Tổng quan về cây cỏ linh lăng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và hấp thụ kẽm (Zn) và asen (As) của cây Cỏ linh lăng (Medicago sativa) trong các môi trường đất khác nhau. (Trang 27)

Hình 2.1: C linh lăng

a. Nguồn gốc

Cỏ linh lăng (Medicago sativa) và tên chi của chúng (Medicago) là một chi thực vật trong họ Đậu (Fabaceae) được cho là có nguồn gốc từ Ba Tư Trung cổ. Nó được đưa vào Hy Lạp khoảng năm 490 TCN như là thức ăn cho ngựa của quân đội Ba Tư. Nó cũng được đưa từ Chile vào Hoa Kỳ khoảng năm 1860.

b. Đặc điểm về hình thái

Cỏ linh lăng là thực vật lâu năm, sống từ 5 đến 12 năm, phụ thuộc vào các giống và đặc điểm khí hậu nơi sinh trưởng. Chúng là cây giống đậu sống lâu năm ở các khu vực ôn đới, có thể phát triển tới độ cao 1 mét. Lá của chúng mọc thành cụm lá chét, mỗi cụm có ba lá và các cụm hoa màu tím tía.

Chúng có hệ rễ sâu, đôi khi sâu tới 4,5 mét. Điều này làm cho chúng có tính chịu khô hạn tốt.

c. Đặc điểm về sinh thái

Giống như các loại cây thuộc họ Đậu khác, các mắt rễ của chúng có chứa các loại vi khuẩn, chẳng hạn như Rhizobium là các vi khuẩn có khả năng cố định đạm.

Cỏ linh lăng có thể gieo vào mùa xuân hay mùa thu, và phát triển tốt trên các loại đất được tưới tiêu nước tốt với pH khoảng 6,8-7,5. Cỏ linh lăng cần nhiều kali; các loại đất có độ dinh dưỡng thấp cần phải được bón phân bằng phân hữu cơ hay phân hóa học. Thông thường người ta gieo 13– 17 kg/ha trong các khu vực có khí hậu thích hợp và khoảng 22 kg/ha trong các khu vực xa hơn về phía nam (ở Bắc bán cầu).

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và hấp thụ kẽm (Zn) và asen (As) của cây Cỏ linh lăng (Medicago sativa) trong các môi trường đất khác nhau. (Trang 27)