Và trò chơi học tập kích thích sự phát triển vốn từ ở trẻ còn khá ít, thường thì công việc phát triển vốn từ chỉ được thực hiện khi cô trao đổi với trẻ về một điều gì đó, hoặc thông qua
Trang 1CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp phát triển ngôn ngữ
HÀ NỘI, 2017
Trang 2Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để
đề tài đƣợc hoàn thiện hơn
Em xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017 Sinh viên
Khuất Thị Thanh Kim
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo T.S Đỗ Thị Thu Hương Đề tài chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017 Sinh viên
Khuất Thị Thanh Kim
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.Lí do chọn đề tài 1
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3.Mục đích nghiên cứu 5
4.Đối tượng – phạm vi nghiên cứu 5
5 Giả thuyết khoa học 5
6.Nhiệm vụ nghiên cứu 5
7 Các phương pháp nghiên cứu 5
8 Cấu trúc của đề tài 6
NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7
1.1 Cơ sở lí luận về thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 7
1.1.1 Một số vấn đề lí luận về ngôn ngữ 7
1.1.2 Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 16
1.1.3 Hoạt động vui chơi và trò chơi học tập ……… 24
1.2 Thực trạng việc thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 30
1.2.1.Khái quát khảo sát thực trạng 30
1.2.2 Phân tích kết quả khảo sát 30
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 30
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI 35
2.1 Nguyên tắc lựa chọn và tổ chức trò chơi học tập cho trẻ mẫu giáo 35
2.1.1 Nguyên tắc lựa chọn trò chơi học tập 35
2.1.2 Tổ chức trò chơi học tập 35
2.2 Một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn 37
Trang 52.2.1 Trò chơi: “Ai giỏi nhất” 37
2.2.2 Trò chơi: “Thi xem ai nói đúng” 38
2.2.3 Trò chơi: “Kể đủ ba thứ” 38
2.2.4 Trò chơi: “Hãy nói từ trái nghĩa” 39
2.2.5 Trò chơi: “Cái gì đã thay đổi” 40
2.2.6 Trò chơi: “Người đưa thư” 41
2.2.7 Trò chơi: “Người chăn nuôi giỏi” 42
2.2.8 Trò chơi: “Cái túi bí mật” 43
2.2.9 Trò chơi: “Tôi muốn, tôi muốn” 43
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 45
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 46
3.1 Mục đích thực nghiệm 46
3.2 Địa điểm và phạm vi thử nghiệm 46
3.3 Nội dung và phương pháp thực nghiệm 46
3.4 Kết quả thực nghiệm 60
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 61
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
Trang 61
MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài
Mầm non là bậc học đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của con người Sự nghiệp trồng người cũng như sự nghiệp trồng cây vậy, gốc có chắc thì ngọn mới bền, đầu tư vào mầm non là vun vào gốc của sự phát triển mỗi thế hệ Trong đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lí trẻ em, bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hóa Ngôn ngữ phát triển sẽ giúp trẻ mở rộng giao tiếp Điều này giúp cho trẻ có điều kiện học hỏi những gì tốt đẹp xung quanh Một trong những nhiệm vụ quan trọng đặc biệt của phát triển ngôn ngữ cho trẻ là phát triển vốn từ Trong ngôn ngữ, từ là đơn vị trung tâm; là vật liệu trực tiếp để tạo ý, tạo lời và tạo câu Để có thể giao tiếp với người xung quanh, bộc lộ suy nghĩ, thể hiện ý kiến của mình một cách hiệu quả nhất thì trẻ phải có vốn từ phong phú Việc có được một vốn từ vựng phong phú sẽ giúp ích cho trẻ rất nhiều, bởi trẻ luôn tự nắm bắt lấy những gì mà chúng nghe từ mọi người xung quanh Ở lứa tuổi mẫu giáo nói chung, trẻ mẫu giáo lớn nói riêng phải nắm được vốn từ cần thiết để giao tiếp và tiếp thu tri thức ban đầu trong trường mầm non, chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp cho nhận thức và giao tiếp phát triển tốt, góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo Theo nhà tâm lí học G.Piaget trò chơi là một trong những hoạt động trí tuệ, là một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ, tạo ra sự thích nghi của trẻ với môi trường Trò chơi sẽ là một phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ Trong
Trang 72
đó, trò chơi học tập là một trò chơi được các giáo viên mầm non sử dụng khá nhiều trong quá trình dạy học cho trẻ Khi tham gia vào trò chơi học tập trẻ sẽ lĩnh hội được ở cả hai mặt: vui chơi và nhận thức Trẻ sẽ vừa được vui chơi, vừa được lĩnh hội những kiến thức có trong trò chơi mà không cảm thấy bị căng thẳng hay gò bó Chính vì vậy mà trò chơi học tập được sử dụng vừa là phương pháp dạy học vừa là hình thức tổ chức dạy học cho trẻ mẫu giáo với phương châm “học mà chơi, chơi mà học”
Hiện nay, ở các trường mầm non, việc sử dụng trò chơi vào hình thức dạy học rất phổ biến Tuy nhiên, thường thì các trò chơi sẽ được phục vụ cho các hoạt động học như: hoạt động làm quen môi trường xung quanh, hoạt động làm quen với các biểu tượng toán, hoạt động tạo hình… còn ở hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ còn rất hạn chế Bên cạnh đó, việc sử dụng trò chơi học tập vẫn phổ biến nhưng không được giáo viên chú trọng vào các hoạt động học Và trò chơi học tập kích thích sự phát triển vốn từ ở trẻ còn khá ít, thường thì công việc phát triển vốn từ chỉ được thực hiện khi cô trao đổi với trẻ về một điều gì đó, hoặc thông qua những cuộc đối thoại giữa trẻ với người lớn Giáo viên sẽ ít khi nào để ý đến việc trẻ phát ra âm thanh của từ và hiểu
ý nghĩa của từ đó có đúng hay không Trong khi đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, công việc phát triển vốn từ là một điều hết sức quan trọng và đáng được quan tâm ở các trường mầm non
Chính vì những lí do trên, chúng tôi hiểu rõ nhiệm vụ cơ bản của việc phát triển vốn từ cho trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn, cũng như vai trò to lớn của trò chơi học tập trong việc phát triển vốn từ cho trẻ và mạnh dạn
nghiên cứu đề tài: “Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”
Trang 83
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trẻ em luôn giành được nhiều sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội, những vấn đề trẻ em được các nhà nghiên cứu khoa học hết sức quan tâm Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo không còn là một đề tài mới mẻ nữa,
đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau
Trong cuốn “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” [4], tác
giả Nguyễn Xuân Khoa đã nói về phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo rất chi tiết, tỉ mỉ và cụ thể Trên cơ sở những đánh giá chung về đặc điểm sinh lí của trẻ lứa tuổi này, dựa trên mối quan hệ của bộ môn ngôn ngữ học với những bộ môn khác, tác giả đưa ra một số phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, trong đó bao gồm cả vấn đề phát triển vốn từ cho trẻ Ngoài ra, ông cũng đưa ra các cách sửa lỗi phát âm và một số trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo
Tác giả Nguyễn Xuân Khoa cũng đã cung cấp những tri thức cơ bản về
tiếng Việt trong hai tập “Tiếng Việt” [5]; từ đó giúp giáo viên mầm non có
vốn kiến thức cơ bản phục vụ tốt việc phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ cho trẻ mầm non
Tiếp theo cuốn “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi”
[7], các tác giả Hoàng Thị Oanh - Phạm Thị Việt - Nguyễn Kim Đức đã nói lên tầm quan trọng của ngôn ngữ trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ và nêu
sơ lược nôi dung, phương pháp, biện pháp để luyện phát âm, phát triển vốn
Trang 94
phát triển lời nói mạch lạc, phát triển vốn từ nghệ thuật cho trẻ qua tác phẩm văn học, để tạo tiền đề tốt cho trẻ chuẩn bị bước vào lớp Một
Tác giả Lê Thu Hương đã đưa ra một số trò chơi học tập phát triển vốn từ
cho trẻ mẫu giáo trong cuốn “Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề, trẻ 5 – 6 tuổi.” [2]
Trong cuốn “Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non” [9], tác giả Nguyễn Ánh
Tuyết cũng đã trình bày sự phát triển vốn từ ở từng giai đoạn, lứa tuổi
Bài “Một số khuynh hướng nghiên cứu về mối liên hệ giữa giới và sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ em” của tác giả Nguyễn Thanh Bình đăng trong tạp chí Ngôn ngữ số 1 năm 2003 cũng đã đề cập đến vốn từ của trẻ về mặt số lượng
cũng như cơ cấu từ loại
Tạp chí Giáo dục mầm non có rất nhiều bài viết về cách tổ chức, quản lí
những sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên và cán bộ quản lí ngành mầm non Trong đó cũng có khá nhiều bài viết về vấn đề phát triển ngôn ngữ cho
trẻ mầm non Trong tạp chí Giáo dục mầm non số 1/2006 tác giả Đinh Thị
Uyên có bài dịch tìm hiểu về chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Hàn Quốc Đây là một góc nhìn mở cho nền giáo dục mầm non Việt Nam hiện nay
Tạp chí Giáo dục mầm non số 01/2009, có bài “Một số biện pháp phát
triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” của tiến sĩ Bùi Kim Tuyến cũng đề cập tới việc tạo thói quen nói đúng ngữ pháp cho trẻ thông qua việc giao tiếp với trẻ
Có nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp phát triển ngôn ngữ nhưng hầu hết các tác giả đưa ra phương pháp chung trong việc phát triển vốn
từ cho trẻ, chưa có tác giả nào đi sâu vào nghiên cứu vấn đề phát triển vốn từ cho trẻ thông qua trò chơi học tập Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề
chúng tôi đã tìm hiểu về đề tài “Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”
Trang 105
3.Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 5-6 tuổi
4.Đối tượng – phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Một số trò chơi học tập phát triển vốn từ cho trẻ 5-6 tuổi
Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ khóa luận, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 5-6 tuổi, tại lớp 5 tuổi D trường mầm non Hoa hồng – Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc
5 Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được một số trò chơi học tập hợp lí thì sẽ đạt được hiệu quả cao trong việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
6.Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tôi đi giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
- Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
- Thực nghiệm sư phạm
7 Các phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ, yêu cầu của đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau:
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thống kê toán học
Trang 116
8 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 127
NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lí luận về thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn
từ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
1.1.1 Một số vấn đề lí luận về ngôn ngữ
1.1.1.1 Khái niệm về ngôn ngữ
Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người, có ngôn ngữ và khả năng sử dụng ngôn ngữ là đặc trưng quan trọng để phân biệt con người và động vật Nó là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của các thành viên trong xã hội loài người, nhờ có ngôn ngữ con người có thể trao đổi cho nhau những hiểu biết và truyền cho nhau những kinh nghiệm
Ngôn ngữ mang tính xã hội, ngôn ngữ không chỉ tồn tại cho riêng một cá nhân một người nào mà cho cả cộng đồng Ngôn ngữ chính là phương tiện giao tiếp và là công cụ tư duy của con người Mặt khác, ngôn ngữ không mang tính giai cấp, nó ứng xử bình đẳng với mọi người trong xã hội Ngôn ngữ giúp cho con người giao tiếp trong mọi hoạt động, giúp con người biểu lộ cảm xúc, bày tỏ những nguyện vọng của mình với người đối diện
Dưới góc độ của các nhà sinh lý học, ngôn ngữ là tín hiệu của hệ thống tín hiệu thứ hai, hệ thống các đường liên hệ tạm thời, là cơ sở cho tư duy trừu tượng (theo thuyết phản xạ của Paplốp) Còn đối với các nhà ngôn ngữ học, ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm các bộ phận: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp
Như vậy, ngôn ngữ là một hệ thống dấu hiệu đặc biệt, được dùng làm phương tiện giao tiếp quan trọng nhất và là phương tiện tư duy của con người
1.1.1.2 Vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ
a Ngôn ngữ là phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh
Trang 138
Ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh Thông qua các từ ngữ và các câu nói của người lớn, trẻ em làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh, trẻ hiểu được những đặc điểm, tính chất, công dụng của các sự vật cùng với các từ tương tứng với nó
Ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy Ngôn ngữ của trẻ được phát triển dần theo lứa tuổi, điều đó sẽ giúp trẻ không chỉ tìm hiểu những hiện tượng, sự vật gần gũi xung quanh, mà còn có thể tìm hiểu cả những sự vật không xuất hiện trực tiếp trước mắt trẻ, những sự việc xảy ra trong quá khứ và tương lai
Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh
mà còn là công cụ giúp trẻ hoạt động vui chơi, và là phương tiện để trẻ biểu hiện nhận thức của mình Nhờ có ngôn ngữ trẻ đã nhận thức được về môi trường xung quanh và tiến hành hoạt động với nó, đồng thời trẻ sử dụng ngôn ngữ để kể lại, miêu tả lại sự vật hiện tượng và những hiểu biết của trẻ để trao đổi với mọi người Ngôn ngữ là phương tiện để trẻ trao đổi những ý đồ chơi, giao lưu tình cảm trong lúc chơi, phát triển tư duy và trí tưởng tượng của trẻ
b Ngôn ngữ là phương tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh, hình thành những cảm xúc tích cực Bằng những câu hát ru, những câu nói âu yếm đã mang lại cho trẻ những cảm giác bình yên, sự vui mừng hớn
hở Những tiếng ầu ơ của mẹ chính là sự giao lưu cảm xúc và ngôn ngữ đầu tiên Những cuộc nói chuyện đặc biệt này sẽ làm cho trẻ có những tình cảm thân thương với những người xung quanh
Trong quá trình giao tiếp, người lớn luôn hướng dẫn, uốn nắn hành vi của trẻ bằng lời nói, nét mặt, nụ cười khiến trẻ có thể nhận ra hành vi của mình
Trang 149
đúng hay sai Bằng con đường đó, trẻ sẽ dần dần hình thành được những thói quen tốt và học được những cách ứng xử đúng đắn
Ngôn ngữ giúp trẻ sớm tiếp thu những giá trị thẩm mỹ trong thơ ca, truyện
kể, những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ đầu tiên người lớn có thể đem đến cho trẻ từ những ngày thơ ấu Sự tác động của lời nói nghệ thuật như một phương tiện hữu hiệu giáo dục thẩm mỹ cho trẻ
c Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng và trở thành thành viên của cộng đồng
Ngôn ngữ chính là một trong những phương tiện thúc đẩy trẻ trở thành một thành viên của xã hội loài người Nhờ có lời chỉ dẫn của người lớn, trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của cộng đồng, trước hết là nề nếp sinh hoạt của gia đình, trường mầm non, sau đó là một số quy định ngoài xã hội Những gì trẻ được phép làm và những gì không được làm Ngoài ra ngôn ngữ còn là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc, giáo dục trẻ Điều đó giúp trẻ hòa nhập với mọi người Nhờ có ngôn ngữ, thông qua các câu chuyện
kể, trẻ dễ dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội, và hòa nhập
1.1.1.3 Đặc điểm vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn
a Đặc điểm vốn từ của trẻ mẫu giáo
* Vốn từ xét về mặt số lượng
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao với các giai đoạn mang những đặc trưng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ
Trang 1510
Trẻ sơ sinh chưa hiểu được ngôn ngữ của người lớn Ở giai đoạn này, trẻ mới bắt đầu cảm nhận ngữ điệu, giọng nói của mẹ
Khi trẻ được 7 – 8 tháng, trẻ bắt đầu biết tên mình
Đến 10 – 11 tháng, trẻ bắt đầu hiểu một số từ chỉ các sự vật, người mà trẻ thường xuyên tiếp xúc
Từ 12 tháng trở đi, nhu cầu giao tiếp của trẻ với thế giới xung quanh ngày càng tăng, bên cạnh các âm bập bẹ xuất hiện các từ chủ động đầu tiên Ở 18 tháng tuổi, số từ bình quân là 11 từ, trẻ bắt trước người lớn lặp lại một số từ đơn gần gũi: mẹ, bà, bố…
Từ 19 – 21 tháng, môi trường tiếp xúc của trẻ được mở rộng, trẻ được làm quen với nhiều sự vật hiện tượng hơn, số lượng từ của trẻ tăng lên rõ rệt Đến
21 tháng, trẻ đạt 220 từ Giai đoạn 21 – 24 tháng, tốc độ chậm lại, chỉ đạt 234
từ vào tháng 24, sau đó tăng tốc: 30 tháng đạt 434 từ, 36 tháng đạt 486 từ Nhu cầu giao tiếp với mọi người xung quanh ngày càng cao, điều đó thúc đẩy quá trình tiếp thu ngôn ngữ của trẻ So với tuổi nhà trẻ (0 – 3 tuổi), trẻ lứa tuổi mẫu giáo (3 – 6 tuổi) có số lượng từ nhiều hẳn Về số lượng từ của trẻ mẫu giáo, các nhà ngôn ngữ học và tâm lí học có đưa ra các số liệu khác nhau:
N.D.Levitop: 3 – 5 tuổi 1000 từ
YU.U.Pratuxevich: 4 – 5 tuổi 1900 – 2500 từ
M.Becgiơrông: 3 – 5 tuổi 1222 từ
Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Khoa về ngôn ngữ của trẻ nội thành
Hà Nội thì vốn từ của trẻ mẫu giáo là:
Trẻ 4 tuổi: 1900 – 2000 từ
Trẻ 5 tuổi: 2500 – 2600 từ
Trẻ 6 tuổi: 3000 – 4000 từ
Trang 16Trẻ 4 tuổi có thể nắm được xấp xỉ 700 từ Ưu thế vẫn thuộc về danh từ và động từ Hầu hết các loại từ đã xuất hiện trong vốn từ của trẻ
Trẻ 5 – 6 tuổi vốn từ của trẻ tăng bình quân đến 1033 từ, tính từ và các loại
từ khác đã chiếm tỉ lệ cao hơn
Tốc độ tăng vốn từ ở các độ tuổi khác nhau, chậm dần theo độ tuổi: Cuối 3 tuổi so với đầu 3 tuổi vốn từ tăng 107%; cuối 4 tuổi so với đầu 4 tuổi tăng 40,58%; cuối 5 tuổi so với đầu 5 tuổi vốn từ của trẻ chỉ tăng 10,40%; cuối 6 tuổi so với đầu 6 tuổi vốn từ cũng chỉ tăng 10,01%
Mặc dù số lượng từ của trẻ mẫu giáo do các nhà tâm lí học, ngôn ngữ học đưa ra không khớp nhau, nhưng sự chênh lệch không lớn lắm; bởi lẽ số lượng
từ của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau trong đó quan trọng nhất là tác động của môi trường như sự tiếp xúc ngôn ngữ thường xuyên với những người xung quanh, trình độ của bố mẹ…
Vốn từ xét về mặt cơ cấu từ loại
Cơ cấu từ loại trong vốn từ của trẻ là một tiêu chí để đánh giá chất lượng vốn từ Tiếng Việt có 9 loại từ: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, phó từ, quan hệ từ, định từ, tình thái từ (Nguyễn Xuân Khoa, Tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998) Số lượng từ loại càng nhiều bao nhiêu thì càng tạo điều kiện cho trẻ diễn đạt thuận lợi bấy nhiêu Các loại từ xuất hiện dần dần trong vốn từ của trẻ Ban đầu chủ yếu là danh từ, sau đó đến động từ và tính từ, các loại từ khác xuất hiện muộn hơn
Trang 1712
Theo nhà nghiên cứu Lưu Thị Lan, trẻ mẫu giáo có tỉ lệ các từ loại như tính từ, trạng từ, quan hệ từ tăng lên, động từ giảm đi so với lứa tuổi nhà trẻ
Bảng 1.1 Cơ cấu từ loại của các lứa tuổi
Theo nghiên cứu của tác giả Đinh Hồng Thái, đến 3 – 4 tuổi, về cơ bản, vốn từ của trẻ đã có đủ các loại từ Tuy nhiên, tỉ lệ danh từ và tính từ cao hơn nhiều so với các loại khác: danh từ chiếm 38%, động từ 32%; còn lại là tính
từ 6,8%, đại từ 3,1%, phó từ 7,8%, tình thái từ 4,7%; quan hệ từ và số từ còn
ít xuất hiện: số từ 2,5%: số từ 2,5%, quan hệ từ 1,7%
Trang 1813
Giai đoạn 5 – 6 tuổi cũng là giai đoạn hoàn thiện một bước cơ cấu từ loại trong vốn từ của trẻ Tỉ lệ danh từ, động từ giảm đi (chỉ khoảng 50%) nhường chỗ cho tính từ và các loại từ khác tăng lên: tính từ đạt tới 15% , quan hệ từ tăng lên đến 5,7%, còn lại là các loại từ khác
Từ đặc điểm này, chúng ta cần chú ý đến tỉ lệ các từ loại khác nhau khi dạy từ cho trẻ, dạy trẻ em phải chú trọng vốn từ trẻ còn nghèo nàn: lúc đầu số lượng danh từ chiếm phần lớn, sau đó động từ, rồi đến tính từ
Khi sử dụng từ ngữ, trẻ thường mắc một số lỗi như sau:
- Dùng danh từ chưa chính xác Ví dụ: bụi cây trẻ lại gọi là vườn cây
- Dùng động từ chưa chính xác Ví dụ: Anh bắt đền em đi (đáng lẽ phải nói Anh đền em đi )
- Dùng tính từ chưa chính xác Ví dụ: màu hồng trẻ nói sai là màu đỏ, màu vàng; màu nâu trẻ nói là màu xám; hoặc màu tím trẻ lại gọi là màu nâu…
- Hư từ chỉ khái niệm về quan hệ, lại càng khó nắm hơn nữa đối với trẻ
em, nhất là trẻ mầm non Ví dụ: Áo anh đẹp, áo em cũng vẫn đẹp cơ! (đáng lẽ phải nói: Áo anh đẹp, áo em cũng đẹp cơ!)
Khả năng hiểu nghĩa của từ của trẻ mẫu giáo
Theo Fedorenko (Nga), ở trẻ em có 5 mức độ hiểu nghĩa khái quát của từ như sau:
- Mức độ zero (mức độ 0): Mỗi sự vật có tên gọi gắn với nó Cuối tuổi lên một, đầu tuổi lên hai, trẻ hiểu được những từ ngữ thể hiện một sự vật đơn
lẻ, cụ thể, tách biệt, những từ ngữ ở mức độ khái quát (nghĩa biểu danh)
Ví dụ: bố, mẹ, bàn, bát…
- Mức độ thứ nhất của sự khái quát: Cuối tuổi lên hai, trẻ nắm được mức độ thứ nhất của sự khái quát – ý nghĩa biểu niệm ở mức độ thấp, tức là tên gọi chung của đối tượng cùng loại (đồ vật, hành động, tính chất)
Trang 1914
Ví dụ: Bóng chỉ một quả bóng bất kì nào, Búp bê chỉ một con búp bê bất
kì nào,…
- Mức độ thứ hai của sự khái quát: Trẻ nắm được những từ ngữ thể hiện
sự khái quát về giống
Ví dụ: Quả có thể chỉ bất kì loại quả nào (quả cam, quả đu đủ, quả chuối…); xe có thể chỉ bất kì loại xe nào (xe ô tô, xe đạp, xe xích lô…); con
có thể có nhiều loại con (gà, mèo, chó…)
Cam, đu đủ, chuối: Mức độ thứ nhất của sự khái quát; quả: Mức độ thứ
hai của sự khái quát
- Mức độ thứ ba của sự khái quát: Trẻ 5 – 6 tuổi có thể nắm được mức
độ thứ ba của sự khái quát
Ví dụ: đồ vật có thể chỉ đồ chơi như búp bê , máy bay, ô tô…; đồ gỗ chỉ các đồ dùng, vật dụng được làm từ gỗ (bàn, ghế, giường…); phương tiện giao thông (xe máy, tàu thủy, tàu hỏa, máy bay…)
Búp bê mức độ thứ nhất của sự khái quát; đồ chơi mức độ thứ hai của sự khái quát; đồ vật mức độ thứ ba của sự khái quát
- Mức độ thứ tư của sự khái quát: Trẻ hiểu được những từ biểu thị sự khái quát tối đa – những khái niệm thực sự khoa học
Ví dụ: vật chất, hành động, trạng thái, chất lượng, số lượng…
Khả năng nắm được mức độ thứ tư của sự khái quát xuất hiện vào tuổi thiếu niên
Đối với trẻ em tuổi mầm non, khi ở tuổi nhà trẻ, trẻ hiểu được nghĩa biểu danh (mức độ zero và mức độ 1) Mức độ 2 và 3 chỉ dành cho trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn
b Đặc điểm vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn
Trẻ 5 – 6 tuổi có thể sử dụng thông thạo tiếng mẹ đẻ để giao tiếp Khả năng ngôn ngữ liên quan chặt chẽ đến sự phát triển trí tuệ những trải nghiệm
Trang 2015
của trẻ Vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn tăng lên đáng kể, có khoảng 3000 – 4000
từ Trong đó loại từ được tích lũy khá phong phú, không những về danh từ, động từ mà còn cả về đại từ, liên từ, tính từ… đủ để giao tiếp với những người xung quanh Danh từ và đại từ vẫn chiếm ưu thế nhưng tính từ và các loại từ khác cũng được trẻ sử dụng nhiều hơn Cụ thể:
Về danh từ: nội dung, ý nghĩa của các từ được mở rộng, phong phú hơn; những từ chỉ nghề nghiệp của người lớn tăng
Về động từ: phần lớn là những động từ gần gũi, tiếp tục phát triển thêm
những nhóm từ mới như: nhảy nhót, leng keng, ngoe nguẩy…; những động từ chỉ sắc thái khác nhau như: chạy vèo vèo, chạy lung tung…; xuất hiện thêm những động từ có nghĩa trừu tượng như: giáo dục, khánh thành…
Về tính từ: phát triển về số lượng cũng như chất lượng, trẻ sử dụng nhiều
những từ có tính chất gợi cảm như: to đùng, tròn xoe, ngọt lịm, chua loét… Trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ tính chất không gian như: cao – thấp, dài – ngắn, rộng – hẹp…, các từ chỉ tốc độ như: nhanh, chậm…, các từ chỉ màu sắc: đỏ, xanh, vàng, trắng… Một số trẻ còn biết sử dụng các từ chỉ màu sắc như: xanh lá cây, xám, da cam…
Ngoài ra, các loại từ khác như đại từ, trạng từ, quan hệ từ, phụ từ … cũng được dùng nhiều hơn các lứa tuổi khác; trạng từ được mở rộng; trẻ cũng đã
biết sử dụng các quan hệ từ như: nếu, thì, thì mà, thế là, nhưng, của, và, để, vì…
Theo Nguyễn Minh Loan, tìm hiểu vốn từ của trẻ mẫu giáo 5 tuổi, Khóa luận tốt nghiệp khoa Mẫu giáo, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 1993, các từ loại trong lời nói của trẻ 5 tuổi:
Bảng 1.2: Các từ loại trong lời nói của trẻ 5 tuổi
Trang 21mẹ đẻ trong phong cách sinh hoạt và ở mức độ nào đó là phong cách nghệ thuật (tức là nói năng có văn hóa)
1.1.2 Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
1.1.2.1 Khái niệm từ
Cho đến nay, đã có khoảng 300 định nghĩa về Từ Các nhà khoa học đứng trên những phương diện nghiên cứu khác nhau đã đưa ra những quan điểm xem xét Từ trên phương diện ngữ pháp học (phối hợp mặt ngữ âm và mặt ngữ nghĩa) được chấp nhận hơn cả
Trang 22- Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, bao gồm hình thức âm thanh ổn định và hoàn chỉnh về ý nghĩa Hai phần này liên quan mật thiết và hỗ trợ cho nhau để biểu hiện ý nghĩa của con người Từ không chỉ biểu thị các sự vật hiện tượng đơn lẻ mà biểu thị cả một nhóm sự vật hiện tượng tập hợp lại theo một dấu hiệu nhất định, do đó từ có tính chất khái quát cao
- Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp – Từ vựng học Tiếng Việt, Hà Nội 1985: Từ của Tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất, có ý nghĩa dùng để tạo
câu nói, nó có hình thức của một âm tiết, một “chữ” viết “rời”
Qua các định nghĩa trên cho thấy, dù chưa có sự thống nhất nhưng đã
có quan điểm chung về Từ Tiếng Việt ở chỗ: Từ là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo nên câu
1.1.2.2 Vốn từ
Vốn từ của một ngôn ngữ là tổng số và hệ thống toàn bộ từ và cụm từ cố
định của ngôn ngữ đó Mỗi một ngôn ngữ phát triển có một khối lượng từ phong phú có thể lên tới hàng chục vạn từ Vốn từ vựng của một ngôn ngữ bao gồm nhiều lớp từ, nhiều nhóm từ không đồng nhất và có đặc trưng khác nhau Trong vốn từ vựng của bất kỳ ngôn ngữ nào cũng tồn tại những từ mới
và những từ cũ, những từ phổ biến chung và những từ địa phương, những từ
chuẩn mực và những từ vay mượn, từ chuyên môn
Ví dụ: Vốn từ của ngôn ngữ Tiếng Việt có nhiều từ vay mượn từ tiếng Hán hoặc tiếng Pháp (ghi - đông, gác – ba - ga )
Trang 23là những từ không còn phù hợp với cuộc sống hiện tại (bao cấp, tem phiếu )
hoặc mang nghĩa riêng, chưa được sử dụng rộng rãi
Đối với trẻ mầm non, vốn từ tích cực là những từ trẻ hiểu được và biết vận dụng trong các tình huống giao tiếp Còn vốn từ thụ động là những từ trẻ chưa hiểu ý nghĩa hoặc có hiểu nhưng không biết vận dụng trong giao tiếp (không nói ra được) Như vậy nghiên cứu phát triển vốn từ cho trẻ không chỉ là mở rộng vốn từ, làm giàu vốn từ về mặt số lượng mà phải tích cực hoá vốn từ trong giao tiếp
1.1.2.3 Từ loại
Từ loại là kết quả nghiên cứu vốn từ trên bình diện ngữ pháp Đó là những lớp từ có chung ngữ pháp Những đặc trưng của lớp từ đó được sử dụng là tiêu chuẩn tập hợp và phân loại
Theo tác giả Lê Biên trong cuốn “Từ loại Tiếng Viết hiện đại”, căn cứ vào
chức năng cú pháp của từ, ông đã chia vốn từ Tiếng Viết thành hai loại lớn,
đó là thực từ và hư từ:
1 Thực từ: gồm các loại danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ
2 Hư từ: gồm các loại từ định từ, phó từ, kết từ, tình thái từ
Tóm lại, từ là đơn vị cơ bản để xây dựng câu, không có từ thì không
có ngôn ngữ Trẻ mẫu giáo được tiếp xúc thường xuyên với ngôn ngữ Tiếng Việt sẽ có cơ hội được hình thành khái niệm về từ, hiểu được ý nghĩa của từ và tập sử dụng vốn từ Tiếng Việt trong các tình huống giao tiếp một cách chủ động, tích cực, góp phần vào quá trình củng cố và phát triển Tiếng Việt
Trang 2419
1.1.2.4 Phát triển vốn từ
Phát triển vốn từ được hiểu như là một quá trình lâu dài trẻ tích lũy vốn từ, hiểu nghĩa của từ và hình thành cách sử dụng từ trong các tình huống giao tiếp cụ thể Trẻ chỉ lĩnh hội nghĩa của từ khi nào từ được sử dụng trong câu, trong lời nói Vì vậy, công tác phát triển vốn từ cần được tiến hành chặt chẽ với việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc ở trẻ Xem xét quá trình hình thành và phát triển vốn từ ở trẻ, ta có thể thấy được trẻ lĩnh hội nghĩa cụ thể của từ và nội dung khái niệm của từ, nó có liên quan đến quá trình nhận thức của trẻ; đồng thời, trẻ còn lĩnh hội vốn từ như là một yếu tố của lời nói như cách sử dụng từ, dùng từ thay thế, dùng từ có mức độ khác nhau, dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa…, cách sử dụng từ trong câu
Phát triển vốn từ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ Lĩnh hội vốn từ là điều kiện quan trọng để phát triển trí tuệ và để giải quyết nhiệm vụ tích lũy và chính xác hóa biểu tượng, hình thành khái niệm, phát triển tư duy Vốn từ nghèo nàn ảnh hưởng đến giao tiếp của trẻ Cùng với việc phát triển vốn từ, chúng ta thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức và thẩm mỹ
Do đó, công tác phát triển vốn từ là hoạt động giáo dục có chủ định, có kế hoạch nhằm giúp trẻ lĩnh hội vốn từ có hiệu quả
1.1.2.5 Nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo
Trang 2520
Khó khăn lớn đối với trẻ là những từ chỉ số, những từ trừu tượng của từ ngữ Những từ ngữ trong lời nói của trẻ phần lớn được tiến hành ở những tiết học phát triển những khái niệm cơ bản của môn toán, và được củng cố ở những tiết về phát triển tiếng Việt
Đối với lớp mẫu giáo nhỡ và lớn, cần cho trẻ biết một từ có thể có nhiều nghĩa Có thể phân chia các nghĩa của một từ nhiều nghĩa thành nghĩa chính
và nghĩa phụ
Thông qua các tiết học về văn bản mạch lạc, giáo viên giúp trẻ hiểu được hiện tượng chuyền nghĩa gắn với việc làm quen với các tác phẩm văn học Để hiểu được lời nói biểu cảm, hiểu được thái độ của người nói, trẻ phải nắm được lớp từ đồng nghĩa đối lập nhau về sắc thái biểu cảm, sắc thái ý nghĩa
Để làm phong phú vốn từ, có thể cho trẻ tìm từ trái nghĩa đẹp/xấu, nhanh/chậm, buồn/vui, yếu/khỏe, hiền/ác…
b Củng cố vốn từ ngữ của trẻ
Nhắc lại nhiều lần những từ mới học sẽ làm cho trẻ dễ nhớ hơn Củng cố
những từ khó phát âm như loắt choắt (lắt chắt), con hươu (con hiêu), cái phích (cái phứt), con ếch (con ất)… Sửa phát âm sai l,n: làm phát âm thành nàm; phát âm sai thanh điệu, chuyển thanh ngã thành thanh sắc (ngã thành ngá), chuyển thanh hỏi thành thanh thanh nặng (ngủ thành ngụ)
Phải kiên quyết sửa những từ mà trẻ hiểu rõ nghĩa nhưng phát âm sai Cần chú ý dạy trẻ phát âm đúng những từ mới học
Song song với việc củng cố hình thức ngữ âm của từ là củng cố nghĩa Quá trình này kéo dài suốt lứa tuổi mẫu giáo Trẻ dần dần sẽ nắm được tính
đa nghĩa của từ, nghĩa chính, nghĩa phụ, nghĩa chuyển, các lớp từ đồng nghĩa với những sắc thái tình cảm khác nhau, những từ biểu thị màu sắc, không gian, thời gian … Cần nhắc lại nhiều lần ý nghĩa của từ để củng cố vững chắc cho trẻ
Trang 2621
c Tích cực hóa vốn từ cho trẻ
Giáo viên cần giúp trẻ biết lựa chọn từ để sử dụng từ một cách chính xác Trẻ không những hiểu mà còn biết sử dụng từ ngữ một cách thành thạo Từ ngữ của một đứa trẻ bình thường không phải là ít nhưng trẻ không biết sử dụng vốn từ ngữ này Cần phải giúp trẻ có một trí nhớ linh hoạt để tìm ra những từ ngữ cần thiết cho sự diễn đạt Tích cực hóa vốn từ giúp trẻ vận dụng
từ vào lời nói làm cho vốn từ ngữ thụ động chuyển sang từ ngữ tích cực
Phát triển từ ngữ phải dựa trên cơ sở làm quen với môi trường xung quanh Yêu cầu cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh đã ghi rõ trong chương trình mẫu giáo Sự hiểu biết cuộc sống gần gũi tới những khái niệm mang tính chất xã hội, những sự kiện của đất nước
Trong công tác phát triển từ ngữ, ngăn ngừa trẻ sử dụng những từ ngữ thô tục, không văn hóa
1.1.2.6 Nội dung phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo
a Những từ ngữ nói về cuộc sống riêng
Trẻ cần hiểu về cuộc sống của gia đình mình, về lao động của bố mẹ, người thân, họ hàng gần gũi
Trẻ phải nắm vững nội quy của trường mẫu giáo, ở nơi công cộng, trên đường phố
Trẻ cần biết chi tiết về sự vật xung quanh, gọi tên, nói lên những đặc điểm
cơ bản, thuộc tính, công dụng Trẻ biết so sánh những đối tượng đó để nói lên những điểm giống nhau, những điểm khác nhau Có nắm vững những đặc điểm cụ thể của từng đối tượng, trẻ mới có cơ sở để so sánh, phân biệt và nói lên những điểm gióng nhau, khác nhau giữa những đối tượng đó
Dạy các cháu hiểu đúng, dùng đúng các từ chỉ thời gian như: sáng, trưa, chiều, tối, đêm hôm nay, hôm qua, ngày mai, ngày kia; hiểu đúng, dùng đúng các từ chỉ vị trí: phải, trái, trên dưới, trước, sau so với bản thân và so với đồ
Trang 2722
vật; hiểu đúng, dùng đúng các từ: cao, thấp, dài, ngắn, to, nhỏ, dài hơn, dài nhất…
Chú ý cung cấp cho các cháu những từ ngữ mang tính chất khái quát cao
(mức độ thứ ba của sự khái quát): Đồ vật, thực vật, màu sắc…
Dạy các cháu sử dụng và hiểu ý nghĩa của các từ láy âm như: đèm đẹp, tôn tốt, trăng trắng, đen đen, vội vã, sát sàn sạt, vội vội vàng vàng…
Dạy các cháu sử dụng và hiểu ý nghĩa của các từ ghép chính phụ và đẳng
lập Ví dụ: nhà cửa, mặt trời, xe đạp, cà chua…
Dạy cho các cháu biết một từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau Ngoài
nghĩa chính còn có thể có các nghĩa phụ, ví dụ: ăn, ngoài nghĩa đưa thức ăn vào miệng còn có nghĩa là sinh sống (làm đủ ăn); đánh ngoài nghĩa chính ra
(không được đánh em) còn có nghĩa phụ khác nữa (đánh má hồng, đánh móng
tay), đi ngoài nghĩa chính ra (em bé đi) còn có nghĩa phụ khác nữa là (đi găng
tay, đi giày…)
Cho biết và sử dụng một số ẩn dụ và hoán dụ dễ hiểu Ví dụ: Răng lược, miệng hố, màu da cam, áo gối, tiếng hát trong trẻo, đỏ mặt tía tai… Chỉ cần
giảng cho trẻ hiểu thế nào là răng lược, áo gối… và tại sao lại gọi như vậy
Trẻ cũng sáng tạo ra một số từ mới như là gọi cái rế là chân nồi
Dạy trẻ nắm được lớp từ đồng nghĩa đối lập nhau về sắc thái biểu cảm, sắc
thái ý nghĩa Ví dụ: nói khác thưa thế nào; hi sinh khác chết, khác bỏ mạng thế nào; mang khác đội, chặt khác đẽo thế nào…
Dạy trẻ ghi nhớ và sử dụng một số thành ngữ dễ hiểu như: ăn trắng mặc trơn, dầm sương dãi nắng…
Dạy trẻ biết sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa trên cơ sở làm quen với môi trường xung quanh
b Những từ nói về cuộc sống xã hội
Trang 2823
Cho trẻ biết sơ lược về lịch sử của tỉnh, thành phố, huyện, xã của mình, niềm tự hào về chúng, tham quan các danh lam thắng cảnh của tỉnh, thành phố Trẻ tham gia lao động làm đẹp nơi mình ở
Hình thành ở trẻ khái niệm về Tổ quốc Cho trẻ biết rằng nước ta bao gồm nhiều thành phố, nhiều tỉnh, Hà Nội là thủ đô của nước ta Cho trẻ biết cờ của đất nước ta, dạy cho trẻ hát Quốc ca Cho trẻ biết ý nghĩa của bài Quốc ca Cho trẻ biết ngày 22/12 là ngày thành lập Quân đội nhân dân Kể cho trẻ nghe về cuộc kháng chiến chống Nhật, chống Pháp, chống Mỹ giành độc lập dân tộc Giáo dục trẻ biết ơn những chiến sĩ đã hi sinh cho độc lập dân tộc Ngày 2/9 là ngày Quốc khánh của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Cho trẻ biết ngày 1/5 là ngày hội của những người lao động trên toàn thế giới Cho trẻ biết tại sao lại lấy ngày 1/5 là ngày Quốc tế Lao động
c Những từ ngữ nói về thế giới tự nhiên
Cho trẻ so sánh những con vật, song yêu cầu các cháu không chỉ tìm ra những đặc điểm khác nhau mà phải tìm ra những điểm giống nhau, chung nhất để dần dần biết phân loại, khái quát
Cho trẻ nhận xét về các mùa trong năm Với khí hậu ở miền Bắc và miền Trung có bốn mùa rõ rệt thì giáo viên có thể cho trẻ nói lên những đặc điểm sau đây:
- Mùa xuân: Hay có mưa phùn, trời còn rét, lạnh, bầu trời u ám
- Mùa hạ: Nắng to, nóng bức, thường có mưa rào, giông, có sấm, chớp, sét
- Mùa thu: Nắng đẹp, ít mưa, khô ráo, bầu trời thường trong
- Mùa đông: Rét, buốt, trời u ám, gió bấc, hanh, nẻ
Trang 29
24
Việc phát triển vốn từ ngữ được nâng dần lên theo lứa tuổi từ chỗ gọi tên
sự vật, những đặc điểm cơ bản nổi bật bên ngoài đến chỗ sử dụng những từ khái quát, những động từ, tính từ đa nghĩa, những từ chỉ số trừu tượng
Giáo viên cần thực hiện đúng những nguyên tắc sau đây:
1 Phát triển từ ngữ gắn liền với sự phát triển quá trình tâm lí, khả năng trí tuệ, gắn liền với việc giáo dục tình cảm, tư cách, đạo đức của trẻ
2 Phát triển từ ngữ dựa trên cơ sở hoạt động tích cực của trẻ đối với môi trường xung quanh
3 Công tác phát triển từ ngữ được giải quyết một cách có hệ thống và trong sự thống nhất chung
1.1.3 Hoạt động vui chơi và trò chơi học tập
1.1.3.1 Khái niệm hoạt động vui chơi và trò chơi
Vui chơi là một loại hoạt động sống của con người, cùng với lao động và học tập, vui chơi và giải trí làm cho cuộc sống của con người thêm phong phú Hơn bất cứ lứa tuổi nào khác, trẻ nhỏ có nhu cầu chơi vô cùng to lớn, chúng chạy nhảy, chơi đùa không biết mệt, chúng say mê với các trò chơi như
Mèo đuổi chuột, Bịt mắt bắt dê, Bán hàng… Vui chơi là người bạn đường của
tuổi thơ, vui chơi luôn đem lại cho trẻ sự thoải mái, thỏa mãn, phấn chấn Đối với trẻ nhỏ, việc chơi không bao giờ kết thúc, trò chơi nọ tiếp nối trò chơi kia làm nên cuộc sống đầy hạnh phúc cho các cháu Trong khi chơi, trẻ hoạt động sôi nổi, thật hết mình và thật chủ động như chính cuộc sống của mình vậy Hoạt động vui chơi là một hoạt động lý thú nhưng cũng rất phức tạp Các nhà khoa học đã có quan niệm khác nhau về hoạt động vui chơi của trẻ em lứa tuổi mầm non
Từ những điều trên, dưới góc độ lý thuyết hoạt động, ta có thể hiểu: chơi
là một hoạt động mà động cơ của nó nằm trong quá trình chơi chứ không phải nằm trong kết quả của hoạt động, khi chơi, trẻ không chú tâm vào một lợi ích
Trang 3025
thiết thực nào cả Trong trò chơi, các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
và xã hội được mô phỏng lại, chơi mang lại cho trẻ trạng thái tinh thần vui vẻ, phấn chấn, dễ chịu
Bên cạnh đó, mặc dù chơi là hoạt động của trẻ, nhưng vẫn cần có sự tổ chức, hướng dẫn của người lớn để giúp trẻ làm quen với phương thức hành động của trò chơi Vì vậy, ta có thể hiểu rằng, hoạt động vui chơi là một trong các loại hình hoạt động của trẻ ở trường mầm non, là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được người lớn tổ chức, hướng dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời nhằm giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ lứa tuổi này
1.1.3.2 Trò chơi học tập
a Khái niệm trò chơi học tập
Trò chơi học tập thực chất là một trò chơi có định hướng đối với sự phát
triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo Theo E.I.Chikhieva “Trò chơi đó được gọi là trò chơi học tập hay trò chơi dạy học là vì trò chơi đó gắn liền với một mục đích dạy học nhất định và đòi hỏi cần phải có tài liệu dạy học phù hợp kèm theo”
Còn P.G.Xamarucova cho rằng, loại trò chơi được xem là trò chơi học tập đó
là những trò chơi có nhiệm vụ chủ yếu là giáo dục và phát triển trí tuệ cho trẻ
em
Từ những điều trên, các nhà nghiên cứu về trò chơi, đặc biệt là về sự phân
loại trò chơi của trẻ em mẫu giáo cho phép khẳng định, trò chơi học tập thuộc nhóm trò chơi có luật, thường do người lớn nghĩ ra cho trẻ chơi và dùng nó vào mục đích giáo dục và dạy học, hướng tới việc phát triển hoạt động trí tuệ cho trẻ
b Đặc điểm của trò chơi học tập
Xét về cấu trúc thì trò chơi học tập bao giờ cũng có một cấu trúc rõ ràng và xác định khác hẳn với các dạng trò chơi khác và sự luyện tập Cấu trúc của trò
Trang 3126
chơi học tập gồm 3 thành tố: nhiệm vụ nhận thức (nội dung chơi), các hành động chơi (thao tác chơi), và luật chơi (quy tắc chơi) Nhiệm vụ nhận thức chính là nội dung chơi có tính chất như một bài toán mà trẻ phải dựa trên các điều kiện đã cho, mỗi trò chơi học tập có nhiệm vụ nhận thức của mình, chính điều đó làm cho trò chơi này khác với trò chơi kia Hành động chơi là những động tác trẻ làm trong lúc chơi, nó là một thành tố đặc trưng của trò chơi học tập Luật chơi cũng là một thành tố không thể thiếu của trò chơi học tập, trong trò chơi chứa đựng các luật chơi, đó là những quy định mà nhất thiết trẻ phải tuân thủ trong khi chơi, nếu phá vỡ chúng thì trò chơi cũng bị phá vỡ
Trò chơi học tập bao giờ cũng có một kết quả nhất định, trẻ cảm nhận đươc kết quả hành động của mình: đoán đúng hay sai, nói đúng tên và công dụng của đồ vật … Kết quả này sẽ mang lại niềm vui đối với trẻ, thúc đẩy tính tích cực, củng cố và phát triển vốn hiểu biết của trẻ
Trò chơi học tập, luôn tồn tại mối quan hệ qua lại giữa cô và trẻ, và giữa trẻ với nhau Quan hệ này do nhiệm vụ chơi, hành động chơi hay luật chơi quy định Cô có thể là người tổ chức trẻ chơi, có thể là người tham gia cùng với trẻ, trong mọi trường hợp, trò chơi phụ thuộc vào cô giáo – người tổ chức, điều khiển trò chơi
Tính tự lập và sáng kiến của trẻ được thể hiện trong quá trình trẻ thực hiện các thao tác chơi, hành động chơi Trẻ tự lựa chọn các phương thức hành động trong việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo những hiểu biết của mình để giải quyết nhiệm vụ chơi một cách có hiệu quả
c Ý nghĩa của trò chơi học tập
Trò chơi học tập là phương tiện, con đường cơ bản để phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non Trò chơi học tập phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ trong việc rèn luyện sự nhạy bén, khéo léo và linh hoạt Đồng thời, trò chơi học tập còn là phương pháp, hình thức củng cố, chính xác hóa các biểu tượng và cung
Trang 3227
cấp các biểu tượng và tri thức mới cho trẻ Khi tham gia vào trò chơi học tập, trẻ phải suy nghĩ, vận dụng tri thức mà mình đã có để giải quyết nhiệm vụ học tập chứa trong nội dung chơi Vì vậy, trò chơi học tập được xem là phương tiện để rèn các thao tác tư duy và phát triển trí tưởng tượng cho trẻ Ngoài ra, trò chơi học tập còn phát triển ngôn ngữ, sự tập trung chú ý của trẻ mẫu giáo Bên cạnh đó, trò chơi học tập còn là phương tiện phát triển các năng lực hoạt động trí tuệ cho trẻ như: tính độc lập, chủ động, tư duy linh hoạt, sáng tạo và trò chơi học tập mang lại niềm vui cho trẻ
Tóm lại, trò chơi học tập đối với trẻ mẫu giáo được sử dụng vừa là phương tiện củng cố tri thức, rèn luyện kỹ năng, vừa là hình thức và phương pháp tổ chức dạy học, nó có tác dụng kích thích cho trẻ phát huy tính tích cực, tính sáng tạo trong hoạt động nhận thức nhờ các tình huống chơi hấp dẫn
d Phân loại trò chơi học tập
Trên thực tế vẫn chưa có một ý kiến thống nhất về cách phân loại trò chơi học tập Do đó, các nhà nghiên cứu về trò chơi học tập cũng đưa ra nhiều cách
để phân loại, mỗi cách dựa theo một điểm tựa nhất định
Dựa trên phương tiện tổ chức, trò chơi học tập có các loại sau:
- Trò chơi học tập với đồ vật và tranh in được tiến hành với đồ vật
và đồ chơi khác nhau
- Trò chơi lô tô
- Trò chơi học tập bằng lời nói
- Trò chơi âm nhạc
Dựa trên nhiệm vụ học tập được đưa vào trò chơi, trò chơi học tập bao gồm:
- Trò chơi học tập nhằm cung cấp biểu tượng, tri thức mới
- Trò chơi học tập nhằm củng cố tri thức, biểu tượng đã học
Trang 33- Trò chơi nhằm cung cấp biểu tượng, tri thức mới và củng cố biểu tượng, tri thức đã biết
- Trò chơi rèn luyện các thao tác tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo
- Trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ
- Trò chơi nhằm rèn luyện khả năng tập trung chú ý và sự nỗ lực ý chí của trẻ
Tuy nhiên, sự phân loại trên đây chỉ có ý nghĩa tương đối bởi lẽ nhiều trò chơi học tập đã phản ánh đầy đủ các tiêu chí phân loại trò chơi học tập nêu trên
1.1.3.3 Ý nghĩa của trò chơi học tập đối với sự phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Ngay từ thời xa xưa, trò chơi học tập của trẻ mẫu giáo đã xuất hiện Mỗi một dân tộc đều nghĩ ra cho con em của mình những trò chơi và đồ chơi lý thú, hấp dẫn nhằm thông qua chúng để giáo dục và dạy trẻ học tập, như dạy tiếng mẹ đẻ, dạy trẻ học đếm, làm tính, cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh… Trò chơi học tập dân gian mang tính học tập và giàu cảm xúc, vì thế chúng không những điều khiển được các mối quan hệ qua lại giưa trẻ với nhau mà còn phát triển tính hài hước, tính tích cực của trẻ trong khi chơi Những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đều thống nhất cho rằng, trò chơi học tập có một ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục và phát triển nhân cách nói chung và trí tuệ của trẻ mẫu giáo nói riêng
Trang 3429
Việc dạy học cho trẻ mẫu giáo bằng các trò chơi học tập đã tạo cho chúng khả năng giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới hình thức chơi nhe nhàng, không bị áp đặt, nâng cao hứng thú của trẻ, phát triển khả năng tập trung chú
ý, tạo điều kiện thuận lợi cho những hành động có định hướng phù hợp với lời chỉ dẫn của giáo viên và đảm bảo cho việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng một cách tốt hơn Những nhiệm vụ chơi và hành động chơi đòi hỏi trẻ tích cực huy động các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của mình để đạt được kết quả mà trò chơi
đã đặt ra
Trò chơi học tập có ý nghĩa rất quan trọng, nó là phương tiện để phát triển trí tuệ, giáo dục một số phẩm chất đạo đức cho trẻ Trong lĩnh vực phát triển trí tuệ, trò chơi học tập chính là một phương tiện phát triển ngôn ngữ, sự tập trung chú ý của trẻ mẫu giáo Trong quá trình chơi, trẻ phải sử dụng các giác quan và ngôn ngữ (nói to) của mình để thực hiện các thao tác chơi, nhiệm vụ chơi Do đó, ngôn ngữ của trẻ trở nên mạch lạc và phát triển Trẻ 5-6 tuổi sẽ biết chú ý đến nhiệm vụ và luật chơi hơn, tuy nhiên chúng vẫn thích thú đến quá trình chơi nhiều hơn là kết quả chơi Chính quá trình chơi đó đã giúp trẻ tích cực nhận thức được nội dung chơi và giúp trẻ sử dụng vốn từ để giải quyết vấn đề một cách phong phú hơn Các trò chơi học tập bằng lời nói kết hợp với hành động chơi đa dạng khi tham gia chơi càng làm tăng phần hấp dẫn của chúng với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Khi chơi loại trò chơi này trẻ học cách dựa vào những biểu tượng đã có và dùng lời nói giải quyết nhiệm vụ nhận thức trong những hoàn cảnh mới Trên cơ sở những dấu hiệu chung dần dần trẻ hiểu được ý nghĩa tổng quát của từ và chúng có thể độc lập thực hiện nhiệm vụ trí tuệ, như miêu tả đồ vật, phân biệt dấu hiệu đặc trưng của đồ vật, đoán đồ vật qua sự miêu tả, tìm sự giống và khác nhau giữa các vật… Việc sử dụng trò chơi học tập với việc phát triển vốn từ giúp trẻ hứng thú với việc học
từ mới, ôn lại các từ cũ và khắc sâu hơn, bên cạnh đó, trẻ còn được chơi, quên