NGUYỄN THỊ THU HIỀNKIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN NĂM 2018 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ
Trang 1NGUYỄN THỊ THU HIỀN
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN NĂM 2018 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
HÀ NỘI - 2018
Trang 2NGUYỄN THỊ THU HIỀN- C00691
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN NĂM 2018 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
HÀ NỘI – 2018
Trang 3Hội đồng chấm Luận văn thạc sĩ.
Em xin chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp vào bản luận văn của cácthầy cô Em xin nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp và chỉnh sửa luận văntheo ý kiến của các nhà khoa học
Hoàn thành luận văn với lòng biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảmơn: Ban giám hiệu, Phòng sau đại học Trường Đại học Thăng Long, Bộ Môn
Y tế Công cộng Trường Đại học Thăng Long
Ban giám đốc, Phòng quản lý sinh viên Học viện Y Dược học Cổtruyền Việt Nam
Đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập vànghiên cứu
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS NguyễnNhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, một người thầy luôntâm huyết đã chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoànthiện bản luận văn này
Những người thầy đã cho em những ý kiến sâu sắc trong quá trìnhnghiên cứu và hoàn thiện luận văn này
Em xin dành tình cảm và lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và đồngnghiệp là những người luôn cổ vũ, động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày……tháng… năm 2018
Học viên: Nguyễn Thị Thu Hiền
Trang 4cứ tài liệu nào trước đây Mọi thông tin đều được thu thập trực tiếp trên cácsinh viên đang học tại Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam
Hà Nội, ngày… tháng……năm 2018
Người viết cam đoan
Nguyễn Thị Thu Hiền
Trang 5SXHD Sốt xuất huyết Dengue
TTYT Trung tâm y tế
TTYTDP Trung tâm Y tế dự phòng
YHCT Y học cổ truyền
YHHĐ Y học hiện đại
Trang 6ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Đặc điểm bệnh SXHD 3
1.1.1 Tác nhân gây bệnh 3
1.1.2 Véc tơ truyền bệnh 3
1.1.3 Nguồn bệnh và khối cảm thụ 4
1.1.4 Diễn biến của bệnh SXHD 5
1.1.5 Phân loại 6
1.2 Tình hình bệnh SXHD 8
1.2.1 Tình hình SXHD trên thế giới 8
1.2.2 Tình hình SXHD tại Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương 9
1.2.3 Tình hình SXHD tại Việt Nam 11
1.2.4 Tình hình SXHD tại Hà Nội 12
1.3 Các hoạt động phòng chống bệnh SXHD 14
1.3.1 Khi chưa có ổ dịch 15
1.3.2 Khi có ổ dịch 17
1.3.3 Hệ thống thông tin, báo cáo bệnh SXHD 18
1.4 Các nghiên cứu trong và ngoài nước về kiến thức thực hành phòng chống SXHD 20
1.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới 20
1.4.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam 23
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1 Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu: 28
2.1.1 Địa điểm 28
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu 28
2.1.3 Thời gian nghiên cứu 28
2.2 Phương pháp nghiên cứu 28
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 28
2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: 28
2.3 Nội dung nghiên cứu 29
2.4 Phương pháp thu thập thông tin 31
2.4.1 Công cụ thu thập thông tin 31
Trang 7nghiên cứu 36
2.6.1 Kiến thức 36
2.6.2 Thái độ 36
2.6.3 Thực hành: 37
2.7 Sai số và biện pháp khắc phục 38
2.7.1 Sai số 38
2.7.2 Biện pháp khắc phục 38
2.8 Xử lý và phân tích số liệu 38
2.9 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 38
2.10 Hạn chế nghiên cứu 39
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
3.1 Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu của sinh viên học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam 40
3.2 Kiến thức về bệnh sốt xuất huyết Dengue của sinh viên Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam 41
3.2.1 Kiến thức chung về bệnh sốt xuất huyết Dengue của sinh viên 41
3.2.2 Kiến thức về trung gian truyền bệnh 42
3.2.3 Kiến thức về điều trị bệnh SXHD 45
3.2.4 Biện pháp kiểm soát véc tơ SXHD 47
3.2.5 Thái độ phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue của sinh viên 50
3.3 Thực hành phòng chống Sốt xuất huyết Dengue của sinh viên 52
3.4 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành phòng chống SXHD 55
3.4.1 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng chống SXHD của sinh viên 55
3.4.2 Một số yếu tố liên quan đến thái độ về phòng chống SXHD của sinh viên 56
3.4.3 Một số yếu tố liên quan đến thực hành về phòng chống SXHD của sinh viên 57
3.4.4 Mối liên quan đến kiến thức và thái độ với thực hành của sinh viên về phòng chống SXHD 58
CHƯƠNG 4 60
BÀN LUẬN 60
4.1 Bàn luận về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 60
Trang 8học cổ truyền Việt Nam 61
4.2.2 Thái độ phòng chống sốt xuất huyết Dengue của sinh viên Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam 66
4.2.3 Thực hành phòng chống sốt xuất huyết Dengue của sinh viên Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam 68
4.3 Bàn luận về một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết Dengue của sinh viên Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam 69
KẾT LUẬN 72
KHUYẾN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
Trang 9Bảng 1.2: Phân bố ca mắc SXHD tại Hà Nội từ 2006-2017 theo địa dư 14
Bảng 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n= 400) 40
Bảng 3.2 Kiến thức về triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết Dengue (n= 400) 41
Bảng 3.3 Kiến thức về phương thức lây truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue (n= 400) 42
Bảng 3.4 Kiến thức của sinh viên về điều trị bệnh SXHD theo YHHĐ 45
(n= 400) 45
Bảng 3.5 Kiến thức của sinh viên về điều trị bệnh SXHD theo YHCT 46
(n= 400) 46
Bảng 3.6 Xử trí ban đầu khi có người bị bệnh SXHD (n= 400) 46
Bảng 3.7 Hiểu biết về vắc xin phòng bệnh SXHD (n= 400) 47
Bảng 3.8 Hiểu biết về phòng bệnh SXHD của sinh viên (n= 400) 47
Bảng 3.9 Hiểu biết của sinh viên về cách phòng bệnh SXHD ( n= 352) 48
Bảng 3.10 Kiến thức của sinh viên về biện pháp kiểm soát, diệt bọ gậy 49
(lăng quăng) ( n= 352) 49
Bảng 3.11 Kiến thức về kiểm soát và phòng ngừa muỗi sốt xuất huyết của sinh viên ( n= 352) 49
Bảng 3.12 Kiến thức đúng trong phòng chống bệnh SXHD (n= 400) 49
Bảng 3.13 Thái độ với trách nhiệm kiểm soát véc tơ sốt xuất huyết Dengue (n= 400) 50
Bảng 3.14 Thái độ đối với biện pháp kiểm soát bọ gậy sốt xuất huyết Dengue (n= 400) 51
Bảng 3.15 Thái độ đối với các biện pháp kiểm soát muỗi sốt xuất huyết Dengue (n= 400) 52
Bảng 3.16 Thái độ đúng trong phòng bệnh SXHD (n= 400) 52
Bảng 3.17 Áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh SXHD (n= 400) 52
Bảng 3.18 Thực hành kiểm soát bọ gậy SXHD ( n= 385 ) 53
Bảng 3.19 Thực hành đối với biện pháp kiểm soát muỗi SXHD 54
Bảng 3.20 Thực hành đúng trong phòng chống bệnh SXHD (n= 400) 54
Bảng 3.21 Mối liên quan giữa giới và kiến thức về SXHD của sinh viên 55
Bảng 3.22 Mối liên hệ giữa khối và kiến thức về SXHD của sinh viên 55
Bảng 3.23 Mối liên quan giữa giới tính và thái độ phòng chống SXHD 56
Bảng 3.24 Mối liên hệ giữa khối và thái độ về SXHD của sinh viên 56
Bảng 3.25 Mối liên quan đến giới tính với thực hành về SXHD 57
của sinh viên 57
Bảng 3.26 Mối liên hệ giữa khối và thực hành về SXHD của sinh viên 57
Bảng 3.27 Mối liên hệ giữa kiến thức và thực hành về phòng chống SXHD 58
Bảng 3.28 Mối liên hệ giữa thái độ và kiến thức về phòng chống SXHD 58
Bảng 3.29 Mối liên hệ giữa thái độ và thực hành về phòng chống SXHD 59
Trang 10Bản đồ phân bố bệnh sốt xuất huyết trên thế giới theo WHO 9 Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ kiến thức của sinh viên về nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết Dengue (n = 400) 42 Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ kiến thức của sinh viên về loài muỗi truyền bệnh SXHD .43 (n = 360) 43 Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ kiến thức của sinh viên về thời gian muỗi đốt người trong ngày của muỗi truyền bệnh SXHD (n=360) 44 Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ kiến thức của sinh viên về nới muỗi truyền bệnh SXHD đẻ trứng ( n=360) 45 Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ hậu quả của bệnh nếu không tới CSYT (n= 400) 47 Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ thái độ với biện pháp phòng chống bệnh SXHD (n= 400).51
Trang 11ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, gây dịch domuỗi truyền, bệnh lưu hành trên 100 nước thuộc các khu vực có khí hậu nhiệtđới và cận nhiệt đới vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương Khoảng40% dân số thế giới (2,5 tỷ người) hiện đang sống trong vùng nguy cơ, ướctính có khoảng 50 triệu ca nhiễm Dengue mỗi năm, trong đó khoảng 500 ngàn
ca sốt xuất huyết Dengue nhập viện [1], [49]
Việt Nam đứng đầu trong các nước khu vực Đông Nam Á về tỉ lệ mắcbệnh sốt xuất huyết Dengue Bệnh sốt xuất huyết Dengue chiếm tỉ lệ cao nhấttrong các bệnh lây truyền do véc tơ [4], đồng thời cũng là bệnh gây tử vonghàng đầu trong tổng số 24 bệnh truyền nhiễm phải báo cáo theo qui định của
Bộ Y tế Việt Nam [37]
Từ năm 1999, Chương trình Mục tiêu Quốc gia phòng chống sốt xuấthuyết Dengue đã triển khai, với mục tiêu giảm chết, giảm mắc, khống chếkhông để dịch bùng phát và xã hội hóa hoạt động phòng sốt xuất huyếtDengue dựa vào cộng đồng [35] Trong đó, chiến lược giảm mắc chủ yếu làdiệt véc tơ truyền bệnh thông qua các hoạt động của mạng lưới cộng tác viên,chiến dịch diệt bọ gậy (lăng quăng) dựa vào cộng đồng và hoạt động xử lý ổdịch nhỏ quy mô thôn
Từ năm 2000, mô hình chiến dịch diệt bọ gậy đã làm giảm chỉ số véc tơ
ở cộng đồng rất nhiều Mô hình này chỉ có tác động trong thời gian ngắn [3].Kết quả phòng chống sốt xuất huyết Dengue từ 1999 đến 2009 cho thấy, sốchết có chiều hướng giảm nhưng số mắc không giảm nhiều, nguy cơ bùngphát dịch luôn tiềm ẩn trong cộng đồng [35] Thực tế có được mô hình kiểmsoát véc tơ phòng chống sốt xuất huyết Dengue hiệu quả, có thể duy trì và
Trang 12nhân rộng là điều mà các cấp Chính quyền và Ngành Y tế luôn mong đợi ĐểChương trình phòng chống sốt xuất huyết Dengue có hiệu quả thì ngoài sựtham gia của ngành Y tế, Chính quyền, Ban ngành đoàn thể, người dân trong
đó không thể thiếu một nguồn lực quan trọng đó là các sinh viên [36] Tuynhiên, trong thời gian qua chưa có kênh truyền thông phù hợp cho các sinhviên nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành về các bệnh truyền nhiễm nóichung cũng như bệnh sốt xuất huyết Dengue nói riêng Hiện nay khu vực cónguy cơ mắc bệnh cao nhất đó là, các khu cho người lao động ngoại tỉnh vàsinh viên thuê trọ Các anh (chị) sinh viên có kiến thức, thái độ và thực hànhtốt trong phòng chống sốt xuất huyết Dengue sẽ giúp họ tự bảo vệ mình, bảo
vệ người thân trong gia đình và tránh lây lan dịch sốt xuất huyết Dengue trongcộng đồng
Xuất phát từ những yêu cầu trên chúng tôi tiến hành: “Kiến thức, thực hành phòng chống sốt xuất huyết Dengue của sinh viên Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam năm 2018 và một số yếu tố liên quan” Đây là mô
hình phòng chống sốt xuất huyết Dengue trong nhà trường thí điểm đầu tiên
để nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện với 2 mục tiêu sau:
1 Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống sốt xuất
huyết Dengue của sinh viên Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam năm 2018.
2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành
phòng chống sốt xuất huyết Dengue của đối tượng nghiên cứu
Trang 13CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.2 Véc tơ truyền bệnh
Bệnh SXHD do muỗi Aedes cái truyền Ở khu vực Đông Nam Á, muỗi Aedes aegypti (Ae.aegypti) là véc tơ chính trong các vụ dịch SXHD Muỗi Aedes albopictus (Ae.albopictus) được xác định là véc tơ thứ hai
nhưng cũng là nguồn duy trì vi rút quan trọng [32] Tuy nhiên tại Việt Nam,
muỗi Ae.albopictus chỉ có mặt trong một số ít các vụ dịch với chỉ số mật độ
rất thấp và cũng chưa có kết quả phân lập vi rút Dengue dương tính từ
Ae.albopictus [26].
Aedes aegypti có vòng đời biến thái hoàn toàn với ấu trùng sống trong
nước, chu kỳ phát triển gồm 4 giai đoạn: trứng, bọ gậy, loăng quăng và muỗitrưởng thành, trong đó chỉ có giai đoạn trưởng thành liên quan trực tiếp với
Trang 14việc truyền bệnh Thời gian trung bình từ trứng đến muỗi trưởng thành trongđiều kiện thí nghiệm là 8,35 ngày, dài nhất 10 ngày, ngắn nhất 7 ngày
Muỗi trưởng thành có mầu đen hoặc nâu đen với nhiều đốm trắng bạc ởthân và chân Muỗi cái trưởng thành có thể giao phối trong không gian hẹp,hút máu người hoặc động vật, nhưng thích hút máu người nhiều hơn, thờigian hoạt động chủ yếu vào buổi sáng sớm và chiều tối Muỗi cái thường sốngtrong nhà, nơi kín gió, trú đậu ở cả nơi tối và sáng, đặc biệt ở nơi treo các loạiquần áo đang mặc dở, chăn màn (68-71%) [21] Do đó biện pháp phun hoá
chất tồn lưu trên tường để diệt Aedes aegypti trong các vụ dịch đã không được
áp dụng vì rất ít hiệu quả Muỗi Aedes chỉ đẻ trứng ở những nơi chứa nước
sạch như bể, chum vại, các dụng cụ phế thải Vì vậy việc cọ rửa các dụng cụchứa nước và thu dọn phế thải là biện pháp hữu hiệu để phòng chống bệnhSXHD
1.1.3 Nguồn bệnh và khối cảm thụ
Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh SXHD và người là vật chủduy nhất với sự nhiễm đa dạng, từ nhiễm thể ẩn không triệu chứng đến cóbiểu hiện lâm sàng nhẹ hoặc tình trạng xuất huyết nặng, sốc và tử vong
Sau khi nhiễm với týp Dengue nào thì có miễn dịch lâu dài với týpDengue đó nhưng chỉ bảo vệ được một phần và tạm thời với 3 týp còn lại Sauthời kỳ ủ bệnh (thường kéo dài từ 3 đến 14 ngày), bệnh khởi phát đột ngột vớisốt cao kèm theo các triệu chứng không đặc hiệu như đau đầu, đau hốc mắt,mỏi cơ khớp, mệt mỏi, phát ban Sau đó các dấu hiệu xuất huyết như dấu hiệudây thắt dương tính, chấm, mảng xuất huyết, chảy máu chân răng, chảy máucam, kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện sớm, ỉa phân đen… Giai đoạn sốtcấp tính có thể kéo dài từ 2 – 7 ngày Khả năng truyền vi rút sang người lànhđược thực hiện khi muỗi hút máu bệnh nhân ở giai đoạn vi rút huyết (từ 6-18giờ trước đến khoảng 5 ngày sau khi bệnh khởi phát) Như vậy bệnh nhân lànguồn lây ngay trước thời kỳ sốt cho đến cuối giai đoạn sốt, trung bình thời
Trang 15gian lây là 6 -7 ngày Bên cạnh bệnh nhân, những người nhiễm vi rút nhưngkhông có biểu hiện lâm sàng cũng là một nguồn lây bệnh đáng chú ý
1.1.4 Diễn biến của bệnh SXHD
Bệnh SXHD có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từnhẹ đến nặng Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn:giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục Phát hiện sớm bệnh
và hiểu rõ những vấn đề lâm sàng trong từng giai đoạn của bệnh giúp chẩnđoán sớm, điều trị đúng và kịp thời, nhằm cứu sống người bệnh
Giai đoạn sốt bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng: Sốt cao đột ngột, liên tục,
nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, da xung huyết, đau cơ, đau khớp, nhức hai hốmắt, nghiệm pháp dây thắt dương tính, thường có chấm xuất huyết ở dưới da,chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam
Giai đoạn nguy hiểm: Thường vào ngày thứ 3-7 của bệnh, người bệnh có thể
còn sốt hoặc đã giảm sốt và có thể các biểu hiện sau:
- Biểu hiện thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéodài 24-48 giờ):
+ Tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, nề mi mắt, gan to, có thể đau.+ Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện vật vã,bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt(hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 20 mmHg), tụt huyết áp hoặc không đođược huyết áp, tiểu ít
- Xuất huyết:
+ Xuất huyết dưới da: Nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyếtthường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạngsườn hoặc mảng bầm tím
+ Xuất huyết ở niêm mạc: Chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu Kinh nguyệtkéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn
Trang 16+ Xuất huyết nội tạng như tiêu hóa, phổi, não là biểu hiện nặng.
Một số trường hợp nặng có thể có biểu hiện suy tạng như viêm gannặng, viêm não, viêm cơ tim Những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở một
số người bệnh không có dấu hiệu thoát huyết tương rõ hoặc không sốc
Giai đoạn hồi phục: Sau 24-48 giờ của giai đoạn nguy hiểm, có hiện
tượng tái hấp thu dần dịch từ mô kẽ vào bên trong lòng mạch Giai đoạn nàykéo dài 48-72 giờ
- Người bệnh hết sốt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn, huyết động ổn định vàtiểu nhiều
- Có thể có nhịp tim chậm và thay đổi về điện tâm đồ
- Trong giai đoạn này, nếu truyền dịch quá mức có thể gây ra phù phổihoặc suy tim
Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau:
- Biểu hiện xuất huyết có thể như nghiệm pháp dây thắt dương tính,chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam
- Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn
- Da xung huyết, phát ban
- Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt
b) Cận lâm sàng
- Hematocrit bình thường (không có biểu hiện cô đặc máu) hoặc tăng
Trang 17- Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc hơi giảm.
- Số lượng bạch cầu thường giảm
* SXHD có dấu hiệu cảnh báo.
Bao gồm các triệu chứng lâm sàng của SXHD, kèm theo các dấu hiệucảnh báo sau:
+ Hematocrit tăng cao
+ Tiểu cầu giảm nhanh chóng
Nếu người bệnh có những dấu hiệu cảnh báo trên phải theo dõi sátmạch, huyết áp, số lượng nước tiểu, làm xét nghiệm hematocrit, tiểu cầu và cóchỉ định truyền dịch kịp thời
* SXHD nặng
Khi người bệnh có một trong các biểu hiện sau:
- Thoát huyết tương nặng dẫn đến sốc giảm thể tích (Sốc SXHD), ứdịch ở khoang màng phổi và ổ bụng nhiều
Trang 18ẩm; mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 20mmHg) hoặc tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp; tiểu ít.
- Sốc SXHD được chia ra 2 mức độ để điều trị bù dịch:
+ Sốc SXHD: Có dấu hiệu suy tuần hoàn, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹthoặc tụt, kèm theo các triệu chứng như da lạnh, ẩm, bứt rứt hoặc vật vã li bì
+ Sốc SXHD nặng: Sốc nặng, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được
- Chú ý: Trong quá trình diễn biến, bệnh có thể chuyển từ mức độ nhẹ
sang mức độ nặng, vì vậy khi thăm khám cần phân độ lâm sàng để tiên lượngbệnh và có kế hoạch xử trí thích hợp
b) Xuất huyết nặng
- Chảy máu cam nặng (cần nhét gạc vách mũi), rong kinh nặng, xuấthuyết trong cơ và phần mềm, xuất huyết đường tiêu hóa và nội tạng, thườngkèm theo tình trạng sốc nặng, giảm tiểu cầu, thiếu oxy mô và toan chuyển hóa
có thể dẫn đến suy đa phủ tạng và đông máu nội mạch nặng
- Xuất huyết nặng cũng có thể xảy ra ở người bệnh dùng các thuốckháng viêm như acetylsalicylic acid (aspirin), ibuprofen hoặc dùng corticoid,tiền sử loét dạ dày, tá tràng, viêm gan mạn
c) Suy tạng nặng
- Suy gan cấp, men gan AST, ALT ≥ 1000 U/L
- Suy thận cấp
- Rối loạn tri giác (Sốt xuất huyết thể não)
- Viêm cơ tim, suy tim, hoặc suy chức năng các cơ quan khác
1.2 Tình hình bệnh SXHD
1.2.1 Tình hình SXHD trên thế giới
Số mắc SXHD trên thế giới có xu hướng ngày càng gia tăng Giai đoạn1955-1959 số mắc trung bình hàng năm chỉ là 908 trường hợp, cho đến nhữngnăm 1980-1989 con số này đã tăng vọt lên 295.591 và 884.462 trong giai
Trang 19đoạn 2000-2005 (biểu đồ 1.1) Chỉ tính riêng năm 1998, có tổng số 1,3 triệu
ca mắc SXHD và trên 3600 trường hợp tử vong được báo cáo cho Tổ chức Y
tế Thế giới [39]
Khoảng thời gian từ 1975 đến 1995 dịch đã xảy ra ở 102 nước thuộcnăm trong sáu khu vực là thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới, chỉ trừ khuvực châu Âu, bao gồm 20 nước châu Phi, 4 nước khu vực Địa Trung Hải, 29nước khu vực Tây Thái Bình Dương, 42 nước thuộc châu Mỹ, 7 nước khu vựcĐông Nam Á Cho tới nay, bệnh có tính lưu hành địa phương tại Châu Mỹ,Châu Phi và Địa Trung Hải Tại khu vực châu Á bệnh là gánh nặng về y tế tạicác nước có dịch lưu hành [32]
Bản đồ phân bố bệnh sốt xuất huyết trên thế giới theo WHO
Năm 2017
1.2.2 Tình hình SXHD tại Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương
Tại khu vực Đông Nam Á, từ năm 2000, dịch SXHD lan rộng đến cáckhu vực mới và gia tăng tại các khu vực bệnh lưu hành sẵn có Trong năm
2003, có 8 quốc gia bao gồm Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Maldives,Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan và Đông Timor báo cáo các ca bệnh SXHD.Năm 2004, Bhutan báo cáo bùng nổ dịch lần đầu tiên Vào tháng 11 năm
Trang 202006, Nepal báo cáo các ca SXHD tại bản địa lần đầu tiên Cộng hòa dân chủnhân dân Triều Tiên là quốc gia duy nhất tại khu vực Đông Nam không cóbáo cáo về các ca SXHD tại bản địa
Ước tính trung bình hàng năm tại khu vực Đông Nam Á, có khoảng386.000 người mắc bệnh (2001-2010) và khoảng 2.162 người tử vong dobệnh, ước tính chi phí hàng năm cho bệnh là 950 triệu đô la Mỹ, trong đó chiphí trực tiếp là 451 triệu, gián tiếp là 499 triệu Indonesia là quốc gia chịuthiệt hại nặng nhất, tiếp theo là Thái Lan, chi phí trung bình một năm cho 1người dân trong toàn khu vực là khoảng 1,65 đô la Mỹ [43]
Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á được chia thành 4 khu vựckhí hậu khác biệt với khả năng lan truyền SXHD khác nhau Tại các quốc gia
có khí hậu nhiệt đới gió mùa, gần xích đạo như Indonesia, Myanmar, SriLanka, Thái Lan và Đông Timor, dịch SXHD là một vấn đề y tế công cộngquan trọng Muỗi Aedes aegypti có mặt ở cả khu vực thành thị và nông thôn,nhiều tuýp huyết thanh vi rút Dengue lưu hành tại đây và SXHD là một trongnhững nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhập viện và tử vong cho trẻ anh (chị).Các quốc gia có vùng khí hậu khô và ẩm như Bangladesh, Ấn Độ vàMaldives, các dịch bệnh theo chu kỳ đang gia tăng về tần suất, tỷ lệ và lanrộng về phạm vi địa lý với sự có mặt của nhiều týp huyết thanh của vi rútđang lưu hành Theo báo cáo, tỉ lệ tử vong/mắc tại các nước trong khu vựcgiai đoạn 2000 – 2007 là dưới 0,2% đến 5%, thấp nhất tại Thái Lan (dưới0,2%) và cao nhất tại Ấn Độ, Indonesia và Myanmar (3-5%) Tại Indonesia,hơn 35% dân số cả nước sống tại khu vực thành thị, 150.000 ca bệnh đượcbáo cáo vào năm 2007 với hơn 25.000 ca được báo cáo ở Jakarta và phía TâyJava Tỉ lệ tử vong/mắc xấp xỉ 1% Từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2007,Myanmar báo cáo có 9.578 ca, tỷ lệ tử vong/mắc là hơn 1% Tại Thái Lan,tình hình SXHD được báo cáo ở 4 khu vực: miền Bắc, miền Trung, vùng
Trang 21Đông Bắc và miền Nam Tháng 6 năm 2007, bùng nổ dịch xuất hiện tại cáctỉnh Trat, Bangkok, Chiangrai, Phetchabun, Phitsanulok, Khamkaeng Phet,Nakhon Sawan và Phit Chit Tổng số 58.836 ca được báo cáo từ tháng 1 đếntháng 11 năm 2007 Tỉ lệ tử vong/mắc tại Thái Lan dưới mức 0.2% [38]
Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, trong thời gian từ năm 2001-2008,tổng số 1.020.333 ca bệnh được báo cáo tại Campuchia, Malaysia, Philippines
và Việt Nam - 4 quốc gia tại khu vực Tây Thái Bình Dương với số ca mắc và
tử vong cao nhất Số ca tử vong tại 4 quốc gia này là 4.798 ca (báo cáo chínhthức của các quốc gia) So với các quốc gia khác trong khu vực số ca mắc và
tử vong cao nhất tại Campuchia và Philippine năm 2008
1.2.3 Tình hình SXHD tại Việt Nam
Tại Việt Nam, vụ dịch SXHD đầu tiên xảy ra ở miền Bắc vào năm 1958được Chu Văn Tường và Mihow thông báo vào năm 1959 ở miền Nam vào năm
1960 với 60 bệnh nhân nhi tử vong [27] Từ đó bệnh trở thành dịch lưu hành địaphương ở vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và dọc theo bờ biển miềnTrung Bệnh không chỉ xuất hiện ở đô thị mà cả ở vùng nông thôn, nơi cómuỗi truyền bệnh SXHD Trong giai đoạn từ 2009-2011, tại Việt Nam trungbình hàng năm ghi nhận 101.319 trường hợp mắc, 85 trường hợp tử vong,trong đó năm 2010 có số mắc cao nhất với 128.710 trường hợp mắc, 109trường hợp tử vong Số mắc và tử vong do SXHD trong các năm chủ yếu xảy
ra ở các tỉnh phía Nam (mắc chiếm 68,6 %, tử vong chiếm 83,5% cả nước) vàtrẻ em dưới 15 tuổi là lứa tuổi mắc SXHD nhiều nhất tại khu vực phía Nam
Số mắc SXHD gia tăng tại tất cả các khu vực vào thời điểm mùa mưa từtháng 6 đến tháng 11 Chỉ số Breteau và chỉ số mật độ muỗi cao nhất trongthời điểm mùa mưa và trùng với thời điểm gia tăng số mắc (từ tháng 6 đếntháng 10 hàng năm) Có cả 04 týp vi rút D1, D2, D3, D4 gây SXHD giai đoạn2009-2011 nhưng chủ yếu là týp D1, D2
Trang 22Bệnh SXHD ở Việt Nam phát triển theo mùa và cũng có sự khác biệtgiữa miền Bắc và miền Nam Ở miền Bắc bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đếntháng 11, những tháng khác bệnh ít xảy ra vì thời tiết lạnh, ít mưa, không
thích hợp cho sự sinh sản và hoạt động của Ae.aegypti Bệnh phát triển nhiều
hơn từ tháng 6 đến tháng 10 và đỉnh cao vào tháng 7, tháng 8, tháng 9 vàtháng 10 Ở miền Nam và nam Trung bộ bệnh SXHD xuất hiện trong suốtnăm với tần số mắc nhiều hơn vào tháng 4 đến tháng 11, đỉnh cao cũng vàonhững tháng 7,tháng 8, tháng 9 và tháng 10
Biểu đồ 1.2 Các tỉnh thành phố mắc SXHD cao năm 2017
1.2.4 Tình hình SXHD tại Hà Nội
Hà Nội là một trong các tỉnh trọng điểm về SXHD của miền Bắc với sốmắc hàng năm từ hàng ngàn đến chục ngàn ca bệnh [4] Qua nhiều năm theo dõicho thấy số mắc bệnh tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành và ven nội, nơi cótốc độ đô thị hoá cao như: Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai,Đống Đa, Thanh Xuân, Từ Liêm, Thanh Trì và Hà Đông Tại khu vực nội thànhtình trạng thiếu nước sạch đã dẫn tới thói quen tích trữ nước sạch của ngườidân và tạo ra các dụng cụ chứa nước, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền
Trang 23bệnh SXHD đẻ trứng Bên cạnh tình trạng thiếu nước sạch, tại khu vực nộithành tỷ lệ người dân ngoại tỉnh, ngoại huyện đến thuê trọ sinh sống tạm bợ, ýthức vệ sinh phòng chống dịch bệnh kém cũng là yếu tố lây lan và bùng phátdịch Tại khu vực các quận, huyện ven nội nơi có các công trường xây dựngkéo dài, tại đây công nhân sống trong điều kiện tạm bợ, ý thức vệ sinh phòngchống dịch bệnh kém, vào mùa mưa thường có nhiều dụng cụ chứa nước Tất
cả các yếu tố trên làm tăng nguy cơ lây lan và bùng phát dịch tại khu vực nộithành và ven nội đặc biệt là đối tượng sinh viên, sinh viên và người lao động
tự do chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao trong tổng số mắc toàn thành phố
Về số mắc bệnh, từ năm 2006 đến 2017, hàng năm đều ghi nhận cabệnh SXHD ở mức cao dao động từ khoảng 1.806 đến 16.090 ca và số mắctrung bình mỗi năm là 5.110 ca Riêng năm 2009 ghi nhận số mắc cao nhất tới16.090 ca và cũng là năm có số mắc cao nhất trong vòng 20 năm Các ca bệnhchủ yếu ở dạng tản phát hoặc trong các vụ dịch nhỏ (ngoại trừ một số ổ dịchquy mô vừa vào năm 2009) [9]
Trang 24Bảng 1.2: Phân bố ca mắc SXHD tại Hà Nội từ 2006-2017 theo địa dư
1.3 Các hoạt động phòng chống bệnh SXHD
Các hoạt động phòng chống bệnh SXHD tại miền Bắc chính thức đượcthực hiện từ năm 1999 thông qua việc thành lập Dự án phòng chống sốt xuấthuyết khu vực miền Bắc - Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương Trong 2 năm đầutiên chỉ có 10/28 tỉnh, thành phố được triển khai dự án với mô hình “Huyđộng cộng đồng trong phòng chống sốt xuất huyết” Đến năm 2004, dự án đãtriển khai ra 18 tỉnh thành phía Bắc và từ năm 2005 toàn bộ 28 tỉnh thành phíaBắc gồm cả các tỉnh Tây Bắc Bắc Bộ đã được triển khai dự án [8]
Hiện nay SXHD là một trong 28 bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải giámsát và báo cáo trong hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Việt Nam, các
Trang 25hoạt động giám sát phát hiện và đáp ứng với bệnh SXHD được lồng ghéptrong hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm nói chung và được ưu tiên là mộttrong các chương trình quốc gia y tế phòng chống các bệnh dịch nguy hiểmcho cộng đồng [3] Với mục tiêu là lớn là giảm tỷ lệ mắc, giảm tỷ lệ chết,khống chế không để dịch lớn xảy ra các hoạt động phòng chống bệnh SXHDtập trung vào việc phát hiện sớm bệnh nhân mắc bệnh, các yếu tố nguy cơbùng phát dịch và tổ chức các biện pháp đáp ứng chống dịch kịp thời ngay cảkhi chưa có dịch và khi đã có dịch xảy ra.
Hà Nội là tỉnh loại A về SXHD theo phân loại của Bộ Y tế, với tỷ lệmắc hằng năm cao nhất trong 28 tỉnh, thành phố miền Bắc [7] Tại Hà Nội,các hoạt động phòng chống SXHD được triển khai tại 29/29 quận, huyện, thị
xã, 577 xã, phường, thị trấn, với các nội dung hoạt động theo hướng dẫn củachương trình phòng chống SXHD khu vực miền Bắc và Bộ Y tế, nhưng cáchoạt động ưu tiên như: thành lập mạng lưới cộng tác viên, thực hiện các chiếndịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, phun hóa chất chủ động diệt muỗi trưởngthành chỉ tập trung vào 10 quận, huyện và 60 xã, phường trọng điểm trên toànthành phố
1.3.1 Khi chưa có ổ dịch
Các hoạt động giám sát và chủ động phòng chống SXHD được tiếnhành thường kỳ, thường xuyên ngay từ khi chưa có ổ dịch được thông báobao gồm: giám sát dịch tễ học, phòng chống véc tơ chủ động và chuẩn bị sẵnsàng thuốc hóa chất phương tiện, nhân lực phục vụ chống dịch khi có dịchxảy ra [2]
Giám sát dịch tễ: Bao gồm giám sát véc tơ (muỗi, bọ gậy) và giám sát
tính nhạy cảm của véc tơ với các hóa chất diệt côn trùng, giám sát bệnh nhân,giám sát huyết thanh và vi rút Theo dõi diễn biến thời tiết, môi trường và kếtquả biện pháp phòng chống chủ động Giám sát véc tơ nhằm xác định nguồn
Trang 26sinh sản chủ yếu của muỗi truyền bệnh, sự biến động của véc tơ, tính nhạycảm của véc tơ với các hóa chất diệt côn trùng và đánh giá hoạt động phòngchống véc tơ tại cộng đồng Điểm giám sát véc tơ được lựa chọn tại xã điểm
và hai điểm không thuộc xã điểm Giám sát muỗi trưởng thành bằng phươngpháp soi bắt muỗi đậu nghỉ trong nhà bằng ống tuýp hoặc máy hút cầm tay.Giám sát bọ gậy thường xuyên: 1 tháng 1 lần cùng với giám sát muỗi trưởngthành Sau khi bắt muỗi, tiến hành điều tra bọ gậy bằng quan sát, ghi nhận ởtoàn bộ dụng cụ chứa nước trong và quanh nhà Giám sát ổ bọ gậy nguồn:Phương pháp này dựa vào kết quả đếm toàn bộ số lượng bọ gậy Aedes trongcác chủng loại dụng cụ chứa nước khác nhau để xác định nguồn phát sinhmuỗi Aedes chủ yếu của từng địa phương theo mùa trong năm hoặc theo từnggiai đoạn để điều chỉnh, bổ sung các biện pháp tuyên truyền và phòng chốngvéc tơ thích hợp Giám sát độ nhạy cảm và thử sinh học của muỗi Aedesaegypti, Aedes albopictus đối với các hóa chất diệt côn trùng trước mùa dịch
Phòng chống véc tơ chủ động: Thực hiện thường xuyên ngay từ khi
chưa có dịch, bao gồm: tuyên truyền nâng cao nhận thức về SXHD và huyđộng sự tham gia của cộng đồng phát hiện loại bỏ ổ bọ gậy: loại bỏ các vậtdụng phế thải, sử dụng tác nhân sinh học diệt bọ gậy (thả cá, thả mesocyclops,tập huấn cho lãnh đạo chính quyền, các ban ngành đoàn thể, mạng lưới y tế,cộng tác viên, giáo viên, sinh viên nhà trường về bệnh SXHD, các hoạt động
cụ thể loại trừ nơi sinh sản của véc tơ, điều tra xác định ổ bọ gậy nguồn tại địaphương và biện pháp xử lý thích hợp cho từng chủng loại ổ bọ gậy, tổ chứccác hoạt động diệt bọ gậy thường xuyên đến từng hộ gia đình thông qua hoạtđộng của cộng tác viên y tế, sinh viên và các tổ chức quần chúng (thả cá, thảmesocyclops, đậy nắp, loại bỏ vật dụng phế thải, phun chủ động hóa chất diệtmuỗi tại những nơi có nguy cơ cao
Giám sát bệnh nhân SXHD:
Trang 27Ca bệnh giám sát:
Người sống hoặc đến từ vùng có ổ dịch hoặc lưu hành SXHD trongvòng 14 ngày có biểu hiện sốt cao đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày và có ít nhất
2 trong các dấu hiệu sau:
- Biểu hiện xuất huyết có thể ở nhiều mức độ khác nhau như: nghiệmpháp dây thắt dương tính, chấm/mảng xuất huyết ở dưới da, chảy máu chânrăng hoặc chảy máu cam
+ Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn
+ Da xung huyết, phát ban
+ Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt
Giám sát huyết thanh và vi rút Dengue: Thu thập bệnh phẩm của
bệnh nhân trong diện giám sát để xét nghiệm huyết thanh và vi rút học.Những mẫu máu trong vòng 5 ngày kể từ ngày khởi phát dùng để chẩn đoánxác định và định týp vi rút Dengue bằng phân lập vi rút và xác định vật liệu
di truyền hoặc kháng nguyên Những mẫu máu sau 5 ngày kể từ ngày khởiphát dùng để chẩn đoán xác định nhiễm vi rút Dengue bằng phát hiệnkháng thể IgM
Tổ chức sẵn sàng chống dịch: Xây dựng kế hoạch phòng chống
SXHD hàng năm của các cấp, chuẩn bị sẵn sàng nhân lực bao gồm đội chốngdịch cơ động gồm: cán bộ điều trị, dịch tễ, côn trùng được trang bị đủ hóachất, máy móc, phương tiện
1.3.2 Khi có ổ dịch
Trang 28Khi có ổ dịch SXHD cùng với việc điều trị cấp cứu bệnh nhân mắcbệnh cần thực hiện các biện pháp đáp ứng phòng chống dịch lây lan, baogồm: Phun hóa chất diệt muỗi, giám sát phát hiện bệnh nhân mới và giám sátvéc tơ, tuyên truyền huy động cộng đồng tham gia phòng chống dịch, tổ chứccác chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy [2].
1.3.3 Hệ thống thông tin, báo cáo bệnh SXHD
Hệ thống thông tin báo cáo bệnh SXHD nằm trong hệ thống thông tinbáo cáo bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế và được tăng cường bởi các hoạt độngcủa chương trình mục tiêu quốc gia về y tế phòng chống bệnh sốt xuất huyết
Hệ thống này bao gồm toàn bộ tổ chức của hệ thống y tế dự phòng: cán bộnhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên đến trạm Y tế, xã, phường, Trung tâm
Y tế quận, huyện, Trung tâm Y tế dự phòng, các Viện Vệ sinh Dịch tễ trungương và Bộ Y tế, cùng sự tham gia của hệ thống phòng khám đa khoa, bệnhviện các tuyến trong giám sát phát hiện bệnh nhân Chức năng, nhiệm vụ cụthể của các thành phần được quy định cụ thể như sau:
- Y tế thôn/bản, cộng tác viên và các phòng khám chuyên khoa tư nhân
có trách nhiệm thu thập, tổng hợp, báo cáo số liệu cho Trạm Y tế(TYT) xã, phường, thị trấn
- TYT xã có trách nhiệm tổng hợp, xác minh và báo cáo số liệu BTNtrong địa bàn xã cho Trung tâm Y tế (TTYT) quận, huyện, thị xã,đồng thời thực hiện việc phản hồi thông tin cho các đơn vị thuộc địabàn phụ trách
- Đơn vị y tế tại các công nông trường, xí nghiệp, nhà máy, cơ quan,trường học, bệnh viện huyện, các phòng khám đa khoa (PKĐK) tưnhân có trách nhiệm tổng hợp, xác minh và báo cáo số liệu tại cơ sởmình cho TTYT huyện
- TTYT huyện có trách nhiệm phân tích, báo cáo số liệu BTN trong địa
Trang 29bàn huyện cho Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) thành phố, đồngthời thực hiện việc phản hồi thông tin cho các đơn vị thuộc địa bàn phụtrách.
- TTYTDP thành phố có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo thông tin BTNtại cơ sở mình cho Sở Y tế, Cục Y tế dự phòng, các Viện dịch tễ phụtrách khu vực và thông tin bệnh về bệnh sốt rét, bệnh do ký sinh trùng,côn trùng cho các Viện Sốt rét phụ trách khu vực, đồng thời thực hiệnviệc phản hồi thông tin cho các đơn vị thuộc địa bàn phụ trách
Trang 30Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức hệ thống thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm
(Nguồn: Thông tư số 48 /2010/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2010)
1.4 Các nghiên cứu trong và ngoài nước về kiến thức thực hành phòng chống SXHD
1.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Năm 2011, Linda K lee và cộng sự đã tiến hành một cuộc điều tra nhằmđánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của cán bộ y tế làm công tác chăm sócsức khỏe ban đầu tại Singapore, 366 cán bộ y tế đã trả lời bộ câu hỏi qua thư
Báo cáo/thông tin trực tiếp
Trao đổi, phản hồi thông tin
Trung tâm PCSR tỉnh
Trung tâm YTDP tỉnh
Trung tâm
Y tế huyện
Bệnh viện huyện, Phòng khám đa khoa tư nhân
Bệnh viện tỉnh, Bệnh viện của Bộ,ban, ngành, Bệnh viện tư nhân
Trang 31và kết quả của 364 người trả lời đầy đủ 25 câu hỏi được đưa vào phân tích.Kết quả cho thấy: Trong 3 câu hỏi hiểu biết chung về bệnh SXHD 90 % cán
bộ y tế trả lời đúng 2 hoặc 3 câu, tỷ lệ trả lời đúng 2 câu là 35% và đúng cả 3câu là 55% Trong số 21 đối tượng trên 40 tuổi 72% trả lời đúng cả 3 câu, caohơn tỷ lệ này ở tất cả đối tượng là 47,6% (p < 0.001) Khoảng 50% cán bộ y
tế sử dụng các test chẩn đoán nhanh thường xuyên, cán bộ y tế ở nhóm nhiềutuổi hơn và nhóm làm việc tại khu vực tư nhân hay sử dụng test chẩn đoánhơn các nhóm còn lại 85% cán bộ y tế hàng ngày có theo dõi điều trị cáctrường hợp bệnh nhân đã được chẩn đoán, 1/3 thường xuyên, hoặc luôn luônchuyển bệnh nhân lên tuyến trên [41]
Năm 2011, Tzong-Shiann Ho và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứuđánh giá kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống SXHD của cán bộ y tế tạithành phố Tainan phía nam Đài Loan, bộ câu hỏi gồm 10 câu về phát hiện,các biện pháp phòng chống và thực hành điều trị SXHD, 134 bác sỹ và 130điều dưỡng đã được phỏng vấn Kết quả cho thấy: hầu hết cán bộ y tế (>90%)
trả lời được véc tơ truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus,
nguy cơ xảy ra dịch SXHD ở các khu vực có dụng cụ chứa nước có bọ gậy vàcác khu vực nhà hoang, nhà máy bị đóng cửa Chỉ 44,7% cán bộ y tế cho rằngbệnh SXHD đang lưu hành tại Đài Loan, 25% cán bộ y tế trả lời đúng thờigian phải báo cáo lên trung tâm kiểm soát bệnh tật tuyến trên khi phát hiệntrường hợp nghi ngờ SXHD, 42,8% cán bộ y tế trả lời đúng về dấu hiệu phátban trong ngày thứ 2 Hầu hết các câu hỏi được trả lời giống nhau ở 2 nhómbác sỹ và điều dưỡng, ngoại trừ nhóm điều dưỡng có tỷ lệ trả lời đúng caohơn về thời gian phải báo cáo trường hợp bệnh (điểm trung bình: 0.34 và0.16, p < 0.01), nhóm bác sỹ có tỷ lệ trả lời đúng hơn cao hơn về thời gianlây truyền bệnh (điểm trung bình: 0.86 và 0.75, p = 0.03) [44]
Trang 32Hsien-Liang Huang và cộng sự trong một nghiên cứu về kiến thức, thái
độ, thực hành với những bệnh do muỗi truyền của cán bộ y tế là bác sỹ vàđiều dưỡng tại Đài Loan cho thấy: đối với bệnh SXHD, tỷ lệ chung trả lờiđúng các câu hỏi về véc tơ truyền bệnh là 14,4% (nhóm bác sỹ là 27,1%, điềudưỡng là 9,0%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001)) 96,5% trả lờiđúng về đường lây truyền bệnh, 72,8% trả lời đúng tác nhân gây bệnh (nhómbác sỹ là 92,9%, điều dưỡng là 72,0%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,001)) Tỷ lệ trả lời đúng các triệu chứng phổ biến của bệnh là 94,4% [45]
Năm 2009, Hyo-Soon Yoo và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu vềthời gian phát hiện các dịch bệnh phải báo cáo tại Hàn Quốc Đối với bệnhSXHD kết quả cho thấy: thời gian từ khi bệnh khởi phát tới lúc được chẩnđoán là 10 ngày, khoảng thời gian từ khi khởi phát tới lúc bác sỹ thông báocho cơ quan y tế địa phương để có thể tiến hành các hoạt động phòng chốngđầu tiên là 15 ngày Thời gian bệnh nhân được báo cáo lên cơ quan kiểm soátbệnh tật quốc gia là 20 ngày sau khi khởi phát [46]
Năm 2010, F Shuaib và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu cắt ngang
mô tả kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh SXHD của người dân tạiWestmoland, Jamaica Đối tượng nghiên cứu là 192 bố mẹ đưa trẻ đi khámbệnh tại 10 trung tâm y tế đã được chọn ngẫu nhiên trong 21 trung tâm y tế,trong đó kết quả 188 người là nữ giới được đưa vào phân tích cho thấy: tỷ lệngười dân trả lời đúng các triệu chứng điển hình của bệnh SXHD còn thấp,sốt 49,5%, phát ban 34%, đau khớp 32,5%, đau cơ 2,1% Mặt khác, hầu hếtđối tượng đều cho rằng ruồi và ve không lây truyền SXHD với tỷ lệ tươngứng là 66,5 và 71,8% Khi hỏi về biện pháp phòng chống muỗi đốt thì 58%đối tượng cho rằng che chắn cửa sổ và sử dụng màn sẽ giảm nguy cơ bị muỗiđốt, 68,1% thích sử dụng biện pháp phun hóa chất diệt muỗi và 62,2% chorằng che đậy các dụng cụ chứa nước sẽ làm giảm khả năng muỗi sinh nở
Trang 3329,8% cho rằng không dùng aspirin khi bị bệnh và 66% cho rằng sẽ sử dụng
và 3,7% chắc chắn sẽ sử dụng.Theo thang điểm thì 54% đối tượng phỏng vấnđạt trên 80% điểm về kiến thức, 46,6% đạt trên 80% điểm về thái độ và28,5% đạt trên 80% điểm về các biện pháp thực hành phòng bệnh [42]
Kết quả nghiên cứu của Cho Naing và cộng sự năm 2011 tại một huyệnngoại thành ở Malayxia cho thấy, trong khi 95, 9% người dân đã từng nghethấy bệnh SXHD thì đa số vẫn trả lời sai về đường truyền bệnh và thực hành
không đầy đủ để phòng bệnh.50,5 % cho rằng muỗi Aedes aegypti đẻ ở nơi
nước bẩn và chỉ 45,5% hộ gia đình che đậy các dụng cụ chứa nước trong nhàđúng cách [47]
Năm 2009, Maxay và cộng sự đã tiến hành điều tra kiến thức, thái độ
và thực hành của các hộ gia đình tại một huyện ngoại thành của thủ đô Viênchăn, Lào, 231 hộ gia đình đã được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi sẵn có Kếtquả cho thấy: Mặc dù 97% đối tượng được phỏng vấn đã từng nghe thấy bệnhSXHD nhưng vẫn còn thiếu những kiến thức sâu về bệnh, 33% không phân
biệt được SXHD và sốt rét, 32% tin rằng muỗi Aedes truyền bệnh sốt rét, 36% không trả lời đúng về thời gian muỗi Aedes hoạt động là vào sáng sớm
và chập tối, chỉ 10 % người dân cho rằng các dụng cụ chứa nước trong nhà có
thể là chỗ cho muỗi Aedes đẻ trứng [48].
1.4.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam
Nguyễn Ngọc San, Lê Bách Quang đã tiến hành nghiên cứu về nhậnthức, thái độ, thực hành phòng chống muỗi truyền bệnh của cộng đồng, cán
bộ y tế và các biện pháp can thiệp tại hai quận Đống Đa và Thanh Xuân củathành phố Hà Nội từ 2004-2006 Kết quả điều tra cho thấy tại quận Đống Đa
và Thanh Xuân số người hiểu biết về véc tơ truyền bệnh SXHD tương đốicao Tương ứng như sau: Số người hiểu biết về nguyên nhân truyền bệnh
SXHD là do muỗi vằn (Ae.aegypti) chiếm 81,9% và 92,4% Muỗi đẻ trứng tại
Trang 34các dụng cụ chứa nước 74,7% và 42,3% Tuy nhiên sự hiểu biết về tập tính
hút máu của muỗi Ae.aegypti chỉ đạt từ 45,0 - 56,0% và 4,0 - 31,1% Thực hành về phòng chống bọ gậy muỗi Ae.aegypti hầu hết các hộ gia đình: đậy
nắp các bể chứa nước (93,5% và 94,4%); thu dọn các đồ phế thải chứa nước(90,6% và 86,4%), các biện pháp khác chưa được người dân hưởng ứng
Trong các biện pháp phòng chống muỗi Ae.aegypti chỉ có biện pháp dùng
hương xua muỗi, bình xịt người dân sử dụng nhiều (75,4% và 66,9%)
Nghiên cứu này cũng cho kết quả ban đầu hiểu biết về phòng chống véc
tơ truyền bệnh SXHD của cán bộ y tế thấy: Hiểu đúng về véc tơ chính truyền
bệnh SXHD là muỗi Ae.aegypti 94,5%; mùa truyền bệnh SXHD 54,5%; thời
kì lây nhiễm SXHD 52,7%; đối tượng dễ bị nhiễm bệnh là trẻ anh (chị) đạt63,6%; các nội dung giám sát SXHD 25,5%; các tiêu chuẩn xác định xảy radịch đạt 14,5%; xác định đúng chỉ số bọ gậy quan trọng (BI) là 34,5% Điềutra hành vi thực hành phòng chống SXHD: 65,4% số CBYT cho rằng phảithực hiện công tác truyền thông giáo dục cho cộng đồng phòng chống véc tơ,27,3% triển khai các biện pháp phòng chống véc tơ, 5,5% điều trị ca bệnh.Sau 2 năm thực hiện các biện pháp can thiệp và điều tra lại thấy rằng cácchỉ số đánh giá về hiểu biết, nhận thức và thực hành phòng chống SXHDcủa đội ngũ cán bộ y tế sau 2 năm không có sự khác biệt với p > 0,05
Nguyễn Thành Đông nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành trongphòng chống bệnh truyền nhiễm của nhân viên giám sát dịch tễ tại thành phố
Hà Nội năm 2012 kết quả cho thấy: tỷ lệ định nghĩa đúng khái niệm BTN cònthấp Chỉ có 13% nhân viên giám sát dịch tễ trong nghiên cứu trả lời đúngđịnh nghĩa Tỷ lệ biết định nghĩa BTN tại các trung tâm Y tế tuyến quận,huyện là cao nhất với 36%, thấp nhất là tại các trạm y tế với chỉ 3% địnhnghĩa đúng và đủ khái niệm Tại các bệnh viện đa khoa và phòng khám đakhoa có các tỷ lệ lần lượt là 17% và 13% Tỷ lệ biết được hiện nay Bộ Y tếchia các BTN ra làm 3 nhóm (A, B, C) là 48% Tại các TTYT quận huyện, có
Trang 35tới 95% người được hỏi biết được cách phân loại này, tại các bệnh viện đakhoa là 55%, các TYT là 40%, thấp nhất là tại các PKĐK tư nhân chỉ với10% Đối với định nghĩa ca bệnh SXHD, có 54% xác định được đủ các dấuhiệu lâm sàng, trong đó các TTYT quận huyện có 73% xác định đúng, TYT là53% và tại các PKĐK tư nhân là 24% Về phân loại điểm kiến thức, có 36,4%đối tượng nghiên cứu có điểm kiến thức dưới trung bình, trong đó nhóm có tỷ
lệ điểm kém cao nhất là các PKĐK tư nhân với 82,8% Các TYT xã phường
tỷ lệ này là 38,5%, các BVĐK là 41,4% và tại các TTYT quận huyện, chỉ là1,8% Phân loại điểm thực hành loại kém chiếm phần lớn với 55,3% Tỷ lệnhân viên có điểm thực hành kém cao nhất là tại các TYT xã phường với63,5%, các PKĐK tư nhân là 56,8%, các BVĐK là 37,9% và tại các TTYTtuyến quận huyện là 32,7% [13]
Năm 2011, Vũ Trọng Dược và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu kiếnthức và thực hành phòng chống bệnh SXHD của người dân 11 tỉnh miền núiphía Bắc Kết quả cho thấy: tỷ lệ người dân biết triệu chứng cơ bản của bệnhSXHD là 35,3%, kiến thức về cách phòng chống bệnh SXHD đúng chỉ đạt10,1% Nhưng khi quan sát thực hành về các biện pháp diệt bọ gậy, phòngmuỗi đốt và thói quen tàng trữ nước thì 26,6% người dân đã áp dụng đúngcác biện pháp Các yếu tố giới tính, nghề nghiệp có liên quan đến hiểu biết
về bệnh SXHD và những người hiểu biết về SXHD có hành vi đúng vềphòng chống SXHD cao hơn 4,17 và 4,95 lần so với nhóm không hiểu biết
về SXHD [12]
Đỗ Nguyễn Thùy Nhi, Nguyễn Lâmnghiên cứu đánh giá kiến thức thái
độ, thực hành phòng chống sốt xuất huyết của sinh viên trước và sau khi triểnkhai dự án can thiệp tại trường Trung học cơ sở Tân Hưng, huyện Cái Bè, tỉnhTiền Giang năm 2009 cho thấy kết quả: Tỉ lệ sinh viên biết triệu chứng cơ bảncủa SXH (sốt và dấu hiệu xuất huyết) là 86,4% sau can thiệp là 92,7% Tỉ lệđối tượng biết muỗi vằn là trung gian truyền bệnh SXH tương ứng là 33%;
Trang 3664% và tỉ lệ biết thời gian muỗi đối người cả ngày lẫn đêm tương ứng là 43%;36% Tỉ lệ sinh viên biết SXH có thể phòng được sau can thiệp 95,5%, biếtphòng bệnh SXH bằng cách diệt lăng quăng là tối ưu 96,3%, tỉ lệ biết được 5biện pháp diệt lăng quăng 11% Các biện pháp diệt lăng quăng là một trongnhững nội dung chính của Dự án phòng chống SXH dựa vào cộng đồng, bởi
vì muốn kiểm soát lăng quăng có hiệu quả thì phải biết được các biện phápdiệt lăng quăng để áp dụng tương ứng đối với từng loại vật chứa nước [22]
Tỉ lệ sinh viên có thực hành đúng trong phòng chống SXH trước canthiệp là 48,7%, sau can thiệp tăng lên 80,1% và sự khác biệt này có ý nghĩathống kê (p<0,001) Trước can thiệp có 6,8% sinh viên không bao giờ thựchành phòng chống SXH, tuy nhiên tỉ lệ này sau can thiệp giảm xuống còn0,5% Đồng thời tỉ lệ sinh viên có thực hành diệt lăng quăng và tránh muỗiđốt từ 5,2% trước can thiệp tăng lên 36,6% sau can thiệp Tỉ lệ sinh viên cóthực hành kiểm tra và diệt lăng quăng trong vòng 1 tuần là 73,8% [22]
Lê Thị Thanh Hương và cộng sự nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thựchành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã Bình Thành, huyệnThanh Bình, tỉnh Đồng Tháp năm 2006 cho thấy tỷ lệ người dân có hiểu biếtđúng về sốt xuất huyết là 50%, thái độ đúng là 57% và có thực hành đúng vềphòng chống sốt xuất huyết chỉ là 26%, nghiên cứu cũng tìm thấy có mốiliên quan giữa kiến thức đúng và thực hành đúng phòng chống sốt xuấthuyết Như vậy cho tới nay đã nhiều nghiên cứu về bệnh SXHD, nhưng đa
số các nghiên cứu tập trung vào đặc điểm dịch tễ học của bệnh, các biệnpháp phòng bệnh và kiến thức, thực hành phòng chống bệnh SXHD củangười dân mà ít có các nghiên cứu về kiến thức và thực hành phát hiện vàđáp ứng phòng chống SXHD của sinh viên, nhất là tại Hà Nội, cho tới naychưa có nghiên cứu nào về vấn đề này đối với sinh viên học Viện Y dượchọc Cổ truyền Việt Nam
Trang 371.5 Một số đặc điểm sinh viên Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam
Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam được thành lập theo Quyếtđịnh số 30/2005/QĐ-TTg ngày 02/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ
sở Trường Trung học Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh Đến nay, Học viện đã pháttriển vững chắc trên mọi mặt, với đông đảo đội ngũ cán bộ giảng viên và nhânviên, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoahọc được đầu tư mạnh mẽ, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ Chỉ tiêu,quy mô đào tạo hàng năm không ngừng tăng lên, Học viện đã được Bộ chophép mở nhiều mã ngành đào tạo mới: Tiến sĩ Y học cổ truyền, Bác sỹ chuyênkhoa II Y học cổ truyền, Thạc sĩ Y học cổ truyền, bác sỹ chuyên khoa I, Bác sĩnội trú bệnh viện, Bác sỹ đa khoa, Dược sĩ đại học, Cao đẳng Điều dưỡng,Đào tạo liên thông, liên kết…
Là một trong những cơ sở đầu ngành của Y học cổ truyền về đào tạo nhân lực
là bác sỹ Y học cổ truyền cho cả nước, vì vậy việc phòng chống bệnh lâynhiễm nói chung và bệnh sốt xuất huyết nói riêng cần được chú trọng.Chương trình học của sinh viên Y học cổ truyền có đặc điểm là Y1, Y2 học lýthuyết đại cương, cơ sở chuyên ngành y khoa, Y3, Y4 học tập trung về lýthuyết và thực hành lâm sàng các môn học liên quan đến y học hiện đại, Y5,Y6 học tập trung về lý thuyết và thực hành lâm sàng các môn liên quan đến yhọc cổ truyền Do đó, về kiến thức chuyên ngành y khoa thì có sự khác biệt rõràng giữa các khóa với nhau
Trang 38Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu:
2.1.1 Địa điểm
Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu
− Sinh viên Y1 và Y5 của Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Tuổi 18 đến 25 tuổi là sinh viên của Học viện
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
* Tiêu chuẩn loại trừ:
Không hợp tác, vắng mặt trong thời gian nghiên cứu
2.1.3 Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu được thực hiện 5 tháng từ tháng 4 năm 2018 đếntháng 8 năm 2018
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích về kiến thức, thái độ, thực hànhcủa sinh viên Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam và một số yếu tố liênquan tại Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam
2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu:
2.2.2.1 Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả ước
lượng một tỷ lệ trong quần thể (Tỷ lệ sinh viên có kiến thức về phòng chốngSốt xuất huyết Dengue)
Trang 39n = Z2
) 2 / 1 ( − α (1 2 )
∆
−P P
(1)Trong đó:
- n: Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu cần phải có
- Z1-α/2: Hệ số tin cậy ở mức xác suất 95% (α = 0,05) tương ứng với 1,96
- p: Tại thời điểm nghiên cứu, do chưa có số liệu đánh giá trước đó nênước tỷ lệ sinh viên có kiến thức đúng về phòng chống Sốt xuất huyết Dengue
- Chọn đối tượng là sinh viên theo các bước như sau:
Bước 1: Lập danh sách sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ 5của Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam gồm 554 sinh viên Y1 và & 710sinh viên Y5
Bước 2: Lập danh sách của tất cả sinh viên theo từng lớp Y1 và Y5.Bước 3: Từ danh sách sinh viên của trường thực tế, chọn ngẫu nhiên hệ
thống lấy Y1 200 sinh viên và Y5 200 sinh viên
2.3 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Trang 40- Giới: là giới tính của ĐTNC
Nghiên cứu về kiến thức bệnh SXH Dengue
Kiến thức về sự nguy hiểm của bệnh SXH Dengue
Kiến thức về nơi sinh sản, phát triển của muỗi và bọ gậy
Kiến thức về loại muỗi truyền bệnh và nguyên nhân gây bệnh SXH DengueKiến thức về triệu chứng của bệnh SXH Dengue
Kiến thức về trung gian truyền bệnh SXH Dengue
Kiến thức về thời gian muỗi truyền bệnh SXH Dengue đốt
Kiến thức điều trị bệnh SXH Dengue
Kiến thức về phòng bệnh chống SXH Dengue
Thái độ phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue
Thái độ đối với việc sử dụng hóa chất diệt bọ gậy, hóa chất diệt muỗi đềphòng SXHD
Thái độ đối với việc thường xuyên dọn dẹp những vật phế thải chứanước xung quanh nhà đề phòng được bệnh SXH Dengue
Thái độ đối với việc phải thau rửa thường xuyên dụng cụ chứa nước