1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KIẾN THỨC, THÁI độ, THỰC HÀNH về PHÒNG CHỐNG BỆNH dại của các đối TƯỢNG đến TIÊM vắc XIN PHÒNG BỆNH dại tại TRUNG tâm y tế dự PHÒNG NGHỆ AN và một số yếu tố LIÊN QUAN năm 2018

86 638 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 461,35 KB

Nội dung

Hầu hết các trường hợp tử vong do dại là do không đi tiêm phòng dại sau khi bị chó nghi dại cắn, tậptrung chủ yếu ở các đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền núi, vùng sâu,vùng xa do kh

Trang 1

NGÔ PHAN ÁNH NHUNG

KIÕN THøC, TH¸I §é, THùC HµNH VÒ PHßNG CHèNG BÖNH D¹I CñA

C¸C §èI T¦îNG §ÕN TI£M V¾C XIN PHßNG BÖNH D¹I

T¹I TRUNG T¢M Y TÕ Dù PHßNG NGHÖ AN Vµ MéT Sè YÕU Tè LI£N QUAN N¡M 2018

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Hà Nội - Năm 2018

Trang 2

NGÔ PHAN ÁNH NHUNG

KIÕN THøC, TH¸I §é, THùC HµNH VÒ PHßNG CHèNG BÖNH D¹I CñA

C¸C §èI T¦îNG §ÕN TI£M V¾C XIN PHßNG BÖNH D¹I

T¹I TRUNG T¢M Y TÕ Dù PHßNG NGHÖ AN Vµ MéT Sè YÕU Tè LI£N QUAN N¡M 2018

Chuyên ngành: Y học dự phòng

Mã số : 60720163

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS Hoàng Thị Hải Vân

Hà Nội - Năm 2018

Trang 3

CB CNVC Cán bộ công nhân viên chức

CDC Trung tâm kiểm soát bệnh tật

ĐTNC Đối tượng nghiên cứu

HSSV Học sinh, sinh viên

HTKD Huyết thanh kháng dại

PEP Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm

TT YTDP Trung tâm Y tế dự phòng

WHO Tổ chức Y tế Thế giới

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1 Một số đặc điểm về bệnh dại ở người 3

1.1.1 Bệnh dại 3

1.1.2 Tác nhân gây bệnh 4

1.1.3 Nguồn truyền nhiễm 4

1.1.4 Đường lây 5

1.1.5 Khối cảm thụ và miễn dịch 6

1.1.6 Cơ chế bệnh sinh 6

1.1.7 Lâm sàng 6

1.1.8 Điều trị và dự phòng bệnh dại 8

1.1.9 Dịch tễ học bệnh dại trên người 13

1.2 Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh dại trong nước và ngoài nước 16

1.2.1 Ngoài nước 16

1.2.2 Trong nước 18

1.3 Một số đặc điểm về Nghệ An 24

1.3.1 Đặc điểm chung 24

1.3.2 Tình hình bệnh dại 24

1.3.3 TT YTDP Nghệ An 25

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.1 Đối tượng nghiên cứu 27

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 27

2.3 Thiết kế nghiên cứu 27

2.4 Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu 27

Trang 5

2.5 Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu 28

2.5.1 Công cụ thu thập số liệu 28

2.5.2 Kỹ thuật và phương pháp thu thập thông tin 30

2.6 Biến số và chỉ số nghiên cứu 30

2.6.1 Biến số nghiên cứu cho mục tiêu 1 30

2.6.2 Biến số nghiên cứu cho mục tiêu số 2 31

2.6.3 Biến số nghiên cứu cho mục tiêu số 3 32

2.7 Tổ chức thực hiện nghiên cứu 34

2.8 Sai số và hạn chế sai số 35

2.8.1 Sai số 35

2.8.2 Hạn chế sai số 35

2.9 Xử lý và phân tích số liệu 36

2.10 Đạo đức nghiên cứu 37

Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38

3.1 Mô tả đặc điểm dịch tễ học các trường hợp tiêm vắc xin phòng dại tại Trung tâm y tế dự phòng Nghệ An năm 2018 38

3.2 Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh dại của ĐTNC 41

3.3 Mô tả một số yếu tố liên quan đến KAP phòng bệnh dại của đối tượng nghiên cứu 51

Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 59

4.1 Bàn luận theo đặc điểm đối tượng đến tiêm 59

4.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng đến tiêm vắc xin phòng bệnh dại.59 4.1.2 Đặc điểm thông tin về vết cắn 59

4.1.3 Đặc điểm thông tin về súc vật cắn và theo dõi súc vật cắn 59 4.2 Bàn luận kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh dại của các đối

Trang 6

4.2.2 Thái độ về phòng bệnh dại của đối tượng nghiên cứu 59

4.2.3 Thực hành về phòng bệnh dại của đối tượng nghiên cứu 59

4.3 Bàn luận một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh dại của các đối tượng nghiên cứu 59

4.3.1 Liên quan giữa đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu với KAP phòng bệnh dại 59

4.3.2 Liên quan giữa kiến thức với thái độ phòng bệnh dại 59

4.3.3 Liên quan giữa kiến thức với thực hành phòng bệnh dại 59

4.3.4 Liên quan giữa thái độ với thực hành phòng bệnh dại 59

4.3.5 Liên quan giữa tiếp cận nguồn thông tin với kiến thức, thực hành phòng bệnh dại 59

4.3.6 Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng bệnh dại đúng 59

DỰ KIẾN KẾT LUẬN 60

DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

Bảng 1.1 Tóm tắt chỉ định điều trị dự phòng bệnh dại 9

Bảng 3.1 Mô tả đặc điểm chung của đối tượng đến tiêm 38

Bảng 3.2 Mô tả đặc điểm vết cắn 39

Bảng 3.3 Mô tả thông tin về súc vật cắn 40

Bảng 3.4 Mô tả hình thức tiếp cận thông tin và nguồn thông tin 41

Bảng 3.5 Mô tả hiểu biết về bệnh dại 41

Bảng 3.6 Mô tả hiểu biết về triệu chứng của bệnh dại 41

Bảng 3.7 Mô tả hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh dại 42

Bảng 3.8 Mô tả hiểu biết về vật chủ truyền bệnh dại 42

Bảng 3.9 Mô tả hiểu biết về đường lây truyền bệnh dại 42

Bảng 3.10 Mô tả hiểu biết về biểu hiện bệnh dại của súc vật 43

Bảng 3.11 Mô tả hiểu biết về thức ăn từ động vật bị bệnh dại 43

Bảng 3.12 Mô tả hiểu biết về thuốc điều trị bệnh dại 43

Bảng 3.13 Mô tả hiểu biết về phương pháp phòng bệnh dại 44

Bảng 3.14 Mô tả hiểu biết về những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bệnh dại 44

Bảng 3.15 Mô tả hiểu biết về vắc xin phòng bệnh dại 45

Bảng 3.16 Mô tả hiểu biết về tác dụng phụ của vắc xin phòng bệnh dại 45

Bảng 3.17 Mô tả hiểu biết về chỉ định tiêm vắc xin phòng bệnh dại 46

Bảng 3.18 Mô tả hiểu biết về các biện pháp phòng chống bệnh dại tại cộng đồng 46

Bảng 3.19 Mô tả thái độ lo sợ khi tiêm vắc xin phòng bệnh dại 47

Bảng 3.20 Giá thành vắc xin phòng bệnh dại 48

Bảng 3.21 Tuân thủ lịch tiêm 48

Bảng 3.22 Mô tả thực hành xử lý vết thương khi bị súc vật cắn 49

Trang 8

Bảng 3.25 Mô tả đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 51

Bảng 3.26 Mô tả liên quan giữa đặc điểm chung với kiến thức phòng bệnh dại 52

Bảng 3.27 Mô tả liên quan giữa đặc điểm chung với thái độ phòng bệnh dại .53

Bảng 3.28 Mô tả liên quan giữa đặc điểm chung với thực hành phòng bệnh dại54

Bảng 3.29 Mô tả liên quan giữa kiến thức với thái độ phòng dại 55Bảng 3.30 Mô tả liên quan giữa kiến thức với thực hành phòng dại 55Bảng 3.31 Mô tả liên quan giữa thái độ với thực hành phòng dại 55Bảng 3.32 Mô tả mối liên quan giữa việc tiếp cận nguồn thông tin và kiến thức

phòng bệnh dại của ĐTNC 56Bảng 3.33 Mô tả mối liên quan giữa việc tiếp cận nguồn thông tin và thực hành

phòng bệnh dại của ĐTNC 56Bảng 3.34 Bảng hồi quy các yếu tố liên quan đến kiến thức phòng bệnh dại

đúng 57Bảng 3.35 Bảng hồi quy các yếu tố liên quan đến thực hành đúng 58

Trang 9

Biểu đồ 1 1 Tỉnh có số người tử vong vì bệnh dại cao nhất 15Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ hiểu biết về vắc xin phòng bệnh dại 45Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ hiểu biết chung và kiến thức phòng dại của đối tượng nghiên

cứu 47Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ thái độ chấp nhận tác dụng phụ của vắc xin phòng bệnh dại47Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ thái độ chung về phòng chống bệnh dại của đối tượng nghiên

cứu 48Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ thực hành chung về phòng chống bệnh dại của đối tượng

nghiên cứu 50

Trang 10

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dại phổ biến trêntoàn thế giới Mỗi năm có trên 10 triệu người bị súc vật dại hoặc nghi dại cắnphải đi điều trị dự phòng bằng vắc xin dại, có khoảng 60.000 - 70.000 người

bị chết do bệnh dại, phần lớn được báo cáo từ các nước thuộc vùng nhiệt đới,nơi có tới 3/4 dân số thế giới sinh sống Ở các nước Đông Nam Á, hàng năm

tỷ lệ chết vì bệnh dại chiếm 80% trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam [2].Tại nước ta, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phương, với nguồn truyền bệnhchính là chó Trong những năm gần đây bệnh dại luôn nằm trong số nhữngbệnh truyền nhiễm có số trường hợp tử vong cao nhất Hầu hết các trường hợp

tử vong do dại là do không đi tiêm phòng dại sau khi bị chó nghi dại cắn, tậptrung chủ yếu ở các đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền núi, vùng sâu,vùng xa do không có nhận thức đầy đủ về sự nguy hiểm của bệnh dại và sự lưuhành các ổ dịch dại trên chó, đặc biệt hiện tượng chó thả rông và không đượctiêm vắc xin đầy đủ còn khá phổ biến ở nước ta [3] Cùng với con số tử vong

đó, hàng năm có trung bình khoảng 400.000 người bị chó, mèo cắn phải điềutrị dự phòng bằng vắc xin dại, phí tổn tiền vắc xin ước tính hơn 600 tỷ đồngmỗi năm, ngoài ra còn gây tổn thất đến sức khỏe, tinh thần của người dân Khuvực miền núi phía Bắc được coi là khu vực trọng điểm của bệnh dại với hơn80% số ca tử vong do dại tập trung tại đây Những ca tử vong này đã có thểphòng tránh được nếu ba biện pháp chính bao gồm tiêm phòng cho chó, phòngtránh bị chó cắn và tới ngay cơ sở y tế để tiêm phòng nếu không may bị chócắn [4] Hàng năm, hơn 15 triệu người trên toàn thế giới nhận được tiêm phòng

Trang 11

sau khi cắn phần lớn trong số họ sống ở Trung Quốc và Ấn Độ Người ta ướctính rằng trong trường hợp không có tiêm dự phòng, khoảng 327.000 người sẽchết vì bệnh dại ở Châu Phi và Châu Á mỗi năm [5].

Nghệ An là tỉnh có bệnh dại lưu hành nhiều năm nay và là một trongnhững tỉnh có số người tử vong cao do bệnh dại: từ năm 2013 đến hết năm

2017 toàn tỉnh có 53 người tử vong do dại (năm 2013: 10 người, năm 2014:

10 người, năm 2015: 11 người, năm 2016: 16 người và năm 2017: 6 người).Toàn bộ các trường hợp tử vong do bệnh dại đều không đi tư vấn và tiêm vắcxin/kháng huyết thanh phòng bệnh dại [6] Trung tâm Y tế dự phòng Nghệ An

là điểm tiêm lớn nhất trong những điểm tiêm phòng bệnh dại trên địa bàntỉnh, với số người đến khám, tư vấn và tiêm vắc xin phòng bệnh dại sau khi bịsúc vật cắn lần lượt theo các năm là 2015: 1495 người, 3438 liều; 2016: 2092người, 6280 liều; 2017: 2204 người, 6318 liều [7],[8] Số đối tượng đi tiêm và

số liều vắc xin phòng dại gia tăng theo các năm liệu có những đặc điểm gìliên quan đến mặt dịch tễ học? và vấn đề kiến thức, thái độ, thực hành phòngchống bệnh dại của những người bị súc vật nghi dại cắn đến tiêm phòng ở đâynhư thế nào? Cho đến nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn chưa có nghiên cứunào về vấn đề trên, để tìm hiểu rõ hơn chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

"

Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh dại của các đối tượng đến tiêm vắc xin phòng bệnh dại tại Trung tâm Y tế dự phòng Nghệ An và một số yếu tố liên quan năm 2018" với các mục tiêu sau:

1 Mô tả đặc điểm đối tượng đến tiêm vắc xin phòng bệnh dại tại Trung tâm Y tế dự phòng Nghệ An năm 2018.

2 Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh dại của các đối tượng đến tiêm vắc xin phòng bệnh dại tại Trung tâm Y tế dự phòng Nghệ An năm 2018.

3 Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh dại của các đối tượng đến tiêm vắc xin phòng bệnh dại tại Trung tâm Y tế dự phòng Nghệ An năm 2018.

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Một số đặc điểm về bệnh dại ở người

1.1.1 Bệnh dại

Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh Trungương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bịnhiễm vi rút dại Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tửvong [2],[9] Bệnh dại thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B (gồm các bệnh truyềnnhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong) trongLuật Phòng chống bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam 2007 [10], và có mã A82thuộc nhóm A80-A89 (Nhiễm virut và prion của hệ thần kinh trung ương)trong phân loại quốc tế về các bệnh tật và sức khỏe liên quan ICD -10 [11]

Bệnh dại được mô tả từ 500 năm trước công nguyên Đến thế kỷ 17

-18 đường lây truyền qua nước bọt của chó bị mắc bệnh dại đã được phát hiện.Năm 1885, nhà bác học người Pháp L.Pasteur đã nghiên cứu thử nghiệmthành công vắc xin dại, mở ra một kỷ nguyên mới trong công cuộc phòngchống bệnh dại [12] Có 2 dạng dịch bệnh dại:

Bệnh dại từ động vật nuôi như chó mèo: trên thế giới có khoảng35.000- 50.000 ca bệnh dại ở người, chủ yếu ở các nứơc đang phát triển, phầnlớn là do chó dại cắn

Bệnh dại tự nhiên: Là bệnh do động vật hoang dại truyền Các nước Âu

Mỹ có chương trình kiểm soát bệnh dại ở động vật nuôi hiệu quả nên rất ítgặp bệnh dại do cho cắn Loài dơi rất nguy hiểm vì chúng có thể mang vi rútdại nhưng biểu hiện hoàn toàn khỏe mạnh, tiết vi rút dại vào nước bọt rồitruyền đến động vật khác và người Bệnh dại ở loài dơi có thể gây những trậndịch động vật ở những vùng mới trên trái đất [13]

Trang 13

có một vỏ ngoài mang các gai ngưng kết hồng cầu, bản chất là glycoprotein.

Vi rút nhân lên ở trong bào tương, các nucleocapsid tập trung lại thành từngđám ở lưới nội bào tạo thành các hạt vùi, còn gọi là tiểu thể Negri [15]

Sức đề kháng của vi rút dại yếu, dễ bị bất hoạt ở nhiệt độ 560C trongvòng 30 phút, ở 600C/5-10 phút và ở 700C/2 phút Vi rút bị mất độc lực dưới

ánh sáng và các chất sát khuẩn ở nồng độ 2-5% Trong điều kiện lạnh 40C, virút sống được từ vài tuần đến 12 tháng, ở nhiệt độ dưới 00C sống được từ 3 - 4

năm Vi rút dại được bảo tồn chủ yếu trong cơ thể vật chủ [9].

Virus dại phân lập từ mô thần kinh của động vật mắc bệnh trong điềukiện thiên nhiên được gọi là virus dại đường phố với đặc điểm thời kỳ ủ bệnhdài, khả năng gây bệnh cao Sau khi cấy truyền nhiều lần trên não của độngvật thí nghiệm, virus dại được gọi là virus dại cố định với đặc điểm có thờigian ủ bệnh ngắn, gây bệnh cảnh bại liệt trên động vật nhưng mất khả nănggây bệnh cho người nên được sử dụng để sản xuất vắc xin [16]

1.1.3 Nguồn truyền nhiễm

Ổ chứa vi rút dại trong thiên nhiên là động vật có vú máu nóng Theobáo cáo của WHO, trong 86 quốc gia có giám sát bệnh dại thì có tới 68 quốcgia có ổ dịch dại tự nhiên chủ yếu ở động vật hoang dã như: chồn (59%), dơi(15%), cáo (3%) và một số các động vật có vú khác (mèo, cầy ) [17] Ở Nam

Mỹ, Trung Mỹ, Mexico có ổ chứa vi rút ở loài dơi hút máu và dơi ăn hoa quả

Trang 14

Ở Mỹ, Canada, Châu Âu còn thấy loài dơi ăn sâu bọ bị nhiễm vi rút dại Ởcác nước đang phát triển, ổ chứa chủ yếu ở chó, ngoài ra còn thấy ở mèo,chuột Ở Việt Nam, chó là ổ chứa vi rút dại chủ yếu chiếm 96-97%, sau đó làmèo: 3- 4%, động vật khác (thỏ, chuột, sóc ) chưa phát hiện được

Nguồn truyền bệnh dại là động vật có vú hoang dã và động vật sốnggần người, nhiều nhất là chó, sau đó là mèo Về mặt lý thuyết, sự lây truyền

từ người bệnh sang người lành có thể xẩy ra khi nước dãi của người bị bệnh

có chứa vi rút dại Nhưng trong thực tế, chưa có tài liệu nào công bố, trừtrường hợp cấy ghép giác mạc của người chết vì bệnh dại sang người đượcghép [9]

1.1.4 Đường lây

Vi rút dại lây nhiễm qua da, niêm mạc Động vật bị dại cắn, cào, liếmhoặc dính nước bọt lên da bị trợt hoặc niêm mạc của người sẽ có thể truyền virút dại cho người Khoảng trên 90% các trường hợp dại của người là do chócắn [16] Trong một số ít trường hợp, bệnh có thể lây truyền qua đường hôhấp hoặc do ghép giác mạc Nhiễm bệnh dại từ người qua người rất hiếm gặp.Chỉ ghi nhận được trường hợp mắc bệnh dại do truyền qua ghép giác mạc:giác mạc người cho bị chết vì bệnh của hệ thần kinh trung ương không rõnguyên nhân và người nhận chết vì bệnh dại sau 50-80 ngày Về mặt lýthuyết, bệnh dại có thể khởi đầu từ nước bọt bệnh nhân sang người tiếp xúc,nhưng trên thực tế chưa bao giờ ghi nhận được cách truyền bệnh này [13]

Thời kỳ lây truyền: Ở chó và mèo thường từ 3-7 ngày trước khi có dấuhiệu lâm sàng và trong suốt thời kỳ súc vật bị bệnh Theo WHO, thời kỳ lâytruyền bệnh ở chó, mèo trong vòng 10 ngày Một số nghiên cứu cho thấy dơi

và một số động vật hoang dã khác như chồn, đào thải vi rút dại ít nhất là 8ngày trước khi có triệu chứng lâm sàng và có thể kéo dài tới 18 ngày trước

khi chết [2].

Trang 15

1.1.5 Khối cảm thụ và miễn dịch

Tất cả các loại động vật máu nóng như người, gia súc, dã thú (đặc biệtđộng vật ăn thịt) đều có thể bị dại Chưa biết rõ là có miễn dịch tự nhiên ởngười và động vật không, nhưng một số loài dơi ở Nam Mỹ mang vi rút dạilành tính nhưng truyền bệnh Sau khi phát bệnh ở người tử vong 100%.Người chỉ thu được miễn dịch sau khi tiêm vacxin đủ liều Kháng thể trunghòa tồn tại trong nước 3 tháng Nếu tiêm nhắc lại lần 2 thì kháng thể tồn tạinhiều năm [18]

1.1.6 Cơ chế bệnh sinh

Vi rút dại vào cơ thể qua da, niêm mạc, nhân lên trong tế bào cơ vân, tạivết thương Từ vết thương, vi rút theo đường dây thần kinh ngoại biên lênnão Vi rút lan tỏa toàn bộ não, nhân lên trong các neuron gây tổn thương các

tế bào thần kinh trung ương, hình thành những thể Negri là tổn thương đặchiệu gặp trong bệnh dại đặc biệt ở vùng sừng Amon, hành não từ thần kinhtrung ương vi rút theo đường dây thần kinh ly tâm tới tuyến nước bọt và các

mô trong cơ thể gây tổn thương [19]

1.1.7 Lâm sàng

Thời kỳ ủ bệnh: Thường thời gian ủ bệnh dại ở người từ 3-8 tuần, ít khi

ngắn vài ngày hoặc dài vài năm Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tốnhư mức độ vết thương, vị trí vết thương đến trung tâm thần kinh, não bộ, sốlượng vi rút xâm nhập vào cơ thể, quần áo bảo vệ và các yếu tố khác Vếtthương nặng, gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh ngắn [2],[20]

Thời kỳ khởi phát: Xảy ra 2-4 ngày trước khi cơn dại xuất hiện Có thể xuất

hiện một số triệu chứng: Thay đổi tính tình (bồn chồn, có lúc thảng thốt, lo âu,buồn bã ), dị cảm nơi bị cắn (tê bì, nhức, co cứng cơ ), chán ăn, mệt mỏi, sốt,đau mỏi cơ bắp, đau đầu, bí đái, buồn nôn, đau bụng Một số thuận lợi: Có sangchấn về tâm lý như lo lắng, vui hoặc buồn, sau tai nạn, phẫu thuật

Trang 16

Thời kỳ toàn phát: Bệnh dại ở người thường xuyên xuất hiện duới 2 thể

lâm sàng: Thể hung dữ và thể liệt

Thể hung dữ: Là thể hay gặp nhất, chiểm 80% Hầu hết các trường

hợp đều có biểu hiện của kích thích hành tủy

Rối loạn hô hấp: thay đổi nhịp thở Sợ nước và sợ gió Tăng kích thíchcác giác quan: mắt sáng long lanh, tai rất thính Người bệnh sợ ánh sáng vàtiếng động Rối loạn thần kinh thực vật: huyết áp dao động, da xanh tái, vã

mồ hôi, đông tử giãn hoăc không đều 2 bên Tăng tiết nước bọt đi kem sợnước làm người bệnh khạc nhổ liên tục Cương đau dương vật và xuất tinh tựnhiên là biểu hay gặp ở nam giới

Toàn trạng: Người bệnh thường không sốt, nhưng có thể sốt rất caohoặc gai rét do rối loạn thần kinh thực vật Tinh thần: người bệnh hoàn toàntỉnh táo, linh hoạt giai đoạn đầu, về sau có thể giãy dụa, đập phá, kêu rú rồi đivào hôn mê thuốc an thần hầu nhu không có tác dụng

Tiến triển: trong vòng từ 2-6 ngày kể từ khi lên cơn dại, người bệnh tưvong do ngừng thở và ngừng tim có liên qun đến tôn thương trung tâm hànhtủy Nếu có các phương tiên hồi sức và hô hấp hỗ trợ, người bệnh có thể kéodài hơn một vì ngày, nhưng vẫn tử vong

Thể liệt: Thể này dễ bỏ qua hoặc chuẩn đoán nhầm Chiếm 20% các

trường hợp, thường xuyên xuất hiện kiểu hướng thượng (Landry), liệt từ chân

lan dần lên cơ thể, cuối cùng liệt hành tủy và tử vong Nếu có phương tiện hô

hấp hỗ trợ, có thể kéo di hơn thể hung dữ, nhưng không quá 13 ngày

Thể dại ở trẻ em: Thể hung dữ: diễn biến thầm lặng hơn, ít khi đập

phá, khíc động Dấu hiệu sợ nước, sợ gió không rõ rệt Tre khó chịu, bồnchồn, hết nằm lại ngồi, nôn ọe, chướng bụng, trụy tim mạch rồi tử vong Khaithác tiền sử bị chó cắn thường không rõ ràng, gây khó khăn cho chuẩn đoán.Thể liệt: cũng là liệt hưởng thượng Landry, rối loạn hành tủy và tử vong [12]

Trang 17

1.1.8 Điều trị và dự phòng bệnh dại

Dự phòng trước phơi nhiễm: Tiêm vắc xin dự phòng bệnh dại cho

những người có nguy cơ cao phơi nhiễm với vi rút dại như cán bộ thú y, nhânviên phòng thí nghiệm làm việc với vi rút dại, người làm nghề giết mổ chó ,người dân và những người đi du lịch đến các khu vực lưu hành bệnh dại

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm: Điều trị dự phòng nên được tiến

hành càng sớm càng tốt sau khi bị phơi nhiễm, bao gồm: rửa vết thương, tiêmvắc xin phòng dại và sử dụng huyết thanh kháng dại nếu có chỉ định

 Xử lý vết thương

- Xối rửa kỹ tất cả các vết cắn/cào trong 15 phút với nước và xà phòng,hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 450-700 hoặc cồn i ốt Có thể sửdụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầugội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn

- Không làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn,tránh khâu kín ngay vết thương Trường hợp bắt buộc phải khâu thì nên trìhoãn khâu vết thương sau vài giờ đến 3 ngày và nên khâu ngắt quãng/bỏ mũisau khi đã tiêm phong bế huyết thanh kháng dại vào tất cả các vết thương

- Tùy trường hợp cụ thể có thể sử dụng kháng sinh và tiêm phòng uốn ván

 Nguyên tắc điều trị dự phòng

Chỉ định điều trị dự phòng bệnh bệnh dại sau phơi nhiễm đối với nhữngngười chưa được tiêm phòng bệnh dại theo bảng tóm tắt dưới đây [21]

Trang 18

Tình trạng động vật

(Kể cả động vật đã được tiêm phòng dại)

Điều trị dự phòng Tại thời

điểm cắn người

Trong vòng 10 ngày

Tiêm vắc xin dại ngay, dừng tiêm sau ngày thứ 10

Ốm, có xuấthiện triệu chứng dại, mất tích

Tiêm vắc xin dại ngay và đủ liều

Có triệu chứng dại, hoặc không theo dõi đượccon vật

Tiêm vắc xin dại ngay và đủ liều

Độ III Vết cắn/cào chảy máu ở

Ốm, có xuấthiện triệu chứng dại, mất tích

Tiêm vắc xin dại ngay và đủ liều

Trang 19

Có triệu chứng dại, hoặc không theo dõi đượccon vật

Tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin dại ngay

- Vết cắn/cào sâu, nhiều

nhiều dây thần kinh như

đầu chi, bộ phận sinh dục

- Bình thường

- Có triệu chứng dại

- Không theo dõi được con vật

Tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin phòng dại ngay

Vắc xin phòng bệnh dại

Trên 100 năm trước đây, Louis Pasteur và cộng sự đã phát triển vắc xindại thô đầu tiên dựa trên việc bất hoạt vi rút trên mô thần kinh Tuy nhiên, cácvắc xin này có rất nhiều nhược điểm như còn vi rút sống tồn dư, hay gặp cácphản ứng não tủy sau khi tiêm vắc xin và hàm lượng kháng nguyên cho mộtliều tiêm thấp đòi hỏi phải có một liệu trình điều trị kéo dài với một số lượnglớn các mũi tiêm Dù đã có những cải tiến bằng cách nhân nuôi virút trên nãocác động vật sơ sinh trước khi myelin phát triển, các vắcxin bất hoạt sản xuấttrên não động vật chưa dứt sữa vẫn có thể gây ra các phản ứng thần kinh khôngmong muốn Do vậy, các vắc xin thế hệ thứ hai sản xuất trên nuôi cấy tế bào đã

ra đời và đã được chứng minh trên động vật thí nghiệm và thực địa lâm sàngtrên người Ở cả phương pháp tiêm phòng trước và sau khi phơi nhiễm, cácvắcxin này đều tạo được đáp ứng kháng thể ở trên 99% người được tiêm Sử

Trang 20

dụng các vắcxin thế hệ mới kết hợp với xử lý vết cắn đúng cách và tiêm phòngglobulin miễn dịch kháng dại đã tạo ra hiệu quả phòng bệnh dại là 100% thậmchí cả với những trường hợp bị cắn có nguy cơ mắc bệnh cao

Ở Việt Nam, trước năm 1974, vắc xin phòng bệnh dại cho người chủ yếu

là vắc xin sản xuất từ não cừu, dê (Fermi, Semple) Các vắc xin này có chứamột lượng vi rút chưa bất hoạt và tính sinh miễn dịch thấp nên phải tiêmnhiều mũi cùng với liều tiêm lớn Từ năm 1974, Viện Vệ sinh dịch tễ học HàNội đã nghiên cứu sản xuất vắc xin dại trên não chuột ổ theo phương phápcủa Fuenzalida Palacios được chuyển giao kỹ thuật từ Viện Pasteur Paris(Pháp) Ưu điểm chính của vắc xin này là không chứa hoặc chứa rất ít myelincủa não nên ít gây các tai biến thần kinh hơn Hiệu giá vi rút thu hoạch từ nãochuột ổ cao hơn do đó tính sinh miễn dịch tốt hơn do vậy làm giảm số liềutiêm Việc sử dụng vắc xin dại trên não chuột ổ trong hơn 30 năm qua đã gópphần hạn chế nguy cơ tử vong do bệnh dại Theo kết quả báo cáo từ cácTrung tâm Y tế Dự phòng trên cả nước, trên 80% các trường hợp sau khi tiêmvắc xin Fuenzalida có các phản ứng không mong muốn, các phản ứng khôngmong muốn nghiêm trọng như viêm não tủy gây liệt vĩnh viễn và tử vong gặpvới tỷ lệ 1-2 trường hợp/10.000 mũi tiêm Do các phản ứng không mongmuốn nghiêm trọng này, nên từ năm 2007, Bộ Y tế đã ra quyết định ngừngviệc sử dụng vắc xin dại Fuenzalida trên toàn quốc thay thế bằng các vắc xinnhập ngoại sản xuất trên nuôi cấy tế bào [22]

Các loại vắc xin hiện tại:

- ABHAYRAB: Do công ty Human Biologigical Institute (Ấn Độ) sản xuất

Thành phần vắc xin Abhayrab bột đông khô trong mỗi liều đơn: Vắc xindại chủng L.Pasteur 2601/Vero được nhân giống trên tế bào vero Hoạt tính bảo

vệ tương đương hoặc ≥ 2,5 UI (đơn vị quốc tế) Tá dược: Thiomersal; Maltose;Human Serum albumin; Neomycin; Kanamycin; Polymicin B sulfate

Trang 21

Abhayrab được chỉ định tiêm bắp Người lớn tiêm vùng cơ delta cánhtay Trẻ nhỏ tiêm ở mặt trước bên đùi Không được tiêm vào vùng mông.Trong một số trường hợp có thể chỉ định tiêm trong da, tiêm ở cẳng tay hoặccánh tay.

Liều tiêm bắp là 0,5 ml vắc xin đã hoàn nguyên Nếu tiêm trong da thì

sử dụng một liều là 0,1ml vắc xin đã hoàn nguyên

Tác dụng phụ: Tại vị trí tiêm: Đau, ngứa chỗ tiêm

Toàn thân thường ít gặp: sốt, chóng mặt, đau đầu…Hiếm gặp: mày đay, sốc phản vệ [23],[24]

- VERORAB được sản xuất bởi công ty Sanofi Pasteur (Pháp)

Một liều vắc xin Verorab bột đông khô gồm có: Virus bệnh dại chủngWistar rabies PM/WI 38-1503-3 M: 1 liều miễn dịch Tá dược: Maltose;Albumin huyết thanh từ người: vừa đủ 1 liều miễn dịch

Liều lượng: Một liều tiêm bắp là 0,5 ml vắc xin đã hoàn nguyên Mộtliều tiêm trong da là 0,1ml vắc xin đã hoàn nguyên

Tác dụng phụ: Tại chỗ: Sưng, đau, quầng đỏ, nốt cứng, ngứa tại nơi tiêm.Toàn thân: Sốt vừa, run rẩy, ngất, suy nhược, đau đầu, chóng mặt, đau khớp, đau

cơ, buồn nôn, đau bụng Hiếm gặp: sốc phản vệ, mày đay, ban đỏ [25], [26]

Các huyết thanh kháng dại:

- SAR có chứa kháng thể kháng virus dại tinh chế, có nguồn gốc từ ngựa

Huyết thanh SAR do Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang sảnxuất Mỗi lọ huyết thanh kháng dại SAR có chứa: Kháng thể kháng virus dại:

1000 (IU) Tá dược: Sodium chloride; merthiolate

Đường dùng: SAR được chỉ định tiêm bắp

Liều lượng: Liều tiêm 40 đvqt (IU)/kg trọng lượng cơ thể Tiêm đồngthời cùng với vắc xin phòng dại mũi đầu tiên Tuy nhiên sử dụng khác bơmkim tiêm và khác vị trí tiêm [27]

Trang 22

- FAVIRAB: Huyết thanh kháng dại Favirab là globulin miễn dịch kháng dại

đặc hiệu, được tinh chế từ huyết thanh của ngựa Được sản xuất bởi công tySanofi Pasteur – Công ty sản xuất vắc xin lớn nhất tại Pháp và vắc xin phòngdại trên toàn Thế Giới

Mỗi lọ huyết thanh kháng dại Favirab 5ml có chứa: Globulin miễn dịchkháng dại đoạn F (ab’) tinh chế từ huyết thanh ngựa: 1000 – 2000 IU Tádược: Poly sobate 80; NaCl; acid HCL hoặc NaOH để điều chỉnh PH; nướcpha tiêm vừa đủ

Đường dùng: Favirab được chỉ định tiêm bắp chậm Tiêm càng sớmcàng tốt sau khi bị phơi nhiễm

Liều dùng: Liều khuyến cáo sử dụng là 40 IU/kg cân nặng cho cả ngườilớn và trẻ em [28]

1.1.9 Dịch tễ học bệnh dại trên người

1.1.9.1 Trên thế giới

Trên thế giới, cứ 10 phút lại có 1 người chết vì bệnh dại [29] Ở ChâuPhi và Châu Á, chó là nguồn gây bệnh chủ yếu, số người chết hàng năm vìbệnh dại rất cao: Ấn Độ hàng năm có khoảng 3 triệu người phải tiêm vắc xindại trong đó 40% là trẻ em, Trung Quốc năm 2000 có 226, năm 2006 có 2500

và năm 2007 có 3.300 người chết vì bệnh dại Tình trạng tương tự cũng xảy ratại Nepal, Sri- Lanca, Băng La Đét, Indonesia [9]

Ở phía Bắc- phía Tây của Cộng hòa Thống nhất Tanzania, tỷ lệ mắc bệnhdại ở trẻ em <15 tuổi cao gấp 5 lần so với người lớn Ở các nước công nghiệphóa và ở hầu hết các khu vực đô thị hoá Mỹ Latinh, bệnh dại ở người gần bịloại bỏ do tiêm chủng vắc xin trong nước và các biện pháp kiểm soát khác Tại các nước châu Á chẳng hạn như Thái Lan, tiêm chủng vắc xin chochó và phổ biến rộng rãi tiêm chủng của con người sau khi tiếp xúc có signifigiảm nhẹ số người tử vong do bệnh dại Theo số liệu của các nhà sản xuất vắcxin, ước lượng toàn cầu có khoảng 15 triệu người trở lên tiêm phòng ngừabệnh dại hàng năm

Trang 23

Nghiên cứu được thực hiện bởi Partners for Rabies Prevention, mộtthành viên của Liên minh Toàn cầu về Kiểm soát Bệnh dại, tập trung vào tácđộng của các biến thể phù hợp với chó của virut bệnh dại, chủ yếu là dotruyền bệnh trên chó Họ viết: Trên cơ sở mô hình của họ, các nhà nghiên cứuước tính rằng khoảng 59.000 tử vong ở người đã xảy ra trên thế giới hàngnăm, với 36% tử vong ở Châu Phi và 60% ở Châu Á Ngược lại, <0,05% số

ca tử vong xảy ra ở châu Mỹ, trong đó 70% ở Haiti Các nhà nghiên cứu viếtthêm: "Ấn Độ, với 35% người chết vì bệnh dại ở người, gây tử vong nhiềuhơn bất kỳ nước nào khác, nhưng ước tính tỷ lệ tử vong ở người cao nhất ởcác nước nghèo nhất ở vùng hạ Sahara [30]

Không có hoặc rất ít trường hợp mắc bệnh dại ở người được báo cáohàng năm ở Châu Âu Năm 2011, chỉ có một trường hợp mắc bệnh dại, năm

2012, hai trường hợp, năm 2013, một trường hợp mắc bệnh dại có liên quanđến du lịch đã được báo cáo từ Hà Lan Bệnh nhân là một người đàn ông 51tuổi, tiếp xúc với một nguồn không rõ ở Haiti Vào năm 2014, ba trường hợpmắc bệnh dại ở những người di cư đến một quốc gia không thuộc Châu Âu đãđược báo cáo: một phụ nữ 46 tuổi người Tây Ban Nha bị chó cắn ở Ma-rốc,một người đàn ông 57 tuổi đến từ Pháp bị nhiễm virut gây bệnh dại ở Mali, vàmột phụ nữ Hà Lan 35 tuổi bị chó cắn ở Ấn Độ [31]

1.1.9.2 Tại Việt Nam

Ở Việt Nam, bệnh dại đã lưu hành nhiều năm nay và được báo cáo từnhững năm 1974 Kết quả giám sát bệnh dại của Viện Vệ sinh dịch tễ Trungương, Bộ Y tế cho thấy liên tục trong 25 năm qua, năm nào cũng có ngườichết do bệnh dại và số người chết do bệnh dại hàng năm luôn giữ vị trí caonhất so với số ca tử vong của các bệnh truyền nhiễm gây dịch ở Việt Nam.Đến đầu năm 2007 cả nước đã có 936 điểm tiêm phòng dại cho người.Nhờ đó số ca tử vong do bệnh dại đã giảm đi rõ rệt, đến năm 2003 cả nước

Trang 24

chỉ còn có 34 người bị chết do bệnh dại và tỉnh có số chết cao nhất là 5 người.Như vậy là trong 12 năm từ 1996 - 2007, trung bình hàng năm có 107 ca tửvong do dại, giảm mỗi năm 293 ca so với thời kỳ 1991 - 1995 Tuy nhiên sốngười chết do bệnh dại vẫn còn cao hơn rất nhiều so với số chết của các bệnhtruyền nhiễm gây dịch nguy hiểm khác ở Việt Nam.

Năm 2014 số ca tử vong do dại trên cả nước đã giảm 30% so với năm

2013 trở về trước (trung bình 70/năm ca so với 100 ca/năm) [4]

Giai đoạn 2011 - 2015 số ca tử vong có giảm xuống với trung bìnhkhoảng 95 ca tử vong/ năm với khoảng 380.000 người bị chó cắn phải đi điềutrị dự phòng mỗi năm

Trong năm 2015, cả nước có 78 trường hợp người bị tử vong do bệnhdại Báo cáo tình hình bệnh dại những năm gần đây cho thấy bệnh dại gây tửvong trên người nhiều nhất ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ(Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Lạng Sơn, Phú Thọ, Nghệ An, CaoBằng, Hà Giang, Điện Biên, Tuyên Quang, Hoà Bình, Thái Nguyên, QuảngNam, Vĩnh Phúc và Bình Phước)

Biểu đồ 1 1 Tỉnh có số người tử vong vì bệnh dại cao nhất (2011– 2015)

1818 16

15

12 11 10

9 88

Trang 25

Năm 2016 có 91 ca tử vong do dại (tăng 17% so với năm 2015 và 38%

so với năm 2014) Hầu hết các trường hợp tử vong tập trung tại một số tỉnh,thành phố khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ Từ đầu năm 2017đến nay cả nước đã có 57 trường hợp tử vong do dại xảy ra ở 29 tỉnh, thànhphố tương đương số cùng kỳ năm ngoái chỉ tại 22 tỉnh thành phố [4]

Kết quả theo dõi và giám sát bệnh dại trên người trong các năm gần đâycho thấy: trong số người đến tiêm vắc-xin dại có 89,2% là do chó nhà cắnngười; 8,7% do mèo cắn, 1,6% do tiếp xúc với chó và 0,5% là do các con vậtkhác như chuột, khỉ cắn

Kết quả giám sát bệnh dại trên người cho thấy: bệnh dại có thể xảy raquanh năm, tuy nhiên bệnh thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5đến tháng 8 hàng năm Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất là ở trẻ emdưới 15 tuổi (chiếm trên 40%) và hầu hết các trường hợp chết do bệnh dại đềukhông tiêm vắc-xin và 98% số ca mắc bệnh này là do bị chó nhà cắn hoặc dotiếp xúc như chăm sóc chó ốm, mổ chó Số còn lại là do mèo dại cắn và chođến nay chưa phát hiện được trường hợp tử vong nào do động vật hoang dãgây nên [32]

1.2 Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh dại trong nước và ngoài nước

1.2.1 Ngoài nước

Trong một nghiên cứu năm 2016 về kiến thức và thực hành phòng bệnhdại ở các cộng đồng nông thôn của lưu vực sông Amazon ở Brazil của DaCosta và cộng sự ghi nhận: 63% nhận thấy mức độ nghiêm trọng của bệnhdại, chỉ có 40% phòng ngừa, 57% biết đến bệnh dại thông qua các nguồnthông tin không chính thống, và chỉ có 23% tiếp cận thông tin từ cơ quan y tếcông cộng [33]

Trang 26

Nghiên cứu của Digafe và cộng sự năm 2015 khảo sát kiến thức, thái

độ và thực hành phòng chống bệnh dại tại các hộ gia đình nông thôn quậnGondar Zuria, Ethiopia ghi nhận: 99,3% người đã nghe nói về bệnh dại,67,8% tin rằng bệnh dại là bệnh gây tử vong; 27,8% số người cho rằng đó làmột căn bệnh có thể điều trị được [34]

Widyastuti, M D W., Bardosh, K L và cộng sự (2015) đã nghiên cứu

về chó, người và dịch bệnh dại ở Bali, Indonesia cho kết quả: Tổng cộng có74% người phỏng vấn đã tiêm chủng cho chó của họ trong năm 2011, và 62%cho rằng rửa vết cắn không quan trọng [35]

Nghiên cứu về các biện pháp kiểm soát bệnh dại của chủ sở hữu chó tạiđảo Flores, Indonesia của Wera, E., Mourits, M C M., và Hogeveen, H năm

2015 ghi nhận: 92% người được phỏng vấn cho rằng bệnh dại là bệnh gây tửvong, 90% đồng ý với tuyên bố bệnh dại có thể phòng ngừa được Các biệnpháp phòng ngừa như tiêm vắc xin và hoặc huyết thanh kháng dại (81%), vàlàm sạch vết thương (79%), tiêm vắc xin cho chó (77%), cầu nguyện (15%).Chỉ có 4 người được phỏng vấn (1%) cho rằng phương pháp điều trị cầunguyện truyền thống là phương pháp duy nhất đề ngăn ngừa bệnh dại ởngười 20% cho biết có ít nhất một thành viên trong gia đình đã bị chó nghidại cắn trong vòng 14 năm qua, trong số này thì 84% đã làm sạch vết thương,56% đã tiêm phòng dại [36]

Nghiên cứu khác của Lunney, M và cộng sự năm 2012 về kiến thức vàthực hành phòng chống bệnh dại ở một tỉnh thuộc thành thị và ven đô củaCampuchia (Phnom Penh và Kandal) cho thấy: 93,2% đã nghe về bệnh dại,trong đó có 77,3% biết rằng nó gây tử vong cho người; 51,9% đã biết về vắcxin cho chó [37]

Năm 2010, Bingham, G M và cộng sự đã nghiên cứu kiến thức vànhận thức bệnh truyền nhiễm từ chó ở Brazos, Texas, USA ghi nhận: Chỉ có

Trang 27

85% người sẽ tìm cách điều trị khẩn cấp nếu họ tiếp xúc với súc vật nghi dại.Ngoài ra, chỉ có 59% người được hỏi biết rằng tiếp xúc với bệnh dại màkhông điều trị có thể dẫn đến tử vong; 98% người được hỏi đã nghe nói vềbệnh dại và biết rằng có thể bị lây từ một con chó [38].

Một điều tra kiến thức, thái độ và thực tiễn liên quan đến bệnh dại vàphòng ngừa và kiểm soát đối với một số hộ gia đình ở khu vực thành thị vànông thôn của miền trung, nam và bắc Tanzania của tác giả Sambo.M và cộng

sự, ghi nhận: hơn 95% nghe về bệnh dại, và hơn 80% biết rằng bệnh dại đượctruyền qua chó cắn Khoảng 80% người được hỏi sẽ tìm đến bệnh viện sau khi

bị nghi ngờ cắn, nhưng chỉ có 5% biết được cần phải làm sạch vết thươngngay sau khi bị cắn Mặc dù hơn 65% biết về việc chủng ngừa chó là phươngpháp để kiểm soát bệnh dại, chỉ có 51% đã chủng ngừa cho con chó [39]

1.2.2 Trong nước

Trong một nghiên cứu về “Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại trên người ởViệt Nam, 2009-2011” của tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hương, Hoàng VănTân, Nguyễn Trần Hiển (2012) đã mô tả các ca tử vong do bệnh dại, trong số

223 ca hầu hết số chết ở miền Bắc (73,3%), độ tuổi trung bình là 37 tuổi, bệnhdại gặp ở mọi nhóm tuổi nhưng nhóm >50 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, 61% lànam Tỷ lệ chết ở dân tộc thiểu số cao hơn so với người Kinh, 85% xảy ra ởvùng nông thôn, 95% có tiền sử phơi nhiễm với chó Thời gian ủ bệnh trungbình của bệnh nhân có vết thương ở đầu, mặt, cổ (37 ngày) ngắn hơn so vớicác vị trí khác 4% bệnh nhân được tiêm vắc xin phòng dại, huyết thanhkháng dại nhưng vẫn bị tử vong 96% số chết do không đi tiêm vắc xin phòngdại sau khi bị động vật cắn 54% số tử vong do chủ quan, 23% bệnh nhânthiếu hiểu biết không tiêm vắc xin phòng dại [40]

Mới đây tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Kiều Anh,Trần Thị Giáng Hương (2017) đã nghiên cứu “Đặc điểm dịch tễ học của bệnh

Trang 28

nhân tử vong do bệnh dại ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc Việt Namtrong 2010-2015” và cho thấy tỷ lệ tử vong cao ở nhóm người dân tộc thiểu

số (58%) và nhóm nông dân (57,6%) Nguồn truyền bệnh dại là chó mèonuôi, chủ yếu là chó nhà (98,7%) Có 18,6% số chó tại thời điểm cắn người cóbiểu hiện lâm sàng bình thường Thời gian ủ bệnh chủ yếu từ 1-3 tháng(56,6%) Hầu hết các trường hợp tử vong (95,5%) không điều trị dự phòngbệnh dại sau khi phơi nhiễm, trong đó nguyên nhân chủ quan chiếm 60,1% vàthiếu hiểu biết (17,6%) [41] Tác giả cũng có nghiên cứu kiến thức, thái độ,thực hành bệnh dại của 3310 trẻ em này và cho thấy kiến thức của trẻ về bệnhdại còn hạn chế: 72,5% trẻ đã từng được nghe nói đến bệnh dại, 57% nghequa ti vi, 30% qua thầy cô giáo Chỉ có 68% trẻ biết nguồn truyền bệnh dại làchó, 39,8% trẻ biết bệnh lây do bị chó, mèo cắn, cào, liếm Chỉ có 61,3% trẻbiết bệnh dại có thể gây chết người; 55,5% biết triệu chứng điển hình của chódại là chạy rông, hung dữ, vô cớ cắn người; 63,8% trẻ biết rửa vết thươngsạch bằng xà phòng, 59,9% nghĩ sẽ đi tiêm vắc vin dại, có 5,5% trẻ nghĩ dùngthuốc nam; 51,7% trẻ sẽ nói với bố mẹ tiêm vắc xin phòng dại cho chó [42]

Đặc điểm dịch tễ học các ca dại tử vong tại khu vực phía Nam ViệtNam năm 2012 – 2016 do Nguyễn Thị Phương Thúy và cộng sự (2017) lạicho thấy các ca tử vong ở nam (67%) cao hơn ở nữ (33%) Bệnh dại và tửvong ghi nhận ở mọi lứa tuổi, độ tuổi (30 – 49) có tỷ lệ cao nhất 44% Độngvật là nguyên nhân gây phơi nhiễm vi rút dại cho các ca tử vong có tới 90% làchó, 3% là mèo Có khoảng 80% ca có ít nhất 2 trong 3 triệu chứng điển hình

sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng Chỉ có 5,1% có triệu chứng liệt Đa số ca tửvong đều có vết thương là độ 3 khi bị phơi nhiễm (87%) Lý do không đi tiêmsau phơi nhiễm chủ yếu là không hiểu biết đúng về cách phòng tránh dẫn đếnchủ quan (95%) [43]

Trang 29

Năm 2016 Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thị Thu Yến, Ngô Văn Toàn

và cộng sự đã nghiên cứu mô tả một số đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ởngười tại tỉnh Sơn La trong 5 năm (2011 – 2015) Kết quả nghiên cứu chothấy trong giai đoạn này, tỉnh Sơn La ghi nhận tỷ lệ tử vong do bệnh dại trungbình là 0,81/100.000 dân Độ tuổi tử vong chủ yếu từ 15 – 60 tuổi (68,1%),trẻ em dưới 15 tuổi (23,4%) Tử vong do chó truyền bệnh qua vết cắn trựctiếp và có tới 97,9% trường hợp không điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.Người dân tộc Thái chiếm 66%, dân tộc Mông chiếm 17,0%, dân tộc Kinhchiếm 8,5% Chó bị ốm hoặc rối loạn hành vi chiếm 87,2%, chó không đượctiêm phòng là 51,1%, không rõ tiền sử tiêm phòng là 48,9% Số người bị cắn

có xử trí vết thương là 25/47 trường hợp (53,2%), chỉ có 36,2% là xử trí vếtthương đúng phương pháp Nguyên nhân chính dẫn tới tử vong là do chủquan (72,3%) và không hiểu biết về bệnh dại (29,8%) [44]

Cũng trong năm 2016 Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự đã tiến hànhnghiên cứu cắt ngang mô tả “Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hànhphòng, chống bệnh dại của người dân huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La năm 2014”

và kết quả nghiên cứu cho thấy 87,1% đối tượng tham gia nghiên cứu đã nghenói về bệnh dại Tuy nhiên, tỷ lệ đối tượng có kiến thức tốt về bệnh dại chỉchiếm 68,8% và biết về mức độ nguy hiểm của bệnh dại là rất thấp (22,0%).Hầu hết người dân có thái độ tích cực với việc tiêm vắc xin phòng dại khi bịchó, mèo nghi dại cắn (94,7%) Những hộ gia đình có kiến thức tốt sẽ có thái

độ tích cực hơn và thực hành tốt hơn về phòng chống bệnh dại (p<0,05) Dovậy việc tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng, lồngghép trong các hoạt động của địa phương về phòng chống bệnh dại là cầnthiết [45]

Đặng Đình Huân, Nguyễn Nhật Cảm, Vũ Hoàng Anh và cộng sự(2015) nghiên cứu mô tả một số đặc điểm dịch tễ bệnh dại ở người tại Hà Nội,

Trang 30

2003-2013 Kết quả là trong giai đoạn 2003-2013, Hà Nội ghi nhận 29 ca tửvong do bệnh dại Tỷ lệ tử vong do bệnh dại trung bình giai đoạn này là0,07/100.000 dân Nam giới nhiều hơn so với nữ giới (65,5%) Số ca tử vong

do bệnh dại tập trung chủ yếu từ tháng 3 đến tháng 8 (62,1%) Lứa tuổi tửvong do dại chủ yếu là từ 15-60 tuổi (83%) và tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi tửvong do bệnh dại chiếm 10% Phần lớn, những người tử vong tập trung tại 9huyện thuộc ngoại thành phía tây Hà Nội (96,6%) Tất cả các trường hợp tửvong do bệnh dại đều do chó truyền bệnh, 93,1% (27/29) trường hợp tử vong

do không điều trị dự phòng sau phơi nhiễm [46]

Nghiên cứu năm 2013 của Bùi Thiện Thuật và cộng sự đã hồi cứu cáctrường hợp đi tiêm vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại (HTKD) cùngvới các bệnh nhân tử vong tại Quảng Ninh từ 1999 – 2011 ghi nhận: Số người

bị súc vật cắn được tiêm phòng bằng vắc xin và HTKD là 18.268 lượt người,trong đó nam chiếm 57%, nữ chiếm 43% Số trẻ em dưới 15 tuổi chiếm một

tỷ lệ đáng kể (38%) Có 95% số bệnh nhân đến tiêm phòng trước 15 ngày saukhi bị súc vật cắn Tổng số có 16 người tử vong do bệnh dại, trong đó TPMóng Cái chiếm 12 ca 100% các ca tử vong đều bị chó cắn và không đi tiêmvắc xin dại Bệnh dại đã xuất hiện rải rác ở một số huyện miền núi, nơi hiếmkhi xảy ra dịch như: Tiên Yên, Ba Chẽ Súc vật cắn người chủ yếu là chó nuôi(96,5%) Từ 2007 – 2011, 26% số người đi tiêm phòng vắc xin dại khôngtiêm đủ mũi, chủ yếu là có khó khăn về kinh tế [47]

Năm 2013, tại tỉnh Bình Thuận, Nguyễn Minh Thứ và cộng sự (2013)

đã nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh dại trên địa bàn tỉnh năm 2007 –

2011, cho thấy các trường hợp tử vong nam thường có nhiều hơn nữ Tuổitrung bình là 25,6 tuổi Thời kỳ ủ bệnh cho bệnh dại được ước tính là 113,1ngày Thời gian trung bình bắt đầu từ các triệu chứng của hành vi hiếu chiến

và hiếu động cho đến khi chết là 3,55 ngày 88,9% trường hợp mắc bệnh dại

Trang 31

là do chó cắn 66,7% vết cắn nằm ở lòng bàn tay Phần lớn các trường hợpkhông được chủng ngừa HTKD (88,9%) và Vắc xin phòng dại (88,9%).55,6% động vật gây cắn đã được biết là bệnh nhiễm trùng dại 66,7% trong số

đó được theo dõi Kiến thức về bệnh dại và công tác phòng chống và bệnh dạikhá tốt (93,6 - 99,4%) Có 11,7% người trả lời tin tưởng vào các phương pháptrị liệu dân gian và 22,2% người trả lời nhận thấy bệnh dại với các triệu chứngcủa hành vi kích động có thể được chữa khỏi Các hoạt động phòng chốngbệnh dại không tốt về điều trị vết thương nhanh chóng (51,1%), tiêm phòngvắc xin phòng bệnh dại (74,4%), giám sát động vật (19,4%) và thực hànhthông báo cho các chuyên gia y tế và bác sĩ thú y [48]

Trong nghiên cứu của Bùi Văn Ủy năm 2015 về kiến thức, thái độ, thựchành về phòng chống bệnh dại của người dân nuôi chó và một số yếu tố liênquan tại hai xã Sơn Đông và Tử Du, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc ghi nhận:Kiến thức của người dân về phòng chống bệnh dại ở người và động vật có tỷ

lệ đạt tương ứng là (74,3% và 72,9%) Tỷ lệ người dân có thái độ tích cực trongcông tác phòng chống bệnh dại là 74,3% Tuy nhiên, tỷ lệ đạt về thực hànhphòng chống bệnh dại ở người và trên động vật thấp hơn so với tỷ lệ đạt về kiếnthức ở người và động vật với tỷ lệ đạt tương ứng là (51,6%và 54,6%) [49]

Một khảo sát về kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan tớiphòng chống bệnh dại của người giết mổ chó chuyên nghiệp tại Sơn Lộc, SơnTây, Hà Nội năm 2012 của Vũ Hoàng Anh và cộng sự ghi nhận kết quả: Tỷ lệ

có kiến thức và thực hành đạt tương ứng là 27/30 người (90%) và 17/30 người(56,7%) Tất cả các trường hợp được hỏi (30/30) trả lời đúng về đường lâytruyền bệnh dại là do chó mèo mắc bệnh cắn, nhưng chỉ có 21/30(70%) ngườibiết về đường lây truyền bệnh dại thông qua vết thương trầy xước trên datrong quá trình giết mổ chó 24/30 người (80%) trả lời rửa vết thương do chó/mèo cắn bằng nước và xà phòng và 4/30 người (13,4%,) trả lời điều trị vếtthương bằng thuốc nam hoặc kháng sinh [50]

Trang 32

Trần Thị Anh (2014) khi nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành củacác đối tượng đến tiêm phòng vắc xin dại tại Trung tâm y tế dự phòng tỉnhThừa Thiên Huế đac cho thấy kết quả là 66,5% đối tượng nghiên cứu có kiếnthức đúng về bệnh dại, 63,2% đối tượng nghiên cứu có thái độ đúng về phòngchống bệnh dại, và 59,5% đối tượng nghiên cứu có thực hành đúng về phòngchống bệnh dại [51].

Tác giả Nguyễn Ngọc Quỳnh và cộng sự (2013) nghiên cứu một số đặcđiểm dịch tễ học bệnh dại tại Hà Nội giai đoạn 2006 - 2011 và đánh giá một

số yếu tố liên quan Kết quả: Có 46 ca tử vong do bệnh dại tại Hà Nội, phân

bố chủ yếu ở các huyện ngoại thành giáp ranh với các tỉnh có số ca tử vong dobệnh dại cao ở miền Bắc Đa số các ca tử vong là nam (73,9%), có độ tuổi chủyếu từ 25 tuổi trở lên (67,4%), và làm ruộng (43,2%) Tiền sử bị chó cắn làyếu tố phơi nhiễm chính (71,7%) Có 98 người được điều tra kiến thức, thái

độ, thực hành trong đó tỷ lệ người dân biết bệnh dại lây qua việc trực tiếp giết

mổ và chăm sóc con vật ốm là 20,4%, biết đầy đủ cách phòng bệnh dại là8,2%, và biết đầy đủ cách xử trí khi bị súc vật cắn là 8,2% Tỷ lệ các hộkhông đăng ký nuôi chó với chính quyền là 79,0%, không tiêm phòng cho chónuôi là 23,1% và nuôi chó thả rông là 22,3% [52]

Theo Đặng Thị Như Hằng và cộng sự (2012) điều tra KAP trên đốitượng học sinh trung học cơ sở tại Bà Rịa - Vũng Tàu, kết quả cho thấy trên50% học sinh ở các trường có kiến thức đúng về nguồn lây truyền bệnh, biểuhiện bệnh dại trên động vật, đường lây truyền, cách xử trí khi thấy cho nghidại chạy ngoài đường, bên cạnh đó, thực hành của các học sinh cũng đạt tỷ lệtích cực rất cao, đều trên 80% ở các khía cạnh đánh giá Đáng chú ý chỉ cókiến thức về chữa bệnh dại, có rất ít học sinh có nhận thức đúng đắn về vấn đềnày (dưới 20%) Đồng thời trong nghiên cứu của mình, tác giả cũng đánh giáhiệu quả can thiệp truyền thông trên chính các đối tượng học sinh, kết chothấy các hình thức can thiệp truyền thông đều cho hiệu quả và hiệu quả tươngđương [53]

Trang 33

1.3 Một số đặc điểm về Nghệ An

1.3.1 Đặc điểm chung

Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc vùng Bắc Trung

Bộ Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô HàNội 291 km về phía Nam Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáptỉnh Hà Tĩnh, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây Bắc giáp tỉnh Hủa Phăn(Lào), phía Tây giáp tỉnh Xiêng Khoảng (Lào), phía Tây Nam giáp tỉnhBorikhamxay (Lào) Nghệ An bao gồm 1 thành phố trực thuộc, 3 thị xã và 17huyện Dân số Nghệ An (theo điều tra dân số năm 2016 ) có 3.105.500 người.Trên toàn tỉnh Nghệ An có nhiều dân tộc cùng sinh sống như ngườiThái, người Mường, người Thổ bên cạnh dân tộc chính là người Kinh Cùngthời điểm này Nghệ An có 37 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống

1.3.2 Tình hình bệnh dại

Khu vực Bắc Trung bộ và miền Trung không phải là một trong nhữngkhu vực trọng điểm của bệnh dại ở Việt Nam, tuy nhiên tỉnh Nghệ An là mộttrong những tỉnh xảy ra tử vong dại liên tiếp trong những năm gần đây, có sốtrường hợp mắc và tử vong do dại cao trên cả nước và đứng đầu khu vực BắcTrung bộ [54] Từ năm 2013 đến 2015, toàn tỉnh có 31 ca tử vong (năm 2013

có 10 ca, năm 2014 có 10 ca, năm 2015 có 11 ca), toàn bộ các trường hợp tửvong do bệnh dại đều không đi tư vấn và tiêm vắc xin/kháng huyết thanhphòng bệnh dại Năm 2016 ghi nhận 16 trường hợp mắc bệnh dại và cả 16trường hợp đều tử vong tai 07 huyện, năm 2017 ghi nhận 06 trường hợp mắcbệnh, và đều tử vong tại 06 huyện Một số địa phương liên tục nhiều năm cóbệnh nhân tử vong do bệnh dại gồm: Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai, NghĩaĐàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Tân Kỳ, Anh Sơn Tình hình bệnh dại ở động vậtxảy ra rải rác trên địa bàn, tổng số súc vật lên cơn dại trong 2 năm 2014 và

2015 là 747 con Thời gian cao điểm xuất hiện bệnh dại ở động vật vào khoảng

Trang 34

tháng 4 đến tháng 9 hàng năm Thời gian qua, Sở Y tế và Sở Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn Nghệ An đã thực hiện nhiều biện pháp phòng chống bệnhdại ở người và trên động vật Các biện pháp chủ yếu tập trung vào hoạt độngtruyền thông và tiêm vắc xin phòng bệnh dại…Tuy nhiên, Nghệ An hiện đang

là tỉnh có số người tử vong do bệnh dại cao nhất cả nước [8], [55], [56]

1.3.3 TT YTDP Nghệ An

TT YTDP Nghệ An có phòng tiêm Safpo là phòng tiêm chủng dịch vụ, nơiđây đã tiến hành khám tư vấn và tiêm phòng bệnh dại cho rất nhiều đối tượng bịsúc vật nghi dại cắn Trung bình số mũi tiêm 1 tháng: 500 mũi Trung bình sốngười đến khám, tư vấn, và điều trị dự phòng bệnh dại 200 người/ tháng

Loại vắc xin phòng bệnh dại hiện tại đang sử dụng tại phòng tiêm là vắcxin ABHAYRAB

Chỉ định tiêm phòng bệnh dại:

Khi bị liếm, trên da có vết thương, bị cào cắn bởi các súc vật bị dại hoặcnghi ngờ bị dại mà con vật ấy đã bị giết chết (mà không có điều kiện xétnghiệm để khẳng định dại hay không), hoặc đã trốn mất hoặc bị động vậthoang dã cắn

Khi bị xúc vật khỏe mạnh cắn, phải theo dõi xúc vật trong vòng 10 ngày.Nếu thấy có bất kỳ biểu hiện ốm hoặc thay đổi tính tình cần tiêm ngay, cònnếu vẫn khỏe thì không cần phải tiêm

Tiêm vắc xin phòng bênh dại chủ động cho một số người có nghề nghiệp tiếp xúc nhiều với súc vật như thú y, chăn nuôi gia súc (chó, mèo )chuyên nghiệp

Phác đồ tiêm phòng bệnh dại tại TT YTDP Nghệ An:

Tiêm vắc xin phòng dại

Trang 35

- Nguyên tắc: Áp dụng 1 trong 2 phác đồ tiêm vắc xin phòng dại bằngphác đồ tiêm bắp hoặc phác đồ tiêm trong da; mũi đầu tiên tiêm càng sớmcàng tốt ngay sau khi bị phơi nhiễm.

Tiêm huyết thanh kháng dại

- Nguyên tắc: Tiêm huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt ngay sau khi

bị phơi nhiễm và chỉ dùng 1 lần trong điều trị

- Tiêm phong bế tại vùng vết thương bị động vật cắn để huyết thanh khángdại thấm sâu vào bên trong và xung quanh vết thương tới mức tối đa Phầnhuyết thanh còn lại tiêm bắp sâu ở vị trí cách xa vị trí tiêm vắc xin dại Các vếtthương ở vị trí giải phẫu đặc biệt (như các đầu ngón tay) phải thấm đẫm mộtcách cẩn thận Trong trường hợp bị nhiều vết cắn mà số lượng huyết thanh cầntiêm không đủ nhiều để tiêm cho toàn bộ các vết thương (do cân nặng của bệnhnhân ít) thì pha loãng huyết thanh từ 2-3 lần với nước muối sinh lý để đảm bảotất cả các vết thương đều được tiêm huyết thanh kháng dại

- Thời gian chỉ định tiêm huyết thanh: Tiêm càng sớm càng tốt ngay saukhi bệnh nhân bị động vật nghi dại cắn và chưa có dấu hiệu lên cơn dại Không

sử dụng huyết thanh kháng dại sau 7 ngày kể từ mũi tiêm vắc xin đầu tiên

Trang 36

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Tất cả người dân dân đến khám, tư vấn và tiêm vắc xin dự phòng bệnhdại tại trung tâm Y tế Dự phòng Nghệ An trong thời gian nghiên cứu

Trường hợp đối tượng tiêm vắc xin phòng dại là trẻ em dưới 15 tuổi thìđối tượng phỏng vấn là người giám hộ đi cùng trẻ dưới 15 tuổi đến đến khám,

tư vấn và tiêm vắc xin dự phòng bệnh dại tại trung tâm Y tế Dự phòng Nghệ

An trong thời gian nghiên cứu

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Địa điểm: Phòng tiêm chủng Trung tâm Y tế Dự phòng Nghệ An

Thời gian: Từ tháng 1/ 2018 đến tháng 11/2018

2.3 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.4 Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu

2.4.1 Cỡ mẫu

Nghiên cứu sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho 1 tỷ lệ trong quần thể

n=Z21−α / 2 p(1− p)

d2Trong đó:

n: Cỡ mẫu tối thiểu cần đạt

α: Mức ý nghĩa thống kê (α = 0,05)

z 1−α/ 2 = 1,96 là mức độ chính xác của nghiên cứu cần đạt với mức ýnghĩa thống kê α = 0,05

d2 = 0,05

p: chọn p lần lượt bằng 3 giá trị: 0,665; 0,632 và 0,595 là 3 tỷ lệ người

có kiến thức; thái độ và thực hành đúng về phòng chống bệnh dại trong

Trang 37

nghiên cứu của Trần Thị Anh về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chốngbệnh dại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế [51].

Thay vào công thức, cỡ mẫu tính được lần lượt là: 343; 358 và 371.Chọn cỡ mẫu lớn nhất là 371 và làm tròn là 380

2.4.2 Phương pháp chọn mẫu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện Tất cả đốitượng thoả mãn tiêu chuẩn chọn mẫu đồng ý tham gia được chọn vào nghiêncứu đến khi đủ cỡ mẫu

2.5 Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu

2.5.1 Công cụ thu thập số liệu

Công cụ thu thập số liệu là bộ câu hỏi điều tra tự thiết kế phỏng vấn các

ca bệnh tiêm phòng dại và đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành phòng chốngbệnh dại Sau khi thiết kế và xin ý kiến chuyên gia, bộ câu hỏi được điều trathử nghiệm tại cộng đồng và điều chỉnh nội dung, ngôn ngữ cho phù hợp vớitình hình thực tế Bộ công cụ cuối cùng có cấu trúc bao gồm 4 phần chính:

+ Đặc điểm dịch tễ ca bệnh tiêm phòng dại: đặc điểm chung của đối

tượng đến tiêm vắc xin phòng bệnh dại (tuổi, giới, dân tộc, nơi ở, trình độ họcvấn, nghề nghiệp), đặc điểm về vết cắn (con vật cắn, vị trí vết cắn, phân độvết cắn, tình trạng con vật cắn )

+ Phần kiến thức gồm: 16 câu hỏi về bệnh dại và phòng chống bệnh dại

bao gồm: (1) Bệnh dại là gì; (2) Triệu chứng của bệnh dại trên người; (3)Nguyên nhân gây bệnh dại; (4) Vật chủ truyền bệnh dại; (5) Đường lâytruyền bệnh dại; (6) Chó dại có biểu hiện như thế nào; (7) Súc vật bị bệnhdại có thể sống được bao lâu; (8) Ăn thịt từ động vật bị bệnh dại có an toànkhông; (9) Thuốc điều trị bệnh dại; (10) Phương pháp dự phòng bệnh dại;(11) Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của bệnh dại; (12)(13) (14)(15) Vắc xin phòng bệnh dại; (16) Các biện pháp xử lý tại cộng đồng đểphòng chống bệnh dại

Trang 38

+ Phần thái độ bao gồm: 5 câu hỏi về thái độ chấp nhận tiêm vắc xin

phòng bệnh dại: (1) Lo lắng khi tiêm vắc xin phòng bệnh dại không; (2) Chấpnhận tiêm vắc xin phòng dại sau khi có phơi nhiễm với súc vật nghi dại; (3)chấp nhận tác dụng phụ vắc xin phòng bệnh dại; (4) chấp nhận giá thành vắcxin; (5) Tuân thủ đúng lịch tiêm

+ Phần thực hành gồm: 3 nội dung (1) Thực hành xử trí vết cắn; (2)

Thực hành tìm kiếm dịch vụ y tế sau khi bị súc vật cắn; (3) Thực hành tiêmphòng sau phơi nhiễm

Thang đo, tiêu chuẩn đánh giá

Nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành dựa vào cho điểm cáccâu trả lời của đối tượng tương ứng với từng phần:

 Kiến thức phòng bệnh dại: có 16 câu hỏi, tương đương với 46 ý đúng,mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm, tổng điểm tối đa là 46 điểm Phân loại kiếnthức như sau:

+ Kiến thức đúng: lớn hơn điểm kiến thức trung bình (>23 điểm); + Kiến thức chưa đúng: từ điểm trung biền trở xuống (≤23 điểm)

 Thái độ phòng bệnh dại: đúng khi trả lời:

+ Không lo lắng khi tiêm vắc xin phòng bệnh dại

+ Chấp nhận tiêm vắc xin phòng bệnh dại khi bị súc vật nghi dại cắn+ Chấp nhận có tác dụng phụ của vắc xin

+ Chấp nhận giá thành vắc xin

+ Tuân thủ đúng lịch tiêm và đủ số mũi tiêm

 Thực hành phòng bệnh dại: đúng khi trả lời

+ Việc làm đầu tiên xử trí vết thương ngay sau khi bị súc vật nghi dạicắn: Rửa vết thương bằng nước sạch, nước xà phòng, hoặc bằng các dungdịch y tế (cồn 70%, cồn iod) dưới vòi nước 15p

+ Đến cơ sở y tế tiêm phòng sau phơi nhiễm

Thực hành đi tiêm phòng sau phơi nhiễm: Ngay sau khi cắn (≤ 2 ngày)

Trang 39

2.5.2 Kỹ thuật và phương pháp thu thập thông tin

Điều tra viên phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu thông qua bộ câuhỏi Các bước thực hiện:

- Điều tra viên được tuyển vào nghiên cứu là học viên đại học Y Hà Nội,

cán bộ y tế phòng tiêm TT YTDP Nghệ An được tuyển chọn, tập huấnphương pháp phỏng vấn

- Điều tra viên chào hỏi, trình bày mục tiêu, nội dung nghiên cứu và xin

phép phỏng vấn khi đối tượng đến phòng tiêm khám tư vấn và điều trị dựphòng bệnh dại

- Điều tra viên tiến hành phỏng vấn

- Kết thúc phỏng vấn, cảm ơn.

2.6 Biến số và chỉ số nghiên cứu

2.6.1 Biến số nghiên cứu cho mục tiêu 1

Biến số nghiên cứu Định nghĩa/phân loại

Phương pháp thu thập Thông tin chung đối tượng đến tiêm vắc xin phòng bệnh dại

Tuổi Tính theo dương lịch

Phỏngvấn

Nghề nghiệp chính

Còn nhỏ/ Học sinh, sinh viên/Nông dân/Công nhân, thợ thủ công/Buôn bán, kinh doanh/Nội trợ/CB CNVC

Phân độ vết thương Độ I/Độ II/Độ III

Số lượng vết cắn Ít (1 vết cắn)/Nhiều (từ 2 vết cắn trở lên)

Tình trạng vết cắn Nông (vết cắn chỉ xâm nhập vào lớp biểu

Trang 40

bì)/ Sâu (vết cắn xâm nhập vào các lớp sâu hơn)

Thông tin về súc vật cắn

Gia đình có nuôi chó/

mèo hay không? Có/không

Súc vật cắn là quản lý của? Nhà mình/hàng xóm/chạy rông ngoài đường

phòng dại? Có/ không/ không biết

Theo dõi súc vật cắn? Có/ không

Thời gian theo dõi súc

vật cắn?

Dưới 10 ngày/ Từ 10 đến 14 ngày/ Trên

14 ngàyTình trạng con vật sau

thời gian theo dõi?

Bình thường/ ốm/ chạy rông/ mất tích/ lêncơn dại/ chết/ không biết/ bị giết

2.6.2 Biến số nghiên cứu cho mục tiêu số 2

Biến số nghiên cứu Định nghĩa/phân loại

Phương pháp thu thập Kiến thức, thái độ, thực hành của đối tượng nghiên cứu về bệnh dại

Tiếp cận thông tin

Nguồn thông tin về bệnh dại: Các kênh thông tin đại chúng (Đài, báo, tivi)/ Từ cán bộ y tế/ Từ nguồn internet không chính thống (facebook, zalo…)/ Từ dân gian truyền miệng

+ Chấp nhận có tác dụng phụ của vắc xin+ Chấp nhận giá thành vắc xin+ Tuân thủ đúng lịch tiêm và đủ số mũi tiêm

Ngày đăng: 11/07/2019, 14:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w