TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH –KTNN ====== PHẠM THỊ MAI HƯƠNG THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT - SINH HỌC 10 VÀ PHẦN SI
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH –KTNN
======
PHẠM THỊ MAI HƯƠNG
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT -
SINH HỌC 10 VÀ PHẦN SINH THÁI HỌC
- SINH HỌC 12
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Sinh học
Người hướng dẫn khoa học
TS Hà Văn Dũng ThS Hoàng Thị Kim Huyền
HÀ NỘI - 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Hà Văn Dũng và ThS.Hoàng Thị Kim Huyền Người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo trong tổ Phương pháp dạy học Sinh học khoa Sinh - KTNN trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và thầy cô giáo bộ môn Sinh học trường THPT đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song khóa luận có thể có những thiếu sót, em mong sẽ nhận được sự chỉ bảo và đóng góp của các thầy cô giáo
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 05 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Mai Hương
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu đề tài:“Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật - Sinh học 10 và phần Sinh thái học - Sinh học 12 ” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi và
không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của tác giả khác Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, tháng 05 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Mai Hương
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
1.1.Tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 1
1.2 Xuất phát từ thực tiễn dạy học ……… 1
1.3 Đặc điểm nội dung môn Sinh học thuận lợi cho HĐ TNST 2
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Khách thể nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Phạm vi giới hạn nghiên cứu 3
6 Giả thuyết khoa học 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 3
7.2 Phương pháp điều tra 3
7.3 Phương pháp quan sát 4
7.4 Phương pháp chuyên gia 4
7.5 Phương pháp thực nghiệm 4
8 Đóng góp của đề tài 4
NỘI DUNG 5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài 5
1.1.1 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông của một số nước trên thế giới……… 5
1.1.2 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam……….6
Trang 51.2 Cơ sở lý luận 7
1.2.1 Khái niệm HĐ TNST 7
1.2.2 Vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo 8
1.2.3 So sánh HĐTNST với HĐ ngoài giờ lên lớp 8
1.2.4 Yêu cầu khi thiết kế và tổ chức HĐ TNST 9
1.2.5 Quy trình thiết kế và tổ chức HĐ TNST 10
1.3 Cơ sở thực tiễn 14
1.3.1 Thực trạng tổ chức HĐ TNST trong dạy học Sinh học ở trường THPT 14
1.3.2 Xu hướng đổi mới chất lượng dạy học hiện nay 17
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠOPHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT–SINH HỌC 10VÀ PHẦN SINH THÁI HỌC–SINH HỌC 12 18
2.1 Phân tích cấu trúc, nội dung Phần Sinh học Vi sinh vật - Sinh học 10 18
2.2 Phân tích cấu trúc, nội dung Phần Sinh thái học - Sinh học 12 18
2.3 Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo phần Sinh học Vi sinh vật – Sinh học 10 và phần Sinh thái học – Sinh học 12 19
2.4 Một số kế hoạch hoạt động trải nghiệm sáng tạo phần Sinh học Vi sinh vật- Sinh học 10 và phần Sinh thái học – Sinh học 12 21
2.4.1 Kế hoạch hoạt động trải nghiệm sáng tạo phần Sinh học Vi sinh vật – Sinh học 10 21
2.4.2 Kế hoạch hoạt động trải nghiệm sáng tạo phần Sinh thái học – Sinh học 12 40
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨCHOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO 47
Trang 63.1 Mục đích đánh giá 47
3.2 Nội dung đánh giá 47
3.3 Phương pháp đánh giá 48
3.3.1 Phương pháp thực nghiệm Sư phạm 48
3.3.2.Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia 48
3.4 Kết quả đánh giá 48
3.4.1.Kết quả thực nghiệm 48
3.4.2 Kết quả ý kiến đánh giá 49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
1 Kết luận 50
2 Kiến nghị 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 PHỤ LỤC 1PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
PHỤ LỤC 2PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH NHẰM CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HĐ TNST TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
PHỤ LỤC 3BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ
Trang 7DANH MỤC VIẾT TẮT
HĐ TNST Hoạt động tải nghiệm sáng tạo
Trang 8MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài
1.1.Tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
HĐ TNST là một phần quan trọng có mối quan hệ khăng khít với hoạt động giờ lên lớp TNST là một hoạt động bổ sung nâng cao chất lượng của giờ lên lớp thêm một bước Phạm vi một giờ lên lớp không cho phép người dạy truyền đạt hết tất cả những vấn đề mà việc dạy học phải hướng đến Bên cạnh những khái niệm, chu trình, tri thức… việc dạy học cũng phải quan tâm đến những quá trình hình thành và phát triển các kĩ năng, các quan hệ giao tiếp, các mối liên hệ gắn bó với người học và hiện thực cuộc sống, việc này liên quan mật thiết tới hoạt động trải nghiệm sáng tạo
HĐ TNST có khả năng góp phần đào tạo người học toàn diện về các mặt: trí, đức, thể, mĩ, vừa có lí luận vừa có thực hành, vừa có kiến thức, vừa có kĩ năng sản xuất, vừa có văn hóa nhà trường, vừa có tri thức về đời sống xã hội
HĐ TNST chính là cầu nối giúp học sinh vận dụng kiến thức vào đời sống, sinh hoạt gần gũi với tập thể, với nhân dân thêm một bước
1.2 Xuất phát từ thực tiễn dạy học
Hiện nay ở các trường phổ thông, hoạt động giáo dục đang được tiến hành song song 2 hoạt động là hoạt động dạy học các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (bao gồm : giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa, thực hành, hoạt động hướng nghiệp, ….) Tuy nhiên, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mà hiện nay chúng ta đang tiến hành trong trường phổ thông chủ yếu được tổ chức dựa trên các chủ đề đã được quy định trong chương trình với các hình thức còn chưa phong phú và học sinh thường được chỉ định, phân công tham gia một cách bị động Trong chương trình mới, các hoạt động tập thể hoạt động ngoài giờ dạy học trên lớp sẽ phong phú hơn cả về nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động, đặc biệt, mỗi hoạt động phải phù
Trang 9hợp với mục tiêu phát triển những phẩm chất, năng lực nhất định của học
sinh; nghĩa là học sinh được học từ trải nghiệm
1.3 Đặc điểm nội dung môn Sinh học thuận lợi cho HĐ TNST
Môn Sinh học là khoa học thực nghiệm, bằng thực nghiệm để làm sáng tỏ mối liên hệ phát sinh giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các sự vật, hiện tượng, từ đó rút ra khái niệm, cơ chế, quy luật sinh học Dạy học bộ môn Sinh học gắn liền với các hoạt động thực hành, làm thí nghiệm, trò chơi, sân khấu hóa, diễn đàn, hội thi, cuộc thi, tham quan…Trong đó, thực hành, thí nghiệm được coi là hoạt động bậc thấp của trải nghiệm sáng tạo, còn trò chơi, sân khấu hóa, diễn đàn, hội thi… chính là một hình thức của HĐ TNST
HĐ TNST của các môn học nói chung cũng như trong môn Sinh học nói riêng chưa được các giáo viên bộ môn và nhà trường quan tâm, đầu tư Hoạt động giáo dục ở nhà trường chỉ tập trung vào hoạt động chính khóa
Chính vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học
thông qua HĐ TNST, tôi đã quyết định chọn đề tài “ Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật – Sinh học 10
và phần Sinh thái học – Sinh học 12 ”
2.Mục đích nghiên cứu
Thiết kế các HĐ TNST trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật – Sinh học 10 và phần Sinh thái học – Sinh học 12, tạo hứng thú học tập cho HS,
nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Nội dung Sinh học Vi sinh vật – Sinh học 10, Sinh thái học – Sinh học12 Quy trình thiết kế các HĐ TNST
Trang 103.2 Khách thể nghiên cứu
Học sinh lớp 10, lớp 12
Giáo viên môn Sinh học trường THPT
Sinh viên Khoa Sinh trường ĐHSP Hà Nội 2 - Vĩnh Phúc
4 Phạm vi giới hạn nghiên cứu
Phần Sinh học Vi sinh vật Sinh học 10 và phần Sinh thái học – Sinh học 12 – CTC
5 Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế HĐ TNST đạt yêu cầu HS sẽ củng cố được kiến thức, phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào đời sống, hứng thú học tập yêu thích môn học
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc thiết kế HĐ TNST
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các văn bản tài liệu liên quan về việc thiết kế và tổ chức các
HĐ TNST trong dạy học Sinh học để hệ thống hóa cơ sở lý luận của đề tài
7.2 Phương pháp điều tra
Chúng tôi thiết kế phiếu điều tra việc tổ chức HĐ TNST sinh học tại một
số trường phổ thông để tìm hiểu thực trạng vấn đề này
Tiến hành tổ chức HĐ TNST trên đối tượng sinh viên của khoa Sinh -
Trang 11KTNN trong các buổi tập huấn và Hội thi nghiệp vụ Sư phạm đã đạt giải Nhì
7.3 Phương pháp quan sát
Quan sát sự tham gia của HS, SV trong buổi tổ chức HĐ TNST đã thiết kế
7.4 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các giáo viên có kinh nghiệm dạy Phương pháp dạy học Sinh học và giáo viên dạy môn Sinh học ở trường THPT về khả năng thực hiện cũng như hiệu quả của chủ đề TNST đã thiết kế
7.5 Phương pháp thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm điều tra và thực nghiệm sư phạm ở trường THPT
và trường ĐHSP Hà Nội 2 nhằm đánh giá hiệu quả của HĐ TNST trong phần Sinh học vi sinh vật – Sinh học 10 và phần Sinh thái học – Sinh học 12
8 Đóng góp của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về việc thiết kế HĐ TNST
- Thiết kế 03 HĐ TNST phần Sinh học Vi sinh vật – Sinh học 10 và phần Sinh thái học – Sinh học 12 làm tư liệu tham khảo cho GV môn Sinh học ở trường THPT trong việc thực hiện HĐ TNST
Trang 12PHẦN 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông của một số nước trên thế giới
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được hầu hết các nước phát triển quan tâm, nhất là các nước tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông theo hướng phát triển năng lực; chú ý giáo dục nhân văn, giáo dục sáng tạo, giáo dục phẩm chất và kĩ năng sống…
a) Singapore: Hội đồng nghệ thuật quốc gia có chương trình giáo dục
nghệ thuật, cung cấp, tài trợ cho nhà trường phổ thông toàn bộ chương trình của các nhóm nghệ thuật, những kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật…
b)Netherlands: Thiết lập trang mạng nhằm trợ giúp những học sinh có
những sáng tạo làm quen với nghề nghiệp Học sinh gửi hồ sơ sáng tạo (dự án) của mình vào trang mạng này, thu thập thêm những hiểu biết từ đây; mỗi học sinh nhận được khoản tiền nhỏ để thực hiện dự án của mình
c) Vương quốc Anh: Cung cấp hàng loạt tình huống, bối cảnh đa dạng,
phong phú cho học sinh và đòi hỏi phát triển, ứng dụng nhiều tri thức, kĩ năng trong chương trình, cho phép học sinh sáng tạo và tư duy; giải quyết vấn đề làm theo nhiều cách thức khác nhau nhằm đạt kết quả tốt hơn; cung cấp cho học sinh các cơ hội sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ, dám làm…
d) Đức: Từ cấp Tiểu học đã nhấn mạnh đến vị trí của các kĩ năng cá
biệt, trong đó có phát triển kĩ năng sáng tạo cho trẻ; phát triển khả năng học độc lập; tư duy phê phán và học từ kinh nghiệm của chính mình
e) Nhật: Nuôi dưỡng cho trẻ năng lực ứng phó với sự thay đổi của xã
hội, hình thành một cơ sở vững mạnh để khuyến khích trẻ sáng tạo
Trang 13g) Hàn Quốc: Mục tiêu hoạt động trải nghiệm sáng tạo hướng đến con
người được giáo dục, có sức khỏe, độc lập và sáng tạo Cấp Tiểu học và cấp Trung học cơ sở nhấn mạnh cảm xúc và ý tưởng sáng tạo, cấp Trung học phổ thông phát triển công dân toàn cầu có suy nghĩ sáng tạo
HĐ TNST gồm 4 nhóm hoạt động chính: Hoạt động tự chủ (thích ứng,
tự chủ, tổ chức sự kiện, sáng tạo độc lập…); Hoạt động câu lạc bộ (hội thanh niên, văn hóa nghệ thuật, thể thao, thực tập siêng năng…); Hoạt động tình nguyện (chia sẻ quan tâm tới hàng xóm láng giềng và những người xung quanh, bảo vệ môi trường); Hoạt động định hướng (tìm hiểu thông tin về hướng phát triển tương lai, tìm hiểu bản thân…Có thể lựa chọn và tổ chức thực hiện một cách linh động sao cho phù hợp với đặc điểm của học sinh, cấp học, khối lớp, nhà trường và điều kiện xã hội của địa phương
1.1.2 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo giữ một vai trò quan trọng trong việc
bổ trợ kiến thức, bổ sung các kỹ năng và kinh nghiệm sống cho học sinh, giúp học sinh trở thành những con người toàn diện.Thế nhưng trong những năm qua, hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường phổ thông chưa mang lại kết
quả cao
Nguyên nhân là do hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường phổ thông hiện nay vẫn chưa hấp dẫn và sinh động, quan niệm còn nặng về hoạt động nội khoá, nhẹ về ngoại khoá Hoạt động này thường được xem là một hoạt động giải trí Phần lớn còn tổ chức theo hình thức một chương trình văn nghệ, thiếu nhất quán về chủ đề, ít chú ý về mặt nội dung học tập bộ môn
Giáo viên thường là những người luôn chú trọng công tác chuyên môn
Vì thế, kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn hạn chế, nội dung và hình thức các buổi sinh hoạt trải nghiệm sáng tạo cứ lặp đi lặp lại,
Trang 14học sinh nhàm chán, ít tham gia, hiệu quả các buổi hoạt động trải nghiệm sáng tạo chưa cao
Cơ sở vật chất của một số trường phổ thông còn thiếu thốn, diện tích nhỏ hẹp , chưa đáp ứng nhu cầu ngoại khoá, khiến không ít nhà trường đành nói không với hoạt động trải nghiệm sáng tạocho học sinh Dẫu biết rằng nhu cầu hoạt động trải nghiệm sáng tạo là vô cùng cấp thiết, học sinh rất thích thú Thực tiễn đòi hỏi nhà trường cần thành lập các câu lạc bộ, nhất là các câu lạc
bộ chuyên môn của từng tổ để thu hút học sinh tham gia Qua đó học sinh có thể khám phá năng lực bản thân trong nhiều môn, nhiều lĩnh vực và sau đó chọn cho mình môn yêu thích
Ngoài hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tiến hành theo từng tháng trong năm, Bộ GD- ĐT nên gộp những hoạt động nhỏ lẻ vào phân phối chương trình thành một hoạt động lớn và đặc biệt hoạt động này cần được xem là một hoạt động thường niên, nằm trong sự quản lý chuyên môn ở nhà trường phổ thông Có như vậy, hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông mới được duy trì một cách thường xuyên và có hiệu quả Hiện nay, chưa có tài liệu chính thống nào hướng dẫn về cách thiết kế hoạt động, hình thức tổ chức HĐ TNST, cũng ít có bài viết chia sẻ kinh nghiệm cho tổ chức
HĐ TNST môn sinh học
Chính vì vậy, việc nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận về HĐ TNST
và thiết kế HĐ TNST là những việc nghiên cứu có ý nghĩa và cần thiết trong giai đoạn hiện nay
1.2.Cơ sở lý luận
1.2.1.Khái niệm HĐ TNST
HĐ TNST là một trong những hoạt động giáo dục ở trường học HĐ TNST là các hoạt động nằm ngoài chương trình học chính khóa, thường mang tính chất tự nguyện hơn là bắt buộc HĐ TNST đóng một vai trò quan trọng
Trang 15trong việc bổ sung các kĩ năng và kinh nghiệm sống cho học sinh, giúp HS trở thành một con người toàn diện và thú vị hơn
1.2.2.Vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
HĐ TNST đóng vai trò quan trọng trong quá trình nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông, giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, bổ trợ kiến thức, rèn luyện các kĩ năng tính tự chủ, năng động sáng tạo cho học sinh
Hoạt động này góp phần củng cố, mở rộng kiến thức đã được học trong trường lớp, giúp cho việc rèn luyện kĩ năng, mở rộng mối quan hệ bạn bè, giải tỏa stress, gia tăng sức khỏe, hoàn thiện nhân cách học sinh Ngoài việc trang
bị kiến thức, tri thức khoa học thì việc rèn luyện kĩ năng sống, các kiến thức
xã hội, các năng lực hoạt động khác cho học sinh đáp ứng yêu cầu cấp thiết đặt ra cho ngành giáo dục HĐ TNST là điều kiện thuận lợi để giáo viên thử nghiệm các phương pháp dạy học
1.2.3 So sánh HĐTNST với HĐ ngoài giờ lên lớp
Nội dung
5 lĩnh vực nội dung:
+ Giá trị sống và kĩ năng sống + Quê hương đất nước và hòa bình thế giới
+ Gia đình và nhà trường + Nghề nghiệp
- Hòa bình, hữu nghị, hợp tác
- Tình nguyện
Trang 16Sử dụng kết
quả đánh giá
Là điều kiện cần để đánh giá xếp loại toàn diện học sinh để xét lên lớp, chuyển cấp và xét tuyển cho hoạt động đặc thù …
Góp phần vào đánh giá hạnh kiểm; nâng cao năng lực giáo dục toàn diện
1.2.4 Yêu cầu khi thiết kế và tổ chức HĐ TNST
Khi thiết kế và tổ chức HĐ TNST cần đảm bảo các yêu cầu sau :
- Tính chính xác về nội dung :các nội dung hoạt động phải bám sát nội dung chương trình môn học, có tác dụng hình thành, phát triểnkiến thức kĩ năng, thái độ của HS
- Tính tự nguyện, tích cực, chủ động: sự tham gia của học sinh trên tinh thần tự nguyện, cần có sự hướng dẫn của giáo viên nhưng không làm ảnh hưởng đến tính sáng tạo, chủ động, tích cực của học sinh
- Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả đối với học sinh tham gia hoạt động với điều kiện kinh phí, trang thiết bị các hoạt động phải có tính khả thi thực hiện, không nên tổ chức các hoạt động quá tốn kém phức tạp tuy nhiên vẫn phải đạt được các mục tiêu đã định trước
- Tính khoa học, tính thường xuyên : Các hình thức hoạt động phải dựa trên các cơ sở vật chất của nhà trường, thực hiện theo kế hoạch của từng năm học theo quy định của nhà trường, đảm bảo thực hiện thường xuyên các chuyên đề và thực hiện thành công
- Phù hợp với học sinh và điều kiện của từng trường : Nội dung các chuyên đề gắn liền với nội dung học và phù hợp với kiến thức của từng nhóm, đội tham gia hoạt động, dựa trên các trang thiết bị nhà trường để xây dựng nên các kế hoạch tổ chức và tiến hành hoạt động
- Tính thẩm mĩ và đảm bảo thời gian : Ban tổ chức hoạt động sáng tạo trong từng hoạt động gợi được tinh thần hứng thú bởi tính thẩm mĩ, hài hước,
Trang 17tính mới lạ trong từng hoạt động
- Về công tác tổ chức :Cần chuẩn bị sẵn sàng các bộ phận có chức năng thực hiện và hoàn thành mục tiêu của một HĐ TNST như: Ban tổ chức, Ban
cố vấn kiến thức, văn nghệ, nguồn tài trợ tài chính …Sắp xếp thời gian hợp
lý, không ảnh hưởng tới kết quả học tập
- Về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học: đảm bảo địa điểm, không gian, máy móc, tài liệu, kinh phí … để tổ chức HĐ TNST
- Với học sinh kết quả của các HĐ TNST có thành tích cao cần tuyên dương khen thưởng, cần có sự bồi dưỡng về kiến thức
1.2.5.Quy trình thiết kế và tổ chức HĐ TNST
Các HĐ TNST được thiết kế và tổ chức thực hiện theo các bước sau :
Bước 1: Đặt tên cho hoạt động TNST
Đặt tên cho hoạt động TNST là một việc làm cần thiết vì tên của hoạt động tự nó đã nói lên được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động TNST
Tên hoạt động TNST cũng tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra được trạng thái tâm lý đầy hứng khởi và tích cực của học sinh.Vì vậy, cần có sự tìm tòi, suy nghĩ để đặt tên hoạt động sao cho phù hợp và hấp dẫn
Việc đặt tên cho hoạt động TNST cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Rõ ràng, chính xác, ngắn gọn
- Phản ánh được chủ đề và nội dung của hoạt động TNST
- Tạo được ấn tượng ban đầu cho học sinh
Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động TNST
Mục tiêu của hoạt động TNST là dự kiến trước kết quả của hoạt động TNST
Các mục tiêu hoạt động TNST cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức,
kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị
Trang 18Nếu xác định đúng mục tiêu sẽ có các tác dụng là:
Định hướng cho hoạt động TNST, là cơ sở để chọn lựa nội dung và điều chỉnh hoạt động
Căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động TNST
Kích thích tính tích cực hoạt động TNST của thầy và trò
Khi xác định được mục tiêu cần phải trả lời các câu hỏi sau:
Hoạt động TNST này có thể hình thành cho học sinh những kiến thức ở mức độ nào? (Khối lượng và chất lượng đạt được của kiến thức?)
Những kỹ năng nào có thể được hình thành ở học sinh và các mức độ của
nó đạt được sau khi tham gia hoạt động TNST ?
Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở học sinh sau hoạt động TNST ?
Bước 3: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động TNST
Mục tiêu có thể đạt được hay không phụ thuộc vào việc xác định đầy đủ
và hợp lý những nội dung và hình thức của hoạt động TNST
Trước hết, cần căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trường và khả năng của học sinh để xác định các nội dung phù hợp cho các hoạt động Cần liệt kê đẩy đủ các nội dung hoạt động phải thực hiện
Từ nội dung, xác định cụ thể phương pháp tiến hành, xác định những phương tiện cần có để tiến hành hoạt động.Từ đó lựa chọn hình thức hoạt động TNST tương ứng
Có thể một hoạt động TNST nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan xen hoặc trong dó có một hình thức nào đó là chủ đạo, còn hình thức khác là phụ trợ
Bước 4: Chuẩn bị hoạt động TNST
Trong bước này cả GV và HS cùng tham gia công tác chuẩn bị Để chuẩn bị tốt cho hoạt động, GV cần làm tốt các công việc sau đây:
Trang 19Nắm vững các nội dung và hình thức hoạt động đã được xác định và dự kiến tiến trình hoạt động
Dự kiến những phương tiện, điều kiện cần thiết để hoạt động có thể được thực hiện một cách có hiệu quả Các phương tiện và điều kiện cụ thể là:
Các tài liệu cần thiết liên quan đến các chủ đề, phục vụ cho các hình thức hoạt động
Các phương tiện hoạt động như: phương tiện âm thanh, nhạc cụ, đạo cụ,phục trang, ánh sáng, tranh ảnh, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc, máy tính, máy chiếu, các loại bảng,
Phòng ốc, bàn ghế và các cơ sở vật chất khác
Kinh phí được đầu tư cho việc tổ chức hoạt động,
Cần khai thác những phương tiện, điều kiện sẵn có của nhà trường, huy động sự góp sức của HS; cần phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức ở địa phương để có sự trợ giúp; cần đảm bảo tính khả thi và tiết kiệm
Dự kiến phân công nhiệm vụ cho các tổ, nhóm hay cá nhân và thời gian hoàn thành công tác chuẩn bị
Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động, những lực lượng mời tham gia hoạt động
Dự kiến những hoạt động của GV và HS với sự tương tác tích cực trong quá trình tổ chức hoạt động
Về phía HS, khi được giao nhiệm vụ, tập thể lớp, cơ quan tự quản lớp hay các tổ, nhóm cần bàn bạc một cách dân chủ và chủ động phân công những công việc cụ thể cho từng cá nhân, tổ và nhóm; trao đổi, bàn bạc để xây dựng kế hoạch triển khai công tác chuẩn bị
Trong quá trình đó, GV cần tăng cường sự theo dõi sát sao, kiểm tra và giúp đỡ kịp thời, giải quyết những vướng mắc để hoàn thành tốt khâu chuẩn
bị, tránh phó mặc hoặc qua loa đại khái
Bước 5: Lập kế hoạch
Nếu chỉ tuyên bố về các mục tiêu đã lựa chọn thì nó vẫn chỉ là những ước muốn và hy vọng, mặc dù có tính toàn, nghiên cứu kỹ lưỡng.Muốn biến các mục tiêu thành hiện thực thì phải lập kế hoạch
Trang 20Lập kế hoạch để thực hiện hệ thống mục tiêu tức là tìm các nguồn lực (nhân lực – vật lực – tài liệu) và thời gian, không gian… cần cho việc hoàn thành các mục tiêu
Chi phí về tất cả các mặt phải được xác định Hơn nữa phải tìm ra phương
án chi phí ít nhất cho việc thực hiên mỗi một mục tiêu Vì đạt được mục tiêu với chi phí ít nhất là để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc Đó là điều mà bất kỳ người quản lý nào cũng mong muốn và cố gắng đạt được
Tính cân đối của kế hoạch đòi hỏi giáo viên phải tìm ra đủ các nguồn lực
và điều kiện để thực hiện mỗi mục tiêu Nó cũng không cho phép tập trung các nguồn lực và điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu này mà bỏ mục tiêu khác đã lựa chọn
Cân đối giữa hệ thống mục tiêu với các nguồn lực và điều kiện thực hiện chúng, hay nói khác đi, cân đối giữa yêu cầu và khả năng đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững khả năng mọi mặt, kể cả các tiềm năng có thể có, thấu hiểu từng mục tiêu và tính toán tỉ mỉ việc đầu tư cho mỗi mục tiêu theo một phương án tối ưu
Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động TNST trên bản giấy
Trong bước này, cần phải xác định:
Có bao nhiêu việc cần phải thực hiện?
Các việc đó là gì? Nội dung của mỗi việc đó ra sao?
Tiến trình và thời gian thực hiện các việc đó như thế nào?
Các công việc cụ thể cho các tổ, nhóm, các cá nhân
Yêu cầu cần đạt được của mỗi việc
Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động TNST
Rõ soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét tính hợp lý, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được
Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý ở khâu nào, bước nào, nội dung nào hay việc nào thì kịp thời điều chỉnh
Trang 21Cuối cùng, hoàn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hóa chương trình đó bằng căn bản Đó là giáo án tổ chức hoạt động
1.3.Cơ sở thực tiễn
1.3.1.Thực trạng tổ chức HĐ TNST trong dạy học Sinh học ở trường THPT
Qua điều tra bằng phiếu điều tra ( PĐT – Phụ lục 2) với học sinh môn Sinh học ở trường THPT Tam Dương trên 134 học sinh chúng tôi nhận thấy:
HĐ TNST trong những năm gần đây được quan tâm nhưng thực tế việc tổ chức HĐ TNST ở các trường phổ thông rất hạn chế hoặc nếu có thì tổ chức chỉ mang tính hình thức
Qua xử lí số liệu phiếu điều tra chúng tôi có rút ra một số kết luận như sau:
- Hiểu biết của HS về HĐ TNST trong môn Sinh học
Hình 1.1 Hiểu biết của HS về HĐ TNST trong môn Sinh học
Hình 1.1 cho thấy, Số lượng học sinh chưa có hiểu biết về HĐ TNST còn tương đối lớn ( 30%), trong khi số lượng học sinh đã có hiểu biết và chưa được tham gia HĐ TNST lại ít nhất ( 18%)
Trang 22- Việc sử dụng TNST trong dạy học Sinh học – CTC của thầy, cô giáo
Hình 1.2 Sử dụng TNST trong dạy học Sinh học – CTC
Hình 1.2 cho thấy, việc các thầy cô giáo sử dụng HĐ TNST trong dạy học Sinh học còn khá hạn chế, có đến 21% HS chưa bao giờ được tham gia vào HĐ TNST, số lượng còn lại được tham gia nhưng không thường xuyên Việc nghiên cứu và sử dụng HĐ TNST vào tất cả các bài dạy của các thầy cô giáo là chưa thực hiện được
- Các hình thức HĐ TNST mà HS được tham gia
Hình thức khác
Trang 23dã ngoại (28%) và các hình thức khác cũng được tổ chức như: sân khấu hóa, sinh hoạt văn hóa văn nghệ…
Nguyên nhân chủ yếu trong việc sử dụng HĐ TNST ở trường phổ thông còn hạn chế là do :
- Hình thức thi cử : Giáo viên chỉ quan tâm đến những kiến thức liên quan phục vụ cho các kì thi hoặc ít dành thời gian cho việc tổ chức cho học sinh
- Kinh phí cho HĐ TNST: để tổ chức được một buổi hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần nhiều kinh phí để hỗ trợ chẳng hạn như : âm thanh, ánh sáng, thiết bị, dụng cụ để phục vụ ngoại khóa…Thực tế kinh phí các trường dành cho phần hoạt động này quá eo hẹp, thậm chí không có
- Thời gian chuẩn bị: để tổ chức HĐ TNST, giáo viên cần tốn nhiều thời gian, công sức, kết quả họ nhận được không tương xứng, thậm chí ở một số trường phổ thông việc tổ chức HĐ TNST được coi là trách nhiệm công việc của cá nhân giáo viên
- Giáo viên chưa có hoặc ít kinh nghiệm và kỹ năng tổ chức HĐ TNST
- Chương trình dạy nội khóa quá nặng nên giáo viên và học sinh không còn thời gian để tổ chức và tham gia ngoại khóa
- Nội dung ngoại khóa chưa hấp dẫn, dễ lặp đi lặp lại, gây nhàm chán
- Phụ huynh, học sinh: Phụ huynh chỉ quan tâm đến kết quả học tập, không
để ý đến các HĐ TNST Chính vì thế, họ không thích HS tham gia vì tốn nhiều thời gian
- Nhiều HS thì không hứng thú với HĐ TNST, có tham gia chỉ mang tính gượng ép, bắt buộc vì hoạt động này không được đánh giá vào điểm tổng kết
bộ môn
Trang 241.3.2 Xu hướng đổi mới chất lượng dạy học hiện nay
Nghị quyết hội nghị lần thứ II BCH TW Đảng khóa VIII nêu rõ : Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ, rèn luyện thành nếp
tư duy sáng tạo cho người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên Do đó, tạo hứng thú cho HS trong học tập là góp phần thực hiện nhiệm
vụ trọng tâm này trong giáo dục
Sử dụng phương pháp mới, phương pháp đặc trưng cho hoạt động tự chủ của học sinh, tạo cho các em sự tự chủ, tích cực và tự giác trong học tập
Điều 28.2 Luật giáo dục quy định :“ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới sau 2015, kế hoạch giáo dục
bao gồm : các môn học, chuyên đề học tập ( gọi chung là môn học ), và hoạt động trải nghiệm sáng tạo ; hoạt động giáo dục( theo nghĩa rộng ) bao gồm
hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo Như vậy, việc thiết kế
và tổ chức các HĐ TNST môn học sẽ là tiền đề để thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo khi dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới sau
2015
Trang 25CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT–SINH HỌC 10
VÀ PHẦN SINH THÁI HỌC–SINH HỌC 12
2.1 Phân tích cấu trúc, nội dung Phần Sinh học Vi sinh vật - Sinh học 10
Phần Sinh học Vi sinh vật Sinh học 10, gồm 3 chương :
Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Vi sinh vật: Giới
thiệu các kiểu dinh dưỡng và tổng hợp, phân giải các chất ở Vi sinh vật trong quá trình chuyển hóa vật chất
Chương II: Sinh trưởng và sinh sản ở Vi sinh vật: Đề cập đến sự sinh
sản của quần thể Vi sinh vật theo cấp số mũ, các pha trong nuôi cấy liên tục
và không liên tục Qua đó HS thấy được sự khác biệt giữa nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục.HS còn được học cơ sở của công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào và công nghệ sinh học, đồng thời nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của Vi sinh vật
Chương III: Virut và bệnh truyền nhiễm: Đề cập đến khái niệm virut,
cấu trúc chung của virut, đồng thời HS được biết các giai đoạn của quá trình nhân lên của virut trong tế bào HS còn biết thêm kiến thức về virut HIV, các con đường lây truyền, ba giai đoạn phát triển của bệnh và biện pháp phòng ngừa Cuối cùng là giới thiệu cho HS vốn hiểu biết về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
Qua phân tích nội dung của phần Sinh học Vi sinh vật, chúng tôi xác định các chủ đề trải nghiệm sáng tạo có thể thiết kế bao gồm 2 chủ đề:
+ Lên men etilic và lactic”
+ Căn bệnh thế kỉ HIV/ AIDS
2.2 Phân tích cấu trúc, nội dung Phần Sinh thái học - Sinh học 12
Phần Sinh thái học Sinh học 12, gồm 3 chương :
Trang 26Chương I Cá thể và quần thể sinh vật: Giới thiệu khái niệm môi
trường, các nhân tố sinh thái, quần thể sinh vật, mối quan hệ của các cá thể
trong quần thể và sự tăng trưởng kích thước của quần thể
Chương II Quần xã sinh vật: Giới thiệu khái niệm quần xã sinh vật
và một số đặc trung cơ bản của quần xã và một số đặc trưng cơ bản của quần
xã và các mối quan hệ của các sinh vật trong quần xã
Chương III Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường:Trình bày
về hệ sinh thái gồm khái niệm thành phần của một hệ sinh thái và cách phân loại các hệ sinh thái.Giới thiệu về cách thức trao đổi vật chất trong hệ sinh thái thông qua chuỗi và lưới thức ăn Giới thiệu một số chu trình sinh địa hóa
và sinh quyển.Trình bày về dòng năng lượng trong hệ sinh thái và khái niệm
về hiệu suất sinh thái.Thực hành về quản lí và sử dụng bến vững tài nguyên thiên nhiên
Qua phân tích nội dung của phần Sinh thái học, chúng tôi xác định các chủ đề trải nghiệm sáng tạo có thể thiết kế với chủ đề:
Chủ đề : Ngày hội tái chế vì một môi trường xanh, sạch, đẹp
2.3 Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo phần Sinh học Vi sinh vật – Sinh học 10 và phần Sinh thái học – Sinh học 12
1 Chương I: Chuyển hóa vật chất và
năng lượng ở Vi sinh vật : Giới thiệu
các kiểu dinh dưỡng và tổng hợp, phân
giải các chất ở Vi sinh vật trong quá
trình chuyển hóa vật chất
1.Diễn đàn 2.Hội thi, cuộc thi
1 Lên men etilic và lactic
2 Quần thể
Vi sinh vật sinh động
Trang 272 Chương III: Virut và bệnh truyền
nhiễm : Đề cập đến khái niệm virut,
cấu trúc chung của virut, đồng thời HS
được biết các giai đoạn của quá trình
nhân lên của virut trong tế bào.HS còn
biết thêm kiến thức về virut HIV, các
con đường lây truyền, ba giai đoạn phát
triển của bệnh và biện pháp phòng
ngừa.Cuối cùng là giới thiệu cho HS
vốn hiểu biết về bệnh truyền nhiễm và
miễn dịch
1.Game show 2.Diễn đàn 3.Sân khấu hóa 4.Sinh hoạt văn hóa văn nghệ
1 Chương III:Hệ sinh thái, sinh
quyển và bảo vệ môi trường
:Trình bày về hệ sinh thái gồm
khái niệm thành phần của một hệ
sinh thái và cách phân loại các hệ
sinh thái.Giới thiệu về cách thức
trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
thông qua chuỗi và lưới thức ăn
Giới thiệu một số chu trình sinh
địa hóa và sinh quyển.Trình bày về
1.Sân khấu hóa
2 Trò chơi lucky number
3 Biểu diễn thời trang
4.Tham quan, dã ngoại
1.Ngày hội tái chế vì một môi trường xanh, sạch, đẹp
2.Cuộc sống xanh
3 Hoa hậu thân thiện
Trang 28dòng năng lượng trong hệ sinh thái
và khái niệm về hiệu suất sinh
Các HĐ TNST được tiến hành theo quy trình 7 bước ( mục 1.2.5.)
2.4.1.Kế hoạch hoạt động trải nghiệm sáng tạo phần Sinh học Vi sinh vật – Sinh học 10
- Học sinh làm được thí nghiệm lên men men êtilic và lên men lactic
- Học sinh liên hệ thực tế tạo ra được sản phẩm ngon và đảm bảo kĩ thuật
2.Về kỹ năng
- Rèn luyện và phát triên kĩ năng làm việc nhóm tổ chức hoạt động tập thể
- Rèn luyện và phát triển khả năng sáng tạo, tích cực, chủ động và tư duy
- Vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề
- Kết hợp ý kiến, tinh thần đoàn kết tập hợp ý kiến, ý tưởng tạo nên kế hoạch
Chủ đề 1 “ Lên men etilic và lactic”
Trang 29và thực hiện có hiệu quả
3.Về thái độ
- Tạo ra các món ăn ngon từ phương pháp lên men, tốt cho sức khỏe
- Có ý thức sử dụng thực phẩm an toàn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia
đình và xã hội
II Nội dung
GIAN
1 Hoạt động 1:Khởi động: Trò chơi âm nhạc 5 phút
2 Hoạt động 2:Diễn đàn:“ Lợi ích từ sản phẩm lên
men”
20 phút
3 Hoạt động 3:Cuộc thi: “ Khéo tay – hay làm” 5 phút
4 Hoạt động 4: Cuộc thi: “ Giới thiệu sản phẩm sáng
tạo”
10 phút
III Hình thức tổ chức
- Hội thi, diễn đàn
- Phân công nhiệm vụ cho các nhóm lên kế hoạch và tổ chức buổi hoạt động TNST
IV.Đối tượng tham gia
- Học sinh lớp 10 (toàn trường )
V.Thời gian, địa điểm
- Tuần từ ngày 2 tháng 3 năm 2017 đến ngày 9 tháng 3 năm 2017
- Tại lớp 10 A…/Trường THPT…
Trang 30VI Chuẩn bị
1.Giáo viên:
- Giáo án, tài liệu tham khảo
- Thành lập ban tổ chức :Thầy cô đại diện ban chấp hành đoàn trường GV môn Sinh, GV chủ nhiệm quyết định thời gian, địa điểm, phân công nhiệm
vụ (Ban nội dung, Ban Giám khảo … ), phát động cuộc thi, niêm yết kế hoạch, chuẩn bị nội dung thi, tài liệu
- Thiết bị : máy tính, loa, giấy A0, bút dạ …
2.Học sinh
- Danh sách học sinh tham gia: Chia đều lớp thành 2 đội
- Nội dung : Phần ba : Sinh học Vi sinh vật
Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Vi sinh vật Bài 24: Thực hành : Lên men êtilic và lactic
- Thiết bị : Nhạc beat, đồ dùng, nguyên liệu làm cơm rượu nếp cẩm và sữa chua, giấy, bút …
VII Gợi ý hoạt động
- Mời Nhóm trưởng nhóm 1 ra
tổ chức hoạt động
- Khởi động với trò chơi âm nhạc với bài hát : “ Vỗ cái tay lên đi”
MC(nhóm 1) : giới thiệu luật chơi Mời các giám sát viên
Tạo hứng thú cho học sinh chuẩn bị bước vào hoạt động trải nghiệm
Trang 31- Đưa ra nhận xét
- MC : Dẫn chương trình tọa đàm : “ Lợi ích từ sản phẩm lên men” mời 2 khách mời :
- Chuyên gia dinh dưỡng
- Đầu bếp Dẫn chương trình đưa ra 1 số câu hỏi cho khách mời
Khách mời chia sẻ
và đưa ra 1 số ý kiến mở rộng
Câu hỏi khán giả : ( khoảng 3 câu)
Tạo hứng thú, tính tích cực cho học sinh
Rèn luyện tư duy logic, vận dụng linh hoạt các kiến thức
Rèn luyện các phản ứng nhanh trước các câu hỏi
Rèn luyện kĩ năng thu thập thông tin
- Đưa ra nhận xét
Mc: Giới thiệu cuộc thi : “ Khéo tay – Hay làm” gồm
2 đội chơi sẽ làm những sản phẩm lên men Êtilic và lactic ( Cơm rượu nếp cẩm và sữa chua)
Tạo hứng thú, tích cực, chủ động cho học sinh Phát huy sự sáng tạo, khéo léo và đoàn kết của học sinh
4 Phần
4: Giới
- Quan sát học sinh tổ chức hoạt
Mỗi nhóm cử ra 1 bạn(PG)giới thiệu
Tạo hứng thú học tập, tích cực, chủ động
Trang 32VI.Củng cố dặn dò:
Những tác dụng tốt đối với sức khỏe của thực phẩm lên men
- Giúp cải thiện tiêu hóa, loại bỏ lactose trong sữa đã lên men, ví dụ như sữa chua, pho mát khả năng dung nạp tiêu hóa tốt hơn
- Giúp đồng hóa tốt các chất dinh dưỡng (vitamin, muối khoáng…)
- Nitrat, thuốc trừ sâu và mycotoxin…được loại bỏ hay phá hủy một phần
- Cho phép các vi khuẩn có lợi như probiotic được phát triển
- Quá trình lên men làm tăng lượng vitamin C (bắp cải lên men chua giàu vitamin C), các chất chống oxy hóa và lượng polyphénol có trong thực phẩm
- Về mặt thẩm mỹ có thể làm thay đổi phần nào hương vị, màu sắc, mùi… và tiêu biểu nhất đó là rượu và pho mát
Rèn luyện kĩ năng trình bày trước đám đông và thuyết phục mọi người
- Mời học sinh phát biểu cảm nghĩ sau khi tham gia các phần chơi
Học sinh phát biểu cảm nghĩ của mình
và rút ra bài học và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống
Học sinh học được cách thức tổ chức hoạt động
Kĩ năng làm việc nhóm Phát triển khả năng tư duy logic, sáng tạo và tính tích cực cho học sinh
Trang 33Phục lục nội dung thi
Phần 1: Khởi động
Chuẩn bị nhạc beat, quản trò
Vỗ cái tay lên đi
Vỗ cái tay lên đi, xem ai có giận hờn gì
Vỗ cái tay lên đi, xem ai có giận hờn chi
Mình là anh em có chi đâu mà giận hờn
Vồ cái tay lên đi, mình vỗ cái tay lên đi
Cầm cái tay nhau đi xem ai có giận hờn gì
Cầm cái tay nhau đi xem ai có giận hờn chi
Mình là anh em có chi đâu mà giận hờn
Cầm cái tay nhau đi mình cầm cái tay nhau đi
Phần 2: Tọa đàm : “ Lợi ích từ sản phẩm lên men”
Mc: Kịch bản dẫn chương trình, kèm theo câu hỏi 2 chuyên gia:
Gợi ý GV :Câu 1: Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm của
quá trình lên men Vậy thưa chuyên gia dinh dưỡng những sản phẩm thực chất này mang lại những lợi ích gì cho chúng ta?
Câu 2: Với những giá trị từ sản phẩm lên men đó, thưa đầu
bếp đến với buổi tọa đàm ngày hôm nay thì bạn có mang đến chương trình của chúng tôi món ăn gì liên quan đến quá trình lên men không ạ?
( Nếu khán giả có câu hỏi thì 2 chuyên gia sẽ trả lời )
Phần 3: Cuộc Thi : “ Khéo tay –hay làm”
MC : Lời dẫn chương trình
Các nhóm tự chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu
Lập bảng tiêu chí chấm điểm cho sản phẩm
Trang 34PHIẾU CHẤM ĐIỂM
Món ăn ngon, hợp khẩu vị
Trình bày đẹp mắt
Giá thành hợp lý
An toàn vệ sinh thực phẩm
Chất dinh dƣỡng
Phần 4: Giới thiệu sản phẩm sáng tạo
Các nhóm cử thành viên của nhóm mình thuyết trình cho sản phẩm
Phần 5: Tổng kết, nhận xét, Rút kinh nghiệm