1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học các văn bản Ca dao ở THPT

64 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 832,79 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học các văn bản ca dao thuộc chương trình Ngữ Văn 10 THPT”, tác giả đã nhận được sự gi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

======

TRẦN THỊ THÙY DƯƠNG

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC CÁC VĂN BẢN CA DAO

Ở THPT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn

Người hướng dẫn khoa học

Th.S VŨ NGỌC DOANH

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học các văn bản ca dao thuộc chương trình Ngữ Văn

10 THPT”, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và chỉ

bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, các thầy cô trong tổ Phương pháp dạy học Ngữ văn Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô và đặc biệt em muốn bày tỏ lòng biết ơn trân trọng tới Thạc sĩ Vũ Ngọc Doanh, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình làm khóa luận

Do năng lực của người nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên khóa luận chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và các bạn

Hà Nội, tháng 4 năm 2017

Sinh viên

Trần Thị Thùy Dương

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của ThS Vũ Ngọc Doanh Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận

là trung thực Khóa luận này chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào Nếu những lời cam đoan trên là sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, tháng 4 năm 2017

Sinh viên

Trần Thị Thùy Dương

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài: 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Đối tượng nghiên cứu 4

6 Phạm vi nghiên cứu 5

7 Phương pháp nghiên cứu 5

8 Đóng góp 5

9 Bố cục khoá luận 5

NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC CÁC VĂN BẢN CA DAO Ở TRƯỜNG THPT 6

1.1Tổ chức HĐTNST trong dạy học 6

1.1.1 Khái niệm HĐTNST 6

Trước tiên, để tường minh được khái niệm HĐTNST, chúng ta cần làm rõ khái niệm về Giáo dục để thấy được bản chất của vấn đề 6

1.1.2 Nguồn gốc của HĐTNST trong dạy học 7

1.2 Lí thuyết tiếp nhận tác phẩm văn học 8

1.2.1 Vẩn đề tiếp nhận tác phẩm văn học 8

1.2.1.1: Khái niệm tiếp nhận văn học 8

1.2.1.2 Đặc trưng của tiếp nhận văn học 9

1.2.2 Vấn đề đọc hiểu tác phẩm văn học 10

1.2.2.1 Khái niệm đọc hiểu 10

Trang 6

1.2.2.2 Vai trò, chức năng của đọc hiểu 11

1.3 Những đặc trưng của thể loại ca dao 12

1.3.1 Khái niệm ca dao, thể loại và thi pháp thể loại ca dao 12

1.3.2 Đặc trưng của thể loại ca dao 13

1.3.2.1 Nhân vật trữ tình trong ca dao 13

1.3.2.2 Kết cấu của ca dao 14

1.3.2.3 Thể thơ trong ca dao 16

1.3.2.4 Hình ảnh biểu tượng trong ca dao 18

1.3.2.5 Thời gian, không gian nghệ thuật trong ca dao 20

1.3.2.6 Ngôn ngữ trong ca dao 22

CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP THIẾT KẾ CÁC HĐTNST TRONG DẠY HỌC VĂN BẢN CA DAO Ở THPT 24

2.1 Chương trình ca dao trong SGK Ngữ văn 10 25

2.1.1 Chương trình và SGK Ngữ văn 10 25

2.1.2 Vai trò, vị trí của Ca dao trong chương trình Ngữ văn THPT 25

2.2 Mục tiêu và nguyên tắc tổ chức HĐTNST khi dạy học văn bản ca dao Ngữ văn 10 Error! Bookmark not defined 2.2.1 Mục tiêu của việc ứng dụng HĐTNST trong dạy học ca dao Ngữ văn 10 Error! Bookmark not defined 2.2.2.Nguyên tắc tổ chức HĐTNST khi dạy học ca dao Ngữ văn 10 Error! Bookmark not defined 2.3 Tổ chức học sinh tiếp nhận ca dao thông qua HĐTNST 29

2.3.1 Hoạt động tạo tâm thế tiếp nhận ca dao cho học sinh 29

2.3.2 Đọc và tái hiện hình tượng nghệ thuật trong ca dao 30

2.3.3 Phân tích, cắt nghĩa chùm ca dao “Than thân, yêu thương tình nghĩa” 33

2.3.4 Tổ chức học sinh tham gia HĐTNST 36

Trang 7

CHƯƠNG 3: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 43 KẾT LUẬN 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài:

Ngữ văn là một môn học quan trọng trong chương trình phổ thông vì nó

có tác dụng rất lớn đến việc giúp học sinh có một thế giới quan, nhân sinh quan nhân đạo và tiến bộ, giúp các em có một vốn tri thức về văn hóa để ứng

xử, giao tiếp trong cuộc sống Nhìn một cách chung nhất thì khi tiếp cận tác phẩm văn học, học sinh thường rất khó khăn bởi nó có quá nhiều điều phức tạp trong đó và các em thì lại không muốn vướng vào các vấn đề dài dòng khó hiểu Vậy có cách nào để giải quyết thực trạng đó? Mỗi giáo viên khi lên lớp

sẽ chọn cho mình một phương pháp để gây cho học sinh hứng thú tiếp thu bài

và tạo cho tiết học sự hấp dẫn riêng Thông qua đó, người học sẽ tiếp nhận kiến thức một cách đa chiều, không phiến diện

Quán triệt tinh thần và mục tiêu của Nghị quyết số 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: Cần tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tăng cường sự trải nghiệm nhằm phát huy tính sáng tạo cho học sinh, tạo ra các môi trường khác nhau để học sinh được trải nghiệm nhiều nhất, đồng thời khơi nguồn sự sáng tạo, biến những ý tưởng của học sinh thành hiện thực giúp các em thể hiện khả năng của mình

Trong nội dung SGK Ngữ Văn phổ thông, ca dao có một vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác dạy và học của nhà trường Suối ngầm trong ca dao chính là dòng nước mát nuôi dưỡng tâm hồn người dân Việt Nam qua bao thế

hệ Vậy, những giá trị văn hóa tinh thần ấy đã được giới trẻ ngày nay tiếp thu

và phát huy như thế nào khi cuộc sống đang ngày càng phát triển, con người ngày càng bị chi phối bởi nhiều tác động không tốt từ bên ngoài? Hơn nữa dạy học văn bản ca dao vốn luôn là một con đường khó khăn cho cả người dạy và người học vì tác phẩm ca dao thường đa nghĩa, do ca dao vốn là tiếng nói tinh thần của nhân dân đã ra đời cách đây một thời gian khá dài, nên rất

Trang 9

cần sự trải nghiệm, sự thể nghiệm để hiểu nội dung văn bản, tâm trạng, tư tưởng mà các tác giả gửi gắm Vì vậy việc tìm ra những cách thức đọc hiểu văn bản ca dao dễ dàng, khoa học, chính xác và tạo được niềm đam mê, hứng thú cho người học luôn là một thách thức với giáo viên và học sinh

Là một sinh viên Sư phạm, đề tài này không chỉ giúp người nghiên cứu

có con đường tiếp cận văn học một cách đúng đắn, khoa học mà còn giúp từng bước vận dụng lí thuyết tiếp nhận vào thực tiễn giảng dạy môn Ngữ Văn

ở trường THPT

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Tổ chức hoạt động

trải nghiệm sáng tạo trong dạy học các văn bản Ca dao ở THPT”, để góp

phần nhỏ giúp học sinh tiếp cận được Văn học nói chung và các văn bản ca dao nói riêng một cách hiệu quả nhất, đồng thời giải quyết được phần nào khó khăn của người giáo viên đứng lớp

2 Lịch sử vấn đề

Việc ứng dụng trải nghiệm sáng tạo vào tổ chức các hoạt động dạy học

đã và đang được triển khai mạnh mẽ trong các chương trình dạy học Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này có tác dụng làm nền tảng mở ra những con đường tiếp cận và giảng dạy mới mẻ, phong phú và hiệu quả hơn

Ý tưởng giáo dục “Dạy – học Ngữ văn qua trải nghiệm”do cô Hoàng

Lan Anh đề xuất đã có những đóng góp đáng kể: “Học tập nên là một trải nghiệm sống, để kiến thức, kĩ năng, cảm xúc có được sẽ trở thành những ấn tượng không thể nào quên trong mỗi học sinh “Dạy học Ngữ văn qua trải nghiệm” là một hoạt động không chỉ khơi dậy những xúc cảm cá nhântrong khám phá tác phẩm văn học, mà còn hình thành và rèn luyện những năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu của cuộc sống với của các em”

Sáng kiến “Hoạt động trải nghiệm trong dạy học các văn bản thơ ở nhà

trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh”, của Hoàng Thị

Trang 10

Hà Cũng đã mở ra những đề xuất hay trong việc tổ chức các HĐTNST vào dạy học

Bùi Ngọc Diệp trong Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng

tạo trong nhà trường phổ thông, tạp chí Khoa học giáo dục, số 113 – tháng

02/2015 đã ghi : “HĐTNST là các HĐGD thực tiễn được tiến hành song song

với hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông HĐTNST là một bộ phận của quá trình giáo dục, được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể và các hành động của học sinh, HĐTNST là các HĐGD có mục đích, có tổ chức được thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân học sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh Thông qua việc tham gia vào các HĐTNST, học sinh được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân”

Nếu nói tới phương pháp học qua hoạt động trải nghiệm hay kinh nghiệm thì không thể không nhắc tới David A.Kolb, giáo sư khoa Hành vi tổ chức của Trường quản trị Weatherhead, Đại học Case Western Reserve Ông

là tác giả của cuốn sách “Học qua trải nghiệm: Kinh nghiệm là nguồn học hỏi

và phát triển”, và là cha đẻ của cuốn sách “Danh mục cách học” Các công

trình nghiên cứu khác là: “Học qua đàm thoại: cách tiếp cận theo kinh

nghiệm để phát triển tri thức”, “Sự đổi mới trong giáo dục chuyên nghiệp: Các bước của quá trình từ dạy đến học”, “Hành vi tổ chức: cách tiếp cận dựa vào kinh nghiệm”, và vô số bài báo về lĩnh vực học qua trải nghiệm Mô

hình phương pháp học tập của David Kolb và lý thuyết học tập dựa trên kinh nghiệm (ELT) đã được xuất bản vào năm 1984 Mô hình này đã khiến cho các thuật ngữ liên quan như lý thuyết học tập dựa trên kinh

Trang 11

nghiệm (ELT) và Bản tóm tắt phương pháp học tập (LSI) của Kolb ngày càng trở nên phổ biến Trong các ấn phẩm của mình - đặc biệt là cuốn sách xuất

bản năm 1984 có tên “Học qua trải nghiệm: Kinh nghiệm là nguồn học hỏi và

phát triển” Kolb ghi nhận các công trình nghiên cứu giai đoạn đầu về

phương pháp học tập dựa trên kinh nghiệm của những tác giả khác vào những năm 1900, trong đó có Rogers, Jung và Piaget Và cũng như vậy, phương pháp học tập và lý thuyết học tập dựa trên kinh nghiệm của Kolb ngày hôm nay được ghi nhận bởi các viện nghiên cứu, giáo viên, cán bộ quản lý và giảng viên như một công trình có tầm ảnh hưởng sâu rộng với các khái niệm cơ bản

3 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này nhằm đề xuất các biện pháp để tổ chức một số HĐTNST trong giờ dạy học Ngữ văn, trong đó có các văn bản Ca dao Từ đó tìm ra những cách thức tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản tốt nhất Góp phần đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo hướng phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này , chúng tôi xác định 2 nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau:

- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng HĐTNST trong dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học các văn bản Ca dao nói riêng

- Đề xuất một phương án có tính khả thi, hiệu quả cho việc dạy học ca dao ở lớp 10 có vận dụng HĐTNST (Thể hiện qua thiết kế dạy học và thể nghiệm sư phạm)

5 Đối tượng nghiên cứu

Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đề ra trên đây, khóa luận tập trung vào tìm hiểu lí thuyết về tổ chức HĐTNST trong dạy học và hoạt động của GV, HS trong các

Trang 12

giờ dạy học ca dao thuộc chương trình Ngữ văn 10, nhằm tìm ra những cách thức tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực độc lập của HS

7 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết

Khoá luận được triển khai thành 4 phần: Mở đầu; Nội dung; Kết luận

Phần nội dung của khoá luận được cấu trúc với 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận

Chương 2: Biện pháp thiết kế các HĐTNST trong dạy học văn bản ca dao ở THPT

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 13

NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC CÁC VĂN BẢN CA DAO Ở

TRƯỜNG THPT 1.1 Tổ chức HĐTNST trong dạy học

1.1.1 Khái niệm HĐTNST

Trước tiên, để tường minh được khái niệm HĐTNST, chúng ta cần làm

rõ khái niệm về Giáo dục để thấy được bản chất của vấn đề

“Khái niệm giáo dục theo nghĩa hẹp là quá trình tác động có mục đích,

có hệ thống, liên tục của nhà sư phạm đến toàn bộ cuộc sống của học sinh để hình thành cho học sinh những phẩm chất nhân cách” Hay về “bản chất giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động và giao lưu cho HS nhằm giúp HS nhận thức đúng, tạo lập tình cảm và thái độ đúng, hình thành những thói quen văn minh trong cuộc sống, phù hợp với chuẩn mực xã hội.’’

Trong Chương trình giáo dục mới có 2 loại hoạt động giáo dục chính là: Dạy học các môn và trải nghiệm sáng tạo Với Chương trình mới, các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ dạy học trên lớp sẽ phong phú hơn cả về nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động, đặc biệt, mỗi hoạt động phải phù hợp với mục tiêu phát triển những phẩm chất, năng lực nhất định của học sinh, nghĩa là học sinh được học từ trải nghiệm

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam thì: “Trải nghiệm theo nghĩa chung

nhất là bất kì một trạng thái có màu sắc xúc cảm nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng lại thành bộ phận (cùng với tri thức, ý thức ) trong đời sống tâm lí của từng người Theo nghĩa hẹp hơn của tâm lí học, là những tín hiệu bên trong, nhờ đó nghĩa của các sự kiện đang diễn ra đối với cá nhân được ý

Trang 14

thức, chuyển thành ý riêng của cá nhân, góp phần lựa chọn tự giác các động

cơ cần thiết, điều chỉnh hành vi của cá nhân” Còn sáng tạo là “hoạt động tạo

ra cái mới” Có thể sáng tạo trong bất kì lĩnh vực nào: khoa học, nghệ thuật,

sản xuất – kĩ thuật, kinh tế, chính trị

Có nhiều cách gọi khác nhau về hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) Phù hợp với mục tiêu của Chương trình mới, cũng như xuất phát

từ bản chất của giáo dục, chúng tôi đề xuất một định nghĩa như sau: Hoạt

động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của đời sống, gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình

Khái niệm này khẳng định vai trò định hướng, chỉ đạo, hướng dẫn của nhà giáo dục, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, người phụ trách… Nhà giáo dục không tổ chức, không phân công học sinh một cách trực tiếp mà chỉ hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát cho tập thể hoặc cá nhân học sinh tham gia trực tiếp hoặc

ở vai trò tổ chức hoạt động, giúp học sinh chủ động, tích cực trong các hoạt động, phạm vi các chủ đề hay nội dung hoạt động và kết quả đầu ra là năng lực thực tiễn, phẩm chất và năng lực sáng tạo đa dạng, khác nhau của các em Tóm lại, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong Chương trình giáo dục phổ thông mới Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân

1.1.2 Nguồn gốc của HĐTNST trong dạy học

Trang 15

Cơ sở tâm lí của hoạt động trải nghiệm trong dạy học có từ thuyết kiến tạo của J Bruner Thuyết kiến tạo là lí thuyết về sự nhận thức được bắt nguồn

từ tư tưởng của J Piget

Đây là một trong lí thuyết về dạy học vượt trội được sử dụng trong giáo dục hiện nay Tư tưởng cốt lõi của thuyết kiến tạo là: con người kiến tạo những sự hiểu biết về thế giới thông qua trải nghiệm và phản ánh Trong bất

cứ trường hợp nào, mỗi người thật sự là những nhà kiến tạo tri thức cho chính bản thân Để làm điều này, chúng ta phải đưa ra những nghi vấn, khám phá và đánh giá cái mà chúng ta biết Trong một lớp học kiến tạo, tâm điểm là xu hướng thay đổi từ giáo viên làm trung tâm đến học sinh làm trung tâm Đặc điểm của dạy học theo thuyết kiến tạo:

- Học sinh phải là chủ thể tích cực xây dựng nên kiến thức cho bản thân mình dựa trên những kiến thức hoặc kinh nghiệm đã có từ trước Giáo viên chỉ là người tổ chức, điều khiển

- Tăng cường việc dạy học và hợp tác, dạy học khám phá - phát hiện, trao đổi thảo luận trong nhóm nhỏ

- Bồi dưỡng khuyến khích học sinh tự học, tự khám phá - phát hiện và giải quyết vấn đề

Tóm lại, HĐTNST là một phương thức học hiệu quả, giúp hình thành năng lực cho người học Phương pháp trải nghiệm có thể thực hiện đối với bất

cứ lĩnh vực tri thức nào, khoa học hay đạo đức, kinh tế, xã hội Hoạt động trải nghiệm cũng phải được tiến hành một cách có tổ chức, có hướng dẫn theo quy trình nhất định của nhà giáo dục thì hiệu quả mà việc học trải nghiệm đem lại sẽ tốt hơn

1.2 Lí thuyết tiếp nhận tác phẩm văn học

1.2.1 Vẩn đề tiếp nhận tác phẩm văn học

1.2.1.1 Khái niệm tiếp nhận văn học

Trang 16

Theo Từ điển Tiếng Việt: “tiếp nhận là đón nhận cái từ người khác, từ

nơi khác chuyển giao cho”

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Tiếp nhận văn học là quá trình chiếm

lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tình cảm, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ của nhà văn … đến sản phẩm sau khi đọc: Cách hiểu, ấn tượng, trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo bản dịch”

Khác với “Tiếp nhận” là khái niệm chỉ hoạt động tiếp thu (đọc, nghe, xem) tác phẩm (gồm cả sáng tác văn học và khoa học) với nhiều mục đích khác nhau, để hiểu biết, giải trí, thưởng thức, khảo cứu … Tiếp nhận văn học

là khái niệm chỉ việc tiếp thu những sáng tác văn học, là chỉ cách tiếp thu thiên vể thưởng thức, cảm thụ Tuy vậy, tiếp nhận văn học cũng khác với cảm thụ văn học Cảm thụ văn học là sự nhận biết bằng cảm tính trực cảm, nó là tiền đề để đi vào tác phẩm Tiếp nhận văn học đòi hỏi sự bộc lộ của cá tính, thị hiếu, lập trường xã hội, sự tán thành hay phản đối … Do đó, khái niệm tiếp nhận văn học bao quát hơn và bao hàm các khái niệm “Cảm thụ”,

“Thưởng thức”, “Lý giải văn học”…

Nói tóm lại, với tư cách là phương pháp luận, tiếp nhận văn học đã đem lại ánh sáng mới, đã mở rộng phạm vi nghiên cứu văn chương, mở thêm một lối đi cho khảo sát văn chương khiến nó không bị đóng khung trong việc xem xét mối quan hệ nhà văn và tác phẩm

1.2.1.2 Đặc trưng của tiếp nhận văn học

Đặc trưng của tiếp nhận văn học vừa mang tính chủ quan, chịu sự chi phối của quy luật tâm lí, nhận thức, giao tiếp vừa mang tính khách quan do điều kiện sống, lịch sử, không gian, thời gian, chính trị, văn hóa quy định Hoạt động tiếp nhận các văn bản Ngữ văn là một hoạt động tiếp nhận mang tính đặc thù, bởi nó là một hoạt động tinh thần và kết quả của hoạt động

Trang 17

này phụ thuộc sâu sắc vào chủ thể tiếp nhận, vào tầm tiếp nhận của chủ thể (năng lực, tâm lí và điều kiện tiếp nhận)

Tiếp nhận văn học luôn tồn tại những khoảng cách Đó là những khoảng cách về lịch sử: TPVH khi được đưa vào trong nhà trường đã là quá khứ, giữa văn bản và người học luôn tồn tại khoảng cách về lịch sử Khoảng cách về tâm lí: giữa tác giả và người đọc, cũng như các nhân vật trong tác phẩm với bạn đọc luôn tồn tại một khoảng cách tâm lí Ở đây, có sự khác biệt về tâm lí thế hệ, tác giả thuộc một thế hệ, bạn đọc thuộc một thế hệ Sự khác biệt về tâm lí dẫn đến sự hiểu biết và thông cảm là vô cùng khó khăn Khoảng cách ngôn ngữ: ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội nó vừa ổn định vừa biến đổi Trong quá trình phát triển có những từ, mẫu câu mất đi hoặc không được sử dụng, có những từ mẫu câu mới xuất hiện Những biến đổi này tạo ra khoảng cách về ngôn ngữ Những khoảng cách trên luôn tồn tại, trở thành sự khó khăn cho quá trình tiếp nhận Nhiệm vụ của người dạy TPVH trong nhà trường là bằng cách nào đó giúp người học rút ngắn các khoảng cách Khoảng cách càng được rút ngắn thì hiệu quả tiếp nhận càng được nâng cao

1.2.2 Vấn đề đọc hiểu tác phẩm văn học

1.2.2.1 Khái niệm đọc hiểu

Trong tiếp nhận tác phẩm văn chương đọc là khâu đầu tiên, là hoạt động tiền đề GS.TS Trần Đình Sử trong tạp chí “Văn học và tuổi trẻ” (tháng 11-

2007) đã đưa ra khái niệm đọc như sau: “Đọc là tổng hòa của nhiều quá

trình, nhiều hành vi nhằm đạt được mục đích và nắm bắt ý nghĩa của văn bản Đọc bằng mắt, bằng miệng (phát âm), đọc nhận biết, tưởng tượng, liên hệ, ghi chép, ghi nhớ, tra cứu, phân tích, so sánh, trao đổi”

Như vậy, đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các

kí hiệu và chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình

Trang 18

đã đọc và sử dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe

Theo “Từ điển Tiếng Việt” (2008) thì hiểu là “Nhận ra ý nghĩa, bản

chất, lí lẽ của cái gì bằng sự vận dụng trí tuệ”

Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó Hiểu còn là sự bao quát hết nội dung và có thể vận dụng vào đời sống.Cụ thể, hiểu là phải trả lời được các câu

hỏi: Cái gì? Như thế nào? Làm như thế nào?

Như vậy, đọc hiểu là hai khái niệm, đọc là một hoạt động, ở đây có chủ thể, đối tượng, chủ thể là bạn đọc, đối tượng là văn bản Hiểu là mục đích của việc đọc

1.2.2.2 Vai trò, chức năng của đọc hiểu

Trong dạy học Ngữ văn hiện nay, đọc hiểu là một khâu quan trọng, để phát hiện ra cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học thì đọc hiểu là yêu cầu đầu tiên Thông qua đọc hiểu, học sinh sẽ được cung cấp những tri thức về con người, đời sống, xã hội bởi thông tin trong các văn bản vô cùng phong phú

và đa dạng Nhận thức được thế giới, cuộc sống của con người sẽ giúp học sinh nhận thức được bản thân mình, các em sẽ hiểu mình cần phải làm gì và làm như thế nào để sống tốt và có ý nghĩa hơn Như vậy, đọc hiểu là một phương thức giáo dục đạo đức và thẩm mĩ góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh Bên cạnh đó, hoạt động đọc hiểu còn rèn luyện cho học sinh tính chủ động, óc sáng tạo và năng lực làm văn Đọc hiểu còn là một phương pháp dạy học mới, khắc phục được những hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống

Qua đọc hiểu văn bản văn chương, sẽ thấy được giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật, nghĩa văn bản của từ ngữ trong cấu trúc văn bản, tạo ra sự hiểu biết thấu đáo về tác phẩm trên cơ sở thống nhất các tiền giả định (vấn đề

Trang 19

thể loại, hình tượng, hoàn cảnh diễn xướng, nguyên tắc xây dựng biểu tượng…), tăng cường khả năng kết nối kiến thức nhằm mở rộng hiểu biết, bởi đọc hiểu cũng là một cách để người đọc vươn tới những chân trời rộng lớn và mới lạ của tri thức nhân loại

Như vậy, đọc hiểu trở thành một yêu cầu bắt buộc để tiếp nhận một tác phẩm văn chương, đồng thời nó có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động dạy và học Ngữ văn theo tinh thần đổi mới

1.3 Những đặc trưng của thể loại ca dao

1.3.1 Khái niệm ca dao, thể loại và thi pháp thể loại ca dao

Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn

Khắc Phi), các tác giả cho rằng thuật ngữ Ca dao được dùng với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau Ca dao xét theo nghĩa gốc của từ, thì “ca” là bài hát có chương khúc, giai điệu được quy định rõ rệt, còn “dao” là bài hát ngắn, không

có gia điệu, chương khúc Tuy nhiên, trong thực tế ca dao ngày càng rời xa nghĩa gốc mà sống với nghĩa phái sinh của nó, đó là nhằm chỉ phần lời của

những sáng tác dân ca Trong cuốn “Văn học dân gian Việt Nam” (Đinh Gia Khánh - chủ biên), các tác giả đã định nghĩa ca dao như sau: Ca dao là những

câu hát dân gian được lưu truyền rộng rãi, phần lớn là những lời đối đáp bằng hình thức thơ ca có nội dung diễn tả cảm nghĩ của nhân dân lao động trong các mối quan hệ tự nhiên, gia đình, xã hội Tính xác định của nó ngày

càng cao gắn liền với sự thu hẹp nghĩa của nó Không phải toàn bộ phần lời trong dân ca, mà là phần lời cốt lõi có tính bền vững, ổn định, có tính trữ tình

SGK Ngữ Văn 10, tập 1 đã định nghĩa Ca dao là “lời thơ trữ tình dân

gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người”

Như vậy, ca dao là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất của thơ dân gian,

là loại thơ dân gian truyền thống có phong cách riêng, được hình thành và

Trang 20

phát triển trên cơ sở ngôn từ nghệ thuật và được truyền miệng từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay

Theo tác gải Đỗ Bình Trị trong cuốn “Những đặc điểm thi pháp của các

thể loại văn học dân gian” thì “thể loại là tổng thể các tác phẩm có cùng chung mấy dấu hiệu về hệ đề tài, thi pháp, chức năng, phương thức diễn xướng” [Tr3]

Cũng trong cuốn này, tác giả Đỗ Bình Trị nhận định: Thi pháp thể loại là

tổng thể các yếu tố thuộc về hình thức và thủ pháp nghệ thuật mà các tác phẩm thuộc cùng một thể loại đều thống nhất sử dụng [Tr4]

Mỗi thể loại văn học dân gian có cách nói riêng của nó nhằm biểu đạt nội dung riêng Thi pháp thể loại chính là cách nói riêng ấy Vì vậy, phải nắm được thi pháp thể loại mới có khả năng giải mã được các tác phẩm cùng thể loại

1.3.2 Đặc trưng của thể loại ca dao

1.3.2.1 Nhân vật trữ tình trong ca dao

Ca dao là loại thơ trữ tình dân gian, bày tỏ tiếng nói, tư tưởng, tình cảm của con người Trong ca dao truyền thống, chủ thể trữ tình (tức tác giả) luôn đồng nhất với nhân vật trữ tình Thông qua những nhân vật trữ tình trong ca dao, xu hướng nhân dân muốn diễn tả những nét bản chất gắn với con người trong thời đại ấy Những nét bản chất này thể hiện một cách tập trung ở cảm hứng trữ tình chủ đạo trong ca dao, dù là nam hay nữ, dù là vợ hay chồng, người làm ruộng hay người làm nghề sông nước nhưng đều cảm nhận thân phận mình là thấy buồn, thấy khổ thì sẽ cất lên thành bài ca than thở về những khổ đau và bất hạnh của kiếp người, còn nêu lên cảm nghĩ về những người mình thương mến, những nơi thân thuộc mà thấy yêu thương thì sẽ cất lên thành bài ca ân tình ân nghĩa – tình gia đình, tình bạn bè, tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương, đất nước Chính vì vậy nói đến ca dao, dân ca là người ta

Trang 21

nhắc đến những bài ca than thân, những câu hát tình nghĩa của quần chúng nhân dân, những người lao động và bị áp bức trong xã hội cũ

Nhân vật trữ tình thường gắn với những đại từ nhân xưng trong ca dao

như: anh, em, qua, bậu, ta, chàng, thiếp, tôi…

Bậu nói với qua bậu không hái lựu bẻ đào Chớ mận đâu bậu bọc, đào nào bậu cầm tay

Và kể cả những hình ảnh xưng hô ẩn dụ như mận, đào, trúc, mai, trăng,

gió, thuyền, biển Tất cả không hề có dấu ấn cá nhân nên dễ dàng gợi sự

đồng cảm sâu xa ở người đọc

Nhân vật trữ tình trong ca dao được thể hiện thông qua các mối quan hệ

xã hội như: cha – con, mẹ - con, vợ - chồng, anh – em, địa chủ - nông dân, chàng trai – cô gái

Nhân vật trữ tình là một đặc trưng quan trọng của ca dao Tổ chức HĐTNST để HS tìm hiểu về nhân vật trữ tình sẽ giúp các em có cái nhìn sâu sắc hơn và đồng cảm với những tâm tư, tình cảm của nhân vật

1.3.2.2 Kết cấu của ca dao

Ca dao có kết cấu rất đặc trưng Vì vậy, dạy học ca dao cần giúp học sinh nắm được kết cấu của ca dao, để vận dụng nó vào nói và viết những lúc cần thiết Kết cấu của ca dao rất đa dạng, bao gồm những kiểu chính như: Lối kết cấu đối đáp, là những lời trò chuyện trực tiếp bằng thơ ca:

Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào

Người con trai ướm hỏi cô gái và cô gái trả lời Dạng kết cấu này chiếm hầu hết trong kho tàng ca dao, dân ca là mảng đề tài về tình yêu đôi lứa và tình cảm gia đình Tuy nhiên trong ca dao, không hẳn mọi bài ca dao đều chia

Trang 22

rõ lời của hai nhân vật trữ tình cùng tham gia đối đáp, có những bài ca dao kết cấu chỉ theo một vế và tự nó đã có đầy đủ đặc tính của kết cấu đối đáp vì bản thân nó như một lời trò chuyện:

Trầu không vôi ắt là trầu nhạt Cau không hạt ắt là cau tra Mình không lấy ta ắt là mình thiệt

Ta không lấy mình ta biết lấy ai?

Lặp lại mô típ dân gian cũng là một trong những đặc điểm quan trọng của kết cấu ca dao Các công thức mở đầu có tính khuôn mẫu của cùng một

cách nghĩ, gần gũi với cuộc sống hằng ngày như: chiều chiều, trèo lên cây,

thân em, ước gì tạo ra sự nảy sinh của vô số dị bản trong ca dao, điều quan

trọng hơn là nó thể hiện lối nói, suy nghĩ, tình cảm của nhân dân lao động

Chẳng hạn như mô típ câu mở đầu là “thân em”, có rất nhiều những câu ca

dao khác nhau để bày tỏ thân phận người con gái, đó có thể là lời ca vui tươi, phấn khởi,đầy lạc quan, đó cũng có thể là lời than thân, trách phận, sự hoang mang trước tương lai vô định:

Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa

Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày

Nhìn chung, có thể thấy ba dạng kết cấu cơ bản là: Thứ nhất là nhân vật trữ tình trực tiếp bộc lộ, giãi bày tình cảm; Thứ hai là nhân vật thường bóng gió xa xôi lấy thiên nhiên làm cái cớ để bộc lộ tâm trạng; Thứ ba là kết cấu trùng điệp sử dụng các ý, các hình ảnh lặp lại nhiều lần khắc sâu vào tâm trạng trữ tình

Trang 23

Như vậy, dựa vào kết cấu ta có thể xác định được nhân vật trữ tình cùng với nghệ thuật tổ chức, trình bày hệ thống cảm xúc của nó và nét cảm hứng dân gian được thể hiện trong bài ca dao ấy

1.3.2.3 Thể thơ trong ca dao

Các thể thơ trong ca dao xét chung đều là các thể thơ dân tộc: phú, tỉ, hứng, lục bát, lục bát biến thể, song thất lục bát, song thất lục bát biến thể, các thể vãn Mỗi thể thơ này đều có những nét riêng biệt nhất định, phù hợp với tình huống, tâm trạng hoặc tùy theo các làn điệu Điều đó chứng tỏ các tác giả dân gian không chịu gò bó các sáng tác của mình trong những khuôn mẫu có sẵn, tạo nên tính đa dạng của ca dao, sự hồn nhiên mộc mạc trong ca dao hơn thơ

Thể phú là phô bầy, mô tả Phô bầy, mô tả một cách trực tiếp về con người, về cảnh vật thiên nhiên… Phú cũng là tự sự, kể chuyện về những sự việc, những biến cố xảy ra trong cuộc đời Vì ca dao chủ yếu là bộc lộ tình cảm, tâm sự cá nhân nên cảnh được mô tả, hay chuyện được kể lại (dù thật hay hư cấu) cũng chỉ là cái cớ để tình cảm con người được phát triển, hoặc

nương vào đó mà biểu lộ ra được Tát Nước Ðầu Ðình là một bài ca dao làm

theo thể phú loại kể chuyện Để có dịp thổ lộ tình yêu với cô gái, chàng trai mượn cớ quên áo, hỏi xin, nhân đó gợi chuyện làm thân, rồi lân la ngỏ ý cầu hôn:

Hôm qua tát nước đầu đình

Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen

Em được thì cho anh xin Hay là em để làm tin trong nhà?

Áo anh sứt chỉ đường tà

Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu

Áo anh sứt chỉ đã lâu

Trang 24

Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng

Tỉ là so sánh Ca dao thường xuyên nói về đề tài tình cảm, thuộc về vấn

đề trừu tượng nên rất khó diễn tả Bởi vậy, ca dao rất ưa sử dụng thể tỉ, một phương pháp nghệ thuật đặc sắc, giúp cho ý tứ diễn đạt thêm rõ ràng linh động, mà tình cảm bộc lộ cũng có phần bóng bẩy tế nhị:

Tình anh như nước dâng cao Tình em như dải lụa đào tẩm hương

Câu ca dao này muốn nói, tình yêu của đôi nam nữ ở đây đều tha thiết như nhau, nhưng tính cách yêu đương của mỗi người lại mỗi khác Hình ảnh nước thủy triều dâng lên, được so sánh với tình yêu chủ động của người thanh

niên, đang thời kỳ bồng bột sôi nổi và mãnh liệt Trong khi đó, hình ảnh “dải

lụa đào tẩm hương” được ví với tình yêu của người thiếu nữ, tuy ở thế thụ

động nhưng đầy sức quyến rũ, vừa dịu dàng kín đáo, vừa thắm thiết nồng nàn Tưởng không có hình ảnh nào so sánh xác đáng hơn nữa

Thể hứng là một loại ca dao được mở đầu bằng một hay vài câu tả ngoại cảnh để gợi hứng, sau đó tác giả mới xúc cảm sinh tình, muốn bộc lộ nỗi lòng của mình

Tóc mai sợi vắn, sợi dài Lấy nhau chẳng đặng, thương hoài ngàn năm

Hình ảnh những sợi tóc mai dài ngắn không đều đã gây hứng cảm, tác giả xúc động liên tưởng tới cuộc tình duyên trắc trở, mà muốn bộc lộ mối tình chung thủy của mình.Sự liên tưởng này thật bất ngờ và riêng tư Điều đó giải thích, vì sao cùng đứng trước một ngoại cảnh, mỗi người chúng ta lại có những cảm hứng khác nhau

Đa số ca dao được sáng tác theo thể thơ lục bát, với đặc trưng là nhịp thơ đều đặn, thuận tai, nhiều vần bằng êm dịu, linh hoạt về thanh điệu, biến hóa

về âm điệu, có sức lôi cuốn tự nhiên lại có thể kéo dài thoải mái nên được sử

Trang 25

dụng rộng rãi Thể thơ lục bát rất phù hợp để phô diễn cảm xúc, tình cảm của con người, nhất là đối với người bình dân xưa

Lục bát trong ca dao không cố định số chữ trong một câu, tức là có khả năng biến thể Khi thay đổi số chữ trong một dòng dẫn đến nhịp thơ thay đổi, ảnh hưởng đến nhạc điệu, âm điệu chung của bài ca Vì thế, chỉ khi nào cần thể hiện những ý tứ sâu sắc, tác giả dân gian mới thể hiện biến thể lục bát, đây chính là nét đặc biệt rất dân gian của ca dao:

Có yêu nhan thì yêu cho chắc Chi bằng trúc trắc thì trục trặc cho luôn

Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo Thất bát sông cũng lội tứ cửu tam thập lục đèo cũng qua

Ngoài thể lục bát được sử dụng phổ biến, thì ca dao còn sử dụng đa dạng các thể thơ khác, tạo nên sự phong phú trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam

Dạy học ca dao phải giúp cho các em học sinh nắm được những đặc điểm của những thể thơ dân tộc được các tác giả dân gian sử dụng để biểu lộ những tình cảm nhất định

1.3.2.4 Hình ảnh biểu tượng trong ca dao

Biểu tượng là hình ảnh cảm tính về hiện tượng khách quan thể hiện quan niệm thẩm mĩ, tư tưởng của từng tác giả, từng thời đại, từng dân tộc, từng khu vực

Thế giới biểu tượng trong ca dao khá phong phú và đa dạng Biểu tương trong ca dao là một loại biểu tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn từ với những quy ước của cộng đồng Có thể phân loại các biểu tượng hết sức phong phú và đa dạng của hiện thực ấy như sau:

Thế giới các hiện tượng tự nhiên, thiên nhiên: trăng, sao, mây, cỏ, cây,

hoa, lá, rồng, phượng, chim muông

Trang 26

Chiều chiều em đứng em trông Trông non non ngất, trông sông sông dài Trông mây mây kéo ngang trời Trông trăng, trăng khuyết, trông người xa

Thế giới các vật thể nhân tạo: khăn, gương, lược, thuyền, bến, lưới, đò,

đình, nhà, cầu, ao,

Hôm qua tát nước đầu đình

Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen

Ngoài ra, ca dao còn sử dụng dùng một biểu tượng nhưng mang nhiều ý

nghĩa khác nhau trong mỗi hoàn cảnh cụ thể Chẳng hạn như biểu tượng con

Khi thì là biểu tượng cho nỗi vất vả của người lao động:

Nước non lận đận một mình Thân có lên thác xuống ghềnh bấy nay

Có khi con cò lại gắn với những oan ức khong giải tỏa được:

Cái cò, cái vạc, cái nông Sao mày dẫm lúa nhà ông hỡi cò

Có khi lại là biểu tượng cho vẻ đẹp bay bổng:

Con cò bay lả bay la Bay từ Cửa phủ bay ra cánh đồng

Sử dụng biểu tượng giúp cho việc biểu đạt nội dung ca dao vừa hàm súc, vừa mang tính ước lệ, vừa gần gũi, thân thuộc với người lao động Những biểu tượng này trở thành những mô típ quen thuộc, như những kí ức tư tưởng thẩm mĩ dân gian, cho nên hễ nói lên một biểu tượng nào trong ca dao ta đều

có thể dễ dàng cảm nhận được Thấu hiểu các biểu tượng được sử dụng trong

ca dao sẽ giúp HS giải quyết phần nào những khó khăn, vướng mắc khi tiếp cận một văn bản ca dao

Trang 27

1.3.2.5 Thời gian, không gian nghệ thuật trong ca dao

Dạy học ca dao giúp học sinh nắm bắt được khái niệm về “thời gian”,

“không gian nghệ thuật” và các khái niệm liên quan như “thời gian diễn xướng”, “thời gian ước lệ tượng trưng”, “không gian tâm lí”, “không gian ước

lệ tượng trưng”

Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật là sự thể hiện hiện thực khách quan được phản ánh vào trong tác phẩm tạo nên thế giới nghệ thuật cho tác phẩm ấy

Thời gian nghệ thuật trong ca dao là thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng Tính chất độc đáo trong cách thể hiện thời gian ở ca dao là tác giả dân gian, nhân vật trữ tình và người diễn xướng cùng nhau nói lên một điều gì đó

Vì thế, đó thường là thời gian tâm lí và luôn ở thì hiện tại Thời gian nghệ thuật trong ca dao được miêu tả bằng những công thức đối lập: quá khứ - hiện tại, hiện tại – quá khứ, hiện tại – tương lai, Những công thức đối lập này thường diễn tả những biến đổi, những nghịch cảnh, những điều vô lí

Ngày đi trúc chửa mọc măng Ngày về trúc đã cao bằng ngọn tre

Thời gian hiện tại của ca dao bộc lộ qua những từ như: bây giờ, hôm nay,

Trong ca dao còn có những cụm từ chỉ thời gian như: ngày đi, ngày về,

hôm qua, đêm qua, thì cũng từ thời hiện tại mà nói Likhatrốp gọi là thời

gian diễn xướng Ngoài ra trong ca dao còn có thời gian tâm lí Đã là thời gian

Trang 28

tâm lí thì nó có muôn vàn cách biểu hiện phụ thuộc vào những cảm nghĩ, tâm

tư, cảm xúc, của nhân vật trữ tình

Ngày đi em chửa có chồng Ngày về em đã con bế, con bồng, con mang

“Ngày đi” không còn là thời gian vật lí mà là thời gian đang diễn ra trong tâm trạng nhân vật, hoàn cảnh chủ quan Đó là tâm trạng của nhân vật trữ tình trước sự thay đổi của hoàn cảnh

Thời gian trong ca dao còn được miêu tả qua các công thức mang tính

ước lệ: chiều chiều, đêm qua,

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau ”

“Chiều chiều ra đứng bờ sông ”

“Đêm qua ra đứng bờ ao ”

“Đêm qua em những lo phiền ”

Thời gian nghệ thuật có mối quan hệ chặt chẽ với không gian nghệ thuật Hiếm có trường hợp thời gian đi riêng một mình mà không kèm theo nó một địa điểm, một không gian nào đó

Không gian nghệ thuật trong ca dao được miêu tả rất sinh động Không

gian nghệ thuật: dòng sông, con thuyền, cái cầu, bờ ao, cây đa, mái đình là

những không gian vật lí thường gặp trong ca dao

Cô kia cắt cỏ bên sông

Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây Sang đây anh nắm cổ tay Anh hỏi câu này có lấy anh không?

Nhìn chung trong kho tàng văn học dân gian của người Việt, không gian vật lí là những không gian bình dị của làng quê, có quy mô vừa phải, gắn với đòi sống dân dã, ở làng quê nông thôn Việt Nam

Trang 29

Bên cạnh không gian vật lí trong ca dao còn xuất hiện không gian xã hội

Ở đây có những mối quan hệ xã hội hết sức đa dạng giữa con người với con người

Gặp nhau giữa chuyến đò đấy Một lòng đã hẹn, cầm tay mặn mà

Cũng như thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật trong ca dao cũng

là không gian tâm lí, không gian được biến đổi theo tâm trạng con người Nếu xác định được nhân vật trữ tình đang hát ở nơi nào, địa điểm nào thì ta có thể đoán biết được tâm trạng của nhân vật đang diễn ra như thế nào Chẳng hạn

“ngõ sau” sẽ thể hiện nỗi buồn, nỗi nhớ, “bến sông” là nơi ngóng trông, chờ đợi, “giữa đường” là nơi gặp gỡ, làm quen

Từ ngày gặp mặt giữa đàng Thiếp quyết thương chàng cha mẹ nào hay

Bên cạnh những không gian vật lí, không gian xã hội có tên gọi, không gian trong ca dao còn là không gian phiếm chỉ Tính phiếm chỉ tạo nên sự đồng cảm của những con người mang tâm trạng chung Đó có thể là tâm trạng của một cô gái đang yêu, một chàng trai thất tình, một người xa quê hương tính chất này làm cho người đọc đồng cảm, có chung tâm trạng khi đọc những câu ca dao ấy đều thấy mình trong đó

Tác giả Trần Đức Ngôn đã nhận xét rằng: “Ca dao xưa có tình và có cảnh, cảnh tình gắn bó với nhau một cách mật thiết, cảnh sinh tình, tác giả mượn cảnh để nói lên nội tâm của mình, do đó, ca dao xưa có sức truyền cảm rất mạnh mẽ và có sức sống mãi trong lòng nhân dân” Và thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật đã góp phần tạo nên giá trị ấy cho ca dao

1.3.2.6 Ngôn ngữ trong ca dao

Dạy học ca dao giúp học sinh nhận biết và cảm thụ được vẻ đẹp của ngôn ngữ ca dao Từ đó biết vận dụng vào việc làm văn biểu cảm trong tạo

Trang 30

lập văn bản hoặc dùng chính ca dao làm ngữ liệu để soi tỏ đặc điểm của Tiếng Việt

Ca dao là sự kết tinh lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động Ngôn ngữ ca dao là thứ ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ nghệ thuật giản dị, chân chất, mộc mạc, đẹp đẽ, trong sáng tính chất giản dị là một đặc điểm gây ấn tượng nhất của ngôn ngữ ca dao Tình yêu mộc mạc của người bình dân được thể hiện một cách chân thành, đôi khi hài hước, hóm hỉnh

Hôm qua tát nước đầu đình

Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen

Em được thì cho anh xin Hay là em để làm tin trong nhà

Hay có lúc thẳng thừng có lúc lại kín đáo như thế này:

Tiện đây anh nắm cổ tay Anh hỏi câu này có lấy anh không?

Ngôn ngữ ca dao mang vẻ đẹp giản dị nhưng cũng rất sinh động, giàu sức biểu cảm Ca dao biểu hiện cảm nghĩ một cách gợi cảm, miêu tả sự vật một cách gợi hình, điều này thể hiện ở việc sử dụng sáng tạo những từ mô phỏng, từ láy, thanh điệu, các biện pháp so sánh, ẩn dụ, tượng trưng, cùng với

hệ thống động từ, tính từ của Tiếng Việt:

Đôi ta như thể con tằm Cùng ăn một lá cùng nằm một nong

Có những câu ca dao có thể trở thành mẫu mực trong việc dùng từ ngữ

và về mặt gợi cảm, gợi hình nó không thua bất cứ một câu thơ nào chứng tỏ các tác giả dân gian cũng rất chú ý việc trau chuốt lời thơ trong ca dao Nhờ khéo léo khai thác sử dụng những giá trị gợi tả dồi dào của tiếng dân tộc, ngôn ngữ ca dao có khả năng tác động mạnh mẽ vào các giác quan, cảm quan, trực giác và trí tưởng tượng của người tiếp nhận

Trang 31

Ngôn ngữ ca dao vừa đậm đà bản sắc dân tộc vừa mang sắc thái địa phương Chúng ta nhận thấy dấu hiệu văn hóa vùng miền nhờ vào ngôn ngữ địa phương

Ca dao Bắc Bộ thì nhẹ nhàng, tình tứ:

Người về em chẳng cho về

Em nâng vạt áo, em đề câu thơ

Ca dao Nam Bộ thì bộ lộ một cách rõ ràng, bộc trực, dứt khoát:

Anh về em nắm vạt áo em la làng Anh bỏ chữ thương chữ nhớ giữa đàng cho em

Trong ca dao có sử dụng một số yếu tố thuộc phương thức tự sự, miêu tả trong tổ chức ngôn ngữ của mình Như việc biểu lộ vẻ đẹp nhân cách của con người thông qua việc miêu tả đặc điểm của bông sen trong đầm:

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng , bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Có thể nói, ngôn ngữ rất quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản,là yếu tố thứ nhất, là chất liệu quan trọng của văn bản nghệ thuật Ngôn ngữ ca dao không giống như ngôn ngữ trong văn học viết, nó vừa mang sắc thái dân gian gắn với cách cảm, cách nghĩ của nhân dân lao động, vừa gắn với những cảm xúc cá nhân trong tình huống cụ thể, cái tôi trữ tình dân gian là cái tôi phiếm chỉ, cái tôi phổ biến Ngôn ngữ ca dao đã kế tục, phát huy những đặc điểm ngôn từ tuyệt vời của Tiếng Việt

CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP THIẾT KẾ CÁC HĐTNST TRONG DẠY HỌC VĂN

BẢN CA DAO Ở THPT

Trang 32

2.1 Chương trình ca dao trong SGK Ngữ văn 10

2.1.1 Chương trình và SGK Ngữ văn 10

Cuốn “Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn” của Bộ Giáo dục

và Đào tạo ban hành ngày 05/05/2006 đã nêu rõ một số điều sau đây:

- Vị trí môn học: Ngữ văn là một môn học về khoa học xã hội và nhân văn, có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức về Tiếng Việt, văn học và làm văn, hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt, năng lực tiếp nhận tác phẩm văn học Môn Ngữ văn là một môn học công cụ, thuộc lĩnh vực giáo dục thẩm mĩ

- Mục tiêu: Môn Ngữ văn cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ (trọng tâm là Tiếng Việt) và văn học (trọng tâm là văn học Việt Nam) Môn Ngữ văn hình thành

và phát triển ở học sinh những năng lực sử dụng Tiếng Việt, tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ, phương pháp học tập, tư duy đặc biệt là phương pháp

tự học, năng lực ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu Tiếng Việt, văn hóa, văn học

- Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình dựa trên 3 quan điểm: Quan điểm khoa học; Quan điểm sư phạm; Quan điểm thực tiễn

Quan điểm khoa học: Chương trình môn Ngữ văn phản ánh những thành

tựu ổn định của các ngành khoa học Tiếng Việt, Văn học và Làm văn những năm đầu thế kỉ XXI về hệ thống cấu trúc và hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt Những kiến thức và kĩ năng trong chương trình môn Ngữ văn được sắp xếp một cách hệ thống Chương trình Ngữ văn 10 gồm 3 phần Tiếng Việt, Tập làm văn, Văn học

2.1.2 Vai trò, vị trí của Ca dao trong chương trình Ngữ văn THPT

Ngày đăng: 07/09/2017, 10:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2006),Từ điển thuật ngữ văn học, NXBGD, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2006
3. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận tác phẩm văn chương, NXBGD, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc và tiếp nhận tác phẩm văn chương
Tác giả: Nguyễn Thanh Hùng
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2002
4. Nguyễn Thị Thanh Hương (1998), Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở trường PTTH, NXBGD, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở trường PTTH
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hương
Nhà XB: NXBGD
Năm: 1998
5. Đinh Gia Khánh (chủ biên) (2005), Văn học dân gian Việt Nam, NXBGD, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Đinh Gia Khánh (chủ biên)
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2005
6. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, NXBKHXH, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp ca dao
Tác giả: Nguyễn Xuân Kính
Nhà XB: NXBKHXH
Năm: 1992
7. Phan Trọng Luận (1996), Phương pháp dạy học văn, NXBĐHQG, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học văn
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: NXBĐHQG
Năm: 1996
8. Phan Trọng Luận (2007), Thiết kế bài học Ngữ văn 10, NXBGD, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài học Ngữ văn 10
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2007
9. Phương Lựu (chủ biên) (1995), Lý luận văn học, NXBGD, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Phương Lựu (chủ biên)
Nhà XB: NXBGD
Năm: 1995
10. Đỗ Bình Trị (1993), Phân tích tác phẩm văn học dân gian, NXBDG, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tác phẩm văn học dân gian
Tác giả: Đỗ Bình Trị
Nhà XB: NXBDG
Năm: 1993
11. Hoàng Tiến Tựu (1990), Văn học dân gian Việt Nam, NXBGD, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Hoàng Tiến Tựu
Nhà XB: NXBGD
Năm: 1990
12. Vũ Ngọc Phan (1992), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Hội Nghiên Cứu và Giảng dạy Văn Học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam
Tác giả: Vũ Ngọc Phan
Năm: 1992
13. Phạm Thị Nhung (2011), Những Hình Thức Nghệ Thuật Trong Ca Dao, trích từ blog Hoàng Lan Chi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những Hình Thức Nghệ Thuật Trong Ca Dao
Tác giả: Phạm Thị Nhung
Năm: 2011
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông – HĐGD ngoài giờ lên lớp Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w