếch đại của tranzito.
* Phiếu học tập 1 (PC1)
- Mục đích của thí nghiệm với điôt bán dẫn là gì? - Cần những dụng cụ gì để tiến hành thí nghiệm?
- Nếu không có hai đồng hồ đa năng thì có thể thay bằng hai dụng cụ nào? TL1:
- Mục đích khảo sát đặc tính chỉnh lưu và vẽ đặc tuyến vôn-ampe của điôt. - Cần các dụng cụ: 1 điôt, nguồn điện xoay chiều có hiệu điện thế nhỏ, điện trở bảo vệ, biến trở, 2 đồng hồ hiện số dùng chức năng vôn kế và ampe kế, bảng lắp ráp, dây nối.
- Nêu không có đồng hồ đa năng thì có thể thay bằng vôn kế và ampe kế.
* Phiếu học tập 2 (PC2)
- Cần mắc mạch điện như thế nào và đo tiến hành thí nghiệm ra sao? TL2:
- Để khảo sát về giá trị độ lớn dòng điện thuận và dòng điện nghịch thì mắc theo sơ đồ hình 18.3 và 18.4.
- Sau khi mắc mạch điện như sơ đồ, cần kiểm tra lại mạch điện và các thang đo, sau đó ghi trị của hiệu điện thế và cường độ dòng điện qua điôt khi thay đổi giá trị của biến trở.
* Phiếu học tập 3 (PC3)
- Mục đích thí nghiệm với tranzito là gì?
- Cần có những dụng cụ gì để có thể tiến hành thí nghiệm? TL3:
- Mục đích thí nghiệm là khảo sát đặc tính khuếch đại của tranzito và xác định hệ số khuếch đại của tranzito.
- Để tiến hành thí nghiệm cần có các dụng cụ: tranzito n-p-n; nguồn điện AC có hiệu điện thế nhỏ; các điện trở, hai đồng hồ đa năng dùng chức năng ampe kế, bảng lắp ráp mạch điện, dây nối.
* Phiếu học tập 4 (PC4)
- Cần tiến hành thí nghiệm thế nào và đo các đại lượng nào? TL4:
- Mắc mạch như sơ đồ hình 18.5, kiểm tra mạch điện và các thang đo, đóng mạch điện, đo cường độ dòng điện ở đầu vào (B) và của đầu ra (C).