0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Phương pháp bố trí thí nghiệm và các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ HẤP THỤ KẼM (ZN) VÀ ASEN (AS) CỦA CÂY CỎ LINH LĂNG (MEDICAGO SATIVA) TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG ĐẤT KHÁC NHAU. (Trang 30 -30 )

a. Chuẩn bị nguyên liệu nghiên cứu

- Chuẩn bị các chậu thí nghiệm: có kích thước chiều cao 45 cm, đường kính miệng 35 cm. đường kính đáy 30 cm để trồng cỏ, mỗi chậu có 6 kg đất.

- Chuẩn bị đất: Đất được lấy tại lớp đất mặt ở khu nhà lưới thuộc trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đất lấy về được đập nhỏ, hong khô trong không khí, sau đó cho vào trong chậu nghiên cứu với khối lượng là 6kg/chậu. Mẫu đất được kiểm tra một số tính chất hóa, lý học và một số chỉ tiêu trong đất. Trước khi trồng cỏ linh lăng, đất được chộn hóa chất và ủ khoảng 7-10 ngày.

- Chuẩn bị giống cỏ linh lăng: giống cỏ linh lăng được nhập từ nước ngoài, đã được qua kiểm tra.

- Chuẩn bị một số nguyên liệu khác:

+ Phân NPK (100g*24 chậu = 2,4kg NPK).

+ Hóa chất: Chuẩn bị muối Zn(NO3)2, Na2HAsO4.7H2O … + Một số nguyên liệu phụ khác: Nước cất …

b. Thiết kế thí nghiệm

Thí nghiệm trong chậu ở nhà lưới được thiết kế như sau:

Mục đích của thí nghiệm này là xác định khả năng sinh trưởng và hấp thụ Zn và As của cây cỏ linh lăng dưới ảnh hưởng của hàm lượng KLN trong môi trường đất khác nhau. Thí nghiệm được thiết kế trồng trong chậu ở điều kiện nhà lưới, theo 4 công thức.

+ Thí nghiệm đánh giá khả năng sinh trưởng và hút Zn của cây cỏ linh lăng:

Công thức 1: Đất không bị ô nhiễm Zn (ĐC) - Nền Công thức 2: Đất nhiễm Zn: Nền + 500 ppm

Công thức 3: Đất nhiễm Zn: Nền + 1000 ppm Công thức 4: Đất nhiễm Zn: Nền + 2000 ppm

+ Thí nghiệm đánh giá khả năng sinh trưởng và hút As của cây cỏ linh lăng:

Công thức 1: Đất không bị ô nhiễm As (ĐC) Công thức 2: Đất nhiễm As: Nền + 50 ppm Công thức 3: Đất nhiễm As: Nền + 70 ppm Công thức 4: Đất nhiễm As: Nền + 90 ppm

Thời gian thí nghiệm 4 tháng (từ tháng 10/2013 đến tháng 02/2014). Các KLN thí nghiệm gồm Zn và As được bổ sung dưới dạng các muối NaHAs2O4.7H2O, Zn(NO)2 với các nồng độ khác nhau. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại.

Sau 2 tháng và 4 tháng lấy cỏ và đất để xác định hàm lượng KLN trong cỏ và hàm lượng KLN còn lại trong đất.

Đặc tính lý hóa và hàm lượng KLN trong đất ở thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Đặc tính lý hóa và KLN trong đất dùng để thí nghiệm Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích

pHKCl 4,8 OM % 1,03 Nts % 0,07 P2O5 % 0,06 K2Ots % 0,49 CEC - 15,25 Znts mg/kg 77,25 Asts mg/kg 3,85

Bảng 3.2: Nồng độ các KLN được chọn nghiên cứu ở thí nghiệm KLN Nồng độ KLN được chọn làm thí nghiệm (mg/kg) QCVN As ĐC (CT1As) 50 (CT2As) 70 (CT3As) 90 (CT4As) 12 Zn ĐC (CT1Zn) 500 (CT2Zn) 1000 (CT3Zn) 2000 (CT4Zn) 200

Ghi chú: ĐC – không bổ sung KLN

* Các chỉ tiêu theo dõi

- Chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng và phát triển của cây thí nghiệm: + Số cây con: Đếm số cây trên mỗi chậu.

+ Chiều cao cây: Được đo từ gốc cây đến lá cao nhất của cây (đo đếm 3 cây / 1 ô thí nghiệm), lấy trung bình.

+ Chiều dài rễ

- Khả năng hấp thu KLN của cây cỏ linh lăng được đánh giá thông qua việc phân tích các chỉ tiêu KLN (As, Zn) trong rễ, thân và lá.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ HẤP THỤ KẼM (ZN) VÀ ASEN (AS) CỦA CÂY CỎ LINH LĂNG (MEDICAGO SATIVA) TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG ĐẤT KHÁC NHAU. (Trang 30 -30 )

×