TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC NGUYỄN THỊ CHUNG ANH BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4, 5 SỬ DỤNG TỐT SO SÁNH TU TỪ VÀ NHÂN HÓA TU TỪ TRONG VĂN MIÊU TẢ KHÓA LUẬN
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
NGUYỄN THỊ CHUNG ANH
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4, 5
SỬ DỤNG TỐT SO SÁNH TU TỪ VÀ NHÂN HÓA TU TỪ TRONG VĂN
MIÊU TẢ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
Người hướng dẫn khoa học: ThS VŨ THỊ TUYẾT
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Ths Vũ Thị Tuyết -
người đã hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành khóa luận này
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo trong Khoa Giáo dục
Tiểu học đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình triển khai khóa luận
Mặc dù đã có những cố gắng, tìm tòi nhất định, song chắc chắn khóa luận không tránh khỏi hạn chế Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Chung Anh
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5
4 Mục đích nghiên cứu 5
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
6 Phương pháp nghiên cứu 6
7 Cấu trúc khóa luận 6
NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1 7
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7
1.1 Cơ sở lí luận 7
1.1.1 Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 4, 5 7
1.1.1.1 Đặc điểm tâm lí 7
1.1.1.2 Đặc điểm sinh lí 8
1.1.2 Văn miêu tả trong phân môn tập làm văn ở tiểu học 9
1.1.2.1 Vị trí, vai trò của phân môn tập làm văn 9
1.1.2.2 Khái niệm văn miêu tả 10
1.1.2.3 Đặc điểm văn miêu tả 10
1.1.2.4 Các bước làm bài văn miêu tả 12
1.1.3 Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa 12
1.1.3.1 Biện pháp so sánh 12
1.1.3.2 Biện pháp nhân hóa 16
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 20
1.2.1 Chương trình văn miêu tả ở Tiểu học 20
Trang 41.2.2 Thực trạng việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa
trong văn miêu tả ở tiểu học hiện nay 22
1.2.3 Khảo sát, thống kê, phân loại việc sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinh 25
1.2.3.1 Tiêu chí khảo sát, thống kê biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh trong những bài văn miêu tả của HS lớp 4, 5 25
1.2.3.2 Nhận xét kết quả khảo sát, thống kê phân loại 25
CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH, NHÂN HÓA VÀ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4, 5 SỬ DỤNG TỐT CÁC BIỆN PHÁP NÀY TRONG VĂN MIÊU TẢ 28
2.1 Giá trị của biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa trong văn miêu tả 28
2.1.1 Giá trị biện pháp tu từ so sánh trong văn miêu tả 28
2.1.2 Giá trị biện pháp tu từ nhân hóa trong văn miêu tả 31
2.2 Biện pháp giúp học sinh lớp 4, 5 sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa trong văn miêu tả 34
2.2.1 Các bước hướng dẫn HS viết bài văn miêu tả để vận dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa 34
2.2.1.1 Hướng dẫn và tạo điều kiện để HS tích lũy vốn từ ngữ miêu tả 34
2.2.2.2 Hướng dẫn HS lựa chọn từ ngữ khi miêu tả 35
2.2.2.3 Tích lũy các kiến thức về biện pháp so sánh, nhân hóa 36
2.2.2 Hướng dẫn HS sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa trong văn miêu tả ở lớp 4, 5 39
2.2.2.1 Hướng dẫn HS quan sát đối tượng miêu tả 39
2.2.2.2 Hướng dẫn HS lập dàn bài miêu tả 42
2.2.2.3 Hướng dẫn HS tả các bộ phận của đối tượng miêu tả 43
2.2.2.4 Hướng dẫn HS xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả 45
Trang 52.2.3 Các dạng bài tập bổ trợ để rèn kĩ năng sử dụng biện pháp so
sánh và nhân hóa trong văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5 48
2.2.3.1 Bài tập nhận diện và phân tích biện pháp so sánh, nhân hóa có trong đoạn văn, đoạn thơ 48
2.2.3.2 Bài tập sửa chữa lỗi khi dùng biện pháp so sánh và nhân hóa trong câu văn, đoạn văn 49
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 55
3.1 Mục đích thực nghiệm 55
3.2 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 56
3.3 Thời gian thực nghiệm 56
3.4 Nội dung thực nghiệm 56
3.5 Giáo án thực nghiệm 57
3.6 Tiến trình thực nghiệm 63
3.7 Kết quả thực nghiệm 64
3.8 Kết luận chung về thực nghiệm 66
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Trang 6CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Môn Tiếng Việt có vai trò đặc biệt quan trọng ở bậc học TH, Tiếng Việt là một môn học nòng cốt đồng thời cũng là môn học công cụ để HS có thể học tập được các môn học khác trong trường TH Môn học này ngoài việc cung cấp các kiến thức cơ bản về tiếng mẹ đẻ nhằm trang bị cho học sinh một
hệ thống kĩ năng hoạt động giao tiếp bằng Tiếng Việt, đồng thời môn học này còn bồi dưỡng năng lực tư duy cũng như tình yêu với tiếng Việt
Phân môn Tập làm văn là một phân môn trong môn Tiếng Việt giúp học sinh tạo ra được các ngôn bản nói và viết theo các phong cách chức năng ngôn ngữ, hình thành và phát triển năng lực tạo lập ngôn bản - một năng lực được tổng hợp từ các kĩ năng bộ phận như: xác định mục đích nói, lập ý, triển khai ý thành lời (dạng nói, viết bằng câu, đoạn, bài)
Tập làm văn là phân môn có tính tổng hợp, sáng tạo, thực hành và thể hiện được đậm nét dấu ấn cá nhân Nội dung chương trình tập làm văn của lớp 4, 5 hiện nay khá phong phú, học sinh được học một số loại văn như miêu tả, viết thư và một số loại văn bản khác (trao đổi ý kiến, giới thiệu hoạt động, báo cáo thống kê, thuyết trình tranh luận…)
Những văn bản miêu tả có tác dụng to lớn một phần là bởi sự có mặt của những biện pháp tu từ Hai biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong các bài văn miêu tả là biện pháp so sánh và nhân hóa Khi học sinh được học những kiến thức về sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong văn miêu tả, các em sẽ nhận thấy cái hay, cái đẹp chứa đựng trong từng cách so sánh, nhân hóa các sự vật Từ đó, các em sẽ biết sử dụng các biện pháp tu từ sao cho đúng, cho hay để viết văn miêu tả gợi hình, gợi cảm và sinh động hơn
Trang 8Thực trạng dạy học trong trường TH hiện nay cho thấy đa phần học sinh không hứng thú với phân môn tập làm văn, học sinh còn thụ động trong việc viết văn, cách viết còn rập khuôn máy móc theo các bài văn mẫu, các câu văn còn khô cứng HS lớp 4, 5 vẫn chưa biết cách vận dụng các biện pháp tu
từ so sánh, nhân hóa vào trong bài làm của mình Bài làm của các em làm không sinh động, khô khan, đơn điệu; không có tính biểu cảm, câu văn không mang tính tượng thanh, tượng hình
GV còn gặp khó khăn, lúng túng trong việc hướng dẫn cho HS viết văn miêu tả đặc biệt là trong việc giúp HS vận dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa đã được học vào trong bài viết của mình Điều này làm cho chất lượng dạy và học môn phân môn Tập làm văn nói chung và văn miêu tả nói riêng chưa thực sự đạt hiệu quả cao
Như vậy việc đưa hai biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá vào dạy cho học sinh hoàn toàn phù hợp Việc hiểu biết về hai biện pháp so sánh, nhân hoá
tu từ và kỹ năng vận dụng chúng vào lời nói sẽ giúp học sinh học tiếng Việt ngày một tốt hơn và điều này là vô cùng cần thiết
Xuất phát từ những yêu cầu khoa học và nhu cầu thực tiễn trên, chúng
tôi đã lựa chon nghiên cứu đề tài: “Biện pháp giúp học sinh lớp 4, 5 sử dụng
tốt so sánh tu từ và nhân hóa tu từ trong văn miêu tả”
2 Lịch sử vấn đề
So sánh và nhân hóa là hai biện pháp tu từ khá phổ biến, được dùng nhiều trong lời ăn tiếng nói hàng ngày cũng như trong các tác phẩm văn chương nghệ thuật Chính vì vậy đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhiều cuốn
sách, luận văn nghiên cứu về vấn đề này
Về văn miêu tả: Cuốn sách “Văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả” của tác giả Nguyễn Trí đã viết, gồm hai phần lớn:
- Phần thứ nhất: cung cấp các tri thức cơ bản, cần thiết về văn miêu tả
Trang 9- Phần thứ hai: trình bày các yêu cầu và đặc biệt đi sâu phân tích một số điểm về phương pháp dạy văn miêu tả Ngoài hai phần chính trên, tác giả còn giới thiệu thêm một số đoạn văn miêu tả hay, một số kinh nghiệm và một bài soạn dạy văn miêu tả
Cuốn sách “Dạy Tập làm văn ở trường Tiểu học” tác giả Nguyễn Trí
cũng đã đề cập đến vấn đề văn miêu tả trong văn học và văn miêu tả trong nhà trường, đồng thời cũng đề cập đến phương pháp dạy học văn miêu tả trong
nhà trường Cuốn sách “Văn miêu tả và kể chuyện” của các tác giả Vũ Tú
Nam, Phạm Hổ, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng cũng đã giới thiệu những bài viết của mình về suy nghĩ, kinh nghiệm của bản thân khi viết văn miêu tả và văn kể chuyện Nhưng đó cũng chỉ là nói qua, nói một cách sơ lược chứ chưa gợi ý, hướng dẫn cách sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa ra sao
Tác giả Lê Phương Nga và Nguyễn Trí cũng đã nói về văn miêu tả qua
cuốn sách “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học” Trong cuốn sách
này, tác giả Nguyễn Trí đã đề cập đến các vấn đề sau: văn miêu tả trong chương trình Tập làm văn ở Tiểu học, một số vấn đề dạy – học văn miêu tả ở lớp 4, 5; nghệ thuật miêu tả, dạy tiết quan sát và tìm ý ở lớp 4 và lớp 5
Ngoài ra còn có rất nhiều cuốn sách tuyển chọn những bài văn miêu tả hay ở bậc Tiểu học và các công trình nghiên cứu khác như:
Tác giả Hoàng Hòa Bình đã viết cuốn “Dạy văn cho học sinh Tiểu học”, Xuân Thị Nguyệt Hà và một số tác giả khác với cuốn“Học văn qua mẫu Q.4” Hay“Một số kinh nghiệm về viết văn miêu tả” của Tô Hoài, “Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới” của Nguyễn Trí Ngoài ra tác giả Nguyễn Trí còn rất nhiều các tác phẩm khác như “Dạy Tập làm văn ở trường Tiểu học”, “Văn Miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả ở tiểu học”,
Trang 10Về biện pháp so sánh: Tác giả Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa đã đưa ra các khái niệm về biện pháp so sánh tu từ trong cuốn sách “Phong cách học tiếng Việt”
Tác giả Cù Đình Tú và Nguyễn Thế Lịch cũng đã đưa ra những quan điểm khác nhau về khái niệm, bản chất, mô hình của so sánh Cùng với đó có rất nhiều những quan niệm, nhìn nhận khác về biện pháp tu từ so sánh như quan niệm của các tác giả Nguyễn Thế Lịch và nhiều các tác giả khác
Về biện pháp nhân hóa: Có nhiều cuốn sách và tác giả viết về nhân hóa như cuốn sách “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt” tác giả Đinh
Trọng Lạc đã trình bày khái niện nhân hóa và các dạng nhân hóa tu từ Tác giả Phạm Hổ gián tiếp nói lên vai trò, vị trí của so sánh và nhân hóa trong văn miêu tả Nhưng đó cũng chỉ là nói qua, nói một cách sơ lược chứ chưa gợi ý, hướng dẫn cách sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa ra sao
Ngoài ra còn có rất nhiều nhà nghiên cứu hay một số sinh viên, học viên cao học các khóa học trước đã đi tìm hiểu về biện pháp so sánh hoặc biện pháp nhân hóa
Trên đây là một số công trình nghiên cứu về so sánh, nhân hóa và văn miêu tả Có thể thấy văn miêu tả trong nhà trường Tiểu học đã được rất nhiều tác giả quan tâm Các tác giả đã tìm hiểu sâu về văn miêu tả và đề ra được các phương pháp dạy học văn miêu tả trong nhà trường Tiểu học Tuy nhiên các tác giả còn đề cập chưa nhiều đến việc sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa trong viết văn miêu tả Hoặc nếu có ứng dụng thì chỉ ở một kiểu bài nhất định như phần văn tả cây cối hay văn tả loài vật
Như vậy, chưa có một tác giả nào đề cập đến vấn đề hướng dẫn HS sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa để học tốt phân môn tập làm văn ở lớp 4,
5 Điều đó đặt ra đòi hỏi làm thế nào để HS ứng dụng được những điều đã học
Trang 11miêu tả hay? Cần hướng dẫn HS như thế nào để HS viết được một bài văn có nhiều hình ảnh, cảm xúc? Tất cả những vấn đề trên đây đã định hướng giúp chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Giá trị, biện pháp giúp học sinh lớp 4, 5 sử dụng tốt biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa trong văn miêu tả ở bậc học Tiểu học
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến việc rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa cho học sinh
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 4, 5
- Tìm hiểu về giá trị biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong văn miêu tả trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học
Trang 12- Đề xuất các biện pháp rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa để luyện viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, xử lí số liệu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
7 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Giá trị của biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa trong văn miêu
tả và biện pháp giúp HS sử dụng tốt các biện pháp này trong văn miêu tả
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 13Về chú ý, HS ở giai đoạn này chú ý bắt đầu mang tính ổn định và bền
vững Các em biết tập trung vào nội dung cơ bản của bài học hay kiến thức, bắt đầu biết phân phối chú ý Mặc dù vậy, chú ý của HS vẫn còn thường hướng ra bên ngoài
Về tri giác, giai đoạn này tri giác phân tích được hình thành và phát
triển mạnh mẽ Tri giác thường gắn liền với cảm xúc Vốn biểu tượng tăng lên đáng kể so với giai đoạn trước
Về trí nhớ, trí nhớ từ ngữ, trừu tượng ở HS phát triển tốt hơn ở giai
đoạn trước Trí nhớ dài hạn đã phát triển nhưng trí nhớ ngắn hạn vẫn chiếm
ưu thế, đồng thời trí nhớ có chủ định phát triển hơn hẳn so với giai đoạn trước
Về tư duy, HS giai đoạn 2 tư duy trừu tượng đang dần chiếm ưu thế
Khả năng khái quát hóa và suy luận của HS phát triển hơn Các em đã biết
Trang 14dựa vào dấu hiệu bản chất để khái quát thành khái niệm, suy từ nguyên nhân
ra kết quả và ngược lại
Về tưởng tượng, tưởng tượng tái tạo chiếm vai trò chủ yếu đối với
HSTH ở giai đoạn sau, cấu trúc hình ảnh tưởng tượng đã phù hợp với đối tượng nhưng mức độ khái quát còn thấp Tưởng tượng sáng tạo bắt đầu được hình thành và tưởng tượng của các em gần hiện thực hơn
1.1.1.2 Đặc điểm sinh lí
Về đặc điểm hệ cơ – xương, ở lứa tuổi TH cơ của các em chứa nhiều
nước, tỉ lệ chất đạm, mỡ còn ít nên hoạt động chóng mệt mỏi Sức mạnh cơ của HS lớp 4, 5 từ 3,5kg – 5,2kg Lực cơ của HS tăng dần theo lứa tuổi, cơ phát triển chưa cân đối nên khả năng phối hợp còn kém Tốc độ phát triển của xương rất nhanh, đặc biệt là xương tay và chân Cấu trúc xương chưa ổn định
vì vậy trong học tập, sinh hoạt cần tránh đè nén mạnh hay sai tư thế sẽ làm
HS sai lệch, mất cân đối cơ thể
Về hệ tuần hoàn, ở HSTH nhịp tim nhanh, lượng máu mỗi lần tim co
bóp đưa vào động mạch tăng dần, ở HS lớp 4, 5 khoảng 30ml Khi hoạt động mạnh hoặc căng thẳng, lo lắng,… thì nhịp tim nhanh hơn, dồn dập hơn
Về đặc điểm hệ hô hấp, HSTH hệ hô hấp đang trong giai đoạn hoàn
thiện, chuyển dần từ thở bụng sang thở ngực Lượng không khí chứa trong phổi còn thấp Độ giãn nở của các phế nang (túi phổi) còn thấp nên nhịp thở còn nông, số lượng phế nang tham gia hô hấp cò ít Tần số hô hấp tương đối cao, khi hoạt động mạnh dễ chuyển sang thở gấp
Về hệ thần kinh, hoạt động phân tích và tổng hợp đã hình thành mặc dù
còn kém nhạy bén, nhận thức các hiện tượng biến đổi của xã hội còn mang tính chủ quan, cảm tính, bị động,… Ở HS lớp 4, 5 khả năng phân tích, tổng hợp phát triển mạnh hơn giai đoạn trước
Như vậy đặc điểm tâm lí và sinh lí của HS giai đoạn sau TH đã có bước
Trang 15ứng cho việc lĩnh hội những tri thức mới, những yêu cầu mới với nhiều đòi hỏi cao hơn trong quá trình học tập
1.1.2 Văn miêu tả trong phân môn tập làm văn ở tiểu học
1.1.2.1 Vị trí, vai trò của phân môn tập làm văn
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của đất nước, trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến phát triển giáo dục Một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục đào tạo hiện nay là: hình thành và phát triển nhân cách cho HS một cách toàn diện theo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước
Trong tác phẩm “Dạy tập làm văn ở Tiểu học”, tác giả Nguyễn Trí đã viết: “Phân môn Tập làm văn có tính chất tổng hợp, có quan hệ chặt chẽ với việc dạy học Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu Đây là nơi tiếp nhận cũng
là nơi luyện tập càng ngày càng nhuần nhuyễn các kĩ năng và kiến thức các phân môn trên Bài tập làm văn trở thành sản phẩm tổng hợp, là nơi trình bày kết quả đích thực nhất của việc học Tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ) Tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống mỗi con người Với ộng đồng, đó là công cụ để giao tiếp và tư duy Đối với trẻ em, tiếng mẹ đẻ lại càng có vai trò quan trọng hơn.”
Phân môn Tập làm văn có nhiệm vụ giúp học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng sản sinh ngôn bản Môn học này có vị trí đặc biệt trong quá trình dạy học tiếng mẹ đẻ vì Tập làm văn nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy học sinh sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt để giao tiếp, tư duy và học tập Thông qua môn Tập làm văn, học sinh vận dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp những kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt đã được học vào việc tạo lập nên những bài văn hay, giàu tính nghệ thuật
Trang 161.1.2.2 Khái niệm văn miêu tả
Theo từ điển Tiếng Việt, NXB KHXH, Hà Nội, 1997 văn miêu tả có
nghĩa là: “Thể hiện sự vật bằng lời hay nét vẽ” Theo sách Tiếng Việt 4: “Văn miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật giúp người đọc, người nghe có thể hình dung được các đối tượng ấy”
Văn miêu tả là thể loại văn dùng ngôn ngữ để tả sự vật, hiện tượng, con người,… một cách sinh động, cụ thể như nó vốn có Đây là loại văn giàucảm xúc, giàu trí tưởng tượng và sự đánh giá của người viết Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào trong cuộc sống cũng có thể trở thành đối tượng của văn miêu
tả nhưng không phải bất kỳ một sự miêu tả nào cũng trở thành văn miêu tả
Miêu tả không chỉ đơn giản ở việc giúp người đọc thấy rõ được những nét đặc trưng, những đặc điểm, tính chất,… không thể chỉ là việc sao chép, chụp lại một cách máy móc mà phải thể hiệnđược cả sự tinh tế của tác giả trong việc sử dụng ngôn từ, trong cách thể hiện cảm xúc, tình cảm của tác giả
đối với đối tượng được miêu tả và hơn thế là: “Bằng những ngôn ngữ sinh động đã khắc họa lên bức tranh đó, sự vật đó khiến cho người nghe, người đọc như cảm thấy mình đang đứng trước sự vật, hiện tượng đó và cảm thấy như được nghe, sờ những gì màn hà văn nói đến”
1.1.2.3 Đặc điểm văn miêu tả
- Văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mĩ, chứa đựng tình cảm của người viết
Đối tượng trong văn miêu tả rất gần và thân thuộc Đó có thể chỉ là một con gà, một con mèo, hay một cây ăn quả trong vườn nhà,… Song dù miêu tả đối tượng nào đi nữa, bao giờ người viết cũng đánh giá chúng theo một quan điểm thẩm mĩ, cũng gửi vào trong bài viết ít nhiều tình cảm hay ý kiến đánh giá, bình luận của mình Do vậy, từng chi tiết của bài văn miêu tả đều mang
ấn tượng, cảm xúc chủ quan Đặc điểm này làm cho miêu tả trong văn học
Trang 17- Văn miêu tả mang tính sinh động và tạo hình
Một bài văn miêu tả được coi là sinh động và tạo hình các sự vật, đồ vật, phong cách, con người, được miêu tả trong đó hiện lên qua từng câu, từng dòng như trong cuộc sống thực, tưởng như có thể cầm nắm được, có thể
nhìn ngắm, hoặc “sờ mó” được theo cách nói của Goocki, làm nên sự sinh
động tạo hình của văn miêu tả là những chi tiết sống, gây ấn tượng,… tước bỏ chúng đi, bài văn sẽ trở nên mờ nhạt, vô vị
Tuy nhiên cần tránh một khuynh hướng ngược lại là đưa quá nhiều chi tiết làm cho bài văn miêu tả trở nên rườm rà theo kiểu liệt kê đơn điệu Cần phải gạt bỏ đi những chi tiết thừa, không có sức gợi cảm để bài văn lắng đọng
và giàu chất tạo hình
Những chi tiết sống động được lấy từ sự quan sát cuộc sống quanh ta,
từ kinh nghiệm sống của bản thân Có bắt nguồn từ trong thực tế, có thai nghén trong kinh nghiệm, những trang văn miêu tả mới cụ thể và linh hoạt
- Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc và hình ảnh
Ngôn ngữ giàu cảm xúc và hình ảnh nhằm diễn tả cảm xúc của người viết được sinh động, thể hiện tính tạo hình cho đối tượng miêu tả
Trong bài văn miêu tả, ngôn ngữ thường giàu các tính từ, động từ Người viết thường hay sử dụng các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ
để miêu tả Do sự phối hợp của các tính từ (màu sắc, phẩm chất, mức độ,…), của các động từ với các biện pháp tu từ, ngôn ngữ miêu tả luôn tỏa sáng lung linh trong long người đọc, gợi lên trong long người đọc những cảm xúc, tình cảm ấn tượng, hình ảnh về sự vật được miêu tả
Trong tác phẩm “Rèn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt” hai tác giả Đào
Ngọc và Nguyễn Quang Ninh đã chỉ rõ ba đặc điểm của văn miêu tả Đó là: Văn miêu tả là một loại văn mang tính thông báo thẩm mĩ; trong văn miêu tả, cái mới, cái riêng phải gắn chặt với tính chân thật; ngôn ngữ trong văn miêu
Trang 18tả bao giờ cũng giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, âm thanh,… Như vậy, hai tác giả đã nêu thêm một đặc điểm cũng rất quan trọng của văn miêu
tả đó là, tính sáng tạo phải gắn chặt với tính chân thật Bởi miêu tả là “Vẽ lại những đặc điểm nổi bật của cảnh vật, của người” nên sự vẽ lại đó phải đảm
bảo đúng như đối tượng đang tồn tại trong cuộc sống
1.1.2.4 Các bước làm bài văn miêu tả
Ở TH các bước làm một bài văn miêu tả thường tiến hành theo các bước sau:
1.1.3 Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa
1.1.3.1 Biện pháp so sánh
- Khái niệm so sánh
Trong cuốn “Phong cách học Tiếng Việt” đã đưa ra khái niệm về so sánh: “So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi
ra hình ảnh cụ thể những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc người nghe”
Trang 19“So sánh là đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các quan hệ nhất định nhằm tìm ra các sự giống nhau và khác biệt giữa chúng.” - đó là cũng là một cách định nghĩa về so sánh nói chung
Trên thực tế tồn tại 2 loại so sánh là so sánh tu từ và so sánh luận lí (so sánh logic), chúng ta cần có sự tách bạch giữa 2 loại so sánh này Cụ thể:
- So sánh lí luận (logic): là một hoạt động nhận thức phổ biến của tư
duy con người nhằm nhận dạng và chiếm lĩnh bản chất của các sự kiện, hiện
tượng được so sánh, là “đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng cùng loại vào các quan hệ nhất định nhằm tìm ra sự khác nhau giữa chúng” Cơ sở của
phép so sánh logic dựa trên tính đồng chất, đồng loại của các sự vật, hiện tượng cạnh nhau nhằm tìm ra sự giống nhau và khác biệt giữa chúng
Ví dụ:
- Bạn Lan cao hơn bạn Hoa
- Diệp đẹp như mẹ cô ấy
- So sánh tu từ (so sánh hình ảnh): là biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong
đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng gợi ra những hình ảnh
cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức người đọc, người nghe
Ví dụ:
Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày
(Tiếng Việt 3- Tập 1) Chòng chành như nón không quai
Như thuyền không lái như ai không chồng
(Ca dao)
Trang 20Như vậy điểm khác nhau cơ bản giữa hai kiểu so sánh này là tính hình tượng, tính dị loại (không cùng loại) và tính biểu cảm của sự vật Ở so sánh lí luận, cái được so sánh và cái so sánh là hai đối tượng cùng loại mà mục đích của sự so sánh này là xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng Còn trong
so sánh tu từ, các đối tượng được đưa ra so sánh có thể cùng loại, có thể khác loại Mục đích của so sánh này là nhằm diễn tả một cách có hình ảnh đặc điểm của đối tượng Trên thực tế có rất nhiều câu diễn đạt sự so sánh nhưng
so sánh tu từ là phải “nhằm diễn tả hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng”, tức là phép so sánh đó phải đạt đến một hình thức ổn định và có một
giá trị nội dung nhất định
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi chỉ chú trọng đến
so sánh tu từ
- Cấu tạo so sánh
Xét về mặt cấu tạo, mô hình so sánh đầy đủ bao gồm 4 yếu tố sau: + Yếu tố 1: yếu tố được / bị so sánh (tùy theo việc so sánh là tích cực hay tiêu cực)
+ Yếu tố 2: yếu tố chỉ phương diện so sánh (chỉ tính chất, đặc điểm của
sự vật hay trạng thái của hành động)
+ Yếu tố 3: Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh (có thể là quan hệ ngang bằng hoặc không ngang bằng)
+ Yếu tố 4: yếu tố chuẩn (được đưa ra làm chuẩn để so sánh)
Ví dụ:
Trang 21Trên thực tế, có nhiều phép so sánh không đầy đủ cả 4 yếu tố trên Nó
có thể thiếu vắng một hoặc hai yếu tố
Ví dụ:
- Phía đông, ông mặt trời như một khối cầu lửa đang nhô lên
- Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao
đang nhô lên
(Tiếng Việt 4, tập 1)
Trang 22Bóng tối như bức màn mỏng, như thứ bụi xốp, mờ đen, phủ dần lên mọi vật Trong nhập nhoạng, thỉnh thoảng lại bật lên một mảng sáng mờ của ánh ngày vương lại Một vài tiếng dế gáy sớm, vẻ thăm dò, chờ đợi
(Tiếng Việt 5, tập 1) +Dạng 2: So sánh bậc hơn - kém
Là dạng so sánh mà cơ sở so sánh thường gắn với các từ “hơn”: cao hơn, ít hơn, đẹp hơn,… hoặc chẳng bằng, chẳng được,…
+ Dạng 3: So sánh bậc cao nhất (bậc tuyệt đối)
Đây là dạng so sánh để khẳng định một sự việc nào đó theo cách nhìn nhận, đánh giá riêng của người so sánh
1.1.3.2 Biện pháp nhân hóa
- Khái niệm nhân hóa
Trang 23Biện pháp nhân hóa nằm trong nhóm ẩn dụ tu từ thuộc các phương tiện
tu từ ngữ nghĩa Nói cách khác, nhân hóa là một biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc tính của đối tượng không phải là của con người Nhân hóa chỉ có thể được hiện thực hóa trong những ngữ cảnh nhất định Nếu tách nó ra khỏi ngữ
cảnh thì hệu quả biểu đạt của nó không còn giá trị
Theo Đinh Trọng Lạc “Nhân hóa (còn gọi là nhân cách hóa) là một dạng của ẩn dụ, dùng những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc tính đối tượng không phải là người nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn, đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ của mình”
Theo Trần Mạnh Hưởng trong “Luyện tập về cảm thụ văn học ở Tiểu học” định nghĩa: “Nhân hóa là sự biến vật thành con người bằng cách gắn cho nó những đặc điểm mang tính cách người, làm cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn”
Nhìn chung, dù định nghĩa theo cách nào thì các tác giả đều chung một
ý kiến: nhân hóa là một biến thể của ẩn dụ Xuất phát từ quan điểm này, trong
cuốn “Phong cách học Tiếng Việt” tác giả Đinh Trọng Lạc đã khái quát lại
“Nhân hóa là những ẩn dụ, khi chuyển đổi từ những vật vô sinh sang hữu sinh, hoặc là từ thế giới vật chất sang thế giới nhận thức của con người Nói cách khác nhân hóa là phương thức biểu hiện nghệ thuật làm cho những ật vô sinh hay những đối tượng trìu tượng có khả năng và thuộc tính của con người, biết nói, biết cảm, biết nghĩ như con người”, có thể xem đây là định
nghĩa tương đối hoàn chỉnh, xác đáng về biện pháp nhân hóa
Ví dụ:
Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy Con gà trống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú
Trang 24Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái, cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa…
(Tiếng Việt 5- tập một)
- Các cách nhân hóa
Về mặt hình thức, nhân hóa có thể đƣợc cấu tạo theo ba cách:
+ Cách 1: Dùng những đại từ chỉ người để chỉ những đối tượng không phải người
Ví dụ:
Chị lúa phất phơ bím tóc Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học Đàn cò áo trắng
Khiêng nắng Qua sông
Cô gió chăn mây trên đồng Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi
(Trần Đăng Khoa) + Cách 2: Dùng những từ ngữ chỉ tính chất, hành động của người để biểu thị tính chất, hoạt động của đối tượng không phải là con người
Trang 25+ Cách 3: Coi đối tượng không phải là con người như con người và tâm tình, trò chuyện với những đối tượng ấy
Ví dụ:
Tôi ngước nhìn bầu trời quang đãng vừa dứt trận mưa đầu mùa Tôi gọi
thầm, khe khẽ: Bướm Rồng! Bướm Rồng! Bướm ơi Bướm! Bỗng có tiếng đáp
nho nhỏ:
- Em đây
Tiếng êm ái dưới những bụi cây giềng cơm mọc hoang trong góc tường Còn đương ngơ ngác, chưa nghe rõ tiếng ai, thấy một gã bướm to bằng chiếc lá đa, lẫn với màu đất ướt nước mưa óng ánh Ồ, Bướm Ma Những con Bướm Ma thì vô khối trong vườn Con đen, con nâu, con xám vẫn trông thấy
cả lũ bay ra khi tạnh mưa, nhưng tôi không để ý bao giờ Ai đợi Bướm Ma
làm khỉ gì?
- Em đây mà
- Hừm, cái Bướm Ma! Tớ chẳng lạ!
Tôi nhăn mũi cau có
Bướm Ma thở dài:
- Anh chờ Bướm Rồng chứ gì?
Tôi hấp tấp hỏi:
- Ấy gặp Bướm Rồng rồi á?
Bướm Ma nói từng tiếng thong thả:
- Không, em thấy anh đợi Bướm Rồng, năm ngoái, năm kia, năm nào anh cũng đợi, em thương anh mỏi mắt, em ra chơi với anh thôi Tôi chăm chú ngẫm nghĩ câu nói của Bướm Ma Tôi hỏi vu vơ:
- Tớ ấy à?
- Phải, anh đấy
Rồi Bướm Ma cười khểnh:
Trang 26- Biết anh có tính xa thơm gần thối Bạn bè thì hờ hững mà lại đi đợi những ai ai Mặc kệ anh!
(Bướm Rồng Bướm Ma – Tô Hoài)
Dù phân loại theo cách nào các tác giả đều thống nhất coi đối tượng không phải là người như con người để tâm tình trò chuyện với chúng là một loại nổi bật nhất của nhân hóa
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1 Chương trình văn miêu tả ở Tiểu học
Tập làm văn nhằm giúp HS có một năng lực mới: năng lực sản sinh ngôn bản Nhờ năng lực này, các em HS biết sử dụng Tiếng Việt văn hóa làm công cụ tư duy, giao tiếp và học tập Do vậy, Tập làm văn được đưa vào chương trình phổ thông rất sớm và văn miêu tả đồng thời được dạy ngay từ các lớp đầu cấp TH Ngay từ lớp 2, khi tập quan sát để trả lời câu hỏi, các em đã bắt đầu làm quen với văn miêu tả Ở lớp 4, văn miêu tả được dạy 3 tiết với ba
kiểu bài cụ thể: Tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật Chương trình TLV lớp 5 tiếp tục dạy về văn miêu tả với hai kiểu bài: Tả cảnh (14 tiết), tả người (12 tiết)
Sở dĩ văn miêu tả được dạy nhiều như vậy là vì văn miêu tả phù hợp với đặc điểm tâm lí tuổi thơ: thích quan sát, nhận xét, tìm tòi, khám phá…Văn miêu tả nuôi dưỡng mối quan hệ của các em với thế giới xung quanh, tạo nên
sự quan tâm của các em với thiên nhiên Qua đó nó cũng giúp phần giáo dục tình cảm, lòng yêu cái đẹp và sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ
Nội dung dạy học văn miêu tả ở trường Tiểu học mới chỉ ở mức độ đơn giản, chủ yếu xoay quanh những để tài quen thuộc, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em như: những đồ dùng học tập hàng ngày các em vẫn sử dụng, những con vật gần gũi, những cây cối xung quanh các em, con đường hàng ngày các em tới trường, ngôi trường đang học, cánh đồng lúa ở quê
Trang 27chính những người thân hàng ngày chăm sóc, dạy dỗ hoặc chia sẻ với các em niềm vui, nỗi buồn Tất cả những đối tượng được miêu tả trên đây đều là những đối tượng gần gũi, gắn bó thân thiết, được các em yêu quý
Văn miêu tả là một trong những kiểu văn bản rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong sáng tạo văn chương nghệ thuật Đây là loại văn có tác dụng to lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người Với đặc trưng của mình, những trang văn miêu tả làm cho tâm hồn và trí tuệ người đọc thêm phong phú, giúp cho ta có thể cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế, sâu sắc hơn Có thể nói rằng, văn miêu tả chiếm một vai trò và vị trí khá quan trọng trong nhà trường Tiểu học Tiếp nối sau chương trình hiện hành, chương trình Tiểu học mới cũng cho HS làm quen với văn miêu tả ngay từ giai đoạn đầu (lớp 2, 3) và mức độ nâng cao dần ở những giai đoạn sau (lớp 4, 5)
Do đặc thù của các khối lớp không giống nhau nên quy định về nội dung cũng như kỹ năng cần đạt được của thể loại văn miêu tả cũng có sự khác nhau Chương trình và sách giáo khoa hiện hành quy định các nội dung dạy học văn miêu tả cụ thể như sau:
Ở lớp 2, 3 chỉ yêu cầu HS viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu, dựa trên các câu hỏi gợi ý, trả lời câu hỏi dựa vào tranh, theo nội dung bài tập đọc Sắp xếp một số câu theo đúng thứ tự để tạo thành một đoạn văn tả ngắn, giới thiệu
về trường lớp, về người thân, tả theo tranh, kể ngắn có nội dung thiên về miêu
tả Các câu hỏi gợi ý bao quát hết nội dung của đề bài Khi HS làm văn, lần lượt trả lời các câu hỏi, mỗi câu trả lời là một câu văn, sắp xếp các câu trả lời theo thứ tự thành đoạn văn
Đến lớp 4, 5 HS viết được bài văn dài khoảng 15 đến 2 dòng có bố cục rõ ràng, từ ngữ dùng chính xác, đặt câu đúng ngữ pháp Các câu văn viết
Trang 28mạch lạc, sáng sủa và phải đảm bảo tính liên kết, mỗi bài làm văn miêu tả giải quyết yêu cầu của một đề bài
Nhìn chung, chương trình phân môn Tập làm văn Tiểu học hiện hành dạy học văn miêu tả ở mức độ đơn giản, chỉ yêu cầu HS tả những đối tượng quen thuộc, gắn bó, gần gũi với các em Các em phải dựa trên sự quan sát, óc nhận xét của mình rồi dùng ngôn ngữ (nói hoặc viết) để dựng lại một bức tranh bằng ngôn ngữ, hình ảnh, màu sắc, âm thanh,… về một đối tượng nào đó mà mình yêu thích nhờ đó học sinh được phát triển cả về trí tuệ và nhân cách
1.2.2 Thực trạng việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa trong văn miêu tả ở tiểu học hiện nay
Một bài văn miêu tả hay là một bài văn mà khi đọc, người đọc thấy hiện ra trước mắt mình: con người, cảnh vật, đồ vật,… cụ thể, sống động như
nó vẫn tồn tại trong thực tế cuộc sống Như vậy, có thể xem văn miêu tả là một bức tranh về sự vật bằng ngôn từ Và để làm tốt một bài văn miêu tả, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học và kiến thức đời sống Kiến thức của các môn học này cộng với vốn sống thực tế sẽ giúp học sinh trình bày suy nghĩ của mình một cách mạch lạc và sống động Qua
đó, bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước, vốn sống, vốn ngôn ngữ và khả năng giao tiếp
Trên thực tế, việc dạy và học phân môn TLV ở tiểu học hiện nay còn
rất nhiều vấn đề bất cập Về phía GV đây quả là một phân môn khó, đòi hỏi
HS phải tổng hợp được kiến thức, phải thể hiện sự rung cảm cá nhân, phải biết thể hiện tiếng mẹ đẻ một cách trong sáng Trong quá trình giảng dạy, thường xảy ra tình trạng:
- Hoặc GV hướng dẫn chung chung, qua loa để học sinh tự tìm hiểu và viết bài
Trang 29- Hoặc GV dùng “văn mẫu”, học sinh cứ việc sao chép theo một khuôn mẫu chung
Cả hai cách trên đều làm cho HS không biết làm văn, ngại học văn,mất
đi tính sáng tạo, tưởng tượng - điều mà môn học hướng đến mặc dù vẫn có tình yêu đối với văn học Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, một phần là
do trình độ nhận thức, năng lực sư phạm của GV, cũng có thể chính ngay trong GV cũng thiếu những tri thức khoa học cũng như vốn sống thực tế Vấn
đề này cho thấy, nhiều GV chưa đánh giá đúng mức vị trí của môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học và đặc biệt là phân môn TLV
Ngoài ra TLV là phân môn thực hành tổng hợp, nhưng không ít GV lại dạy thiên về lí thuyết Để có được một kĩ năng, thông thường buộc phải trải qua nhiều bước luyện tập từ thấp đến cao, lúc đầu phải làm theo mẫu, sau đó mới có thể vận dụng sáng tạo Nhưng trên thực tế, HS thường nhảy cóc qua một số bước, phần tập và phần luyện thường bị coi nhẹ Bên cạnh đó lại phải học những bài, những văn bản trùng lặp một cách đáng tiếc Việc ra đề cho
HS làm bài cũng chưa được chú ý một cách đúng mức Không hiếm GV chưa
có thói quen chuẩn bị đáp án và biểu điểm chấm bài đồng thời hoặc ngay sau việc ra đề, ra bài tập
lỗ hổng, thiếu sót Nhiều HS ở nông thôn chưa hề được ra thành phố, có em chưa từng được đến công viên, vườn bách thú hay những danh lam thắng cảnh khác… Nhiều HS ở thành phố chưa hề được nhìn thấy con gà đang gáy, con trâu đang cày ruộng, hoặc được ngắm nhìn những đêm trăng sáng, hoặc quan sát cánh đồng lúa khi thì xanh mướt, lúc thì vàng óng, trĩu bông….Kĩ năng làm văn của các em còn hạn chế như: chưa biết quan sát, miêu tả còn chung chung chưa thể hiện được đặc điểm nổi bật của từng chủ đề mình định tả; chưa biết sử dụng những từ gợi tả và các thủ pháp nghệ thuật trong bài
Trang 30văn; chưa biết thể hiện cảm xúc của mình khi miêu tả; vốn từ ngữ của các em còn nghèo…
Qua thực tế tìm hiểu, khảo sát tại trường TH Thanh Lâm A- Mê Linh-
Hà Nội đã có một số bài viết của HS lớp 4 và lớp 5 như sau:
- Khi yêu cầu tả loài cây mà em yêu thích một HS lớp 4 đã viết: “Vườn nhà em có trông rất nhiều loài cây nhưng em thích nhất là cây cam do ông nội trồng Cây cam rất to, cành lá xum xuê, quả sai trĩu cành Cứ đến mùa cam là mẹ em lại hái quả để cả nhà ăn và biếu họ hàng, làng xóm Quả cam nhà em to lắm, mỗi quả chừng 3kg, vị ngọt, mùi thơm…” Trong thực tế không
có quả cam nào lại nặng đến 3kg, điều này cho thấy các em bị thếu kiến thức
thực tế, thiếu khả năng quan sát nên mới viết “mỗi quả chừng 3kg” như vậy
- Hay khi yêu cầu tả cảnh đẹp quê hương em một HS lớp 5 đã viết “… Cánh đồng lúa quê em rộng bao la đang vào độ chín vàng Em rất thích mỗi buổi chiều được ra cánh đồng lúa, ngắm các bạn chơi thả diều và những đàn trâu ăn no lững thững trở về từ giữa cánh đồng như những dũng sĩ …” Có
thể thấy qua cách miêu tả của em HS về cánh đồng lúa thì em đã thiếu những
kiến thức thực tế, cánh đồng đang độ chín vàng không thể có trâu “lững thững trở về từ giữa cánh đồng” được và càng không thể so sánh “đàn trâu”
“như những dũng sĩ”
- Hay với đề bài “Hãy miêu tả con vật mà em yêu thích” có em HS lớp
4 đã viết “…ông Mèo nhà em có bộ lông vàng pha đen, bốn cái chân nhỏ xinh rất nhanh nhẹn, cái mũi của ông hồng hồng rất đáng yêu, ông đã già lắm rồi,
bố mẹ em nói có từ lúc em còn chưa sinh ra nữa ” Cách miêu tả của HS về
con mèo được nuôi trong nhà khá thú vị, tuy nhiên đọc đoạn văn có thể thấy
cách HS sử dụng biện pháp nhân hóa khi gọi con mèo bằng “ông” chưa hợp
lí để nói về một con vật được nuôi trong nhà
Qua đó có thể thấy, khi làm bài, nhiều HS không hề nắm được đặc điểm
Trang 31truyền cảm cho người đọc Việc học tập trên lớp, vì thiếu tập trung và chưa có phương pháp học nên cũng có những hạn chế nhất định Có HS khi đọc đề bài lên, không biết mình cần viết những gì và viết như thế nào, viết cái gì trước, cái
gì sau, Hơn nữa, hiện nay, trên các cửa hàng sách có bày bán rất nhiều sách tham khảo, văn mẫu từ các luồng khác nhau nên đã tạo điều kiện cho HS chép văn mẫu Các em thiếu sự liên tưởng, tưởng tượng các hình ảnh trong đời sống
để làm cho bài văn của mình trở nên sinh động, hấp dẫn hơn
1.2.3 Khảo sát, thống kê, phân loại việc sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinh
1.2.3.1 Tiêu chí khảo sát, thống kê biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh trong những bài văn miêu tả của HS lớp 4, 5
Căn cứ vào khái niệm biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa; dựa vào những bài viết của HS lớp 4, 5 Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 12 bài văn miêu tả của HS lớp 4, 5 trường Tiểu học Thanh Lâm A - Mê Linh - Hà Nội Dựa trên mục đích nghiên cứu của đề tài và kết quả bài làm thực tế của HS để tiến hành khảo sát dựa trên những tiêu chí sau:
- Bài viết có sử dụng biện pháp tu từ so sánh
- Bài viết có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa
- Bài viết có sử dụng cả biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa
1.2.3.2 Nhận xét kết quả khảo sát, thống kê phân loại
Qua việc khảo sát 12 bài văn miêu tả của HS lớp 4 và 5 ở trường TH
mà bản thân đã về thực tập giảng dạy các em chúng tôi đã thống kê được: có
75 bài viết có sử dụng biện pháp tu từ so sánh chiếm 62,5 % Có 48 bài viết
có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa chiếm 39,7 % Có 42 bài viết sử dụng cả hai biện pháp tu từ chiếm 35% Thể hiện qua biểu đồ sau:
Trang 32Như vậy, kết quả khảo sát chúng ta có thể thấy biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong các bài văn miêu tả của HS nhiều hơn biện pháp tu từ nhân hóa và việc kết hợp được cả hai biện pháp tu từ này của trong bài văn của HS còn ít Qua đó cho ta thấy khả năng sử dụng các biện pháp tu từ trong các bài văn của HS còn yếu và gặp nhiều khó khăn, cần có biện pháp giúp HS vận dụng các biện pháp tu từ này vào trong bài văn miêu tả để bài văn đạt giá trị cao
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Tiếng Việt là một môn học nòng cốt đồng thời cũng là môn học công
cụ để HS có thể học tập được các môn học khác trong trường TH Phân môn Tập làm văn là một phân môn trong môn Tiếng Việt giúp học sinh tạo ra được các ngôn bản nói và viết theo các phong cách chức năng ngôn ngữ, hình thành
và phát triển năng lực tạo lập ngôn bản
Tuy nhiên thực trạng việc dạy và học văn miêu tả nói riêng và phân môn tập làm văn nói chung ở trường TH còn rất nhiều khó khăn và vướng mắc đặc biệt trong việc vận dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa vào
Trang 33Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về văn miêu tả nhưng nhìn chung văn miêu tả là thể loại văn dùng ngôn ngữ để tả sự vật, hiện tượng, con người,… một cách sinh động, cụ thể như nó vốn có Các đặc điểm đặc trưng
của loại văn bản này đó là: mang tính thông báo thẩm mĩ, chứa đựng tình cảm của người viết, mang tính sinh động và tạo hình, ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc và hình ảnh
Biện pháp so sánh là biện pháp tu từ thường được sử dụng nhiều trong
văn miêu tả, nói một cách chung nhất “So sánh là đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các quan hệ nhất định nhằm tìm ra các sự giống nhau và khác biệt giữa chúng.” Có hai cách so sánh đó là so sánh logic và so sánh tu từ,
trong đó so sánh tu từ mang giá trị biểu cảm, diễn đạt nhiều hơn
Cùng với so sánh, nhân hóa cũng là biện pháp tu từ có giá trị lớn đối
với văn miêu tả, nhân hóa là phương thức biểu hiện nghệ thuật làm cho những ật vô sinh hay những đối tượng trìu tượng có khả năng và thuộc tính của con người, biết nói, biết cảm, biết nghĩ như con người Xét về hình thức
có ba dạng nhân hóa đó là: Dùng những đại từ chỉ người để chỉ những đối tượng không phải người; dùng những từ ngữ chỉ tính chất, hành động của người để biểu thị tính chất, hoạt động của đối tượng không phải là con người; coi đối tượng không phải là con người như con người và tâm tình, trò chuyện với những đối tượng ấy
Nhân hóa và so sánh có ý nghĩa lớn với văn miêu tả tuy nhiên qua việc khảo sát tại trường TH Thanh Lâm A - Mê Linh - Hà Nội lại cho thấy việc HS vận dụng hai biện pháp tu từ này còn hạn chế, chưa linh hoạt, không mang lại hiệu quả cao Điều này cho thấy cả GV và HS đều đang gặp khó khăn khi vận dụng dạy và học các biện pháp tu từ này vào bài văn và cần có biện pháp để tháo gỡ những khó khăn này
Trang 34CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH, NHÂN HÓA VÀ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4, 5 SỬ DỤNG TỐT CÁC BIỆN PHÁP
NÀY TRONG VĂN MIÊU TẢ
2.1 Giá trị của biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa trong văn miêu tả
2.1.1 Giá trị biện pháp tu từ so sánh trong văn miêu tả
Biện pháp so sánh tu từ có hai chức năng cơ bản và chủ yếu đó là: chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm
- Chức năng nhận thức của biện pháp so sánh tu từ thể hiện ở chỗ biện
pháp so sánh tu từ đem lại cho con người những hiểu biết hay tri giác mới mẻ, hoàn chỉnh về sự vật, hiện tượng, tính chất, trạng thái,… trong thế giới quan
qua hình ảnh so sánh Pao lơ cho rằng “Sức mạnh của so sánh là nhận thức”
Bản chất của sự so sánh là lấy một hình ảnh cụ thể để miêu tả một hình ảnh chưa cụ thể
- Chức năng biểu cảm - cảm xúc thể hiện qua bất kỳ một phép so sánh
tu từ nào ta cũng nhận ra sự yêu, ghét, khen, chê, thái độ khẳng định hay phủ định của người nói với đối tượng được miêu tả Chính chức năng này tạo nên những hình ảnh sống động, gợi cảm, tạo ra những cách nói mới mẻ làm cho cách diễn đạt trở nên phong phú, uyển chuyển, tăng sức mạnh biểu cảm cho lời nói Đồng thời bằng hình ảnh so sánh đã bộc lộ thái độ, tình cảm, cách nhận xét, đánh giá của tác giả
Goolup nói “Hầu như bất kì sự biểu đạt hình ảnh nào cũng có thể chuyển thành hình thức so sánh.” Trong lời nói hàng ngày, chúng ta nhiều khi
đã gặp những cách ví von rất hay, rất có hình ảnh, rất thấm thía Với chức năng biểu cảm, so sánh là “cách nói” dễ đi vào lòng người, dễ chiếm lòng
Trang 35tạo hình gợi cảm, là đôi cánh giúp cho HS bay vào thế giới của cái đẹp, trí tưởng tượng vô cùng phong phú
So sánh tu từ là công cụ giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn nữa những phương diện nào đó của sự vật Nhờ có sự so sánh mà chúng ta dễ dàng nhận thức về đối tượng miêu tả một cách rõ nét hơn, hình ảnh và cụ thể hơn bằng việc công khai đối chiếu hai đối tượng khác nhau đã khơi gợi cho người đọc, người nghe tới một vùng liên tưởng mới tạo nên sự nhận thức mới
mẻ và bất ngờ Chính vì thế, nó tạo nên tính chất hình tượng đậm nét của đối tượng được miêu tả, đồng thời bộc lộ thái độ, cách nhận xét đánhgiá của tác giả về đối tượng được miêu tả So sánh tu từ được sử dụng phổ biến trong các phong cách của tiếng Việt nhưng chỉ trong văn chương nó mới thể hiện đầy
đủ nhất khả năng tạo hình cũng như biểu cảm
Như vậy so sánh là biện pháp tu từ khó có thể thiếu trong các bài văn miêu tả đặc biệt ở bậc Tiểu học Biện pháp tu từ so sánh giúp các câu văn miêu tả của HS trở nên sinh động, mềm mại, giàu tính hình tượng, giàu nhạc điệu,… Bài văn có sử dụng biện pháp tu từ không khô khan, cứng nhắc,… mà giàu sức biểu cảm, mang đặc trưng, phong cách riêng của từng người viết
Ví dụ:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…
(Trần Đăng Khoa)
Trang 36Bão dập, nắng lửa, mưa dầm thiên nhiên của đất nước Việt Nan nhiệt đới khắc nghiệt này đã đổ vào đầu bà con nông dân bao nhiêu nhọc nhằn để làm ra hạt gạo Em bé hiếu thảo Trần Đăng Khoa nhận ra sự khắc nhiệt này rồi thương mẹ mình hơn bao giờ hết:
Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
Bốn câu thơ có sức chứa đựng lớn về nội dung, về hình thức biểu hiện Nghĩ bằng cách nghĩ của trẻ con, hình ảnh so sánh thật gần gũi nhưng cũng đủ
nói lên cái nóng của ngày hè tháng sáu qua hình ảnh so sánh độc đáo “Nước
như ai nấu” Nước nóng đến mức “chết cả cá cờ” và cua phải ngoi lên bờ
nhưng sửng sốt và thương biết làm sao khi “Mẹ em xuống cấy” Hai hình ảnh đối nghịch khi cua phải ngoi lên bờ còn “mẹ em” thì phải xuống cấy như
khắc sâu thêm vào lòng người đọc cái nỗi vất vả của người nông dân ta với công việc đồng áng Nhìn thấy giữa trưa tháng sáu đến các loài vậy còn phái
đi tránh nóng mà mẹ vẫn phải làm việc để tạo ra hạt gạo mới thấy hết được nỗi vất vả của người nông dân Việt Nam từ bao đời nay và giá trị của những hạt gạo được tạo ra
Ở đoạn thơ trên, hình ảnh so sánh nước nóng như “nấu” đã giúp người
đọc hình dung vừa chân thực, vừa sót xa về nỗi khắc nghiệt của thời tiết và nỗi vất vả của nông dân ta qua bao đời nay Có thể nói, biện pháp tu từ so sánh có vai trò to lớn trong thành công và giá trị của đoạn câu này Nhờ có
hình ảnh “nước như ai nấu” đối lập với hình ảnh “mẹ em xuống cấy” mà giá
trị biểu cảm, giá trị hình ảnh được nhân lên gấp hiều lần, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả
Trang 372.1.2 Giá trị biện pháp tu từ nhân hóa trong văn miêu tả
Mỗi kiểu dạng nhân hóa khi sử dụng trong những văn cảnh nhất định,
sử dụng cho những đối tượng nhất định sẽ đạt được những mục đích riêng, hiệu quả riêng Tuy không được sử dụng nhiều như biện pháp so sánh nhưng biện pháp nhân hóa cũng được sử dụng hữu hiệu trong bài văn miêu tả Biện pháp nhân hóa giúp cho bài văn miêu tả sinh động, hấp dẫn, lí thú hơn, làm cho các đối tượng không phải là con người mang những dấu hiệu, thuộc tính của con người Với nhân hóa, một con vật, một bông hoa hay một sự vật đều trở nên sinh động lạ thường
Ví dụ:
Thảo quả trên rừng Đan Khảo đã vào mùa Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm lừng vào những thôn xóm Chin San Gió thơm Cây cỏ thơm Đất trời thơm Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn…
Trang 38Ví dụ:
Ông Trời nổi lửa đằng đông
Bà Sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
Bố em xách điếu đi cày
Mẹ em tát nước nắng đầy trong khau Cậu Mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
Mụ Gà cục tác như điên Làm thằng Gà Trống luyên thuyên một hồi
Cái Na đã tỉnh giấc rồi Đàn Chuối đứng vỗ tay cười vui sao!
Chị Tre chải tóc bên ao Nàng Mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác Nồi Đồng hát bùng boong Chị Chổi loẹt quẹt, lom khom trong nhà
(Buổi sáng nhà em – Trần Đăng Khoa)
Trần Đăng Khoa gọi các con vật, đồ vật gần gũi trong nhà bằng các từ xưng hô thân mật như con người: Ông Trời, bà Sân, cậu Mèo, mụ Gà, thằng
Gà Trống, cái Na, đàn Chuối, chị Tre, nàng Mây, bác Nồi Đồng, chị Chổi Những sự vật, con vật tưởng chừng như không có gì đặc biệt lại trở nên sống động và ngộ nghĩnh bất ngờ trong cái nhìn trẻ thơ Trần Đăng Khoa miêu tả các con vật rất hợp với tính cách của chúng Này là cậu Mèo dòm dáng trong
tư thế rửa mặt, này là thằng Gà Trống ưỡn ngực gáy vang, này là chị Tre duyên dáng như một thiếu nữ đang chải tóc,… Một ngày mới đến với tất cả
âm thanh, màu sắc, hình ảnh như của con người rất đỗi yên bình nơi làng quê
Ta có thể cảm nhận được đằng sau câu chữ là một chú bé tinh nghịch đang ngắm nhìn nơi mình sinh ra, ngắm nhìn thế giới xung quanh với niềm vui