1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tìm hiểu khả năng xác định từ loại cơ bản của học sinh lớp 4 qua các bài tập đọc

68 398 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Là một giáo viên tiểu học tương lai, trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Việt trong nhà trường chúng tôi muốn tìm hiểu thực tế về khả năng xác định từ loại của học sinh tiểu học để từ đó đưa r

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt

Người hướng dẫn khoa học

ThS ĐỖ THỊ HIÊN

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo Trường ĐHSP Hà Nội

2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – Th.S Đỗ Thị Hiên, người đã hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành khóa

luận này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể thầy cô giáo và các

em học sinh của trường Tiểu học Bắc Cường (thành phố Lào Cai – tỉnh Lào Cai), trường Tiểu học Tự Nhiên (Thường Tín – Hà Nội) đã tạo điều kiện cho

em khảo sát thực tế Cảm ơn gia đình, bạn bè, những người luôn bên em, động viên, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 4 năm 2017

Sinh viên

Lương Thị Tuyền

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những kết

quả và số liệu trong khóa luận là hoàn toàn trung thực Đề tài chƣa đƣợc công

bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác

Hà Nội, tháng 4 năm 2017

Sinh viên

Lương Thị Tuyền

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiêm cứu 5

6 Cấu trúc của khóa luận 6

PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 7

1.1 Cơ sở lí luận 7

1.1.1 Khái niệm về từ loại 7

1.1.2 Vấn đề phân định từ loại 7

1.1.2.1 Mục đích phân định từ loại 7

1.1.2.2 Tiêu chí phân định từ loại 8

1.1.3 Hệ thống từ loại tiếng Việt 9

1.1.3.1 Danh từ 9

1.1.3.2 Động từ 14

1.1.3.3 Tính từ 17

1.1.4 Sự chuyển hóa từ loại 19

1.2 Cơ sở thực tiễn 21

1.2.1 Nội dung chương trình từ loại trong SGK tiếng Việt ở Tiểu học 21

1.2.1.1 Nội dung chương trình từ loại cơ bản ở Tiểu học 21

1.2.1.2 Phân bố nội dung chương trình từ loại trong SGK tiếng Việt 24

1.2.1.3 Nhận xét 27

Trang 6

1.2.2 Việc cần thiết dạy học từ loại cơ bản cho HSTH 28

CHƯƠNG 2: MIÊU TẢ VÀ PHÂN LOẠI KHẢ NĂNG XÁC ĐỊNH TỪ LOẠI CƠ BẢN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 29

2.1 Nhận diện phân định từ trong câu 30

2.1.1 Dựa vào cấu tạo từ 30

2.1.2 Dựa vào nghĩa của từ 31

2.1.3 Dựa vào ngữ điệu, cách ngắt nghỉ nhịp trong câu và trọng âm phân ranh giới từ 31

2.2 Nhận biết và phân loại từ loại cơ bản 33

2.2.1 Khả năng nhận biết danh từ 33

2.1.2 Khả năng nhận biết về động từ 40

2.1.3 Khả năng nhận biết về tính từ 45

2.3 Bài tập nhận biết hiện tượng chuyển loại giữa các từ loại cơ bản 53

KẾT LUẬN 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Ngôn ngữ là một trong những nhân tố hợp thành quan trọng, góp phần làm nên nền tảng về giá trị, bản sắc, tinh hoa của nền văn hóa dân tộc Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức và thống nhất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là của cải vô giá và lâu đời được cha ông ta sáng tạo, giữ gìn và bảo vệ trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của đất nước Vì vậy tiếng Việt

có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống mỗi con người Việt Nam

Ngày nay, trong xu thế chung của thế giới, khi sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã tác động không hề nhỏ đến đời sống kinh tế

xã hội của đất nước ta Trước những thay đổi to lớn của đất nước, trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là đội ngũ tri thức là phải luôn luôn có

ý thức giữ gìn và bảo vệ sự giàu có và trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, để tiếng Việt mãi mãi xứng đáng với vai trò là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của cộng đồng người Việt Nam, là công cụ bảo tồn và phát triển nền văn hóa của dân tộc

Để làm được điều đó, trước hết phải đổi mới nội dung và phương pháp dạy và học tiếng Việt trong nhà trường ở tất cả các bậc học đặc biệt là bậc học Tiểu học

1.2 Môn Tiếng Việt là một môn học vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục của nước ta từ trước đến nay Ở tiểu học, từ năm 2001 Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành chương trình Tiểu học mới trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chương trình môn tiếng Việt được biên soạn mới nhấn

mạnh chủ trương: “Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong môi trường học tập của lứa tuổi” Đó chính là coi trọng tính thực hành, thực hành các kỹ

Trang 8

năng sử dụng tiếng Việt trong những môi trường giao tiếp cụ thể Từ đó giúp các em phát triển tư duy, cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, con người đồng thời bồi dưỡng tâm hồn, tình yêu quê hương đất nước cho các em

Trong chương trình tiếng Việt lớp 4 có các phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn, Chính tả, Luyện từ và câu.Trong đó phân môn Luyện từ

và câu giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho học sinh các kiến thức

về từ ngữ và ngữ pháp Dạy học về từ loại là một hoạt động không thể thiếu trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học nói riêng, trong chương trình Tiếng Việt phổ thông nói chung

1.3 Xác định từ loại chính xác cho các từ trong văn bản tiếng Việt là vấn đề rất quan trọng Việc xác định này sẽ hỗ trợ cho việc phân tích cú pháp các văn bản góp phần giải quyết tính đa nghĩa của từ và trợ giúp các hệ thống rút trích thông tin đến ngữ nghĩa Hệ thống bài tập về từ loại có số lượng không nhiều song vấn đề từ loại tiếng Việt được đưa ra vào bài giảng dạy ngay từ cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và lên đại học Các bài tập trong sách giáo khoa là cơ bản, đa số học sinh đều làm được do đó khó phân loại học sinh khá giỏi Trong khi đó để dạy học đạt được kết quả cao tránh đưa ra các bài tập gây nhàm chán hoặc quá khó đối với các em Qua quan sát thực tế xác định từ loại cơ bản của học sinh, chúng tôi còn nhận thấy còn nhiều những vấn đề tồn tại làm cho hiệu quả học từ loại tiếng Việt chưa cao Là một giáo viên tiểu học tương lai, trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Việt trong nhà trường chúng tôi muốn tìm hiểu thực tế về khả năng xác định từ loại của học sinh tiểu học để từ đó đưa ra các biện pháp giúp học sinh học và biết cách xác định chính xác nhất các từ loại đồng thời chúng tôi rút được kinh nghiệm để có phương pháp dạy các bài về từ loại được hiệu quả tốt Vì vậy

Trang 9

chúng tôi mạnh dạn đƣa ra vấn đề nghiên cứu “Tìm hiểu khả năng xác định

từ loại cơ bản của học sinh lớp 4 qua các bài tập đọc”

Các nhà ngữ pháp học của học phái Alêchxăngđri định nghĩa danh từ

và động từ không phải theo các thành phần của phán đoán mà theo những

khái niệm do chúng biểu hiện: “Danh từ là từ loại biến cách chỉ vật thể, đồ đạc, được phát ngôn cả cái chung và cái riêng” “Động từ là từ loại không biến cách và thể hiện các hoạt động chủ động và bị động”

Thế kỉ XVI – XVII các nhà ngữ pháp duy lý lại đặt trở lại mối quan hệ giữa từ loại và các phạm trù của lôgic, cụ thể là mối quan hệ giữa động từ với

vị thế của phán đoán Danh từ và tính từ đƣợc giải thích nhƣ những từ chỉ sự vật không xác định nào đó qua một khái niệm đã xác định mà ngẫu nhiên đối với bản chất sự vật

Trong nhiều năm, mối quan hệ giữa từ loại và các phạm trù của lôgic chƣa đƣợc giải quyết một cách thỏa đáng Phải đến cuối thế kỉ XIX vấn đề từ loại tiếng Việt mới đƣợc bàn lại, theo đó vấn đề từ loại đƣợc xem xét:

Năm 1986, tác giả Đinh Văn Đức trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại) quan tâm đến các vấn đề:

1) Bản chất và các đặc trƣng của từ loại, tiêu chuẩn phân định từ loại 2) Hệ thống các từ loại tiếng Việt

Trang 10

3) Từ loại là các phạm trù của tư duy

Năm 1999, tác giả Lê Biên trong cuốn Từ loại tiếng Việt hiện đại,

NXB Giáo dục nghiên cứu các vấn đề: khái niệm về từ loại, đối tượng, tiêu chí, mục đích phân định từ loại Đặc biệt tác giả đi sâu tìm hiểu hệ thống từ loại cơ bản, ranh giới giữa từ loại cơ bản với từ loại không cơ bản

Đến năm 2004, trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, khi

nghiên cứu về từ loại tiếng Việt Diệp Quang Ban đã đưa ra ba tiêu chuẩn để phân định từ loại tiếng Việt: ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp, chức vụ cú pháp Ngoài ra khi bàn về vấn đề các lớp từ tiếng Việt, tác giả phân thành hai lớp lớn: thực từ và hư từ Trong đó tác giả tập trung nghiên cứu ba từ loại thuộc lớp thực từ: danh từ, động từ, tính từ

Và gần với vấn đề chúng tôi nghiên cứu là cuốn Ngữ pháp tiếng Việt,

NXB Giáo dục, 2006, tác giả Diệp Quang Ban – Hoàng Văn Thung đã dành

ra một chương nghiên cứu về từ loại tiếng Việt với trọng tâm là tiêu chuẩn phân định từ loại và hệ thống từ loại tiếng Việt Theo tác giả, hệ thống từ loại tiếng Việt có thể sắp xếp thành hai nhóm

Nhóm 1: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ

Nhóm 2: phụ từ (định từ, phó từ); kết từ; tiểu từ (trợ từ và tình thái từ) Đồng thời tác giả có sự lý giải cho các sắp xếp trên

Những cuốn sách trên chỉ viết trên cơ sở lý luận mà không được thực nghiệm ở trường tiểu học Nhận thức được tầm quan trọng của việc gắn lý thuyết với thực tiễn, gắn việc tiếp thu tri thức và thực hành tri thức, chúng tôi mạnh dạn tiến hành điều tra thực nghiệm về khả năng xác định từ loại cơ bản của học sinh tiểu học Từ đó, có cơ sở đề ra biện pháp tổ chức dạy học phù hợp nhằm giúp học sinh xác định từ loại đạt hiệu quả nhất

Trang 11

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu thực tế khả năng xác định từ loại cơ bản của học sinh Trên

cơ sở đó nhận định đúng thực trạng đối tượng học sinh thuộc các lớp khác nhau

- Đề xuất một số biện pháp giúp học sinh tiểu học phân định từ loại tiếng Việt Qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt nói chung và dạy học từ loại (phân môn Luyện từ và câu) nói riêng

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Trình bày khái quát cơ sở lí thuyết về từ loại cơ bản và dạy học từ loại trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học

- Trên cơ sở lý luận đã có, tiến hành tìm hiểu thực trạng khả năng phân định từ loại tiếng Việt ở hai lớp 4 với đối tượng học sinh như nhau

- Đề xuất một số biện pháp giúp học sinh tiểu học phân định chính xác

từ loại tiếng Việt

4 Phương pháp nghiên cứu

Khi thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp quan sát

+ Đọc và tra cứu tài liệu

+ Điều tra thống kê tư liệu thực

+ Mô tả, phân loại và so sánh tư liệu

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiêm cứu

5.1 Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi chỉ nghiên cứu khả năng phân định

từ loại của học sinh lớp 4 của hai trường tiểu học Bắc Cường (thành phố Lào

Trang 12

Cai, tỉnh Lào Cai) và trường tiểu học Tự Nhiên (huyện Thường Tín thành phố

Hà Nội)

5.2 Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiểu khả năng xác định từ loại cơ bản

của học sinh tiểu học lớp 4

6 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung khóa luận gồm 2 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn

Chương 2: Miêu tả và phân loại khả năng xác định từ loại cơ bản của

học sinh tiểu học

Trang 13

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Khái niệm về từ loại

Theo tác giả Lê Biên: “Từ loại là khái niệm chỉ sự phân loại từ nhằm mục đích ngữ pháp, theo bản chất ngữ pháp của từ” (dẫn theo 6, tr.8)

Theo tác giả Đinh Văn Đức, “Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp được phân chia theo ý nghĩa khái quát, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu Hệ thống từ loại có tính chất là cơ sở của cơ cấu ngữ pháp trong ngôn ngữ nhất định” (dẫn theo 10, tr.23)

Tác giả Lê Hữu Thỉnh, Trần Mạnh Hưởng đưa ra khái niệm về các từ

loại như sau: “Từ loại là các loại từ phân chia về mặt ngữ pháp Nói cách khác, phân loại các từ về mặt ngữ pháp, ta được các từ loại” (dẫn theo 12, tr

53)

Còn theo Diệp Quang Ban và Hoàng Thung: “Từ loại là kết quả nghiên cứu vốn từ trên bình diện ngữ pháp Đó là những lớp từ có chung bản chất ngữ pháp, được biểu hiện trong các đặc trưng thống nhất làm tiêu chuẩn tập hợp và quy loại” (dẫn theo 3, tr.74)

Trong cuốn Từ điển tiếng Việt – 2008 (Nguyễn Văn Xô) định nghĩa:

“Từ loại là phạm trù ngữ pháp bao gồm các từ có chung đặc điểm ngữ pháp

và ý nghĩa khái quát như: danh từ, động từ, tính từ…” (dẫn theo 13, tr.1327)

1.1.2 Vấn đề phân định từ loại

1.1.2.1 Mục đích phân định từ loại

Kết quả của quá trình phân định từ loại là thiết lập được một danh sách các từ loại của một ngôn ngữ cụ thể Đương nhiên việc đó là cần thiết, nhưng mục đích của việc khảo sát từ loại không chỉ đừng lại ở đó

Trang 14

Mục đích của việc phân định từ loại là nhằm phát hiện bản chất ngữ pháp, tính quy tắc trong hoạt động ngữ pháp và sự hành chức của các lớp từ loại trong quá trình thực hiện những chức năng cơ bản của ngôn ngữ: làm công cụ để giao tiếp, để tư duy trừu tượng Từ đó có thể sử dụng các lớp từ cho đúng quy tắc, hợp với phong cách và chuẩn mực của tiếng Việt

1.1.2.2 Tiêu chí phân định từ loại

Trong tiếng Việt, người ta dựa vào ba tiêu chí sau đây để phân chia từ loại:

a Ý nghĩa ngữ pháp khái quát của từ

Ý nghĩa khái quát là ý nghĩa phạm trù chung có tính chất khái quát hóa cao, nó là kết quả của quá trình trừu tượng hóa nghĩa của hàng loạt cái cụ thể: danh từ chỉ sự vật; động từ chỉ hoạt động, trạng thái; còn tính từ chỉ đặc điểm, tính chất…

Ví dụ: Mọi quyển sách đều hay và ý nghĩa

- Động từ có khả năng kết hợp với: hãy, đừng, chớ…

Ví dụ: Đừng ngủ nữa, hãy tập thể dục đi

- Tính từ có khả năng kết hợp với: hơi, rất, lắm, quá…

Ví dụ: rất xinh, đỏ quá, hơi hồng

c Khả năng đảm nhận chức vụ cú pháp

Trang 15

(Khả năng đảm nhận các chức vụ ngữ pháp, chức năng của các thành phần câu, chức năng nối tiếp các thành phần câu, chức năng tình thái hóa của câu)

Khả năng giữ chức vụ cú pháp trong câu thường được sử dụng như một tiêu chuẩn hỗ trợ Các từ thuộc một lớp nào đó có thể đảm đương không phải một mà vài ba chức vụ cú pháp ở trong câu Trong số các chức vụ cú pháp đó thường có một hoặc vài chức vụ nổi lên rõ hơn có tính chất tiêu biểu cho lớp

năng kết hợp với đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, cứ, rất, lắm, quá…

1.1.3 Hệ thống từ loại cơ bản tiếng Việt

Trong phạm vi khóa luận của chúng tôi chỉ đi nghiên cứu ba từ loại cơ bản đó là Danh từ, Động từ và Tính từ

1.1.3.1 Danh từ

a Đặc điểm ngữ pháp

- Về ý nghĩa khái quát: Danh từ là những thực từ có ý nghĩa khái quát chỉ

sự vật (bao gồm các thực thể như người, động vật, cây cối, các vật thể tự nhiên, các hiện tượng xã hội và các khái niệm trừu tượng thuộc phạm trù tinh thần)

Ví dụ: con mèo, công nhân, tình yêu, hạnh phúc, chim, bàn, ghế, hoa…

Trang 16

- Về khả năng kết hợp: Danh từ có khả năng kết hợp với các số từ chỉ số,

chỉ lượng ở trước (những, các…) và các từ chỉ định ở sau (này, kia, ấy, nọ, đó…) để tạo nên một cụm từ chính phụ mà nó là trung tâm Ngoài ra có thể nhận diện danh từ căn cứ vào khả năng kết hợp với từ nghi vấn nào ở phía sau

để tạo thành câu hỏi Những từ không có khả năng đó không phải là danh từ

- Về chức vụ ngữ pháp: Danh từ thường làm chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu Ngoài ra, danh từ cũng có thể làm vị ngữ trong câu, không cần phụ từ

Khi làm vị ngữ thường cần có từ là đứng trước danh từ

Ví dụ: Tôi là giáo viên

b Các tiểu loại danh từ

Danh từ là một lớp từ lớn và đa dạng về ý nghĩa, về khả năng kết hợp… nên được phân thành nhiều lớp nhỏ theo những tiêu chuẩn khác nhau, cụ thể:

- Danh từ chung và danh từ riêng

- Danh từ tổng hợp và danh từ không tổng hợp

- Danh từ vật thể, danh từ chất thể, danh từ trừu tượng, danh từ tập thể, danh từ chỉ hiện tương thời tiết

- Danh từ đơn vị

- Danh từ đếm được và danh từ không đếm được

Chúng tôi chỉ đưa ra từng loại với các tiểu loại một cách ngắn gọn đủ làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu của mình

Danh từ tiếng Việt được chia thành các tiểu loại sau:

Danh từ riêng là những từ dùng làm tên gọi cho một người, một sự vật, một hiện tượng tự nhiên (một vùng đất, dòng sông, ngọn núi…), riêng biệt để phân biệt sự vật này với sự vật khác Nó là tên gọi riêng cho từng người, từng

sự vật cụ thể, từng địa danh

Danh từ chỉ tên người: Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi…

Trang 17

Danh từ chỉ sự vật: chó đốm, mèo mướp …

Danh từ chỉ địa danh: Tây Sơn, Trà Vinh …

Về nghĩa, danh từ riêng không mang nghĩa, chúng là tên gọi của từng người, tên miền đất, tên sách báo… Về nguyên tắc, đây là mối quan hệ một – một giữa tên gọi và vật được gọi tên do đó yêu cầu của việc đặt tên riêng là phân biệt được từng vật cụ thể Trong việc phân tích nghĩa của câu, danh từ riêng thuộc về kiểu nghĩa kinh nghiệm

Danh từ riêng có loại thuần Việt và Hán Việt, có loại phiên âm từ tiếng nước ngoài

Danh từ riêng kết hợp hạn chế với các từ chỉ số lượng và các từ chỉ định Khả năng kết hợp với các từ chỉ lượng nói chung chỉ xảy ra khi có một

số danh từ riêng trùng nhau, hoặc khi danh từ riêng được dùng theo phép chuyển nghĩa để chỉ những cái tương tự, hoặc khi gặp nhiều danh từ riêng gộp lại thành khối chung

Danh từ riêng tên người thường đi sau danh từ chỉ chức vụ theo hệ đồng vị tố hoặc đi sau loại từ, hoặc đi sau cả loại từ và danh từ chỉ chức vụ:

Ví dụ: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng…

Danh từ chung là những danh từ gọi tên chung tất cả các cá thể trong cùng một lớp sự vật Danh từ chung chiếm số lượng lớn, có thể phân tách thành các tiểu loại như sau:

o Danh từ tổng hợp

Danh từ tổng hợp là những danh từ chỉ gộp những sự vật cùng loại Về

mặt cấu tạo, chúng là những từ ghép đẳng lập hoặc từ láy Ví dụ: bàn ghế, quần áo, giày dép, chăn màn, máy móc, cây cối, binh lính, bạn bè… Ở các

danh từ tổng hợp được cấu tạo theo kiểu đẳng lập, có tiếng, có thể gần nghĩa hoặc cùng nghĩa nhưng đều tạo nên một nghĩa chung, chỉ gộp tất cả các sự

Trang 18

vật, không tách biệt các cá thể sự vật Còn ở các từ cấu tạo theo kiểu từ láy thì chỉ có một tiếng có nghĩa, một tiếng không có nghĩa Chúng kết hợp với nhau

để tạo nên ý nghĩa tổng hợp

Khả năng kết hợp của danh từ tổng hợp như sau:

- Không kết hợp trực tiếp với các số từ (chính xác) (không nói một bàn ghế, hai máy móc, ba quần áo…)

- Không kết hợp với các từ chỉ đơn vị cá thể mà chỉ kết hợp với các từ

chỉ đơn vị tập thể ( bộ, đoàn, tốp, lũ, bọn…) và các phụ từ chỉ tổng thể (toàn thể, tât cả, cả, hết thảy…): tất cả bàn ghế, đoàn binh lính…(không nói một bàn ghế, một binh lính…)

o Danh từ không tổng hợp

Là các danh từ chỉ các vật thể rồi theo cá thể Ví dụ: bàn, ghế, xe, đèn…

Danh từ không tổng hợp được chia thành các tiểu loại sau:

- Danh từ chỉ đơn vị: Là danh từ chỉ các đơn vị sự vật Chúng kết hợp

với các số từ Ví dụ: bốn quyển, hai chiếc … Có thể phân biệt các loại danh từ

chỉ đơn vị như sau:

+ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: Là các danh từ chỉ rõ loại sự vật nên còn

gọi là danh từ chỉ loại hay loại từ: con, cái, chiếc, quyển, tờ, tấm, bức, cục, hòn, cơn, cây, ngôi, căn… Các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên mang màu sắc hình

tượng và biểu cảm Vì vậy, có nhiều danh từ chỉ đơn vị tự nhiên được dùng để biểu hiện cùng sự vật, tùy thuộc vào cách nhìn nhận sự vật trong từng tình huống

Ví dụ: Căn nhà / ngôi nhà; cái bút / chiếc bút; cục đá / hòn đá; quả tim / trái tim…

+ Danh từ chỉ đơn vị đo lường: các danh từ này chỉ đơn vị quy ước để

đo đếm các loại vật liệu Có những danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác

Trang 19

(mét, cân, thước, lít, mẫu, sào ) và có những danh từ chỉ đơn vị quy ước không chính xác (nắm, vốc, gánh, mớ…)

+ Danh từ chỉ các đơn vị tập thể: dùng đếm tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể; do đó chúng thường kết hợp với các danh từ tổng hợp Đó

là các từ như: cặp, bộ, đôi…

+ Danh từ chỉ đơn vị thời gian: giây, giờ, tháng, năm, buổi, thế kỉ, thập kỉ…

+ Danh từ chỉ đơn vị sự việc như: trận (đánh), hiệp (đấu), lượt (chơi)…

- Danh từ chỉ đơn vị hành chính nghề nghiệp như: thôn, xóm, xã, phường, huyện, tỉnh, nước, tiểu đội, đại đội …

- Danh từ chỉ vật thể: các danh từ này chiếm một số lượng lớn Về mặt ý nghĩa, chúng có thể chỉ người, chỉ thực vật, chỉ động vật, chỉ đồ vật Về khả năng kết hợp, chúng thường kết hợp với số từ thông qua danh từ chỉ đơn vị

tự nhiên

Ví dụ: ba chiếc bút, vài căn nhà, dăm cây chanh, những con đường…

- Danh từ chỉ chất liệu: Là danh từ chỉ các chất như sắt, thép, đồng, bạc, vàng, dầu, mỡ… Chúng thường kết hợp với số từ thông qua danh từ chỉ đơn

vị đo lường Đó là các từ như: ba tấn sắt, hai lít nước, một cân đường…

Trong thực tế sử dụng, cùng một danh từ có thể được dùng khi thì trong

tư cách danh từ chỉ vật thể (một giọt nước), khi thì được dùng trong tư cách danh từ chỉ chất liệu (thêm một lít nước); ở mỗi trường hợp chúng lại được dùng với một danh từ chỉ đơn vị thích hợp

- Danh từ có ý nghĩa trừu tượng: các danh từ này không chỉ các vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể mà biểu hiện các khái niệm trừu

tượng như: đạo đức, tư tưởng, lí luận, trí tuệ, thái độ, quan hệ, hành chính, sự nghiệp… hay các danh từ chỉ các vật thể tưởng tượng như: thần, thánh, ma, quỷ, tiên, bụt…

Trang 20

Thông thường, chúng ít kết hợp trực tiếp với các số từ (những tính xấu,

ba khả năng, hai quan hệ) nhưng cũng có trường hợp dùng từ chỉ đơn vị (một

tư tưởng, năm mối quan hệ, một nền giáo dục…)

c Danh từ trong chương trình tiểu học

Danh từ được chia làm hai nhóm: danh từ chung và danh từ riêng Danh

từ chung được các nhà biên soạn sách chia làm 5 nhóm để phù hợp với tư duy nhận thức của học sinh tiểu học bao gồm: danh từ chỉ người, danh từ chỉ vật, danh từ chỉ hiện tượng, danh từ chỉ khái niệm, danh từ chỉ đơn vị

Khả năng kết hợp với “hãy, chớ, đừng” có tác dụng quy loại động từ vì tính

từ và danh từ không có khả năng này

- Về chức vụ ngữ pháp, cũng giống như danh từ động từ có khả năng đảm nhiệm nhiều chứa vụ cú pháp khác nhau nhưng chức năng phổ biến quan trọng nhất là làm vị ngữ Trong cấu tạo câu, nó có vị trí trực tiếp đứng sau chủ ngữ Do đó chức năng vị ngữ của động từ làm thành một tiêu chuẩn đối lập động từ và danh từ trong tiếng Việt Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng

kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, hãy, đừng, chớ, cũng, vẫn…

b Các tiểu loại động từ

Trang 21

Động từ được phân chia thành hai lớp con: lớp động từ không độc lập

và lớp động từ độc lập

Động từ không độc lập là những động từ về ý nghĩa, biểu thị quá trình chưa đầy đủ, chưa trọn vẹn; chúng chỉ tình thái vận động ở lúc bắt đầu hay kết thúc quá trình; hoặc ý nghĩa quá trình không trực tiếp gắn với hành động hay trạng thái cụ thể (có thể nói là “trống” nghĩa)

Về khả năng kết hợp và đảm nhiệm chức năng cú pháp do đặc điểm ý nghĩa, lớp động từ này khi làm thành phần câu, thường đòi hỏi kết hợp với thực từ hay tổ hợp thực từ để khỏi “trống” nghĩa

Lớp động từ không độc lập thường bao gồm một số nhóm sau đây:

Động từ tình thái thường biểu thị các ý nghĩa tình thái (có tính chất quá trình) khác nhau:

- Động từ chỉ sự cần thiết: cần, nên, phải, cần phải…

- Chỉ ý nghĩa tình thái về khả năng: có thể, chưa thể, không thể…

- Chỉ ý nghĩa tình thái về ý chí: toan, nỡ, dám, định…

- Chỉ ý nghĩa tình thái mong muốn: mong, muốn, ước, mong muốn, ước mong, ước muốn…

- Chỉ ý nghĩa tình thái tiếp thụ, chịu đựng: bị, mắc, phải, được…

- Chỉ ý nghĩa tình thái đánh giá, nhận định: cho, xem, thấy…

Động từ trong nhóm này biểu thị các ý nghĩa quan hệ (có tính chất quá trình) giữa các thực thể, quá trình hay đặc trưng, bao gồm:

- Quan hệ tồn tại: còn, có, biến, mất, sinh (ra)…

- Quan hệ diễn biến theo thời gian: bắt đầu, kết thúc, tiếp tục, thôi…

- Quan hệ so sánh, đối chiếu: giống, khác, như, tựa, in, hệt…

Trang 22

- Quan hệ diễn biến trong không gian: gần, xa, ở…

- Quan hệ biến hóa: thành, hóa, hóa thành, trở thành…

- Quan hệ đồng nhất hiểu rộng: là, làm, có, gồm, thuộc, thuộc về…

Động từ độc lập là những động từ biểu thị ý nghĩa quá trình (hành động hoặc trạng thái) Ý nghĩa quá trình có thể nhận thức được tương đối rõ, ngay

cả trong tường hợp động từ không có các từ khác đi kèm để bổ nghĩa Động

từ độc lập có đầy đủ khả năng kết hợp và chức năng cú pháp của động từ Tuy vậy, động từ độc lập cũng có thể phân chia thành một số nhóm nhỏ theo hai tiêu chí sau:

- Nhóm động từ không đời hỏi thực từ đi kèm (động từ nội động): nói, cười, khóc, ngồi, đứng, bò, ngủ, càu nhàu, hậm hục… thường chỉ các hành

động cơ thể (vận động sinh lí) hoặc trạng thái tâm lý

- Nhóm động từ có thực từ đi kèm biểu thị đối tượng tác động như: đánh (giặc), trồng (cây), xây (nhà), đá (bóng)… những động từ này được gọi là

động từ ngoại động

- Nhóm động từ có hai thực từ đi kèm biểu thị đối tượng phát – nhận và đối tượng được lợi hay bị hại do tác động của hành động nêu ở động từ (động

từ ngoại động).Ví dụ: cho (em) (một quyển vở), gửi (bạn) (một bức thư)…

- Nhóm động từ có hai thực từ đi kèm biểu thị đối tượng sai khiến và nội

dung sai khiến (động từ khiên động, thuộc lớp động từ ngoại động): nhờ (bạn) (mua bút), cử (người) (đi học), bảo (con) (học)…

- Nhóm động từ có thực từ đi kèm chỉ hướng dời chuyển hoặc hướng nối kết của hành động nêu ở động từ hoặc chỉ đích dời chuyển của hành động

hoặc nêu đối tượng bị tác động dời chuyển: lăn vào, chạy ra, đi xuống; trói

Trang 23

vào, tháo ra; chạy ra đường, leo lên núi; buộc vào cột, kéo ghế ra; lên gác, đùn cát ra

Trang 24

- Tính từ là những từ chỉ đặc điểm hay tính chất của sự vật, của hoạt động, trạng thái

- Giống như động từ, tình từ kết hợp với các loại phụ từ So với động từ, tình từ dễ kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ hơn nhưng hầu như không kết hợp được với các phụ từ chỉ mệnh lệnh Khả năng này cũng có thể coi là khả năng là thành tố chính của cụm tính từ

- Tính từ có khả năng đảm nhiệm chức năng của các thành phần câu: khi

làm vị ngữ, tình từ không cần đến từ “là”

Ví dụ: Bạn tôi rất xinh

b Các tiểu loại tính từ

thể tách ra một nhóm các tính từ chỉ đặc điểm tính chất tuyệt đối

Những tính từ này không có khả năng kết hợp được với các phụ từ chỉ mức độ

Ví dụ: công, tư, riêng, chung, đực, cái, trống, mái… (tính từ không có mức độ) Xanh lè, đỏ thẫm, vàng ối, xám xịt… (tính từ mức độ cao)

Các tính từ còn lại (chiếm đa số các tính từ) đều chỉ các đặc điểm có mức độ và do đó kết hợp được với các phụ từ chỉ mức độ

Ví dụ: đẹp, xinh, to, gầy, béo, thấp, cao…

tính từ ra thành hai tiểu loại:

- Các tính từ chỉ đặc điểm “về chất” Ví dụ: đẹp, tốt, xấu, thông minh, ngoan ngoãn, giỏi, ngu, đần, đỏ, xanh, vàng… Những tính từ này thường có thành tố phụ đi sau với ý nghĩa phương diện thể hiện của phẩm chất: xấu người, đẹp nết, giỏi về toán, đỏ lòng…

- Các tính từ chỉ đặc điểm “về lượng” Ví dụ: cao, thấp, nông, sâu, dài, ngắn, nặng, nhẹ, to… Các tính từ này thường có thể có thành tố phụ định

Trang 25

thường đi sau (gồm số từ + từ chỉ đơn vị đo lường) Ví dụ: rộng tám thước, dài mười phân, nặng ba tạ, sâu hai mét…

Một số lưu ý về việc phân tách hai loại động từ và tính từ

Trong ngôn ngữ Ấn – Âu, chỉ có động từ có khả năng làm vị ngữ còn danh từ và tính từ có khả năng làm chủ ngữ Còn tiếng Việt, tính từ và động

từ lại có nhiều điểm chung để đối lập với danh từ Trong thực tế tiếng Việt

không phải chỉ có tính từ mới có khả năng kết hợp với: Rất, qua, lắm, cực kì,

vô cùng… và không chỉ có động từ mới kết hợp với: hãy, đừng, chớ… Nhập

động từ và tính từ thành một từ loại là vị từ (theo một số tài liệu của Cao Xuân Hạo, Lê Biên…) góp phần giải quyết khó khăn trong việc phân biệt hai

từ này về khả năng kết hợp Song chúng tôi không đưa ra hệ thống từ loại tiếng Việt với sự gộp chung này khi mục đích đề tài chúng tôi là hướng tới đối tượng học sinh tiểu học Với đối tượng học sinh này, cuối cùng vẫn phải phân loại và tách thành động từ và tính từ để các em có thể dễ dàng hơn trong việc sử dụng từ; nhập rồi lại tách ra thêm một lần nữa gây khó cho học sinh lứa tuổi này

1.1.4 Sự chuyển hóa từ loại

Sự phân chia các từ loại của tiếng Việt thành các từ loại như trên là sự phân loại, phân chia vạch ra những đường ranh giới chất lượng giữa các từ loại

Trong thực tế sử dụng, các từ sẽ có sự chuyển loại hay ta gọi sự chuyển hóa từ từ loại này sang từ loại khác (hiện tượng này chủ yếu xảy ra trong lời nói)

Trường hợp các từ có cùng một hình thức ngữ âm khi thì được dùng trong tư cách từ loại này (tiểu loại này) khi thì dùng trong tư cách từ loại khác (tiểu loại khác), được gọi là hiện tượng chuyển loại của từ

Sự chuyển hóa của từ diễn ra ở hai phương diện:

Trang 26

- Ý nghĩa: khi chuyển loại, từ mang ý nghĩa khái quát của từ loại hoặc tiểu loại khác Nghĩa là ý nghĩa ngữ pháp của từ bị biến đổi

- Hình thức: khả năng kết hợp và chức năng ngữ pháp của từ cũng thay đổi (mang đặc điểm của từ loại hoặc tiểu loại khác)

Đối với từ tiếng Việt, do vỏ ngữ âm cố định và tính chất âm tiết rõ ràng, vì thế hiện tượng chuyển loại từ xảy ra theo cách chắp thêm một yếu tố vào các từ (có thể ở trước hoặc ở sau) Ví dụ:

tố: sự, cái, cuộc, nỗi, niềm, trận, cơn… ở đằng trước: sự ăn uống, cuộc chiến đấu, cú đánh, chuyến đi…

Chúng ta cần phân biệt hiện tượng chuyển loại với hiện tượng đồng âm:

Do vỏ ngữ âm của từ tiếng Việt có tính cố định cho nên ở trong tiếng Việt có rất nhiều từ cùng một vỏ ngữ âm nhưng lại hoạt động trong nhiều đặc điểm ngữ pháp khác nhau nên nó sẽ thuộc từ loại khác nhau (ta gọi là hiện tượng nhiều nghĩa)

Trang 27

Ví dụ: vàng, đầm, cặp, cày, cuốc, bừa…

- Một bó củi này bao nhiêu tiền? (bó là danh từ đơn vị)

- Bó đống củi này lại cho chắc chắn! (bó là động từ)

- Cô Loan mua muối về để muối dưa (từ « muối » thứ nhất là danh từ,

từ « muối » thứ hai là động từ)

- Giá vàng hôm nay là bao nhiêu? (vàng là danh từ)

Chiếc áo này vàng quá! (vàng là tính từ)

Như vậy, có thể thấy rằng sự chuyển loại của từ trong tiếng Việt không làm mất đi tính hệ thống của tiếng Việt, không làm mất đi tính trong sáng trong diễn đạt mà làm cho diễn đạt thêm linh hoạt, uyển chuyển, tiết kiệm Chỉ có điều thật khó để tìm ra cho học sinh nhỏ nắm được hiện tượng đặc biệt

và hết sức thú vị này

Những kết quả nghiên cứu về lí thuyết từ loại tiếng Việt nói trên cho thấy có nhiều quan điểm nghiên cứu khác nhau nhưng số đông các nhà ngữ pháp học tiếng Việt và người sử dụng tiếng Việt quan niệm :

Từ loại là kết quả nghiên cứu vốn từ trên bình diện ngữ pháp, được phân chia theo ngữ nghĩa, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu và thực hiện những chức năng nhất định ở trong câu Hệ thống từ loại

có tính chất là cơ sở của cơ cấu ngữ pháp trong một ngôn ngữ nhất định

Những lí thuyết về từ loại nêu trên là cơ sở để chúng tôi thực hiện các chương tiếp theo trong khóa luận của mình

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Nội dung chương trình từ loại trong SGK tiếng Việt ở Tiểu học

1.2.1.1 Nội dung chương trình từ loại cơ bản ở Tiểu học

Về từ loại, ở Tiểu học chỉ học các khái niệm danh từ, động từ, tính từ, danh từ chung, danh từ riêng, tính từ chỉ tính chất chung không có mức độ, tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ, đại từ chỉ ngôi, ở chương trình

Trang 28

CCGD nội dung kiến thức về từ loại nằm trong phân môn từ ngữ - ngữ pháp học sinh được học ngay từ lớp 2 Đến chương trình tiếng Việt 2000, theo sự tăng dần độ khó của kiến thức, ở học kì I (lớp 4) học sinh mới chính thức được học các khái niệm về từ loại cơ bản Cụ thể:

Lớp 2: Các em có thể nhận biết các từ chỉ người, vật, hoạt động

Lớp 3: Các em nhận biết được từ chỉ tính chất, nhận biết cách dùng một

số cặp từ nối

Lớp 4: Hình thành khái niệm sơ giản về danh từ, động từ, tính từ

Lớp 5: Hình thành các khái niệm sơ giản về đại từ, quan hệ từ

Cách phân loại dựa vào các tiêu chí: Ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp và khả năng đảm nhận các chức vụ ngữ pháp Tuy nhiên ở Tiểu học, sách giáo khoa Tiếng Việt 4 mới chỉ giới thiệu một số tiêu chí trong cách phân loại nêu trên

Cụ thể các từ loại tiếng Việt được dạy ở Tiểu học như sau:

Trang 29

Tính từ (lớp 4)

Đại từ (lớp 5)

sự vật, hoạt động, trạng thái…

Là từ dùng

để xƣng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính

từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy

Ai làm gì?

Có một số cách thể hiện mức độ của

nhưng, mà, thì…

Trang 30

Làm vị ngữ trong câu kể

Ai thế nào?

Ngoài ra còn có: Một số

từ chỉ thời gian bổ sung

Khi không muốn lặp đi lặp lại một danh từ, một động từ, một

thị quan hệ giả thuyết - kết quả

thị quan hệ tương phản

thị quan hệ tăng tiến

1.2.1.2 Phân bố nội dung chương trình từ loại trong SGK tiếng Việt

Về từ loại, ở tiểu học chỉ học các khái niệm danh từ, động từ, tính từ, danh từ riêng, danh từ chung, tính từ chỉ tính chất chung không có mức độ, tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ, đại từ chỉ ngôi Nội dung kiến thức

về từ loại nằm trong phân môn Luyện từ và câu học sinh được học ngay từ lớp 2 Phần kiến thức về từ loại được dạy ở phân môn Luyện từ và câu (Mỗi tuần có hai tiết Luyện từ và câu) và chủ yếu được học ở kì I các lớp Lên lớp

4 các em mới chính thức được học các khái niệm cơ bản về một số từ loại Các bài Luyện từ và câu đề cập đến cách phân loại các từ loại cơ bản

Trang 31

Ở lớp 4, tuần thứ 5, học sinh được học từ loại cơ bản bậc nhất của tiếng Việt – Danh từ: tìm các từ chỉ sự vật trong đoạn thơ, sau đó SGK yêu cầu học sinh sắp xếp các từ mới vừa tìm được vào các nhóm thích hợp: từ chỉ người,

từ chỉ vật, từ chỉ hiện tượng, từ chỉ khái niệm, từ chỉ đơn vị (mỗi tiểu loại

SGK có xếp mẫu các từ) Các em ghi nhớ: danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị) Ngay sau phần Ghi nhớ là

phần Luyện tập: tìm các danh từ chỉ khái niệm trong số các danh từ được in đậm trong đoạn văn; đặt câu với một danh từ khái niệm vừa tìm được

Tuần thứ 6: học sinh được học hai tiểu loại danh từ: danh từ chung và danh từ riêng bằng yêu cầu tìm những từ có ý nghĩa cho sẵn, so sánh các cặp

từ, nêu cách viết các từ trên (các em đã được học: tên riêng phải viết hoa)

Phần Ghi nhớ: Danh từ chung là tên của một loại sự vật Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa

Tuần thứ 7: trong Luyện từ và câu (tiết 1), học sinh được học cách viết tên người, địa lí Việt Nam Từ việc nhận xét cách viết hoa những tên riêng,

tên người, tên địa lí, SGK đi đến Ghi nhớ: Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó Phần Luyện tập

viết tên em và địa chỉ gia đình em; viết tên một xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố) của em; viết tên và tìm trên bản đồ các quận, huyện, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố của em Sang tiết 2, các em vẫn được luyện tập cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam nhưng bằng cách sửa lỗi viết hoa danh từ riêng qua ngữ liệu là bài ca dao về nhiều địa danh ở Hà Nội Đặc biệt, lần đầu tiên trong tiết Luyện từ và câu phần từ loại lại xuất hiện kiểu bài tập trò chơi: trò chơi du lịch trên bản đồ Việt Nam

Tuần 8: Cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài; đọc các tên người, địa lí nước ngoài, nêu nhận xét về cấu tạo và cách viết mỗi bộ phận

Trang 32

trong tên riêng nước ngoài; cách viết tên người, địa lí (ngữ liệu là những tên riêng được phiên âm theo tiếng Hán) có điểm gì đặc biệt, sau đó rút ra Ghi

nhớ: Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi

bộ phận tạo thành tên đó Nếu bộ phận nào tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có dấu gạch nối Có một số tên người, tên địa lí nước ngoài viết giống như cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam Đó là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt Luyện tập bằng cách chữa lỗi viết các

tên riêng và trò chơi du lịch: thi ghép đúng tên nước với tên thủ đô của

nước ấy

Tuần 9: học sinh được học khái niệm về một từ loại cơ bản nữa đó là động từ Từ ngữ liệu đoạn văn, yêu cầu các em tìm các từ chỉ hoạt động của các nhân vật trong đoạn, từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật Sau đó đi tới

phần Ghi nhớ: Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật Phần

Luyện tập cho học sinh viết tên các hoạt động em thường làm ở nhà, ở trường, gạch dưới động từ trong các cụm từ chỉ những hoạt động ấy; tìm những động

từ trong các đoạn văn và có bài tập dưới hình thức trò chơi; xem kịch câm, nói tên các hoạt động, trạng thái được bạn thể hiện bằng cử chỉ, động tác không lời

Tuần 11: Luyện từ và câu (tiết 1): Luyện tập về động từ học về ý nghĩa

và cách sử dụng của các từ (phụ từ) hay đứng trước động từ: đã, sẽ, đang

Ở tiết Luyện từ và câu thứ hai trong tuần, SGK cung cấp khái niệm sơ giản về tính từ cho học sinh: qua ngữ liệu là một chuyện kể danh nhân nước ngoài, yêu cầu học sinh tìm các từ chỉ tính tình, tư chất của nhân vật; màu sắc, hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật; tìm hiểu cả ý nghĩa

của tính từ đối với một ngữ động từ; Ghi nhớ: Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái… Phần Luyện tập là bài tập

Trang 33

nhận diện các tính từ và sử dụng tính từ để đặt câu nói về những sự vật quen thuộc

Tuần 12: Tính từ (tiếp theo): so sánh sự khác nhau trong việc miêu tả

các sự vật, các thể hiện ý nghĩa mức độ sau đó cho học sinh Ghi nhớ: Có một

số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất như sau: tạo ra các từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho; thêm các từ rất, quá, lắm… vào trước hoặc sau tính từ, tạo ra phép so sánh Phần Luyện tập có các bài tập nhận diện các từ

ngữ biểu thị mức độ của tính từ; tìm những từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các tính từ chỉ màu sắc, hình dạng, trạng thái cho trước; đặt câu với mỗi

từ vừa tìm được

Tuần 17: Trong bài Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? Học sinh thấy rõ hơn vai trò vị ngữ của động từ; vị ngữ có thể là: động từ hay động từ đi kèm theo một số từ ngữ phụ thuộc (cụm động từ)

Tuần 19: học sinh lại được nắm rõ hơn vai trò ngữ pháp của danh từ; chủ ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành

Tuần 21: Luyện từ và câu (tiết 2) – Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? lại cung cấp thêm chức năng của động từ và tính từ trong việc tạo câu Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? Chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật được nói đến ở chủ ngữ Vị ngữ thường do tính từ, động từ (hoặc cụm tính từ, cụm động từ) tạo thành

1.2.1.3 Nhận xét

Như vậy, ở tiểu học từ loại được dạy trong một tiết ở tất cả các tuần đã nêu ở trên (trừ các trường hợp chúng tôi đã chú thích số tiết như đã nêu trong phân bố nội dung chương trình)

Nội dung kiến thức về từ loại trong SGK tiếng Viêt tương đối đơn giản,

cơ bản và phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học; phần thực

Trang 34

hành nhiều, dung lượng lí thuyết ít và khái niệm được hình thành ở phần lí thuyết cũng ở dạng đơn giản nhất

1.2.2 Việc cần thiết dạy học từ loại cơ bản cho HSTH

Mục tiêu quan trọng hàng đầu khi dạy tiếng Việt cho học sinh tiểu học

là rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong học tập và giao tiếp

Thực tế cho thấy việc học các kiến thức ngữ pháp tiếng Việt là rất quan trọng đối với học sinh, bởi qua học tập về ngữ pháp giúp học sinh có hiểu biết

về quy tắc cấu tạo từ, nắm quy tắc dùng từ, đặt câu và tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp Vì vậy, việc học tập ngữ pháp hiện nay được tiến hành một cách có kế hoạch mang tính chủ động Thông qua hệ thống các bài tập trong SGK, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận diện, phân loại các đơn vị này trong hoạt động giao tiếp của mình

Dạy học từ loại cũng được tiến hành tuần tự theo các bước nhận thức của học sinh Bắt đầu từ việc phân tích ngữ liệu là các từ hoặc đoạn văn cho trước để tìm ra đặc điểm, hiện tượng của khái niệm để làm bài tập cụ thể Các bước này có thể chia làm hai hướng là dạy lí thuyết và dạy thực hành từ loại

Do ngữ pháp là một môn khó (hiện nay là Luyện từ và câu) cho nên giáo viên còn lúng túng trong việc tổ chức tiết dạy sao cho đúng yêu cầu của chuyên môn, đúng đặc trưng của phân môn và đạt hiệu quả cao Về phía học sinh cũng ít hứng thú học môn này do đây là môn khó và khô khan Những điểm khó của môn học muốn trở thành dễ đối với học sinh thì giáo viên phải đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của xã hội

Ngày đăng: 05/09/2017, 15:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê A, Nguyễn Trí (1996), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng Việt
Tác giả: Lê A, Nguyễn Trí
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
2. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1998), Ngữ pháp Tiếng Việt, tập 1, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Ngữ pháp Tiếng Việt, tập 1
Tác giả: Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
3. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1998), Ngữ pháp Tiếng Việt, tập 2, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp Tiếng Việt, tập 2
Tác giả: Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
4. Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp Tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp Tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
5. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (2006), Ngữ pháp Tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp Tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
6. Lê Biên (1999), Từ loại Tiếng Việt hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ loại Tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Lê Biên
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Chương trình Tiểu học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình Tiểu học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
9. Nguyễn Tài Cẩn (2001), Ngữ pháp Tiếng Việt, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp Tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 2001
10. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp Tiếng Việt, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp Tiếng Việt
Tác giả: Đinh Văn Đức
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 1986
11. Trần Thị Hiền Lương (1999), Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học Tiếng Việt, Nghiên cứu giáo dục số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học Tiếng Việt
Tác giả: Trần Thị Hiền Lương
Năm: 1999
12. Lê Hữu Thỉnh, Trần Mạnh Hưởng, Giải đáp 88 câu hỏi đề cương giảng dạy tiếng Việt ở tiểu học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải đáp 88 câu hỏi đề cương giảng dạy tiếng Việt ở tiểu học
Nhà XB: NXB Giáo dục
13. Nguyễn Văn Xô, Từ điển Tiếng Việt – 2008, NXB Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt – 2008
Nhà XB: NXB Thanh niên
14. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 (2 tập), NXB Giáo dục (2011) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4
Nhà XB: NXB Giáo dục (2011)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w