1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học sinh học ở trường phổ thông

69 2,8K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 2,48 MB

Nội dung

Tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo Để đáp ứng cho việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằm phát triển năng lực và phẩm chất, hài hòa đức, trí, thể,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA SINH - KTNN

======

KIỀU THỊ THÚY QUỲNH

THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠOTRONG DẠY HỌC SINH HỌC

Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Sinh học

Người hướng dẫn khoa học

TS Hà Văn Dũng ThS Hoàng Thị Kim Huyền

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

Tiến sĩ Hà Văn Dũng và thạc sĩ Hoàng Thị Kim Huyền đã trực tiếp hướng dẫn, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em thực hiện tốt đề tài tốt nghiệp này

Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Phương pháp dạy học, khoa Sinh - KTNN, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt kinh nghiệm cho em trong suốt thời gian em thực hiện đề tài

Em xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa Sinh - KTNN, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và các thầy cô giáo, các em học sinh trường THPT Hoàng Quốc Việt - Bắc Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi và góp phần giúp em hoàn thành luận văn này

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân, những người luôn quan tâm, động viên, khích lệ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, tiến hành và hoàn thiện đề tài

Hà Nội, Tháng 04 năm 2017

Sinh viên thực hiện

Kiều Thị Thúy Quỳnh

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan những gì viết trong khóa luận này đều là sự thật, đây

là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân em Các kết quả nghiên cứu đƣợc nêu trong luận văn hoàn toàn trung thực Đề tài nghiên cứu này không trùng với công trình nghiên cứu của các tác giả khác

Nếu sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Hà Nội, Tháng 04 năm 2017

Sinh viên thực hiện

Kiều Thị Thúy Quỳnh

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN I MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

1.1 Tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 1

1.2 Thực trạng của việc tổ chức các HĐTNST 2

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Giả thuyết khoa học 3

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3

4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

4.2 Khách thể nghiên cứu 3

5 Phạm vi nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 3

6.2.Phương pháp điều tra 3

6.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 4

6.4 Phương pháp quan sát 4

7 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

8 Đóng góp của đề tài 4

PHẦN 2: NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5

1.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài 5

1.1.2 Tình hình thiết kế và tổ chức HĐTNST trên thế giới 5

1.1.3 Tình hình thiết kế và tổ chức HĐTNST ở Việt Nam 6

1.2 Cơ sở lí luận 7

1.2.1 Khái niệm HĐTNST 7

1.2.2 Vai trò của HĐTNST 7

1.2.3 So sánh HĐTNST với HĐ ngoài giờ lên lớp 7

1.2.4 Quy trình thiết kế HĐTNST 8

Trang 5

1.3 Cơ sở thực tiễn 8

1.3.1 Mục đích điều tra 8

1.3.2 Phương pháp điều tra 8

1.3.3 Nội dung điều tra và kết quả điều tra 9

13.3.1 Nội dung điều tra giáo viên 9

1.3.3.2 Kết quả điều tra giáo viên 10

13.3.3 Nội dung điều tra học sinh 11

1.3.3.4 Kết quả điều tra học sinh 11

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ HĐTNSTPHẦN SINH HỌC 14

VI SINH VẬTLỚP 10 VÀ SINH THÁI HỌC LỚP 12 CƠ BẢN 14

2.1 Khái quát nội dung phần Sinh học vi sinh vật lớp 10 và nội dung phần Sinh thái học lớp 12 - CTC 14

* Phần Sinh thái học lớp 12 - CTC gồm 3 chương: 14

2.2 Nội dung và hình thức tổ chức HĐTNST 15

2.3 Một số kế hoạch tổ chức HĐTNST 17

2.3.1 Kế hoạch tổ chức HĐTNST chương III - phần ba: Sinh học vi sinh vật 17

2.3.2 Kế hoạch tổ chức HĐTNST phần Sinh thái học lớp 12 30

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 49

3.1 Mục đích thực nghiệm 49

3.2 Nội dung thực nghiệm 49

3.3 Phương pháp thực nghiệm 49

3.4 Kết quả đánh giá 49

3.4.1 Kết quả thực nghiệm và đánh giá chất lượng khi tổ chức HĐTNST với chủ đề: “ Bạn nghĩ gì về HIV/AIDS” 49

3.4.2 Kết quả thực nghiệm và đánh giá chất lượng khi tổ chức HĐTNST “Tham quan dã ngoại tại trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh” 53

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 57

1 KẾT LUẬN 57

2 KIẾN NGHỊ 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

Trang 6

PHỤ LỤC 1 - PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN PHỤ LỤC 2 - PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH

Trang 8

PHẦN I MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Để đáp ứng cho việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằm phát triển năng lực và phẩm chất, hài hòa đức, trí, thể, mỹ của học sinh với nội dung giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh; coi trọng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, văn hoá pháp luật và ý thức công dân, thì hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một trong những hoạt động quan trọng và không thể thiếu

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của HS về hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hoá nghệ thuật, thẩm mỹ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, khoa học kỹ thuật, lao động công ích,… để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách thực sự, phát triển và nuôi dưỡng óc sáng tạo; là một bộ phận hữu cơ của hệ thống hoạt động giáo dục ở trường phổ thông Hoạt động trải nghiệm sáng tạo cùng với hoạt động dạy học trên lớp là một quá trình gắn bó, thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất và năng lực chung, nhất là trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; tính tự lập, tự tin, tự chủ; các năng lực sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí bản thân Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở cấp Tiểu học, nhằm phát hiện và bồi dưỡng những tư chất, cá tính của trẻ và tập trung hình thành ý thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể; yêu quý, gắn bó và có ý thức tham gia các hoạt động ở lớp, ở trường và cộng đồng nơi ở; tôn trọng, lắng nghe có phản ứng tích cực trong giao tiếp; Ở cấp Trung học cơ sở, hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm tập trung hình thành cho học sinh thói quen tự giải

Trang 9

quyết, tự làm những công việc hàng ngày của bản thân trong học tập, lao động

và sinh hoạt; tìm hiểu về định hướng nghề nghiệp bản thân; Ở cấp Trung học phổ thông, hoạt động trải nghiệm sáng tạo tập trung hình thành cho học sinh thói quen chủ động trong giao tiếp; biết tự khẳng định và tự quản lý bản thân; tiếp cận được với nghề nghiệp phù hợp với năng khiếu, sở thích và hướng phát triển của bản thân Sau năm 2015, HĐTNST sẽ được áp dụng rộng rãi ở tất cả các cấp học từ cấp tiểu học đến cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông ở tất cả các môn học với nhiều hình thức tổ chức phong phú và đa dạng

Từ những vấn đề trên, với mục tiêu góp phần vào việc đưa HĐTNST gắn liền với các môn học nói chung và môn Sinh học nói riêng nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn sinh học và phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức trong môn Sinh học vào thực tiễn cuộc sống, chính vì vậy, chúng tôiđã chọn

đề tài “Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông”

2 Mục đích nghiên cứu

- Thiết kế các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm củng cố kiến thức phần Sinh học vi sinh vật lớp 10 và phần Sinh thái học lớp 12CTC, tạo hứng thú cho học sinh và giúp các em phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức trong môn Sinh học vào thực tiễn cuộc sống Qua đó, nhằm nâng cao chất lượng

Trang 10

dạy và học ở trường phổ thông

3 Giả thuyết khoa học

Các HĐTNST nếu được thiết kế và tổ chức tốt, đạt yêu cầu sẽ góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh, đồng thời củng cố kiến thức và phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh Học vào thực tiễn đời sống, tăng cường hứng thú học tập và sự yêu thích môn Sinh Học của học sinh

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nội dung chương III - phần Sinh học vi sinh vật lớp 10CTC và phần Sinh thái học lớp 12

- Kế hoạch tổ chức HĐTNST trong chương trình Sinh học THPT

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Nghiên cứu các văn bản, các tài liệu liên quan đến việc thiết kế và tổ chức HĐTNST trong môn Sinh học để làm cơ sở lí luận cho đề tài như: kỷ yếu hội thảo, giáo trình

6.2.Phương pháp điều tra

- Điều tra thực trạng thiết kế và tổ chức các HĐTNST trong môn Sinh Học nói chung và chương III - phần Sinh học vi sinh vật lớp 10, phần Sinh

Trang 11

thái học lớp 12 nói riêng tại một số trường PT thông việc lấy ý kiến từ các giáo viên và HS

6.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Tổ chức thử nghiệm các HĐTNST xem có phù hợp hay không để có sự điều chỉnh hợp lí

6.4 Phương pháp quan sát

- Quan sát sự tham gia của học sinh trong buổi tổ chức HĐTNST đã thiết

kế

7 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc thiết kế và tổ chức HĐTNST trong dạy học Sinh học ở trường PT

- Điều tra thực trạng của việc thiết kế và tổ chức HĐTNST trong dạy học Sinh học cho HS ở trường PT hiện nay

- Phân tích nội dung kiến thức, chuẩn kiến thức kỹ năng làm cơ sở cho việc thiết kế và tổ chức HĐTNST trong phần sinh học vi sinh vật lớp 10 và phần sinh thái học lớp 12CTC

- Thiết kế và tổ chức các HĐTNST để dạy ôn tập củng cố phần Sinh học

vi sinh vật lớp 10 và phần Sinh thái học lớp 12 - CTC

Trang 12

PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài

HĐTNST là hoạt động giáo dục trong đó từng học sinh được trực tiếp

hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và

tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng và tích luỹ kinh nghiệm riêng của cá nhân

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo sử dụng các hình thức và phương pháp chủ yếu sau: thực địa, tham quan, câu lạc bộ, hoạt động xã hội/tình nguyện, diễn đàn, giao lưu, hội thảo, hội thi, cuộc thi, trò chơi, cắm trại,

Đánh giá năng lực của học sinh từ hoạt động trải nghiệm sáng tạo chủ yếu bằng phương pháp định tính thông qua quan sát hành vi và thái độ; bảng kiểm, tự luận và hồ sơ hoạt động,

1.1.2 Tình hình thiết kế và tổ chức HĐTNST trên thế giới

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được hầu hết các nước phát triển quan tâm, nhất là các nước tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông theo hướng phát triển năng lực; chú ýgiáo dục nhân văn, giáo dục sáng tạo, giáo dục phẩm chất và kĩ năng sống…

- Singapore: Hội đồng nghệ thuật quốc gia có chương trình giáo dục

nghệthuật, cung cấp, tài trợ cho nhà trường phổ thông toàn bộ chương trình của các nhóm nghệ thuật, những kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật…

- Netherlands: Thiết lập trang mạng nhằm trợ giúp những học sinh có

những sáng tạo làm quen với nghề nghiệp Học sinh gửi hồ sơ sáng tạo (dự án) của mình vào trang mạng này, thu thập thêm những hiểu biết từ đây; mỗi học sinh nhận được khoản tiền nhỏ để thực hiện dự án của mình

- Vương quốc Anh: Cung cấp hàng loạt tình huống, bối cảnh đa dạng,

Trang 13

phong phú cho học sinh và đòi hỏi phát triển, ứng dụng nhiều tri thức, kĩ năng trong chương trình, cho phép học sinh sáng tạo và tư duy; giải quyết vấn đề làm theo nhiều cách thức khác nhau nhằm đạt kết quả tốt hơn; cung cấp cho học sinh các cơ hội sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ, dám làm…

- Đức: Từ cấp Tiểu học đã nhấn mạnh đến vị trí của các kĩ năng cá biệt,

trong đó có phát triển kĩ năng sáng tạo cho trẻ; phát triển khả năng học độc lập; tư duy phê phán và học từ kinh nghiệm của chính mình

- Nhật:Nuôi dưỡng cho trẻ năng lực ứng phó với sự thay đổi của xã hội,

hình thành một cơ sở vững mạnh để khuyến khích trẻ sáng tạo

- Hàn Quốc: Mục tiêu hoạt động trải nghiệm sáng tạo hướng đến con

người được giáo dục, có sức khỏe, độc lập và sáng tạo Cấp Tiểu học và cấp Trung học cơ sở nhấn mạnh cảm xúc và ý tưởng sáng tạo, cấp Trung học phổ thông phát triển công dân toàn cầu có suy nghĩ sáng tạo

1.1.3 Tình hình thiết kế và tổ chức HĐTNST ở Việt Nam

HĐTNST là một hướng nghiên cứu mới, vì vậy ở Việt Nam đã tổ chức thí điểm ở một số trường phổ thông với các hình thức tổ chức khác nhau như:

tổ chức cho học sinh đi dã ngoại thực tế tại làng nghề truyền thống Bát Tràng,

tổ chức cho học sinh vùng cao điều hành cuộc gặp lãnh đạo, Trường THPT Thực nghiệm tổ chức cuộc thi “ Môi trường quanh ta”…

Đã có một số bài báo cáo về việc thiết kế và tổ chức HĐTNST ở Việt Nam được lưu lại trong “Kỷ yếu hội thảo hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng

tạo cho học sinh phổ thông” năm 2014 như: bài báo cáo “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - kinh nghiệm quốc tế và vấn đề của Việt Nam” của PGS.TS

Đỗ Ngọc Thống, bài báo cáo “Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo - cơ sở để phát triển mô hình trường PT gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương” của ThS Nguyễn Tất Thắng - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, bài báo cáo “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và hoạt động hướng

Trang 14

nghiệp cho học sinh trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành” của ThS

Nguyễn Thị Thu Anh - Hiệu trưởng trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành…

1.2 Cơ sở lí luận

1.2.1 Khái niệm HĐTNST

HĐTNST là hoạt động giáo dục thông qua sự trải nghiệm và sáng tạo của cá nhân trong việc kết nối kinh nghiệm học được trong nhà trường với thực tiễn đời sống, nhờ đó các kinh nghiệm được tích lũy thêm và dần chuyển hóa thành năng lực

1.2.2 Vai trò của HĐTNST

HĐTNST giữ vai trò quan trọng trong quá trình nâng cao chất lượng

dạy và học ở trường PT, giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, bổ trợ kiến thức, rèn luyện các kỹ năng, tính tự chủ năng động sáng tạo cho học sinh HĐTNST giúp định hướng và hình thành những phẩm chất năng lực chung , năng lực đặc thù cho học sinh như : năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động, năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống, năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân, năng lực định hướng nghề nghiệp, năng lực khám phá

và sáng tạo Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân

1.2.3 So sánh HĐTNST với HĐ ngoài giờ lên lớp

Nội dung

5 lĩnh vực nội dung:

+ Giá trị sống và kĩ năng sống + Quê hương đất nước và hòa bình thế giới

Trang 15

+ Nghề nghiệp + Khoa học và nghệ thuật

đình;

- Hòa bình, hữu nghị, hợp tác

Góp phần vào đánh giá hạnh kiểm; nâng cao năng lực giáo dục toàn diện

1.2.4 Quy trình thiết kế HĐTNST

Khi thiết kế các HĐTNST cần tiến hành theo các bước sau :

Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động

Bước 3: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động

Bước 4: Lập kế hoạch

Bước 5: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy

Bước 6: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động Bước 7: Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh

1.3 Cơ sở thực tiễn

Để tìm hiểu về thực trạng việc tổ chức HĐTNST của môn Sinh học tại

các trường phổ thông, chúng tôi tiến hành điều tra và trao đổi với GV, HS ở các trường PT

Trang 16

Phát phiếu điều tra tới GV, HS ở một số trường THPT

1.3.3 Nội dung điều tra và kết quả điều tra

13.3.1 Nội dung điều tra giáo viên

Chúng tôi tiến hành điều tra GV ở các phương diện sau:

- Nhận thức về vai trò của HĐTNST

- Tính thường kì trong tổ chức HĐTNST

- Các đối tượng để tiến hành tổ chức HĐTNST ở trường PT

- Hiệu quả của việc tổ chức HĐTNST

- Khó khăn khi tiến hành HĐTNST

Đối tượng điều tra: giáo viên ở 1 số trường PT

Trang 17

1.3.3.2 Kết quả điều tra giáo viên

Về nhận thức của giáo viên về HĐTNST: đa số GV phổ thông cho ra ý kiến HĐTNST là quan trọng và cần thiết chiếm 15/24 phiếu và rất thiết thực chiếm 19/24 phiếu

Về tính chất của HĐTNST ở trường PT: đa số các GV thực hiện HĐTNST đều cho biết các HĐTNST mang tính chất bắt buộc và phải có GV hướng dẫn chiếm 20/24 phiếu, một số ít tham gia với tinh thần tự nguyện chiếm 4/24 phiếu Nếu nhà trường không có kế hoạch thì hầu hết là không tổ chức HĐTNST

Về tính thường xuyên: các GV cho biết việc tổ chức thường xuyên các HĐTNST là rất khó thực hiện do rất nhiều nguyên nhân khách quan, nên hầu như các HĐTNST nếu có tổ chức cũng mang tính chất đặc biệt cho các ngày phát động nâng cao thành tích dạy và học, chiếm 22/24 phiếu

Về các khối lớp: các khối lớp tổ chức HĐTNST là các lớp học chương trình chuẩn Bao gồm các khối lớp 10,11 chiếm 19/24 phiếu Khối lớp 12 chiếm 5/24 phiếu do khối lớp 12 đang trong quá trình ôn luyện chuẩn bị cho

kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi đai học vì vậy việc tổ chức sẽ ít và bị hạn chế

Đánh giá của giáo viên về kết quả của HĐTNST: đa số các GV trẻ đều cho rằng hiệu quả của HĐTNST là rất lớn, nâng cao chất lượng dạy và học, khắc sâu kiến thức cho HS, 21/24 phiếu đồng ý là HĐTNST nâng cao hiệu quả dạy và học môn Sinh học

Về khó khăn: sau khi khảo sát thì khó khăn mà các thầy cố gặp phải là

do nhiều lí do khác nhau như khó khăn về mặt thời gian, kinh phí, kỹ năng tổ chức,…Lí do về mặt thời gian, sân bãi chiếm 9/24 phiếu, khó khăn về mặt kinh phí, khâu thiết kế tổ chức chiếm 15/24 phiếu

Qua trao đổi và lấy ý kiến khảo sát của GV phổ thông, chúng tôi cũng thấy rằng: HĐTNST ở trường PT hiện nay chưa được quan tâm và chú ý

Trang 18

nhiều HĐTNST chưa được nhìn nhận đúng giá trị, các HĐTNST dù được tổ chức nhưng hầu như ở quy mô cấp lớp, khối Với nhiều lí do khác nhau, trong

đó có lí do là chương trình chính khóa quá nặng, vì vậy nhà trường cũng như giáo viên không có thời gian để tổ chức HĐTNST Bên cạnh đó, nhiều GV gặp phải không ít khó khăn trong quá trình thiết kế HĐTNST và phương pháp

tổ chức HĐTNST Cùng với đó là các khó khăn mà các GV gặp phải như thời gian tổ chức, các trang thiết bị, thiếu sự chủ động, tích cực của HS, sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường làm cho các HĐTNST không được tổ chức thường xuyên, kết quả không cao

Như vậy, để việc tổ chức HĐTNST được diễn ra thường xuyên, hiệu quả cần thay đổi nhận thức của lãnh đạo nhà trường, GV về vai trò của HĐTNST Đồng thời, các GV phổ thông cần được trang bị kiến thức, kỹ năng nhất định trong quá trình thiết kế các HĐTNST và phương pháp tổ chức các HĐTNST

13.3.3 Nội dung điều tra học sinh

Chúng tôi điều tra các vấn đề sau đây (Phụ lục 2):

- Hiểu biết của HS về HĐTNST trong môn Sinh học 10 và 12 - CTC

- Việc sử dụng HĐTNST của thầy cô trong dạy học Sinh học 10 và Sinh học 12 - CTC

- Các hình thức HĐTNST mà HS được tham gia

- Cảm nhận của HS sau khi tham gia HĐ TNST về: kiến thức, kĩ năng, thái độ…

1.3.3.4 Kết quả điều tra học sinh

Chúng tôi đã tiến hành thiết kế phiếu điều tra thực trạng (Phụ lục 2) sau

đó gửi đến 100 HS lớp 10 và lớp 12 của trường THPT Hoang Quốc Việt và THPT Minh Khai

Qua xử lí số liệu phiếu điều tra chúng tôi có rút ra một số kết luận như sau:

Trang 19

* Việc sử dụng HĐTNST trong dạy học SH 10 và SH 12 - CTC của thầy cô giáo

Hình 1.1 Sử dụng HĐTNST trong dạy học SH 10 và SH 12- CTC Nhận xét: Việc các thầy cô giáo sử dụng HĐ TNST trong dạy học SH

10 và SH 12- CTC còn khá hạn chế, có đến 22% HS chưa bao giờ được tham gia vào HĐ TNST, số lượng còn lại được tham gia nhưng không

thường xuyên Việc nghiên cứu và sử dụng HĐ TNST vào tất cả các bài dạy của các thầy cô giáo là chưa thực hiện được

*Các hình thức HĐ TNST mà HS được tham gia

22%

78%

Chưa bao giờ

Ít khi Bài nào cũng áp dụng

Trang 20

Hình 1.2 Các hình thức HĐ TNST

Nhận xét: Qua bảng 1.2, ta thấy: Hình thức HĐ TNST chủ yếu đƣợc sử dụng trong dạy học SH 10 và SH 12 là Hội thi/ Cuộc thi ( 41%), tiếp đến là hình thức tham quan dã ngoại (21%) và các hình thức khác cũng đƣợc tổ chức nhƣ: sân khấu hóa, hoạt động nhân đạo, sinh hoạt văn hóa văn nghệ…

41%

21 % 18%

20%

Hội thi/ Cuộc thi Tham quan dã ngoại Diễn đàn

Hình thức khác

Trang 21

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ HĐTNSTPHẦN SINH HỌC

VI SINH VẬTLỚP 10 VÀ SINH THÁI HỌC LỚP 12 CƠ BẢN

2.1 Khái quát nội dung phần Sinh học vi sinh vật lớp 10 và nội dung phần Sinh thái học lớp 12 - CTC

* Phần Sinh học vi sinh vật là phần thứ ba của chương trình học lớp 10, gồm 3 chương:

- Chương III: Virut và bệnh truyền nhiễm gồm: cấu trúc các loại virut; sự nhân lên của virut trong tế bào chủ; virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn; bệnh truyền nhiễm và miễn dịch; ôn tập phần sinh học vi sinh vật Trong chương này, HS được tìm hiểu về virut HIV, các con đường lây truyền, ba giai đoạn phát triển của bệnh AIDS và biện pháp phòng ngừa HS còn được tìm hiểu về các virut kí sinh ở vi sinh vật, thực vật và động vật, biết được con đường xâm nhiễm, tác hại của chúng Bên cạnh đó, virut còn có những ứng dụng trong thực tiễn Cuối cùng là giới thiệu cho HS vốn hiểu biết

về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch Trong chương III của phần ba: Sinh học

vi sinh vật này, có nhiều kiến thức ứng dụng và liên quan nhiều đến các vấn

đề trong đời sống và thực tiễn nên có thể thu hút được sự quan tâm và hứng thú của HS

* Phần Sinh thái học lớp 12 - CTC gồm 3 chương:

Chương I : Cá thể và quần thể sinh vật : nghiên cứu về môi trường sống

và các nhân tố sinh thái, quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, các đặc trưngCTC của quần thể sinh vật, biến động số lượng

cá thể của quần thể sinh vật

Chương II: Quần xã sinh vật: nghiên cứu về quần xã sinh vật và một số đặc trưngCTC của quần xã, diễn thế sinh thái

Chương III: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường: nghiên cứu

Trang 22

về: hệ sinh thái, trao đổi vật chất trong hệ sinh thái, chu trình sinh địa hóa, và sinh quyển, dòng năng lượng trong hệ sinh thái, và hiệu suất sinh thái

Trong phần này, HS được tìm hiểu về Sinh thái học cá thể và Sinh thái học môi trường với nhiều kiến thức ứng dụng và liên quan đến các vấn đề đang được quan tâm trong thực tiễn vì vậy sẽ thu hút được sự quan tâm và hứng thú của HS

2.2 Nội dung và hình thức tổ chức HĐTNST

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, cuộc thi hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia, ), thể dục thể thao, tổc hức các ngày hội, Mỗi một hình thức hoạt động trên đều tiềm tàng trong nó những khả năng giáo dục nhất định Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục HS được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu cầu, nguyện vọng của HS Trong quá trình thiết kế, tổ chức thực hiện và đánh giá hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cả giáo viên lẫn HS đều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hìnhthức tổ chức hoạt động

Qua phân tích nội dung phần Sinh học Vi sinh vật Sinh học 10 và Sinh thái học Sinh học 12, chúng tôi xác định những hình thức có thể tổ chức HĐTNST trong phần Sinh học Vi sinh vật Sinh học 10 và Sinh thái học Sinh học 12 (bảng 2.1 và bảng 2.2)

Bảng 2.1 Hình thức tổ chức HĐTNST trong phần

Sinh học Vi sinh vật Sinh học 10

Trang 23

2 Bạn biết gì về Virut - Bệnh truyền nhiễm

3 Tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS

4 HIV/AIDS vấn nạn của xã hội

Diễn đàn

1.Giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội

2 Bạn biết gì về các bệnh truyền nhiễm

Hoạt động nhân đạo

1 Chia sẻ tình yêu thương

2 Cảm thông - chia sẻ - yêu thương

1 Em người chiến sĩ rừng xanh

2 Môi trường quanh ta

3 Tìm hiểu về rừng và các vườn quốc gia

Hội thi, cuộc thi

1 Hiểu biết sinh thái

2 Sáng tạo sản phẩm tái chế

3 Thời trang tái chế

Trang 24

Diễn đàn

1 Giáo dục bảo vệ môi trường

2 Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai

Sân khấu hóa

1.Rừng xanh kêu cứu

2 Rừng ơi đừng sợ

3 Tiếng gọi của rừng xanh

4 Bảo tồn hệ sinh thái

Chiến dịch

1 Chiến dịch giờ trái đất,

2 Chiến dịch làm sạch môi trường xung quanh trường học

3 Chiến dịch ứng phó với biến đổi khí hậu

4 Chiến dịch bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng ngập mặn

Trang 25

- Cung cấp các kiến thức liên quan đến chủ đề HIV/AIDS qua các hình ảnh sinh động

- Vận dụng được kiến thức để xử lí các tình huống bất ngờ xảy ra trong cuộc sống

- Hiểu được các con đường lây nhiễm của HIV, từ đó có biện pháp phòng tránh

- Giáo dục nhân cách, các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS

- Góp phần giáo dục thái độ cho học sinh không xa lánh, phân biệt đối

xử với những người mang HIV/AIDS

4 Các năng lực hướng tới của chủ đề

1 Hợp tác: tham gia các phần thi đồng đội

2 Giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ

3 Giải quyết vấn đề: xử lí tình huống nhanh chóng trên cơ sở khoa học

- Thiết kế các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm củng cố kiến thức phần virut và bệnh truyền nhiễm Sinh học 10, tạo hứng thú cho học sinh và

Trang 26

giúp các em phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức trong môn Sinh học vào thực tiễn cuộc sống Qua đó, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường

PT

II.Nội dung

Gồm 6 hoạt động:

- Hoạt động 1: Khởi động

- Hoạt động 2: Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”

- Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh hơn”

- Hoạt động 4: Xử lý tình huống

- Hoạt động 5: Mảnh ghép yêu thương

- Hoạt động 6: Gửi lời yêu thương

III Hình thức tổ chức: tổ chức cuộc thi

IV Đối tượng tham gia

- Học sinh lớp 10

V Thời gian, địa điểm

- Tuần cuối cùng của học kì 2 từ ngày…tháng…năm…

- Tại lớp 10A4 - Trường THPT Hoàng Quốc Việt - Bắc Ninh

- Thiết bị : Máy tính, máy chiếu, loa, hội trường, giấy A0, màu sáp và màu nước, cọ vẽ, bút dạ, lọ thủy tinh, hộp giấy nhỏ…

2.Học sinh

Trang 27

- Danh sách học sinh tham gia : Tất cả học sinh lớp 10A4

- Nội dung kiến thức : Phần Virut và các bệnh truyền nhiễm

- Thiết bị : mỗi đội chuẩn bị số báo danh cho từng thành viên, 1bút dạ và

có kế hoạch ôn tập phù hợp với nội dung kiến thức thi

- Tăng sự sôi nổi cho buổi tổ chức HĐTNST

- Tạo hứng thú, không khí cho buổi tổ chức HĐTNST

- Thể hiện tinh thần đoàn kết đồng đội

Trang 28

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, hoạt động nhóm

- Luật chơi như sau:

+ Với mỗi hình ảnh các đội chơi sẽ có 10 giây để vừa suy nghĩ và trả lời + Các đội chơi sẽ dành quyền trả lời bằng cách phất cờ, sau khi người dẫn chương trình ra tín hiệu 10 giây suy nghĩ dành cho 2 đội chơi bắt đầu , đội nào phất cờ sớm hơn, nhanh hơn đội đó sẽ dành được quyền trả lời

- Đội trả lời đúng được cộng 5đ, trả lời sai sẽ không được điểm

- Thời gian tổ chức phần thi này là 10 phút

- Sau khi kết thúc và công bố kết quả của phần thi này, GV phỏng vấn

HS bằng những câu hỏi như:

+ Em cảm thấy trò chơi này như thế nào?

+ Em đã học được những kỹ năng gì sau khi tham gia phần thi này?

Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh hơn”

1 Mục tiêu

*Kiến thức

- Hiểu được các con đường lây nhiễm của HIV

- Biết cách xử lí nếu vô tình bị kim tiêm dính máu đâm vào người

- Biết được cách phòng tránh sự lây nhiễm HIV

* Kĩ năng

- Rèn luyện một số kỹ năng:

+ Tư duy nhanh nhạy, tổng hợp vấn đề

Trang 29

+ Làm việc nhóm

+ Vận dụng giải quyết vấn đề

* Thái độ

- Nhận thức và cư xử đúng đắn đối với những người bị mắc HIV

- Tuyên truyền cho những người xung quanh về tác hại, các con đường lây nhiễm và cách phòng tránh lây nhiễm HIV

- Với mỗi câu trả lời đúng sẽ được cộng 5 điểm Trả lời sai sẽ không được điểm

- Tổng hợp kết quả: đội nào trả lời được nhiều câu hỏi đúng hơn thì đội

đó giành chiến thắng Điểm tối đa cho phần thi này là 35 điểm

- Thời gian : 10 phút

- Sau khi phần thi này kết thúc, GV sẽ phỏng vấn HS:

+ Qua phần thi này, em đã rút ra được những kiến thức gì?

+ Bí quyết gì đã giúp đội chơi của các em dành chiến thắng trong phần thi này?

- Phụ lục nội dung thi:

Câu hỏi 1: Bạn hãy cho biết, HIV không lây qua con đường nào sau đây?

B Giao tiếp thông thường ( ôm hôn, bắt tay…) D Cả 3 đáp án trên

Đáp án: B

Trang 30

Câu hỏi 2: Bạn hãy cho biết, ở nước ta hiện nay tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất nằm trong độ tuổi nào?

A Dưới 20 tuổi C Từ 30- 39 tuổi

B Từ 20- 29 tuổi D Trên 40 tuổi

Đáp án: B(Tỷ lệ nhiễm HIV ở độ tuổi dưới 20 là 10%; 20-29 là 55%; 30-39

là 24% và trên 40 chiếm 10%)

Câu hỏi 3: Bạn hãy cho biết, thời gian điều trị thuốc kháng vi rút HIV cho bệnh nhân AIDS là bao lâu?

Đáp án: D (Hiện nay trên thế giới chưa có thuốc điều trị khỏi bệnh

AIDS, chỉ có thuốc kháng vi rút HIV, là thuốc ức chế sự phát triển của

vi rút HIV do đó khi bệnh nhân AIDS đã dùng thuốc kháng vi rút HIV thì phải dùng suốt đời)

Câu hỏi 4: Bạn cho biết Luật phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người quy định người nhiễm HIV có các quyền nào sau đây?

A Học văn hoá, học nghề, làm việc

B Sống hoà nhập với cộng đồng, xã hội

C Từ chối khám chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối

D Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D (Điểm 1 Điều 4 Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định quyền của

người nhiễm HIV)

Người nhiễm HIV có các quyền sau đây:

1 Sống hoà nhập vào cộng đồng và xã hội

2 Được điều trị và chăm sóc sức khoẻ

3 Học văn hoá, học nghề và làm việc

Trang 31

4 Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS

5 Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối

6 Các quyền khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan

Câu hỏi 5: Khi bị bơm kim tiêm dính máu đâm vào tay, bạn cần làm gì ngay sau đó?

A Băng kín vết thương bằng băng vô trùng;

B Uống ngay kháng sinh và đến cơ sở y tế nơi gần nhất

C Không nặn máu, rửa tay bằng xà phòng nhiều lần dưới vòi nước chảy rồi đến ngay Trung tâm phòng, chống HIV/ AIDS

Đáp án: C (HIV là Vi rút thuộc họ Retroviridae Chúng có dạng hình cầu,

kích thước khoảng 80- 120 nanômet)

Câu hỏi 7: Theo bạn, loại dịch nào trong cơ thể sau đây có nhiều vi rút HIV?

Đáp án: C (Trong nước bọt, nước mắt và mồ hôi, nước tiểu cũng có HIV,

nhưng với số lượng rất ít, không đủ “ Ngưỡng” nên không đủ khả năng làm lây truyền HIV từ người này sang người kia khi tiếp xúc trực tiếp với các loại dịch thể này)

Hoạt động 4 : Xử lý tình huống

Trang 32

- Xử lí nhanh chóng, thông minh dựa trên cơ sở khoa học

- Giáo dục nhân cách, các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS

2 Cách tiến hành

- Hình thức thi: Thi theo đội, gồm 4 đội chơi, mỗi đội 10thành viên Từng đội sẽ thi trực tiếp với nhau theo hình thức: Mỗi đội sẽ đƣa ra một tình huống liên quan đến chủ đề bằng cách đóng kịch và yêu cầu đội bạn đƣa ra cách xử lý

- Sau khi phần thi kết thúc, GV phỏng vấn HS bằng những câu hỏi nhƣ: + Qua phần thi xử lí tình huống, em đã học đƣợc những gì?

- Phụ lục nội dung thi:

Trang 33

* Tình huống 1:Dương và Trang rủ nhau vào rạp chiếu phim Khi Trang

vừa ngồi xuống ghế thì bất ngờ có vật gì lạ nhọn sắc đâm vào phía thắt lưng, Trang quay lại thì thấy một mũi tiêm dính một ít máu Em hoảng hốt và khóc lớn, em nghĩ mình đã nhiễm HIV Nếu là Dương trong trường hợp này, bạn sẽ trấn an Trang như thế nào, và cách xử lí vết kim đâm sẽ cần thực hiện ra sao?

* Tình huống 2:Vào cuối tuần, Lan cùng một nhóm bạn đến nhà Nam vì

cả tuần vừa qua Nam không đến lớp Khi tới nhà Nam, Lan vô tình bước vào một căn phòng trống, em nhìn thấy dòng chữ “AIDS đã giết hại đời chúng tôi” và những hình ảnh liên quan đến căn bệnh AIDS Đúng lúc đó Nam bước

vào Nếu là Lan trong tình huống đó bạn sẽ xử lí như thế nào?

* Tình huống 3:Trong lớp, K là người có HIV và vô tình thông tin đó bị

một số bạn trong lớp phát hiện Các bạn trong lớp bắt đầu có cái nhìn không thiện cảm với K, kì thị, xa lánh K Nếu bạn là bạn thân của K, bạn sẽ làm gì

để giúp đỡ bạn mình?

* Tình huống 4:Q là một trong những tình nguyện viên của nhóm chuyên

giúp đỡ những người nhiễm HIV tại các cơ sở chữa bệnh Trong buổi họp phụ huynh của lớp mẹ Q phát hiện ra con mình tham gia vào nhóm này, do lo sợ cho con nên mẹ Q nhất định không cho Q tiếp tục tham gia Q phải làm sao để

mẹ hiểu và ủng hộ việc mình đang làm?

Đảm bảo thời gian theo quy định của luật chơi 5

Cách giải quyết hay, hợp lí, đúng trọng tâm của câu hỏi 20

Trả lời và xử lí tình huống lưu loát, độc đáo 10

Trang 34

Hoạt động 5: Mảnh ghép yêu thương

1 Mục tiêu

* Kiến thức

- Hiểu được các con đường lây nhiễm HIV/AIDS

- Vận dụng kiến thức đểbảo vệ cơ thể, phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS

- Góp phần giáo dục thái độ cho học sinh không xa lánh, phân biệt đối

xử với những người mắc bệnh AIDS

- Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ,

sự sáng tạo; đồng thời tạo cơ hội giúp học rèn luyện kỹ năng tư duy logic

- Tạo điều kiện cho học sinhgiao lưu, học hỏi, chia sẻ những kinh nghiệm trong học tập cũng như trong cuộc sống và nâng cao tinh thần đoàn kết

2 Hình thức tổ chức

- Hình thức thi:thi theo đội chơi, gồm 2 đội chơi, mỗi đội có 6 thành viên

và 2 học sinh sẽ làm thư kí để ghi chép lại kết quả

- Luật chơi: Ban tổ chức đã chuẩn bị 2 bức tranh khác nhau với chủ đề

“HIV/AIDS”, những bức tranh đó đã được cắt thành 10 mảnh ghép nhỏ

+ Trong khoảng thời gian 5 phút đội nào ghép xong sẽ dán tờ A3 có chứa bức tranh đã ghép được lên bảng ( đội nào dán tranh trước sẽ được +1 điểm ưu tiên)

Ngày đăng: 05/09/2017, 16:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Chiếnlược phát triển giáo dục 2011 – 2020 của Thủ tướng chính phủ, phê duyệt ngày 13 tháng 6 năm 2012 (Quyết định số 711/QĐ–TTg của Thủ tướng Chính phủ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiếnlược phát triển giáo dục 2011 – 2020 của Thủ tướng chính phủ
2.Chương trình giáo dục phổthông – HĐGD NGLL, BộGD – ĐT, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổthông – HĐGD NGLL
3.Đề án Đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau 2015 (Bản dự thảo) của Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án Đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau 2015
4. Đặng VũHoạt – Hà Nhật Thăng (1998), Tổchức hoạt động giáo dục, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổchức hoạt động giáo dục
Tác giả: Đặng VũHoạt – Hà Nhật Thăng
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1998
5. Đặng VũHoạt (1996), Hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp ởtrường THCS,NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp ởtrường THCS
Tác giả: Đặng VũHoạt
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 1996
7. Kỉ yếu hội thảo “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thụng, kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào ủiều kiện Việt Nam”, Hà Nội 10 – 12tháng 12 năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thụng, kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào ủiều kiện Việt Nam”
8.Luật giáo dục(2005), NXB chính trịquốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật giáo dục(2005
Tác giả: Luật giáo dục
Nhà XB: NXB chính trịquốc gia
Năm: 2005
9.Sân khấu tương tác (2012) Tài liệu tập huấn cho trẻ em của tổ chức Plan 10. Chương trình Hàn Quốc –Hoạt động ngoại khóa sáng tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sân khấu tương tác (2012)" Tài liệu tập huấn cho trẻ em của tổ chức Plan 10. Chương trình Hàn Quốc –
6. Đinh Quang Báo –Mục tiêu và chuẩn trong chương trình giáo dục PT sau năm 2015 Khác
11. Bùi Ngọc Diệp và các tác giả (2009) Tài liệu tập huấn GV cốt cán HĐGD Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w