ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMKHOA VẬT LÝ NGUYỄN GIA BẢO TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC CÁC KIẾN THỨC CHƯƠNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ - VẬT LÍ 11 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆ
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LÝ
NGUYỄN GIA BẢO
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC CÁC KIẾN THỨC CHƯƠNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ - VẬT LÍ 11
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đà Nẵng, 2018
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LÝ
NGUYỄN GIA BẢO
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC CÁC KIẾN THỨC CHƯƠNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ - VẬT LÍ 11
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Sư phạm Vật lý Khóa học: 2014 – 2018
Người hướng dẫn
TS Phùng Việt Hải
Đà Nẵng, 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập cũng như thời gian nghiên cứu hoàn thành khóa luận, tôiluôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô giáo, gia đình và bạn bè Tôi xinbày tỏ lòng viết hơn sâu sắc đến:
- Ban giám hiệu trường THPT Cẩm Lệ - TP.Đà Nẵng đã tận tình hỗ trợ em có cơhội đứng lớp thực hiện nhiệm vụ
- T.S Phùng Việt Hải – người hướng dẫn – đã truyền đạt kiến thức, chỉ bảo tuậntình, nhắc nhở và động viên tôi suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóaluận
- Cô giáo Trần Thị Phương Chi – giáo viên bộ môn Vật lí lớp 11/2 trường THPTCẩm Lệ - đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ để tôi có thể hoàn thànhnhiệm vụ
- Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã luôn dànhtình cảm, giúp đỡ, động viên và khích lệ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóaluận
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018
Sinh viên
Nguyễn Gia Bảo
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH iv
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 4
Tổng quan các vấn đề cần nghiên cứu 4
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh trong dạy học Vật lý tại trường phổ thông 5
Khái niệm 5
Đặc điểm 6
Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong Vật lí 6
Một số hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Vật lí 7
Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 8
Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo về Vật lí .14
XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ VÀ TỔ CHỨC “HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC CÁC KIẾN THỨC CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” – VẬT LÍ 11” 19
Mục tiêu kiến thức, kỹ năng của chương “Cảm ứng điện từ” 19
Vị trí vai trò của chương “Cảm ứng điện từ” 19
Yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt .19
Thực trạng dạy học chương Cảm ứng điện từ - Vật lí 11 ở trường THPT Cẩm Lệ .20
Mục đích điều tra 20
Phương pháp điều tra 20
Trang 5Kết quả điều tra 21
Xây dựng chuyên đề “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học các kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” – Vật lí 11” 21
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 26
Mục đích của thực nghiệm sư phạm 26
Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 26
Đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm 26
Phương pháp thực nghiệm sư phạm 26
Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực nghiệm sư phạm 27
Những thuận lợi trong thực nghiệm sư phạm 27
Những khó khăn trong thực nghiệm sư phạm 27
Kết quả thực nghiệm 27
Phân tích diễn biến của quá trình thực nghiệm sư phạm 27
Kết quả đánh giá 33
KẾT LUẬN 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
Ý KIÊN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN 38
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Quy trình dạy học dự án 14
Bảng 2.1: Tiến trình dạy học chủ đề Máy phát điện 24
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động của học sinh 34
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Các dụng cụ chuẩn bị 21
Hình 3.1 Học sinh hoạt động nhóm 29
Hình 3.2: Bảng thiết kế tổ 1 29
Hình 3.3: Bảng thiết kế tổ 2 29
Hình 3.4: Bảng thiết kế tổ 3 30
Hình 3.5: Bảng thiết kế tổ 4 trước và sau khi chỉnh sửa 30
Hình 3.6: Sản phẩm tổ 1 ngày 17/4/2018 32
Hình 3.7: Sản phẩm tổ 3 ngày 17/4/2018 32
Hình 3.8: Sản phẩm tổ 4 ngày 17/4/2018 32
Hình 3.9: Sản phẩm tổ 1 33
Hình 3.10: Sản phẩm tổ 2 33
Hình 3.11: Sản phẩm tổ 3 33
Hình 3.12: Sản phẩm tổ 4 33
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, thời kỳ củatri thức và khoa học công nghệ, hội nhập và phát triển Nhân tố quyết định thắng lợichính là con người và để được như vậy thì nguồn nhân lực phải được phát triển toàndiện cả về số lượng và chất lượng Chính vì vậy, đổi mới trong giáo dục đã và đangđược toàn xã hội quan tâm, đặc biệt là vấn đề đổi mới nội dung và phương pháp dạyhọc rất được chú trọng
Vai trò của giáo dục hiện đại không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ cho học sinhnhững tri thức, kinh nghiệm sẵn có mà còn phải bồi dưỡng, phát huy được khả năng tưduy, năng lực sáng tạo, kiến thức, kỹ năng lao động nhằm chuẩn bị cho học sinh cómột nền tảng vững vàng trước khi bước vào cuộc sống lao động sản xuất Nhiệm vụ đóđòi hỏi nền giáo dục phải có những đổi mới căn bản về mọi mặt, trong đó cần đặc biệtchú ý tới đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học sao cho phù hợp với mục tiêu
đã đề ra
Vật lí nằm trong hệ thống các môn học ở nhà trường phổ thông nên việc đổimới phương pháp dạy và học là điều tất yếu Do đặc thù của môn Vật lí là môn khoahọc thực nghiệm nên một trong các khâu quan trọng của quá trình đổi mới phươngpháp dạy học Vật lý là tăng cường hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu và tìm hiểu cácứng dụng kỹ thuật của Vật lý trong đời sống, giúp học sinh vận dụng những tri thức,
kỹ năng, thái độ đã học từ nhà trường và kinh nghiệm bản thân vào thực tiễn cuộcsống Vì vậy, việc tổ chức dạy học theo hướng giao nhiệm vụ liên quan đến tìm hiểunguyên tắc hoạt động và chế tạo các ứng dụng kỹ thuật để học sinh tiếp cận với conđường nghiên cứu khoa học là hết sức cần thiết Thông qua các nhiệm vụ, học sinh sẽrèn luyện được các kỹ năng, kỹ xảo, tinh thần làm việc tập thể, khả năng sáng tạo từ đóvận dụng vào trong đời sống
Hiện nay ở hầu hết các trường phổ thông, việc dạy học vẫn còn rất nặng nề về
lý thuyết, chưa kích thích được sự hứng thú, ham học hỏi bộ môn Vật lí trong học sinh
Để đem lại sự yêu thích, tích cực học tập của học sinh, chúng ta phải đa dạng hóa cáchình thức tổ chức học tập trong đó cần khẳng định vai trò quan trọng của hoạt độngtrải nghiệm sáng tạo
Trang 8Hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ tập trung hình thành, phát triển các năng lựcđặc thù cho học sinh như: năng lực tổ chức hoạt động, năng lực định hướng và lựachọn nghề nghiệp, năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống,…
Trong chương trình Vật lí 11, kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” có rất nhiềuứng dụng thực tiễn Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh nghiên cứu cấu tạo, côngdụng, nguyên tắc hoạt động và tự thiết kế làm thí nghiệm giúp cho học sinh biết ứngdụng kiến thức vào trong đời sống và làm cho việc hiểu kiến thực của học sinh trở nênsâu sắc và bền vững hơn
Chính vì lý do trên với mong muốn góp phần vào việc đổi mới nâng cao chấtlượng và hiệu quả dạy học môn Vật lý ở trường trung học phổ thông, tôi xác định đềtài nghiên cứu: “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học các kiến thứcchương Cảm ứng điện từ - Vật lí 11”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng chuyên đề: “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạotrong dạy học các kiến thức chương Cảm ứng điện từ - Vật lí 11” theo hướng pháttriển năng lực sáng tạo của học sinh
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng nhiệm vụ học tập gồm các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của họcsinh
Thiết kế chế tạo một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản nhằm phục vụ cho hoạtđộng học tập của học sinh
Công cụ đánh giá và thực nghiệm sư phạm để đánh giá sự phát triển năng lựcsáng tạo của học sinh trong dạy học Vật lí 11
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: lý luận về hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động trải nghiệm củahọc sinh trong chương Cảm ứng điện từ
Phạm vi: học sinh lớp 11 trường THPT Cẩm Lệ, chương Cảm ứng điện từ, thờigian: 10/2017 – 4/2018
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận
Trang 9- Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học Vật lý, nôi dung sách giáokhoa, sách giáo viên, sách bài tập Vật lý,…
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh trongdạy học Vật lý ở trường phổ thông
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ thínghiệm đơn giản
Phương pháp điều tra, quan sát thực tiễn:
- Nghiên cứu thực tiễn hoạt động trải nghiệm sáng tạo trường phổ thông Cẩm LệPhương pháp thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của chuyên
đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh bao gồm nội dung, phươngpháp, thí nghiệm về chương “Cảm ứng điện từ”
Trang 10CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ HOẠTĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬTLÝ
Tổng quan các vấn đề cần nghiên cứu
Trong chương trình mới về giáo dục, các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ, hoạtđộng dạy học trên lớp sẽ phong phú hơn cả về nội dung, phương pháp và hình thức tổchức, đặc biệt mỗi hoạt động phải phù hợp với mục tiêu phát triển những phẩm chất,năng lực nhất định của học sinh, nghĩa là học sinh được học từ trải nghiệm, tiếp thukiến thức, kinh nghiệm thông qua các hoạt động thực tế thay vì đọc lý thuyết trên giấy.Học từ trải nghiệm hay hoạt động trải nghiệm gần giống với học thông qua làm, quathực hành nhưng học qua làm là nhấn mạnh về thao tác kỹ thuật còn học qua trảinghiệm giúp người học không những có được năng lực thực hiện và còn có những trảinghiệm về cảm xúc, ý chí và nhiều trạng thái tâm lý khác; học qua làm chú ý đếnnhững quy trình, động tác, kết quả chung cho mọi người học nhưng học qua trảinghiệm chú ý gắn với kinh nghiệm và xúc cảm cá nhân
Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường cần được hiểu là hoạt động có động cơ,
có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học sinh, đượcthực hiện trong thực tế, được sự định đướng, hướng dẫn của nhà trường, giáo viên Đốitượng để trải nghiệm nằm trong thực tiễn Qua trải nghiệm thực tiễn, người học sẽ cóđược những kiến thức, kỹ năng, tình cảm và ý chí nhất định Sự sáng tạo sẽ được hìnhthành khi phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn, cần phải vận dụng kiến thức, kỹ năng
đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới, không theo chuẩn đã có,hoặc nhận biết được vấn đề trong các tình huống tương tự, độc lập; nhận ra chức năngmới của đối tượng, tìm kiếm và phân tích được các yếu tố của đối tượng trong các mốitương quan của nó, hay độc lập tìm kiếm ra giải pháp thay thế và kết hợp được cácphương pháp đã biết để đưa ra hướng giải quyết mới cho một vấn đề
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giúp học sinh vận dụng những trithức, kĩ năng, thái độ đã học từ nhà trường, sách vở kết hợp với những kinh nghiệmsẵn có của bản thân vào trong thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo Không chỉ hìnhthành và phát triển các phẩm chất và năng lực chung của chương trình giáo dục, hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo còn tập trung hình thành, phát triển các năng lực đặc thù cho
Trang 11học sinh như: Năng lực tổ chức hoạt động, năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống,năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân, năng lực định hướng và lựa chọn nghềnghiệp Chính vì vậy mà hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã được chú trọng nghiên cứu
và thực hiện ở nhiều nước trên thế giới
Ở một số nước, hoạt động trải nghiệm sáng tạo vẫn được coi là hoạt động ngoàigiờ lên lớp, thực hiện mục tiêu chủ yếu là phát triển phẩm chất, kĩ năng so với mụctiêu chủ yếu của dạy học trên lớp là phát triển trí tuệ
Việc gọi tên khác cho hoạt động ngoài giờ lên lớp ở chương trình giáo dục mớikhông chỉ là vì nội hàm triết lí đã thay đổi, mà còn vì chúng ta muốn nhấn mạnh đến
sự thay đổi nhận thức, ý thức về cái mới của hoạt động này, tránh sự hiểu lầm rằngngoài giờ thì không quan trọng, không có vị trí xứng đáng; hoặc là đơn giản hóa nộidung, mục đích của hoạt động này, không chỉ “trăm hay không bằng tay quen” Trongtên gọi mới, “trải nghiệm” là phương thức giáo dục và “sáng tạo” là mục tiêu giáo dục
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo sử dụng các hình thức và phương pháp chủ yếunhư sau: thực địa, tham quan, câu lạc bộ, hoạt động xã hội/tình nguyện, diễn đàn, giaolưu, hội thảo, trò chơi, cắm trại, thực hành lao động,…
Vât lí và một môn bắt buộc ở trường phổ thông ở nước ta hiện nay Hoạt độngtrải nghiệm sáng tạo về Vật lí cũng là một phần trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo ởtrường phổ thông đã và đang được nghiên cứu Cho đến nay đã có nhiều đề tài nghiêncứu việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo về vật lí cho đối tượng học sinh trunghọc cơ sở và trung học phổ thông Nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu hoạt động
“Trải nghiệm sáng tạo trong dạy học các kiến thức chương Cảm ứng điện từ - Vật lí11” Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài này
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh trong dạy học Vật lý tại trườngphổ thông
Khái niệm
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục mà trong đó nội dung và cách tổchức tạo điều kiện cho từng học sinh được tham gia trực tiếp và làm chủ thể của hoạtđộng, tự lên kế hoạch, chủ động xây dựng chiến lược hành động cho bản thân và chonhóm để hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị,
kỹ năng sống và những năng lực cần có của công dân trong xã hội hiện đại, qua hoạt
Trang 12động học sinh phát huy khả năng sáng tạo để thích ứng và tạo ra cái mới, giá trị cho cánhân và cộng đồng
Nội dung giáo dục của các hoạt động trải nghiệm sáng tạo phải thiết thực vàgần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các
em vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách thuậnlợi
Về quy mô tổ chức: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể tổ chức theo nhữngquy mô khác nhau như theo nhóm, theo lớp, theo trường
Về địa điểm: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể tổ chức tại nhiều địa điểmkhác nhau ở trong hoặc ngoài nhà trường như: lớp học, thư viện, công viên, viện bảotàng, khu di tích,…
Về lực lượng tham gia: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có khả năng thu hút sựtham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
Về hình thức tổ chức: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể tổ chức theo nhiềuhình thức hoạt động khác nhau tùy theo lứa tuổi nhu cầu của học sinh, tùy theo điềukiện cụ thể của từng lớp, từng trường và địa phương
Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong Vật lí
Một số nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Vật lí và họcsinh có thể thực hiện như sau:
Tìm hiểu thêm các kiến thức về Vật lí và kĩ thuật
Tìm hiểu những ứng dụng của Vật lí trong đời sống
Thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm Vật lí và kĩ thuật
Trang 13Một số hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Vật lí.1.2.4.1 Hoạt động nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học của học sinh là những hoạt động thuộc về công việc tổchức hoạt động tìm kiếm, khám phá những điều mới mẻ đối với học sinh trong phạm
vi các hoạt động giáo dục của nhà trường
Hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh khác với hoạt động nghiên cứukhoa học của nhà khoa học về quy mô, độ khó, tính mới của vấn đề nghiên cứu Cáimới trong hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh là cái mới đối với nhận thứccủa em
Hoạt động nghiên cứu của học sinh mang tính chất tập dượt nghiên cứu làchính Tuy vậy, nó cũng phải đảm bảo các bước cơ bản của quá trình nghiên cứu khoahọc
1.2.4.2 Hình thức tham quan, dã ngoại
Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối vớihọc sinh Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi thăm, tìmhiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhàmáy,… giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vàocuộc sống của chính các em
1.2.4.3 Hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa là một trong những hoạt động ngoài giờ lên lớp, có tổchức, có kế hoạch, có phương hướng xác định, được tiến hành theo nguyên tắc tựnguyện, dưới sự hướng dẫn của giáo viên Vật lí với số lượng học sinh không hạn chế.Hoạt động này nhằm gây hứng thú và phát triển tư duy, rèn luyện một số kỹ năng,củng cố, bổ sung, mở rộng và nâng cao kiến thức Vật lí của học sinh đồng thời gópphần nâng cao chất lượng học tập
Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa về Vật lí thông thường là:
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở lớp và ở nhà: tổ chức các buổi báo cáo vềcác vấn đề Vật lí, học sinh ra báo tường hoặc tập san về Vật lí, học sinh biểudiễn thí nghiệm hoặc giới thiệu sản phẩm là thí nghiệm Vật lí chế tạo được,…Học sinh tổ chức triển lãm giới thiệu những thành thích hoạt động ngoại khóa
về Vật lí
Trang 14Tổ chức, hướng dẫn học sinh thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ thínghiệm vật lí hoặc máy móc đơn giản.
Tổ chức ôn luyện cho học sinh tham dự học sinh giỏi hoặc các cuộc thi khácdành cho môn Vật lí ở trường phổ thông
Với các hình thức trên, học sinh có thể tham gia vào các hoạt động với tư cách
cá nhân, nhóm hoặc tập thể
1.2.4.4 Tổ chức trò chơi
Tổ chức trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí với nội dung kiếnthức gắn liền với những gì các em đã được học, liên quan đến thực tiễn Hình thức, kếthợp “học mà chơi, chơi mà học” này tạo cho các em có tâm lý thoải mái, hấp dẫn vàgây hứng thú, giúp các em dễ tiếp thu kiến thức mới cũng như truyền tải nhiều tri thứccủa nhiều lĩnh vực khác nhau một cách tự nhiên nhất Các trò chơi có thể được sửdụng trong nhiều tình huống khác nhau của hoat động trải nghiệm sáng tạo như làmquen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập,…
Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
1.2.5.1 Phương pháp giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề là một phương pháp giáo dục nhằm phát triển năng lực tưduy, sáng tạo, giải quyết vấn đề của học sinh Các em được đặt trong tình huống cóvấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng vàphương pháp
Trong tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, phương pháp giải quyết vấn đềthường được vận dụng khi học sinh phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháptrước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động
Phương pháp giải quyết vấn đề có ý nghĩa quan trọng, phát huy tính tích cực,sáng tạo của học sinh, giúp các em có cách nhìn toàn diện hơn trước các hiện tượng, sựviệc nảy sinh trong hoạt động, cuộc sống hằng ngày, Để phương pháp này thành côngthì vấn đề đưa ra phải sát với mục tiêu hoạt động, kích thích học sinh tích cực tìm tòicách giải quyết Đối với tập thể lớp, khi giải quyết vấn đề giáo viên phải coi trọngnguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, tránh gây ra căng thẳng, không có lợi khi giáo dụchọc sinh
Phương pháp trên được tiến hành theo các bước cụ thể như sau:
Trang 15- Bước 1: Nhận biết vấn đề
Trong bước này giáo viên cần phân tích tình huống đặt ra giúp học sinh hiểuđúng về vấn đề
- Bước 2: Tìm phương án giải quyết
Học sinh cần làm rõ mối liên hệ giữa cái đã biết và cái cần tìm (dựa vào nhữngtri thức đã học, liên tưởng tới kiến thức thích hợp) sau đó tìm chiến lược giải quyết vấn
đề thông qua đề xuất và thực hiện hướng giải quyết vấn đề Cần thu thập, tổ chức dữliệu, huy động tri thức; sử dụng những phương pháp, kĩ thuật nhận thức, tìm đoán suyluận, xem xét những mối liên hệ phụ thuộc, Phương hướng đề xuất có thể được điềuchỉnh khi cần thiết Kết quả của việc đề xuất và thực hiện hướng giải quyết vấn đề làhình thành được một giải pháp Nếu giải pháp đúng thì kết thúc ngay, nếu không đúngthì lặp lại từ khâu phân tích vấn đề cho đến khi tìm được giải pháp đúng Sau khi đãtìm ra một giải pháp, có thể tiếp tục tìm thêm những giải pháp khác, so sánh chúng vớinhau để tìm ra giải pháp hợp lí nhất
Trang 16- Bước 3: Trình bày giải pháp
Học sinh trình bày lại vấn đề và phương hướng giải pháp vấn đề
- Bước 4: Nghiên cứu sâu giải pháp
Học sinh tìm hiểu sâu những khả năng ứng dụng kết quả, đề xuất những vấn đềmới có liên quan và giải quyết nếu có thể
1.2.5.2 Phương pháp làm việc nhóm
Phương pháp dạy học theo nhóm là phương pháp tổ chức dạy học thường xuyênđược sử dụng Phương pháp này được sử dụng nhằm giúp cho mọi học sinh tham giamột cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiếnthức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học;tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau hợp tác giải quyếtnhững nhiệm vụ chung
Làm việc nhóm có ý nghĩa rất lớn trong việc:
- Phát huy vai trò chủ thể, tính tự giác, tích cực, sáng tạo, tinh thần trách nhiệmcủa học sinh, tạo cơ hội cho các em tự thể hiện, tự khẳng định bản thân
- Giúp học sinh hình thành các kỹ năng xã hội và các phẩm chất khác như: kĩnăng tổ chức, quản lí, giải quyết vấn đề, hợp tác, có trách nghiệm, tinh thầnđồng đội, sự quan tâm mà mối quan hệ khăn khít trong nhóm, sự ủng hộ vàkhuyến khích tinh thần ham học hỏi
- Thể hiện mối quan hệ bình đẳng , dân chủ Tạo cơ hội cho mỗi cá nhân trongnhóm tự khẳng định vị trí bản thân và phát triển
- Khuyến khích sự giao tiếp trong học sinh, giúp các em học sinh còn rụ rè, nhútnhát có nhiều cơ hội đề hòa nhập với lớp
- Tạo bầu không khí học tập thân thiện, cởi mở Các em học sinh dễ dàng trìnhbày được ý kiến của bình, biết lắng nghe, biết tranh luận ý kiến của bạn
Quy trình dạy học theo nhóm gồm các bước sau:
Bước 1: Làm việc chung cả lớp
Giáo viên giới thiệu chủ đề thảo luận, nêu vấn đề và xác định nhiệm vụ
Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, quy định thời gian và phâncông vị trí làm việc cho các nhóm
Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm (nếu cần)
Trang 17Bước 2: Làm việc theo nhóm
Lập kế hoạch làm việc
Thỏa thuận quy tắc làm việc
Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập
Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm
Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm
Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm
Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung
Giáo viên tổng kết và nhận xét, đặt vấn đề cho bài học tiếp theo hoặc vấn đềtiếp theo
Để phương pháp làm việc nhóm thực sự phát huy hiệu quả của nó, giáo viêncần lưu ý một số vấn đề sau
- Thiết kế các nhiệm vụ đòi hỏi sự phụ thuộc lẫn nhau Có một số cách sau đây
để tạo sự phụ thuộc giữa học sinh trong nhóm với nhau như:
Tạo ra mục tiêu chung của nhómCho điểm chung nhóm
Yêu cầu học sinh chia sẻ tài liệuCấu trúc nhiệm vụ để học sinh phụ thuộc vào thông tin của nhau
Phân công các vai trò bổ trợ và có liên quan lẫn nhau để thực hiện nhiệm
Điều tiết sự đi lại của học sinh xung quanh lớp
- Phân công nhiệm vụ công bằng giữa các nhóm và các thành viên.Giáo viên phảixây dựng nhiệm vụ sao cho mỗi thành viên trong nhóm đều có công việc vàtrách nhiệm cụ thể, từ đó giúp cho các em phát huy hết khả năng hoạt độngnhóm, tương tác, hỗ trợ lẫn nhau Để đạt được điều này, các nhiệm vụ phải
Trang 18được thiết kế cụ thể, giao việc rõ ràng và mỗi thành viên phải tiếp nhận nhiệm
vụ đó, có trách nhiệm giải quyết vì tập thể, nhóm
- Đảm bảo trách nhiệm của từng cá nhân Để cá nhân có trách nhiệm trong côngviệc giáo viên cần:
Giao nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho từng thành viên
Sử dụng quy mô nhóm nhỏPhân công học sinh đảm nhận các vai trò khác nhau trong nhómĐánh giá mức độ hoạt động cá nhân trong nhóm
- Sử dụng nhiều cách sắp xếp nhóm làm việc khác nhau như
Sắp xếp nhóm theo bànHình thành nhóm theo quy tắc ngẫu nhiênChia nhóm theo nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh phương pháp, kỹ năng làm việc nhóm Kỹ năng làm việcnhóm là yếu tố quyết định thành công của học theo nhóm nó sẽ giúp học sinhrèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, có ý thức trách nhiệm cao và các kỹnăng xã hội khác như giao tiếp, phản biện
1.2.5.3 Phương pháp dạy học dự án
Dạy học theo dự án là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm Nógiúp phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mangtính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã học trongquá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình Chương trình dạy họctheo dự án được xây dựng dựa trên những câu hỏi định hướng quan trọng, lồng ghépcác chuẩn nội dung và tư duy bậc cao trong những bối cảnh thực tế
Bài học thiết kế theo dự án chứa đựng nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau, có thểlôi cuốn được mọi đối tượng học sinh không phụ thuộc vào cách học của các em.Thông thường học sinh sẽ được làm việc với các chuyên gia và những thành viên trongcộng đồng để giải quyết vấn đề, hiểu sâu nội dung hơn Các phương tiện kỹ thuật cũngđược sử dụng để hỗ trợ việc học Trong quá trình thực hiện dự án có thể vận dụngnhiều cách đánh giá khác nhau để giúp học sinh tạo ra những sản phẩm có chất lượng
Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó học sinh dưới sự điềukhiển và giúp đỡ của giáo viên tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức
Trang 19hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thông qua đó tạo ra cácsản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được.
Đặc trưng cơ bản của dạy học dự án
- Người học là trung tâm của quá trình dạy học
- Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn
- Dự án được định hướng theo bộ câu hỏi khung chương trình
- Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên
- Dự án có tính liên hệ với thực tế
- Người học thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua sản phẩm và quá trình thựchiện
- Công nghệ hiện đại hỗ trợ và thúc đẩy việc học của người học
- Kỹ năng tư duy là yếu tố không thể thiếu trong phương pháp dạy học dự án.Các bước tiến hành dạy học theo dự án
Bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh1.Chuẩn bị
Thiết kế dự án: xác địnhlĩnh vực thực tiễn ứng dụngnội dung học, ai cần, ýtưởng và tên dự án
Thiết kế các nhiệm vụ chohọc sinh, làm thế nào đểhọc sinh thực hiện xong thì
bộ câu hỏi được giải quyết
và các mục tiêu đồng thờicũng đạt được
Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợgiáo viên và học sinh cũngnhư các điều kiện thực hiện
Làm việc nhóm để lựachọn chủ đề dự án
Xây dựng kế hoạch dự án:xác định những công việccần làm, thời gian dự kiến,vật liệu, kinh phí, phươngpháp tiến hành và phâncông công v iệc trongnhóm
Chuẩn bị các nguồn thôngtin đáng tin cậy để chuẩn bịthực hiện dự án
Cùng giáo viên thống nhấtcác tiêu chí đánh giá dự án
Trang 20dự án trong thực tế.
2 Thực hiện dự án
Thu thập thông tin
- Thực hiện điều tra
- Thảo luận với các
Liên hệ các cơ sở, kháchmời cần thiết cho học sinh
Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạođiều kiện thuận lợi cho các
em thực hiện dự án
Bước đầu thông qua sảnphẩm cuối của các nhómhọc sinh
Phân công nhiệm vụ cácthành viên trong nhómthực hiện dự án theo đúng
kế hoạch
Tiến hành thu thập, xử lýthông tin thu được
Xây dựng sản phẩm hoặcbản báo cáo
Liên hệ, tìm nguồn giúp đỡkhi cần
Thường xuyên phản hồi,thông báo thông tin chogiáo viên và các nhómkhác
Bảng 1.1 Quy trình dạy học dự ánQuy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo về Vật lí
Bước 1: Đặt tên cho hoạt động
Đặt tên cho hoạt động là một việc làm cần thiết vì tên hoạt động tự nó đã nói lên đượcchủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động Tên hoạt động cũng tạo ra được
sự hấp dẫn, lôi cuốn, kích thích trí tò mò của học sinh, tạo ra tâm lý trạng thái đầy
Trang 21hướng khởi và tích cực của học sinh Vì vậy cần phải tìm tòi, suy nghĩ để đặt tên hoạtđộng sao cho phù hợp và hấp dẫn.
Việc đặt tên cho hoạt động cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Rõ ràng, chính xác, ngắn gọi
- Phản ánh được chủ đề và nội dung của hoạt động
- Tạo được ấn tượng ban đầu cho học sinh
Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động
Mỗi hoạt động đều thực hiện mục đích chung của mỗi chủ đề theo từng tháng nhữngcũng có những mục tiêu cụ thể của hoạt động đó
Mục tiêu hoạt động là dự kiến trước kết quả của hoạt động
Các mục tiêu hoạt động cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánhđược các mức độ cao thấp của yêu cầu cần dadtj về tri thức, kỹ năng, thái độ và địnhhướng giá trị
Nếu xác định đúng mục tiêu sẽ có các tác dụng là:
- Định hướng cho hoạt động, là cơ sở để chọn lựa nội dung và điều chỉnh hoạtđộng
- Căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động
- Kích thích tính tích cực hoạt động của giáo viên và học sinh
Tùy theo chủ đề của hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đặc điểm của học sinh, điều kiệncủa lớp, trường và địa phương mà hệ thống mục tiêu sẽ được cụ thể hóa
Khi xác định mục tiêu cần phải trả lời các câu hỏi sau:
- Hoạt động này có thể hình thành cho học sinh những kiến thức ở mức độ nào?
- Những kĩ năng nào có thể được hình thành ở học sinh và các mức độ của nó đạtđược sau khi tham gia hoạt động?
- Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở học sinh sauhoạt động?
Các mục tiêu mà hoạt động trải nghiệm hướng tới là:
Về phẩm phất
Trang 22Khám phá giá trị bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phongphú.
Biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng
xử nhân văn
Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn vàbản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp
Về năng lực
Hình thành các năng lực chuyên biệt như
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động
Đề xuất được các mục tiêu hoạt động; chủ động xây dựng kế hoạchTuân thủ quy định, kỷ luật của nhóm, tập thể, cộng đồng khi tham giahoạt động
Đánh giá được hiệu quả, giá trị của hoạt động; tự đánh giá kết quả rènluyện và sự trưởng thành của bản thân, điều chỉnh bản thân phù hợp vớiyêu cầu hoạt động
Tổ chức, điều hành hoạt động nhóm hiệu quả và tạo được động lực chomọi người
- Năng lực định hướng nghề nghiệp
Giới thiệu được một số công việc/nghề truyền thống ở địa phương hoặcmột số nghề phổ biến ở Việt Nam
Chỉ ra được vai trò kinh tế đối với xã hội của một số nghề/ nhóm nghề.Chỉ ra được một số điểm mạnh và điểm yếu, sở thích, khả năng có liênquan đến nghề nào đó và bước đầu có ý thức rèn luyện một số năng lực
và phẩm chất cần có của người lao động
Phân tích được các chương trình học, các cơ sở đào tạo,… liên quan đếnnghề nghiệp tương lai
Lựa chọn được hướng đi phù hợp cho bản thân khi kết thúc giáo dục phổthông và lập được kế hoạch học tập và rèn luyện phù hợp với hướng đi
đã chọn
Xác định được con đường phát triển nghề nghiệp của bản thân