1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KIẾN THỨC, THÁI độ, THỰC HÀNH KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN của NHÂN VIÊN y tế, học VIÊN tại BỆNH VIỆN y học cổ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG và một số yếu tố LIÊN QUAN, năm 2018

82 794 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,65 MB

Nội dung

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢOKIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ, HỌC VIÊN TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN, NĂM 2018 ĐỀ C

Trang 1

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ, HỌC VIÊN TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG

VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN, NĂM 2018

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

Trang 3

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ, HỌC VIÊN TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG

VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN, NĂM 2018

Chuyên ngành : Quản lý bệnh viện

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS TS Nguyễn Đăng Vững

2 TS Trương Anh Thư

HÀ NỘI – 2018

Trang 5

Danh mục hình

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 4

1.1 Nhiễm khuẩn bệnh viện và các biện pháp kiểm soát 4

1.1.1 Một số khái niệm 4

1.1.2 Một số đặc điểm dịch tễ học nhiễm khuẩn bệnh viện 4

1.2 Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế trên thế giới và Việt Nam 19

1.2.1 Trên thế giới 19

1.2.2 Tại Việt Nam 20

1.3 Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế 23

1.4 Khung lý thuyết nghiên cứu kiến thức, thái độ thực hành về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện 28

1.5 Giới thiệu về Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương 29

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2.1 Đối tượng nghiên cứu 32

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 32

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 32

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 32

2.3 Phương pháp nghiên cứu 32

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 32

2.3.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 33

2.4 Biến số, chỉ số nghiên cứu 34

Trang 6

2.8 Đạo đức nghiên cứu 42 Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ 43 3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 43 3.2 Kiến thức, thái độ, thực hành về một số quy định kiểm soát nhiễm khuẩn 45 3.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn 52 Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 56 4.1 Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên, học viên tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, năm 2018 56 4.2 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành của nhân viên, học viên tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, năm 2018 56

DỰ KIẾN KẾT LUẬN 57

DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

Bảng 2.1: Các biến số và chỉ số nghiên cứu 34Bảng 3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 43Bảng 3.2 Đặc điểm phân bố khả năng tiếp cận thông tin và công tác kiểm tra

giám sát thực hiện 44Bảng 3.3 Kiến thức tổng quát của nhân viên y tế đối với một số quy định

trong kiểm soát nhiễm khuẩn 45Bảng 3.4 Kiến thức của nhân viên y tế đối với rửa tay trong kiểm soát nhiễm khuẩn .46Bảng 3.5 Kiến thức của nhân viên y tế đối với Phòng hộ cá nhân trong kiểm

soát nhiễm khuẩn 46Bảng 3.6 Thái độ của nhân viên y tế đối với công tác kiểm soát nhiễm khuẩn 48Bảng 3.7 Tỷ lệ NVYT thực hành đúng và mức độ thường xuyên về rửa tay

trong kiểm soát nhiễm khuẩn 49Bảng 3.8 Tỷ lệ NVYT thực hành đúng và mức độ thường xuyên về phòng hộ

cá nhân trong kiểm soát nhiễm khuẩn 49Bảng 3.9 Tỷ lệ NVYT thực hành đúng và mức độ thường xuyên về xử lý

dụng cụ y tế trong kiểm soát nhiễm khuẩn 50Bảng 3.10 Tỷ lệ NVYT thực hành đúng và mức độ thường xuyên về quản lý

chất thải trong kiểm soát nhiễm khuẩn 50Bảng 3.11 Tỷ lệ NVYT thực hành đúng và mức độ thường xuyên về xử lý đồ

vải trong kiểm soát nhiễm khuẩn 51Bảng 3.12 Liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học với kiến thức KSNK 52Bảng 3.13 Liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học với thái độ về kiểm

soát nhiễm khuẩn 53Bảng 3.14 Liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học với thực hành kiểm

soát nhiễm khuẩn 54Bảng 3.15 Liên quan giữa kiến thức và thực hành về kiểm soát nhiễm khuẩn 55

DANH MỤC HÌNH

Trang 8

Hình 3.2 Tỷ lệ NVYT có thực hành đạt về kiểm soát nhiễm khuẩnkhuẩn 51

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, trên thế giới khoa học kĩ thuật ngày càng tiến bộ, có nhữngbước nhảy vượt bậc trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong y tế Tuy nhiên,trong quá trình thực hiện hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện – nơi trựctiếp diễn ra hoạt động chăm sóc y tế, có thể xảy ra những sai sót, sự cố y khoađối với người bệnh, vấn đề nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là một vấn đềđược quan tâm và thách thức đối với tất cả các nước trên thế giới Theo Tổchức Y tế Thế giới (WHO) năm 2005 mỗi ngày có 247 người tử vong tại Hoa

Kỳ là kết quả của một bệnh nhiễm trùng y tế liên quan [1], [2] Một báo cáo của

Ủy ban châu Âu về an toàn người bệnh ở các nước Liên minh Châu Âu năm

2014 cho biết các sự cố liên quan đến nhiễm trùng y tế liên quan trực tiếp làm

37 000 người chết / năm, tổng số người chết vì sự cố y khoa lên tới 110 000người tử vong/ năm và chi phí cho bệnh viện hơn 5,4 tỷ Euro/ năm [3]

NKBV vẫn còn là vấn đề nan giải ngay cả ở các nước phát triển, rấtnghiêm trọng ở những nước chậm phát triển Năm 2010 tỷ lệ NKBV chiếm66% (97/147) của các nước đang phát triển [4] Theo đánh giá hiện tại tỷ lệnhiễm trùng liên quan- chăm sóc y tế (HCAI) ở các nước thu nhập thấp và thunhập trung bình: 10,1% Ở các nước có thu nhập cao; nhiễm trùng thiết bị liênquan, mật độ lên đến 13 lần cao hơn so với ở Hoa Kỳ [4] Tại các nước đangphát triển, NKBV chiếm tỷ lệ cao do hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn(KSNK) trong bệnh viện chưa tốt, kiến thức và thái độ của nhân viên y tế(NVYT) chưa cao Tại Việt Nam, năm 2014 theo nghiên cứu tại các bệnhviện cho thấy tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện là 2,5% nhiễm trùng vết mổ trênnhững người bệnh có phẫu thuật chiếm từ 2,5% – 8,45% và viêm phổi bệnhviện trên các người bệnh có thở máy từ 40% – 50% [5] Điều này sẽ ảnhhưởng nghiêm trọng tới chính người bệnh, gia đình và xã hội, có thể làm nặng

Trang 10

thêm tình trạng bệnh, tăng tỷ lệ tử vong, tăng chi phí cho y tế đồng thời ảnhhưởng đến uy tín và tăng gánh nặng cho các cơ sở y tế [6] Bên cạnh đó hệthống chăm sóc sức khỏe là vô cùng phức tạp, và đảm bảo cung cấp dịch vụchăm sóc sức khoẻ tốt nhất cho người dân, hạn chế các sự cố về nhiễm khuẩnbệnh viện đòi hỏi sự liên tục, những nỗ lực tập trung của mọi nhân viên y tếtrong chăm sóc sức khỏe Một trong số những nguyên nhân quan trọng gây ratình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện là kiến thức, thái độ, thực hành của nhânviên y tế về kiểm soát nhiễm khuẩn còn hạn chế [7], [8] Vậy nên để góp phầnhạn chế nhiễm khuẩn bệnh viện là bồi dưỡng, cung cấp đầy đủ kiến thức, xácđịnh thái độ đúng và thực hành nghiêm túc các quy định về Kiểm soát nhiễmkhuẩn do Bộ Y tế và các bệnh viện ban hành cho mọi cán bộ nhân viên y tế.Kiến thức, thái độ và thực hành về kiểm soát nhiễm khuẩn có ảnh hưởng rấtlớn trong việc hạn chế nhiễm khuẩn bệnh viện, hạ thấp tỷ lệ nhiễm trùng vết

mổ, tỷ lệ lây chéo trong điều trị, giảm tỷ lệ tử vong và tiết kiệm chi phí điềutrị, chi phí chăm sóc và chi phí cơ hội chung của gia đình và xã hội

Hiện nay, ngoài chức năng khám chữa bệnh và phẫu thuật cho bệnhnhân, bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương còn có chức năng của Việnnghiên cứu Đông y, y dược lâm sàng, đó là tham gia đào tạo bậc học tiến sĩ,chuyên khoa II, chuyên khoa I và các lớp tập huấn, bổ túc ngắn ngày chonhiều đối tượng học viên là bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ của các cơ sở y tế cảnước về đông y Để hạn chế nhiễm khuẩn bệnh viện, ngoài nhân viên củabệnh viện, các học viên cũng là một nhóm đối tượng cần quan tâm Các họcviên có kiến thức đầy đủ, chính xác, họ sẽ có thái độ đúng mức và thực hànhtốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn để hạn chế nhiễm khuẩn bệnh viện khihọc tập tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương và lâu dài sẽ lại góp phầnthực hiện tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện tuyến tỉnhtrong cả nước

Trang 11

Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Kiến thức, thái độ, thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế, học viên tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương năm 2018 và một số yếu tố liên quan.” nhằm 2

mục tiêu:

1 Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên, học viên tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, năm 2018.

2 Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành của nhân viên, học viên tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, năm 2018

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Nhiễm khuẩn bệnh viện và các biện pháp kiểm soát

1.1.1 Một số khái niệm.

Phòng ngừa chuẩn: là tập hợp các biện pháp phòng ngừa cơ bản áp dụng

cho tất cả người bệnh (NB) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KBCB)không phụ thuộc vào chẩn đoán, tình trạng nhiễm trùng và thời điểm chămsóc của NB [9, 10]

Bệnh viện: Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh viện là một bộ phận

của một tổ chức mang tính y học và xã hội, có chức năng đảm bảo cho nhândân được chăm sóc sức khỏe toàn diện cả về y tế, phòng bệnh và chữa bệnh.Công tác điều trị ngoại trú của bệnh viện tỏa tới tận gia đình nằm trong phạm

vi quản lý của bệnh viện Bệnh viện còn là nơi đào tạo cán bộ y tế và nghiêncứu sinh ngành đông y

Nhiễm khuẩn bệnh viện: Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), “nhiễm

khuẩn người bệnh mắc phải trong thời gian điều trị tại bệnh viện và nhiễmkhuẩn đó không phải là lý do nhập viện và/hoặc nhiễm khuẩn xảy ra với ngườibệnh trong bệnh viện hoặc cơ sở y tế khác mà nhiễm khuẩn này không hiện diệnhoặc không trong giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện Nhiễm khuẩn bệnhviện thường xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi người bệnh nhập viện” [11]

Mật độ nhiễm khuẩn bệnh viện: là số ca mắc nhiễm khuẩn bệnh viện

trong một đơn vị thời gian (tính bằng ngày) [9]

1.1.2 Một số đặc điểm dịch tễ học nhiễm khuẩn bệnh viện

1.1.2.1 Tình hình NKBV trên thế giới và Việt Nam

Các nghiên cứu quy mô vùng, quốc gia và liên quốc gia của các nước

và Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận tỷ lệ NKBV từ 3,5% đến 10% người bệnhnhập viện Tại các nước đang phát triển, tỷ lệ NKBV từ 5-15% và tỷ lệ

Trang 13

NKBV tại các khoa hồi sức cấp cứu từ 9-37% Tại Anh quốc: có trên100.000 người bệnh NKBV/năm làm tăng 25 triệu ngày điều trị tại bệnh viện.Tại Mỹ: tỷ lệ NKBV chung chiếm 4,5% người bệnh nhập viện (2002), có gần100.000 người bênh tử vong liên quan tới NKBV Ngày điều trị trung bìnhcho một người bệnh nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc y tế lên tới 17,5ngày và chi phí hàng năm để giải quyết hậu quả NKBV lên tới 6,5 tỷ US(2004) [12], [13], [14], [15].

Tình hình NKBV tại Việt Nam chưa được xác định đầy đủ do có ít tàiliệu và giám sát về NKBV được công bố Đến nay đã có ba cuộc điều tra cắtngang mang tính khu vực do Vụ Điều trị Bộ Y tế (nay là Cục Quản lý khám,chữa bệnh) đã thực hiện Ngoài ra, các số liệu điều tra tỷ lệ NKBV hiện mắccủa các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh đều ghi nhận tỷ lệ NKBV chung từ 4,2-8,1% [16], [17], [16], [18] Xem bảng 1 dưới đây:

Bảng 1.1 Tỷ lệ NKBV hiện mắc tại một số bệnh viện Việt Nam.

2013 Bệnh viện Xanh Pôn Hà nội Thực trạng NKBV tại

các khoa lâm sang 2013 (n=414)

8,4

Trang 14

1.1.2.2 Các tác nhân vi sinh vật

Tất cả mọi vi sinh vật đều có thể là tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnhviện: Vi khuẩn, virut, nấm, ký sinh trùng Trong đó vi khuẩn là tác nhân gâybệnh phổ biến nhất

1.1.2.3 Nguồn truyền nhiễm

Có nhiều nguồn lây nhiễm ở trong các cơ sở y tế (CSYT) ví dụ như:nguồn lây từ môi trường (không khí, nước, xây dựng), bệnh nhân, từ các hoạtđộng khám và chữa bệnh (thủ thuật xâm nhập và phẫu thuật, dụng cụ và thiết

bị, hóa trị liệu )

Từ môi trường

Các tác nhân gây bệnh có thể gặp trong môi trường (không khí, nước,

bề mặt vật dụng xung quanh người bệnh) như nấm vi khuẩn hoặc các loại virút và các ký sinh trùng

Từ người bệnh

Các yếu tố từ người bệnh làm thuận lợi cho NKBV gồm tuổi, tình trạngsức khỏe và phương pháp điều trị được áp dụng Nguy cơ có thể được phânloại theo 3 mức độ khác nhau: nguy cơ mức độ thấp, trung bình và mức độcao Các người bệnh có nguy cơ thấp khi không có dấu hiệu bệnh quan trọng,

hệ miễn dịch không bị ảnh hưởng và không phải điều trị can thiệp Tình trạngsức khỏe kém, đặc biệt là tuổi cao các đáp ứng miễn dịch tế bào và miễn dịchdịch thể bị suy giảm; trẻ em có hệ thống đáp ứng miễn dịch chưa hoàn chỉnh,sức chịu đựng stress kém vì thế sức đề kháng với vi khuẩn yếu nên xuất hiệnmột nguy cơ toàn thân Ngoài ra người bệnh cao tuổi dễ mắc bệnh còn liênquan đến tình trạng dinh dưỡng kém

Hơn nữa, người bệnh nặng dẫn đến tình trạng tăng trao đổi chất, khảnăng miễn dịch suy yếu, khả năng chống lại các VSV ngoại sinh giảm và VSVnội sinh phát triển mạnh hơn Một số yếu tố khác cũng góp phần NKBV như

Trang 15

tình trạng người bệnh khi nhập viện (cấp tính hay không cấp tính), thời giannằm viện, giới tính, khả năng khử nhiễm chọn lọc của ống tiêu hóa và các nguy

cơ này mang tính độc lập với mỗi loại nhiễm khuẩn Nguy cơ cao NKBV cũngxảy ra trên những người bệnh thay tạng, ung thư hoặc nhiễm khuẩn do suygiảm miễn dịch ở người nhiễm HIV, người bệnh tổn thương hệ miễn dịch,người bệnh đa chấn thương hoặc bỏng nặng và người bệnh thường xuyên phảiđiều trị can thiệp

Từ hoạt động chăm sóc và điều trị

Do sử dụng các dụng cụ, thiết bị xâm nhập:

Khi sử dụng các thiết bị xâm nhập như đặt nội khí quản, máy trợ hôhấp, nội soi thăm dò, dẫn lưu sau mổ, đặt cathete tĩnh mạch trung tâm, dẫnlưu tiết niệu , tất cả các điều trị can thiệp đó đã phá vỡ cơ chế bảo vệ tựnhiên của cơ thể là ngăn cản sự xâm nhập và tấn công của các VSV gây bệnh

và luôn được xem là có nguy cơ cao Tỷ lệ các NKBV liên quan đến quy trìnhđiều trị xâm nhập hoặc dụng cụ xâm nhập chiếm xấp xỉ 80% tổng số nhiễmkhuẩn trong bệnh viện

Nhiễm khuẩn liên quan đến thiết bị xâm nhập đã được các tác giả mô tảnhiều trong các công trình nghiên cứu, và thời gian sử dụng các thiết bị càngkéo dài thì nguy cơ đối với tất cả các nhiễm khuẩn càng tăng, đặc biệt lànhiễm khuẩn huyết và tỷ lệ tử vong cao thường tập trung trên người bệnh bịnhiễm khuẩn phổi và nhiễm khuẩn huyết

Từ việc sử dụng kháng sinh không thích hợp

Tình trạng kháng thuốc của trực khuẩn Gram (-) gây NKBV ngày cànggia tăng và phổ biến ở tất cả các khoa điều trị trong bệnh viện và tình trạng đakháng thường xảy ra với các kháng sinh thuộc nhóm quinolon, cephalosporinthế hệ 3 và aminoglycosid Sự bùng nổ ngày càng nhiều chủng trực khuẩn mủ

xanh và A.baumannii đa kháng kháng sinh ở trong và ngoài khoa điều trị tích

Trang 16

cực đang là vấn đề thường xuyên được đề cập tới ngày càng nhiều ở hầu hếtcác nghiên cứu gần đây.

Khi sử dụng kháng sinh không hợp lý sẽ làm tăng chủng kháng thuốc

do có sự phối hợp chọn lọc tự nhiên và thay đổi các thành phần gen khángthuốc của vi khuẩn Kháng kháng sinh xuất phát điểm từ các cơ sở y tế, sau

đó lan rộng ra cộng đồng và vi khuẩn kháng thuốc trở thành căn nguyên củakhoảng 70% các NKBV Tỷ lệ mắc và tử vong do NKBV có liên quan đến vikhuẩn kháng thuốc đã làm tăng đáng kể các loại chi phí

Ngăn ngừa sự bùng phát và lây lan của các vi khuẩn kháng thuốc sẽhạn chế được ảnh hưởng bất lợi và tốn kém Việc quản lý và sử dụng khángsinh thích hợp như lựa chọn thuốc, liều dùng trong quá trình điều trị và giámsát thường xuyên tính kháng kháng sinh sẽ hạn chế được tốc độ kháng thuốccủa vi khuẩn

- Do chưa tuân thủ các quy định phòng ngừa nhiễm khuẩn của NVYTnhư tuân thủ vệ sinh tay còn thấp, sử dụng chung găng tay, xử lý các dụng cụ y

tế để dùng lại đặc biệt là các dụng cụ nội soi chưa đúng quy định [9]

1.1.2.4 Các yếu tố trung gian truyền bệnh

Môi trường bệnh viện bao gồm: không khí, nguồn nước, bề mặt, rácthải… Môi trường bệnh viện vừa là nguồn chứa tác nhân vừa là yếu tố trunggian lan truyền tác nhân gây NKBV

Không khí bệnh viện là môi trường dễ bị ô nhiễm Tính chất vi sinh vậttrong không khí thay đổi theo từng địa điểm, theo từng bệnh viện, theo mật độbệnh nhân điều trị, mật độ nhân viên trong buồng bệnh và thời tiết Một số visinh vật gây bệnh có thể có mặt trong không khí bệnh viện như tụ cầu vàng, liêncầu, trực khuẩn mủ xanh, vi khuẩn đường ruột, vi khuẩn lao, vi rút cúm [19]

Trang 17

Nguồn nước bệnh viện vừa là nguồn chứa, vừa là yếu tố trung gian làmlan truyền tác nhân gây NKBV Một số vi sinh vật thường gặp gây ô nhiễmnguồn nước gồm: vi khuẩn đường ruột, trực khuẩn mủ xanh, nấm men và một

số tác nhân khác

Dụng cụ y tế có thể nhiễm vi sinh vật gây bệnh do tiệt khuẩn khôngđúng qui trình, để quá thời hạn sử dụng hoặc dụng cụ được sử dụng nhiều lần

Vi sinh vật có trên dụng cụ y tế thường có nguồn gốc từ không khí, nước hoặc

từ bàn tay NVYT Việc thực hiện thủ thuật xâm lấn tạo điều kiện cho tác nhângây bệnh trên dụng cụ y tế xâm nhập vào cơ thể người bệnh

Chất thải bệnh viện là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn cư trú, phát triển vàgây ô nhiễm Tuy nhiên ngoài chất thải sắc nhọn có khả năng làm lan truyền tác nhângây bệnh theo đường máu, chưa có bằng chứng chứng minh chất thải khác trongbệnh viện có khả năng làm lan truyền tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện [20]

1.1.2.5 Phương thức lây truyền nhiễm khuẩn bệnh viện

Vi sinh vật lây truyền từ người bệnh, nhân viên y tế hoặc từ ổ chứatrong môi trường có thể lây truyền đến đối tượng cảm thụ bằng nhiều cáchkhác nhau, nhưng có thể chia thành 3 cách chủ yếu sau:

- Lây truyền theo đường không khí

Vi sinh vật gây bệnh có thể xâm nhập cơ thể theo đường không khí quagiọt nhỏ có kích thước < 5 µm (các giọt này còn gọi là giọt hô hấp), gây bệnhlao, sởi, SARS…Các giọt nhỏ phát sinh khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc khican thiệp hô hấp hỗ trợ (thở máy, hút đờm), sau đó chúng bay ra môi trườngxung quanh, lơ lửng trong không khí và có thể bay rất xa, trong khoảng thờigian dài Nếu chúng ta hít phải, nó có thể đi sâu vào trong phổi và gây bệnh

Do đó tác nhân gây bệnh có thể lan truyền trong phạm vi rộng lớn, có thể gặptrong tất cả các khoa phòng của bệnh viện và hình thành các vụ dịch nhiễmkhuẩn bệnh viện

Trang 18

- Lây truyền qua giọt bắn

Lây truyền qua đường giọt bắn là cách lây truyền khi bị bắn các giọtbắn có kích thước ≥ 5μm vào các bộ phận cơ thể Các giọt bắn có kích thước

≥ 5μm chứa tác nhân gây bệnh, phát sinh ra khi người bệnh ho, hắt hơi, nóichuyện và bắn vào kết mạc, niêm mạc mũi, miệng của người tiếp xúc Các tácnhân gây bệnh chứa trong giọt bắn có thể truyền bệnh từ người sang ngườivới khoảng cách ngắn (<1m)

- Lây truyền theo đường tiếp xúc

Tác nhân gây bệnh từ bệnh nhân hoặc nhân viên y tế lây truyền đến đốitượng cảm nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua phương tiện trunggian như bàn tay nhân viên y tế, dụng cụ y tế Đây là con đường chủ yếu cáctác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện

Lây truyền theo đường tiếp xúc là phương thức lây truyền quan trọng

và phổ biến nhất Để phòng ngừa lan truyền tác nhân gây bệnh theo đườngtiếp xúc, nhân viên y tế cần áp dụng các biện pháp dự phòng cơ bản, tuân thủ

vệ sinh tay đúng quy định, thực hiện đúng quy trình chăm sóc, điều trị bệnhnhân, thực hiện khử khuẩn,tiệt khuẩn dụng cụ y tế đúng quy cách, làm tốtcông tác vệ sinh bề mặt môi trường và quản lý chất thải sắc nhọn

1.1.2.6 Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn bệnh viện

- Thủ thuật xâm lấn

Những người bệnh phải trải qua các thủ thuật xâm nhập như: phẫuthuật, thông khí phổi, đặt ống tiểu và những bệnh nhân có catheter tĩnh mạchdài ngày để hồi sức, lọc máu có nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cao hơnnhững người bệnh khác Người bệnh lọc máu chu kỳ có nguy cơ cao bị nhiễmbởi quá trình can thiệp vào mạch máu trong thời gian dài Trong môi trường

Trang 19

có nhiều người bệnh được lọc máu, cơ hội lặp đi lặp lại dễ lây truyền tác nhânlây nhiễm từ người sang người, trực tiếp hay gián tiếp thông qua thiết bị, vật

tư, bề mặt môi trường ô nhiễm, đặc biệt qua bàn tay của nhân viên y tế khôngđược vệ sinh tay đúng quy định

Nghiên cứu tại Hoa kỳ cho thấy 97% nhiễm khuẩn tiết niệu xuất hiện ởngười bệnh đặt ống thông tiểu, 87% nhiễm khuẩn huyết xuất hiện ở nhữngngười bệnh đặt nội khí quản tĩnh mạch trung tâm, 83% nhiễm khuẩn phổi liênquan đến thông khí nhân tạo

Tại Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Vụ điều trị - Bộ Y tế, nhữngngười bệnh phẫu thuật có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện cao hơn 2,4lần so với người bệnh không phẫu thuật Người bệnh có đặt ống thông tiểunguy cơ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện cao hơn 12 lần, thông khí hỗ trợ nguy cơnhiễm khuẩn bệnh viện cao hơn 15 lần so với những người không làm thủthuật đó

- Tình trạng bệnh và suy giảm sức đề kháng

Những người bệnh nhập viện trong tình trạng nặng, đa chấn thương,mắc bệnh hô hấp mạn tính, bỏng nặng hoặc mắc bệnh về thần kinh có nguy

cơ cao mắc nhiễm khuẩn bệnh viện

Những người bệnh mắc bệnh mạn tính nặng, nhiều tuổi, suy dinhdưỡng, suy giảm miễn dịch hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài, khảnăng đáp ứng miễn dịch bị suy yếu, giảm khả năng chống đỡ với tác nhân gâybệnh cả nội sinh và ngoại sinh, do đó dễ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện hơnnhững bệnh nhân khác

Việc sử dụng kháng sinh tùy tiện làm tăng tính kháng kháng sinh của vikhuẩn Những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn kháng kháng sinh phảikéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí cho chăm sóc và tỷ lệ tử vong cao hơn

Trang 20

1.1.2.7 Các nội dung chính của kiểm soát nhiễm khuẩn.

Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn bao gồm vệ sinh tay, sử dụngphương tiện phòng hộ cá nhân, vệ sinh hô hấp, vệ sinh khi ho, sắp xếp NB, tiêm

an toàn, phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn, vệ sinh môi trường, xử lý dụng

cụ, quản lý chất thải y tế và các tiêu chuẩn về xử lý đồ vải [9, 10, 21, 22]

Vệ sinh tay (VST) là biện pháp chính để giảm nhiễm trùng Mặc dù

hành động này là đơn giản, theo các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe là vấn

đề toàn thế giới Theo cập nhật gần đây dịch tễ học về tuân thủ VST, nó làphương pháp tiếp cận mới đã được chứng minh có hiệu quả và an toàn bệnhnhân toàn cầu VST có ý nghĩa rất lớn trong công tác chăm sóc NB [1], [23].Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn bao gồm vệ sinh tay, sử dụngphương tiện phòng hộ cá nhân, vệ sinh hô hấp, vệ sinh khi ho, sắp xếp NB, tiêm

an toàn, phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn, vệ sinh môi trường, xử lý dụng

cụ, quản lý chất thải y tế và các tiêu chuẩn về xử lý đồ vải [9, 10, 21, 22]

Vệ sinh tay (VST) là biện pháp chính để giảm nhiễm trùng Mặc dù

hành động này là đơn giản, theo các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe là vấn

đề toàn thế giới Theo cập nhật dịch tễ học về tuân thủ VST gần đây, nó làphương pháp tiếp cận mới đã được chứng minh có hiệu quả và an toàn bệnhnhân toàn cầu VST có ý nghĩa rất lớn công tác chăm sóc NB [1], [23]

Trang 21

VST của NVYT đóng vai trò rất quan trọng trong công tác chăm sóc

NB VST theo năm thời điểm khi chăm sóc NB [9, 10, 21, 25] theo khuyếncáo Tổ chức Y tế Thế giới (sơ đồ 1) và các quy trình VST của Bộ Y tế

- Tuân thủ các thời điểm vệ sinh tay :

Hình 1.1: Các thời điểm vệ sinh tay khi chăm sóc NB (WHO 2005)

Ngoài ra các hoạt động sau cũng cần VST: Khi chuyển chăm sóc từ nơinhiễm sang nơi sạch trên cùng NB, sau khi tháo găng

Thực hiện kỹ thuật VST theo Quy trình VST của Bộ Y tế [10, 25]

- Thực hiện kỹ thuật VST với nước và xà phòng khi tay nhìn thấy vấybẩn bằng mắt thường hoặc sau khi tiếp xúc với máu và dịch tiết

- VST bằng dung dịch có chứa cồn khi tay không thấy bẩn bằng mắt thường

- Phải đảm bảo tay luôn khô hoàn toàn trước khi bắt đầu hoạt độngchăm sóc NB

Các phương tiện thực hiện vệ sinh tay

- Thùng đựng khăn

- Lavabo sạch, vòi nước, nước rửa bình thường

- Xà phòng, cồn khử khuẩn, dung dịch khử khuẩn nhanh

- Khăn lau khô sạch

1 Trước khi tiếp xúc với NB

2 Trước khi làm thủ thuật vô trùng

3 Sau khi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể

4 Sau khi tiếp xúc NB

5 Sau khi đụng chạm vào những vùng xung quanh NB

Trang 22

Để hạn chế rủi ro của NVYT trước bất kỳ hoạt động chăm sóc sức khỏenhư tiếp xúc với hoá chất hoặc các bề mặt bị ô nhiễm thì họ đều thực hiệnthói quen mang đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân [10].

Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân

Phương tiện phòng hộ cá nhân bao gồm: găng tay, khẩu trang, áochoàng, tạp dề, mũ, mắt kính/mặt nạ và ủng hoặc bao giày [9, 10, 21]

Mục đích sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân là để bảo vệ NVYT,

NB, người nhà NB và người thăm bệnh khỏi nguy cơ lây nhiễm và hạn chếphát tán mầm bệnh ra môi trường bên ngoài [10]

Nguyên tắc sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân [10] là phải tùythuộc mục đích sử dụng Mang phương tiện phòng hộ khi dự kiến sẽ làm thaotác có dính máu, dịch tiết vào cơ thể

Loại phương tiện và trình tự mang tùy thuộc mục đích và tình huống sửdụng Trước khi rời buồng bệnh, cần tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân

và vệ sinh tay Khi tháo bỏ cần chú ý tháo phương tiện bẩn nhất ra trước[10]

Sử dụng găng

Nhiễm khuẩn do chăm sóc y tế có thể dễ dàng lây truyền trực tiếp quabàn tay của NVYT hoặc qua vật dụng khác như thiết bị y tế…

Sử dụng găng trong các trường hợp sau:

+ Mang khi chạm vào máu, dịch cơ thể, tiết, chất thải, màng nhầy.+ Thay đổi những hoạt động chăm sóc trên cùng một NB, sau khi tiếpxúc với vật dụng xung quanh NB có khả năng lây nhiễm

+ Hủy bỏ găng sau khi sử dụng, trước khi chạm các vật không bị ônhiễm, các bề mặt và trước khi chuyển sang NB khác

+ Thực hiện VST ngay lập tức sau khi loại bỏ găng

+ Mang găng vô khuẩn trong quá trình làm thủ thuật vô khuẩn, phẫu thuật.+ Mang găng sạch trong các thao tác chăm sóc, điều trị không đòi hỏi

vô khuẩn và dự kiến tay nhân viên y tế có thể tiếp xúc với máu, chất tiết, chất

Trang 23

bài tiết, các màng niêm mạc và da không nguyên vẹn của NB hoặc khi da tayNVYT bị bệnh hoặc trầy xước.

Mang găng khi NVYT làm vệ sinh, thu gom chất thải, đồ vải, xử lýdụng cụ y tế và các dụng cụ chăm sóc NB

Tuân thủ đúng quy trình mang găng và tháo găng [9, 10, 21]

Sử dụng khẩu trang

Mang khẩu trang y tế khi:

+ Dự kiến sẽ bắn máu dịch tiết vào mặt mũi trong khi chăm sóc NB.+ Khi làm việc trong khu phẫu thuật hoặc trong các khu vực đòi hỏi vôkhuẩn khác

+ Khi chăm sóc NB có nghi nghờ hoặc mắc nhiễm khuẩn đường hô hấphoặc khi NVYT đang có bệnh đường hô hấp [9, 10]

Sử dụng các phương tiện che mặt và mắt

Mang kính bảo hộ, mạng che mặt khi làm các thủ thuật có nguy cơ bắn tóemáu và dịch vào mắt như: đở đẻ, phá thai, đặt nội khí quản, hút dịch, nhổ răng

Không sờ vào mặt trước và tay áo Tháo dây cổ, dây eo, kéo áo choàng

từ mỗi vai hướng về phía tay cùng bên, cho mặt ngoài vào trong, đưa áochoàng xa cơ thể, cuộn lại và bỏ vào thùng chất thải lây nhiễm

Thực hiện vệ sinh hô hấp

Thực hiện vệ sinh hô hấp có ý nghĩa rất lớn trong công tác chăm sócngười bệnh và hạn chế sự lây lan mầm bệnh nhất là khi có đại dịch xảy ra nhưSARS…( )

Cơ sở KBCB có kế hoạch quản lý tất cả các NB có các triệu chứngđường hô hấp trong giai đoạn có dịch

Trang 24

Tại khu vực tiếp nhận bệnh cần có hệ thống cảnh báo và hướng dẫn đểphân luồng NB có các triệu chứng về đường hô hấp.

Mọi NB có các triệu chứng về đường hô hấp đều phải tuân thủ theo cácquy tắc về vệ sinh hô hấp và vệ sinh khi ho

+ Che miệng mũi bằng khăn và bỏ khăn trong thùng chất thải hoặc giặtlại nếu tái sử dụng, vệ sinh tay ngay sau đó Dùng mặt trong khuỷu tay để chenếu không có khăn, không dùng bàn tay

+ Mang khẩu trang y tế

+ Vệ sinh tay ngay sau khi tiếp xúc với chất tiết

+ Đứng hay ngồi cách xa người khác khoảng 1 mét

Sắp xếp người bệnh thích hợp

Nên sắp xếp NB không có khả năng kiểm soát chất tiết, chất bài tiết,dịch dẫn lưu vào phòng riêng (đặc biệt là trẻ em có bệnh đường tiêu hóa).Dựa trên nguyên tắc là đường lây truyền của tác nhân gây bệnh, yếu tố nguy

cơ lây truyền bệnh và khả năng mắc NKBV

Xử lý dụng cụ y tế

Thiết bị chăm sóc bệnh nhân có thể góp phần rất lớn vào NKBV Đặcbiệt những thiết bị liên quan chăm sóc trực tiếp NB như tại khoa Hồi sức tíchcực hay những thiết bị được sử dụng hằng ngày thăm khám NB như nhiệt kế,ống nghe Chúng ta tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Dụng cụ tái sử dụng đều được xử lý trước khi sử dụng cho NB khác

- Làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ theo điều 3 Thông tư 18 vềhướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

Trang 25

+ Dụng cụ tiếp xúc với mô vô trùng, mạch máu (nguy cơ cao) cần phảitiệt khuẩn, không ngâm khử khuẩn.

- Nhân viên khi xử lý dụng cụ cần mang phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp

Tiêm an toàn và phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn

Tiêm là một trong những thủ tục chăm sóc sức khỏe phổ biến nhất trongcác cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hiện nay [9, 10]

Tiêm an toàn có ý nghĩa rất lớn hạn chế rủi ro lây truyền mầm bệnh choNVYT qua đường máu như viêm gan B, C và HIV Do đó NVYT tuân thủnhững quy định sau:

+ Đào tạo cập nhật các kiến thức về tiêm an toàn cho NVYT

+ Cung cấp đầy đủ các phương tiện tiêm thích hợp (xe tiêm, bơm kimtiêm, kim lấy thuốc, cồn sát khuẩn tay, hộp đựng vật sắc nhọn…)

+ Giảm số lượng mũi tiêm không cần thiết Sử dụng thuốc bằng đườnguống khi có thể, lấy bệnh phẩm tập trung để tránh lấy máu nhiều lần

+ Áp dụng các biện pháp thực hành tiêm an toàn để phòng ngừa tai nạnrủi ro nghề nghiệp

+ Thực hành thủ thuật phẫu thuật an toàn

+ Quản lý chất thải sắc nhọn theo đúng Quyết định 43 Bộ Y tế [26].+ Tuân thủ quy trình báo cáo theo dõi và điều trị sau phơi nhiễm

+ Khuyến khích mọi NVYT tiêm phòng vacxin viêm gan B

Xử lý đồ vải :

Xử lý đồ vải tại các cơ sở y tế [9, 10]:

- Tuân thủ nguyên tắc xử lý đồ vải, giảm tối thiểu việc giũ đồ vải đểtránh lây nhiễm vi sinh vật

- Phân loại đồ vải để thu gom và cho vào túi riêng, giặt riêng và chuyểnxuống nhà giặt trong ngày và thu gom thành hai loại và cho vào túi riêng biệt

- Không đánh dấu đồ vải của NB HIV/AIDS để phân loại và giặt riêng

- Không giũ tung đồ vải khi thay đồ vải hoặc khi đến giao nhận đồ vải

- Không để đồ vải bẩn xuống sàn nhà hoặc để sang giường bên cạnh

Trang 26

- Không để đồ vải sạch lẫn với đồ vải bẩn trên cùng một xe khi vận chuyển.

- Xe đựng đồ vải phải kín, phải giặt sạch sau mỗi lần chứa đồ vải bẩn

- Người thu gom đồ vải phải mang găng vệ sinh, tạp dề, khẩu trang

- Đồ vải được giặt theo các quy trình khác nhau tùy theo mức độ lây nhiễm

- Đồ vải sạch cần được bảo quản có đầy đủ giá kệ hoặc trong tủ sạch

Xử lý môi trường

Xử lý môi trường tại các cơ sở y tế [9, 10]:

- Môi trường sạch là điều kiện bắt buộc cho các tiêu chuẩn tốt về vệ sinh và

vô khuẩn Hàng ngày làm sạch và khử khuẩn các bề mặt dễ bị nhiễm vi sinh vậtnhư các vật dụng xung quanh NB như thành giường, tủ đầu giường, và các vậtdụng thường xuyên sờ vào như tay nắm cửa, vật dụng trong nhà vệ sinh

- Làm vệ sinh môi trường khoa phòng sớm trước giờ khám bệnh chữa bệnh

- Cần kiểm tra hóa chất và nồng độ hóa chất sử dụng trong vệ sinh làm sạch

- Cần chú ý làm sạch và khử khuẩn đồ chơi của trẻ em

- Tuân thủ đúng nguyên tắc làm vệ sinh từ vùng có nguy cơ thấp đếnvùng có nguy cơ cao, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài

Quản lý chất thải

Quản lý chất thải tại các cơ sở y tế theo quy định của Bộ Y tế [27]:

- Xây dựng quy trình thu gom và quản lý chất thải theo Quy chế Quản lýchất thải rắn [26], phù hợp với tình hình thực tế của bệnh viện

- Chất thải y tế phải được thu gom, xử lý và tiêu hủy an toàn, cần đặcbiệt quan tâm xử lý an toàn chất thải sắc nhọn

- Phải phân loại chất thải ngay tại nguồn phát sinh chất thải: chất thải rắn

Y tế phải phân loại riêng theo từng nhóm và từng loại đúng quy định

- Đặt thùng, hộp đựng chất thải phải gần nơi chất thải phát sinh

- Vận chuyển rác thải từ các khoa phòng ít nhất một lần/ngày và khi cần.Thời gian lưu giữ không quá 48 giờ Lưu giữ chất thải trong nhà bảo quảnlạnh hoặc thùng lạnh có thể đến 72 giờ

Trang 27

- Phải quy định đường vận chuyển và giờ vận chuyển chất thải Tránhvận chuyển chất thải qua các khu vực chăm sóc NB và các khu vực sạch khác.Vận chuyển rác bằng xe chuyên dụng, không được làm rơi vãi chất thải nướcthải và phát tán mùi hôi trong quá trình vận chuyển.

- Có nơi lưu giữ riêng chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường

Có hệ thống cống thoát nước tường và nền chống thấm thông khí tốt

1.1.2.8 Các biện pháp dự phòng nhiễm khuẩn bệnh viện

Nguyên tắc cơ bản của dự phòng và kiểm soát NKBV là: loại bỏ vàcách ly nguồn lây nhiễm, ngăn chặn đường lan truyền VK, tăng cường sức đềkháng của người bệnh

- Tổ chức dự phòng tại các cơ sở y tế

- Tuyên truyền, đào tạo

- Rà soát lại các quy trình, trang bị, vị trí có nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn

- Ra các quy chế về kiểm soát nhiễm khuẩn

- Cung cấp các trang thiết bị, dung dịch khử khuẩn

- Tổ chức giám sát việc thực hiện

- Nâng cao sức đề kháng của bệnh nhân

1.2 Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế trên thế giới và Việt Nam.

1.2.1 Trên thế giới

Trong một nghiên cứu tác giả Barikani cùng các cộng sự năm 2012 trên

148 sinh viên y khoa Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức đạt 6,8 ± 2,1 (tốiđa10 điểm), thái độ 16,6 ± 4,2 (tối đa 20 điểm) Kiến thức của sinh viên ykhoa năm thứ 7 cao hơn so sinh viên năm thứ 6 (p<0,021) Kết quả kiến thức

về “rửa tay sau khi tiếp xúc ngẫu nhiên với máu, dịch tiết và các vật bẩn” caonhất (100%), trong khi đó tỷ lệ thấp nhất câu trả lời đúng “rửa tay trước vàsau khi sử dụng găng tay” (50,8%) Kiến thức “mang găng khi tiếp xúc vớimàng nhầy và da không còn nguyên vẹn” là (90,5%) và thái độ đối với “mang

Trang 28

găng khi tiếp xúc với màng nhầy và da không còn nguyên vẹn” và “đeo kínhbảo vệ mắt” tương ứng là (91,2% và 87,2%) Liên quan đến thái độ, tỷ lệ thấpnhất các câu trả lời đúng được thể hiện trong “rửa tay trước và sau khi sửdụng găng tay” (40,5%) [28].

Theo Amoran và cộng sự năm 2013 [29] khảo sát 150 NVYT bao gồm

50 bác sĩ, 50 điều dưỡng và 50 hộ lý Tỷ lệ bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý: cho rằngbiện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn có tác dụng bảo vệ tương ứng là (58%,72%, 12%); bắt buộc tương ứng là (32%, 60%, 6%); tốn kém (16%, 14%,74%) và không cần thiết (14%, 2%, 26%)

Kết quả nghiên cứu về kiến thức và kỹ năng phòng ngừa chuẩn củaAmin và cộng sự năm 2013 [30], trên 251 sinh viên cho thấy điểm số kiếnthức của các sinh viên trên tất cả các lĩnh vực đều thấp Chỉ có 67 sinh viên(chiếm 26,7%) có điểm số ≥ 24 điểm (số điểm kiến thức thấp nhất chấp nhậnđược) Trong đó có 22,2% sinh viên năm thứ 4; 20,5% sinh viên năm thứ 5 và36,8% sinh viên năm thứ 6 Kiến thức về chấn thương do vật sắc nhọn,phương tiện phòng hộ cá nhân và chăm sóc sức khỏe thì có điểm cao nhất,chủ yếu là do họ tự học và thực hành Phần lớn các sinh viên tin tưởng rằngviệc dạy và đào tạo hiện tại không đủ cung cấp cho họ các kiến thức cần thiết

và kỹ năng liên quan [30]

1.2.2 Tại Việt Nam

Năm 2017, Nguyễn Đức Huệ và các cộng sự khi nghiên cứu hiệu quảcan thiệp về kiến thức và thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tếtại các cơ sở răng hàm mặt công lập tuyến quận, huyện của Thành phố Hồ ChíMinh Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng được thực hiện nhằmđánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp nâng cao kiến thức, thực hànhcủa nhân viên y tế (NVYT) về KSNK chuyên ngành nha khoa tại 6 cơ sở rănghàm mặt (RHM) tuyến quận của thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 Kết quảcho thấy: sau một năm can thiệp, ở nhóm can thiệp, tỷ lệ NVYT có kiến thứcđúng về các bệnh có nguy cơ lây nhiễm nha khoa tăng từ 71,4% lên 95,0%

Trang 29

(HQCT 35,2%); kiến thức về biện pháp phòng tránh lây nhiễm tăng từ 66,7%lên 100%, HQCT 50,8%; Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay từ 45,0% lên 59,2%;HQCT 18,1%; tỷ lệ sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đều tăng cao ở nhómcan thiệp so với đối chứng; tỷ lệ thực hành quy trình xử lý, khử khuẩn, tiệtkhuẩn dụng cụ tăng lên 100%, HQCT 14,7% Tỷ lệ thực hành đúng quy trìnhtiệt khuẩn tay khoan bằng lò hấp hơi nước ở nhóm can thiệp từ 11,7% tăng21,7% (p<0,05), HQCT 43,1% (p<0,05) Kết luận: Các cơ sở RHM cần làmtốt các hướng dẫn về thực thành kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) chuyênngành RHM theo quy định của Bộ Y tế và của CDC, năm 2016 [31]

Nguyễn Thị Thu Hà và các cộng sự đã nghiên cứu thực trạng kiến thức

về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện của điều dưỡng viên hồi sức tích cực,bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2015 Nghiên cứu tả thực trạng kiến thứccủa điều dưỡng viên hồi sức tích cực về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện(KSNKBV) tại 3 phòng hồi sức bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2015.Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, nghiên cứu định lượng, chọn mẫu cómục đích 136 điều dưỡng viên đang công tác tại 3 phòng hồi sức bệnh việnHữu nghị Việt Đức, sử dụng phiếu điều tra phỏng vấn trực tiếp các điều dưỡngviên Tỷ lệ điều dưỡng viên có kiến thức chung đúng về KSNK là chỉ hơn mộtnửa (61,76%), có hiểu biết đúng về các vấn đề trong phòng chống NKBV chỉ ởmức trung bình: khử khuẩn tiệt khuẩn (58,82%); phòng ngừa chuẩn (52,21%);phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết (49,26%); phòngngừa nhiễm khuẩn vết mổ(44,12%); về phòng ngừa viêm phổi bệnh viện (46,32%); tiêm an toàn (69,85%).Kiến thức về KSNKBV của điều dưỡng viên hồi sức tích cực còn hạn chế Cầntăng cường đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng phù hợp với nhu cầu của điềudưỡng ở bệnh viện, đồng thời kết hợp với hệ thống nhắc nhở khoa phòng, giámsát và phản hồi để giảm thiểu các trường hợp NKBV [32]

Nguyễn Xuân Thiêm và cộng sự nghiên cứu về “Nhận thức và thái độtuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa Hà Đông” , nghiêncứu cắt ngang, thời gian từ ngày 01/3/2017 đến ngày 31/2/2018, quan sát

Trang 30

1.188 lượt rửa tay của 328 NVYT (trong đó, ĐD: 55,49%, BS: 3,05%, KTV:4,88%, NHS: 14,32%, HL: 10%, HS: 16,16%) Tỷ lệ thực hiện đúng quy trìnhrửa tay là 75%, trong đó bác sỹ và hộ lý có tỷ lệ thấp (< 60%), điều dưỡngviên có tỷ lệ tuân thủ cao nhất (83,5%); sự tuân thủ rửa tay của hộ sinh viênvẫn còn thấp (61,7%), đây là điều cần cảnh báo Kết quả khảo sát rửa tay theo

5 thời điểm của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy; tỷ lệ tuân thủ rửa tay ở thờiđiểm sau khi tiếp xúc máu, dịch tiết là 93,67%, rửa tay trước khi làm các thủthuật là 79,93%, 63,56 trước khi tiếp xúc với bệnh nhân, 41% sau khi tiếp xúcvới bệnh nhân và 35,4% sau khi tiếp xúc với môi trường Thực hiện đúng 6bước theo quy định của Bộ Y tế vẫn còn thấp ở hộ lý, đa số bỏ qua bước 2 và

4 Như vậy, sự tuân thủ rửa tay vẫn còn thấp ở các thời điểm: trước và sau khitiếp xúc với bệnh nhân và sau khi tiếp xúc với môi trường, đặc biệt là bác sỹ,

hộ lý và nữ hộ sinh Thường thiếu sót ở bước 2 và bước 4 rửa tay theo hướngdẫn 6 bước của Bộ Y tế Qua kết quả này cần đề xuất việc rủa tay trọng tâm là

“ai, khi nào và cái gì” [33]

Một nghiên cứu khác của tác giả Võ Văn Tân 2011 tại Bệnh viện Đakhoa Tiền Giang với 200 điều dưỡng (ĐD) cho thấy có kiến thức đúng vềKSNK liên quan KSNK bệnh viện đạt 78,7%, cao nhất phân loại rác thải(100%) và quản lý vật sắc nhọn từ 84,4% đến 92,7%; rửa tay, tiệt khuẩn dụng

cụ và quản lý nguy cơ đạt từ 76,% đến 76,6% Nghiên cứu tác giả NguyễnQuốc Anh và cộng sự tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2012 [7], tổng cộng có

629 NVYT đã được phỏng vấn tại 36 bệnh viện (2 bệnh viện trung ương, 18bệnh viện tỉnh, 16 bệnh viện cấp huyện) Kết quả nghiên cứu kiến thức vềbiện pháp phòng ngừa chuẩn (83,9% đến 99,2%) Thái độ về vệ sinh tay trướckhi sử dụng găng, sau khi chạm vào môi trường xung quanh bệnh nhân là(54,5% và 54,8%) Chỉ có 58,8% NVYT tin rằng các hoạt động chăm sócbệnh nhân yêu cầu sử dụng găng tay Kiến thức câu hỏi về việc sử dụng khẩutrang N95 và khoảng cách an toàn từ giọt bắn cho tới bệnh nhân là (10,8% và17,8%) Ít hơn 25% NVYT có thái độ đúng đối với sử dụng mặt nạ N95 từ

Trang 31

phòng của một bệnh nhân nhiễm SARS Các điểm phần trăm đối với hiểu biết

và thái độ đối với biện pháp phòng ngừa chuẩn và cách ly có thể chấp nhận:(79,1% cho kiến thức và 70,0% đối với thái độ) Kết quả nghiên cứu trên chothấy rằng có một sự tương quan mạnh mẽ giữa kiến thức và thái độ về tiêuchuẩn và biện pháp phòng ngừa cách ly (R = 0,76, p <0,001) [7]

Nghiên cứu của tác giả Trần Hữu Nghĩa năm 2013 [34] trên 213 đốitượng là sinh viên điều dưỡng Đại học Y Hà Nội, chúng tôi thấy “rửatay/khẩu trang/đi găng” được nghiên cứu trả lời nhiều nhất (65,3%), tiếp đến

là biện pháp “Xử lý và phân loại rác thải” (41,3%), biện pháp bảo quản và sửdụng vô trùng dụng cụ đúng cách” (34,7%) Ngoài ra, còn có một số biệnpháp khác như: vệ sinh môi trường sạch sẽ thoáng đãng (28,6%) Một số biệnpháp khác được đề cập ít hơn như thiếu trang thiết bị, đồ dùng, nơi rửa tay,nơi chứa chất thải…(10,8%) [34]

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Việt Hùng và cộng sự năm 2010trên 629 NVYT thuộc 62 bệnh viện khu vực phía Bắc, kết quả cho thấy là điểmkiến thức và thái độ KSNK: (79,1  9,5); (70,0 11,5), không có sự khác biệtkhi so sánh giữa các tuyến (p> 0.05) Chỉ có 17,8% NVYT trả lời đúng chỉ định

sử dụng khẩu trang N95 Trong đó có 30% NVYT nhận thức không đúng tầmquan trọng của VST trước khi đụng chạm vào mỗi bệnh nhân, trước khi manggăng, sau khi tiếp xúc đồ dùng, vật dụng trong buồng bệnh Chỉ có 58,8%NVYT cho rằng việc thay găng khi thăm khám giữa bệnh nhân là thực hànhquan trọng trong phòng ngừa NKBV Dưới 25% NVYT có thái độ đúng về tầmquan trọng của thực hành phân loại, thu gom chất thải, chỉ định sử dụng khẩutrang N95 và cách ly bệnh nhân theo đường tiếp xúc [8]

1.3 Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế.

Dựa vào các đề tài nghiên cứu trước đây gồm các đề tài trong nước vàthế giới đã nghiên cứu các vấn đề:

Trình độ học vấn

Trang 32

Sự phân cấp trình độ học vấn của NVYT là Bác sĩ, điều dưỡng, Kỹthuật viên, hộ lý thì thái độ đối với sự tuân thủ các biện pháp về KSNK có sựkhác nhau Tuy nhiên, học vấn cao lại không phải là một yếu tố làm tăng hiệuquả của việc tuân thủ quy định KSNK, theo thống kê ngay cả bác sĩ cũngthường không tuân thủ nghiêm túc so với điều dưỡng [7, 35].

Đơn vị nơi công tác của NVYT

Tuân thủ các biện pháp KSNK trong bệnh viện có sự khác nhau giữa

khoa phòng trong bệnh viện [36].

Đặc điểm của NVYT: tuổi, giới, thâm niên công tác

Có sự khác biệt về kiến thức đối với giới tính, trình độ chuyên môncũng như thâm niên công tác của NVYT [8]

Vị trí công việc (Chức danh).

Công tác tổ chức KSNK là khâu rất quan trọng trong các bệnh việnhiện nay Để NVYT có thể trang bị cho mình kiến thức và thái độ tốt thì rất

cần sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo [8, 36].

Bảo vệ khỏi bị nhiễm

Việc tuân thủ các quy định về phòng ngừa chuẩn là một yếu tố bảo vệcho NVYT khi họ làm việc Bên cạnh đó, không chỉ giới hạn bảo vệ cho riêng

họ mà còn gia đình họ [37].

Yếu tố tâm lý bảo vệ khỏi bị lây nhiễm

NVYT cảm thấy giảm sự lo lắng lây nhiễm bệnh như HIV, viêm ganB…khi tuân thủ các quy định về KSNK trong chăm sóc NB.Bởi vì, chúng

như rào cản sự lây truyền các bệnh đó [37].

Tiếp xúc từ lần trước

Sự tuân thủ KSNK của NVYT xảy ra khi họ đã có sự trải nghiệm quýbáu từ thực tế chăm sóc NB có yếu tố nguy cơ tiềm tàng những bệnh vềđường máu như HIV, viêm gan B…khi họ không có tuân thủ các quy định vềKSNK

Trang 33

Nhắc nhở, giáo dục của cơ sở y tế

Tăng cường giáo dục, nhắc nhở cho NVYT như phát các tờ rơi, pano ápphích truyền thông ở những nơi làm việc để liên tục nhắc nhở họ tuân thủ cácquy định về KSNK Hay nói cách khác việc thiếu thông tin hay cập nhật cácthông tin không kịp thời cũng là rào cản lớn cho sự tuân thủ của NVYT

Đặc điểm của NB

Sự xuất hiện của NB nó là yếu tố quyết định giúp cho NVYT có tuân thủcác biện pháp KSNK hay không? Như trong nhiều trường hợp cấp cứu NB xâyxướt nguy cơ lây truyền trong chăm sóc hay thực hiện các thủ thuật rất cao Haytrường hợp khác như trang phục NB, sự hiện diện cơ thể NB là yếu tố thúc đẩyNVYT cần tuân thủ các quy định về KSNK để bảo vệ bản thân mình

Niềm tin về hiệu quả của tuân thủ KSNK

Sự thay đổi theo khung đào tạo đã làm NVYT ảnh hưởng rất lớn tới sự tuânthủ các quy định KSNK Đặt biệt là các quan điểm trái ngược nhau về nội dungchương trình đào tạo NVYT giữa thực tế tại bệnh viện và lý thuyết ở nhà trường

Tính khẩn cấp

Cấp cứu NB luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của NVYT Khi NBđứng giữa hai sự chọn tuân thủ KSNK và cấp cứu để cứu sống NB thì đa phần

họ chọn đều cấp cứu bởi vì họ sẽ không có thời gian tuân thủ quy định đó

Thiếu phương tiện

Phương tiện trong chăm sóc y tế đóng vài trò quyết định hàng đầu giúptuân thủ tốt các quy định KSNK.Nếu chúng ta cung cấp không đủ các phươngtiện thì NVYT sẽ không biết lấy gì thực hiện các tuân thủ trên Bên cạnh đó,người quản lý chưa có sắp xếp thứ tự các phương tiện một cách khoa học như

để quá cao, quá xa…là yếu tố khiến NVYT không tuân thủ [34, 37-39]

Quá bận rộn và thiếu thời gian thực hiện hướng dẫn

Trong công việc hằng ngày NVYT họ quá bận rộn với công việc hiệntại Đó là lý do tại sao họ không có thời gian thực hiện, hướng dẫn các quy

Trang 34

định của KSNK Bên cạnh đó nhiều NVYT cho rằng thực hiện hướng dẫn quyđịnh KSNK cho NB sẽ tốn thời gian.

Trang 35

Tác động lớn đến tình trạng sức khỏe NVYT

Khi tình trạng bệnh lý của người bệnh càng nặng và có yếu tố lâytruyền bệnh thì người đầu tiên quan tâm công tác KSNK là NVYT Vì vậytrong những trường hợp bệnh lý khẩn cấp đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt cácquy định KSNK trong bệnh viện

Nguy cơ nhiễm bệnh và dễ mắc bệnh của NVYT

Chăm sóc sức khỏe làng nghề rất đặt biệt và có ý nghĩa rất lớn Tuy nhiên

nó lại là yếu tố tiềm tàng nguy cơ rất nhiều bệnh lây truyền nguy hiểm quađường máu như HIV, viêm gan C…Trong những trường hợp NB có yếu tố lâybệnh và cần chăm sóc đặc biệt thì nguy cơ lây bệnh cho NVYT là rất cao Bêncạnh đó, nếu NVYT lại có miễn dịch kém thì sẽ góp phần cho nguy cơ bị lâybệnh cao hơn Vì vậy, tuân thủ KSNK rất cần thiết là rào cản bảo vệ giúp NVYTyên tâm làm việc

Chi phí không bị nhiễm

Chúng ta đã và đang chứng kiến nhiều đại dịch trên thế giới như dịchSARS, EBOLA đã cướp đi sinh mạng rất nhiều người và làm thiệt hại rất lớnảnh hưởng nền kinh tế Để ngăn chặn điều này, chúng ta cần tuân thủ các quyđịnh KSNK Bởi vì chi phí không bị nhiễm mang lại cho NVYT là rất lớnkhông chỉ ảnh hưởng đến họ mà cả gia đình họ

so với bác sĩ và hộ lý, nhưng không có khác biệt đáng kể giữa các điểm phần

trăm của hoạt động nghề nghiệp liên quan đến kiến thức và thực hành [7].

Trang 36

Hay một nghiên cứu khác tác giả Stein cùng các cộng sự tại Anh năm

2003 [35], có sự khác biệt đáng kể giữa các bác sĩ và điều dưỡng liên quan đếnviệc nguy cơ lây nhiễm của HBV và HIV (P <0,001) tương ứng là (86% bác sĩ

và 41% điều dưỡng) Các bác sĩ luôn được nhấn mạnh tầm quan trọng báo cáotuân thủ kém với vấn đề này Các bác sĩ cũng có nhiều khả năng dùng tay đậynắp kim hơn là điều dưỡng (P <0,001) 37% số người được hỏi cho biết họ bịmột chấn thương kim đâm đã qua sử dụng, với các bác sĩ nhiều khả năng bị tổnthương hơn so với điều dưỡng (P = 0,005) cụ thể là 28% của các bác sĩ và 2%của các điều dưỡng đã không báo cáo họ từng bị kim đâm (P = 0,004) [35]

Theo nghiên cứu tác giả Võ Văn Tân 2011[36] tại Bệnh viện Đa khoaTiền Giang nhận thấy: giới nam (78,3%), nữ (78,8%) với (P = 0,697); thâmniên công tác < 6 năm (78,5%), từ 6-15 năm (78,1%), > 16 năm (79,2%) với(P = 0,932) không sự khác biệt về giới cũng như thâm niên công tác NVYT.Tuy nhiên có sự khác biệt về kiến thức KSNK của ĐD Nội khoa và Ngoạikhoa (P=0,006) ĐD Ngoại khoa có kiến thức tốt hơn ĐD Nội khoa (80,4%sovới 77,8%) Trong đó chiếm 58% ĐD “đủ xà phòng”, 48,5% cho rằng đặtbồn rửa tay không thuận tiện Khoảng ba phần tư ĐD cho biết găng tay, khẩutrang, áo choàng được “mang đầy đủ” thứ tự (77%, 72,5% và 82%) Đặc biệt,kính bảo vệ mắt “được cung cấp đủ” chỉ 10% ở các khoa Vai trò sự quan tâmlãnh đạo BV chiếm tỷ lệ cao là 60%, trung bình 35,5% và kém/không quantâm 4,5% Họ nhận thấy rằng vai trò cũng như sự quan tâm của lãnh đạo BV

và lãnh đạo khoa góp phần rất lớn cho trang bị kiến thức KSNK cho ĐD [36]

Theo Nguyễn Việt Hùng và Lê Bá Nguyên năm 2010 tại bệnh việnBạch Mai Hà Nội, qua phỏng vấn 629 NVYT ta có kết quả phân tích đa biến

và phân tích hồi quy logistic cho thấy BS, ĐD, NVYT đã được tập huấn vềKSNK và tham gia hội đồng/mạng lưới KSNK là đối tượng có điểm kiến thứccao Sự khác biệt về kiến thức theo nghề nghiệp, theo đối tượng đã được tậphuấn KSNK lý giải hầu hết NVYT thường chỉ đào tạo theo nội dung chuyênkhoa, chưa được đào tạo phổ cập KSNK [8]

Trang 37

1.4 Khung lý thuyết nghiên cứu kiến thức, thái độ thực hành về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.

Trong đề tài này chúng tôi sử dụng khung lý thuyết“Niềm tin sức khỏe”(Health Belief Model hay gọi là HBM) của Rosenstock năm 2007[40] HBM

đã được sử dụng rộng rãi và được coi là một trong các mô hình hữu ích nhấttrong việc phòng chống và chăm sóc sức khỏe [40] Nó cung cấp cơ sở đểcho các nhà nghiên cứu khả năng hiểu được hành vi hoặc thái độ của đốitượng khác nhau bằng cách tuân thủ hay không tuân thủ HBM đã được sửdụng trong nhiều cơ sở chăm sóc sức khỏe Mô hình này cũng đã được thửnghiệm và phát hiện trước đây như là một mô hình lý thuyết phù hợp để sửdụng cho việc đo lường thái độvà hành vi của NVYT đối với việc thựchiệnkhía cạnh nhất định của biện pháp KSNK Dựa vào tổng quan tài liệutrong đó có nghiên cứu của tác giả Efstathiou năm 2011, chúng tôi nhậnthấy mô hình khung lý thuyết này phù hợp bối cảnh ở Việt Nam mà nhànghiên cứu có thể lý giải một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độtuân thủ quy định KSNK

Trang 38

Hình 1.2: Mô hình khung lý thuyết HBM của Rosenstock năm 2007

1.5 Giới thiệu về Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là bệnh viện đầu ngành vềYHCT - Trung tâm hợp tác về y học cổ truyền (YHCT) của Tổ chức y tế thếgiới tại Việt Nam Bệnh viện có 35 khoa phòng và trung tâm được chia thành

4 khối: lâm sàng, cận lâm sàng, các trung tâm và khối các phòng ban chứcnăng Bệnh viện có 371 viên chức trong đó có 02 Phó Giáo sư, 14 Tiến sĩ, 35Thạc sĩ, 9 Bác sĩ chuyên khoa cấp II, 20 Bác sĩ chuyên khoa cấp I 1/3 cán bộđại học và trên đại học Với đội ngũ các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyênkhoa II, chuyên khoa I và các bác sĩ giàu kinh nghiệm, bệnh viện là cơ sở điềutrị, nghiên cứu, và giảng dạy về YHCT lớn nhất trong cả nước

Bệnh viện có 600 giường bệnh, có các khoa lâm sàng Nội, Ngoại, Phụ,Nội Nhi, Châm cứu dưỡng sinh, Người có tuổi, Hồi sức cấp cứu, Da liễu,Kiểm soát và Điều trị Ung bướu, Khám chữa bệnh tự nguyện chất lượng cao

Trang 39

v.v , với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho chẩn đoán, điều trị

và nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ:

- Khám, cấp cứu, điều trị nội trú, phục hồi chức năng cho mọi đốitượng ở tuyến cao nhất bằng Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Yhọc hiện đại

- Nghiên cứu thừa kế các bài thuốc Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổtruyền với Y học hiện đại, hiện đại hóa Y Dược học cổ truyền

- Đào tạo cán bộ chuyên ngành Y học cổ truyền, đào tạo đại học, sauđại học, đào tạo bác sỹ chuyên khoa Y học cổ truyền trong và ngoài nước

- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật, tham mưu cho Bộ Y tếchỉ đạo mạng lưới chuyên môn xây dựng phác đồ điều trị bằng Y học cổtruyền kết hợp với Y học hiện đại

- Tuyên truyền phòng bệnh bằng Y học cổ truyền, tham gia phòngchống dịch bệnh

- Bào chế và sản xuất thuốc Y học cổ truyền; cung cấp đầy đủ, kịp thời

về nhu cầu sử dụng thuốc trong và ngoài Bệnh viện

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực về nhân lực, tài chính, cơ

sở vật chất và trang thiết bị của Bệnh viện

- Hợp tác quốc tế về Y học cổ truyền, khai thác nguồn viện trợ đầu tư

và thiết lập mối quan hệ hợp tác về khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, tổchức hội nghị lớp học quốc tế về Y học cổ truyền

Với vai trò là trung tâm trao đổi thông tin trong và ngoài nước, hàngnăm bệnh viện YHCT Trung ương xuất bản và phát hành tạp chí nghiên cứu

Y dược học cổ truyền Các chuyên gia và các bác sĩ của bệnh viện thườngxuyên được cử đi nước ngoài để tham dự các hội nghị, hội thảo, giảng dạy, vànghiên cứu chuyên sâu Bệnh viện cũng thường xuyên có nhiều chuyên gia,

Trang 40

học sinh nước ngoài đến trao đổi kinh nghiệm, học tập, tìm hiểu và nghiêncứu về YHCT tại Việt Nam

Trong tiến trình phát triển, hội nhập YHCT với các nước trong khu vực

và thế giới, bệnh viện đang từng bước hiện đại hóa trên cơ sở giữ vững bảnsắc của YHCT, kết hợp tinh hoa của hai nền YHCT và YHHĐ góp phần phục

vụ cho sức khỏe cộng đồng ngày một tốt hơn

Bệnh viện bố trí nhân lực có năng lực chuyên môn, đã được đào tạo và

có chứng chỉ về kiểm soát nhiễm khuẩn làm chuyên trách, bảo đảm nhân viên

y tế trực tiếp điều trị và chăm sóc người bệnh phải được đào tạo về nhiễmkhuẩn bệnh viện; Thường xuyên giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễmkhuẩn, giám sát tuân thủ vệ sinh tay, giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện, ápdụng các biện pháp phòng ngừa, cách ly theo đúng hướng dẫn chuyên mônkiểm soát nhiễm khuẩn đã ban hành nhằm giảm thiểu tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnhviện đến mức thấp nhất; Áp dụng các biện pháp truyền thông phù hợp để nângcao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về kiểm soát nhiễm khuẩn, tăng cường sựtham gia phối hợp của người bệnh, người nhà bệnh nhân nhằm nâng cao chấtlượng kiểm soát nhiễm khuẩn tại đơn vị; Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kếtquả triển khai thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh việnđúng quy định, thực hiện cải tiến chất lượng kiểm soát nhiễm khuẩn góp phầnbảo đảm cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh an toàn và chất lượng Thiết lậpmôi trường bệnh viện an toàn và hiệu quả

Ngày đăng: 07/08/2019, 20:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Bộ Y tế - Cục quản lý khám chữa bệnh (2014), "Tổng quan về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế và giải pháp", Tài liệu đào tạo liên tục An toàn người Bệnh, Nhà xuất bản y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về kiểm soátnhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế và giải pháp
Tác giả: Bộ Y tế - Cục quản lý khám chữa bệnh
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 2014
12. Ducel G (2002), Prevention of hospital-acquired infections: a practical guide, World Health Organization, Geneva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Prevention of hospital-acquired infections: a practicalguide
Tác giả: Ducel G
Năm: 2002
14. Hughes AJ, Ariffin N, Huat TL và các cộng sự. (2005), "Prevalence of nosocomial infection and antibiotic use at a university medical center in Malaysia", Infection Control and hospital epidemiology, 26(1), tr. 100 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Prevalence ofnosocomial infection and antibiotic use at a university medical center inMalaysia
Tác giả: Hughes AJ, Ariffin N, Huat TL và các cộng sự
Năm: 2005
15. Institut de veille sanitaire Enquate nationale de prevalence des infections nosocomiales France (2006), "Methodes, resultats, perspectives", France Sách, tạp chí
Tiêu đề: Methodes, resultats, perspectives
Tác giả: Institut de veille sanitaire Enquate nationale de prevalence des infections nosocomiales France
Năm: 2006
19. Hoàng Ngọc Hiển (2001), "Căn nguyên vi sinh vật gây nhiễm trùng bệnh viện", Tài liệu đào tạo kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, bệnh viện Bạch Mai, tr. 27-41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Căn nguyên vi sinh vật gây nhiễm trùng bệnhviện
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiển
Năm: 2001
20. Nguyễn Việt Hùng (2001), "Chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Bạc Mai", Tài liệu đào tạo kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, bệnh viện Bạch Mai, tr. 1-1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnhviện tại bệnh viện Bạc Mai
Tác giả: Nguyễn Việt Hùng
Năm: 2001
24. WHO (2009), who Guidelines on Hand Hygiene in Health Care, Patient Safety in EU: 2014, European Comission Sách, tạp chí
Tiêu đề: who Guidelines on Hand Hygiene in Health Care
Tác giả: WHO
Năm: 2009
25. Bộ Y tế (2011), "Tài liệu đào tạo liên tục kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế tuyến cơ sở, Hội kiểm soát nhiểm khuẩn Huế.", tr. 30/9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu đào tạo liên tục kiểm soát nhiễm khuẩn chonhân viên y tế tuyến cơ sở, Hội kiểm soát nhiểm khuẩn Huế
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2011
28. Barikani. A và Afaghi. A (2012), "Knowledge, attitude and practice towards standard isolation precautions among Iranian medical students", Glob J Health Sci, 4(2), tr. 142-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Knowledge, attitude and practicetowards standard isolation precautions among Iranian medical students
Tác giả: Barikani. A và Afaghi. A
Năm: 2012
29. Amoran. O và Onwube. O (2013), "Infection control and practice of standard precautions among healthcare workers in northern Nigeria", J Glob Infect Dis, 5(4), tr. 156-63 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Infection control and practice ofstandard precautions among healthcare workers in northern Nigeria
Tác giả: Amoran. O và Onwube. O
Năm: 2013
30. Amin. T. T, Al Noaim. K. I, Bu Saad. M. A và các cộng sự. (2013),"Standard precautions and infection control, medical students' knowledge and behavior at a Saudi university: the need for change", Glob J Health Sci, 5(4), tr. 114-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Standard precautions and infection control, medical students'knowledge and behavior at a Saudi university: the need for change
Tác giả: Amin. T. T, Al Noaim. K. I, Bu Saad. M. A và các cộng sự
Năm: 2013
32. Nguyễn Thị Thu Hà, Đoàn Quốc Hưng, Nguyễn Văn Thành và các cộng sự. (2016), "Thực trạng kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện của điều dưỡng viên hồi sức tích cực, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2015", Tạp chí y học dự phòng, 15(188), tr. 56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh việncủa điều dưỡng viên hồi sức tích cực, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm2015
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà, Đoàn Quốc Hưng, Nguyễn Văn Thành và các cộng sự
Năm: 2016
34. Trần Hữu Nghĩa (2013), "Kiến thức, thực hành của điều dưỡng viên Đại học tại chức khóa 9 - Đại học Y Hà Nội về phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện", Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân YTCC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức, thực hành của điều dưỡng viên Đạihọc tại chức khóa 9 - Đại học Y Hà Nội về phòng chống nhiễm khuẩnbệnh viện
Tác giả: Trần Hữu Nghĩa
Năm: 2013
35. Stein. A. D, Makarawo. T. P và and Ahmad. M. F (2003), "A survey of doctors' and nurses' knowledge, attitudes and compliance with infection control guidelines in Birmingham teaching hospitals", J Hosp Infect, 54(1), tr. 68-73 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A survey ofdoctors' and nurses' knowledge, attitudes and compliance with infectioncontrol guidelines in Birmingham teaching hospitals
Tác giả: Stein. A. D, Makarawo. T. P và and Ahmad. M. F
Năm: 2003
36. Võ Văn Tân (2011), "Kiến thức phòng ngừa chuẩn của điều dưỡng và các yếu tố liên quan đến kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện", Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 15(Phụ bản của Số 4), tr. 214- 220 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức phòng ngừa chuẩn của điều dưỡng vàcác yếu tố liên quan đến kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện
Tác giả: Võ Văn Tân
Năm: 2011
37. Efstathiou. G, Papastavrou. E, Raftopoulos. V và các cộng sự. (2011),"Factors influencing nurses' compliance with Standard Precautions in order to avoid occupational exposure to microorganisms: A focus group study", BMC Nurs, 10, tr. 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors influencing nurses' compliance with Standard Precautions inorder to avoid occupational exposure to microorganisms: A focus groupstudy
Tác giả: Efstathiou. G, Papastavrou. E, Raftopoulos. V và các cộng sự
Năm: 2011
38. Sax. H, Perneger. T, Hugonnet. S và các cộng sự. (2005), "Knowledge of standard and isolation precautions in a large teaching hospital", Infect Control Hosp Epidemiol, 26(3), tr. 298-304 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Knowledge ofstandard and isolation precautions in a large teaching hospital
Tác giả: Sax. H, Perneger. T, Hugonnet. S và các cộng sự
Năm: 2005
13. WHO (2011), Patient Safety Curiculum Guideline, chủ biên, Multi- proesional Edition Khác
16. Phạm Đức Mục (2005), hiễm khuẩn bệnh viện tại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế năm 2005 Khác
17. Nguyễn Việt Hùng (2005), Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại các bệnh viện khu vực phía Bắc Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w