1. Pin điện hóa… 2. Acquy
2. Học sinh:
- Đọc SGK Vật lý 7 và Vật lý 9 để ôn lại kiến thức. - Đọc SGK, chuẩn bị bài ở nhà.
III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCHoạt động 1 (… phút): Kiểm tra bài cũ. Hoạt động 1 (… phút): Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Trả lời miệng hoặc bằng phiếu. - Dùng PC2 – 7 bài 6 để kiểm tra
Hoạt động 2 (… phút): Ôn tập kiến thức về dòng điện.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK trang 39, mục I, trả lời các câu hỏi 1 đến 5.
- Hướng dẫn trả lời.
- Củng cố lại các ý HS chưa nắm chắc.
Hoạt động 3 (… phút): Xây dựng khái niệm cường độ dòng điện. Dòng điện không đổi.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK mục II ý 1, 2 thu thập thông tin trả lời PC1.
- Trả lời C1.
- Trả lời phiếu PC2. - Trả lời C2; C3.
- Dùng phiếu PC1 hỏi. - Hỏi PC1.
- Dùng phiếu PC2 nêu câu hỏi. - Nêu câu hỏi C2; C3.
Hoạt động 4 (… phút): Tìm hiểu nguồn điện.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK mục III ý 1, 2 trả lời PC3. - Trả lời C5,C6,C7,C8,C9.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Dùng phiếu PC3 nêu câu hỏi. - Hỏi C5,C6,C7,C8,C9.
(Có thể dùng mô phỏng hoạt động bên trong nguồn điện, để hướng dẫn HS tìm hiểu về nguồn điện).
Hoạt động 5 (… phút): Xây dựng khái niệm suất điện động của nguồn.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK trả lời PC4.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Dùng phiếu PC4 nêu câu hỏi.
- Tổng kết, khẳng định nội dung kiến thức.
Hoạt động 6 (… phút): Tìm hiểu Pin và Acquy.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK mục V.1, V.2 trả lời phiếu PC5.
- Thảo luận trả lời C10.
- Nêu câu hỏi. - Hỏi C10.
Hoạt động 7 (… phút): Vận dụng, củng cố.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Cho học sinh thảo luận.
- Nhận xét, đánh giá nhấn mạnh kiến thức trong bài.
Hoạt động 8 (… phút): Giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Ghi bài tập về nhà. - Ghi bài tập làm thêm. - Ghi chuẩn bị cho bài sau.
- Cho bài tập trong SGK: Bài tập 7 đến 15 (trang 45).
- Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
IV- RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 13: ĐIỆN NĂNG. CÔNG SUẤT ĐIỆN I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được biểu thức và ý nghĩa của các đại lượng trong biểu thức của công và công suất.
- Phát biểu được nội dung định luật Jun - Len-xơ.
- Trình bày được biểu thức công và công suất nguồn điện, ý nghĩa các đại lượng trong biểu thức và đơn vị.
2. Kỹ năng
- Giải các bài toán điện năng tiêu thụ của đoạn mạch, bài toán định luật Jun - Len-xơ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên a) Xem lại SGK Vật lý 9. b) Thước kẻ, phấn màu. c) Chuẩn bị phiếu: * Phiếu học tập 1 (PC1)
- Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch được xác định bằng biểu thức nào? Ý nghĩa của các đại lượng trong biểu thức?
- Công suất tiêu thụ của đoạn mạch được xác định thế nào? TL1:
- Điện năng tiêu thụ trong đoạn mạch: A = Uq = UIt
Trong đó U: hiệu điện thế hai đầu mạch; I: cường độ dòng điện trong mạch; t: thời gian dòng điện chạy qua.
- Công suất của đoạn mạch P = A/t = UI
* Phiếu học tập 2 (PC2)
- Phát biểu định luật Jun - Len-xơ, viết biểu thức và giải thích ý nghĩa các đại lượng?
- Từ biểu thức nhiệt lượng tỏa ra hãy xác định công suất tỏa nhiệt của vật dẫn?
TL2:
- Nội dung định luật Jun - Len-xơ: nhiệt lượng tỏa ra ở một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật dẫn, với bình phương cường độ dòng điện trong mạch và với thời gian dòng điện chạy qua.
Biểu thức: Q = RI2t
Trong đó R: điện trở của vật dẫn; I dòng điện qua vật dẫn; t: thời gian dòng điện chạy qua.
- Công suất tỏa nhiệt: P = RI2.
* Phiếu học tập 3 (PC3)
- Từ biểu thức của suất điện động và biểu thức cường độ dòng điện, hãy xác định biểu thức tính công của nguồn điện?
- Từ biểu thức tính công của nguồn điện, hãy suy ra công thức xác định công suất của nguồn điện.
TL3:
- Ta có: ………. ………
* Phiếu học tập 4 (PC4): Có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong
1. Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch không tỉ lệ thuận với A. Hiệu điện thế hai đầu mạch.
B. Nhiệt độ của vật dẫn trong mạch. C. Cường độ dòng điện trong mạch. D. Thời gian dòng điện chạy qua mạch.
2. Cho đoạn mạch có hiệu điện thế hai đầu không đổi, khi điện trở trong mạch được điều chỉnh tăng 2 lần thì trong cùng khoảng thời gian, năng lượng tiêu thụ của mạch.
A. Giảm 2 lần. C. Tăng 2 lần. B. Giảm 4 lần. D. Không đổi.
3. Cho một đoạn mạch có điện trở không đổi. Nếu hiệu điện thế hai đầu mạch tăng 2 lần thì trong cùng khoảng thời gian năng lượng của tiêu thụ của mạch.
A. Tăng 4 lần. C. Không đổi. B. Tăng 2 lần. D. Giảm 2 lần.
4. Trong các nhận xét sau về công suất của một đoạn mạch, nhận xét không đúng là:
A. Công suất tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hai đầu mạch.
B. Công suất tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua mạch. C. Công suất tỉ lệ nghịch với thời gian dòng điện chạy qua mạch. D. Công suất có đơn vị là W.
Nội dung ghi bảng:
Điện năng - Công suất điện I. Điện năng tiêu thụ và công suất điện
1. Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch… 2. Công suất điện…