1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TẬP GIÁO ÁN MẪU THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO MÔN HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP DẠY CÁC LỚP KHỐI 5 NĂM HỌC 20172018

66 4,6K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 371,66 KB

Nội dung

LỜI GIỚI THIỆU Trong giai đoạn xã hội hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nguồn lực con người Việt Nam trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đảng và nhà nước luôn quan tâm và chú trọng đến giáo dục. Với chủ đề của năm học là “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục dạy học theo hướng trải nghiệm sáng tạo cho học sinh” đối với giáo dục phổ thông. Mà trong hệ thống giáo dục quốc dân, thì bậc Tiểu học có ý nghĩa vô cùng quan trọng là hình thành nhân cách con người nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản. Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi người dạy học phải có kiến thức sâu và sự hiểu biết nhất định về nội dung chương trình sách giáo khoa, có khả năng hiểu được về tâm sinh lí của trẻ, về nhu cầu và khả năng của trẻ. Đồng thời người dạy có khả năng sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Căn cứ chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình lồng ghép giáo dục vệ sinh môi trường, rèn kĩ năng sống cho học sinh. Coi trọng sự tiến bộ của học sinh trong học tập và rèn luyện, động viên khuyến khích không gây áp lực cho học sinh khi đánh giá. Tạo điều kiện và cơ hội cho tất cả học sinh hoàn thành chương trình và có mảng kiến thức dành cho đối tượng học sinh năng khiếu. Việc nâng cao cất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh là nhiệm vụ của các trường Tiểu học. Để có chất lượng giáo dục toàn diện thì việc nâng cao chất lượng học sinh giáo dục, kĩ năng sống là vô cùng quan trọng. Môn giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh được trải nghiệm với cuộc sống nâng cao kĩ năng sống nhằm giáo dục con người sáng tạo toàn diện. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau. Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi học sinh vừa là người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình nên học sinh không những biết cách tích cực hoá bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm” Để có tài liệu giảng dạy kịp thời và sát với chương trình học, tôi đã nghiên cứu biên soạn: “Tập giáo án mẫu theo hướng trải nghiệm sáng tạo dạy học môn giáo dục ngoài giờ lên lớp dạy học sinh lớp 5 năm học 20172018” nhằm giúp giáo viên có tài liệu giảng dạy nâng cao chất lượng giáo dục. Trân trọng giới thiệu với thầy giáo và cô giáo cùng quý vị bạn đọc tham khảo và phát triển tài liệu: TẬP GIÁO ÁN MẪU THEO ĐỊNH HƯỚNG: “TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO” MÔN HOẠT ĐỘNG, GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP DẠY HỌC SINH CÁC LỚP KHỐI 5. Trân trọng cảm ơn

Trang 1

TÀI LIỆU GIÁO DỤC HỌC -™™™ -

Trang 2

LỜI GIỚI THIỆU

Trong giai đoạn xã hội hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nguồn lực con người Việt Nam trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước Giáo dục ngày càng có vai trò vànhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Đảng và nhà nước luôn quan tâm và chú trọng đến giáo dục Với chủ đề của năm học là “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục dạy học theo hướng trải nghiệm sáng tạo cho học sinh” đối với giáo dục phổ thông Mà trong hệ thống giáo dục quốc dân, thì bậc Tiểu học có ý nghĩa vô cùng quan trọng

là hình thành nhân cách con người nhằm giúp học sinh hình thành những

cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi người dạy học phải có kiến thức sâu và sự hiểu biết nhất định về nội dung chương trình sách giáo khoa, có khả năng hiểu được về tâm sinh lí của trẻ, về nhu cầu và khả năng của trẻ Đồng thời người dạy có khả năng sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh Căn cứ chuẩn kiến thức kỹnăng của chương trình lồng ghép giáo dục vệ sinh môi trường, rèn kĩ năng sống cho học sinh Coi trọng sự tiến bộ của học sinh trong học tập

và rèn luyện, động viên khuyến khích không gây áp lực cho học sinh khi đánh giá Tạo điều kiện và cơ hội cho tất cả học sinh hoàn thành chương trình và có mảng kiến thức dành cho đối tượng học sinh năng khiếu

Việc nâng cao cất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh là nhiệm vụ củacác trường Tiểu học Để có chất lượng giáo dục toàn diện thì việc nâng cao chất lượng học sinh giáo dục, kĩ năng sống là vô cùng quan trọng Môn giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh được trải nghiệm với cuộc sống nâng cao kĩ năng sống nhằm giáo dục con người sáng tạo toàn diện Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách

và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình Trải nghiệm sáng tạo

là hoạt động được coi trọng trong từng môn học; đồng thời trong kế

Trang 3

hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗihoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi học sinh vừa là người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình nên học sinh không những biết cách tích cực hoá bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cách

tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm”

Để có tài liệu giảng dạy kịp thời và sát với chương trình học, tôi đã nghiên cứu biên soạn: “Tập giáo án mẫu theo hướng trải nghiệm sáng tạodạy học môn giáo dục ngoài giờ lên lớp dạy học sinh lớp 4 năm học 2017-2018” nhằm giúp giáo viên có tài liệu giảng dạy nâng cao chất lượng giáo dục

Trân trọng giới thiệu với thầy giáo và cô giáo cùng quý vị bạn đọc tham khảo và phát triển tài liệu:

TẬP GIÁO ÁN MẪU

THEO ĐỊNH HƯỚNG:

“TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO”

MÔN HOẠT ĐỘNG, GIÁO DỤC

NGOÀI GIỜ LÊN LỚP DẠY HỌC SINH

CÁC LỚP KHỐI 5.

Trang 4

TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

Tuần: 1 NỘI QUI NHÀ TRƯỜNG

& NHIỆM VỤ HỌC TẬP

CỦA HỌC SINH LỚP 5

1 Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:

a/ Kiến thức: Hiểu được nội qui của nhà trường và nhiệm vụ của học sinh lớp 5

b/ Kĩ năng: Thực hiện nghiêm túc nội qui của nhà trường và nhiệm vụ của người HS

c/ Thái độ: Có ý thức thực hiện tốt nội qui của nhà trường và nhiệm vụ của hs lớp 5

2 Phương tiện dạy học:

- Bảng nội qui của trường

3 Các hoạt động dạy-học

a/ Ổn định tổ chức

b/ Bài mới

* Nội qui của nhà trường:

Gv nêu 1 số nội qui của nhà trường

HS thảo luận về nội qui của nhà trường và ý nghĩa

* Nhiệm vụ của học sinh lớp 5:

-HS thảo luận: Kính trọng thầy cô giáo, nhân viên nhà trường

-Đoàn kết giúp đỡ bạn bè

Phát huy truyền thống nhà trường

-Thực hiện nội quy nhà trường

Trang 5

Hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.

-Rốn luyện thõn thể, giữ gỡn vệ sinh cỏc nhõn

-Tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp đội

-Giữ gỡn tài sản nhà trường, giúp đỡ gia đỡnh

-Tham gia lao động công ích và công tác xó hội

GV:? Qua cỏc nhiệm vụ của học sinh lớp 5, em thấy bản thõn mỡnh đó thực hiện tốt nhiệm vụ của mỡnh chưa?

GV? Cần phải làm gỡ để thực hiện tốt các nhiệm vụ của học sinh lớp 5?GV:?Bản thân em đó thực sự hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và rốn luyện thõn thể chưa?

HS thảo luận trả lới các câu hỏi

4 Kết thúc hoạt động:

Người điều khiển:

Nêu một số nội dung chính về nội qui của nhà trường và nhiệm vụ củahọc sinh lớp 5

*********************************

TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

Tuần: 2 TèM HIỂU TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

1 Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:

Củng cố khắc sâu nhận thức về truyền thống tốt đẹp của trường, nhữngtấm gương dạy tốt của thầy, cô giáo và gương học tốt của học sinh

-Phấn khởi, tự hào và phát huy truyền thống tốt đẹp của trường, lớp bằng

Trang 6

2 Phương tiện dạy học:

Những truyền thống của Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo

3 Các hoạt động dạy-học:

a/ Ổn định tổ chức:

b/ Kiểm tra bài cũ:

-Bạn hóy hỏt bài hỏt cú từ:” mỏi trường ”

-Bạn hóy hỏt bài hỏt cú từ:” cụ giỏo em”

c/ Bài mới:

- Những truyền thống tốt đẹp của Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo

- Những tấm gương học tốt của trường, của lớp mà bạn mến phục

- Bảo vệ và phát huy truyền thống của trường

* Thi hiểu biết về truyền thống nhà trường

Câu 1: Thành tích của trường ta trong những năm học qua là gỡ?

Câu 2: Năm học vừa qua lớp ta có bao nhiêu học sinh khá, giỏi?

Câu 3: Năm học vừa qua Có bao nhiêu học sinh trường ta đạt giải họcsinh giỏi cấp huyện?

Câu 4: Có những bạn nào làm được việc tốt mà chúng ta cần học tập?

* Thi đố vui và văn nghệ (dành cho cổ động viên)

Người dẫn chương trỡnh nờu từng câu đố vui hoặc yêu cầu văn nghệ, sau

đó lần lượt mời các cổ động viên trả lời

-Cổ động viên các tổ cùng tham gia

4 Kết thúc hoạt động & rút kinh nghiệm:

-Trưởng ban giám khảo công bố kết quả thi giữa các đội

Trang 7

-Mời giáo viên chủ nhiệm lên tuyên dương hoặc khen thưởng các độiđược xếp hạng nhất, nhỡ.

-Nhận xột chung về tinh thần, ý thức và kết quả tham gia hoạt động của các tổ và thành viên trong lớp

TUẦN 3:

TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

HỘI VUI HỌC TẬP

1 Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:

- Ôn tập củng cố kiến thức các môn học

-Xây dựng thái độ phấn đấu vươn lên học giỏi, say mê học tập

-Rèn tư duy nhạy và kĩ năng phát hiện, trả lời các câu hỏi

2 Phương tiện dạy học: Câu đố vui về các môn học.

3 Các hoạt động dạy-học:

a/ Ổn định tổ chức:

b/ Kiểm tra bài cũ: -Bạn cần làm gỡ và làm như thế nào để góp phầnthực hiện tiết học tốt?

c/ Bài mới: Hỏt tập thể; Tuyờn bố lý do, giới thiệu chương trỡnh

*Hội vui học tập: Câu đố về danh nhân lịch sử.

Phần 1: Ai nhanh, ai giỏi

-Đây là phần thi cá nhân

Phần 2: Đội nào nhanh hơn, giỏi hơn

-Đây là phần thi giữa các tổ

Trang 8

1 Vua nào xuống chiếu dời đô

Về Thăng Long vững cơ đồ nước Nam

2.Ải nào núi đá giăng giăng

Năm xưa tướng giặc Liễu Thăng rụng đầu?

3.Sông nào nổi sóng bạc đầu

Ba phen cọc gỗ đâm tàu giặc tan

4.Vua nào từ thở ấu thơ

Cờ lau tập trận đợi giờ khởi binh

5 Vua nào đó bốn nghỡn xuõn

Vẫn ghi công đức toàn dân phụng thở

2.Một số mốc lịch sử trong tháng 10:

? Bạn haỹ kể tên một số ngày lễ trong tháng 10?

-10-10:Ngày giải phóng thủ đô

-15-10:Ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành Giáo dục

-20-10: Ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam

-24-10:Ngày Liên hợp quốc

? Bạn hóy kể một vài tấm gương sáng trong học tập?

*Công bố kết quả thi giữa các đội

* Một số câu hỏi về kiến thức các bộ môn đó học trong thỏng 9,10 ở lớp 5

* Văn nghệ xen kẽ

4 Kết thúc hoạt động:

-Ban tổ chức nhận xột kết quả tham gia, ý thức chuẩn bị của cỏ nhõn

và cỏc tổ

Trang 9

TUẦN 4:

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP XÂY DỰNG SỔ TRUYỀN THỐNG LỚP EM

I MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:

- HS biết đóng góp công sức xây dựng Sổ truyền thống của lớp

- Giáo dục HS lòng tự hào là một thành viên của lớp và có ý thứcbảo vệ danh dự, truyền thống của lớp

II QUY MÔ HOẠC ĐỘNG

Tổ chức theo quy mô lớp

III TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Một cuốn sổ bìa cứng khôt 19x26.5cm

- Mỗi HS về chuẩn bị: 1 tấm ảnh cá nhân cỡ 4x6 và viết một vài dòng

tự giới thiệu về bản thân như

+Ngày, tháng, năm sinh + Quê quán

+ Năng khiếu, sở trường +Môn thể thao, nghệ thuậtyêu thích nhất

+ Thành tích về các mặt: học tập, rèn luyện đạo đức, văn nghệ, thểdục thể thao, lao động…

- Các tổ chuẩn bị:

+ Chụp 1 bức ảnh chung của tổ

+ Viết một vài nét giới thiệu về tổ mình Ví dụ: Tổ gồm có bao nhiềuHS? Trong đó có bao nhiêu bạn nam? Bao nhiêu bạn nữ? Tổ trưởng làai? Tổ phó là ai? Tổ có những thành tích nổi bật gì? có những đặc điểmnổi bật nào?

Tiến hành làm Sổ truyền thống của lớp

- Ban biên tập thu nhập tranh ảnh và các thông tin về lớp, về các tổ,

Trang 10

- Sắp xếp tranh ảnh, thông tin theo từng loại

- Tổng hợp, biên tập lại các thông tin

- Trình bày, trang trí Sổ truyền thống

Cấu trúc sổ truyền thống của lớp có thể như sau:

Trang bìa: Phía trên đầu trang có tên trường Chính giữa trang bìa làhàng tít lớn “Sồ truyền thống lớp …”

Trang 1: Dán bức ảnh chụp chung của cả lớp, có hàng chữ chú thích

ở dưới

Các trang tiếp theo sẽ lần lượt trình bày các nội dung sau:

- Giới thiệu chung về lớp:

+ Tổng số HS? Só HS nam? Số HS nữ?

+ Giới thiệu về thầy/ cô giáo chủ nhiệm lớp

+ Giới thiệu về Ban cán sự lớp (lớp trưởng, lớp phó, cán sự phụ tráchcác mặt …)

+ Giới thiệu về tổ chức lớp (lớp có mấy tổ? Tổ trưởng, tổ phó củamỗi tổ? Đặc trưng của mỗi tổ? )

Giới thiệu thành tích và những hoạt động nổi bật của lớp về các mặt:học tập, đạo đức, thể dục thể thao, văn nghệ, lao động… (nên có ảnhminh họa các hoạt động kèm theo)

V CỦNG CỐ DẶN DÒ

Trang 11

TUẦN 5: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

BÀY CỖ TRUNG THU

1 MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

- HS hiểu ý nghĩa của tết trung thu

- HS biết cùng các bạn bày mâm cỗ trong đêm trung thu

- Tạo niềm vui và không khó hào hứng, rộn rã cho HS trong ngàyhội

2 QUY MÔ HOẠT ĐỘNG

Có thể tổ chức theo quy mô lớp, khối lớp hoặc toàn trường

3 TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Các loại hoa quả để bày cỗ

- Các nguyên liệu để làm chó bằng bưởi: quả bưởi, tăm tre nhọn haiđầu, khuy nhựa mỏng màu đen, thân cây chuối con…

- Các bức ảnh minh họa mâm cỗ Trung thu

4 CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

Phổ biến mục đích, yêu cầu hoạt động

- Trước 1-2 tuần, GV phổ biến cho HS nắm được:

Trung thu là tết của trẻ em Theo truyền thống, trong đêm Trung thungười ta thường bày mâm quả Đó là một hoạt động hấp dẫn, thể hiện sựsáng tạo cùng với đôi bàn tay khéo kéo của người bay Để đón một đêmtrăng Trung thu thật vui vẻ, lớp ta sẽ tự tay bày mâm quả vui liên hoan.Mỗi tổ sẽ bày một mâm quả và thi xem tổ nào sẽ dành giải “Bàn tayvàng”

- GV: Trong mâm cỗ trung thu, chú chó làm bằng tép bưởi thườnggiữ vai trò trung tâm thể hiện tài khéo léo của người bày Để tạo ra chúchó này, đòi hỏi người làm phải khéo từ cách chọn các nguyên liệu đếndựng hình sao cho chú chó càng xù lông càng đẹp

Trang 12

Hai qua tre nhọn, dài dùng để xiên đầu vào thân chó Một hộp tămnhọn hai đầu (hay hộp đinh ghim) để cài múi bưởi

Mắt, mũi chó: Dùng hột nhãn (hoặc vỏ trái cây dày có màu đen)

Lưỡi chó: Dùng miếng cam (quýt, quả ớt, cắt hình lưỡi chó

* Cách làm:

Cắt vát đầu thân, dùng que nhọn dài ghép vào đầu chó, (đầu ngóc lêncao hơn thân) Phần đáy của thân chó cắt phẳng để đặt chó lên khau chơvững Như vậy là chúng ta đã tạo được “bộ khung”

Các múi bưởi được tách xòe sao cho các tép bưởi vẫn dính vào vỏmúi Cắt bỏ vỏ múi ở hai bên phần tép

Nhẹ nhàng kết các múi bưởi ra ngoài bộ khung, bắt đầu từ đầu chóchạy dài theo đường sống lưng đến tận đuôi chó, kết đến đâu ghim luônđến đó Kết tiếp như vậy cho kín thân chó để tép bưởi chạm tới khay,không kết vào phần “mông chó” phần mông này phải xoay hướng tépbưởi xuôi xuống khi kết Trang trí chú chó cho sinh động nhờ khéo cắthình và gắn mắt, mũi, tai, lưỡi

5 CỦNG CỐ DẶN DÒ : Nhận xét tiết học , chuẩn bị bài sau

Trang 13

TUẦN 6: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

GIAO LƯU TUYÊN TRUYỀN VIÊN GIỎI VỀ AN TOÀN

GIAO THÔNG

1 Mục tiêu hoạt động:

- Giúp HS có thêm những thông tin bổ ích về luật an toàn giao thông

và phòng tránh các tai nnaj thương tích thường xảy ra với trẻ em thôngqua các hoạt động tuyên truyền, văn hóa văn nghệ

- Biết cách xr lí, cơ cứu đơn giản khi gặp tai nạn thương tích

- Giáo dục các em ý thức tôn trọng luật an toàn giao thông và cáchphòng, tránh các tai nạn thương tích thường gặp

2 Quy mô hoạt động.

Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường

3 Tài liệu và phương tiện

- Tài liệu về luật giao thông đường bộ; tranh ảnh, mô hình giaothông; một số biển báo thường gặp…

4 Các bước tiến hành

Chuẩn bị:

Trước 1-2 tuần, GV cần phổ biến cho HS nắm được

- Chủ đề cuộc giao lưu

- Hướng dẫn HS sưu tầm các câu chuyện, tư liệu, hình ảnh liên quanđến chủ đề

- Nội dung: An toàn giao thông và phòng tránh tai nạn thương tích ởtrẻ em

- Hình thức giao lưu tuyên truyền về an toàn giao thông và phòngtránh các tai nnaj thương tích thường gặp ở trẻ em dưới hình thức tiểuphẩm

Trang 14

- Giới thiệu Ban giám khảo

- Giới thiệu các đội thi, mời các đội thi tự giới thiệu về đội hình

- Lần lượt từng đội lên trình diễn tiểu phẩm tuyên truyền

Tổng kết - đánh giá

- Ban giám khảo đánh giá, nhận xét cuộc thi và thái độ của các đội

- Trong thời gian Ban giám khảo hội ý riêng, đội văn nghệ sẽ biểudiễn một số tiết mục văn nghệ chuẩn bị trước

- Công bố kết quả cuộc thi

- Người dẫn chương trình mời các cá nhân đại diện cho mỗi lên nhậnphần thưởng Đọc đến tên đội nào thì đại diện đội đó lên đứng thànhhàng ngang trước sân khấu

- Mời đại diện đại biểu lên trao phần thưởng và phát biểu ý kiến

- Người dẫn chương trình cảm ơn đại biểu và các HS đã nhiệt tìnhtham gia cuộc thi

- Tuyên bố kết thúc cộc thi

5 CỦNG CỐ DẶN DÒ : Nhận xét tiết học dặn dò VN

Trang 15

TUẦN 7: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

TRÒ CHƠI “TRÁI BÓNG YÊU THƯƠNG”

I Mục tiêu hoạt động:

- Thông qua trò chơi, HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, biết dùngnhững lời nhận xét tốt đẹp khi nới với bạn bè

- HS có ý thức trân trọng tình cảm bạn bè

II Quy mô hoạt động;

Tổ chức theo quy mô lớp

III Tài liệu và phương tiện

Một quả bóng cao su vừa bàn tay cảu HS lớp 5: Nếu không có bóngcao su có thể dùng báo cũ vo tròn thay bóng

IV Các bước tiến hành

Tổ chức trò chơi

- GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi Lưu ý HS

+ trước khi ném bóng cho một bạn nào đó trong lớp, HS cần phải nóimột lời yêu thương hoặc một lời khen xứng đáng đối với bạn Ví dụ: Bạn rất vui tính

+ Người nhận bóng nếu giữ bóng trên tay lâu (Khoảng 10 số đếm)

mà chưa nói được lời yêu thương, sẽ phải trao bóng trra cho quản trò + Nếu người nhận bóng bắt trượt, bóng rơi xuống đất sẽ bị mất lượt.Bóng lại trả về tay quản trò

+ Mỗi HS chỉ được nhận bóng 1 lần Nếu người tung bóng nhằm lầnthứ hai tới bạn, sẽ mất quyền tung bóng và phải trả bóng cho quản trò

- Tổ chức cho lớp chơi thử

- Chơi thật: Cả lớp đứng thành vòng tròn, Quản trò đứng giữa vòngtròn Bắt đầu chơi, người thứ nhất nói một lời yêu thương hoặc một lời

Trang 16

bóng cho bạn đó Cứ như vậy, quả bóng sẽ được truyền tay và trao gửilời yêu thương cho tất cả các bạn trong lớp…

Thảo luận sau trò chơi

- Sau khi tổ chức cho HS chơi xong, GV có thể tổ chức cho cả lớpthảo luận theo các câu hỏi sau:

+ Em cảm thấy như thế nào khi được nhận những lời yêu thương, lờikhen tặng của bạn bè đối với mình

+ Em cảm thấy như thế nào khi nòi lời yêu thương, lời khen đối vớibạn?

+ Qua trò chơi này em có thẻ rút ra điều gì?

- GV nhận xét, khen ngợi những lời nói yêu thương, khích lệ bạn bècủa tất cả HS trong lớp Căn dặn HS hãy luôn sử dụng những lời nói yêuthương, khen ngợi đối với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày cũng nhưhãy đón nhận, trân trọng món quà quý giá đó của tình bạn

5 CỦNG CỐ DẶN DÒ : Nhận xét tiết học dặn dò VN

Trang 17

TUẦN 8 – HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

TIỂU PHẨM “DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU) 1- Mục tiêu hoạt động:

- HS hiểu: giúp đỡ, bảo vệ người yếu hơn mình là việc làm cần thiết

- Giáo dục HS ý thức quan tâm, bảo vệ bạn bè

2- Quy mô hoạt động

Tài liệu và phương tiện

Dế mèn tướng rất oai phong, đầu to ghồ ghề, đôi cánh giang rộng,cặp chân khỏe nhờ ham tập luyện đạp vào không khí kêu vù vù …Đangvui vẻ nghêu ngao ca hát, bỗng Dế mèn tròn xoe nhìn dáng vẻ gầy nhom,

ốm yếu của chị nhà trò

Dế mèn: Nhà Trò tại sao em khóc? Đứa nào bắt nạt em?

Nhà trò (lau nước mắt, mếu máo): Anh ơi, Anh ơi! Hu Hu … anh

cứi em … là bọn nhện độc

Dế mèn: Anh biết bọn này nổi tiếng hay phá phách Thế chúng làm

gì em?

Nhà trò: Bọn chúng đánh em , không cho em tới trường Mấy lần

bọn nhện giăng tơ giữa đường bắt em, vặt chân, vặt cánh m, còn định ănthịt em nữa … Em sợ lắm

Dế mèn: Đúng là bọn độc ác cậy khỏe ức hiếp yếu Sao không ai

bênh vực em?

Nhà trò (vẫn run rẩy, mắc liếc quanh): Anh ơi! ở đây ai cũng sợ,

không dám dây với chúng Lúc em bị đánh, ai cũng chỉ biết đứng nhìn

Dế Mèn: (rung rung râu, tức giận): Hèn Thế là hèn Thấy người

khác bị đánh mà không dám cứu giúp là hèn Em yên tâm, anh sẽ bảo vệ

Trang 18

Nhà trò: Đi đi anh, không khéo bọn chúng giăng tơ bắt nốt cả anh….

Dế mèn: (Cương quyết): Không anh không phải thằng hèn, bây giờ

anh sẽ nấp sau phiến đá này, em cứ gọi bọn chúng ra nói chuyện

Người dẫn chuyện: Dế mèn vừa núp sau phiến đá, cả bày nhện đã ào

ào xông tới Nhện chúa khoái chí, cười sằng sặc

Nhện chúa: Con Nhà trò chúng bay ơi! Quăng lưới bắt nó đem về ăn

thịt

Người dẫn chuyện: Thấy bọn nhện độc quá đông lại hung hãn, Dế

mèn cũng hơi do dự, nhưng nhớ lời hứa với nhà trò, Dế liền bay ra

Dế mèn: Bọn kia, không được bắt nạt kẻ yếu Có Dế mèn đây!

Người dẫn chuyện: Cả bọn nhện ào ao quang lưới hòng bắt sống Dế

mèn Nhanh như cắt, Dế mèn tung cặp giò với những lưới cưa sắt nhọn

đá rách hết lưới nhện Bỗy nhện ngã lộn nhào Dế mèn nanh tay khóa cổlên nhện chúa

Dế mèn: Đầu hàng chưa? Còn dám bắt nạt kẻ yếu nữa không?

Người dẫn chuyện: Tên Nhện chúa bị khóa chặt cổ, van xin rối rít

Dế mèn (Quay sang Nhà trò): từ nay em không phải sợ chúng Em

hay sợ, chúng lại càng được thể Chúng còn dám bắt nạt, báo cho anh,hay bác Xen Tóc, anh Châu Chấu Voi… trừng bị

Người dẫn chuyện: Chị nhà trò sung sướng, cảm ơn Dế mèn, rồi vỗcánh bay đến trường

4, CỦNG CỐ DẶN DÒ : Nhận xét tiết học dặn dò VN

TUẦN 9: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP KẾT BẠN CÙNG TIẾN

1- Mục tiêu hoạt động

Thông qua việc “Kết bạn cùng tiến” giáo dục HS biết quan tâm, giúp

đỡ, chia sẻ với bạn bè trong học tập và các hoạt động khác ở lớp,ởtrường

2- Quy mô hoạt động

Tổ chức theo quy mô lớp

3- Tài liệu và phương tiện

Trang 19

Sưu tầm những câu chuyện về “Đôi bạn cùng tiến” trong trường, trênbáo chí, đài truyền hình, mạng Internet…

4- Các bước tiến hành

Bước 1: Chuẩn bị

- Trước một tuần, GV phổ biến ý nghĩa, yêu cầu của việc kết “Đôibạn cùng tiến” (Thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với nhau nhữngniềm vui, những khó khăn trong học tập, trong sinh hoạt ở lớp, ở trường,

ở nhà …)

- Nêu các yêu cầu cần chuẩn bị cho buổi ra mắt “Đôi bạn cùng tiến”

tổ chức vào buổi sinh hoạt lớp sắp tới

+ Sưu tầm những câu chuyện về “Đôi bạn cùng tiến” trong trường,trên báo chí, đài truyền hình, mạng Internet…

+ Chọn bạn kết đôi với mình

+ Cùng với bạn chuẩn bị nội dung sẽ cùng nhau phấn đấu trong nămhọc này và trình bày trên giấy HS, có trang trí đẹp

Bước 2: Ra mắt “ Đôi bạn cùng tiến”

- MC tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình

- Các “Đôi bạn cùng tiến” trong lớp lần lượt lên tự giới thiệu trướclớp và nói về hướng phấn đấu, giúp đỡ của mình

- MC mời các bạn trong lớp kể những câu chuyện về “Đôi bạn cùngtiến” đã sưu tầm

Bước 3: Nhận xét - đánh giá

GV khen ngợi sự thành công của buổi ra mắt “Đôi bạn cùng tiến”.CHúc các đôi bạn trong lớp đạt chỉ tiêu phấn đấu mình đã đặt ra

Trang 20

TUẦN 10: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO

2- QUY MÔ HOẠT ĐỘNG

Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường

3- Tài liệu và phương tiện.

- Tranh ảnh, thông tin về hoạt động nhân đạo của trường, địa phương

- Trước 2-3 tuần, GV nêu mục đích, ý nghĩa của hoạt động nhân đạo

và phát động phong trào HS thi đua tham gia hoạt động này

- HS chuẩn bị các món quà quyên góp phù hợp với khả năng của bảnthân (có thể là sách, vở, đồ dùng học tập, quần áo cũ, sách truyện, đồdùng cá nhân, tiền …)

- Đóng gói quà của cá nhân hoặc tập trung đóng gói của cả tổ, thống

kê số lượng các món quà quyên góp

Bước 2: Lễ quyên góp, ủng hộ

- MC tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình, giới thiệu Ban tổ chứctiếp đón các món quà quyên góp (có thể gồm GV chủ nhiệm, lớp trưởng,lớp phó)

- văn nghệ chào mừng

Trang 21

- MC mời lần lượt từng cá nhân, đại diện từng nhóm, từng tổ lên traoquà ủng hộ cho Ban tổ chức

- Một đại diện HS phát biểu cảm tưởng

- Trưởng ban tổ chức cảm ơn tấm lòng hảo tâm của tất cả HS tronglớp và thông báo các món quà này sẽ được thống kê chung mang tên lớp

để trao tặng trong buổi lễ quyên góp của toàn trường

- Giới thiệu về một số hoạt động nhân đạo cảu trường, địa phương và

cả nước

4, CỦNG CỐ DẶN DÒ : Nhận xét tiết học dặn dò VN

Trang 22

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

CHỦ ĐỀ: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO

TUẦN 11 - VIẾT THƯ, GỬI THIẾP CHÚC MỪNG THẦY

GIÁO, CÔ GIÁO CŨ

1- MỤC TIÊU HOẠT ĐÔNG

- Phát triển ở HS tình cảm thiêng liêng thầy và trò

- HS biết kính trọng, lễ phép, biết ơn và yêu quý các thầy giáo, côgiáo

- HS yêu thương, yêu lớp, thích đi học

- Phát triển các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định

2- Quy mô hoạt động

Tổ chức theo quy mô lớp, khối lớp

3- Tài liệu và phương tiện

- Đầu DVD, tivi

- Các video clip về tình cảm thầy trò trong dịp khai trương, ngày20/11… (nếu có) (xem ảnh số 4)

- Sưu tầm các bức thư hay gửi thầy giáo cũ

- Cao dao, tục ngữ về người thầy

- Các câu chuyện về tình thầy trò

- Các bài hát ca ngợi thầy, nói về mái trường, lớp học

+ Lớp chúng mình rất vui - Nhạc và lời: Mộng Lân

+ Bụi phấn - Nhạc: Vũ Hoàn, lời: Lê văn Lộc

4- Các bước tiến hành

Bước 1: Chuẩn bị

- GV thông báo cho HS biết nội dung, kế hoạch về hoạt động trước1-2 tuần

- Hướng dẫn HS sưu tầm các bức thư hay gửi thầy giáo cũ

- Hướng dẫn HS sưu tầm ca dao, tục ngữ về người thầy, các câu chuyện

về tình thầy trò

- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ

- Xây dựng chương trình hoạt động trong 1 tiết

Bước 2: Tiến hành

Trang 23

- Cả lớp hát (hoặc nghe băng) bài hát “Bụi phấn”, Nhạc Vũ Hoàn, lời

Lê Văn Lộc

- GV trao đổi với HS: Nội dung bài hát nói về điều gì? (Lòng kínhyêu, biết ơn công lao người thầy cảu HS… tình cảm của người HS dànhcho người thầy)

- Liên hệ cá nhân

+ Các em đã bao giờ có cử chỉ, hành động hoặc lời nói thể hiện tìnhcảm yêu quý thầy giáo, cô giáo chưa? Lúc đó thái độ của các thầy giáo,

cô giáo như thế nào?

+ Các em đã bao giờ được đón nhận tình cảm cao quý (cử chỉ, lời nóiyêu thương hoặc sự giúp đỡ chân thành) của các thầy giáo, cô giáo? Tâmtrạng của em lúc đó ra sao? Điều đó có ảnh hưởng đối với em như thếnào?

- GV đọc cho HS nghe một bài bức thư gửi thầy giáo cũ

- Hướng dẫn HS viết thư, gửi thiếp chúc mừng các thầy cô giáo cũ

- HS viết thư hoặc làm thiếp chúc mừng các thầy cô giáo cũ

- GV có thể mời một số HS chia sẻ các bức thư, các bưu thiếp các em

đã viết

- GV khen gợi HS đã biết thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn đối vớicác thầy cô giáo cũ và nhấn mạnh các thầy cô giáo cũ sẽ rất vui và tựhào khi nhận được những bức thư/ thiếp chúc mừng của các em

- HS hát, đọc thơ, ca dao tục ngữ về tình cảm thầy - trò

4, CỦNG CỐ DẶN DÒ : Nhận xét tiết học dặn dò VN TUẦN 12: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

GIAO LƯU TÌM HIỂU VỀ NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11

1- Mục tiêu hoạt động

- Giúp HS biết và hiểu về lịch sử, nguồn gốc và ý nghĩa to lớn củangày Nhà giáo Việt Nam

- Giáo dục HS thêm kính yêu, biết ơn công lao của các thầy cô giáo

- Tạo không khí thi đua học tập, rèn luyện sôi nổi trong HS

- Rèn kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể, kĩ năng hợp tác cho HS

2- Quy mô hoạt động

Trang 24

3- Tài liệu và phương tiện

- Các sách, báo, tài liệu, tranh ảnh về ngày nhà giáo Việt Nam

- Phần thưởng cho các đội thi

- Các bản thông báo về thể lệ, nội dung thi

- Micro, loa, ampli, sân khấu tổ chức cuộc thi

4- Các bước tiến hành

Bước 1:

Trước một tháng, nhà trường phổ biến cho HS nắm được

- Kế hoạch tổ chức giao lưu

- Thể lệ cuộc giao lưu: Thành lập các đội tham gia giao lưu giữa cáclớp khối 5

- Nội dung thi

+ Các thông tin có liên quan tới ngày Quốc tế Hiến chương các nhàgiáo

+ Các thông tin có liên quan tới ngày nhà giáo Việt Nam

+ Các hoạt động về ngày nhà giáo Việt Nam

Bước 3: Tổ chức hội thi

- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu

- Trưởng ban tổ chức khai mạc, giới thiệu về chủ đề và ý nghĩa củabuổi giao lưu

- Giới thiệu Ban giám khảo và danh sách những đội tham gia dự thi

- Trưởng ban giám khảo công bố chương trình giao lưu và mời cácđội vào vị trí để tiến hành giao lưu

-Tiến hành giao lưu

Bước 4: Công bố kết quả và trao giải

Trang 25

- Trưởng Ban tổ chức hội thi công bố tổng số điểm của mỗi đội vàthông báo kết quả hội thi

- Trao các giải thưởng

4, CỦNG CỐ DẶN DÒ : Nhận xét tiết học dặn dò VN TUẦN 13 – HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

HÁT VỀ THẦY CÔ GIÁO EM

1- Mục tiêu hoạt động

- Giáo dục HS lòng kính yêu, biết ơn công lao của các thầy cô giáo

- Tạo không khí thi đua học tập, rèn luyện sôi nổi trong HS

- Rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động cho HS

2- Quy mô hoạt động

Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường

3- Tài liệu và phương tiện

- Băng rôn, hoa, loa đài, trang âm

+ Các bài hát nói về hoạt động đội thiếu niên tiền phong

Bước 2: Duyệt các tiết mục văn nghệ của các lớp

- Chuẩn bị sân khấu và các phương tiện phục vụ cho duyệ các tiếtmục

- Lựa chọn MC là hai HS lớp 5 (một nam, một nữ) dẫn chương trình

- MS hướng dẫn các đội văn nghệ của các lớp lần lượt biểu các tiếtmục văn nghệ

Trang 26

- Ban tổ chức duyệt các tiết mục văn nghệ (của các thể loại) đượctham gia đêm công diễn

Bước 3:

- Trước đêm công diễn (nên tổ chức vào tối ngày 19/11) nhà trườngcần thông báo trên các phương tiện truyền thông nhà trường cho tất cả

GV, HS và phụ huynh HS được biết kế hoạch hội diễn

- Ban tổ chức xây dựng chương trình đêm hội diễn

- Các tiết mục văn nghệ khớp nhạc lần cuối

- Ban tổ chức tổng duyệt chương trình trước khi biểu diễn

- Chuẩn bị cho đêm công diễn

+ Treo băng rôn về hội diễn văn nghệ chào mừng ngày 20-11

+ Chuẩn bị sân khấu, chuẩn bị dán nhạc và các phương tiện trang

âm, loa đài phục vụ hội diễn

+ Chuẩn bị ghế ngồi cho đại biểu và khách mời

+ Bố trí chỗ ngồi cho các lớp

Bước 4: Đêm công diễn

- MC tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu

- Trưởng ban tổ chức lên khai mạc đêm hội diễn

- Kết thúc hội diễn MC mời các đại biểu lên tặng hoa và quà cho cácdiễn viên, các tiết mục đặc sắc

4, CỦNG CỐ DẶN DÒ : Nhận xét tiết học dặn dò VN HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

TUẦN 14

NGÀY HỘI MÔI TRƯỜNG

1- MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

Hoạt động nhằm

- Nâng cao nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường cho HS

- Góp phàn thay đổi nhận thức của HS về môi trường và trách nhiệmbảo vệ môi trường

- Thực hiện giữ gìn, bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường và nơi côngcộng

- Rèn kỹ năng giao tiếp, hợp tác, tổ chức hoạt động

2- QUY MÔ HOẠT ĐỘNG

Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường

Trang 27

3- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Tranh, ảnh, clip về sự ô nhiễm môi trường

- CD các bài hát về môi trường

- Các trò chơi môi trường cho các lứa tuổi tiểu học

- Phần thưởng trong tổ chức trò chơi

- Trang âm và các thiết bị phục vụ “ngày hội môi trường”

4- CÁCH TIẾN HÀNH

Bước 1: Chuẩn bị

- Nhà trường thông báo cho HS về nội dung, chương trình, kế hoạch

tổ chức “ngày hội môi trường” trước một tháng để các lớp chuẩn bị

- Thành lập Ban tổ chức, các tiểu ban nội dung và các ban giám khảocho từng nội dung thi trong ngày hội

- Hướng dẫn HS thu nhập các thông tin, tư liệu về môi trường ở địaphương và trên các phương tiện thông tin đại chúng

- Các lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ và luyện tập các nội dungtham gia thi trong “ngày hội môi trường”

- Ban tổ chức chuẩn bị địa điểm tổ chức: có thể tổ chức tại sântrường hay tại một công viên gần trương Trang trí sân khấu và chuẩn bịbàn ghế chio đại biểu, khách mời đến dự “ngày hội môi trường”

Bước 2: Ngày hội môi trường

1- Chương trình ca nhạc chào mừng

2- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu và các khách mời

3- Trưởng ban tổ chức lên phát biểu khai mạc ngày hội; Công bố nộidung chương trình “ngày hội môi trường”, giới thiệu thành phần Bangiám khảo cho từng nội dung thi và vị trí, địa điểm dành cho mỗi nộidung thi

Bước 3: Tổng kết và trao giải thưởng

- Trưởng Ban giám khảo công bố kết quả các nội dung thi và mời cácđại biểu lên trao tặng phần thưởng, quà lưu niệm của “ngày hội Môitrường” cho các đội dự thi

- văn nghệ mừng thành công của “ngày hội môi trường”

- Tuyên bố bế mạc ngày hội

Trang 28

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TUẦN 15

CHỦ ĐỀ: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

- GIAO LƯU TÌM HIỂU VỀ NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ NGÀY QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN

2- QUY MÔ HOẠT ĐỘNG

Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường

3- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, câu hỏi … liên quan đến chủ đề cuộcgiao lưu;

4- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Bước 1: Chuẩn bị

* Đối với GV

Trước 1-2 tuần, GV cần phổ biến cho HS nắm được

- Chủ đề HS sưu tầm các tư liệu, bài thơ, bài hát, câu đố, tranh ảnh vềngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

-Nội dung: Tìm hiều các sự kiện lịch sử, các nhân vật anh hùng dântộc, anh hùng cách mạng theo hình thức giải ô chữ

- Hình thức thi: Mỗi tổ sẽ cử ra một đội chơi gồm từ 3-5 người, trong

đó có một đội trưởng

- Luật chơi

+ Các đội thi sẽ lựa chọn 1 ô hàng ngang để trả lời theo hình thứcvòng tròn tính điểm

Bước 2: Tổ chức cuộc thi

- ổn định tổ chức (có thể hát một bài hát liên quan đến chủ đề)

- Tuyên bố lí do, giơid thiệu đại biểu

- Thông qua nội dung chương trình, các phần thi

Trang 29

- Giới thiệu ban giám khảo

- Ban giám khảo phổ biến luậ chơi

- Người dẫn chương trình đọc câu hỏi tương ứng với ô chữ hàngngang mà các đội 1,2,3,4 lựa chọn

Bước 3: Tổng kết và trao giải thưởng

- Ban giám khảo hội ý đánh giá, nhận xét cuộc thi: thái độ của cácđội

- trong thời gian ban giám khảo hội ý riêng, đội văn nghệ sẽ biểudiễn một số tiết mục văn nghệ chuẩn bị trước

- Công bố kết quả cuộc thi: Người dẫn chương trình mời các cá nhânđại diện cho mỗi đội lên nhận phần thưởng Đọc đến tên đội nào thì đạidiện đội đó lên đứng thành hàng ngang trước lớp

- Mời đại diện đại biểu lên trao phần thưởng và phát biểu ý kiến

- Người dân chương trình cảm ơn đại biểu và các HS đã nhiệt tìnhtham gia cuộc thi và tuyên bố kết thúc cuộc thi

4, CỦNG CỐ DẶN DÒ : Nhận xét tiết học dặn dò VN HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

TUẦN16

GIAO LƯU VỚI CÁC CỰU CHIẾN BINH Ở ĐỊA PHƯƠNG

1- MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

- Giúp HS hiểu sâu sắc thêm về phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội Cụ

Hồ và những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam

- Giáo dục các em lòng yêu quê hương, đất nước và tự hào vềnhững truyền thống vẻ vang, anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam

2- QUY MÔ HOẠT ĐỘNG

Tổ chức quy mô khối lớp hoặc toàn trường

3- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Tư liệu, tranh ảnh, bản đồ… về các trận đánh lớn của quân đội tahoặc các sự kiện cách mạng đã diễn ra tại địa phương

- Micro, loa, ampli…

4- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Bước 1; Chuẩn bị

Trang 30

- Thông báo cho cả lớp về nội dung buổi nói chuyện, thời gian, địađiểm tổ chức

- Chủ động liên hệ với đại biểu cựu chiến binh tiêu biểu hoặc cán bộtuyên huấn tại địa phương để nói chuyện cho HS

- Định hướng cho đại biểu chuẩn bị các tư liệu tranh ảnh, sơ đồ … liênquan đến chủ đề

-yêu cầu HS chuẩn bị một số câu hỏi thảo luận liên quan đến chủ đềhoặc đưa ra trước một số câu hỏi định hướng trước khi nghe nói chuyện

để các em tự tìm hiểu, thu nhập tài liệu, tranh ảnh về các sự kiện kịch sử

đã diễn ra tại địa phương

* Đối với HS

Tích cực chủ động tham gia các nhiệm vụ được phân công

Bước 2: Tiến hành buổi giao lưu

- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu dự, đại biểu cựu chiến binh

- Nêu chương trình buổi giao lưu

- Nghe đại biểu cựu chiến binh nói chuyện và thảo luận

- Người dẫn chương trình mời HS trong lớp nêu các câu hỏi, các đạibiểu cựu chiến binh trả lời

- Các địa biểu trả lời câu hỏi, giải thích, kể chuyện theo yêu cầu mà

HS nêu ra Đồng thời, đại biểu cũng có thể đặt những câu hỏi hoặc đưa

ra những yêu cầu nào đó với lớp, lớp sẽ cử HS đại diện trả lừi hoặc đápứng các yêu cầu đó

- Biểu diễn văn nghệ

Lớp tổ chức một số tiết mục văn nghệ (có thể mời các đại biểu thamgia giao lưu) theo chủ đề ca ngợi anh bộ đội cụ hồ và truyền thống vẻvang, hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tạo không khísôi nổi đoàn kết

Bước 3: kết thúc buổi giao lưu

- Đại diện HS phát biểu ý kiến, cảm ơn và tặng hoa cho các đại biểucựu chiến binh tham dự buổi giao lưu

- GV nhận xét và nhắc nhở HS thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt, noigương anh bộ đội cụ hồ

- Kết thúc buổi giao lưu

4, CỦNG CỐ DẶN DÒ : Nhận xét tiết học dặn dò VN

Trang 31

TUẦN 17

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

EM LÀM CÔNG TÁC TRẦN QUỐC TOẢN

- Giáo dục các em lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ, ra sức phấn đấu,rèn luyện, học tập để trở thành đội viên, đoàn viên, công dân tốt cho xãhội

2- Quy mô hoạt động

Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường

3- Tài liệu và phương tiện

- Các hình ảnh, tư liệu về các hoạt động của thiếu nhi trong cả nướcqua việc thực hiện phong trào Trần Quốc Toản từ khi ra đời (Tháng02/1948) đến nay

- Hình ảnh hoạt động và những kết quả đạt được của chi đội và liênđội nhà trường, của cá nhân HS trong thực hiện phong trào Trần QuốcToản;

- Âm Thanh, loa đài…

- Thành lập Ban tổ chức thực hiện phong trào Trần Quốc Toản củachi đội gồm:

+ GV chủ nhiệm lớp (trưởng ban tổ chức)

Trang 32

+ Ban chỉ huy Chi đội

Người dân chương trình

- ổn định tổ chức, tạo không khí cho buổi phát động phong trào bằngmột bài hát,

- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu

- Nêu hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của phong trào Trần Quốc Toản

* Tiến hành hoạt động

- Thăm nghĩa trang liệt sĩ (hoạt động này diễn ra ngay sau khi nghenói chuyện về hoàn cảnh ra đời của phong trào Trần Quốc Toản)

- Đại diện ban tổ chức hướng dẫn các em thăm nghĩa trang liệt sĩ

Bước 3: Tổng kết, đánh giá hoạt động

- Sau các hoạt động này, Ban tổ chức tiến hành tổng kết, đánh giá,tuyên dương các em tích cực tham gia hoạt động

- Nhắc nhở các em tiếp tục thực hiện tốt phong trào bằng những việclàm cụ thể

4, CỦNG CỐ DẶN DÒ : Nhận xét tiết học dặn dò VN

Trang 33

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TUẦN 18 CHỦ ĐỀ: NGÀY TẾT QUÊ EM

- TIỂU PHẨM “TÁO QUÂN CHẦU TRỜI”

1- Mục tiêu hoạt động

- HS hiểu ý nghĩa của ngày Ông Công, ông Táo chầu trời

- HS biết sắm vai một số nhân vật trong tiểu phẩm “Táo quân chầutrời” mang ý nghĩa giáo dục con người

2- Quy mô hoạt động

Tổ chức theo quy mô lớp

3- Tài liệu và phương tiện

- Kịch bản Táo quân chầu trời

- Đạo cụ: Mũ cánh chuồn cho nhân vật: Táo Quân, Thái Bạch KimTinh và Ngọc Hoàng

4- Các bước tiến hành

Bước 1: Chuẩn bị:

Trước 1 tuần, GV phổ biến

- Mỗi tổ là một đội thi trình diễn một tiểu phẩm ngắn có nội dung:Táo quân chầu trời

- Công bố dánh sách Ban tổ chức, Ban giám khảo, Thành phần củaban có từ 3-4 thành viên trong đó gồm: 1 Trưởng ban, 1 thư kí có nhiệm

vụ tính điểm cho các đội thi, còn lại là thành viên giám khảo

- HS tiến hành tập diễn tiểu phẩm và làm đạo cụ

Bước 3: Tiến hành cuộc thi

- Ban tổ chức niêm yết biểu điểm chấm thi

+ Hình thức đạo cụ đẹp, trên mũ thể hiện rõ tên của táo quân

+ Lời nói rõ ràng, hóm hỉnh, phù hợp với nhân vật

+ Diễn xuất sáng tạo, kết hợp được điệu bộ khi trình tấu

Ngày đăng: 08/09/2017, 16:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w