RÚT KINH NGHIỆM Tiết 28: BÀI TẬP

Một phần của tài liệu GA Vâtly11Cb(rất hay) (Trang 55 - 59)

Tiết 28: BÀI TẬP

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Giúp cho học sinh giải một số bài tập về áp dụng định luật Fa-ra-đây về dòng điện trong chất điện phân.

II- CHUẨN BỊ1. Giáo viên 1. Giáo viên

- Chuẩn bị các bài tập về dòng điện trong chất điện phân. - Phiếu TNKQ.

- Các bài tập mới.

2. Học sinh:

- Giải các bài tập thầy giáo ra ở các tiết trước.

III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCHoạt động 1 (… phút): Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ Hoạt động 1 (… phút): Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ

Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên

- Báo cáo sĩ số.

- Trả lời câu hỏi của thầy giáo. - Nhận xét câu trả lời của bạn.

- Kiểm tra sĩ số.

- Ra câu hỏi kiểm tra bài cũ: Dòng điện trong chất điện phân khác dòng điện trong kim loại như thế nào?

- Nhận xét, cho điểm.

Hoạt động 2 (… phút): Giải bài tập số 1.

Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên

- Đổi 3300k = 570C - Áp dụngcông thức: f = f0 (1+2(t – to)) để làm f= 1,866.10-8Ωm - Nhận xét bài làm của bạn.

- Đọc đề: ở 200C điện trở suất của bạc là 1,6210-8Ωm. Biết hệ số nhiệt điện trở của bạc là 4.10-3/k .

Tìm điện trở suất của bạc ở 3300k. - Gọi HS tóm tắt đề.

- Gọi 1 HS lên bảng giải. - Nhận xét, cho điểm.

Hoạt động 3 (… phút): Giải bài tập số 2.

Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên

- Tóm tắt đề.

- Lên bảng giải bài tập.

- Áp dụng công thức của 2 định luật Fa-ra-đây.

- Tìm ra I = 6,7(A).

- Đọc đề: cho dòng điện I chạy qua dung dịch muối bạc, thấy có 27 gam bạc bám ở cực âm.

Tìm I

- Gọi HS tóm tắt đề. - Gọi HS lên bảng. - Gợi ý, hỏi một số câu. - Nhận xét, cho điểm.

Hoạt động 4 (… phút): Giải bài tập số 3.

Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên

- Chia nhóm.

- Chọn người trả lời.

- Nhận xét câu trả lời của bạn.

- Đây là một bài tập về TNKQ. - Sử dụng phiếu.

- Yêu cầu HS chia nhóm. - Nhận xét câu trả lời.

Nội dung hai phiếu như sau:

Phiếu 1: Chọn câu đúng: Các kim loại đều

A. Dẫn điện tốt, có điện trở suất không thay đổi. B. Dẫn điện tốt, có điện trở suất thay đổi.

C. Dẫn điện tốt như nhau.

D. Dẫn điện tốt như nhau có điện trở syaats như nhau.

Đáp án: B

Phiếu 2: Dòng điện trong chất điện phân là: A. Dòng chuyển dời của các êlectron. B. Dòng chuyển dời của các ion dương.

C. Dòng chuyển dời có hướng của ion dương và ion âm.

D. Dòng chuyển dời của các ion âm và ion dương cùng chiều điện trường.

Đáp án: C

Hoạt động 5 (… phút): Củng cố dặn dò.

Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên

- Nghe thầy giáo nhận xét. - Ghi nhớ bài tập

- Nhận xét tiết học.

- Ra thêm một số bài tập mới.

IV- RÚT KINH NGHIỆM

Tiết 29-30: DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT KHÍ I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được bản chất dòng điện trong chất khí. - Nêu được nguyên nhân chất khí dẫn điện.

- Nêu được các cách tạo ra hạt tải điện trong quá trình dẫn điện tự lực. - Trả lời được câu hỏi tia lửa điện là gì? Điều kiện tạo ra tia lửa điện và ứng dụng.

- Trả lời được câu hỏi hồ quang điện là gì. Điều kiện tạo ra hồ quang điện và ứng dụng.

2. Kỹ năng

- Nhận ra hiện tượng phóng điện trong chất khí. - Phân biệt được tia lửa điện và hồ quang điện.

II. CHUẨN BỊ1. Giáo viên 1. Giáo viên

a) Dụng cụ: Thước kẻ, phấn màu. b) Chuẩn bị phiếu:

* Phiếu học tập 1 (PC1)

- Vì sao chất khí là môi trường cách điện. TL1:

- Chất khí không dẫn điện vì các phân tử khí đều ở trạng thái trung hòa về điện, do đó trong chất khí không có hạt tải điện.

* Phiếu học tập 2 (PC2)

- Các tác nhân tác dụng lên chất khí gây ra hiện tượng gì? TL2:

- Các tác nhân tác dụng lên chất khí gây ra hiện tượng tăng mật động hạt tải điện.

* Phiếu học tập 3 (PC3)

- Bản chất dòng điện trong chất khí là gì? - Quá trình dẫn điện không tự lực là gì?

- Hiện tượng nhân hạt tải điện là gì? Giải thích về hiện tượng đó. TL3:

- Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương, ion âm và các êlectron do chất khí bị ion hóa sinh ra.

- Quá trình dẫn điện không tự lực ở chất khí là quá trình dẫn điện bởi các hạt tải điện do tác nhân bên ngoài sinh ra. Sự dẫn điện này không tuân theo định luật Ôm.

- Hiện tượng tăng mật độ hạt tải điện trong môi trường khí do dòng điện chạy qua gây ra gọi là hiện tượng nhân số hạt tải điện. Nguyên nhân của hiện tượng là do các ion và êlectron trong điện trường được tăng tốc và va chạm cách thức như vậy liên tiếp làm cho mật độ hạt tải điện tăng lên rất lớn.

* Phiếu học tập 4 (PC4)

- Quá trình dẫn điện tự lực là gì?

- Nêu các cách chính để tạo ra các hạt tải điện trong quá trình dẫn điện tự lực trong chất khí.

TL4:

- Quá trình dẫn điện của chất khí có thể tự duy trì, không cần ta liên tục đưa hạt tải điện vào, gọi là quá trình dẫn điện tự lực.

- Các cách chính để tạo ra các hạt tải điện trong quá trình dẫn điện tự lực trong chất khí:

+ Dòng điện làm nhiệt độ chất khí tăng cao khiến phân tử khí bị ion hóa. + Điện trường trong chất khí rất mạnh khiến chất khí bị ion hóa ngay ở nhiệt độ thấp.

+ Catôt bị dòng điện làm nóng đỏ và có khả năng phát ra êlectron. Các êlectron bị phát xạ đi vào trong chất khí và trở thành hạt tải điện.

+ Catôt không nóng đỏ nhưng bị các ion dương có năng lượng lớn đập vào, làm bứt các êlectron ra khỏi catôt và trở thành hạt tải điện.

Nội dung ghi bảng:

Dòng điện trong chất khí. I. Chất khí là môi trường cách điện

Một phần của tài liệu GA Vâtly11Cb(rất hay) (Trang 55 - 59)