1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Thực trạng sức khỏe tự đánh giá của trẻ vị thành niên tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và một số yếu tố liên quan, năm 2015

95 517 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lứa tuổi vị thành niên(VTN) bắt đầu từ 10 – 19 tuổi) 1. Đây là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em thành người lớn. Nó được đánh dấu bằng những thay đổi đan xen nhau về thể chất, trí tuệ, và mối quan hệ xã hội từ giản đơn chuyển sang phức tạp. Giai đoạn này có đặc điểm phát triển mạnh mẽ và phức tạp, với sự thay đổi nhanh về thể chất, nội tiết, tâm sinh lý, nhận thức, các kỹ năng và các mối quan hệ xã hội 2. Tỷ lệ trẻ VTN chiếm khoảng 20% dân số thế giới và có tới 85% số đó sống ở các nước đang phát triển 3. Tuy nhiên, trẻ VTN đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, chịu sức ép lớn về việc học tập và dự kiến tương lai từ gia đình, nhà trường và xã hội, tiếp xúc nhiều thông tin thiếu sự chọn lọc hoặc không phù hợp lứa tuổi, khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm và dễ bị lôi kéo bởi các tệ nạn xã hội. Do thể chất và tinh thần chưa ổn định, khả năng tự nhận biết, tự đánh giá về súc khỏe của bản thân chưa cao và đây còn là độ tuổi dễ mắc các bệnh như bệnh học đường (bệnh cận thị, bệnh cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng), bệnh do rối loạn dinh dưỡng (bệnh thiếu máu, rối loạn do thiếu iod, bệnh béo phì.. các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nghiện hút và tiêm chích ma túy, tỷ lệ nhiễm HIV AIDS ngày càng tăng 4. Nhiều hành vi nguy cơ cao ảnh hưởng tới sức khỏe như hút thuốc lá, uống rượu bia ít vận động, quan hệ tình dục không an toàn hoặc tham gia vào các hành vi bạo lực…dẫn tới những hậu quả về lâu dài tác động tới sức khỏe khi trưởng thành.Theo thống kê cho thấy, gần 60% trường hợp chết trẻ và và 13 trong tổng số những người mắc bệnh ở tuổi trưởng thành có liên quan đến các hành vi từ khi ở tuổi niên thiếu 3.Tại Việt Nam, tính tới ngày 01 tháng 4 năm 2014 có17,4% dân số trong độ tuổi VTN 5. Thế hệ thanh niên là nhân tố đóng góp quan trọng vào việc gây dựng con đường tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. Do đó việc cung cấp thông tin, giáo dục và dịch vụ về chăm sóc sức khỏe lứa tuổi vị thành niên cũng như tìm hiểu tình hình sức khỏe, những nhận thức về sức khỏe của lứa tuổi này là cần thiết và đặc biệt quan trọng. Ở nước ta vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe VTN đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu.Tại nhiều địa phương nạn bạo lực học đường, bạo lực gia đình đang tăng lên do ảnh hưởng từ nền KT, XH… Tỷ lệ chích hút ma túy, sử dụng rượu, bia đang tăng nhanh. Cùng với việc trẻ VTN sử dụng lớn quỹ thời gian vào hệ thống công nghệ thông tin, hành vi truy cập các nguồn thông tin mạng internet không chính thống, các trò chơi điện tử mang tính bạo lực hiện nay cũng đang được xem là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe VTN 6. Hiện nay tình trạng VTN “hổng” về kiến thức sức khỏe khá phổ biến và vấn đề tự đánh giá sức khỏe của VTN đang còn là vấn đề mới mẻ ít được nhắc đến, chưa có hướng dẫn tự đánh giá về sức khỏe cho lứa tuổi VTN, chưa có hệ thống chăm sóc sức khỏe riêng biệt cho lứa tuổi VTN.Điện Biên là một tỉnh thuộc vùng Tây bắc, đa sắc tộc trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm khoảng 82% dân số). Do điều kiện kinh tế, đi lại còn khó khăn, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số còn lạc hậu ,chính vì những phong tục mang tính đặc trưng của vùng, miền và nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế nên việc chăm sóc sức khỏe lứa tuổi vị thành niên chưa được chú trọng một cách toàn diện, đặc biệt vấn đề tự đánh giá sức khỏe của VTN vẫn chưa có nghiên cứu và hướng dẫn cụ thể nào. Thành phố Điện Biên Phủ là thành phố trẻ đang phát triển các điều kiện KT, XH, CT tương đối phức tạp kèm theo mô hình bệnh tật đang chuyển đổi ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề sức khỏe và thái độ, nhận thức về sức khỏe của trẻ VTNChính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng sức khỏe tự đánh giá của trẻ vị thành niên tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và một số yếu tố liên quan, năm 2015” với 3 mục tiêu sau:1.Mô tả thực trạng sức khỏe tự đánh giá của trẻ vị thành niên tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, năm 2015.2.Mô tả một số hành vi sức khỏe của trẻ vị thành niên tại thành phố Điện Biên Phủ, năm 2015.3.Mô tả một số yếu tố liên quan tới tình trạng sức khỏe tự đánh giá của trẻ vị thành niên tại thành phố Điện Biên Phủ, năm 2015.

Trang 1

NGUYỄN QUANG TOÀN

Trang 2

luận văn này.

Với tấm lòng của người học trò, tôi xin bày được tỏ lòng biết ơn sâu sắc tớiTS.

Lê Thị Hoàn - Viện Đào tạo Y học Dự phòng & Y tế Công cộng Trường đại học Y

Hà nội đã luôn tận tình dành nhiều thời gian hướng dẫn chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.Xin cảm ơn các thầy, cô bộ môn Sức Khỏe Môi Trường cùng các thầy cô của Viện đào tạo Y học dự phòng và

Y tế công cộng đã tạo điều kiện, đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Uỷ ban nhân dân thành phố Điên biên Phủ, Uỷ ban nhân dân các phường sở tại trong thành phố Điện Biên Phủ cơ quan chủ quản Sở Y

tế, Trung tâm Pháp y tỉnh Điện biên cùng đồng nghiệp.Toànthể các hộ gia đình và các em vị thành niên đã tham gia trong nghiên cứu này luôn ủng hộ, tạo điều kiện

và nhiệt tình giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian làm việc, công tác tại địa phương.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình, những người bạn thân thiết đã cùng tôi chia sẻ những khó khăn và giành cho tôi những tình cảm, sự chăm sóc quý báu trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày 05 tháng12 năm 2015

Học viên Nguyễn Quang Toàn

LỜI CAM ĐOAN

Trang 3

tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Lê Thị Hoàn, Viện Đào tạo Y học Dự phòng & Y tế Công cộng tại trường đại học Y Hà nội

Tôi xin cam đoan đã thực hiện nghiên cứu này một cách khoa học, chính xác

và trung thực.

Các số liệu, kết quả trong luận văn này đều được thu thập từ quá trình nghiên cứu và chưa được công bố trên bất kỳ tài liệu nào trước đây.

Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Toàn

Trang 4

CB/CNV Cán bộ/Công nhân viên

CDC Centers for Disease Control and Prevention

(Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ) CSSK Chăm sóc sức khỏe

DVYT Dịch vụ y tế

GYTS Global youth tobacco survey

(Tổ chức khảo sát thuốc lá ở thanh thiếu niên trên toàn cầu)

TTGDSK Truyền thông giáo dục sức khỏe

UBND Ủy ban nhân dân

VTN Vị thành niên

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Đại cương về sức khỏe vị thành niên 3

1.1.1 Khái niệm lứa tuổi vị thành niên 4

1.1.2 Những thay đổi về thể chất ở lứa tuổi vị thành niên 4

1.1.3 Phát triển tâm lý xã hội giai đoạn vị thành niên 6

1.1.4 Tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe lứa tuổi vị thành niên 91.2 Tình hình sức khỏe của lứa tuổi vị thành niên trên Thế giới và Việt Nam

91.2.1 Tình hình sức khỏe của lứa tuổi vị thành niên trên Thế giới 91.2.2 Tình hình sức khỏe của lứa tuổi vị thành niên tại Việt Nam

131.3 Những yếu tố liên quan đến sức khỏe vị thành niên 14

1.4 Các phương pháp đánh giá về tình trạng sức khỏe vị thành niên

22

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 24

2.1.1 Địa điểm nghiên cứu 24

2.1.2 Thời gian nghiên cứu 24

2.2 Đối tượng nghiên cứu 24

2.3 Phương pháp nghiên cứu25

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 25

2.3.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu 25

2.3.3 Phương pháp và công cụ thu thập số liệu 26

2.3.4 Biến số và chỉ số nghiên cứu 27

Trang 6

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32

3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 32

3.2 Thực trạng sức khỏe tự đánh giá của trẻ vị thành niên 35

3.3 Hành vi sức khỏe vị thành niên 39

3.4 Yếu tố liên quan tới sức khỏe trẻ VTN 44

Chương 4: BÀN LUẬN 53

4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 53

4.2 Thực trạng sức khỏe tự đánh giá của trẻ vị thành niên 54

4.3 Một số hành vi sức khỏe của trẻ vị thành niên tại thành phố Điện BiênPhủ năm 2015 57

4.4 Một số yếu tố liên quan tới tình trạng sức khỏe tự đánh giá của trẻ vịthành niên 63

KHUYẾN NGHỊ 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 32

Bảng 3.2 Thông tin chung của gia đình trẻ vị thành niên 33

Bảng 3.3 Thông tin chung của mẹ trẻ vị thành niên 34

Bảng 3.4 Thông tin chung bố trẻ vị thành niên 34

Bảng 3.5 Tỷ lệ trẻ vị thành niên tự đánh giá sức khỏe không tốt theo đặc

điểm nhân khẩu học 36

Bảng 3.6 Tỷ lệ trẻ vị thành niên có sức khỏe không tốt theo các đặc điểm

chung của gia đình. 37

Bảng 3.7 Tỷ lệ trẻ vị thành niên có sức khỏe không tốt theo đặc điểm cá

nhân của cha, mẹ 38 Bảng 3.8 Thời gian trẻ vị thành niên dành cho việc học và ngủ/ngày

39

Bảng 3.9 Tình trạng sử dụng Internet của trẻ vị thành niên 39

Bảng 3.10 Tình trạng chơi thể dục thể thao của trẻ vị thành niên 40 Bảng 3.11 Trẻ vị thành niên tham gia lao động ngoài giờ học 41

Bảng 3.12 Tình trạng sử dụng và thời gian sử dụng rượu/bia/chất có cồn

khẩu học của vị thành niên 44

Trang 8

Bảng 3.20 Mối liên quan giữa sức khỏe không tốt với đặc điểm chung của bố

46

Bảng 3.21 Mối liên quan giữa tự đánh giá sức khỏe không tốt của trẻ vị

thành niên đối với các hành vi bị ảnh hưởng tới sức khỏe.

47

Bảng 3.22 Mối liên quan giữa sức khỏe của trẻ vị thành niên với các

hành vi có nguy cơ tới sức khỏe. 48

Bảng 3.23 Mối liên quan giữa tự đánh giá sức khỏe không tốt của vị

thành niên với phân bố thời gian hoạt động trong ngày.

48Bảng 3.24 Mối liên quan giữa sức khỏe không tốt của trẻ vị thành niên với các

49

Trang 9

Biểu đồ 3.2 Thực trạng BMI của trẻ vị thành niên 35

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lứa tuổi vị thành niên(VTN) bắtđầu từ 10 – 19 tuổi) Đây là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em thành người lớn Nóđược đánh dấu bằng những thay đổi đan xen nhau về thể chất, trí tuệ, và mốiquan hệ xã hội từ giản đơn chuyển sang phức tạp Giai đoạn này có đặc điểmphát triển mạnh mẽ và phức tạp, với sự thay đổi nhanh về thể chất, nội tiết,tâm sinh lý, nhận thức, các kỹ năng và các mối quan hệ xã hội

Tỷ lệ trẻ VTN chiếm khoảng 20% dân số thế giới và có tới 85% số đósống ở các nước đang phát triển Tuy nhiên, trẻ VTN đang phải đối mặt vớirất nhiều khó khăn, chịu sức ép lớn về việc học tập và dự kiến tương lai từ giađình, nhà trường và xã hội, tiếp xúc nhiều thông tin thiếu sự chọn lọc hoặckhông phù hợp lứa tuổi, khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm và dễ bị lôikéo bởi các tệ nạn xã hội Do thể chất và tinh thần chưa ổn định, khả năng tựnhận biết, tự đánh giá về súc khỏe của bản thân chưa cao và đây còn là độ tuổi

dễ mắc các bệnh như bệnh học đường (bệnh cận thị, bệnh cong vẹo cột sống,bệnh răng miệng), bệnh do rối loạn dinh dưỡng (bệnh thiếu máu, rối loạn dothiếu iod, bệnh béo phì các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nghiện hút

và tiêm chích ma túy, tỷ lệ nhiễm HIV/ AIDS ngày càng tăng Nhiều hành vinguy cơ cao ảnh hưởng tới sức khỏe như hút thuốc lá, uống rượu bia ít vậnđộng, quan hệ tình dục không an toàn hoặc tham gia vào các hành vi bạolực…dẫn tới những hậu quả về lâu dài tác động tới sức khỏe khi trưởngthành.Theo thống kê cho thấy, gần 60% trường hợp chết trẻ và và 1/3 trongtổng số những người mắc bệnh ở tuổi trưởng thành có liên quan đến các hành

vi từ khi ở tuổi niên thiếu

Tại Việt Nam, tính tới ngày 01 tháng 4 năm 2014 có17,4% dân số trong

độ tuổi VTN Thế hệ thanh niên là nhân tố đóng góp quan trọng vào việc gâydựng con đường tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững Do đó việc cungcấp thông tin, giáo dục và dịch vụ về chăm sóc sức khỏe lứa tuổi vị thành niêncũng như tìm hiểu tình hình sức khỏe, những nhận thức về sức khỏe của lứatuổi này là cần thiết và đặc biệt quan trọng Ở nước ta vấn đề chăm sóc và bảo

Trang 11

vệ sức khỏe VTN đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu.Tại nhiều địaphương nạn bạo lực học đường, bạo lực gia đình đang tăng lên do ảnh hưởng

từ nền KT, XH… Tỷ lệ chích hút ma túy, sử dụng rượu, bia đang tăng nhanh.Cùng với việc trẻ VTN sử dụng lớn quỹ thời gian vào hệ thống công nghệthông tin, hành vi truy cập các nguồn thông tin mạng internet không chínhthống, các trò chơi điện tử mang tính bạo lực hiện nay cũng đang được xem làmột trong những yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe VTN Hiện nay tình trạngVTN “hổng” về kiến thức sức khỏe khá phổ biến và vấn đề tự đánh giá sứckhỏe của VTN đang còn là vấn đề mới mẻ ít được nhắc đến, chưa có hướngdẫn tự đánh giá về sức khỏe cho lứa tuổi VTN, chưa có hệ thống chăm sóc sứckhỏe riêng biệt cho lứa tuổi VTN

Điện Biên là một tỉnh thuộc vùng Tây bắc, đa sắc tộc trong đó đồngbào dân tộc thiểu số (chiếm khoảng 82% dân số) Do điều kiện kinh tế, đi lạicòn khó khăn, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số còn lạc hậu ,chính

vì những phong tục mang tính đặc trưng của vùng, miền và nhận thức củangười dân còn nhiều hạn chế nên việc chăm sóc sức khỏe lứa tuổi vị thànhniên chưa được chú trọng một cách toàn diện, đặc biệt vấn đề tự đánh giá sứckhỏe của VTN vẫn chưa có nghiên cứu và hướng dẫn cụ thể nào Thành phốĐiện Biên Phủ là thành phố trẻ đang phát triển các điều kiện KT, XH, CTtương đối phức tạp kèm theo mô hình bệnh tật đang chuyển đổi ảnh hưởngkhông nhỏ tới vấn đề sức khỏe và thái độ, nhận thức về sức khỏe của trẻ VTN

Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng sức khỏe tự đánh giá của trẻ vị thành niên tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và một số yếu tố liên quan, năm 2015” với 3 mục tiêu sau:

1 Mô tả thực trạng sức khỏe tự đánh giá của trẻ vị thành niên tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, năm 2015.

2 Mô tả một số hành vi sức khỏe của trẻ vị thành niên tại thành phố Điện Biên Phủ, năm 2015.

3 Mô tả một số yếu tố liên quan tới tình trạng sức khỏe tự đánh giá của trẻ vị thành niên tại thành phố Điện Biên Phủ, năm 2015.

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Đại cương về sức khỏe vị thành niên

Năm 1978, trong bản Tuyên ngôn Alma Ata, Tổ chức y tế Thế Giới của

Liên hợp quốc (WHO) định nghĩa về sức khỏe: “Sức khỏe không chỉ là

không bệnh tật, mà còn là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội ”.

Trong Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục đăng trên báo Cứu quốc (ngày

27-3-1946), Bác Hồ đã nêu rõ: “Ngày ngày tập luyện thì khí huyết lưu thông,

tinh thần đầy đủ để giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống

mới ”theo đó khái niệm về sức khỏe của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là:“khí huyết lưu thông ,tinh thần đầy đủ như vậy là sức khỏe” Khái niệm của Bác

(một người Á Đông) về vấn đề sức khỏe vẫn luôn đúng và đầy đủ so với địnhnghĩa về vấn đề sức khỏe của tổ chức y tế thế giới WHO sau hơn 30 năm vàcho tới tận ngày nay

Hiến chương của Tổ chức Y tế Thế Giới (TCYTTG) (1946) là công cụquốc tế đầu tiên bảo vệ sức khỏe, coi đó là “quyền cơ bản của mọi người,không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị, điều kiện kinh tếhay xã hội” Quyền được hưởng tình trạng sức khoẻ tốt nhất ngày nay đãđược nhiều hiệp định quốc tế về quyền con người phê chuẩn

Ở mọi thời đại sức khỏe con người ta luôn là điều quý giá nhất (có sứckhỏe là có tất cả) cá nhân khỏe mạnh → gia đình khỏe mạnh → xã hội khỏemạnh → đất nước phát triển luôn là qui luật phát triển chung đối với mỗi quốcgia trên thế giới nói chung và mỗi đất nước, mỗi một dân tộc nói riêng, tươnglai của nhân loại, của đất nước đều phụ thuộc vào nguồn nhân lực trẻ, đóchính là sự tồn tại và phát triển của trẻ vị thành niên (VTN) Chính vì vậy mà

Trang 13

toàn thế giới và các cộng đồng, các quốc gia luôn đặt vấn đề phát triển và bảo

vệ sức khỏe trẻ VTN lên hàng đầu

1.1.1 Khái niệm lứa tuổi vị thành niên

Tổ chức y tế thế giới WHO đã phân chia lứa tuổi VTN thành 2 giai đoạn:

- Giai đoạn VTN sớm (10 – 14 tuổi)

- Giai đoạn VTN muộn (15 -19 tuổi)

Các nghiên cứu về sức khỏe trẻ vị thành niên (VTN) cho thấy: Đây làthời kỳ con người ta đang ở trong quá trình chuyển tiếp từ trẻ em sang ngườitrưởng thành giai đoạn tuổi dậy thì là giai đoạn hoàn thiện và trưởng thành vềmặt tính dục đối với cả nam và nữ Kèm theo đó là sự phát triển mạnh mẽ vềthế chất, tinh thần cũng như tình cảm và khả năng hòa nhập với cộng đồng.Tuy nhiên sự trưởng thành phát triển theo tốc độ khác nhau đó là sự khácnhau giữa các nền văn hóa, các quốc gia, các gia đình và cá nhân khác nhau Lứa tuổi VTN đặc trưng bởi sự phát triển nhanh về trí tuệ và thể lực vớinhiều thay đổi về tâm lý và sinh lý Trong giai đoạn này VTN đã dần tự chủ

về ý thức, thích tự khẳng định mình, đây cũng là lứa tuổi đang phát triển vàhình thành nhân cách, nhiều yếu tố tâm lý chưa được hình thành vững chắc

Có nguy cơ cao đối với những mối nguy hiểm trong xã hội có thể gây nêncác tổn thương về thể trạng và tinh thần, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe VTNkèm theo sự thiếu hiểu biết về thông tin giới tính, vấn đề an toàn tình dụctrong lứa tuối VTN cũng sẽ là mối nguy hại tới vấn đề sức khỏe sinh sảncủa VTN sau này

1.1.2 Những thay đổi về thể chất ở lứa tuổi vị thành niên

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp

từ trẻ em sang người lớn Giai đoạn này có đặc điểm phát triển mạnh mẽ vàphức tạp, với sự thay đổi nhanh về thể chất, nội tiết, tâm sinh lý, nhận thức,các kỹ năng và các mối quan hệ xã hội

Trang 14

* Các chỉ số phát triển thể chất

- Ở trẻ trai: Là giai đoạn có tốc độ phát triển cơ thể nhanh, từ 13 – 14 tuổi.Trước tuổi dạy thì, tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 4 – 5cm/năm Giai đoạn dậy thì phát triển mạnh và kéo dài khoảng 4 năm, đỉnh tăng trưởng

là khoảng 15 tuổi, với mức tăng chiều cao trung bình có thể đạt 8 –

12cm/năm, trung bình cả đợt trăng trưởng ở tuổi dậy thì là 25cm Ở Việt Nam, lứa tuổi chiều cao tăng mạnh nhất là 13 -14 tuổi với mức tăng

8,3cm/năm Cân nặng cũng tăng nhanh ở giai đoạn này, tăng cân nhiều nhất ở

14 – 15 tuổi, có thể đạt tới 6,23kg/năm Sau giai đoạn dậy thì phát triển chiều cao và cân nặng chững lại, sự phát triển chiều cao kết thúc ở độ tuổi 20 – 25 tuổi

Hệ thống cơ bắp phát triển mạnh mẽ, nhất là cơ cánh tay, các cơ ở ngựcphát triển nhiều tạo nên dáng vẻ một thanh niên

Về sinh dục, nội tiết : Đây là giai đoạn đang hoàn thiện dần hình thái vàchức năng sinh sản Ở Việt Nam, tuổi xuất tinh lần đầu sớm nhất là 12 tuổi,đến 17 tuổi 87,82% trẻ trai đã có dấu hiệu xuất tinh lần đầu Phát triển tuyến

bã và tăng tiết Androgen

Thay đổi giọng nói: Dấu hiệu sớm của hiện tượng này là thỉnh thoảngđổi giọng hoặc như vỡ giọng khi nói

- Ở trẻ gái: Phát triển chiều cao, trước tuổi dậy thì tăng 4 – 5 cm/năm, ở

tuổi dậy thì trẻ gái tăng trung bình 6 – 11 cm/năm Ở Việt Nam, tuổi tăngchiều cao mạnh nhất ở trẻ gái là 11 – 12 tuổi (7,68cm/năm) Thông thườngsau 18 tuổi ít phát triển thêm về chiều cao

Cân nặng thường bắt đầu tăng nhanh lúc 10 – 11 tuổi, trẻ gái tăngtrung bình 3 – 3,5kg/năm, cao nhất ở giai đoạn 12 – 13 tuổi với 3,82 kg/năm

Về sinh dục, nội tiết: Thay đổi trước tiên là tuyến vú, từ 8 – 13 tuổi(trung bình 11 tuổi) và hoàn tất ở tuổi 13 -18 tuổi (trung bình 15 tuổi), một

Trang 15

vú có thể phát triển nhanh hơn vú bên kia Hoàn chỉnh sự phát triển của bộphận sinh dục ngoài Tử cung phát triển, thành tử cung trở nên lớn hơn vàhoàn thiện hơn

- Tuổi dậy thì:

Dậy thì là thời điểm quan trọng đánh dấu sự phát triển và trưởng thành

về thể chất, giới tính và khả năng sinh sản Những thay đổi cơ thể thường kéodào theo những thay đổi về tâm lý và tình cảm Dấu hiệu quan trọng nhất đổivới trẻ gái là xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên, còn đối với trẻ nam là hiệntượng xuất tinh hoặc mộng tinh là lần đầu tiên

Tuổi dậy thì đang có xu hướng ngày càng sớm hơn, khác nhau ở mỗi cáthể, có thể ảnh hưởng bởi các yếu tố dinh dưỡng, giống nòi, văn hóa xã hội…

Ở Việt Nam, theo điều tra Quốc gia về trẻ VTN và thanh niên năm 2009, tuổitrung bình có kinh nguyệt lần đầu ở trẻ gái là 14,5 và mộng tinh/ xuất tinh ởtrẻ trai là 15,6 Tuổi dậy thì có sự khác biệt nhỏ giữa thanh thiếu niên thànhthị và nông thôn: 14 tuổi ở nữ thanh thiếu niên thành thị so với 14,6 tuổi ởnông thôn, sự khác nhau này có thể do điều kiện dinh dưỡng ở nông thôn cònhạn chế hơn

1.1.3 Phát triển tâm lý xã hội giai đoạn vị thành niên

* Đặc điểm tâm lý ở giai đoạn vị thành niên

Cùng với những thay đổi về thể chất ở trẻ vị thành niên là những thay đổi

về tâm lý, xã hội cũng như sự phát triển nhân cách Trẻ vị thành niên luôntìm hiểu và đánh giá các sự kiện, tình huống theo quan điểm của riêngmình, trẻ có khả năng trừu tượng, một hình thức tư duy mà trước đây chưa

có ,

Trẻ vị thành niên được dẫn dắt bởi một tư duy hoàn toàn mới mẻ, quá trình

tư duy được tổ chức ở tầm cao hơn, tầm của người trưởng thành Trẻ VTN nỗlực tìm kiếm độc lập, tách khỏi sự kiểm soát của cha mẹ và các áp lực gia

Trang 16

đình Trẻ khẳng định mình là một cá thể độc lập, tự mình điều kiển mình chứkhông phải ai khác

Những biến đổi sinh học, nhận thức đã tạo nên sự mất cân bằng tạmthời về tâm lý, trong giai đoạn này trẻ có những thay đổi thường xuyên về tâm

lý, tình cảm nhiều khi gây nên những rối loạn về tâm lý, làm nảy sinh lo âu,trầm cảm và cả những ý nghĩ tự sát

* Sự phát triển về cảm xúc

Tuổi VTN là giai đoạn thích nghi khó khăn nhất trong cuộc sống, trẻ cónhững biến động về mặt sinh học, cơ thể và sự chín muồi về giới tính kéotheo sự phát triển tâm lý rất đặc thù Ở VTN nhân cách định hình nhưng chưađược khẳng định, trí tuệ phát triển tối đa, nhưng cảm xúc thì dao động, dễ bịtổn thương Tâm trạng trẻ thường xuyên căng thẳng dễ xúc động, hoangmang, lo sợ, dễ nảy sinh trầm cảm Hành động bốc đồng, dao động, dễ tậpnhiễm các hành vi tiêu cực

Tuổi VTN là thời kì trẻ có gắng thử nghiệm những gì đã học trước đó

để thỏa mãn các nhu cầu của bản thân Trong giai đoạn này, trẻ cần sự hỗ trợcủa người lớn, đặc biệt là cha mẹ về mặt tâm lý, sự đồng cảm, để thoát khỏitình trạng khủng hoảng này Điều quan trọng trong công tác chăm sóc sứckhỏe tinh thần là thấu hiểu tâm trạng của trẻ, củng cố lòng tự trọng, tôn trọngtính độc lập, cần có hướng dẫn khuyến khích những mặt tích cực, tránh cácyếu tố tiêu cực

Trang 17

*Sự phát triển về quan hệ xã hội

Ở tuổi này VTN đang hình thành những hứng thú và thay đổi mới, có

xu hướng tư tưởng hóa, vị tha, quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển các kỹnăng giao tiếp, cách ứng xử mới, tác phong đĩnh đạc để đối diện với mốitrường xã hội ngày một mở rộng

Phần lớn trẻ VTN bị ảnh hưởng bởi bạn bè cùng lứa, tuy nhiên mức độảnh hưởng tùy thuộc vào cá thể Sự đồng nhất với bạn cùng nhóm được thểhiện thông qua cách ăn mặc, cử chỉ, diện mạo, ứng xử… Trẻ vị thành niênngày càng ít có thời gian ở nhà, trẻ dành nhiều thời gian với bạn bè, thôngthường là bạn học vì nhà trường là nơi diễn ra nhiều nhất các tác động qua lại

về mặt xã hội đối với trẻ Thông qua các mối quan hệ mang tính xã hội này,trẻ VTN hiểu biết rõ hơn về bản thân và những người khác

Trước tuổi VTN, nam nữ thường không ưa nhau Đến tuổi dậy thì bắtđầu biểu hiện những cảm xúc giới tính, để ý vụng trộm, trêu chọc bạn khácgiới Sau đó là các hoạt động nhóm, hẹn hò bạn khác giới… Tuy nhiên, ở giaiđoạn này quan hệ mang tính chất xã hội hơn là quan hệ tình yêu, nó kích thích

sự phát triển ý thức về tính đồng nhất của trẻ VTN

Một điểm quan trọng trong quá trình phát triển của VTN là phát triểnnăng lực tự quản và ý thức trách nhiệm Sự phát triển tâm lý xã hội ở giaiđoạn vị thành niên đã diễn ra nhanh chóng, có tính chất kịch tính cao và kháphức tạp Quá trình phát triển này dễ bị tác động bởi các yếu tố môi trường,văn hóa xã hội, giáo dục, gia đình…

Trang 18

1.1.4 Tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe lứa tuổi vị thành niên

Vị thành niên là một lực lượng to lớn và nòng cốt của xã hội Ở nhữngnước đang phát triển có cấu trúc dân số trẻ như Việt Nam thì lực lượng vịthành niên chiếm gần một phần tư dân số, đây là nguồn nhân lực chủ yếu củamột đất nước trong tương lai

Lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn phát triển hoàn thiện con người từlúc ấu thơ đến khi trưởng thành Đây là thời kì mang lại những biến đổi lớnlao về cơ thể cũng như sự khác biệt về giới Là độ tuổi rất cần sự hướng dẫn,chăm sóc của gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội để giúp vị thành niênchuyển sang tuổi trưởng thành một cách đúng đắn Sự phối kết hợp của cánhân, cộng đồng và môi trường là cơ sở rất quan trọng trong việc tăng trưởngsức khỏe vị thành niên, nó giúp cho vị thành niên phát triển hài hòa về thểchất và lành mạnh về tình thần

Sức khỏe vị thành niên liên quan trực tiếp tới sự phát triển của mỗi conngười từ lúc còn ở tuổi vị thành vị thành niên và cả tương lai duy trì giống nòicủa dòng họ sau này Vấn đề sức khỏe vị thành niên nhất là sức khỏe sinh sản

ở tuổi này còn ảnh hưởng tới sự tồn vong của cả dân tộc Do đó việc cung cấpthông tin, giáo dục và dịch vụ về chăm sóc sức khỏe lứa tuổi vị thành niên làcần thiết và đặc biệt quan trọng

1.2 Tình hình sức khỏe của lứa tuổi vị thành niên trên Thế

giới và Việt Nam

1.2.1 Tình hình sức khỏe của lứa tuổi vị thành niên trên Thế giới

Theo những tài liệu công bố của Mỹ có tới hơn 80% bệnh tật có nguồngốc phát sinh từ môi trường Đối với toàn cầu thì môi trường sức khỏe là mộtlĩnh vực vô cùng to lớn và có cảm giác như vô hình nó bao gồm: Lý, hóa, sinhhọc, môi trường xã hội (môi trường làm việc, môi trường cộng đồng, gia đình,phân chia giàu nghèo, các căng thẳng xã hội)…mà các yếu tố này đều liênquan tới sức khỏe VTN Thực tế đã cho thấy các quốc gia trên toàn thế giới

Trang 19

đang phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn liên quan tới sức khỏe của lứa tuổiVTN Đó là các vấn đề về sức khỏe như tỷ lệ tử vong do sinh nở, nhiễm HIV,

tử vong do chấn thương, sử dụng rượu bia và thuốc lá

Trên thế giới, cứ 5 người thì có 1 người trong độ tuổi VTN và 85%trong số họ sống ở các nước đang phát triển Gần 2/3 trong số chết trẻ và 1/3trong tổng số những người mắc bệnh ở tuổi trưởng thành có liên quan đếnđiều kiện sống và các hành vi từ khi ở tuổi niên thiếu như sử dụng thuốc lá,thiếu hoạt động thể chất, tình dục không an toàn và tình trạng bạo lực

Gần 20% VTN trong độ tuổi từ 13 -15 tuổi trên toàn thế giới sử dụng cácsản phẩm thuốc lá, theo số liệu phân tích từ năm 1999 – 2005 của Tổ chức khảosát thuốc lá ở thanh thiếu niên trên toàn cầu (GYTS) Nhìn chung, thuốc lá đangthịnh hành trong giới trẻ ở tất cả các châu lục, cao nhất là ở khu vực châu Mỹ vàchâu Âu (22,2% và 19,8%) Theo Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh

Mỹ (CDC) đây là con số đáng báo động để các nước trên thế giới tăng cườngđánh giá và thực hiện các chương trình kiểm soát thuốc lá

Sử dụng rượu bia đang có xu hướng tăng lên qua các năm ở lứa tuổiVTN Trẻ VTN uống nhiều rượu thường học kém, thiếu tập trung, giảm chú

ý Phân tích về các hành vi nguy cơ có ảnh hưởng sức khỏe vị thành niêncho thấy trẻ VTN có sử dụng rượu bia có xu hướng hoạt động tình dục sớmgấp 7 lần so với những trẻ không uống rượu Cũng theo một nghiên cứu tại

Mỹ, 40,7% sinh viên nam và 27,8% sinh viên nữ bắt đầu có quan hệ tình dụckhi có sử dụng các thức uống có cồn Theo thống kê năm 2009 ở Mỹ, có tới4,2 triệu trẻ VTN bắt đầu sử dụng rượu bia lúc 16 tuổi hoặc trẻ hơn, với độtuổi trung bình là 13 tuổi Tại châu Á, các báo cáo về tình hình sử dụngrượu trong lứa tuổi VTN cũng rất nhiều Lứa tuổi trung bình bắt đầu sử dụngrượu ở Nhật Bản là từ 13 đến 17 tuổi còn tại Hàn Quốc, tỷ lệ trẻ VTN uống

Trang 20

rượu, bia là 43% trong đó trẻ trai có xu hướng lạm dụng rượu, bia nhiều hơntrẻ gái

Sức khỏe tinh thần của trẻ VTN cũng đang là một vấn đề cần quantâm Không dưới 20% số người trẻ tuổi sẽ trải qua những rối loạn tinh thầnnào đó như phiền muộn, nhiễu loạn tâm lý, lạm dụng thân thể, hành động tựsát hay chán ăn Để cải thiện vấn đề này, cần tăng cường việc chăm sóc sứckhoẻ cho vị thành niên và các dịch vụ tư vấn tại cộng đồng ,

Bạo lực là nguyên nhân hàng đầu trong 10 nguyên nhân gây tử vong ở tuổiVTN trên toàn cầu, bao gồm cưỡng bức, bạo lực gia đình và cả chiến tranh

Trong mọi cái chết có nguyên nhân từ bạo lực ước tính có hơn 20 đến40% có thể tránh được nếu được điều trị tại bệnh viện Sự hỗ trợ hiệu quả vềmặt tâm lý và xã hội có thể giúp ngăn chặn chu kỳ bạo lực từ thế hệ này sangthế hệ khác

Nhiều nghiên cứu trên thế giới quan tâm tới quan hệ tình dục không antoàn ở lứa tuổi vị thành niên Theo nghiên cứu của Kipp và cộng sự năm 2004tại Uganda đối với đối tượng VTN từ 12 đến 21 tuổi chỉ ra kết quả: Phần lớnđối tượng tham gia bắt đầu có QHTD ở độ tuổi từ 12 – 15 tuổi Nhóm đốitượng đang học trong trường học có quan điểm cởi mở hơn với vấn đề tìnhdục so với đối tượng không đi học Nghiên cứu của Frontenria và cộng sựnăm 2006 về vấn đề kiến thức và thực hành về SKSS trên đối tượng là họcsinh trung học ở 4 nước là Bỉ, Cộng hòa Séc, Estonia và Bồ Đào Nha đã đưa

ra những kết luận về hiểu biết của VTN về tình dục, các bệnh lây truyền quađường tình dục, QHTD và sự sử dụng các dịch vụ y tế Theo đó, tỷ lệ học sinh

có bạn trai, bạn gái chiếm 76 đến 96% tùy từng quốc gia và gần một nửa trong

số đó đã từng QHTD (47,6% - 58,5%)

Trang 21

Hàng năm trên thế giới có khoảng 16 triệu em gái tuổi từ 15 đến 19sinh con, chiếm gần 11% số ca sinh toàn cầu Phần lớn các ca sinh nở ở tuổiVTN là ở các nước đang phát triển Nguy cơ tử vong ở trẻ VTN mang thaicao hơn rất nhiều so với phụ nữ trưởng thành.

Rất nhiều trẻ VTN ở các nước đang phát triển bước vào độ tuổi vịthành niên trong điều kiện không được nuôi dưỡng đầy đủ, điều này làm tăngnguy cơ mắc bệnh và chết sớm Ngược lại, một dạng khác của suy dinhdưỡng ảnh hưởng đến sức khoẻ là tăng cân và béo phì đang tăng nhanh tronggiới trẻ ở cả các nước giàu.Thói quen luyện tâp thể chất điều độ, ăn uốngkhoa học và dinh dưỡng hợp lý ở lứa tuổi này là cơ sở để có sức khoẻ tốt ởtuổi trưởng thành

Nhà nghiên cứu George Patton, giáo sư nghiên cứu về sức khỏe thanhthiếu niên tại Đại học Melbourne và cộng sự đã nghiên cứu về bức tranh toàncảnh về sức khỏe của thanh thiếu niên trên toàn thế giới trong độ tuổi từ 10–24vào năm 2008, tỉ lệ tử vong ở lứa tuổi thanh thiếu niên, hiện tượng hiếm xảy rakhá phổ biến ở nhiều nước, trong đó Nam Phi có tỉ lệ cao nhất thế giới Nguyên nhân tử vong chủ yếu do chấn thương, nhiễm HIV hoặc lao phổi vàcác bệnh mãn tính khác Mỹ là nước có tỉ lệ tử vong thanh thiếu niên cao nhấttrong số 27 nước thu nhập cao

Các bệnh hay gặp ở lứa tuổi vị thành niên là: Bệnh học đường (bệnhcận thị, bệnh cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng), bệnh do rối loạn dinhdưỡng (bệnh thiếu máu dinh dưỡng, rối loạn do thiếu iod, bệnh béo phì)…các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nghiện hút và tiêm chích ma túy,nhiễm HIV/AIDS ngày càng tăng , , Năm 2007, trên toàn thế giới khoảng45% tổng số trường hợp nhiễm HIV mới là người trong độ tuổi 15 đến 24

Trang 22

1.2.2 Tình hình sức khỏe của lứa tuổi vị thành niên tại Việt Nam

Các nghiên cứu về sức khỏe học sinh gần đây cho thấy mô hình bệnhtật của học sinh không có nhiều thay đổi, chủ yếu mắc các bệnh cấp tínhnhưng học sinh ít nghỉ học do ốm hơn so với trước Theo kết quả nghiên cứucủa Chu Văn Thăng và cộng sự năm 2008 – 2009 tại Phú Thọ, Quảng Bình vàĐồng Nai trên 2764 học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thôngcho kết quả trong 2 tuần qua học sinh thường mắc các bệnh cấp tính như sổmũi (57%), sốt (30%) và đau học, đau tai (30%) Học sinh thường tự chữa lànhiều nhất khi bị ốm trong 2 tuần qua (chiếm tỷ lệ 33%) rồi đến bệnh viện(21%) và đến các cơ sở khác như trạm y tế xã, y tế tư nhân và thầy thuốc Đặcbiệt không có học sinh nào báo cáo đến phòng y tế trường học đầu tiên khi bị

ốm trong 2 tuần qua

Theo báo cáo kết quả điều tra thực trạng một số bệnh của học sinh phổthông và hoạt động y tế trường học tại Hà Nội thực hiện năm 2009: Cho thấy16.024 học sinh các trường phổ thông tại Hà Nội được khám, có 5.078 họcsinh mắc các bệnh về tai mũi họng (chiếm 31,7%), 1.335 học sinh mắc cácbệnh về da liễu (8,3%) Kết quả điều tra cho thấy có 32,9% học sinh mắc cácbệnh về mắt trong đó có 30,2% mắc bệnh cận thị và có xu hướng tăng dầntheo bậc học (cấp 1: 20,4%, cấp 2: 29,6%, cấp 3: 36,9%) Tỷ lệ học sinh mắccác bệnh về răng miệng chiếm 41,2% tỷ lệ học sinh bị sâu răng là 10,8%(chiếm 26,2% các bệnh về răng miệng)

Tỷ lệ cận thị đang có xu hướng tăng lên trong các cấp học và ở thành thị

số học sinh bị cận thị cao hơn nhiều so với học sinh ở vùng nông thôn Theo tácgiả Trần Văn Dần, ở Hà Nội có lớp học tới 50% học sinh phải đeo kính, tỷ lệnày ở khối tiểu học là 9,6%, trung học cơ sở là 36,5% và khối trung học phổthông là 24% Trong khi đó ở các vùng nông thôn tỷ lệ cận thị trường học rất

Trang 23

thấp chỉ từ 1,6% - 3% Cùng với cận thị thì bệnh cong vẹo cột sống cũng là mộtbệnh phổ biến ở lứa tuổi VTN Theo nghiên cứu của Vụ giáo dục thể chất Bộgiáo dục đào tạo tiến hành khám 634 học sinh tại 6 trường học tại Hà Nội Năm

2004 – 2005 có tỷ lệ cong vẹo cột sống là 28,7% trong đó cong vẹo cột sốnghình chữ C thuận chiếm 45% hình chữ S thuận và ưỡn chỉ chiếm 3,6%, đặc biệt

tỷ lệ học sinh bị gù tuy ít nhưng có xu hướng tăng dần theo bậc học

Theo nghiên cứu SAVY2 (Điều tra Quốc gia về VTN và thanh niênViệt Nam năm 2009) thì có 38,6% phải nghỉ việc hoặc nghỉ học ít nhất 1 tuầntrong 12 tháng trước đó Năm triệu chứng thường gặp nhất của VTN là sốt,cảm lạnh, đau bụng, bệnh hô hấp, tiêu chảy

Nghiên cứu của Bộ Y tế và Tổng cục thống kê về đánh giá hiệu quả sửdụng dịch vụ y tế năm 2001 – 2002 cho thấy có 4,56% trường hợp ốm đaukhông điều trị gì; trong số những người điều trị thì phần lớn tự điều trị(65,94%) Nhóm người bệnh nghèo không điều trị cao hơn nhóm người bệnhgiàu (8,44% so với 3,16%) Trình độ học vấn càng cao tỷ lệ tự điều trị vàkhông điều trị càng thấp

Quan hệ tình dục VTN và sức khỏe sinh sản cũng đang là vấn đề đáng lo ngại Nước ta, mỗi năm có từ 1,2 đến 1,4 triệu trường hợp nạo phá thai trong

đó có khoảng 300.000 là nữ thanh niên chưa có chồng từ 15- 19 tuổi Chỉ sau

5 năm (2002 – 2007), tuổi quan hệ tình dục lần đầu của vị thành niên, thanh niên Việt Nam đã giảm 1,5 năm, từ 19,6 tuổi xuống còn 18,1 tuổi (theo điều tra vị thành niên và thanh niên (Savy) 2002 – 2007)

1.3 Những yếu tố liên quan đến sức khỏe vị thành niên.

Rối loạn tâm lý, sức khỏe tâm thần:

Không có các cuộc điều tra thường xuyên đánh giá sự phổ biến của rốiloạn sức khỏe tâm thần VTN hoặc hành vi sử dụng dịch vụ sức khỏe tâm thầncủa vị thành niên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã hỗ trợ cuộc điều tra Sức

Trang 24

khỏe Tâm thần Thế giới, 10 cuộc điều tra hộ gia đình trong 5 quốc gia để ghilại sự các điều kiện sức khỏe tâm thần VTN và các hành vi chăm sóc sức khoẻcủa họ Cuộc điều tra phát hiện rằng nhiều rối loạn tâm thần thường bắt đầutrong thời thơ ấu hay tuổi niên thiếu Một nửa trong số các trường hợp rốiloạn tâm thần bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi 14

Đối với VTN, các vấn đề về sức khỏe tâm thần là một trong nhữngnhân tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến cái chết, chẳng hạn như tự tử Nhiều vịthành niên khi tham gia các buổi tư vấn toàn cầu, được tổ chức bởi Tổ chức y

tế thế giới (WHO) đã xem xét sức khỏe tâm thần, là vấn đề sức khỏe quantrọng nhất đối với vị thành niên ngày nay, và họ muốn tiếp cận nhiều hơn đểchăm sóc sức khỏe tâm thần cho chính mình

Theo báo cáo của nhiều quốc gia có thu nhập cao, tỷ lệ tự tử là 5–10%

Tỷ lệ tự tử này cao hơn, khoảng 15% tại một số quốc gia có thu nhập trungbình, thấp Ở một số quốc gia, có 1 trong 3 vị thành niên thú nhận đã từng có

ý định tự tử Tỷ lệ tự tử dao động trong vị thành niên từ 12–18 tuổi

Sự khác biệt giới tính: Tại châu Âu và châu Mỹ, số lượng các cô gái ở

độ tuổi vị thành niên có ý định tự tử gấp đôi số lượng nam giới, nhưng cácnước ở khu vực Châu Phi, Đông Địa Trung Hải, và còn tại khu vực Tây TháiBình Dương, không có sự khác biệt ý định tử tự ở cả hai giới ,

Ở các nước có thu nhập cao như Mỹ và Canada, khoảng một nửa số vịthành niên với các vấn đề sức khỏe tâm thần được chăm sóc ở mức cần thiết

Ở các nước có thu nhập thấp và trung bình việc tiếp cận điều trị là khó khăn

Hành vi sử dụng internet

Tầm ảnh huởng của internet phát tán mạnh mẽ khi nó bắt đầu

phát huy công dụng giải trí của mình, người ta không chỉ có thể tìm tư liệu

mà còn xem phim, nghe nhạc, chơi game trên mạng Hàng triệu người vàomạng mỗi ngày, nhà nhà nối mạng, người người vào mạng, nhưng số người

Trang 25

vào mạng để làm việc, học tập, truy cập tài liệu thì ít mà số người vào mạng

để tán gẫu hay chơi game thì nhiều

Internet đang chiếm lĩnh giới trẻ với một tốc độ như bão quét, nhữngtrò chơi trực tuyến nhanh chóng tìm đuợc những tín đồ trung thành và cuồngnhiệt Giới trẻ và sự mê đắm của họ trong thế giới game online trở thành mộttrong những mối quan tâm hàng đầu của xã hội hiện nay và không ai có thể

dự đoán được hệ lụy lớn lao của game online đối với giới trẻ sẽ lớn đếnchừng nào.Ảnh hưởng của việc dành thời gian ngồi trước màn hình quá nhiềutới sức khỏe vị thành niên Một số nghiên cứu cho thẩy 5–10% người dùnginternet bị nghiện họ coi internet còn quan trọng hơn đồ ăn thức uống hàngngày.Tại những vùng não bị kích thích gây nghiện bị teo nhỏ 10-20%,cónhiều nguy cơ rối loạn tăng động, thiếu chú ý (ADHD) và trầm cảm theothống kê con số mắc chứng (ADHD) tăng 66%

Trong 30 năm qua trong số này có 30% cho biết họ sử dụng internethàng ngày.khi sử dụng internet khiến cho mắt phải điều tiết quá nhiều sốngười cận thị tăng từ 25-41,6% trong 10 năm qua kèm theo ảnh hưởng nhiềutới cột sống Mất ngủ rối loạn giấc ngủ kéo dài kèm theo ảnh hưởng tâm lýnhiều ngưới trở nên thô lỗ, bạolực hoặc có khuynh hướng tự tử, tự kỷ

Ngày 19/11/1997 là ngày đầu tiên Việt Nam chính thức hòa vào mạnginternet toàn cầu, sau 15 năm hoạt động Internet trở thành một thuật ngữ hầunhư ai cũng biết, một phương tiện truyền thông rất nhiều người đang sử dụng,thậm chí với một số bộ phận còn phụ thuộc hoàn toàn Tỷ lệ VTN Việt Nam

sử dụng intrernet ngày càng cao và có nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, khảnăng học tập của trẻ VTN

Hành vi sử dụng rượu bia chất có cồn.

Sử dụng rượu, bia, chất có cồn góp phần tăng cao tỷ lệ rủi ro cho trẻ vịthành niên, gia tăng thương tích, các hành vi bạo lực, tình dục không an toàn

Trang 26

và tự tử có chủ định cũng tăng theo Ở tuổi trưởng thành, rượu bia đóng mộtvai trò trong nguy cơ mắc các bệnh không lây.

Tỷ lệ vị thành niên niên trẻ, những người sử dụng rượu, ít nhất một lần/thángdao động từ gần hai phần ba số nam giới và nữ giới ở Seychelles Con số nàychỉ có 1% nam giới nữ giới ở Myanmar Trong hầu hết các nước, nam giớitiêu thụ rượu bia nhiều hơn nữ giới

Xu hướng sử dụng rượu bia Hầu hết các nước có thu nhập cao ở châu

Âu và Mỹ báo cáo tình hình sử dụng rượu bia giảm đi trong cả hai vị thànhniên lớn tuổi và trẻ tuổi Trong số các vị thành niên trẻ, mức sử dụng bia rượu

ở nhiều nước đã giảm hơn một nửa từ năm 2001 Tuy nhiên, một số quốc giabáo cáo tăng lên (WHO)

Hành vi hút thuốc lá/ thuốc lào

Ở Mỹ có nhiều nghiên cứu về sự liên quan giữa sử dụng thuốc lá vàung thư đã được tiến hành, các nghiên cứu này ước tính rằng khoảng mộtphần ba trong tổng số người chết vì ung thư liên quan tới sử dụng thuốc lá.Thuốc lá gây ra xấp xỉ 90 % tổng số người chết vì ung thư phổi và hút thuốc

lá còn gây ra ung thư ở nhiều các phần khác như họng, thanh quản, thực quản,tuyến tuỵ, tử cung, cổ tử cung, thận, bàng quang, ruột và trực tràng…

Ảnh hưởng của thuốc lá đến chức năng phổi: Hút thuốc gây ra hiệntượng gọi là tăng tính đáp ứng đường thở Do ảnh huởng của các chất độc hạitrong khói thuốc, đường thở bị co thắt Khi điều này xảy ra thì luồng khí hítvào và thở ra đều bị cản trở ở người hút thuốc, và do đó hình thành các tiếngran rít, ran ngáy và có thể bị khó thở

Khói thuốc làm giảm sự phát triển của phổi và gây viêm tổ chức phổi ởtrẻ nhỏ Ở lứa tuổi từ 20-30 khi hút thuốc thì tổn thương phổi lại khác Nhữngngười hút thuốc ở tuổi càng trẻ thì thời gian hút để gây ra bệnh liên quan đếnđường hô hấp càng ngắn so với những người bắt đầu hút ở tuổi muộn hơn

Trang 27

Vai trò gây bệnh của hút thuốc đã được chứng minh qua nhiều nghiêncứu trên thế giới cũng như ở nước ta Tuổi thọ trung bình của người hút thuốcngắn hơn so với người không hút thuốc từ 05 đến 08 năm Hút thuốc làm tăng

tỷ lệ tử vong từ 30 đến 80%, chủ yếu là do các bệnh ung thư (ung thư phổi),bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh tim mạch… Mức độ tăng nguy cơ phụthuộc vào tuổi bắt đầu hút (tuổi hút thuốc càng sớm thì nguy cơ càng cao) vàthời gian hút càng dài thì nguy cơ cũng càng lớn

Hành vi sử dụng các loại chất gây nghiện (ma túy,cấn sa,các loại chất kích thích…).

Tác hại cua ma túy đối với cơ thể: Tình trạng lệ thuộc ma túy đòi hỏi sửdụng ma túy đều đặn như một phương thức sống Người lệ thuộc sẽ bịnhững biến đổi về khí sắc, cảm xúc cũng như nhận thức do những tổn thươngtrong não Những tổn thương này có thể tồn tại rất lâu hoặc vĩnh viễn sau khingưng sử dụng

Sự rối loạn trên bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau: Bản thân, gia đình, xãhội, tâm lý Sử dụng, lạm dụng rồi lệ thuộc ma túy dẫn đến tình trạng nghiện

là triệu chứng cuối cùng hoàn tất quá trình rối loạn trên Do vậy việc điều trịphục hồi nghiện ma túy bao gồm rất nhiều lĩnh vực y tế, tâm lý

Thói quen lười vận động :

Trong tất cả các nước có thu nhập cao, 20% hoặc ít hơn nữ giới 15 tuổi

đáp ứng đủ số lượng khuyến cáo hàng ngày của hoạt động thể chất Chỉ có 7quốc gia có hơn 25% trẻ em trai đạt mức đề nghị của hoạt động thể chất hàngngày

Hoạt động thể lực được xem là rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh tiểuđường, thừa cân, béo phì, bệnh tim mạch và tăng cường sức khỏe tinh thần trẻ

vị thành niên Hướng dẫn giới thiệu ít nhất 60 phút hoạt động thể chất vừa phải

Trang 28

mỗi ngày đối với VTN Tuy nhiên, không một quốc gia nào có số vị thành niêncủa mình đáp ứng các mức độ hoạt động hàng ngày được đề nghị .

Theo nghiên cứu khoa học gần đây được đăng tải trên tạp chí TheLancet (Anh), có khoảng 1/3 người trưởng thành trên khắp thế giới mắc “bệnh”lười vận động, dẫn đến hậu quả 5,3 triệu người chết mỗi năm và Việt Nam làmột trong 10 nước lười vận động nhất thế giới Cũng theo thông tin được đăngtrên tạp chí The Lancet, nếu một người không vận động thể chất nhẹ nhàng đủ

30 phút/5 lần/tuần và vận động thể lực mạnh 20 phút/3 lần/tuần hoặc kết hợp cảhai hình thức vận động trên, thì bị coi là rơi vào tình trạng thiếu vận động.Thiếu vận động dẫn tới hàng loạt bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường,béo phì, ung thư vú, ung thư đại tràng Các nhà nghiên cứu đánh giá mức độnguy hiểm của tình trạng thiếu vận động tương đương với bệnh béo phì và nạnhút thuốc lá và nếu thế giới giảm được 10% tỷ lệ người thiếu vận động sẽ ngănchặn được cái chết của hơn 500.000 người/năm

Tại Việt Nam, theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam và ViệnDinh Dưỡng tại 8 tỉnh, thành phố, hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch (từ

25 tuổi trở lên) là 25,1%, tỉ lệ người mắc chứng béo phì là 16,3% Bên cạnhchế độ dinh dưỡng, lười vận động được chứng minh là một trong những nguy

cơ chính dẫn đến hai căn bệnh này và vô số các nguy cơ bệnh khác

Lối sống ít vận động, dành thời gian nhiều cho xem tivi, đọc báo, làmviệc bằng máy vi tính, nói chuyện qua điện thoại, lái xe, ăn uống, ngồi lì trongvăn phòng… đang ngày càng phổ biến trong đại bộ phận người dân nước ta,gây ra những căn bệnh nguy hiểm Đặc biệt, đối với những người thườngxuyên làm công việc văn phòng, lười vận động còn là nguyên nhân của nhữngchứng bệnh phổ biến như đau khớp, đau vai gáy, stress thường xuyên… dẫnđến sức khỏe suy giảm, tinh thần căng thẳng, ảnh hưởng trầm trọng đến chấtlượng cuộc sống Hoạt động thể lực ngày càng ít đi, con người càng trở nên

Trang 29

lười nhác hơn Bệnh tật là nguy cơ nhãn tiền đối với lứa tuổi vị thành niên củanước ta hiên nay do thói quen ngồi nhiều với các trò chơi trên màn hình vitính với ti vi hoặc ngủ vùi cũng đang có nhiều nguy cơ đáng báo động chotình trạng lười vận động ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ VTN.

Hành vi Bạo lực và chấn thương: Chấn thương là một trong những

nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và bệnh tật ở VTN Sử dụng bạo lực cóthể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng, trong đó liên quan đến cả việc sửdụng chất gây nghiện, chất kích thích tác động lên các hành vi sử bạo lực

có chiều hướng gia tăng trong trẻ VTN hiện nay.Vì vậy điều quan trọng làgiám sát và đưa ra các biện pháp phòng tránh bạo lực, phòng tránh thươngtích do bạo lưc gây ra

Tỷ lệ bạo lực: Gần 30% phụ nữ độ tuổi từ 15-19 đang sống chung vớibạo lực do các đối tác của họ, theo một đánh giá của WHO Tỷ lệ bạo lực daođộng từ khoảng 10% ở một số nước có thu nhập cao đến 43% tại khu vựcĐông Nam Á

Các cuộc điều tra trong trường học trong năm quốc gia có thu nhập cao(Canada, Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ) cho thấy dấuhiệu bạo lực bạn tình ở vị thành niên không sống chung nhưng đang trong mốiquan hệ yêu đương Trong các cuộc điều tra, sự phổ biến của bạo lực bạn tìnhcho cả nam giới và nữ giới vị thành niên và là khoảng 10% Tỷ lệ bạo lực giữacác học sinh trong các trường học ở cả Bắc Mỹ và châu Âu cũng tương tự

Xung đột gia đình: Xung đột gia đình được xác định bằng các cuộc cãi

vã thường xuyên xảy ra với tỷ lệ 8,9% trên tổng số thanh thiếu niên được điềutra.Trong số thanh thiếu niên sống trong những gia đình bất hòa một số nhỏthanh thiếu niên cho biết đã bị người trong gia đình đánh gây thương tích(2,2%) tỷ lệ này cao hơn ở nam thanh thiếu niên (2,9% so với nữ 1,5%) vànam thanh thiếu niên thành thị tuổi 14–17 nói riêng với tỷ lệ là 4,6%

Trang 30

Ttình trạng suy dinh dưỡng, hành vi về bổ xung dinh dưỡng.

+ Suy dinh dưỡng: Trong một số quốc gia, tình trạng suy dinh

dưỡng vẫn là một nguy cơ quan trọng đối với vị thành niên trẻ tuổi.Tìnhtrạng suy dinh dưỡng làm tăng tỷ lệ tử vong vì liên quan đến các vấn đềthiếu máu thiếu sắt Ở một số nước cả suy dinh dưỡng và béo phì đang ở mộtmức độ cao cùng một lúc

Trong số 47 quốc gia có thể đo được khối lượng cơ thể ở vị thành niên trẻtrong ít nhất 10% trẻ em trai ở 13 quốc gia và 10 quốc gia có trẻ em gái bị suydinh dưỡng Hầu hết các nước có tỷ lệ trẻ vị thành niên suy dinh dưỡng cao là ởcác khu vực châu Phi hay Đông Nam Á Không có quốc gia thu nhập thấp vàtrung bình nào ở châu Mỹ mà có tới 10% trẻ vị thành niên bị suy dinh dưỡng

+ Tiêu thụ trái cây và rau quả, đồ uống có đường

Ăn nhiều trái cây và rau quả sẽ giúp vị thành niên sẽ cải thiện mức độchất dinh dưỡng và giảm rủi ro mắc các bệnh bệnh béo phì, tiểu đường và một

số dạng ung thư, phần lớn các vị thành niên trẻ không ăn đủ khẩu phần tráicây và rau quả hàng ngày

Các cuộc điều tra ở châu Âu và Bắc Mỹ hỏi vị thành niên liệu họ ăntrái cây và rau ít nhất một lần trong ngày Tỷ lệ dao động từ 10% đến 60%.Trong hầu hết các nước, tỷ lệ nữ ăn rau quả nhiều hơn là nam giới

Nước giải khát, đặc biệt là đồ uống có đường, phổ biến với vị thànhniên góp phần gây thừa cân, béo phì cũng như các nguy cơ bệnh tiểu đườngloại II Kể từ năm 2001 ở các nước thu nhập cao hơn cho thấy: Đã có ít nhấthai phần ba số quốc gia báo cáo sự sụt giảm tỷ lệ thanh thiếu niên uống nhiềunước ngọt hàng ngày Tuy nhiên mức tiêu thụ có thể tăng lên ở các nước thunhập thấp và trung bình

Béo phì là một yếu tố nguy cơ cho bệnh tim mạch và đái tháo đườngtuổi vị thành niên và tuổi trưởng thành Khoảng một trong số bốn thanh thiếu

Trang 31

niên tham gia tư vấn toàn cầu của WHO cho rằng béo phì và thừa cân là vấn đềsức khỏe quan trọng nhất ảnh hưởng đến vị thành niên Có sự khác biệt về tỉ lệbéo phì giữa các khu vực Các nước Châu Phi và Đông Nam Á Trong số 56quốc gia mà độ cao và trọng lượng vị thành niên được xác định, 14 quốc gia cóhơn 10% trẻ em trai bị béo phì và 09 quốc gia có trẻ em gái (Tỷ lệ béo phìđược báo cáo ở một số nước Tây Thái Bình Dương và Đông Địa Trung Hải).

1.4 Các phương pháp đánh giá về tình trạng sức khỏe vị thành niên.

Nghiên cứu về sức khỏe và một số yếu tố liên quan tới sức khỏe của lứatuổi vị thành niên trên thế giới đã được thực hiên ở nhiều quốc gia như ThụyĐiển, Mỹ, Anh… Theo tổ chức Y tế thế giới, thanh thiếu niên trên toàn thếgiới hiện này chiếm hơn 1/3 dân số thế giới và 90% số này sinh sống ở cácnước có thu nhập thấp và trung bình

Một số nghiên cứu về sức khỏe VTN trên thế giới cho thấy tình hìnhsức khỏe của VTN có sự khác biệt giữa các vùng miền.Tại các nước pháttriển, học sinh chủ yếu mắc các bệnh nhiễm trùng và cấp tính.Tuy nhiên cácnghiên cứu về sức khỏe học sinh này rất ít khi thực hiện tại trường học màchủ yếu tại các cơ sở y tế Nghiên cứu của Sakai A và cộng sự tại các học sinh

là bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Băng Cốc, Thái Lan cho thấy 45% họcsinh đến khám bệnh là do mắc các bệnh về đường hô hấp, các bệnh nhiễmtrùng khác là 8,5%

Một số nghiên cứu về tình hình sức khỏe của lứa tuổi vị thành niên trênthế giới đã cho thấy rằng: quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng thuốc lá,rượu bia là các nguyên nhân chính gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe củalứa tuổi vị thành niên

Một số điều tra trên thế giới và ở Châu Á cho thấy hiện đang diễn ra giaiđoạn phát triển dân số mà theo đó nhóm dân số trẻ có tỷ trọng lớn Đối với thểlực của con người, các chỉ tiêu nhân trắc có một vai trò quan trọng trong sự

Trang 32

phát triển của một quần thể người nói chung hoặc của từng cá thể Trong sốcác số đo nhân trắc, chiều cao, độ tuổi, cân nặng, vòng bụng, vòng mông và tỷ

lệ phần trăm mỡ cơ thể là các chỉ tiêu cơ bản nói lên tầm vóc thể lực cũng nhưtình trạng dinh dưỡng chung Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính từ cân nặng

và chiều cao là một chỉ số cơ bản trong đánh giá tình trạng béo gầy

Ở Việt Nam Năm 2008 dân số dưới 25 tuổi chiếm 43,3% tổng dân số,

và vị thành niên và thanh niên trong độ tuổi 14-24 cũng chiếm tới 21,7% tổngdân số ( Tổng cục Thống kê, Điều tra biến động DS-KHHGĐ 2008)

SAVY 2 được tiến hành 5 năm sau SAVY 1 với 10.044 VTN/TN trong

độ tuổi từ 14 – 25, hiện đang sống cùng gia đình ở khắp 63 tỉnh, thành trêntoàn quốc về rất nhiều góc cạnh cuộc sống và các mối liên quan như: giáodục, việc làm, tình trạng sức khoẻ - SKSS, SKTD và một số vấn đề khác nhưHIV/AIDS, sử dụng các chất gây nghiện, tai nạn thương tích, bạo hành giađình, sức khoẻ thể chất, sức khỏe tinh thần

Ngoài ra còn có các nghiên cứu chuyên biệt trong thời gian gần đây đãtập trung nhiều vào vấn đề sức khỏe VTN như: Các bệnh học đường ( cận thị,cong vẹo cột sống), bệnh răng miệng, rối loạn dinh dưỡng, rối loạn do thiếuiod, bệnh béo phì các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nghiện hút vàtiêm chích ma túy, tỷ lệ nhiễm HIV/ AIDS cũng nhằm cung cấp dữ liệu cụ thể

về tình trạng sức khỏe VTN Việt Nam hiện nay

Trang 33

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1 Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Điện

Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và được tiến hành tại tất cả các phường (07 phường)trong địa bàn Thành phố Điện Biên Phủ

Điện Biên là một tỉnh nằm ở vùng Tây Bắc, miền Bắc Việt Nam, giápvới các tỉnh Lai Châu và Sơn La, ở phía Tây giáp tỉnh Phongsaly của Lào ởphía Tây Nam giáp tỉnh Luangprabang của Lào Theo điều tra dân số ngày01/04/2009, Điện Biên có 21 dân tộc sinh sống với tổng dân số là 491.046người, chủ yếu là người Thái (khoảng 38%), tiếp đó là H'Mông (khoảng 30%)

và người Kinh chỉ chiếm khoảng 20%

Thành phố Điện Biên Phủ được thành lập năm 2004 là thành phố trẻ.Phía đông nam giáp huyện Điện Biên Đông, các phía còn lại giáp huyện ĐiệnBiên Điện Biên Phủ có diện tích 60,0905 km², gồm có 2 xã ngoại vi và 07phường với tổng 152 tổ dân phố, mỗi tổ dân phố có từ 70 - 80 hộ gia đình.Điện Biên Phủ cũng là thành phố có dân số và mật độ dân thấp nhất nước.Các dân tộc thiểu số chiếm 1/3 dân số của thành phố

Tính đến cuối năm 2014, thành phố Điện Biên Phủ có số dân khoảng70.639 người trong số đó ước tính tỷ lệ trẻ em ttrong lứa tuổi VTN khoảng16.100 người

2.1.2 Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện: Từ tháng 11/2014 đến tháng 11/2015

2.2 Đối tượng nghiên cứu

- Trẻ trong độ tuổi Vị thành niên (10 – 19 tuổi) hiện tại đang sinh sốngtại thành phố Điện Biên Phủ

Trang 34

- Bố, mẹ VTN (Người có vai trò chăm sóc sức khỏe chính cho trẻ VTNđồng thời là người cung cấp thông tin chung hộ gia đình của trẻ VTN)

- Tiêu chuẩn lựa chọn:

+ Trẻ VTN và bố, mẹ VTN đồng ý tham gia vào nghiên cứu

+ Trẻ trong độ tuổi VTN từ 10 – 19 tuổi

+ Trẻ VTN, bố, mẹ của trẻ VTNcó hộ khẩu thường trú tại thành phốĐiện Biên Phủ

+ Trẻ VTN, bố, mẹ của trẻ VTNcó đủ khả năng sức khỏe thể chất, tinhthần cung cấp thông tin theo yêu cầu của nghiên cứu

- Tiêu chuẩn loại trừ:

+ Trẻ VTN, bố, mẹ VTN mắc bệnh, không có khả năng cung cấp thôngtin theo yêu cầu của nghiên cứu

+ Trẻ VTN, bố, mẹ VTN không hợp tác, không đồng ý

+ Trẻ VTN không có mặt tại địa phương trong thời gian nghiên cứu

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Theo phương pháp mô tả cắt ngang, có phân tích

2.3.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Cỡ mẫu được tính toán theo công thức tính cỡ mẫu ước lượng chomột tỷ lệ:

Trang 35

DE: Hê sộ thiết kế (DE = 2) Thay vào công thức trên cỡ mẫu tối thiểu là n = 304

- Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Chọn 30 tổ dân phố

+ Dựa vào cỡ mẫu và trung bình hộ gia đình trong một tổ dân phốtính được mỗi tổ dân phố cần điều tra ít nhất 12 hộ gia đình có trẻ trong độtuổi VTN

+ Lập danh sách tổ dân phố dựa trên số liệu được cung cấp bởi chínhquyền địa phương, các tổ trong danh sách này sẽ được lựa chọn một cáchngẫu nhiên hệ thống theo hệ số K= 5 (152/30 = 5)

+ Chọn ngẫu nhiên một hộ tại trung tâm của tổ dân phố từ hộ trung tâm, điều tra viên đi theo tay phải theo phương pháp cổng liền cổng vào các

hộ gia đình có trẻ VTN tới khi đạt được ít nhất 12 hộ gia đình trong một tổ dân phố có trẻ VTN tham gia phỏng vấn nghiên cứu

- Thực tế: Chúng tôi tiến hành thu thập được 364 phiếu thông tin có trẻ

VTN sau khi loại trừ 22 phiếu do ghi chép sai Số còn lại là 342 hộ gia đình

có trẻ vị VTN thuộc 30 tổ dân phố trên 07 phường của thành phố Điện BiênPhủ được sử dụng để phân tích trong nghiên cứu này

2.3.3 Phương pháp và công cụ thu thập số liệu

- Nhân lực điều tra:

+ Điều tra viên bao gồm: Nhóm học viên lớp Ytế công cộng khóa 22

trường đại hoc Y Hà Nội và 10 cán bộ là các bác sỹ, Y sỹ hiện đang công táctại các bệnh viện, và trung tâm Y tế trong địa bàn Thành phố Điện Biên Phủnhóm tổ chức tập huấn kỹ cho điều tra viên Sau đó chia nhóm phân côngđiều tra theo danh sách các tổ trong phường đã đươc lựa chọn Mỗi nhóm sẽ

có 01 giám sát viên đi cùng thực hiện

- Công cụ thu thập số liệu:

Trang 36

Bộ câu hỏi được thiết kế sẵn (phụ lục) đã được kiểm tra trên thực địa, có

chỉnh sửa sau khi điều tra thử Bộ câu hỏi gồm:

+ Thông tin chung trẻ VTN

+ Thông tin chung hộ gia đình

+ Các câu hỏi, yếu tố liên quan tới tình trạng sức khỏe trẻ VTN

+ Thông tin về sức khỏe do VTN tự đánh giá với các mức(rất yếu, yếu,trung bình, khỏe, rất khỏe)

2.3.4 Biến số và chỉ số nghiên cứu

*Các biến số về thông tin chung của trẻ VTN:

-Tuổi: Được phân loại thành 2 nhóm theo các giai đoạn sau:

+ Giai đoạn vị thành niên sớm: 10 – 14 tuổi

+ Giai đoạn vị thành niên muộn: 15 – 19 tuổi

Phân loại theo tiêu chuẩn phân loại của Bộ Y tế ban hành năm 2011

- Giới: Xác định tỷ lệ nam, nữ của trẻ VTN

+ Dân tộc: Xác định tỷ lệ dân tộc: Kinh, thái, khác của trẻ VTN.

+ Tình trạng đi học, trình độ văn hóa, bậc học cao nhất: Tỷ lệ trẻ VTN

còn đi học, nghỉ học Xác định bậc học cao nhất đã hoàn thành

- Chỉ số BMI:

+ Trẻ VTN khai báo thông tin số đo chiều cao(cm), số đo cân nặng(kg)

Chỉ số BMI được tính theo công thức: BMI = W/H 2 (Trong đó: W là cân nặngcủa trẻ, tính theo đơn vị: kg; H là chiều cao của trẻ, tính theo đơn vị:cm)

-Thông tin chung của bố, mẹ trẻ VTN:

+Tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp

-Thông tin chung của hộ gia đình trẻ VNT:

+Nhân khẩu: Đối tượng khai báo số nhân khẩu hiện có trong gia đình(ăn chung, ở chung, trong vòng 3 tháng trở lên)

Trang 37

+ Phân loại kinh tế hộ gia đình: Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụngphân loại kinh tế hộ theo phân loại của địa phương: nghèo, cận nghèo, trungbình, khá, giàu.

+ Nước sạch: Thực trạng sử dụng nước ăn, nước sinh hoạt của HGĐ(Nước sông, suối, hồ, nước giếng, nước mưa, nước máy )

+ Nhà tiêu: Thực trạng sử dụng nhà tiêu của HGĐ trẻ vị thành niên (Tựhoại, 2 ngăn, 1 ngăn, hố xí đào,…)

+ Nhà tắm: Quan sát đánh giá thực tế nhà tắm của HGĐ trẻ vị thành niên(Hợp vệ sinh, không hợp vệ sinh)

+ Nhà ở: Quan sát thực tế tình trạng nhà ở HGĐ trẻ vị thành niên (Mái

 Phân bố, tỷ lệ sử dụng thời gian của trẻ VTN trong 24h

- Thời gian học:(Thời gian học ở trường, học ở nhà, học thêm của trẻ

VTN được chia thành 2 nhóm):

+ Nhóm học ít hơn 8 tiếng/ ngày

+ Nhóm học nhiều hơn 8 tiếng/ ngày

- Thời gian ngủ:(Thời gian ngủ của trẻ VTN được chia thành 2 nhóm):

+Nhóm ngủ ít hơn 8 tiếng/ ngày

+Nhóm ngủ nhiều hơn 8 tiếng/ ngày

- Thời gian giải trí:(Thời gian sử dụng internet, xem tivi, phim ảnh, đọc

báo, trò chơi được chia thành 2 nhóm):

+ Nhóm dành thời gian giải trí ít hơn 4 tiếng/ ngày

+ Nhóm dành thời gian giải trí nhiều hơn 4 tiếng/ ngày

Trang 38

- Thời gian luyện tập thể dục,thể thao:(Thời gian trẻ VTN luyện tập thể

dục thể thao được chia thành 2 nhóm):

+ Nhóm dành thời gian luyện tập ít hơn 30 phút/ ngày

+ Nhóm dành thời gian luyện nhiều hơn 30 phút / ngày

Chúng tôi phân loại thời gian sinh hoạt của trẻ VTN dựa theo nghiêncứu của tác giả Phùng Thế Hùng năm 2009 về một số yếu tố nguy cơ đến sứckhỏe lứa tuổi vị thành niên tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam Từ đó, xácđịnh tỷ lệ và tìm hiểu mối liên quan tới sức khỏe, tình trạng tự đánh giá sứckhỏe trẻ VTN

 Phân bố, tỷ lệ mối liên quan tới sức khỏe VTN với hành vi sử dụngrượu, bia, thuốc lá, chế độ dinh dưỡng do thói quen ăn uống

 Phân bố, tỷ lệ các hành vi yếu nguy cơ liên quan tới sức khỏe trẻ VTN(bị đánh, bạo lực, bị bắt nạt)

 Tỷ lệ các bệnh trẻ VTN mắc trong 3 tháng qua, (Bệnh, không bệnh)tình trạng ốm của trẻ VTN trong vòng 1 tháng qua, (Ốm, không ốm)

2.4 Sai số nghiên cứu và biện pháp khắc phục

- Sai số mắc phải:

+Sai số do điều tra viên: Điều tra viên bỏ sót câu hỏi, sai số khi ghi chépthông tin, không hiểu rõ về câu hỏi

+ Sai số trong quá trình nhập số liệu

+ Sai số do người trả lời phỏng vấn: Trả lời không trung thực, không hiểu

rõ ý nghĩa câu hỏi, trả lời theo ý muốn của người lớn

- Cách khắc phục sai số:

+ Tập huấn kĩ cho các điều tra viên về nội dung, cấu trúc bộ câu hỏicũng như một số ngôn ngữ phù hợp với địa phương

Trang 39

+ Đối với sai số do đối tượng trả lời: giải thích kỹ về nghiên cứu cho đốitượng hiểu, nhấn mạnh tính bảo mật và tự nguyện trong nghiên cứu, kiểm trachéo thông tin bằng cách lặp lại câu hỏi.

- Giải thích rõ cho trẻ VTN hiểu về mục đích nghiên cứu và mong muốntrả lời trung thực chính xác

- Đối với sai số trong quá trinh thu thập số liệu: Giám sát, kiểm tra sốliệu tại thực địa

- Đối với sai số trong quá trình làm sạch số liệu và nhập liệu: Đọc phiếu

và làm sạch trước khi nhập liệu Tạo các tệp check của phần mềm nhập liệunhằm hạn chế sai số trong quá trình nhập liệu

- Làm sạch các số liệu bị thiếu và số liệu vô lý trước khi phân tích

2.5 Quản lý, xử lý và phân tích số liệụ

Sau khi làm sạch số liệu Sử dụng phần mềm Epidata 3.0 để nhâp liệu

có file check để khống chế sai số khi nhập liệu sau đó sử dụng Stata 12 đểphân tích và xử lý số liệu.Thống kê mô tả được áp dụng.Thống kê mô tả baogồm: Tần số, tỷ lệ %, trung bình, độ lệch chuẩn Tính toán tỷ suất chênh (Oddratio) nhằm xác định các yếu tố liên quan với tình trạng sức khỏe của trẻVTN Phân tích mối liên hệ theo mô hình hồi quy logistic Khoảng tin cậy95% CI không chứa giá trị 1 được coi là có ý nghĩa thống kê

* Phân tích mối liên quan giữa hành vi và ý thức của trẻ VTN đối với

sức khỏe tự đánh giá

Áp dụng mô hình hồi quy logistic để có thể phân tích đa biến

- Biến phụ thuộc: Việc tự đánh giá tình hình sức khỏe của bản thântrẻVTN (Khỏe hay không khỏe)

- Biến số độc lập gồm: Tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ văn hóa, đặcđiểm nhân khẩu học, phân loại kinh tế, các hành vi liên quan đến sức khỏe:(sử

Trang 40

dụng internet, uống rượu, bia, chất có cồn, chế độ dinh dưỡng, hút thuốc lá/lào, tình trạng trẻ bị đánh, bị bắt nạt, các hoạt động giải trí, thể lực).

+ Các câu hỏi từ 1- 16 nhằm đánh giá sơ bộ về đặc điểm chung và tìnhtrạng sức khỏe của trẻ VTN

+ Các câu hỏi từ 17- 46 liên quan đến hành vi sức khỏe của trẻ VTN.Trong đó có các câu trả lời nhiều lựa chọn (31, 34, 35, 36, 38, 39, 40) nhằm xácđịnh tần suất xuất hiện của các hành vi liên quan tới tình trạng sức khỏe VTN.+ Các câu hỏi từ 47- 50 gồm các câu hỏi liên quan đến sức khỏe, ý thứcsức khỏe tự đánh giá của VTN Trong đó có các câu trả lời nhiều lựa chọn(47,49) nhằm xác định tần suất mắc bệnh, ốm của trẻ VTN trong 3 tháng qua và 1tháng qua tính từ thời điểm được phỏng vấn

2.6 Đạo đức nghiên cứu

- Nghiên cứu được tiến hành có sự đồng ý của chính quyền địa phương

- Các điều tra viên đã giải thích rõ cho các đối tượng về ý nghĩa của cuộcđiều tra là nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe cho trẻ VTN Nghiên cứu tiếnhành có sự đồng ý của đối tượng và gia đình của trẻ VTN

- Thông tin do đối tượng nghiên cứu cung cấp chỉ sử dụng vào mục đích

nghiên cứu, hoàn toàn được giữ bí mật

- Đối tượng nghiên cứu có thể từ chối tham gia nghiên cứu trong quátrình điều tra mà không ảnh hưởng gì

Ngày đăng: 31/08/2017, 17:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Bloom B, Jones LI và Freeman G. (2012). Summary health statistics for U.S. children: National Health Interview Survey, 2012, Vital Health Stat 10. (258), 1-81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vital HealthStat 10
Tác giả: Bloom B, Jones LI và Freeman G
Năm: 2012
13. Sourander A, Helstelọ L and Ristkari T (2011). Child and adolescent mental health service use in Finland. Soc Psychiatry Psychiatr Epidemiol 36: 294–298 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Soc Psychiatry PsychiatrEpidemiol
Tác giả: Sourander A, Helstelọ L and Ristkari T
Năm: 2011
22. Patnode CD, O'Connor E and Whitlock EP (2009). Primary Care Relevant Interventions for Tobacco Use Prevention and Cessation in Children and Adolescents: A Systematic Evidence Review for the U.S.Preventive Services Task Force Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Systematic Evidence Review for the U.S
Tác giả: Patnode CD, O'Connor E and Whitlock EP
Năm: 2009
24. Park C.L (2004). Positive and negative consequences of alcohol consumption collede students. , Addictive behaviours, 29, 311 - 321 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Addictive behaviours
Tác giả: Park C.L
Năm: 2004
25. B. Ndyanabangi, W. Kipp and H. J. Diesfeld (2004), Reproductive health behaviour among in-school and out-of-school youth in Kabarole District, Uganda, Afr J Reprod Health. 8(3), 55-67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Afr J Reprod Health
Tác giả: B. Ndyanabangi, W. Kipp and H. J. Diesfeld
Năm: 2004
26. I. Fronteira et al (2009). Sexual and reproductive health of adolescents in Belgium, the Czech Republic, Estonia and Portugal, Eur J Contracept Reprod Health Care. 14(3), 215-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Eur JContracept Reprod Health Care
Tác giả: I. Fronteira et al
Năm: 2009
27. Peltzer K (2008). Injury and social determinants among in-school adolescents in six African countries. Inj Prev, 14(6): 381-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Inj Prev
Tác giả: Peltzer K
Năm: 2008
29. Đào Thị Mùi (2009). Tình hình cong vẹo cột sống ở học sinh phổ thông thành phố Hà Nội: thực trạng và giải pháp phòng ngừa. Luận văn Tiến sỹ y học. Viện vệ sinh dịch tễ trung ương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình cong vẹo cột sống ở học sinh phổ thôngthành phố Hà Nội: thực trạng và giải pháp phòng ngừa
Tác giả: Đào Thị Mùi
Năm: 2009
31. Keller S, Maddock JE, Laforge RG et al (2007). Binge drinking and health behavior in medical students. Addictive behaviours, 32, 505 - 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Addictive behaviours
Tác giả: Keller S, Maddock JE, Laforge RG et al
Năm: 2007
33. Lê Thị Kim Thoa và Chu Văn Thăng (2003). Các hoạt động nâng cao sức khỏe và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em ở các trường học, Tạp chí Y học Thực hành, số 443 2003, Bộ Y tế, 238 - 244 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Y học Thực hành, số 443 2003, Bộ Y tế
Tác giả: Lê Thị Kim Thoa và Chu Văn Thăng
Năm: 2003
34. Kim Bao Giang, Spak F and Allebeck (2005). The use of AUDIT to assess level of alcohol problems in rural Vietnam, Alcohol and Alcoholism, 40 (6): 578 - 583 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Alcohol andAlcoholism
Tác giả: Kim Bao Giang, Spak F and Allebeck
Năm: 2005
45. Phùng Thế Hùng (2009) Thực trạng một số yếu tố nguy cơ đến sức khỏe lứa tuổi vị thành niên tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng - Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chính Minh, 48 - 53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng một số yếu tố nguy cơ đến sứckhỏe lứa tuổi vị thành niên tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam
46. Đỗ Minh Tâm (2011) Nghiên cứu về thực trạng sức khỏe của trẻ VTN và một số yếu tố liên quan tới sức khỏe của trẻ VTN tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Y học Thực hành, 2(735) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Y học Thực hành
47. Phạm Quốc Việt (2009) Thực trạng sức khỏe của trẻ vị thành niên và kiến thức, thực hành liên quan đến tăng cường sức khỏe của trẻ vị thành niên tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Tạp chí Y học Thực hành, 4(935) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Y học Thực hành
48. Nguyễn Văn Liệp (2012) Sự gắn kết của người cha và mối liên quan đến hành vi sức khỏe của vị thành niên, thanh niên, 38 - 49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự gắn kết của người cha và mối liên quanđến hành vi sức khỏe của vị thành niên, thanh niên
50. Looze Md, Raaijmakers Q and Bogt TT (2015). Decreases in adolescent weekly alcohol use in Europe and North America: evidence from 28 countries from 2002 to 2010. Eur J Public Health, 69-72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Eur J Public Health
Tác giả: Looze Md, Raaijmakers Q and Bogt TT
Năm: 2015
51. Han S, Choe M.K and Lee M.S (2001). Risk taking Behaviour among High School Student in South Korea, Journal of Adolescence, 24(4), 571-574 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Adolescence
Tác giả: Han S, Choe M.K and Lee M.S
Năm: 2001
53. Hoàng Bảo Thắng (2013). Thực trạng sử dụng rượu bia của thanh thiếu niên Việt Nam và một số yếu tố liên quan năm 2013, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng - Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chính Minh. 45 - 49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng sử dụng rượu bia của thanhthiếu niên Việt Nam và một số yếu tố liên quan năm 2013
Tác giả: Hoàng Bảo Thắng
Năm: 2013
55. Vũ Thị Cẩm Thanh (2010). Thực trạng chấn thương do bạc lực ở lứa tuổi vị thành niên và thanh thiếu niên tại Việt Nam năm 2010 và một số yếu tố liên quan. Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng - Trường Đại học Y Hà Nội, 47 - 50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng chấn thương do bạc lực ở lứatuổi vị thành niên và thanh thiếu niên tại Việt Nam năm 2010 và một sốyếu tố liên quan
Tác giả: Vũ Thị Cẩm Thanh
Năm: 2010
14. Berg - Kelly K (2003). Adolescent health, school health activities community contexts and health surveys in Sweden, Journal of Adolescent health Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w