1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

CHI TIÊU CHO THUỐC LÁ Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TẠI HUYỆN QUỐC OAI, HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN, NĂM 2015

74 234 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 404,74 KB
File đính kèm Chi tiêu cho thuốc lá.rar (267 KB)

Nội dung

Sử dụng thuốc lá được biết đến là một nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và có thể ngăn ngừa được trên thế giới. Thuốc lá gây tử vong ở một nửa số người dùng nó và một nửa số này tử vong ở độ tuổi trung niên. Hiện nay ước tính trung bình trên thế giới cứ một ngày có 10000 người tử vong vì thuốc lá. Ảnh hưởng của thuốc lá tới kinh tế xã hội của mỗi gia đinh, mỗi quốc gia là vô cùng to lớn. Theo thống kê chưa đầy đủ của Tổ chức y tế thế giới, thế giới hiện có hơn một tỷ người hút thuốc lá và mỗi năm tiêu thụ hơn 6000 tỷ điếu thuốc, tức là hơn 8 triệu tấn thuốc lá. Nếu tính thành tiền, mỗi năm thế giới có đến hơn 200 tỷ đô la Mỹ đã biến thành mây khói, một số tiền bằng tổng số các ngân sách chi cho công tác y tế của tất cả các nước đang phát triển 1.Việt Nam là một nước có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới, với tỷ lệ hút thuốc lá vào năm 2010 của nam là 47,4% và của nữ là 1,4% và có tới 23.8% người trưởng thành nói chung đang hút thuốc lá. Trong số những người hút thuốc lá hàng ngày, có khoảng 69,0% hút từ 10 điếu trở lên mỗi ngày, 29,3% hút từ 20 điếu trở lên mỗi ngày. Trung bình mỗi năm, một người hút thuốc ở Việt Nam phải chi gần 700.000 đồng. Với 12 triệu người hút, mỗi năm chúng ta tốn hơn 8.400 tỷ đồng cho mặt hàng này 2. Tổng chi phí điều trị và tổn thất do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm chỉ trong 5 nhóm bệnh (ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…) trong số 25 bệnh do thuốc lá gây ra đã chiếm một con số khổng lồ, lên tới hơn 23 nghìn tỷ đồngnăm. Đây mới chỉ là chi phí trực tiếp 25 bệnh do thuốc lá gây ra, nếu tính cả chi phí gián tiếp gây ra cho xã hội do bệnh tật và tử vong sớm thì con số tổn thất sẽ cao hơn rất nhiều 3.Chính phủ đã có những biện pháp đưa ra để nhằm giảm nhu cầu thuốc lá tại Việt Nam. Đầu năm 2013, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020”. Tuần lễ Quốc gia không hút thuốc lá đã được triển khai nhằm kêu gọi các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc, trường học, bệnh viện và một số nơi công cộng theo quy định 4. Theo luật thuê tiêu thụ đặc biệt, thuế suất đối với mặt hàng thuốc lá từ ngày 1122016 sẽ tăng từ 65% lên 70% và từ ngày 112019 sẽ tăng từ 70% lên 75%. Tuy nhiên việc tăng này tác động đến tiêu dùng thuốc lá là không đáng kể, theo ước tính tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới sẽ chỉ giảm nhẹ 0.6%, tiêu dùng chỉ giảm nhẹ vào năm tăng thuế nhưng lại tiếp tục tăng ở các năm còn lại.Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu cho thuốc lá. Mặc dù hầu hết người Việt Nam đã có nhận thức về tác hại tiêu cực của việc hút thuốc là và ảnh hưởng kinh tế của nó, tuy nhiên tỷ lệ hút thuốc, chi tiêu cho thuốc lá vẫn còn rất cao, gây những thiệt hại nặng nề cho gia đình và xã hội. Vậy nên chúng tôi thực hiện đề tài: “Chi tiêu cho thuốc lá ở người trưởng thành tại huyện Quốc Oai, Hà Nộivà một số yếu tố liên quan,năm 2015” với mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng chi tiêu cho thuốc lá của người trưởng thành tại huyện Quốc Oai, Hà Nội, năm 2015.2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến mức chi tiêu cho thuốc lá ở đối tượng nghiên cứu.

Trang 2

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS Hoàng Văn Minh

Trang 3

Em xin chân thành cảm ơn ban Giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội,ban lãnh đạo Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, phòng quản lýđào tạo Trường Đại học Y Hà Nội, phòng đào tạo Viện đào tạo Y học dựphòng và Y tế công cộng, bộ môn Kinh tế y tế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi

và giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu để em có thể hoàn thànhluận văn

Em xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, tạo điều kiện của Trung tâm Y tếhuyện Quốc Oai và sự tham gia nhiệt tình, trách nhiệm của nhóm điều tra viên

là các cộng tác viên y tế và nhân viên y tế huyện Quốc Oai

Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc của người học trò, em xinbày tỏ lòng biết ơn tới PGS Hoàng Văn Minh – người Thầy kính mến đã dạy

dỗ, tận tình chỉ bảo, định hướng và giúp đỡ em hoàn thành luận văn

Em xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị nhân viên của Trung tâm nghiêncứu Sức khỏe cộng đồng trường Đại học Y tế công cộng đã giúp đỡ em rấtnhiều trong quá trình thực hiện luận văn

Và cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn

bè đã luôn bên cạnh dành cho em mọi sự động viên, khích lệ và hỗ trợ để emvượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập, nghiên cứu

Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2016

Sinh viên

Phạm Quang Huy

Trang 4

Kính gửi:

• Phòng quản lý đào tạo sau đại học trường Đại học Y Hà Nội;

• Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng;

• Phòng đào tạo, nghiên cứu khoa học Viện đào tạo Y học dự phòng và Y

tế công cộng;

• Bộ môn Kinh tế y tế Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng;

• Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp;

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, cách

xử lý, phân tích số liệu là hoàn toàn trung thực và khách quan Các kết quảnghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ tài liệu nào

Nếu có sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà nội, ngày 30 tháng 06 năm 2016

Sinh viên

Phạm Quang Huy

Trang 5

CDC Centers for Disease Control and Prevention

ASH Action on smoking and health

Trang 6

6000 tỷ điếu thuốc, tức là hơn 8 triệu tấn thuốc lá Nếu tính thành tiền, mỗinăm thế giới có đến hơn 200 tỷ đô la Mỹ đã biến thành mây khói, một số tiềnbằng tổng số các ngân sách chi cho công tác y tế của tất cả các nước đangphát triển [1].

Việt Nam là một nước có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới, với tỷ lệhút thuốc lá vào năm 2010 của nam là 47,4% và của nữ là 1,4% và có tới23.8% người trưởng thành nói chung đang hút thuốc lá Trong số nhữngngười hút thuốc lá hàng ngày, có khoảng 69,0% hút từ 10 điếu trở lên mỗingày, 29,3% hút từ 20 điếu trở lên mỗi ngày Trung bình mỗi năm, một ngườihút thuốc ở Việt Nam phải chi gần 700.000 đồng Với 12 triệu người hút, mỗinăm chúng ta tốn hơn 8.400 tỷ đồng cho mặt hàng này [2] Tổng chi phí điềutrị và tổn thất do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm chỉ trong 5nhóm bệnh (ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa - hô hấp trên, bệnh phổi tắcnghẽn mãn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…) trong số 25 bệnh do thuốc lágây ra đã chiếm một con số khổng lồ, lên tới hơn 23 nghìn tỷ đồng/năm Đâymới chỉ là chi phí trực tiếp 25 bệnh do thuốc lá gây ra, nếu tính cả chi phí giántiếp gây ra cho xã hội do bệnh tật và tử vong sớm thì con số tổn thất sẽ caohơn rất nhiều [3]

Trang 7

Chính phủ đã có những biện pháp đưa ra để nhằm giảm nhu cầu thuốc

lá tại Việt Nam Đầu năm 2013, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt

“Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020” Tuần

lễ Quốc gia không hút thuốc lá đã được triển khai nhằm kêu gọi các cơ quan,

tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc,trường học, bệnh viện và một số nơi công cộng theo quy định [4] Theo luậtthuê tiêu thụ đặc biệt, thuế suất đối với mặt hàng thuốc lá từ ngày 1/12/2016

sẽ tăng từ 65% lên 70% và từ ngày 1/1/2019 sẽ tăng từ 70% lên 75% Tuynhiên việc tăng này tác động đến tiêu dùng thuốc lá là không đáng kể, theoước tính tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới sẽ chỉ giảm nhẹ 0.6%, tiêu dùng chỉgiảm nhẹ vào năm tăng thuế nhưng lại tiếp tục tăng ở các năm còn lại

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu cho thuốc lá Mặc dùhầu hết người Việt Nam đã có nhận thức về tác hại tiêu cực của việc hút thuốc

là và ảnh hưởng kinh tế của nó, tuy nhiên tỷ lệ hút thuốc, chi tiêu cho thuốc lávẫn còn rất cao, gây những thiệt hại nặng nề cho gia đình và xã hội Vậy nên

chúng tôi thực hiện đề tài: “Chi tiêu cho thuốc lá ở người trưởng thành tại huyện Quốc Oai, Hà Nộivà một số yếu tố liên quan,năm 2015” với mục tiêu:

1 Mô tả thực trạng chi tiêu cho thuốc lá của người trưởng thành tại huyện Quốc Oai, Hà Nội, năm 2015.

2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến mức chi tiêu cho thuốc lá ở đối tượng nghiên cứu.

Trang 8

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

cơ thể, liều cao sẽ gây tử vong Cùng với việc sử dụng thuốc lá thì ngànhcông nghiệp sử dụng thuốc lá cũng phát triển mạnh mẽ mang về những mónlợi vô cùng lớn Mãi đến thế kỷ XX người ra mới thấy được những tác độngtiêu cực của hút thuốc lá đến sức khỏe con người[5]

Người ta phân biệt ra hai nguồn khói thuốc: khói thuốc chính và khóithuốc đảm bảo:

- Khói thuốc chính là khói thuốc do người hút hít vào, thở ra có chứahơn 4700 chất khác nhau gồm những chất chính sau:

+ Nicotine, trong một điếu thuốc có chứa khoảng 1 –3mg Nicotine làmột chất gây nghiện và rất độc

+ Carbon monoxide (CO), trong một điếu thuốc có chứa khoảng 20ml

CO, đây là một chất ngăn cản sự vận chuyển Oxy trong máu

+ Các chất gây kích thích (aldéhyd, acid, phenol…) gây viêm phế quảnmạn, gây rối loạn thông khí và nguy hiểm nhất là các chất gây ung thư, đó là

Trang 9

các chất như: Benzopyrens, Dibenzoanthracène, Benzofluenthène,Dibenzopyrène, cancérogènes, các phức hợp Nitrite đa vòng…[5],[6].

- Khói thuốc phụ là khói toả ra ở đầu điếu thuốc để cháy tự nhiên khikhông hút và thành phần chất độc chứa trong khói thuốc phụ cũng tương tựnhư trong khói thuốc chính nhưng cao hơn rất nhiều lần vì vậy nó rất nguyhiểm cho người hút đặc biệt là những người hút thuốc thụ động Chính vì vậykhi hút thuốc lá nguy cơ bị những bệnh lý cao hơn người bình thường gấpnhiều lần [5],[6],[7]

+ Hút thuốc lá chủ động là hành vi người hút trực tiếp hút thuốc

+ Hút thuốc lá bị động là hành vi một người không trực tiếp hút thuốc

mà hít thở trong môi trường có khói thuốc

Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều loại thuốc lá của trong

và nước ngoài như: White Horse, Vinataba, Thăng Long, Era, Sông Cầu, 555,Zet, hero, xì gà…[2], [5]

1.2 Ảnh hưởng của thuốc lá tới sức khỏe

Hút thuốc là sự thiêu đốt không hoàn toàn các sợi thuốc lá trải qua haigiai đoạn: Giai đoạn hút thuốc lá chủ động, xảy ra khi người nghiện hít khóithuốc lá vào cơ thể mình Giai đoạn hút thuốc lá thụ động Những người cómặt xung quanh sẽ hít phải lượng khói thừa mà người hút thải ra [7]

Theo các dự báo của WHO nếu tình trạng hút thuốc lá ngày như hiệnnay thì sẽ có tới 500 triệu người đang sống sẽ bị tử vong do thuốc lá, hơn mộtnửa trong số đó hiện nay còn nhỏ hoặc ở tuổi vị thành niên Tới năm 2020-

2030 thuốc lá có thể là nguyên nhân tử vong lớn nhất cho nhân loại , có thể

Trang 10

gây tử vong 10 triệu người mỗi năm, trong đó có 7 triệu người ở các nước thếgiới thứ 3 [8], [9], [10].

Thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư, ước tính khoảng một phần batrong tổng số các ca tử vong do ung thư có liên quan đến sử dụng thuốc lá.Thuốc lá không chỉ gây ra gần 90% trong tổng số các ca tử vong do ung thưphổi mà còn gây ra ung thư ở nhiều cơ quan khác như họng, thanh quản, thựcquản, thần, bàng quang, ruột…Tỷ lệ tử vong do ung thư các cơ quan khacnhau của người hút thuốc gấp hai lần người không hút [7], [11]

Các nguy cơ bệnh lý thường gặp khi hút thuốc lá chủ động:

- Bệnh lý ở hệ hô hấp: Theo WHO, có tới 80 – 85% trường hợp viêmphế quản mạn tính và khí phế thũng có liên quan đến hút thuốc lá

• Bệnh lý ở đường hô hấp trên: như viêm mũi mạn tính, viêm họng mạntính, viêm thanh quản mạn tính, ung thư xoang hàm, ung thư vòmhọng, ung thư thanh quản

• Bệnh lý ở đường hô hấp dưới: viêm phế quản mạn tính, hen suyễn,bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phế quản

• Bệnh lý ở phổi: viêm phổi, dãn phế nang, ung thư phổi [7]

- Bệnh lý hệ mạch máu: bệnh xơ vữa động mạch, bệnh động mạchvành, bệnh thuyên tắc động mạch, tai biến mạch máu não

Đối với phụ nữ hút thuốc lá thường xảy ra hiện tượng phình độngmạch, viêm mạch, xuất huyết màng não nhiều hơn so với phụ nữ không hút

- Ung thư các cơ quan khác: ung thư môi, ung thư thanh quản, ung thưthực quản, ung thư bàng quang và thận, ung thư cổ tử cung

- Các ảnh hưởng của thuốc lá lên chức năng sinh sản:

• Thai nghén: giảm trọng lượng thai nhi trung bình khoảng 200g, sinhnon, băng huyết sau sinh, dễ sẩy thai ngẫu nhiên, gia tăng tần suất sinh

ra thai nhi bị bất thường bẩm sinh

Trang 11

• Thời kỳ cho con bú: nicotine được thải qua sữa có thể ảnh hưởng đến trẻ sơsinh Nam giới hút thuốc lá có thể bị suy nhược sinh dục hay liệt dương.

- Ảnh hưởng của thuốc lá lên hệ thần kinh: những chứng minh gần đâycho thấy hút thuốc lá làm giảm số lượng các tế bào thần kinh trong não [7]

Khói thuốc phụ là khói toả ra ở đầu điếu thuốc để cháy tự nhiên khikhông hút và thành phần chất độc chứa trong khói thuốc phụ cũng tương tựnhư trong khói thuốc chính nhưng cao hơn rất nhiều lần [7]

1.3Tình hình sử dụng thuốc lá

1.3.1 Trên thế giới

Thuốc lá được sử dụng trong nhiều thế kỷ qua, nhưng cho đến thế kỷ

19 thuốc lá mới trở thành phổ biến và ngày càng lan rộng nhanh chóng ra

khắp toàn cầu với quy mô không nhưng tăng Cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, tại

các nước tư bản ngành công nghiệp thuốc lá bước sang giai đoạn độc quyền Sau chiến tranh thế giới thứ II, các quốc gia giành được độc lập cũng bắt đầuchú ý phát triển ngành công nghiệp thuốc lá như: Trung Quốc, Indonesia,Triều Tiên, Ấn Độ, Philippines, Ai Cập, Pakistan, Việt Nam [11]

Trên thế giới có nhiều hình thức sử dụng thuốc lá như ăn trầu thuốc, húttẩu thuốc, hút điếu Trong đó các loại điếu và thuốc lá cuộn bằng tay hiện nàychiếm khoảng 85% lượng thuốc tiêu dùng trên thế giới[10] Hiện nay trên thếgiới vẫn có tới khoảng 1,1 tỷ người hút thuốc Ước tính đến nắm 2025, sốngười hút thuốc trên thế giới đạt tới con số trên 1,6 tỷ người [12]

Theo WHO, trong năm 2012, 21% dân số thế giới trong độ tuổi 15 trởlên hút thuốc lá Tỷ lệ hút thuốc ở nam giới cao nhất là Tây Thái Bình Dươngvới 48% nam giới hút thuốc Tỷ lệ nữ giới hút thuốc lá cao nhất là ở khu vựcChâu Âu với mức 19% [1]

Trang 12

Hiện nay, trên thế giới tỷ lệ hút thuốc lá ở nam là 47% và ở nữ là 12%,nhưng ở những nước phát triển thì tỷ lệ nữ hút thuốc cao gấp đôi là 24% và ởnam tỷlệ có cao hơn một chút là 42%.

Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ nữ hút thuốc lá thấp hơn các nướcphát triển (khoảng 7%), ở nam giới thì lại cao hơn (khoảng 48%) [12]

Ở Châu Á khoảng 60% nam giới hút thuốc và 5% nữ giới hút thuốc ỞTrung Quốc tỷ lệ hút thuốc của nam giới là 63% và nữ giới là 3,8% ỞCampuchia 66% nam giới hút thuốc và 8% nữ giới sử dụng thuốc lá Trongkhi đó ở Ấn Độ tỷ lệ hút thuốc của nam giới là 43% và nữ giới là 3% [1]

Theo một điều tra ở Canada năm 2003, có 28% tưởng đương 1,4 triệungười trưởng thành hút thuốc lá, chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm nhữngngười hút thuốc Tỷ lệ thanh niên hút thuốc chiếm 8% Khoảng 1 phần 5những người trưởng thành hút thuốc thì đã hút điếu đầu tiên khi 18 tuổi [11]

Một điều khiến các chuyên gia lo ngại là tỷ lệ nữ hút thuốc lá có xuhướng tăng Ngành công nghiệp thuốc lá không ngừng nỗ lực tìm kiếm nhữngkhách hàng mới để thay thế cho những người đã bỏ thuốc hoặc tử vong sớm

vì các bệnh do hút thuốc Và trong số đó nữ giới là nhóm đích mà các công tyhướng tới Lý do là tỷ lệ phụ nữ sử dụng thuốc lá còn khá thấp Cũng vì thế,trong khi tỷ lệ nam giới hút thuốc tại nhiều quốc gia đang giảm theo tốc độchậm thì tỷ lệ nữ giới hút thuốc lại đang tăng

Trong số 151 quốc gia có điều tra về xu hướng hút thuốc lá ở thanhthiếu niên gần đây, thì có khoảng một nửa trong số các nước này có tỷ lệ trẻ vịthành niên nữ hút thuốc xấp xỉ trẻ vị thành niên nam Trẻ vị thành niên hútthuốc lá sẽ dễ dàng tiếp tục hành vi này và trở thành người hút thuốc lá khitrưởng thành [10]

Trang 13

1.3.2 Tại Việt Nam

Việt Nam vẫn xếp vào số 15 nước có tỷ lệ người hút thuốc lá cao nhấtthế giới Đặc biệt, xu hướng hút thuốc ở thanh niên ngày càng trẻ hóa Khôngkhó để bắt gặp hình ảnh những bạn học sinh, sinh viên trên tay phì phèo điềuthuốc lá tại các địa điểm vui chơi mà giới trẻ hay lui tới như: quán internet,quán giải khát, các hàng quán bán đồ ăn vặt ngay gần cổng trường

Theo điều tra GATS(2010), ở Việt Nam 47,4% nam và 1,4% nữ và23,8% người trưởng thành nói chung (15,3 triệu người lớn) đang hút thuốc lá.Trong số những người hút thuốc, 81,8% hút thuốc hàng ngày và 26,9% hútthuốc lào Chỉ có 1,3% người lớn (0,3% nam và 2,3% nữ) đang dùng thuốc lákhông khói [2]

Khoảng 69,0% những người hút thuốc hàng ngày hút từ 10 điếu thuốc látrở lên mỗi ngày; 29,3% hút từ 20 điếu trở lên mỗi ngày Tuổi bắt đầu hút thuốctrung bình là 19,8 ở nam và 23,6 ở nữ, và 19,9 ở người trưởng thành nói chung.Trong số những người hút thuốc hàng ngày có 66,2% người hút điếu thuốc đầutiên mỗi ngày trong khoảng thời gian 30 phút đầu tiên ngay sau khi thức dậy [2]

Số người hút thuốc lá tử vong do thuốc lá gây ra gấp ba lần số người tửvong vì tai nạn giao thông và HIV/AIDS Đây là một gánh nặng cho ngành y

tế của Việt Nam bởi những hệ lụy do bệnh tật gây ra như quá tải cho hệ thống

y tế, tăng cao sự lây nhiễm chéo các loại bệnh…[5], [13]

1.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc hút thuốc lá

Theo một nghiên cứu được triển khai ở Thái Lan và Malaysia cho thấyrằng tần số hút thuốc ở những người có trình độ giáo dục thấp từ cấp tiểu họctrở xuống là cao hơn những người có trình độ hơn Sự tăng lên trình độ giáodục và thu nhập trong quá trình phát triển đất nước cũng có tác động tích cựctrong việc hạn chế hút thuốc lá và bỏ thuốc [11]

Trang 14

Theo điều tra tại Canada năm 2003 cho thấy, tỷ lệ hút thuốc trong giớisinh viên, chuyên gia, nhân viên hành chính thấp hơn đáng kể so với cácngành công nghiệp, ngành nghề Thanh thiếu niên từ các nền kinh tế xã hộithấp hơn thì có khả năng hút thuốc lá cao hơn [14].

Tại Việt Nam đã có hai nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết những người hútthuốc lá thường bắt đầu hút ở độ tuổi rất sớm, kết quả cho thấy tuổi trung bình hútthuốc lá của nhóm thanh thiếu niên trong khoảng 17,2 đến 17,3 tuổi [15], [16]

Theo nghiên cứu của Ngô Văn Toàn (2007) thực hiện tại Hà Nội đã chỉ

ra mối liên quan giữa tuổi và hành vi hút thuốc lá Cụ thể là tuổi càng lớn thìnguy cơ hút thuốc lá càng cao.Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng yếu tố bạn thân cóhút thuốc lá thường gặp nhiều hơn ở nhóm học sinh có hút thuốc lá [17]

Điều tra GATS(2010) cho thấy tỷ lệ hút thuốc chung cao nhất ở nhómtuổi 45-64 (29,7%) và thấp nhất ở nhóm tuổi 15-24 (13,3%) Phân bố theotrình độ học vấn, tỷ lệ hút thuốc nói chung cao nhất ở những người tốt nghiệpcấp hai và thấp nhất ở những người tốt nghiệp cao đẳng trở lên Ở cả hai giới,

tỷ lệ hút thuốc cao nhất ở những người trình độ tiểu học hoặc thấp hơn (nam:61,4%; nữ: 4,4%) và thấp nhất ở những người có trình độ cao đẳng trở lên(nam: 39,7%; nữ: 0,3%) (Đối với phụ nữ có trình độ cấp hai trở lên, tỷ lệ hiệnhút thuốc cũng là 0,3%) [2]

Theo nghiên cứu của Phạm Hoàng Anh và Nguyễn Bá Đức, nhữngngười hút thuốc lá có xu hướng uống rượu cao gấp 16 lần so với người khônghút thuốc [18]

Có sự liên quan chặt chẽ giữa việc hút thuốc và việc có bạn bè hútthuốc hoặc trong gia đình có người hút thuốc Những người có bạn thân hútthuốc hoặc sống trong gia đình có người thân hút thuốc có xu hướng hút thuốccao gấp nhiều lần những người không có bạn và người người thân hút thuốc[9]

Trang 15

1.5 Chi tiêu cho thuốc lá và gánh nặng về kinh tế.

1.5.1 Thế giới

Năm 2014 tại Mỹ đã có khoảng 264 tỷ điếu thuốc lá được bán ra, giảm

so với năm 2013 (273 tỷ điếu thuốc lá) Chi phí trung bình của người tiêudùng cho 20 điếu là 6,28 $ (đã bao gồm các loại thuế) Ba công ty lớn làPhilip Morris USA, Reynolds American Inc và Lorillard chiếm khoảng 85%doanh số thuốc lá, thuốc lá nhập khẩu chiếm 7,7% vào năm 2013 và 8,2% vàonăm 2014, được nhập khẩu chủ yếu từ Canada và Hàn Quốc Ngoài ra cókhoảng 13 tỷ điếu xì gà đã được bán ra, gồm 12,4 tỷ điếu xì gà lớn và 0,6 tỷđiếu xì gà nhỏ [19]

Theo một số nghiên cứu của WHO đã chỉ ra rằng trong các hộ gia đìnhnghèo nhất trong số các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình đã chitiêu cho thuốc lá hơn 10% trên tổng chi tiêu của hộ đó Điều này cũng làmcho gia đình đó có ít tiền để dùng cho các khoảng chi tiêu cơ bản khác nhưgiáo dục, sức khỏe, thực phẩm, ăn uống Sử dụng thuốc lá dẫn đến tăng chiphí chăm sóc sức khỏe, góp phần làm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tỷ lệ mù chữcao hơn Thuốc lá là gánh nặng cho xã hội, nó làm trầm trọng thêm nạn đóinghèo, cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước[1], [20]

Theo CDC tại Mỹ, chi phí cho các bệnh liên quan đến thuốc lá mỗinăm lên tới 300 tỷ đô la trong đó gồm: 170 tỷ đô la cho chăm sóc trực tiếpnhững người sử dụng thuốc, 156 tỷ đô là do giảm năng suất lao động, và 5,6

tỷ đô la vì giảm năng suất lao đông do tiếp xúc với khói thuốc lá[21]

Theo ASH, ước tính khoảng 77 tỷ điếu thuốc lá được tiêu thụ trongnăm 2014 tại Anh Một người hút 20 điếu của một nhãn hiệu thuốc cao cấp sẽtiêu khoảng 2900 bảng Anh mỗi năm Giá thuốc lá đã tăng 80,2% trong mườinăm từ năm 2003 đến năm 2013 Văn phòng thống kê quốc gia ước tính tổng

Trang 16

chi tiêu cho thuốc lá của các hộ gia đinh ở Anh là khoảng 18,7 tỷ bảng, chiếm

tỷ trọng 1,8% tổng chi tiêu cho hộ gia đình [22]

Cũng theo ASH, chi phí xã hội của nước Anh cho thuốc lá lên tới 12,9

tỷ bảng, trong đó gồm: 2 tỷ bảng cho điều trị các bệnh do hút thuốc lá, 3 tỷbảng cho việc mất khả năng lao động, tử vong, 6 tỷ bảng cho nghỉ việc dobệnh liên quan đến thuốc, 1,1 tỷ bảng để khắc phục, chăm sóc sức khỏe chonhững người đã từng hút thuốc lá, 391 triệu bảng chi phí cho các vụ cháy dohút thuốc lá gây ra [22]

Theo nghiên cứu của Wang, Sindelarvà Busch (2006) chi tiêu cho thuốc

lá ở các hộ gia đình nông thôn Trung Quốc đã chiếm chi phí cho các chi tiêu

cơ bản khác như giáo dục, chăm sóc y tế, bảo hiểm, đầu tư cho nông nghiệp,chăn nuôi[23]

Tại Thổ Nhĩ Kì 5,375 tỷ bao thuốc lá đã được sản xuất vào năm 2007.Trung bình có tới 316 bao thuốc là được tiêu thụ bởi một người trên một năm.Người Thổ Nhĩ Kỳ chi tiêu 17 triệu đô la cho việc hút thuốc lá mỗi ngày và6,5 tỷ đô la cho hàng năm Ngoài ra có tới 2 tỷ đô la là chi phí cho các bệnhsức khỏe liên quan đến việc hút thuốc lá Như vậy tổng chi phí cho việc chitiêu và điều trị các bệnh liên quan đến hút thuốc lá lên tới 8 tỷ đô la mỗi năm[24]

Theo điều tra củaMamuka Djibuti và cộng sự tại 6 nước về năm 2006cho thấy chi tiêu cho thuốc lá tạo nên một gánh nặng lớn cho các hộ gia đìnhnghèo tại Nga, Kazakhstan, Tajikistan và Kyrgyzstan, chi tiêu cho thuốc lá lầnlượt chiếm 2,75%, 2,47%, 1,32% và 0,53% trên tổng chi tiêu hàng tháng củanhững hộ gia đình đó [24]

1.5.2 Việt Nam

Sử dụng thuốc lá đang là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tửvong lớn nhất trên thế giới mà chúng ta có thể phòng tránh được Theo WHO,Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng to lớn về kinh tế và sức khỏe do sử

Trang 17

dụng thuốc lá Mỗi năm thuốc lá gây ra 40.000 ca tử vong sớm và chi phí điều trị

và mất năng suất lao động do thuốc lá gây ra ước tính lên tới 1 tỷ USD/năm [10]

Tại Việt Nam, trung bình mỗi người hút thuốc lá nhà máy chi 135.000mỗi tháng cho thuốc lá(khoảng 7 đô la Mỹ) Như vậy trung bình, những ngườihút thuốc lá chi 1.618.600 đồng (tương đương với 87,5 USD) cho thuốc látrong năm 2010 Điều đáng chú ý là số tiền này tương đương với hơn 8% thunhập quốc dân trên đầu người của Việt Nam năm 2009 [2]

Một người hút thuốc lá chi hơn 8% sản phẩm quốc dân trên đầu ngườicho thuốc lá Con số này cho thấy ngoài việc sử dụng một loại sản phẩm cóhại cho sức khỏe của mình, những người hút thuốc Việt Nam còn làm giảmkhả năng tiêu dùng các hàng hóa có lợi khác cho bản thân và gia đình [2]

Theo Bộ Y tế, chi phí cho thuốc lá ở Việt Nam gấp đôi chi phí củangười dân cho giáo dục và gấp sáu lần cho sức khỏe Những người hút thuốctrung bình 1 bao/ngày nếu bỏ thuốc sẽ tiếp kiệm được khoảng 3.600.000đồng/năm Hơn nữa họ còn mất các khoản tiền cho tiền thuốc, viện phí đểchữa các bệnh do hút thuốc gây ra, số tiền này có thể dùng được vào các côngviệc hữu ích hơn rất nhiều cho cuộc sống như: giáo dục, sức khỏe, vui chơigiải trí Các chi phí cho các vấn đề do hút thuốc gây ra như chữa bệnh, nghỉhoặc mất việc, duy trì môi trường sống, là một tổn thất lớn không chỉ cho cánhân, gia đình mà còn cho toàn xã hội [25]

Trang 18

Biểu đồ1.1 Tổn thất kinh tế do tiêu thụ thuốc lá so hiệu quả kinh tế

ngành công nghiệp thuốc láđem lại (2013).

Trong Sổ tay hướng dẫn Hoạt động Phòng chống tác hại thuốc lá(PCTHTL) do Văn Phòng Chương trình PCTHTL (VINACOSH) trực thuộc

Bộ Y tế ban hành, biểu đồ cho thấy tổng thu ngân sách từ thuế thuốc lá năm

2013 là 16.965 tỷ đồng Trong khi đó, năm 2012 người dân Việt Nam đã chicho việc mua thuốc lá là 22.000 tỷ đồng Những tổn thất này bao gồm chi tiêucho hút thuốc, chi cho khám, điều trị bệnh liên quan đến hút thuốc, do mấtkhả năng lao động vì bệnh tật và tử vong sớm, tổn thất do cháy nổ, ô nhiễmmôi trường Chi tiêu cho thuốc lá làm giảm các chi tiêu thiết yếu khác của hộgia đình, đặc biệt là các hộ có thu nhập thấp [26]

Nghiên cứu “Chi phí y tế cho 5 nhóm bệnh liên quan đến hút thuốc lá ởViệt Nam” được tiến hành năm 2010-2011 bởi ĐH Y tế công cộng và Tổ chứcHealthBridge Canada được công bố cho thấy: Mỗi năm người Việt Nam chihơn 22.000 tỷ cho sử dụng thuốc lá và phải chi tới 23.139,3 tỷ đồng để giảiquyết 5 (trong số 25) nhóm bệnh do hút thuốc lá mang lại, gồm: Ung thưphổi, đột quỵ, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung

Trang 19

thư đường hô hấp và tiêu hóa trên Con số này chiếm khoảng 0,91% GDP củaViệt Nam (năm 2011) [27].

Theo nghiên cứu “Thuế thuốc lá ở Việt Nam” của G Emmanuel

Guindon, Nguyễn Thị Thu Hiền, Hoàng Văn Kình, Emily McGirr, Đặng VũTrung, Nguyễn Tuấn Lâm, thì giá thuốc lá, thuốc lào (gọi chung là thuốc lá)thấp ở Việt Nam là nguyên nhân dẫn đến mức độ hút thuốc cao ở nam giới.Ngoài ra, thu nhập theo đầu người đã tăng lên đáng kể trong khi đó thì giáthực của các sản phẩm thuốc lá (sau khi điều chỉnh theo mức lạm phát) lại đãgiảm nhẹ càng làm cho thuốc lá trở nên dễ mua được Hút thuốc có thể làmtăng đói nghèo vì người hút thuốc dùng tiền mua thuốc lá thay vì chi cho cácnhu cầu thiết yếu và có ích khác [28]

Đối với hai phần năm dân số Việt Nam với thu nhập thấp nhất, chi tiêugia đình hàng năm vào thuốc lá thường chiếm một phần lớn so với số chi tiêucho các nhu cầu thiết yếu như thực phẩm, quần áo và giáo dục Nếu các hộ giađình nghèo ở Việt Nam có người hút thuốc lá chuyển số tiền chi dùng chothuốc lá sang thực phẩm sẽ có khoảng 11% số hộ này có thể nâng mức sốnglên trên ngưỡng nghèo đói [28]

Theo Trương Văn Hậu, Thái Dũng Nam và Nguyễn Thanh Bình thựchiện một nghiên cứu ở Thành Phố Cần Thơ, chi tiêu cho thuốc lá của nhữngngười hút thuốc lá tương đối lớn, chiếm 6.5% tổng chi tiêu của gia đinh, sốtiền này tương đương với chi phí cho gas- điện- nước hay chi cho giáo dụccủa con em họ [29]

Theo một nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Lâm và cộng sự điều tra thì các

hộ nghèo tại Việt Nam phải tiêu tốn khoảng 5% thu nhập của gia đình vàothuốc lá Ở những hộ này, khoản tiền mua thuốc lá thậm chí cao hơn khoảntiền chi cho y tế hay cho giáo dục Nếu người hút thuốc nghèo bỏ thuốc, họ sẽ

Trang 20

có nhiều tiền hơn để mua thức ăn hoặc để trả tiền học cho con cái củamình[30].

1.4 Một số yếu tố liên quan đến chi tiêu cho thuốc lá

Theo “Điều tra toàn cầu về hút thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam”của Hoàng Văn Minh và các cộng sự vào năm 2010 (GATS 2010) về

chi tiêu cho thuốc lá đã cho thấy:

• Theo giới tính, một người hút thuốc nam trung bình chi cho thuốc lánhiều hơn một người hút thuốc nữ trung bình 31%

• Theo nhóm tuổi, nhóm 15-24 tuổi chi từ 14% - 26% ít hơn so với cácnhóm tuổi 25-34, 35-44 và 45-55 Tuy nhiên, hai nhóm lớn tuổi nhất chi

ít nhất cho thuốc lá Hai nhóm này chi cho thuốc lá ít hơn nhóm 15-24tuổi 40%

• Theo tình trạng nghề nghiệp, công nhân viên chức nhà nước chi cho thuốc

lá 15% ít hơn so với công nhân viên ngoài quốc doanh và 26% nhiều hơn

so với sinh viên Sinh viên chi cho thuốc lá ít hơn tất cả các nhóm tìnhtrạng nghề nghiệp khác

• Theo tình trạng giàu nghèo, nhóm nghèo nhất (nhóm 1) có chi tiêunhiều nhất cho thuốc lá Xu hướng này giảm dần khi mức sống tănglên Nhóm nghèo nhất chi cho thuốc lá từ 26% - 39% cao hơn so vớicác nhóm khác [2 ]

• Theo khu vực cư trú, trung bình một người hút thuốc ở thành thị chi chothuốc lá nhiều hơn một người ở nông thôn là 27% Bên cạnh đó, người dântộc Kinh cũng chi cho thuốc lá nhiều hơn các dân tộc khác (57%)

Theo nghiên cứu “Ảnh hưởng kinh tế của việc chi tiêu cho hút thuốcđốivới hộ gia đình nghèo ở Việt Nam” của Nguyễn Tuấn Lâm và cộng sự điều trathì chi tiêu cho thuốc lá của các hộ gia đình có sử dụng thuốc lá gấp 6 lần các

Trang 21

hộ gia đình chỉ sử dụng thuốc lào Trong những hộ có sử dụng thuốc lá này,phần trăm chi tiêu thuốc lá trên tổng chi tiêu của các hộ nghèo lớn hơn đáng

• Nam giới đã chi tiêu cho thuốc lá nhiều hơn đáng kể so với nữ giới,đồng thời việc hút thuốc phổ biến ở nam giới và mọi lứa tuổi, khu vực

• Những hiện đang hút thuốc mà người thất nghiệp chi tiêu nhiều hơn sovới những người còn lại [31]

Theo điều tra của Tổng cục thống kê Australia (ABS) năm 2009- 2010cho thấy trong những người hút thuốc lá có con dưới 5 tuổi hàng tuần chi 7,8$cho thuốc lá, những người hút thuốc lá có con từ 5-14 tuổi chi 10,95$ chothuốc lá [31]

1.5 Các hoạt động phòng chống hút thuốc lá

Hàng năm trên thế giới lấy ngày 31/5 là ngày thế giới không hút thuốc

lá Ngày thế giới không thuốc lá, nhằm thông tin rộng rãi về các nguy cơ sứckhỏe do sử dụng thuốc lá, quan tâm hơn đến mối nguy hiểm này, kêu gọi sựủng hộcủa các chính phủ, tổ chức, người dân đối với các chính sách hiệu quảnhằm giảm tiêu thụ thuốc lá[1]

Theo Công ước khung của WHO về kiểm soát thuốc lá (WHO FCTC), cácnước cần thực hiện chính sách thuế và giá đối với các sản phẩm thuốc lá để giảmtiêu thụ thuốc lá Nghiên cứu cho thấy việc tăng thuế rất có hiệu quả trong việcgiảm sử dụng thuốc lá ở nhóm thu nhập thấp và ngăn chặn những người trẻ tuổibắt đầu hút thuốc Khi tăng thuế thuốc lá sao cho giá thuốc lá tăng thêm 10%, sẽ

Trang 22

giúp giảm tiêu thụ thuốc lá khoảng 4% ở các nước có thu nhập cao và khoảng8% ở hầu hết các nước có thu nhập thấp và trung bình [32].

Chính phủ Việt Nam hiểu được tác hại tiêu cực của thuốc lá nên đã đề

ra những phòng trào, cuộc vận động trên phạm vi toàn quốc cùng với đó lànhững quy định, văn bản chỉ thị cấm hút thuốc lá ở nơi làm việc, một số nơicông cộng “Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm2020” của thủ tướng chính phủ với mục tiêu giảm tỷ lệ hút thuốc của một sốnhóm đối tượng: Thanh thiếu niên (từ 15 - 24 tuổi): Từ 26% năm 2011 xuống18% năm 2020, Nam giới: Từ 47,4% năm 2011 xuống 39% năm 2020; Nữgiới: Xuống dưới 1,4% năm 2020 Đông thời tăng cường ý thức tuân thủ phápluật của người dân về thực hiện môi trường không khói thuốc [33]

Luật phòng chống tác hại thuốc lá của Việt Nam quy định rõ việc cấmsản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩmđược thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; muabán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu Cấm quảngcáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dướimọi hình thức Cấm bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi[4], [34]

1.6 Giới thiệu về nghiên cứu gốc

Đại học Y tế công cộng và Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Đại học Quốc gia Seoul Hàn Quốc lên kế hoạch cho dự án can thiệp cộng đồng trong 5 năm tại huyện Quốc Oai, Hà Nội Để thu thập các số liệu ban đầu về kinh tế -xã hội và y tế phục vụ cho việc thiết kế can thiệp, nghiên cứu khảo sát đầu vào được tiến hành trong thời gian từ tháng 12/2015 tới tháng 04/2016 với các mục tiêu chính:

1 Mô tả các điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường cơ bản ở huyện Quốc Oai năm 2015

Trang 23

2 Mô tả tình trạng sức khỏe, các vấn đề sức khỏe, hành vi sức khỏe, sức khỏe liên quan đến chất lượng cuộc sống của người dân tại Quốc Oai

3 Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành, thực trạng bao phủ dịch vụ chămsóc sức khỏe và chi phí chi trả dịch vụ của người dân địa phương

4 Xác định mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe và các yếu tố xã hội

có liên quan của người dân tại Quốc Oai

Với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, nghiên cứu thực hiện trên

2400 hộ gia đình bằng cách chọn mẫu nhiều giai đoạn, dựa trên 3 tầng đồng bằng, trung du, miền núi lập danh sách các cụm và chọn ngẫu nhiên 30 cụm bằng phần mềm PPS, mỗi cụm chọn ra 80 hộ gia đình bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống Bộ công cụ phỏng vấn gồm 2 bộ câu hỏi: Bộ

hộ -là người nắm rõ nhất thông tin về các thành viên cũng như tình hình chi tiêu trong gia đình; gồm các phần: Phần A là thông tin chung về hộ gia đình, phần B là thông tin về các thành viên trong hộ, phần C là thông tin về tiếp cận

và sử dụng dịch vụ y tế, phần D về điều kiện sống hộ gia đình, phần E là tài sản cố định và đồ dùng lâu bền, phần F gồm thu nhập và chi tiêu hộ gia đình

Và bộ câu hỏi cá nhân dành cho đối tượng từ 15 –60 tuổi và trên 60 tuổi được lựa chọn ngẫu nhiên bằng phương pháp KISH; bộ câu hỏi này gồm các phần: Phần A là thông tin chung, phần B là tình trạng sức khỏe, phần C là kiến thức

và một số hành vi nguy cơ của bệnh không lây nhiễm, phần D là tiếp cận truyền thông về yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm, phần E về chăm sóc sức khỏe răng miệng, phần F về vốn xã hội, phần G dành riêng cho đối tượng là phụ nữ có con dưới 1 tuổi và phần H đánh giá chức năng dành cho đối tượng từ 60 tuổi trở lên

Trang 24

1.7 Một số đặc điểm của huyện Quốc Oai

- Quốc Oai là một huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi vàđồng bằng, có hai tuyến giao thông trọng yếu chạy qua là đường Láng - Hòa Lạc

và đường Hồ Chí Minh nên có nhiều lợi thế phát triển đô thị và công nghiệp

- Huyện Quốc Oai nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, cách trung tâmthành phố khoảng 20km Phía Đông giáp huyện Đan Phượng, huyện HoàiĐức; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình; phía Nam giáp huyện Chương Mỹ và phíaBắc giáp huyện Thạch Thất và huyện Phúc Thọ

Diện tích: 147, 01 km2

Dân số: trên 1800 nghìn người (năm 2015)

- Quốc Oai hiện có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 Thị trấnQuốc Oai và 20 xã là: Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, ĐôngYên, Liệp Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hương, Thạch Thán,Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách, Tân Hòa, Tân Phú, ĐạiThành, Cộng Hòa, Đông Xuân.[35]

- Tại những xã đô thị hóa nhanh: cơ sở hạ tầng như cải tạo, mở rộngđường, các đô thị mới xung quanh được xây dựng đã thay đổi rất nhiều bộmặt nông thôn trong những năm qua: giao thông nông thôn được cải thiện,diện tích đất nông nghiệp giảm, số lượng hộ gia đình kinh doanh phòng trọtăng, các ngành dịch vụ, xây dựng cơ bản phát triển.Tuy nhiên,Y tế của huyệnmặc dù trong những năm gần đây có nhiều phát triển, nhưng vẫn còn nhữnghạn chế Cán bộ y tế thiếu cả về chất lượng và số lượng; kinh phí đầu tư cho y

tế của huyện còn chưa nhiều, việc kiểm tra, giám sát và quản lý cơ sở y tếtrong và ngoài công lập còn hạn chế [36]

Trang 25

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian, địa điểm, đối tượng nghiên cứu:

2.1.1 Thời gian thu thập số liệu: Tháng 12/2015 đến tháng 4/2016.

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu: tại Huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội.

Hình 2.1 Bản đồ Huyện Quốc Oai

Nghiên cứu thực hiện trên 21 đơn vị hành chính trực thuộc huyện QuốcOai gồm 1 Thị trấn Quốc Oai và 20 xã là: Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch,Tuyết Nghĩa, Đông Yên, Liệp Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, NghĩaHương, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách, TânHòa, Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa, Đông Xuân

Trang 26

2.1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Tiêu chuẩn lựa chọn

•Người trưởng thành trên 15 tuổi đang sinh sống tại địa bàn huyện QuốcOai – Hà Nội và hiện có hút thuốc lá hàng ngày Những trường hợp cóhút thuốc lá nhưng không hút hàng ngày không được chọn vì nhữngtrường hợp này khó nhớ mức chi tiêu cho thuốc lá nên có thể gây nênsai số lớn

- Tiêu chuẩn loại trừ:

•Người từ không có khả năng trả lời phỏng vấn

•Không phỏng vấn được sau 3 lần hẹn gặp

•Người có thời gian đăng kí thường trú, tạm trú dưới 3 tháng

2.2 Phương pháp nghiên cứu.

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu:

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng số liệu thứ cấp

Luận văn này sử dụng một phần số liệu của nghiên cứu “Khảo sát tìnhhình sức khỏe, bệnh tật, yếu tố hành vi nguy cơ, sử dụng dịch vụ và chi phícho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nộinăm 2015”

2.2.3 Cỡ mẫu và chọn mẫu

Cỡ mẫu của nghiên cứu “Khảo sát tình hình sức khỏe, bệnh tật, yếu tốhành vi nguy cơ, sử dụng dịch vụ và chi phí cho các dịch vụ chăm sóc sứckhỏe tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội năm 2015” (nghiên cứu gốc)được tính dựa trên công thức của Tổ chức Y tế thế giới để ước tính một tỷ lệtrong quần thể với độ chính xác tuyệt đối:

Trang 27

Chi tiêu cho thuốc lá Tuổi

Kinh tế

Kiến thức, thái độ

Một số các yếu tố khác

Trong đó:

n = Cỡ mẫu nghiên cứu là số hộ gia đình được khảo sát

Z = 1,96 là mức ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%

P = 3% :là tỷ lệ dự kiến của các hộ gia đình trong huyện phải chịu chiphí thảmhọa, số liệu ước tính từ nghiên cứu trên quốc gia của HMU và WHO

d = 0,01 là độ chính xác mong muốn

Từ công thức trên, tính được n = 1118 Với phương pháp chọn mẫucụm lấy tham số (Design effect) = 2; cộng thêm khoảng 10% kiểm soát tỷ lệkhông đáp ứng nghiên cứu, cỡ mẫu cuối cùng là 2500 hộ gia đình, tươngđương với khoảng 3125 cá nhân trả lời Với tỷ lệ hút lá hàng ngày theo điềutra GATS(2010) là 19,5 %, ước tính có khoảng 610 người trên 15 tuổi và hiệnhút thuốc lá hàng ngày

- Nghiên cứu này chọn mẫu bằng cách lấy toàn bộ các đối tượng trên

15 tuổi và có hút thuốc hàng ngày trong kết quả của nghiên cứu gốc Tổng số

247 đối tượng phù hợp với điều kiện trên 15 tuổi và có hút thuốc hàng ngày

2.2.4 Biến số và chỉ số.

Trang 28

- Mục tiêu 1: Thực trạng chi tiêu cho thuốc lá ở người trưởng thành tại huyện Quốc Oai, Hà Nội, năm 2015.

Biến số,

chỉ số

Loại biến số, chỉ số

Định nghĩa và cách tính

Công cụ thu thập

Số tiền đối tượng nghiên cứu chi trảcho việc mua thuốc lá trong một nămvừa qua

Định nghĩa và cách tính

Công cụ thu thập số liệu

Giới tính Định tính Nam hoặc nữ Bộ câu hỏiTuổi

Địnhtính

Tuổi dương lịch của người trả lờiphỏng vấn

Chỉ chọn những người độ tuổi trên 15 tuổiChia làm các nhóm chính: 15-24,25-44 45-64, trên 65 tuổi

Bộ câu hỏi

Trang 29

Dân tộc

Địnhtính

Dân tộc chỉ một cộng đồng ngườichia sẻ một ngôn ngữ, văn hóa, sắctộc, nguồn gốc, lịch sử

Bộ câu hỏi

Trình độ học

vấn

Địnhtính

Trình độ văn hóa cao nhất mà ngườiđược phỏng vấn đã hoàn thành

Gồm có: tiểu học hoặc thấp hơn,trung học cơ sở, THPT, cao đẳng đạihọc, sau đại học

Bộ câu hỏi

Tình trạng

hôn nhân

Địnhtính

Gồm có các tình trạng: Chưa kết hôn,

đã kết hôn, Góa/ Ly hôn/ Ly thân Bộ câu hỏiNghề nghiệp

Địnhtính

Công việc chính chiếm nhiều thờigian nhất của người trả lời phỏng vấn

Địnhtính

Thu nhập trung bình 1 tháng của đốitượng trong hộ gia đình tính theo thunhập 1 năm gần nhất

Đối tượng được chia thành 5 nhómbằng nhau tăng dần về thu nhậptrung bình: Nhóm nghèo nhất/

Mức độ nghiện thuốc của ngườiđược phỏng vấn được xác định qua

số điếu người đó hút trong một ngày

Có các mức độ (điếu/ngày): nhẹ:

0-Bộ câu hỏi

Trang 30

10, trung bình: 10-20, nặng: trên 20.

2.2.5 Khái niệm, định nghĩa được sử dụng

- Hút thuốc lá hàng ngày: là tình trạng người sử dụng thuốc lá hút ít nhất một

sản phẩm thuốc lá mỗi ngày hoặc gần như mọi ngày trong thời gian một thángtrở lên

- Giá mỗi điều thuốc: được tính bằng cách “lấy giá một bao thuốc chia cho

20”

- Chi tiêu thuốc lá mỗi năm: được tính bằng cách “Số điếu thuốc lá hút mỗi ngày * giá mỗi điếu thuốc* 365”

2.2.6 Thu thập số liệu

2.2.5.1 Công cụ thu thập số liệu

Công cụ thu thập thông tin là bộ câu hỏi phỏng vấn hộ gia đinh và cánhân, được xây dựng sẵn dựa trên việc tham khảo các nghiên cứu trước đó vàxin ý kiến chuyên gia

Bộ câu hỏi gồm có:

• Bộ câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình:

Phần A: Thông tin chung: Từ câu 1 tới câu 13; gồm các thông tin địa

chỉ và cách thức liên lạc với hộ gia đình, xác nhận đồng ý tham gia nghiên cứu, thông tin cuộc phỏng vấn

Phần B: Thông tin về các thành viên trong gia đình: Từ câu B1 tới

B10; gồm các thông tin năm sinh, quan hệ với chủ hộ, giới tính, dân tộc, tôngiáo, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng có BHYT

• Bộ câu hỏi phỏng vấn cá nhân:

Phần C: các câu hỏi C1, C2, C5, C6, C7, C8t, C8g cho biết tình trạng

hút thuốc và chi tiêu cho thuốc lá của đối tượng nghiên cứu

Trang 31

2.2.5.2 Quy trình thu thập số liệu

Bước 1: Tuyển và tập huấn điều tra viên 30 điều tra viên là cán bộ y tế

tại địa phương đã được tuyển chọn và tập huấn về phương pháp điều tra và thực hành điều tra thử trước khi triển khai thu thập thông tin

Bước 2: Thu thập số liệu Điều tra viên tới các hộ gia đình được lựa

chọn Đối với mỗi hộ gia đình vắng mặt, điều tra viên quay lại 3 lần trước khi loại khỏi danh sách và chọn hộ bổ sung

Thời gian trung bình cho thu thập số liệu là khoảng 30 phút đối với mỗi phiếuđiều tra hộ gia đình

Bước 3: Phiếu được mã hóa và kiểm tra ngay tại chỗ để hạn chế bỏ sót

thông tin

Bước 4: Giám sát Nhóm giám sát viên của Trung tâm nghiên cứu hệ

thống y tế trường Đại học Y tế công cộng tổ chức kiểm tra phiếu tập trung tạiTrung tâm Y tế huyện Quốc Oai cùng với các điều tra viên, trả lại nhữngphiếu thiếu số liệu hoặc chưa đạt yêu cầu Bên cạnh đó, phỏng vấn lại khoảng5% số hộ gia đình trong nghiên cứu để đảm bảo tính khách quan

2.2.7 Quản lý, xử lý và phân tích số liệu

Số liệu sau khi kiểm tra và làm sạch sẽ được nhập vào máy tính bằng phần mềm Epidata 3.1 với các tệp QES, REC, và CHK nhằm hạn chế sai số khi nhập liệu

Phân tích số liệu bằng phần mềm thống kê Stata 12.0 Cả thống kê mô

tả và thống kê suy luận được thực hiện Thống kê mô tả với các biến địnhlượng bao gồm trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn; thống kê mô tả biến địnhtính bao gồm tần số và tỷ lệ phần trăm Sử dụng test thống kê Kwallis để xácđịnh sự khác biệt của yếu tố liên quan đến chi tiêu cho thuốc lá Vẽ biểu đồhình chấm nhằm xác định mối tương quan của các yếu tố định lượng và chitiêu cho thuốc lá Mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng để xác định mỗi

Trang 32

liên quan giữa các yếu tố với thực trang chi tiêu cho thuốc lá ở đối tượngnghiên cứu Mức ý nghĩa thống kê p<0,05 được sử dụng.

2.2.8 Sai số và phương pháp khống chế sai số.

- Sai số có thể gặp phải:

+ Sai số do điều tra viên: Điều tra viên bỏ sót câu hỏi khi thu thập thông tin, sử dụng các bước nhảy chưa chính xác, sai số khi ghi chép thông tin, sai số do điều tra viên không hiểu rõ về câu hỏi

+ Sai số do người trả lời phỏng vấn: sai số tự khai báo, sai số nhớ lại, đặc biệt khi hỏi một số thông tin về thu nhập và chi tiêu

+ Sai số trong quá trình nhập liệu và làm sạch số liệu

+ Đối với sai số trong quá trình thu thập số liệu: Giám sát, kiểm tra số liệu tại thực địa

+ Đối với sai số trong quá trình làm sạch số liệu và nhập liệu: Đọc phiếu

và làm sạch trước khi nhập liệu Tạo các tệp check của phần mềm nhập liệu nhằm hạn chế sai số trong quá trình nhập liệu

+ Làm sạch các số liệu bị thiếu và số liệu vô lý trước khi phân tích

2.2.9 Đạo đức nghiên cứu.

Đề cương nghiên cứu được hội đồng của trường Đại học Y Hà Nộithông qua Nội dung vấn đề nghiên cứu đã được thông báo và được lãnh đạonhà trường và được đồng ý

Trang 33

Trong quá trình nghiên cứu, thông tin đối tượng nghiên cứu được bảo

vệ và bí mật Nghiên cứu không gây ra tổn thất nào về sức khỏe, tinh thần haytiền bạc của đối tượng nghiên cứu

Thu thập số liệu theo đúng biểu mẫu, xử lý số liệu bằng phần mềmthống kê đảm bảo tính khách quan cho nghiên cứu

Nghiên cứu của chúng tôi không có bất kỳ mục đích về kinh tế nào

Trang 34

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ

3.1 Thông tin chung về mẫu nghiên cứu

%

Biểu đồ 3 1: Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét:Biểu đồ 3.1 cho thấy phân bố độ tuổi của những người Quốc Oai

trên 15 tuổi có hút thuốc lá hằng ngày, hầu hết trong số họ nằm trong độ tuổi

từ 25 – 34 tuổi (31,6%) và 35 – 44 tuổi (26,3%) Tỷ lệ người dưới 24 tuổi vàtrên 65 tuổi chỉ chiếm 10,9% và 5,3%

Biểu đồ 3 2: Phân bố giới tính của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Biểu đồ 3.2 cho thấy phần lớn những người hút thuốc lá hằng ngày

ở Quốc Oai là nam giới (chiếm 95,1%) Chỉ có một tỷ lệ nhỏ nữ giới chiếm4,9%

Biểu đồ 3 3: Phân bố dân tộc của đối tượng nghiên cứu

Trang 35

Nhận xét: Biểu đồ 3.3 cho thấy dân tộc Kinh chiếm đa số trong số người hút

thuốc lá hằng ngày tại Quốc Oai năm 2015 (83,4%) Có tới gần 1/5 số ngườihút thuốc lá hằng ngày (16,6%) có dân tộc khác (Tày, Mường, Thái)

Biểu đồ 3 4: Phân bố tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu Nhận xét: Biểu đồ 3.4 cho thấy có 80,2% số người hút thuốc lá hằng ngày ở

Quốc Oai năm 2015 là những người đã kết hôn Tỷ lệ chưa kết hôn chiếm16,2% và có 3,6% số người là góa, đang ly hôn hoặc ly thân

%

Biểu đồ 3 5: Phân bố học vấn của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Biểu đồ 3.5 cho thấy ở những người dân Quốc Oai hút thuốc lá

hằng ngày năm 2015, những người có trình độ học vấn cao nhất đã hoànthành là trung học cơ sở là phổ biến nhất chiếm 42,9% Tỷ lệ người có trình

độ cao như trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên chỉ chiếm 16,6%

Trang 36

Bảng 3 1: Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu

*Không bao gồm học sinh và người đã nghỉ hưu

Nhận xét: Bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ công nhân, nông dân, thợ thủ công (69,4%)

chiếm cao nhất trong số những người hút thuốc lá hằng ngày tại Quốc Oainăm 2015 Tỷ lệ người là cán bộ viên chức chỉ chiếm 9,6% và tỷ lệ thấtnghiệp trong số có hút thuốc lá hằng ngày là 1,8%

Biểu đồ 3 6: Phân bố khu vực sống của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Biểu đồ 3.6 cho thấy gần 4/5 số người hút thuốc lá hằng ngày tại

Quốc Oai năm 2015 sống ở đồng bằng (78,5%) Tỷ lệ này ở miền núi chỉ là21,5%

Bảng 3 2: Thu nhập của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Bảng 3.2 cho thấy trung bình một người dân Quốc Oai trong hộ

gia đình có thu nhập trung bình một tháng là 1970,1 nghìn đồng Trong đó,

Trang 37

nếu chia người dân thành 5 phần tăng dần về thu nhập bình quân, thu nhậpcủa nhóm nghèo nhất là 615,9 nghìn đồng (Trung vị: 683,3 nghìn đồng); trongkhi nhóm giàu nhất là 1970,1 nghìn đồng (Trung vị: 1666,7 nghìn đồng).

Biểu đồ 3.7: Phân bố thời gian hút thuốc của đối tượng nghiên cứu Nhận xét: Biểu đồ 3.7 cho thấy có khoảng 1/4 số người trên 15 tuổi đáng hút

thuốc hằng ngày tại Quốc Oai đã hút thuốc được trên 30 năm Còn lại 79,8%hút dưới 30 năm

Ngày đăng: 31/08/2017, 13:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
17. Ngô Văn Toàn (2007), Kiến thức, thái độ và thực hành về hút thuốc là ở học sinh trường phổ thông cơ sở tại Hà Nội năm 2003, Y học thực hành, Y học thực hành Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức, thái độ và thực hành về hút thuốc làở học sinh trường phổ thông cơ sở tại Hà Nội năm 2003, Y học thựchành
Tác giả: Ngô Văn Toàn
Năm: 2007
18. Nguyễn Bá Đức Phạm Hoàng Anh, Bùi Long và công sự (1999), kết quả nghiên cứu bệnh chứng về hút thuốc lá và ung thư phổi. Một số kết quả điều tra về tình hình hút thuốc lá ở Việt Nam và các bệnh có liên quan”, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: kếtquả nghiên cứu bệnh chứng về hút thuốc lá và ung thư phổi. Một sốkết quả điều tra về tình hình hút thuốc lá ở Việt Nam và các bệnh cóliên quan”
Tác giả: Nguyễn Bá Đức Phạm Hoàng Anh, Bùi Long và công sự
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học Hà Nội
Năm: 1999
20. WHO. (2004), Tobacco and Poverty a Vicious Circle. World No Tobacco Day, truy cập ngày-12/3/2016, tại trang web http://www.who.int/tobacco/resources/publications/wntd/2004/en/index.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tobacco and Poverty a Vicious Circle. World NoTobacco Day
Tác giả: WHO
Năm: 2004
23. Sindelar J. L. and Busch S. H.. Wang H. (2006), "The impact of tobacco expenditure on household consumption patterns in rural China”Social Sciences and Medicine", 62(6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: The impact oftobacco expenditure on household consumption patterns in rural China”Social Sciences and Medicine
Tác giả: Sindelar J. L. and Busch S. H.. Wang H
Năm: 2006
25. Bộ Y tế (2002), Tài liệu hướng dẫn truyền thông về tác hại của thuốc lá và hút thuốc thụ động, Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá, , chủ biên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2002
29. Thái Dũng Nam và Nguyễn Thanh Bình Trương Văn Hậu (2014), "Hút thuốc là và ảnh hưởng của nó đến chi tiêu và sức sức khỏe của người dân tại Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ", Viện nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hútthuốc là và ảnh hưởng của nó đến chi tiêu và sức sức khỏe của ngườidân tại Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Tác giả: Thái Dũng Nam và Nguyễn Thanh Bình Trương Văn Hậu
Năm: 2014
32. Vinacosh (2014), CHỦ ĐỀ NGÀY THẾ GIỚI KHÔNG THUỐC LÁ truy cập ngày-15/3/2016, tại trang web http://vinacosh.gov.vn/vi/hoat-dong/ngay-the-gioi-khong-thuoc-la/2014/04/81E210CA/chu-de-nga-y-the-gio-i-khong-thuo-c-la-31-5-2014/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: CHỦ ĐỀ NGÀY THẾ GIỚI KHÔNG THUỐC LÁ
Tác giả: Vinacosh
Năm: 2014
34. Phạm M Thị, Nguyễn TT Hà, Nguyễn S Anh, (2006), Buôn lậu thuốc lá ở Việt Nam. Thực trạng vàgiải pháp, Tạp chí Y học Thực hành. Bộ Y tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Buôn lậu thuốclá ở Việt Nam. Thực trạng vàgiải pháp
Tác giả: Phạm M Thị, Nguyễn TT Hà, Nguyễn S Anh
Năm: 2006
35. Cổng thông tin điện tử Quốc Oai (2016)), Giới thiệu chung về Quốc Oai, Quốc Oai - Hà Nộ, truy cập ngày 12/3/2016, tại trang web http://quocoai.hanoi.gov.vn/home Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu chung về QuốcOai, Quốc Oai - Hà Nộ
Tác giả: Cổng thông tin điện tử Quốc Oai
Năm: 2016
37. Collins D Lightwood J, Lapsley H. et al (2000), "Estimating the costs of tobacco use. In: Jha P, Chaloupka FJ, eds. Tobacco control in developing countries", Oxford University Press, Oxford Sách, tạp chí
Tiêu đề: Estimating the costsof tobacco use. In: Jha P, Chaloupka FJ, eds. Tobacco control indeveloping countries
Tác giả: Collins D Lightwood J, Lapsley H. et al
Năm: 2000
38. Lu B Y Jin S G, Yan D Y. et al (1999), "An evaluation on smoking‐induced health costs in China", Biomed Environ Sci Sách, tạp chí
Tiêu đề: An evaluation on smoking‐induced health costs in China
Tác giả: Lu B Y Jin S G, Yan D Y. et al
Năm: 1999
39. Wang L Sung H Y, Jin S. et al (2006), " Economic burden of smoking in China", Tob Control, 15(5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Economic burden of smokingin China
Tác giả: Wang L Sung H Y, Jin S. et al
Năm: 2006
42. Hoàng Thị Hương Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2013), Thuốc lá- chất độc sau làn khói mê, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuốc lá- chất độcsau làn khói mê
Tác giả: Hoàng Thị Hương Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Năm: 2013
33. Bộ y tế truy cập ngày- 15/3/2016, tại trang web http://www.moh.gov.vn/Pages/Index.aspx Link
16. Bộ y tế và các cộng sự (2010), Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh thiếu niên Việt Nam, chủ biên, Hà Nội Khác
19. John C. Maxwell (2015), Year End &amp; Fourth Quarter 2014 Cigarette Industry Khác
24. Sadan Caliskan (2009), "THE FACTORS THAT AFFECT SMOKING PROBABILITYAND SMOKING EXPENDITURES IN TURKEY&#34 Khác
27. Canada Đại học Y tế Công cộng- HealthBridge (2013), "Chi phí y tế cho 5 nhóm bệnh liên quan đến hút thuốc&#34 Khác
28. G Emmanuel Guindon và Hoàng Văn Kình Nguyễn Thị Thu Hiền, Emily McGirr, Đặng Vũ Trung, Nguyễn Tuấn Lâm, (2010), "Thuế thuốc lá ở Việt Nam&#34 Khác
31. George Gotsadze Mamuka Djibuti, George Mataradze and Akaki Zoidze, (2006), "Influence of household demographic and socio- economic factors on household expenditure on tobacco in six New Independent States&#34 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w