1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiến thức, thái độ, thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế, học viên tại bệnh viện y học cổ truyền trung ương và một số yếu tố liên quan, năm 2018

90 65 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • Chương 1

  • TỔNG QUAN

    • 1.1. Một số khái niệm

    • 1.2. Chỉ định và phương tiện vệ sinh tay

    • 1.3. Quy trình vệ sinh tay thường quy

      • 1.3.1. Quy trình vệ sinh tay bằng nước và xà phòng

      • 1.3.2. Sát khuẩn tay bằng chế phẩm chứa cồn

    • 1.4. Tầm quan trọng của vệ sinh tay thường quy

    • 1.5. Hiệu quả vệ sinh tay thường quy trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện

      • 1.5.1. Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện trên thế giới và Việt Nam

      • 1.5.2. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện

      • 1.5.3. Các biện pháp phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn

      • 1.5.4. Hiệu quả vệ sinh tay thường quy trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện

    • 1.6. Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh tay thường quy của cán bộ y tế

      • 1.6.1. Trên thế giới

      • 1.6.2. Tại Việt Nam

    • 1.7. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh tay thường quy của cán bộ y tế

    • 1.8. Khung lý thuyết nghiên cứu

    • 1.9. Giới thiệu về Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

  • Chương 2

  • ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu

      • 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

      • 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

    • 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu

      • 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

      • 2.3.1. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu

    • 2.4. Biến số, chỉ số nghiên cứu

    • 2.5. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin

    • 2.6. Xử lý và phân tích số liệu

    • 2.7. Sai số và cách khắc phục

    • 2.8. Đạo đức nghiên cứu

  • Chương 3

  • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    • 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

    • 3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về một số quy định vệ sinh tay thường quy

      • 3.2.1. Kiến thức của nhân viên y tế về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

    • 3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh tay thường quy

  • Chương 4

  • BÀN LUẬN

    • 4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

    • 4.2. Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành vệ sinh tay thường quy của cán bộ y tế tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

    • 4.4. Một số hạn chế của nghiên cứu

  • KẾT LUẬN

  • KHUYẾN NGHỊ

Nội dung

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢOKIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỆ SINH TAY THƯỜNG QUY VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA CÁN BỘ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG NĂM 2018 Chuyên ngành: Q

Trang 1

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỆ SINH TAY THƯỜNG QUY VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA CÁN BỘ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC

CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỆ SINH TAY THƯỜNG QUY VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA CÁN BỘ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC

CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG NĂM 2018

Chuyên ngành: Quản lý bệnh viện

Mã số: 60720701

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS Nguyễn Đăng Vững

2 TS Trương Anh Thư

HÀ NỘI – 2019

Trang 4

Sau Đại học trường Đại học Y Hà Nội và Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y

tế công cộng đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong suốt thời gian họctập, nghiên cứu tại trường

Em xin chân thành cảm ơn đến toàn thể các Thầy/Cô thuộc viện Đàotạo Y học dự phòng & Y tế công cộng đã ân cần chỉ bảo, dạy dỗ chúng emtrong suốt thời gian học cao học

Em xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thầy PGS TS.Nguyễn Đăng Vững, người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ vàtruyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình từ đầu đến khi hoàn thànhluận văn này

Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các cán bộ - nhân viên y tế Bệnh viện Yhọc cổ truyền Trung ương đã tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình thuthập số liệu, hỗ trợ và rất hợp tác tham gia trả lời phỏng vấn để em có thểhoàn thành tốt đề tài này

Tôi cũng xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, anh chị, nhữngngười luôn giúp đỡ, chia sẻ cùng tôi những khó khăn trong quá trình học tập

Cuối cùng, con xin được bày tỏ lòng biết ơn với những người thântrong gia đình, những người luôn chia sẻ tình cảm và hết lòng yêu thươngđộng viên giúp đỡ con, là nguồn lực lớn lao cho con trong suốt cuộc đời

Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Học viên

Nguyễn Thị Phương Thảo

Trang 5

Kính gửi:

- Phòng Quản lý Sau Đại học – Trường Đại học Y Hà Nội

- Viện Đào tạo Y học dự phòng & Y tế công cộng

- Hội đồng chấm luận văn của Viện Đào tạo Y học dự phòng & Y tếcông cộng

Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Nguyễn Đăng Vững Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàntoàn trung thực, do tôi trực tiếp thu thập, phân tích và xử lý

Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Học viên

Nguyễn Thị Phương Thảo

Trang 6

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1 Một số khái niệm 3

1.2 Chỉ định và phương tiện vệ sinh tay 4

1.3 Quy trình vệ sinh tay thường quy 5

1.4 Tầm quan trọng của vệ sinh tay thường quy 8

1.5 Hiệu quả vệ sinh tay thường quy trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện 9

1.6 Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh tay thường quy của cán bộ y tế 13

1.7 Một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh tay thường quy của cán bộ y tế 18

1.8 Khung lý thuyết nghiên cứu 20

1.9 Giới thiệu về Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương 21

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1 Đối tượng nghiên cứu 22

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22

2.3 Phương pháp nghiên cứu 22

2.4 Biến số, chỉ số nghiên cứu 23

2.5 Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin 24

2.6 Xử lý và phân tích số liệu 25

2.7 Sai số và cách khắc phục 26

2.8 Đạo đức nghiên cứu 27

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28

3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 28

3.2 Kiến thức, thái độ, thực hành về một số quy định vệ sinh tay thường quy 31 3.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh tay thường quy 38

Trang 7

4.2 Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành vệ sinh tay thường quy của cán bộ y tế tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương 514.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành vệ sinh tay thường quy của cán bộ y tế tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương .574.4 Một số hạn chế của nghiên cứu 61

KẾT LUẬN 62 KHUYẾN NGHỊ 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

Hình 1.1 Các thời điểm vệ sinh tay khi chăm sóc NB 4

Trang 9

Bảng 3.2 Nguồn thông tin về vệ sinh tay thường quy 29Bảng 3.3 Một số hoạt động Bệnh viện YHCT TW và mức độ chủ động tìm

hiểu tài liệu/thông tin về KSNK 30Bảng 3.4 Kiến thức đúng về vệ sinh tay thường quy của cán bộ y tế 31Bảng 3.5 Kiến thức đúng về sử dụng hoá chất trong vệ sinh tay thường quy

của cán bộ y tế 33Bảng 3.6 Thái độ tích cực của nhân viên y tế đối với công tác kiểm soát

nhiễm khuẩn 36Bảng 3.7 Tỷ lệ NVYT thực hành đúng về vệ sinh tay thường quy 37Bảng 3.8 Mối liên quan giữa một số đặc điểm của NVYT với kiến thức đạt

về kiểm soát nhiễm khuẩn 38Bảng 3.9 Mối liên quan giữa một số hoạt động của bệnh viện và mức độ

chủ động tìm hiểu thông tin về KSNK với việc có kiến thức đạt

về kiểm soát nhiễm khuẩn của NVYT 39Bảng 3.10 Mối liên quan giữa một số đặc điểm của NVYT với thái độ về

kiểm soát nhiễm khuẩn của NVYT 40Bảng 3.11 Mối liên quan giữa một số hoạt động của bệnh viện với thái độ về

vệ sinh tay thường quy của 41Bảng 3.12 Mối liên quan giữa một số đặc điểm của NVYT với thực hành vệ

sinh tay thường quy trước khi tiếp xúc với bệnh nhân 42Bảng 3.13 Mối liên quan giữa một số đặc điểm của NVYT với thực hành vệ

sinh tay thường quy trước khi làm thủ thuật 43Bảng 3 14 Mối liên quan giữa một số đặc điểm của NVYT với thực hành vệ

sinh tay thường quy sau khi tiếp xúc với máu 45Bảng 3.15 Mối liên quan giữa một số đặc điểm của NVYT với thực hành vệ

sinh tay thường quy sau khi tiếp xúc với bệnh nhân 46Bảng 3.16 Mối liên quan giữa một số đặc điểm của NVYT với thực hành vệ

sinh tay thường quy sau khi tiếp xúc với môi trường xung quanhbệnh nhân 48

Trang 10

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ nhân viên y tế có kiến thức đạt về kiểm soát nhiễm khuẩn 35Biểu đồ 3.2 Thái độ chung của nhân viên y tế đối với công tác kiểm soát

nhiễm khuẩn 37

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, trên thế giới khoa học kĩ thuật ngày càng tiến bộ, có nhữngbước nhảy vượt bậc trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong y tế Tuy nhiên,trong quá trình thực hiện hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện – nơi trựctiếp diễn ra các hoạt động chăm sóc y tế thì vấn đề nhiễm khuẩn bệnh viện(NKBV) là một vấn đề được quan tâm và cũng là thách thức đối với tất cả cácnước trên thế giới Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2005, mỗi ngày có

247 người tử vong tại Hoa Kỳ do nguyên nhân liên quan đến nhiễm khuẩn y tế[1], [2] NKBV vẫn còn là vấn đề nan giải ngay cả ở các nước phát triển, rấtnghiêm trọng ở những nước đang phát triển Năm 2010, tỷ lệ NKBV chiếm66,0% (97/147) của các nước đang phát triển [3] Tại Việt Nam, năm 2014theo nghiên cứu tại các bệnh viện cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là2,5%; nhiễm trùng vết mổ trên những người bệnh có phẫu thuật chiếm từ2,5% – 8,45% và viêm phổi bệnh viện trên các người bệnh có thở máy từ 40%– 50% [4] Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chính người bệnh, giađình và xã hội, có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh, tăng tỷ lệ tử vong, tăngchi phí cho y tế đồng thời ảnh hưởng đến uy tín và tăng gánh nặng cho các cơ

sở y tế [5]

Vệ sinh tay thường quy trước và sau khi tiếp xúc với mỗi người bệnhluôn được coi là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất trong phòng ngừa nhiễmkhuẩn bệnh viện (NKBV) Thực hiện tốt hướng dẫn vệ sinh tay thường quytrong các cơ sở điều trị có thể làm giảm 50% nhiễm khuẩn bệnh viện ở ngườibệnh [6] Tỷ lệ NKBV là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh chấtlượng chuyên môn của bệnh viện, liên quan đến sự an toàn của người bệnh vànhân viên y tế (NVYT), vì thế mang tính nhạy cảm về phương diện xã hội [7].Một trong số những nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng nhiễm khuẩnbệnh viện là kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế về vệ sinh tay

Trang 12

thường quy còn hạn chế Nghiên cứu cho thấy kiến thức của nhân viên y tếchỉ đạt 57% [8], tỷ lệ tuân thủ VSBT ở NVYT tại các cơ sở y tế chỉ đạt từ 0%đến 32,1% [9] Kiến thức, thái độ và thực hành về vệ sinh tay thường quy cóảnh hưởng rất lớn trong việc hạn chế nhiễm khuẩn bệnh viện, hạ thấp tỷ lệnhiễm trùng vết mổ, tỷ lệ lây chéo trong điều trị, giảm tỷ lệ tử vong và tiếtkiệm chi phí điều trị, chi phí chăm sóc và chi phí cơ hội chung của gia đình và

xã hội

Để hạn chế nhiễm khuẩn bệnh viện, thì việc các cán bộ y tế Bệnh viện

Y học cổ truyền Trung Ương nói chung và các NVYT nói chung khi có kiếnthức đầy đủ, chính xác và có thái độ đúng mức thì có thể họ sẽ thực hành tốt

về vệ sinh tay thường quy nhằm hạn chế nhiễm khuẩn bệnh viện khi làm việctrong các môi trường bệnh viện Liệu rằng kiến thức và thái độ về nhiễmkhuẩn bệnh viện của những nhân viên y tế của Bệnh viện Y học cổ truyền nàynhư thế nào? Họ đã tuân thủ vệ sinh tay thường quy ra sao? Để làm rõ nhữngcâu hỏi này, chúng tôi thực hiện đề tài này với 2 mục tiêu:

1 Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành vệ sinh tay thường quy của cán bộ y tế tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương năm 2018.

2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành

vệ sinh tay thường quy của cán bộ y tế tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương năm 2018

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Một số khái niệm

Vệ sinh tay: là làm sạch tay bằng nước với xà phòng có hay không cóchất sát khuẩn và sát khuẩn tay với dung dịch có chứa cồn [10], [11] TheoWHO (2009) vệ sinh tay là nền tảng trong việc phòng chống nhiễm trùng vàkiểm soát nhiễm khuẩn [12]

Vệ sinh tay: vệ sinh tay với xà phòng thường (trung tính) và nước

Vệ sinh tay sát khuẩn: là vệ sinh tay với nước và xà phòng chứa chất

sát khuẩn

Vệ sinh tay/sát khuẩn tay phẫu thuật: phương pháp mà phẫu thuật viên vệ

sinh tay sát khuẩn hay chà tay bằng chế phẩm chứa cồn trước khi phẫu thuật

Mục đích của vệ sinh tay là loại bỏ vết bẩn nhìn thấy bằng mắt thườngtrên bàn tay, phòng ngừa sự lan truyền mầm bệnh từ cộng đồng vào bệnhviện, ngăn ngừa sự lan truyền mầm bệnh từ bệnh viện ra cộng đồng, ngănngừa các nhiễm khuẩn người bệnh có thể mắc phải trong bệnh viện

Nhiễm khuẩn bệnh viện: Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), “nhiễm

khuẩn người bệnh mắc phải trong thời gian điều trị tại bệnh viện và nhiễmkhuẩn đó không phải là lý do nhập viện và/hoặc nhiễm khuẩn xảy ra với ngườibệnh trong bệnh viện hoặc cơ sở y tế khác mà nhiễm khuẩn này không hiện diệnhoặc không trong giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện Nhiễm khuẩn bệnhviện thường xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi người bệnh nhập viện” [13]

Mật độ nhiễm khuẩn bệnh viện: là số ca mắc nhiễm khuẩn bệnh viện

trong một đơn vị thời gian (tính bằng ngày) [10]

Trang 14

1.2 Chỉ định và phương tiện vệ sinh tay

Vệ sinh tay (VST) của nhân viên y tế (NVYT) đóng vai trò rất quantrọng trong công tác chăm sóc NB VST theo năm thời điểm khi chăm sócngười bệnh [10], [11], [14], [15] theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới(sơ đồ 1) và các quy trình VST của Bộ Y tế

- Tuân thủ các thời điểm vệ sinh tay:

Hình 1.1 Các thời điểm vệ sinh tay khi chăm sóc NB (WHO 2005)

Ngoài ra, các hoạt động sau cũng cần VST: Khi chuyển chăm sóc từnơi nhiễm khuẩn sang nơi sạch trên cùng NB, sau khi tháo găng

Trong một nghiên cứu của tác giả Nair, cùng các cộng sự năm 2014[16] ở Ấn Độ có tổng số 144 người tham gia nghiên cứu (46 sinh viên điềudưỡng và 98 sinh viên y khoa) Trong các sinh viên này, phần lớn 114 trong

số 144 chiếm 79% đã nhận được đào tạo chính quy trong việc vệ sinh tay.Một sự khác biệt đáng kể (p<0,001) quan sát thấy giữa sinh viên y khoa 73 trong

số 98 chiếm 74,2% và sinh viên điều dưỡng 44 trong tổng số 46 chiếm 95,4% đãnhận thức đào tạo về vệ sinh tay Khi được hỏi về quy trình thực hiện kỹ thuật vệsinh tay, 89 trong số 98 sinh viên y khoa thực hiện đúng chiếm 91,3% và 45 của

46 sinh viên điều dưỡng thực hiện đúng chiếm 97,8% [16]

1 Trước khi tiếp xúc với NB

2 Trước khi làm thủ thuật vôtrùng

3 Sau khi tiếp xúc với máu vàdịch cơ thể

4 Sau khi tiếp xúc NB

5 Sau khi đụng chạm vào bềmặt xung quanh NB

Trang 15

Bên cạnh đó, tại một số bệnh viện NVYT chưa nhận thức tầm quantrọng của tuân thủ các thời điểm VST nên tỷ lệ VST còn chiếm khá thấp nhưnghiên cứu của tác giả Nguyễn Thúy Ly năm 2008 [17] tại viện Lão khoaquốc gia cho thấy kiến thức VST thấp: 27,9% có nhận thức đúng về VSTtrước và sau khi tiếp xúc bệnh nhân nhưng trong đó chỉ có 56,8% điều dưỡngcho rằng bàn tay là một yếu tố lan truyền NKBV.

- Thực hiện kỹ thuật VST với nước và xà phòng khi tay nhìn thấy vấybẩn bằng mắt thường hoặc sau khi tiếp xúc với máu và dịch tiết

- VST bằng dung dịch có chứa cồn khi tay không thấy bẩn bằng mắt thường

- Phải đảm bảo tay luôn khô hoàn toàn trước khi bắt đầu hoạt độngchăm sóc NB

 Phương tiện vệ sinh tay

- Thùng đựng khăn

- Lavabo sạch, vòi nước, nước sạch

- Xà phòng, cồn khử khuẩn, chế phẩm chứa cồn

- Khăn lau khô sạch

Để hạn chế rủi ro của NVYT trước bất kỳ hoạt động chăm sóc sức khỏenhư tiếp xúc với chất hoặc các bề mặt bị ô nhiễm thì họ đều thực hiện thóiquen mang đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân [11]

1.3 Quy trình vệ sinh tay thường quy

Theo Hướng dẫn của Bộ Y tế có hai phương pháp vệ sinh tay thườngquy [18]:

1 Vệ sinh tay với nước và xà phòng

2 Sát khuẩn tay nhanh với chế phẩm chứa cồn

- Vệ sinh tay với nước và xà phòng khi nhìn thấy bẩn hoặc có dính dịch tiết

- Sát khuẩn tay nhanh với chế phẩm chứa cồn khi bàn tay không nhìnthấy bẩn

Trang 16

- Phải đảm bảo bàn tay khô hoàn toàn trước khi bắt đầu bất kỳ hoạtđộng chăm sóc nào cho người bệnh

Phương tiện vệ sinh tay

- Bồn vệ sinh tay: Ðủ sâu (50cm) để tránh nước bắn ra bên ngoài và bắnvào người rửa, không có góc, nhẵn, nghiêng về phía trung tâm bồn vệ sinhtay Chiều cao từ mặt đất lên mặt bồn rửa từ 65-80cm (phù hợp với chiều caotrung bình của người vệ sinh tay)

- Vòi nước: Gắn cố định vào trong tường, chiều cao so với bề mặt củabồn khoảng 25 cm Nên sử dụng vòi khóa tự động hoặc có cần gạt

- Hệ thống nước: tốt nhất là nước máy

- Giá để xà phòng vệ sinh tay: lắp đặt phù hợp với kích cỡ xà phònghoặc lọ chứa dung dịch vệ sinh tay

- Khăn lau tay sử dụng 1 lần Nếu có điều kiện có thể sử dụng khăn lautay giấy

- Thùng đựng khăn đã sử dụng: Thiết kế sao cho thao tác bỏ khăn vàothùng được dễ dàng, không phải chạm tay vào nắp

1.3.1 Quy trình vệ sinh tay bằng nước và xà phòng

Quy trình này được thực hiện khi bắt đầu hoặc kết thúc một ngày làmviệc, khi tay dây bẩn mà mắt nhìn thấy được hoặc cảm giác có dính bẩn, dínhmáu, dịch cơ thể

Phải tháo trang sức ở tay trước khi tiến hành các bước sau:

- Bước 1: Lấy 3 - 5ml dung dịch vệ sinh tay hoặc chà bánh xà phònglên lòng và mu hai bàn tay Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho dung dịch xàphòng dàn đều

- Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ các ngón của bàn tay kia

và ngược lại

- Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay

- Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia

Trang 17

- Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia vàngược lại.

- Buớc 6: Xoay đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại

Ghi chú: Mỗi bước chà tối thiểu 5 lần, thời gian vệ sinh tay tối thiểu là 30 giây.

1.3.2 Sát khuẩn tay bằng chế phẩm chứa cồn

Sát khuẩn tay bằng chế phẩm chứa cồn

Sát khuẩn tay bằng chế phẩm chứa cồn là một trong những giải phápquan trọng nhất để tăng số lần vệ sinh tay của nhân viên y tế Vì vậy, cáckhoa cần trang bị các lọ đựng chế phẩm chứa cồn có sẵn ở những nơi cần thiết

để nhân viên y tế sử dụng Tối thiểu ở các vị trí sau đây:

- Ðầu giường bệnh trong các khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực,khoa Truyền nhiễm, khoa Gây mê - Hồi sức

- Trên các xe tiêm, xe thay băng, xe dụng cụ làm thủ thuật

- Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay

- Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia

- Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia vàngược lại

- Bước 6: Xoay đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.Chà sát tay đến khi tay khô

Ghi chú: Mỗi bước chà tối thiểu 5 lần, thời gian chà sát tay từ 20-30 giây,

hoặc chà sát cho đến khi tay khô

Trang 18

1.4 Tầm quan trọng của vệ sinh tay thường quy

Bàn tay là phương tiện trung gian làm lan truyền tác nhân gây nhiễmkhuẩn bệnh viện và các tác nhân gây bệnh kháng kháng sinh Bàn tay dễ dàng

bị ô nhiễm khi chăm sóc và điều trị người bệnh vì các vi khuẩn cư trú ở lớpsâu của da và xung quanh móng tay Vi khuẩn định cư thường gặp ở nhóm

này là các cầu khuẩn Gram (+): S.epidermidis, S.hominis; các vi khuẩn Gram (-) như Acinetobacter, Enterobacter…; vi khuẩn trên da người bệnh như tụ

cầu vàng,

Klebsiella spp

Vi khuẩn định cư phần lớn có độc lực thấp, ít có khả năng gây nhiễmkhuẩn trừ khi chúng xâm nhập vào cơ thể qua vết trầy xước da, các vếtthương bao gồm cả vết mổ hoặc các thủ thuật xâm lấn khác Vệ sinh tay bằngnước và xà phòng thường khó loại bỏ hết những vi khuẩn trên Muốn loại bỏchúng, trước khi thực hiện thủ thuật xâm lấn và phẫu thuật, nhân viên y tế cần

vệ sinh tay bằng xà phòng chứa chất khử khuẩn hoặc dung dịch vệ sinh taychứa cồn

Vi khuẩn vãng lai là các vi khuẩn có ở trên da nguời bệnh hoặc trên các

bề mặt môi trường bệnh nhân (drap giường, giường, dụng cụ, phương tiệnphục vụ người bệnh) và là thủ phạm chính gây nhiễm khuẩn bệnh viện do gâynhiễm bẩn tay trong quá trình chăm sóc và điều trị Các vi khuẩn vãng lai ít

có khả năng nhân lên trên tay và có thể loại bỏ dễ dàng bằng vệ sinh taythường quy Do vậy, vệ sinh tay là biện pháp đơn giản và quan trọng nhấttrong phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện Khuyến cáo của Hiệp hội an toànNgười bệnh thế giới “Chăm sóc với bàn tay sạch là chăm sóc an toàn” [19]

Phổ vi khuẩn vãng lai là thủ phạm chính gây nhiễm khuẩn bệnh viện,tuy nhiên phổ vi khuẩn này có thể dễ dàng loại bỏ bằng vệ sinh tay thườngquy (vệ sinh tay với nước và xà phòng hoặc chà tay bằng dung dịch vệ sinh

Trang 19

tay chứa cồn trong thời gian 20 giây-30 giây Do vậy vệ sinh tay trước và sautiếp xúc với mỗi người bệnh là biện pháp quan trọng nhất trong phòng ngừanhiễm khuẩn bệnh viện Vệ sinh tay trước phẫu thuật cần loại bỏ cả hai phổ vikhuẩn vãng lai và định cư, do vậy cần áp dụng quy trình vệ sinh tay ngoại khoa.

Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định VSTTQ bằng dung dịch có chứacồn là biện pháp quan trọng nhất để dự phòng sự lây truyền tác nhân gây bệnhtrong các cơ sở y tế Nghiên cứu của Pittet (2000) cho thấy tuân thủ VST tăng

từ 47,6% lên 66,2% và NKBV giảm từ 16,9% xuống 6,9% [20]

Năm 2004, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xây dựng, hướng dẫn thựchành VST trong các cơ sở y tế và kêu gọi các quốc gia cam kết tham gia chiếndịch VST và lấy ngày 5 tháng 5 hàng năm là ‘‘Ngày vệ sinh tay toàn cầu’’

Tại Việt Nam, ngành y tế đã quan tâm, chú trọng đến vấn đề vệ sinhtay Năm 2006, Bộ Y tế bắt đầu thực hiện dự án tăng cường vệ sinh bệnhviện, trong đó vệ sinh tay thường quy với nước và xà phòng được coi là mộttrong các biện pháp chiến lược Dự án đã phát động “Tuần lễ vệ sinh tay” tại

21 bệnh viện với khoảng 7000 người tham gia dự án Năm 2009, tuân thủ vệsinh tay được đưa vào nội dung Thông tư 18/2009/BYT-TT hướng dẫn tổchức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám, chữabệnh [18] Đặc biệt đến năm 2017 Bộ y tế đã công bố Hướng dẫn thực hành

vệ sinh tay trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [21]

1.5 Hiệu quả vệ sinh tay thường quy trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện

1.5.1 Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện trên thế giới và Việt Nam

Các nghiên cứu quy mô vùng, quốc gia và liên quốc gia của các nước

và Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận tỷ lệ NKBV từ 3,5% đến 10% người bệnhnhập viện Tại các nước đang phát triển, tỷ lệ NKBV từ 5-15% và tỷ lệNKBV tại các khoa hồi sức cấp cứu từ 9-37% Tại Anh: có trên 100.000

Trang 20

người bệnh NKBV/năm làm tăng 25 triệu ngày điều trị tại bệnh viện Tại Mỹ: tỷ

lệ NKBV chung chiếm 4,5% người bệnh nhập viện (2002), có gần 100.000 ngườibênh tử vong liên quan tới NKBV Ngày điều trị trung bình cho một người bệnhnhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc y tế lên tới 17,5 ngày và chi phí hàng năm đểgiải quyết hậu quả NKBV lên tới 6,5 tỷ US (2004) [22], [23], [24], [25]

Tình hình NKBV tại Việt Nam chưa được xác định đầy đủ do có ít tàiliệu và giám sát về NKBV được công bố Đến nay đã có ba cuộc điều tra cắtngang mang tính khu vực do Vụ Điều trị Bộ Y tế (nay là Cục Quản lý khám,chữa bệnh) đã thực hiện Ngoài ra, các số liệu điều tra tỷ lệ NKBV hiện mắccủa các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh đều ghi nhận tỷ lệ NKBV chung từ 4,2-8,1% [26], [27], [28]

NKBV vẫn còn là vấn đề nan giải ngay cả ở các nước phát triển, rấtnghiêm trọng ở những nước đang phát triển Năm 2010 tỷ lệ NKBV chiếm66% (97/147) của các nước đang phát triển [3] Theo đánh giá hiện tại tỷ lệnhiễm trùng liên quan- chăm sóc y tế (HCAI) ở các nước thu nhập thấp và thunhập trung bình: 10,1% Tại các nước đang phát triển, NKBV chiếm tỷ lệ cao

do hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) trong bệnh viện chưa tốt, kiếnthức và thái độ của nhân viên y tế (NVYT) chưa cao Tại Việt Nam, năm

2014 theo kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho thấy tỷ lệnhiễm khuẩn bệnh viện là 2,5%; nhiễm trùng vết mổ trên những người bệnh

có phẫu thuật chiếm từ 2,5% – 8,45% và viêm phổi bệnh viện trên người bệnh

có thở máy từ 40% – 50% [4]

1.5.2 Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện

Các tác nhân vi sinh vật: Tất cả mọi vi sinh vật đều có thể là tác nhân

gây nhiễm khuẩn bệnh viện: Vi khuẩn, virut, nấm, ký sinh trùng Trong đó vikhuẩn là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất

Trang 21

Nguồn truyền nhiễm: có nhiều nguồn lây nhiễm ở trong các cơ sở y tế(CSYT) ví dụ như: nguồn lây từ môi trường (không khí, nước, xây dựng),người bệnh, từ các hoạt động khám và chữa bệnh (thủ thuật xâm nhập và phẫuthuật, dụng cụ và thiết bị, hóa trị liệu ).

Từ môi trường

Các tác nhân gây bệnh có thể gặp trong môi trường (không khí, nước,

bề mặt vật dụng xung quanh người bệnh) như nấm vi khuẩn hoặc các loại virút và các ký sinh trùng

Từ người bệnh

Các yếu tố từ người bệnh làm thuận lợi cho NKBV gồm tuổi, tình trạngsức khỏe và phương pháp điều trị được áp dụng Nguy cơ có thể được phânloại theo 3 mức độ khác nhau: nguy cơ mức độ thấp, trung bình và mức độcao Người bệnh có tình trạng bệnh nặng, hệ miễn dịch giảm hoặc đang điềutrị can thiệp có thể là nguy cơ gây nhiễm khuẩn bệnh viện Tình trạng sứckhỏe kém, đặc biệt là tuổi cao, các đáp ứng miễn dịch tế bào và miễn dịchdịch thể bị suy giảm; trẻ em có hệ thống đáp ứng miễn dịch chưa hoàn chỉnh,sức chịu đựng stress kém vì thế sức đề kháng với vi khuẩn yếu nên xuất hiệnmột nguy cơ toàn thân Ngoài ra người bệnh cao tuổi dễ mắc bệnh còn liênquan đến tình trạng dinh dưỡng kém

Từ hoạt động chăm sóc và điều trị

Do sử dụng các dụng cụ, thiết bị xâm nhập:

Khi sử dụng các thiết bị xâm nhập như đặt nội khí quản, máy trợ hôhấp, nội soi thăm dò, dẫn lưu sau mổ, đặt cathete tĩnh mạch trung tâm, dẫnlưu tiết niệu , tất cả các điều trị can thiệp đó đã phá vỡ cơ chế bảo vệ tựnhiên ngăn cản sự xâm nhập và tấn công của các VSV gây bệnh thì được xem

là có nguy cơ cao

Trang 22

Từ việc sử dụng kháng sinh không thích hợp

Tình trạng kháng thuốc của trực khuẩn Gram (-) gây NKBV ngày cànggia tăng và phổ biến ở tất cả các khoa điều trị trong bệnh viện và tình trạng đakháng thường xảy ra với các kháng sinh thuộc nhóm quinolon, cephalosporinthế hệ 3 và aminoglycosid Sự bùng nổ ngày càng nhiều chủng trực khuẩn mủ

xanh và A.baumannii đa kháng kháng sinh ở trong và ngoài khoa điều trị tích

cực đang là vấn đề thường xuyên được đề cập tới ngày càng nhiều ở hầu hếtcác nghiên cứu gần đây Khi sử dụng kháng sinh không hợp lý sẽ làm tăngchủng kháng thuốc do có sự phối hợp chọn lọc tự nhiên và thay đổi các thànhphần gen kháng thuốc của vi khuẩn

- Do NVYT chưa tuân thủ các quy định phòng ngừa nhiễm khuẩn củanhư tuân thủ vệ sinh tay còn thấp, sử dụng chung găng tay, xử lý các dụng cụ

y tế để dùng lại đặc biệt là các dụng cụ nội soi chưa đúng quy định [10]

1.5.3 Các biện pháp phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn

Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn bao gồm vệ sinh tay, sử dụngphương tiện phòng hộ cá nhân, vệ sinh hô hấp, vệ sinh khi ho, sắp xếp NB,tiêm an toàn, phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn, vệ sinh môi trường, xử

lý dụng cụ, quản lý chất thải y tế và các tiêu chuẩn về xử lý đồ vải [10], [11],[14], [29]

1.5.4 Hiệu quả vệ sinh tay thường quy trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện

Gần đây, nhiều nghiên cứu tại những khu vực lâm sàng khác nhau nhằmđánh giá hiệu quả phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện của thực hành vệ sinhtay thường quy đã cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện giảm khi cải thiện tỷ

lệ tuân thủ vệ sinh tay thường quy ở nhân viên y tế, đặc biệt ở những khu vực

có nhiềm thủ thuật xâm lấn như cấp cứu, ngoại khoa, nhi khoa Tóm lại, bàntay là phương tiện quan trọng làm lan truyền nhiễm khuẩn bệnh viện Vệ sinh

Trang 23

tay giúp loại bỏ hầu hết vi sinh vật có ở bàn tay, do đó, có tác dụng ngăn ngừalan truyền tác nhân nhiễm khuẩn từ người bệnh này sang người bệnh khác, từngười bệnh sang dụng cụ và nhân viên y tế, từ vị trí này sang vị trí khác trêncùng một người bệnh và từ nhân viên y tế sang người bệnh Vệ sinh taythường quy là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất trong phòng ngừa nhiễmkhuẩn bệnh viện, đồng thời cũng là biện pháp đảm bảo an toàn cho nhân viên

y tế trong thực hành chăm sóc và điều trị người bệnh

1.6 Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh tay thường quy của cán bộ y tế

1.6.1 Trên thế giới

Nghiên cứu nổi tiếng của Pittet và cộng sự tại Thụy Sỹ cho thấy 48%điều dưỡng tuân thủ vệ sinh tay thường quy (VSTTQ) và sau 3 năm cóchương trình can thiệp thấy tỷ lệ tuân thủ VSTTQ tăng lên tới 66% [20] Mộtnghiên cứu khác nhằm thu thập các thông tin về VSTTQ để từ đó đưa ra cácbiện pháp KSNK Trong số các sinh viên điều dưỡng Thổ Nhĩ Kỳ được hỏitheo bộ câu hỏi, có 80,2% sinh viên trả lời có VSTTQ sau mỗi lần làm thủthuật cho bệnh nhân, thời gian trung bình một lần VSTTQ từ 1 phút trở lênchiếm 71,9% Kết luận từ nghiên cứu cho thấy tất cả các sinh viên đều đượchọc về cách vệ sinh tay nhưng thực sự sinh viên vẫn chưa quan tâm tới vệsinh tay và chưa thực hành được kiến thức đã học [19]

Năm 2002, tại Italia, Nonile và cộng sự đã tiến hành đánh giá kiếnthức, thái độ và thực hành vệ sinh tay của NVYT tại các khoa hồi sức tích cựctại 24 bệnh viện vùng Campania và Calabria Kết quả cho thấy 53,2% NVYT

có kiến thức đúng, tỷ lệ có thái độ tích cực về vệ sinh tay là 96,8%, thái độtích cực của nhóm NVYT có trình độ học vấn cao và nhóm nữ, lớn tuổi caohơn có ý nghĩa thống kê so với các nhóm khác Trong nghiên cứu này tỷ lệ

Trang 24

tuân thủ vệ sinh tay (TTRT) của NVYT tại thời điểm trước khi chăm sócngười bệnh đạt 60% và sau chăm sóc đạt 72,5% [30].

Nghiên cứu của Khaled M và cộng sự thực hiện năm 2008 tại bệnh việnĐại học Ain Shams (Cairo, Ai Cập) cho thấy điều dưỡng có kiến thức vệ sinhtay tốt hơn bác sĩ nhưng các bác sĩ lại là những người tuân thủ tốt hơn(37,5%) tuy nhiên tỷ lệ vệ sinh tay đúng của họ chỉ là 11,6% [31]

Nghiên cứu của Mahadeo B Shinde và cộng sự năm 2014 về kiến thức,thái độ, thực hành về 5 cơ hội vệ sinh tay sinh viên và điều dưỡng ở Bệnhviện Tertiary, Karad cho thấy 74,0% đối tượng tham gia nghiên cứu có kiếnthức trung bình về vệ sinh tay, thái độ của sinh viên điều dưỡng tốt hơn so vớinhân viên điều dưỡng trong bệnh viện, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kêvới p < 0,05 [32]

Nghiên cứu của Hamed Sarani và cộng sự năm 2014 cũng chỉ ra 43%những người tham gia nghiên cứu có kiến thức kém, 42% có thực hành trungbình và 37% có thái độ vừa phải về nhiễm khuẩn bệnh viện Có một mối quan

hệ đáng kể giữa kiến thức và giới tính (r = 0,08 p = 0,02) Tuy nhiên, các biến

số của tuổi tác, tình trạng hôn nhân, việc làm, kinh nghiệm làm việc, giáo dục

và nơi làm việc không thiết lập mối quan hệ đáng kể với các biến độc lập (p>0,05) [33]

1.6.2 Tại Việt Nam

Nghiên cứu của Nguyễn Nam Thắng và Lê Đức Cường được thực hiệnnhằm đánh giá kiến thức và thực hành về vệ sinh tay thường quy của điềudưỡng viên đang công tác tại hai bệnh viện đa khoa thuộc huyện Tiền Hải,tỉnh Thái Bình năm 2017 Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 224 điều dưỡngviên với bộ phiếu điều tra gồm 25 câu hỏi Điều dưỡng viên trả lời đúng từ 17câu hỏi trở lên được đánh giá là có kiến thức đạt Kết quả cho thấy ở nhiều

Trang 25

nội dung phỏng vấn, tỷ lệ điều dưỡng viên trả lời đúng còn thấp (dưới 50%)như: hệ vi khuẩn trên bàn tay nhân viên y tế là tác nhân chính gây nhiễmkhuẩn bệnh viện (40,2%); vai trò của vệ sinh tay thường quy trong phòngngừa nhiễm khuẩn bệnh viện (46%); thời gian tối thiểu để vệ sinh tay vớinước và xà phòng (47,3%); và chà tay bằng chế phẩm chứa cồn (49,6%); sắpxếp các bước trong quy trình vệ sinh tay thường quy (22,3%); lựa chọnphương pháp vệ sinh tay phù hợp khi thăm khám từ vùng bẩn sang vùng sạch(12,5%) và sau khi khám bệnh cho người bệnh (45,5%) Tỷ lệ điều dưỡngviên có kiến thức đạt ở bệnh viện đa khoa huyện Tiền Hải là 66,4%, ở bệnhviện đa khoa Nam Tiền Hải là 50,5% (p<0,05) Về thực hành, nghiên cứu đãđánh giá kỹ năng thực hành rửa tay thường quy bằng bảng kiểm đối với 224điều dưỡng viên Kết quả cho thấy tỷ lệ điều dưỡng viên thực hành rửa taythường quy đạt ở cả hai bệnh viện rất thấp, ở bệnh viện đa khoa huyện TiềnHải là 45,0% và ở bệnh viện đa khoa Nam Tiền Hải là 25,8% (p<0,05) Kếtquả phân tích cho thấy có mối liên quan giữa kỹ năng thực hành rửa taythường quy với trình độ chuyên môn của điều dưỡng viên [34].

Năm 2012, nghiên cứu khảo sát thực trạng sự tuân thủ vệ sinh taythường quy của nhân viên y tế tại bệnh viện Tim Hà Nội Kết quả cho thấy,Khi quan sát 400 cơ hội VST thường quy của NVYT tại 3 khoa lâm sàng, kếtquả cho thấy tỷ lệ tuân thủ VST đạt 68,5% Khi so sánh giữa các đối tượngNVYT tại 3 khoa lâm sàng số cơ hội VST của điều dưỡng là cao nhất (290; 72,5

%) BS là 75;18,6%, ít nhất là hộ lý có 35; 8,7% và sự tuân thủ VST của điềudưỡng cũng cao hơn BS và hộ lý (73,1% trong 290 cơ hội), hộ lý là đối tượng có

tỉ lệ tuân thủ VSBT kém nhất (37,1% trong 35 cơ hội) VST thấp tại những khuvực có cường độ chăm sóc và điều trị cao, khối lượng chăm sóc điều trị càng lớnhay số cơ hội VST càng lớn thì tỷ lệ tuân thủ VST càng thấp Về sự tuân thủthực hành VST của NVYT theo từng thời điểm cho thấy 90 -100% NVYT đều

Trang 26

có ý thức vệ sinh tay tại thời điểm ngay sau khi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể

và trước, sau khi làm thủ thuật xâm lấn, sau khi tháo găng [35]

Năm 2010, Đoàn Văn Hiển và Phạm Minh Khuê đã thực hiện nghiêncứu đánh giá hiệu quả can thiệp vệ sinh bàn tay thường quy của nhân viên y tếngừa nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Việt Tiệp, Hải Phòng – năm 2010,trong đó nội dung can thiệp bao gồm ban hành quy trình và quy định, đảmbảo phương tiện vệ sinh bàn tay tại các khoa, tập huấn hằng tháng cho nhânviên y tế Nội dung đánh giá bao gồm sự thay đổi về kiến thức, tỷ lệ tuân thủVSBT và tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện trên toàn bộ nhân viên và bệnh nhânnội trú Kết quả: Tỷ lệ kiến thức đúng của nhân viên y tế tăng từ 57% lên 70%sau can thiệp (p<0.001) Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh bàn tay tăng từ 50,4% lên60,0% (p<0,01); trong đó tỷ lệ tỷ lệ tuân thủ tăng nhiều nhất ở nhóm điềudưỡng và nhân viên khối ngoại (từ 51,8% lên 64,8; p<0,01) Tỷ lệ nhiễmkhuẩn bệnh viện có giảm từ 5,2% xuống 3,6%, nhưng không có ý nghĩa thống

kê (p = 0,15) [8]

Năm 2014, nghiên cứu đánh giá thực trạng tuân thủ vệ sinh tay và cácyếu tố liên quan của nhân viên y tế tại Bệnh viện sản - nhi tỉnh Vĩnh Phúc chothấy: kiến thức đạt của NVYT về vệ sinh tay thường quy của NVYT là93,04%, trong đó kiến thức đạt cao nhất ở câu hỏi về lựa chọn phương thức

vệ sinh tay với nước và xà phòng ở cơ hội “Sau khi tiếp xúc với đồ vật, dụng cụdính máu, dịch và các chất bài tiết của người bệnh” (78,26%) Tỷ lệ NVYT cóthái độ tích cực với tuân thủ VSTTQ cao (92,17%) Tỷ lệ các cơ hội vệ sinh tayđược NVYT tuân thủ là 42,17% Tỷ lệ NVYT tuân thủ vệ sinh tay thường quycao nhất ở cơ hội “sau khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thể” là (78,69%) và ”trướckhi làm thủ thuật vô khuẩn” là (51,02%) Tỷ lệ tuân thủ VSTTQ khối nội vàkhối ngoại gần bằng nhau (40,28% so với 39,36,5%) Phương thức vệ sinh tayđược 64,29% NVYT áp dụng là vệ sinh tay với dung dịch vệ sinh tay chứa

Trang 27

cồn/cồn NVYT được đánh giá là tuân thủ VSTTQ đúng hay thực hành VSTTQđạt khi tất cả cơ hội vệ sinh tay được quan sát đều có vệ sinh tay và vệ sinh tayđúng với nước và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn có chứa cồn/cồn Tỷ lệNVYT có thực hành VSTTQ đạt trong nghiên cứu là 39,75% [36].

Dương Duy Quang và cộng sự năm 2015 cũng chỉ ra có 94,5% các bác

sỹ, điều dưỡng, NHS tại các khoa lâm sàng đã hiểu đúng khái khái niệm vệsinh tay 98% đối tượng nghiên cứu cho rằng vệ sinh tay là biện pháp quantrọng và đơn giản nhất để phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện và các vi khuẩnkháng thuốc, 29% các bác sỹ, điều dưỡng, NHS có kiến thức chưa đúng vềthời gian thích hợp đểvệ sinh tay [37] Nghiên cứu của Thân Thị Thu Ba vàcộng sự năm 2013 thực hiện tại Bệnh viện Trưng Vương cũng chỉ ra mức độhiểu biết khá tốt nhưng sự tuân thủ thực hành vệ sinh tay chưa cao Tỉ lệ tuânthủ vệ sinh tay chung 31,58% cho thấy còn rất nhiều cơ hội vệ sinh tay bị bỏqua và tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo do bàn tay NVYT cao trong bệnhviện Thời gian thực hành vệ sinh tay chưa đến 50% so với yêu cầu và việc

bỏ qua các bước vệ sinh tay theo khuyến cáo là nguy cơ dẫn đến bàn tay đãrửa khó đạt mức độ sạch cần thiết Việc liên tục cập nhật kiến thức và triểnkhai các biện pháp nhắc nhở, đốc thúc vệ sinh tay tại khoa là hết sức cần thiết

để nâng cao tỉ lệ tuân thủ vệ sinh tay của NVYT [38]

Nghiên cứu ”Đánh giá kiến thức và khảo sát sự tuân thủ vệ sinh tay củanhân viên y tế tại một số khoa lâm sàng bệnh viện Quân y 103” năm 2013, tácgiả tiến hành khảo sát 383 NVYT thấy: 30,81% cho rằng mang găng có thểthay thế được VST, 57,70% không nêu chính xác được 5 thời điểm VST,79,11% cho rằng VST bằng nước và xà phòng hiệu quả hơn VST bằng chếphẩm chứa cồn Tỷ lệ tuân thủ VST tại 5 thời điểm: trước khi tiếp xúc ngườibệnh (15,78%); sau khi tiếp xúc bề mặt các vật dụng trong buồng bệnh(47,32%); sau khi tiếp xúc với người bệnh (70,86%); trước khi làm thủ thuật

Trang 28

vô khuẩn (81,42%) và sau khi tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh (93,65%)[39] Nghiên cứu của Tạ Thị Phương: đánh giá kiến thức, thái độ và tỉ lệ tuânthủ vệ sinh tay của nhân viên y tế tại khoa ngoại và khoa nội Bệnh viện Đakhoa Đống Đa, Hà Nội trước và sau can thiệp năm 2011 [40].

1.7 Một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh tay thường quy của cán bộ y tế

Các yếu tố nhận biết được qua giám sát trực tiếp:

 Bác sĩ tuân thủ kém hơn điều dưỡng

 Hộ lý tuân thủ kém hơn điều dưỡng

 Nam kém hơn nữ˙

 Làm việc ở khu vực cấp cứu, hồi sức tích cực

 Thời gian làm việc trong tuần (không phải cuối tuần)

 Mang găng tay

 Các thực hành chăm sóc có nguy cơ lây nhiễm cao

 Khu vực chăm sóc đòi hỏi tần suất vệ sinh tay cao

Các yếu tố phát hiện được qua phỏng vấn cán bộ y tế:

 Hoá chất vệ sinh tay gây khô da hoặc kích ứng da

 Bồn vệ sinh tay thiếu hoặc bố trí ở nơi không thuận tiện

 Thiếu dung dịch vệ sinh tay, thiếu hoặc không có khăn lau tay

 Quá bận, không đủ thời gian

 NB quá đông, thiếu nhân viên

 Cần tập trung thời gian cho chăm sóc người bệnh

 Vệ sinh tay làm ảnh hưởng tới mối liên hệ giữa cán bộ y tế và ngườibệnh

 Nguy cơ lấy nhiễm chéo không cao

 Quên không VSTTQ

 Không được yêu cầu hoặc hướng dẫn từ người có trách nhiệm

Trang 29

 Không tin tưởng về hiệu quả VSTTQ trong phòng ngừa nhiễm khuẩnbệnh viện

 Không đồng ý với quy trình VSTTQ

Một số yếu tố khác:

 Thiếu các biện pháp thúc đẩy vệ sinh tay từ lãnh đạo/ bệnh viện

 Thiếu sự quan tâm của lãnh đạo khoa/ bệnh viện

 Thiếu các biện pháp hành chính liên quan tới thực hành VSTTQ (phêbình, khiển trách, khen thưởng)

Tác dụng không mong muốn của các hoá chất vệ sinh tay thường quycũng là một nguyên nhân làm giảm tuân thủ vệ sinh tay của NVYT Trên thực

tế rất ít nhân viên y tế bị viêm da dị ứng do hoá chất VST trừ khi sử dụng loạihoá chất VST chất lượng không tốt (xà phòng bột, dung dịch xà phòng hoặccồn không được bổ sung chất làm ẩm và dưỡng da) Các chế phẩm VST chứaioiodine hoặc chlorhexidine có nguy cơ kích ứng da cao hơn dung dịch vệsinh tay chứa cồn

Qua tổng quan một số đề tài trong và ngoài nước, chúng tôi thấy có một

số yếu tố liên quan đến việc tuân thủ vệ sinh tay thường quy: trình độ học vấn,đặc điểm của nhân viên y tế (tuổi, giới, thâm niên công tác…), vị trí công việc,tính khẩn cấp… Sự khác nhau về trình độ chuyên môn của NVYT là Bác sĩ,Điều dưỡng, Kỹ thuật viên, Hộ lý thì thái độ đối với sự tuân thủ các biện pháp vềVSTTQ có sự khác nhau Tuy nhiên, học vấn cao lại không phải là một yếu tốlàm tăng hiệu quả của việc tuân thủ quy định KSNK, theo thống kê ngay cả bác

sĩ cũng thường không tuân thủ nghiêm túc so với điều dưỡng [41], [42]

Về đặc điểm của NVYT: tuổi, giới, thâm niên công tác… Có sự khácbiệt về kiến thức đối với giới tính, trình độ chuyên môn cũng như thâm niêncông tác của NVYT [43]

Trang 30

Về vị trí công việc (chức danh): công tác vệ sinh tay thường quy là khâurất quan trọng trong các bệnh viện hiện nay Để NVYT có thể trang bị cho mìnhkiến thức và thái độ tốt thì rất cần sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo [44],[45].

Tính khẩn cấp: Cấp cứu NB luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu củaNVYT Khi CBYT đứng giữa hai sự lựa chọn tuân thủ VSTTQ và cấp cứu đểcứu sống NB thì đa phần họ đều chọn cấp cứu bởi do họ không có thời giantuân thủ quy định đó

Ngoài ra có một yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ vệ sinh tay ở cán bộ y tếgồm thiếu phương tiện, thiếu kiến thức, thiếu cán bộ y tế (quá tải), lạm dụnggăng tay, thiếu kiểm tra giám sát và thiếu các biện pháp tạo dựng thói quan vệsinh tay thường quy [46]

1.8 Khung lý thuyết nghiên cứu

Kiến thứcThái độThực hành vệ sinhtay thường quy

Yếu tố đặc điểm cá

nhân: tuổi, giới, trình

độ chuyên môn, thâm

niên công tác

Yếu tố hoạt động của

bệnh viện: có kiểm tra,

Nhận thức về mức độnghiêm trọng củaNKBV

Tuân thủ VSTTQ

Thái độ của NVYT vềlợi ích/tác hại củaVSTTQ và mức độnghiêm trọng củaNKBV

Trang 31

1.9 Giới thiệu về Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là bệnh viện đầu ngành vềYHCT - Trung tâm hợp tác về y học cổ truyền (YHCT) của Tổ chức y tế thếgiới tại Việt Nam Bệnh viện có 35 khoa phòng và trung tâm được chia thành

4 khối: lâm sàng, cận lâm sàng, các trung tâm và khối các phòng ban chứcnăng. Bệnh viện có 371 viên chức trong đó có 02 Phó Giáo sư, 14 Tiến sĩ, 35Thạc sĩ, 9 Bác sĩ chuyên khoa cấp II, 20 Bác sĩ chuyên khoa cấp I 1/3 cán bộđại học và trên đại học Với đội ngũ các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyênkhoa II, chuyên khoa I và các bác sĩ giàu kinh nghiệm, bệnh viện là cơ sở điềutrị, nghiên cứu, và giảng dạy về YHCT lớn nhất trong cả nước

Bệnh viện có 600 giường bệnh, có các khoa lâm sàng Nội, Ngoại, Phụ,Nội Nhi, Châm cứu dưỡng sinh, Người có tuổi, Hồi sức cấp cứu,  Da liễu,Kiểm soát và Điều trị Ung bướu, Khám chữa bệnh tự nguyện chất lượng caov.v , với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho chẩn đoán, điều trị

và nghiên cứu khoa học

Với vai trò là trung tâm trao đổi thông tin trong và ngoài nước, hàngnăm bệnh viện YHCT Trung ương xuất bản và phát hành tạp chí nghiên cứu

Y dược học cổ truyền Các chuyên gia và các bác sĩ của bệnh viện thườngxuyên được cử đi nước ngoài để tham dự các hội nghị, hội thảo, giảng dạy, vànghiên cứu chuyên sâu Bệnh viện cũng thường xuyên có nhiều chuyên gia,học sinh nước ngoài đến trao đổi kinh nghiệm, học tập, tìm hiểu và nghiêncứu về YHCT tại Việt Nam.   

Trong tiến trình phát triển, hội nhập YHCT với các nước trong khu vực

và thế giới, bệnh viện đang từng bước hiện đại hóa trên cơ sở giữ vững bảnsắc của YHCT, kết hợp tinh hoa của hai nền YHCT và YHHĐ góp phần phục

vụ cho sức khỏe cộng đồng ngày một tốt hơn

Trang 32

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn

- Nhân viên y tế của bệnh viện (bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên) cóthời gian công tác từ 6 tháng trở lên, hiện đang làm việc tại các khoaphòng lâm sàng (Nội, Ngoại, Cấp Cứu….) của bệnh viện

- Đối tượng tự nguyện tham gia nghiên cứu

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Những nhân viên y tế làm việc tại các khoa phòng lâm sàng của bệnhviện không đồng ý tham gia nghiên cứu

- Nhân viên làm việc tại các phòng ban chức năng như: kế toán, hànhchính, nghiên cứu khoa học, thiết bị vật tư…

- Nhân viên y tế không có mặt tại bệnh viện trong thời gian nghiên cứu

vì các lý do như: nghỉ ốm, nghỉ sinh, công tác, cử đi học

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương Địa chỉ:

29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hai Bà Trưng, Hà Nội

- Thời gian nghiên cứu: 7/2018- 5/2019

- Thời gian thu thập số liệu: 9/2018- 12/2018

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.3.1 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu

Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng cho một tỷ lệ:

n=Z

1−α /22

p(1− p)

( p.ε)

2

Trang 33

Thay vào công thức với p=66,4% có cỡ mẫu là 199 đối tượng nghiêncứu Dự trù một số đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu, mất thông tin, cỡmẫu được làm tròn là 210 đối tượng nghiên cứu.

Cách chọn mẫu: chọn mẫu toàn bộ các nhân viên y tế thuộc các khoa

lâm sàng (Nội, Ngoại, Cấp Cứu….) của bệnh viện

2.4 Biến số, chỉ số nghiên cứu

- Nhóm biến số về thái độ: thái độ tích cực/chưa tích cực

- Nhóm biến số về thực hành: tuân thủ vệ sinh tay thường quy đúng

Trang 34

 Mục tiêu 2:

+ Biến phụ thuộc: Kiến thức, thái độ, thực hành

+ Biến độc lập: tuổi, giới, vị trí công tác hiện tại, thâm niên công tác, sựchủ động tìm hiểu thông tin NKBV, sự quá tải bệnh viện, kiến thức đạt,thái độ tốt

2.5 Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin

- Công cụ thu thập thông tin:

Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên các biến số chỉ số và Hướng dẫn về

vệ sinh tay thường quy của Bộ Y tế, năm [47], [17] và tham khảo các nghiêncứu của bệnh viện phụ sản Vĩnh Phúc và của Đỗ Hoàng Yến [35], [36]

- Bộ câu hỏi phỏng vấn gồm có các phần:

 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

 Kiến thức về vệ sinh tay thường quy: Đối tượng được yêu cầu lựachọn các đáp án về kiến thức vệ sinh tay thường quy theo câu hỏi mộtlựa chọn, câu hỏi một lựa chọn, câu hỏi lựa chọn đúng/sai

 Thái độ về các nội dung kiểm soát nhiễm khuẩn: Đối tượng lựa chọnmức độ theo thang điểm Likert 5 điểm: Rất không đồng ý, không đồng

ý, bình thường, đồng ý, rất đồng ý

- Bảng kiểm thực hành được xây dựng dựa trên bộ công cụ và cách tiến hànhđánh giá tuân thủ vệ sinh tay của WHO Bảng kiểm trong đó có ghi 5 thờiđiểm cần vệ sinh tay khi điều trị và chăm sóc bệnh nhân để quan sát xemNVYT có tuân thủ vệ sinh tay tại thời điểm đó hay không và đánh dấu vàophiếu

Xây dựng bộ công cụ:

Bước 1: Xây dựng bộ công cụ điều tra phỏng vấn

Bước 2: Thử nghiệm trên 30 đối tượng

Bước 3: Chỉnh sửa và hoàn thiện bộ công cụ điều tra

Trang 35

- Quy trình thu thập thông tin

- Bước 1: Lựa chọn điều tra viên là những sinh viên chuyên ngành y tếcông cộng, đã có kinh nghiêm tham gia điều tra nghiên cứu

- Bước 2: Tập huấn điều tra viên về công cụ nghiên cứu và cách tiếp cậnđiều tra và thu thập số liệu tại thực địa

- Bước 3: Tổ chức thu thập số liệu trên 30 đối tượng (điều tra thử) thôngqua bộ câu hỏi đã thiết kế và hoàn chỉnh tại các khoa trong bệnh viện

- Bước 4: Tiến hành điều tra chính thức, tại cuộc điều tra, điều tra viên sẽthông báo mục đích và nội dung chính của nghiên cứu đồng thời sẽ giải thích

rõ các thắc mắc của người tham gia theo đúng nội dung đã thống nhất Điềutra viên phát phiếu tự điền và có mặt tại điểm thu thập thông tin cho đến khiquá trình thu thập thông tin hoàn tất và nhắc nhở không để người tham gianghiên cứu trao đổi thông tin Nội dung phỏng vấn thực hành vệ sinh tay dođiều tra viên quan sát trực tiếp đối tượng nghiên cứu và ghi lại kết quả

- Bước 5: Kiểm tra, thu thập phiếu điều tra

2.6 Xử lý và phân tích số liệu

- Các phiếu khảo sát được làm sạch, loại bỏ những phiếu không đạt yêucầu: thiếu nội dung, thể hiện không rõ chính kiến

- Số liệu được nhập trên phần mềm Epidata 3.1

- Phân tích số liệu bằng phần mềm thống kê Stata 13.0

- Phân tích mối liên quan giữa các nhóm và các yếu tố liên quan dùngkiểm định Khi bình phương (χ2) với các giá trị: χ2, tính tỷ suất chênh OR và95% khoảng tin cậy (95% CI) …

- Phân tích hồi quy đa biến giữa một số yếu tố liên quan đến kiến thức,thái độ, thực hành về vệ sinh tay thường quy

Trang 36

Phương pháp đánh giá kiến thức, thái độ thực hành vệ sinh tay thường

quy.

 Về kiến thức: đánh giá theo thang điểm 1

Trả lời đúng: 1 điểm

Trả lời sai: 0 điểm

Điểm kiến thức của 1 đối tượng= Tổng điểm các câu về kiến thứcĐối tượng có kiến thức đạt là đạt được ≥ 14/20 (tổng số điểm tối đa

20 điểm) [34]

 Về thái độ KSNK: đánh giá theo thang điểm 5 mức độ về đồng ý vớinhững nhận định về thái độ trong công tác KSNK

NVYT có thái độ tích cực khi trả lời ở mức độ đồng ý theo thang điểm likert

5 điểm Dựa theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Xuân Hương [47] và tínhđiểm như sau:

2.7 Sai số và cách khắc phục

 Các sai số trong nghiên cứu này có thể là sai số hệ thống

 Các sai số hệ thống có thể gặp trong nghiên cứu này là sai số thôngtin, sai số trong quá trình thiết kế và thu thập thông tin gồm:

- Sai số nhớ lại: vì nghiên cứu có hỏi một số thông tin trong quá khứ

Trang 37

- Sai số đo lường: chưa chuẩn hoá bộ công cụ

Cách khắc phục:

- Bộ câu hỏi được thử nghiệm trên đối tượng nghiên cứu trước khi điềutra chính thức

- Các định nghĩa tiêu chuẩn đưa ra thống nhất, rõ ràng

- Tập huấn kỹ cho điều tra viên về bộ câu hỏi nhằm thống nhất nội dungtừng câu hỏi

- Phiếu điều tra được giải thích rõ ràng và được giám sát ngay trong ngàyđiều tra

- Để hạn chế thiếu sót thông tin, có quá trình giám sát trong điều tra thuthập số liệu trong đó các phiếu điều tra được điều tra viên kiểm tra ngay saukhi người tham gia hoàn thành phiếu phỏng vấn để yêu cầu bổ sung nhữngthông tin còn thiếu

2.8 Đạo đức nghiên cứu

- Nghiên cứu được thông qua Hội đồng đề cương của trường Đại học Y

Trang 38

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Trang 39

- Tuổi trung bình của đối tượng tham gia nghiên cứu là 36,1 ±8,1,trong đó lứa tuổi từ 30 – 40 tuổi chiếm nhiều nhất là 51,0%.

- Đối tượng tham gia nghiên cứu là nữ giới chiếm 70%, nam giớichiếm 30%

- Trình độ chuyên môn của đối tượng nghiên cứu đa phần là điềudưỡng, kỹ thuật viên chiếm 64,3%; bác sỹ chiếm 34,3% và hộ lý

là 1,4%

- Vị trí công việc hiện tại đa phần là nhân viên chiếm 85,2%; điềudưỡng trưởng là 6,7%; trưởng khoa/ phòng là 5,2% và phó khoa/phòng là 2,9%

- Thâm niên công tác phân bố đa dạng, tập trung nhiều ở nhóm 5-10năm chiếm 31,9% và 10-20 năm chiếm 31,0%

Bảng 3.2 Nguồn thông tin về vệ sinh tay thường quy (n=210)

Nguồn thông tin nhận được Tần số (n) Tỷ lệ %

Nhận xét: Nguồn tiếp cận thông tin nhiều nhất là từ tập huấn chiếm 33,7%;tiếp theo là từ Internet chiếm 20,0%; thấp nhất là từ những tài liệu truyềnthông khác chiếm 1,5%

Trang 40

Bảng 3.3 Một số hoạt động Bệnh viện YHCT TW và mức độ chủ động

tìm hiểu tài liệu/thông tin về KSNK

Ngày đăng: 23/02/2021, 19:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w