Dự phòng sớm lây nhiễm HIV cho PN là một trong 4 thành tố của chiến lược can thiệp toàn diện về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, muốn dự phòng có hiệu quả, cần tư vấn XN HIV tự ng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
NGUYỄN THỊ THU HÀ
XÉT NGHIỆM HIV TỰ NGUYỆN Ở PHỤ NỮ NẠO PHÁ THAI TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
NĂM 2018
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01
HÀ NỘI, 2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
- -
XÉT NGHIỆM HIV TỰ NGUYỆN Ở PHỤ NỮ NẠO PHÁ THAI TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ và hỗ trợ tận tình của Quí Thầy, Cô giáo Trường Đại học Y tế công cộng, đồng nghiệp cơ quan, bạn bè Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn:
• Ban giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài và hoàn thành chương trình học
• Quý Thầy, Cô ở Trường Đại học Y tế công cộng đã truyền tải, cung cấp các kiến thức khoa học liên quan đến chương trình học tập
• Các cán bộ, nhân viên phòng khám, phòng xét nghiệm tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, đã quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu
• Các bạn học cùng lớp Cao học y tế công cộng Khóa 20 tại Đồng Tháp và bạn bè thân hữu, đã chia sẻ kinh nghiệm thực tế, khích lệ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua
• Cha Mẹ, Chồng và hai con, Anh (Chị), Em và người thân đã động viên chia
sẻ cùng tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn
• Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô TS Lê Thị Kim Ánh đã
tận tình hướng dẫn và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ này
Mặc dù đã hết sức nỗ lực cố gắng bằng cả tâm huyết, nhưng vẫn khó tránh khỏi những thiếu sót trong bài luận văn này Rất mong nhận được sự góp ý quí báu của quí thầy, cô, bạn bè cùng lớp và quí đồng nghiệp
Trân trọng Cám ơn /
Học viên Nguyễn Thị Thu Hà
Trang 4
MỤC LỤC Trang
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU viii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu 4
1.2 Thực trạng nhiễm HIV và vai trò của XN HIV tự nguyện 6
1.2.1 Thực trạng nhiễm HIV 6
1.2.2 Vai trò của XN và XN HIV tự nguyện 10
1.3 Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành XN HIV tự nguyện trên thế giới và ở Việt Nam 15
1.3.1 Trên thế giới 15
1.3.2 Ở Việt Nam 16
1.4 Thông tin về địa bàn nghiên cứu và thực trạng hoạt động xét nghiệm HIV tự nguyện ở phụ nữ NPT 19
1.4.1 Thông tin về địa bàn nghiên cứu 19
1.4.2 Thực trạng nhiễm HIV và hoạt động xét nghiệm HIV tự nguyện ở phụ nữ NPT tại TP cần Thơ 19
1.5 Qui trình TV XN HIV ở PN NPT 22
1.6 Khung lý thuyết nghiên cứu: 24
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1 Đối tượng nghiên cứu 25
2.1.1 Phụ nữ đến nạo phá thai tại Trung tâm chăm sóc SKSS TP Cần Thơ 25
2.1.2 Cán bộ y tế: 25
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 26
2.3 Thiết kế nghiên cứu 26
Trang 52.4 Cỡ mẫu 26
2.4.1 Cỡ mẫu cấu phần định lượng 26
2.4.2 Cỡ mẫu cấu phần định tính 27
2.5 Phương pháp chọn mẫu 27
2.5.1 Cấu phần định lượng 27
2.5.2 Cấu phần định tính 28
2.6 Phương pháp thu thập số liệu 28
2.7 Các biến số nghiên cứu 31
2.8 Tiêu chuẩn đánh giá 32
2.9 Phương pháp phân tích số liệu 34
2.10 Vấn đề đạo đức của nghiên cứu 34
2.11 Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số 35
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 37
3.2 Kiến thức, thái độ và thực hành XN HIV tự nguyện ở phụ nữ NPT 39
3.2.1 Kiến thức 39
3.2.2 Thái độ về XN HIV/AIDS 45
3.2.3 Thực hành XN tự nguyện HIV của ĐTNC 48
3.3 Một số yếu tố liên quan đến XN HIV tự nguyện của ĐTNC 53
3.3.1 Mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân với XN HIV tự nguyện 53
3.3.2 Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với XN tự nguyện HIV/AIDS 56
3.3.3 Một số ảnh hưởng từ cơ sở y tế đến XN tự nguyện HIV 63
Chương 4 BÀN LUẬN 67
4.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 67
4.2 Xét nghiệm tự nguyện HIV ở phụ nữ nạo phá thai 68
4.2.1 Tỉ lệ chấp nhận xét nghiệm tự nguyện ở phụ nữ nạo phá thai 68
4.2.2 Kiến thức về HIV và XN HIV tự nguyện của phụ nữ NPT 70
4.2.3 Thái độ về XN HIV ở phụ nữ NPT 73
4.3 Các yếu tố liên quan đến XN tự nguyện HIV/AIDS 74
4.3.1 Mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân với XN HIV tự nguyện 74
Trang 64.3.2 Mối liên quan đến kiến thức về HIV và XN HIV 75
4.3.3 Mối liên quan đến thái độ về XN HIV của phụ nữ NPT 76
4.3.4 Một số yếu tố liên quan khác từ cơ sở y tế 78
KẾT LUẬN 81
KHUYẾN NGHỊ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
Phụ lục 1: biến số nghiên cứu 89
Phụ lục 2 Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu 95
Phụ lục 3 Phiếu sàng lọc đối tượng nghiên cứu 96
Phụ lục 4 Phiếu phỏng vấn định lượng phụ nữ nạo phá thai 97
Phụ lục 5 Phiếu phỏng vấn sâu cán bộ y tế 106
Phụ lục 6 Phỏng vấn sâu phụ nữ đồng ý XN HIV 108
Phụ lục 7 Phỏng vấn sâu phụ nữ không đồng ý XN HIV 110
Phụ lục 8 Phiếu xác nhận đồng ý xét nghiệm HIV 112
Phụ lục 9 Hướng dẫn cách tính điểm kiến thức, thái độ về XN HIV 113
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AIDS : Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
BCH : Bảng câu hỏi
BCS : Bao cao su
ĐTNC : Đối tượng nghiên cứu
GMD : Gái mãi dâm
HIV : Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Hoạt động của chương trình PLTMC tại TP Cần Thơ 20
Bảng 3.1 Một số đặc tính chung của ĐTNC 37
Bảng 3.2 Nghề nghiệp, tiền sử sản phụ khoa của ĐTNC 38
Bảng 3.3 Biết HIV/AIDS và Đánh giá nguy cơ của ĐTNC 39
Bảng 3.4 Khả năng điều trị HIV/AIDS 41
Bảng 3.5 Kiến thức về XN HIV của ĐTNC 42
Bảng 3.6 Cách phát hiện và thời gian XN HIV 43
Bảng 3.7 Tổng hợp kiến thức về HIV và XN HIV đạt theo chí cho điểm 44
Bảng 3.8 Thái độ đối với người nhiễm HIV và XN HIV 45
Bảng 3.9 Tính bí mật, lo ngại về HIV và XN HIV 46
Bảng 3.10 Thái độ về XN HIV đạt theo chí cho điểm 48
Bảng 3.11 Lý do chấp nhận XN HIV tự nguyện 49
Bảng 3.12 Lý do không đồng ý XN tự nguyện HIV 50
Bảng 3.13 Một số nhận xét về dich vụ tại cơ sở y tế của ĐTNC 51
Bảng 3.14 Yếu tố tiền sử về tư vấn và XN HIV trước đây của ĐTNC 52
Bảng 3.15 Phân tích đơn biến về mối liên quan giữa yếu tố cá nhân với xét nghiệm HIV tự nguyện 53
Bảng 3.16 Phân tích đơn biến về mối liên quan giữa thu nhập, tiền sử bệnh của ĐTNC với XN HIV tự nguyện 54
Bảng 3.17 Phân tích đơn biến về mối liên quan giữa tôn giáo và nghề nghiệp của chồng ĐTNC với XN HIV tự nguyện 55
Bảng 3.18 Phân tích đơn biến về mối liên quan giữa kiến thức về HIV với XN tự nguyện HIV/AIDS 56
Bảng 3.19 Phân tích đơn biến về mối liên quan giữa kiến thức về XN HIV với XN tự nguyện HIV/AIDS 57
Bảng 3 20 Tổng hợp phân tích đơn biến về mối liên quan giữa kiến thức về HIV và XN HIV với XN tự nguyện HIV 59
Trang 9Bảng 3.21 Phân tích đơn biến về mối liên quan giữa thái độ về XN HIV với XN tự
nguyện HIV/AIDS 60Bảng 3.22 Tổng hợp phân tích đơn biến về thái độ với XN tự nguyện HIV 61Bảng 3.23 Phân tích đơn biến về mối liên quan giữa tiền sử đã từng được tư vấn
XN HIV với XN tự nguyện HIV/AIDS 62Bảng 3.24 Phân tích đa biến về các mối liên quan với XN tự nguyện HIV/AIDS 62
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Nguồn thông tin về HIV/AIDS mà ĐTNC nhận được (n = 288) 40
Biểu đồ 3.2 Đường lây truyền HIV/AIDS (n = 288) 40
Biểu đồ 3.3 Tổng hợp kiến thức về HIV của ĐTNC (n = 288) 41
Biểu đồ 3.4 Tổng hợp kiến thức về XN HIV (n = 288) 44
Biểu đồ 3.5 Quan tâm đến XN HIV (n = 288) 45
Biểu đồ 3.6 Tổng hợp thái độ tích cực về XN HIV của ĐTNC (n = 288) 47
Biểu đồ 3.7 Tỷ lệ chấp nhận xét nghiệm tự nguyện HIV của ĐTNC 48
Biểu đồ 3.8 Mong muốn của ĐTNC đồng ý XN HIV về dịch vụ XN (193) 51
Trang 11TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Dịch HIV/AIDS đã chuyển hướng từ đàn ông sang phụ nữ (PN) và trẻ em, đường lây truyền chủ yếu từ tiêm chích ma túy sang quan hệ tình dục không an toàn Tình dục không an toàn - HIV, nạo phá thai (NPT) đang có xu hướng gia tăng Xét nghiệm (XN) tự nguyện HIV ở PN NPT là loại hình can thiệp có hiệu quả cao trong
dự phòng lây nhiễm HIV Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp định lượng và định tính, trên 288 phụ nữ (PN) chưa xác định được tình trạng nhiễm HIV của bản thân đến nhận dịch vụ nạo phá thai (NPT) tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) TP Cần Thơ từ tháng 3/2018 đến tháng 06/2018, với 2 mục tiêu: (1) Kiến thức, thái độ và thực hành xét nghiêm (XN) tự nguyện HIV ở phụ nữ NPT; (2) Xác định các yếu tố liên quan đến XN tự nguyện HIV Phương pháp: chọn mẫu liên tiếp đáp ứng các tiêu chí cho đến khi đủ cỡ mẫu Sử dụng phiếu phỏng vấn có cấu trúc về kiến thức, thái độ và thực hành XN tự nguyện HIV để phỏng vấn PN đi NPT Số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0, các kỹ thuật thống kê mô tả và hồi qui logistic đơn và đa biến được sử dụng Kết quả: PN nạo phá thai có kiến thức về XN HIV đạt 82,6%; thái độ tích cực về XN là 29,5% và tỷ lệ XN tự nguyện HIV của PN nạo phá thai là 67%; Những phụ nữ nhận thức được sự cần thiết và quan tâm đến XN HIV có khả năng làm XN gấp hơn 2 lần so với nhóm phụ nữ khác (OR: 2,2 và 2,6); dịch vụ lấy máu XN phù hợp có thể làm tăng tần suất chấp nhận XN gấp 4,4 lần Khuyến nghị: Đẩy mạnh công tác TV cho phụ nữ đến nhận dịch vụ NPT tại phòng khám; tạo điều kiện về thời gian để phụ nữ đến nhận dịch vụ NPT có thể thực hiện
XN HIV dễ dàng và thuận lợi hơn; tuân thủ các nguyên tắc riêng tư, kín đáo và bảo mật thông tin cho PN đến thực hiện XN tự nguyện bao gồm cả vấn đề NPT
Trang 12TP Cần thơ, mỗi năm vẫn có khoảng 200 người nhiễm HIV phát hiện mới, lây truyền HIV qua đường tình dục vẫn là xu hướng lây truyền dịch HIV chính tại TP Cần Thơ [42] Số người nhiễm HIV mới không còn tập trung trong nhóm có hành vi nguy cơ cao như trước, mà sự lây nhiễm HIV đã và đang xảy ra nhiều trong nhóm những người dễ bị tổn thương như vợ, bạn tình của người nhiễm HIV, vợ/bạn tình của người tiêm chích ma túy Theo báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS - Bộ
Y tế, nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục ngày càng chiếm tỷ trọng chính trong lây truyền HIV,70% số người nhiễm HIV trong độ tuổi từ 20 - 39 tuổi [3] Đây chính là độ tuổi sinh đẻ của phụ nữ và tình trạng NPT cũng tập trung ở độ tuổi này Tình trạng NPT hiện nay cũng đang ở mức báo động Theo thống kê của Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình, mỗi năm, cả nước có khoảng 300 nghìn ca nạo
phá thai trong độ tuổi từ 15 đến 19 Tình trạng NPT cũng đang tăng trong giới trẻ
chưa lập gia đình, chiếm gần 30% tổng số ca phá thai Chưa kể con số thống kê tại các cơ sở y tế tư nhân, khiến Việt Nam trở thành nước có số ca phá thai nhiều nhất châu Á Phụ nữ NPT là hậu quả của tình trạng QHTD không an toàn hay không được bảo vệ dẫn đến có thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh lây nhiễm QĐTD như: Lậu, giang mai, sùi mào gà – HIV/AIDS Khoảng một nửa số người nhiễm không có triệu
Trang 13chứng, hoặc có triệu chứng không rõ ràng, có thể tự “biến mất” (nhưng không có nghĩa là khỏi bệnh) Do vậy việc XN HIV tự nguyện ở phụ nữ NPT là loại hình can thiệp có hiệu quả cao trong dự phòng lây nhiễm HIV nói chung, làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con
Việc xét nghiệm HIV là cách duy nhất, chỉ có xét nghiệm máu mới biết chắc chắn tình trạng nhiễm HIV Xét nghiệm HIV không chỉ cần thiết, cho những người
có nguy cơ lây nhiễm HIV (QHTD với nhiều người, người làm nghề mại dâm, quan
hệ đồng tính, sử dụng chung bơm kim tiêm, bị phơi nhiễm ) mà ngay cả những người bình thường cũng nên xét nghiệm HIV để phát hiện và điều trị sớm khi bị nhiễm HIV/AIDS Phụ nữ NPT là hậu quả của tình trạng QHTD không an toàn hay không được bảo vệ dẫn đến có thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh lây nhiễm QĐTD – HIV/AIDS Do vậy việc XN HIV tự nguyện ở phụ nữ NPT là loại hình can thiệp có hiệu quả cao trong dự phòng lây nhiễm HIV nói chung, làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con
Dự phòng sớm lây nhiễm HIV cho PN là một trong 4 thành tố của chiến lược can thiệp toàn diện về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, muốn dự phòng có hiệu quả, cần tư vấn XN HIV tự nguyện cho phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ trong các dịch
vụ SKSS [18] Trước thực trạng NPT đang gia tăng như hiện nay, câu hỏi đặt ra là: Phụ nữ NPT có phải là nhóm đối tượng nguy cơ nhiễm HIV hay không? Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ nạo phá thai như thế nào? kiến thức, thái độ và thực hành xét nghiệm HIV tự nguyện của nhóm phụ nữ NPT hiện nay ra sao? Yếu tố nào có liên quan đến việc XN HIV tự nguyện ở nhóm đối tượng này? Điều gì thúc đẩy họ tham gia thực hành xét nghiệm HIV tự nguyện? Xuất phát từ những lý do trên, đồng thời giúp Trung Tâm chăm sóc SKSS có căn cứ để xây dựng kế hoạch và lồng ghép các hoạt động vào hệ thống chăm sóc SKSS Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Xét nghiệm HIV tự nguyện ở phụ nữ nạo phá thai tại Trung tâm chăm sóc sức
khỏe sinh sản TP Cần Thơ và một số yếu tố liên quan năm 2018”
Trang 14MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1 Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành xét nghiệm HIV tự nguyện của phụ nữ NPT tại phòng khám Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản thành phố Cần Thơ, 2018
2 Xác định một số yếu tố liên quan đến xét nghiệm HIV tự nguyện của phụ nữ nạo phá thai tại phòng khám Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản thành phố Cần Thơ, 2018
Trang 15Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
Theo Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), số 64/2006 của Quốc Hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có giải thích từ:
- HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Immunodeficiency Virus" là
vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người [36]
- AIDS (Aquired Immunodeficiency Syndrome) là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra – là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV Hội chứng là
một tập hợp các triệu chứng [36]
- Kiến thức, phòng tránh lây nhiễm
Theo tài liệu đào tạo về thông tin giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi
Phòng, chống HIV/AIDS, nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội:
+ Kiến thức là sự hiểu biết về một vấn đề, chủ đề hay môt lĩnh vực nào đó nào
đó Kiến thức là một điều kiện cần thiết và hết sức quan trọng, đối tượng không thể thay đổi hành vi nếu họ không có đủ kiến thức để hiểu được hành vi của họ có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và lợi ích có được nếu thay đổi hành vi [16]
+ Phòng tránh lây nhiễm HIV là tránh mọi sự tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây bệnh của người khác như dịch sinh dục, máu và các dịch tiết sinh học (mủ, các chất dịch tiết ra từ vết thương hở, đặc biệt là của những người mà ta không biết chắc chắn người đó có bị nhiễm HIV hay không [16]
- Thái độ về HIV/AIDS: Thái độ là cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình hình, trong một hoàn cảnh bằng những biểu hiện ra bên ngoài (bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động) của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hoặc đối với sự việc nào đó [34], [35]
Theo thông tin giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS, Cục Phòng chống HIV/AIDS
Thái độ đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS: Là những suy nghĩ, biểu cảm, quan điểm của một cá nhân đối với chế độ, chính sách, các hoạt động đang diễn ra
Trang 16hoặc đang áp dụng tại nơi họ sinh sống [16]
- Kỳ thị, phân biệt đối xử
Theo Điều 2, Luật Phòng, chống HIV/AIDS:
+ Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV [36]
+ Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV [36]
- Tư vấn HIV/AIDS (sau đây gọi chung là tư vấn): là quá trình giao tiếp hai chiều
giữa nhân viên y tế và phụ nữ theo yêu cầu của họ, nhằm cung cấp các kiến thức, thông tin cần thiết về phòng, chống HIV/AIDS giữa người tư vấn và phụ nữ được tư vấn nhằm giúp người được tư vấn tự quyết định, giải quyết các vấn đề liên quan đến
dự phòng lây nhiễm HIV, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV [8], [38]
- Tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện:
Tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện: là hình thức kết hợp giữa tư vấn và xét nghiệm HIV, trong đó phụ nữ hoàn toàn tự nguyện sử dụng và toàn quyền lựa chọn dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV vô danh hoặc tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện ghi tên, và tự quyết định có làm xét nghiệm phát hiện HIV hay không [8], [38]
+ Tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện vô danh là hình thức tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện, trong đó phụ nữ được tư vấn không cần cung cấp tên, địa chỉ để tham gia vào quá trình tư vấn, xét nghiệm HIV [8], [38]
+ Tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện ghi tên là hình thức tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện, trong đó phụ nữ được tư vấn tự nguyện cung cấp tên, tuổi, địa chỉ để tham gia vào quá trình tư vấn và xét nghiệm HIV [8], [38]
- Xét nghiệm HIV: XN HIV là việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn nhằm xác định tình trạng nhiễm HIV trong mẫu máu, dịch sinh học của cơ thể người [8], [38]
- XN HIV tự nguyện: chỉ thực hiện xét nghiệm HIV khi đối tượng tư vấn đã được
tư vấn trước xét nghiệm và được sự đồng ý của đối tượng tư vấn Nghĩa là việc xét
Trang 17nghiệm HIV phải được thông báo rõ ràng cho đối tượng tư vấn và do đối tượng tư vấn tự nguyện quyết định đồng ý làm xét nghiệm [17]
Xét nghiệm sàng lọc bằng test nhanh tìm kháng thể kháng HIV trong máu Kết quả xét nghiệm sàng lọc HIV có dạng:
+ Kết quả xét nghiệm sàng lọc âm tính: Trả lời kết quả âm tính ngay cho phụ nữ, lưu ý tư vấn về thời kỳ cửa sổ Các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao cần được tư vấn về các biện pháp dự phòng nhiễm HIV và hẹn xét nghiệm lại sau 6 tháng [11] + Kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính, cần làm xét nghiệm khẳng định để chẩn đoán nhiễm HIV Chỉ phòng xét nghiệm khẳng định được Bộ Y tế cấp phép mới được thực hiện xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV [11]
+ Thời kỳ cửa sổ: khoảng thời gian mà cơ thể người đã nhiễm virus HIV, nhưng
chưa sinh ra đủ kháng thể để có thể phát hiện được bằng các XN thông thường [11]
+ Kết quả xét nghiệm HIV không xác định: việc chưa xác định được sự có mặt
của kháng thể kháng HIV trong máu, có thể không nhiễm HIV hoặc đã nhiễm HIV ở giai đoạn cửa sổ
+ Kết quả xét nghiệm HIV khẳng định dương tính: giới thiệu phụ nữ được tư
vấn đến các dịch vụ chăm sóc, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV phù hợp với tình trạng thực tế của người được tư vấn:
- Nạo phá thai: Phá thai là chủ động sử dụng các phương pháp khác nhau để chấm dứt thai kỳ và loại bỏ phôi thai ra khỏi tử cung người mẹ [14]
1.2 Thực trạng nhiễm HIV và vai trò của XN HIV tự nguyện
1.2.1 Thực trạng nhiễm HIV
1.2.1.1 Thực trạng nhiễm HIV trên thế giới
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), tính đến cuối năm 2017, trên thế giới có khoảng 36,9 triệu người đang phải sống chung với HIV, trong đó có 18,2 triệu người
là phụ nữ, 16,8 triệu người là nam giới, 1,8 triệu là trẻ em Số ca nhiễm mới trong năm 2017 là 1,8 triệu, có 59% số người lớn và 52% số trẻ em sống chung với HIV đã được điều trị liệu pháp kháng retrovirus (ART) suốt đời [57] HIV/AIDS hiện vẫn là một vấn đề y tế công cộng lớn của toàn cầu, HIV/AIDS đã cướp đi sinh mạng của 35,4 triệu người trên thế giới, chỉ riêng năm 2017 đã có 940.000 người thiệt mạng
Trang 18trên thế giới do các nguyên nhân liên quan đến HIV Châu Phi là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, với 25,7 triệu người sống với HIV, châu Phi cũng chiếm hơn 2/3 tổng số nhiễm HIV mới trên toàn cầu [57] Số người đang sống chung với HIV ngày càng gia tăng, tăng từ 32,4 triệu người (năm 2010) lên 35,6 triệu người (2015) và tiếp tục tăng lên 36,9 (2017), trong đó số người đang sống với HIV là phụ nữ cao hơn so với nam giới là 1,4 triệu người (nam 16,8 triệu, nữ 18,2 triệu người) Sự gia tăng này
là hậu quả của việc tiếp tục lây nhiễm mới, những người sống lâu hơn với HIV và tăng trưởng dân số nói chung [56]
Gánh nặng của dịch HIV/AIDS đã chuyển hướng từ đàn ông sang phụ nữ và trẻ
em Trong số các trường hợp nhiễm HIV trên toàn cầu năm 2017 thì con số 18,2 triệu phụ nữ đang sống chung với HIV đã tăng thêm 2,8 triệu so với năm 2007 (15,4 triệu) [56] Tại vùng Cận Sahara Châu Phi gần 61% người lớn đang sống cùng HIV là phụ
nữ, châu Á tỷ lệ phụ nữ nhiễm HIV năm 2017 là 49,3%, Thái Lan là nước từng chịu
sự tàn phá nặng nề của dịch HIV/AIDS nhưng đến nay căn bệnh này đã được khống chế Có rất nhiều phụ nữ ở vùng sâu vùng xa được tiếp cận với dịch vụ xét nghiệm miễn phí khi mang thai [56]
1.2.1.2 Thực trạng nhiễm HIV ở việt Nam
Theo UNAIDS, Việt Nam là quốc gia có số người nhiễm HIV đứng thứ 5 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sau các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia Pakistan, các quốc gia này là nơi xảy ra 95% những ca lây nhiễm HIV mới trong khu vực năm 2016 [55] Cả nước hiện có khoảng 209.754 người nhiễm HIV, số người nhiễm HIV mới phát hiện trong 6 tháng đầu năm 2017 là 4.541 ca với 2.231 người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS và 799 ca tử vong [3] Theo báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2017 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2018, mỗi năm vẫn có 10.000 người nhiễm mới HIV và 2.000 – 3.000 trường hợp tử vong do HIV/AIDS Hình thái dịch đã có sự thay đổi, theo hướng dịch chuyển từ nam sang
nữ, con đường lây truyền chủ yếu chuyển từ tiêm chích ma túy sang quan hệ tình dục không an toàn Nếu như 10 năm trước đây, tỷ lệ nữ giới nhiễm HIV mới ở mức 26% (năm 2007) thì nay tăng lên 32,4% [57] Nữ giới nhiễm HIV qua con đường tình dục chiếm tới 58% tổng số ca mắc, có tới 58% tổng số ca mắc, có đến gần 50% phụ nữ
Trang 19bán dâm không dùng bao cao su thường xuyên, tỷ lệ này ở nam quan hệ tình dục đồng giới cũng khoảng 63% [44]
Tại TP Cần Thơ, dịch HIV/AIDS có xu hướng gia tăng ở nhóm người trẻ tuổi Lây truyền HIV qua đường tình dục vẫn là xu hướng lây truyền chính Theo báo của trung tâm phòng chống HIV/AIDS năm 2017, mỗi năm vẫn có khoảng 200 người nhiễm HIV phát hiện mới, tổng số người nhiễm HIV lũy tích qua XN phát hiện được
là 5.946 người, trong đó tử vong 2.347 người, số người nhiễm HIV còn sống là 3.599 người (quản lý được 3.037 người, 541 người còn lại có làm XN HIV kết quả dương tính nhưng khi kiểm tra thực tế thì địa chỉ hoặc tên không đúng với khai báo ban đầu)
[42] Theo báo cáo kết quả việc thực hiện việc phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn
2011 – 2016 của TP Cần Thơ, ghi nhận 100% phường, xã, thị trấn có người nhiễm HIV/AIDS còn sống, trong số người nhiễm HIV/AIDS phát hiện được có xu hướng tăng ở nhóm trẻ tuổi, năm 2016 phát hiện 24,3% người nhiễm HIV trong nhóm từ 16 đến 25 tuổi, cao hơn 2,3% so với năm 2015 Tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện lây truyền qua đường tình dục chiếm đa số các trường hợp được phát hiện (87,5%) tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2015 [43] Do số người nhiễm HIV còn sống vẫn tiếp tục tăng cao, bên cạnh đó, mức độ bao phủ về điều trị ARV tại Cần Thơ vẫn còn hạn chế Những người nhiễm HIV mới trong giai đoạn hiện nay không còn tập trung trong nhóm có hành vi nguy cơ cao như trước đây nữa, mà sự lây nhiễm HIV đã và đang xảy ra nhiều trong nhóm những người dễ bị tổn thương như vợ, bạn tình của người nhiễm HIV, vợ/bạn tình của người tiêm chích ma túy Vì vậy dịch HIV/AIDS vẫn diễn biến khó lường và tiềm ẩn các yếu tố có thể gây bùng nổ dịch nếu chúng ta không
có những biện pháp ứng phó toàn diện và quyết liệt hơn [42]
1.2.1.3 Thực trạng nhiễm HIV ở phụ nữ, phụ nữ NPT
Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), hiện nay, hơn một nửa số các ca nhiễm mới HIV lây truyền qua đường tình dục và chủ yếu là phụ nữ [3] Tỷ lệ phụ nữ bị nhiễm HIV ngày càng tăng, nguyên nhân chính là do lây nhiễm
từ chồng hoặc bạn tình thuộc nhóm có hành vi nguy cơ cao
Người ta đã phân lập được HIV từ máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, nước bọt, nước mắt, nước tiểu, sữa mẹ Do đó, có 3 đường lây truyền HIV đó là: đường máu;
Trang 20đường tình dục (đường lây truyền chính (chiếm 58%) của HIV) [2]; đường truyền từ
mẹ sang con [8], [16] Theo khoa học và thực tế, phụ nữ dễ bị lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục hơn là nam giới, có thể giải thích bằng những lý do sau đây:
Phụ nữ Việt Nam có xu hướng lấy chồng lớn tuổi hơn, nên người chồng có thể
đã có nhiều bạn tình trước đó và cũng có thể đã bị nhiễm HIV Ngoài ra, người phụ
nữ có thể hay phải truyền máu do ốm đau, sinh đẻ do bị mất máu nhiều, điều này cũng làm tăng khả năng lây nhiễm HIV [8]
- Lý do xã hội học
Phụ nữ có nhiều yếu tố làm cho dễ tiếp cận với các nguy cơ lây nhiễm HIV, như phụ nữ thường là người “bị động” trong quan hệ tình dục, là “khách hàng” bị ép dâm, cưỡng dâm, hiếp dâm, vì dễ bị xây xước ở cơ quan sinh dục [8]
Khi đã bị nhiễm HIV, phụ nữ có thể truyền virus này cho những người đàn ông
có quan hệ tình dục không an toàn với họ HIV có trong dịch xuất tiết ở âm đạo và trong máu nên có thể lây truyền qua những vết sây sát nhỏ trên da của dương vật khi quan hệ tình dục quá mạnh mẽ hoặc lây truyền trực tiếp vào lỗ niệu đạo nam giới (miệng sáo) Các bệnh hoa liễu như mụn rộp sinh dục, giang mai, nhiễm chlamydia cũng làm cho sự lây nhiễm HIV trở nên dễ dàng hơn
Trước thực trạng ngày càng nhiều phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ nhiễm HIV, nhiều ý kiến cho rằng, trong kế hoạch của công tác phòng, chống HIV/AIDS cần đưa thêm nhiều giải pháp cụ thể hơn, thiết thực hơn cho công tác phòng, chống HIV cho nhóm đối tượng là phụ nữ, nhất là phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, trong đó phụ nữ NPT là nhóm đối tượng có quan hệ tình dục không an toàn, dẫn đến có thai ngoài ý muốn Đối với các nhóm phụ nữ có nguy cơ cao (nhóm mại dâm, nghiện, chích ma túy) thì
sẽ bắt buộc nhóm này xét nghiệm, tư vấn thường xuyên nhằm xác định tình trạng
Trang 21nhiễm HIV của họ Trong dự phòng, lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, sẽ tư vấn xét nghiệm cho cả các đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ để họ ý thức xét nghiệm tự nguyện, góp phần phát hiện sớm nếu nhiễm HIV Ngoài các trường hợp đang mang thai, cần khuyến khích đi xét nghiệm, tư vấn phòng, chống HIV cả những trường hợp phụ nữ còn trong độ tuổi sinh đẻ, nhất là phụ nữ NPT
1.2.2 Vai trò của XN và XN HIV tự nguyện
1.2.2.1 XN HIV
Tư vấn, xét nghiệm HIV đã được nhiều quốc gia trên thế giới triển khai Theo báo cáo của WHO năm 2014, hơn một nửa số người nhiễm HIV ở các nước đã từng xét nghiệm HIV và nhận kết quả Ở những nước có tỉ lệ nhiễm HIV cao, tỷ lệ phụ nữ tham gia XN HIV thấp hơn so với nam giới, việc tư vấn xét nghiệm HIV đặc biệt thấp
ở thanh thiếu niên và một số quần thể then chốt
Tại Châu Á, từ năm 1990 Thái Lan đã bắt đầu triển khai hoạt động tư vấn XN HIV tại các bệnh viện lớn, năm 1998 bắt đầu triển khai chương trình trên toàn quốc [15] Tính đến năm 2009 có 98% phụ nữ mang thai (PNMT) ở Thái Lan và 99,5% PNMT ở Malaysia được XN sàng lọc HIV sớm Những trường hợp có kết quả HIV dương tính đã được can thiệp kịp thời, làm giảm tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con tại hai nước xuống dưới 5% Kết quả trên đã đưa Malaysia và Thái Lan trở thành những nước triển khai chương trình phòng lây truyền mẹ con (PLTMC) thành công trong khu vực Để đạt được thành công, việc xây dựng một chính sách triển khai đồng
bộ, rộng rãi, đẩy mạnh công tác truyền thông, can thiệp điều trị dự phòng cho PNMT nhiễm HIV thì chiến lược tư vấn và xét nghiệm HIV đóng một vai trò quyết định [20] Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều khó khăn thách thức như: công tác chăm sóc thai sản còn hạn chế, hệ thống y tế chưa đáp ứng được nhu cầu về PLTMC,
sự kỳ thị và phân biệt đối xử là rào cản làm hạn chế phụ nữ tiếp cận các dịch vụ tư vấn, chăm sóc và điều trị
Dịch vụ tư vấn XN HIV được thực hiện thí điểm lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2002, dựa trên mô hình tư vấn về phòng, chống và làm giảm thiểu các yếu tố nguy cơ, tập trung vào các đối tượng nguy cơ cao
Tư vấn xét nghiệm HIV là một trong các biện pháp can thiệp dự phòng cơ bản
Trang 22và cũng là điểm khởi đầu cho các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ HIV/AIDS toàn diện Với mục đích cung cấp cơ hội cho khách hàng tìm hiểu nguy cơ nhiễm HIV của bản thân và biết được kết quả xét nghiệm HIV, từ đó khuyến khích khách hàng thay đổi hành vi, thực hành các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV
Việt Nam hiện có 1.345 cơ sở y tế cung cấp dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV,
có 136 phòng xét nghiệm HIV được phép khẳng định các trường hợp HIV dương tính tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 34 phòng xét nghiệm được khẳng định HIV dương tính tuyến huyện, riêng năm 2017 cấp mới 26 phòng xét nghiệm HIV được phép khẳng định tuyến huyện và 1 phòng tư nhân, toàn quốc hiện có 1.250 phòng xét nghiệm sàng lọc HIV ở tất cả 100% số huyện trên toàn quốc Mở rộng phòng xét nghiệm khẳng định HIV tuyến huyện cho các tỉnh trọng điểm bao gồm: TP Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Sơn La, Điện Biên, Nghệ An, Yên Bái, Lào Cai, Quảng Ninh [2] Trong chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn
2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đề ra mục tiêu chung là duy trì tỷ lệ nhiễm HIV ở Việt Nam dưới 0,3% vào năm 2010 [9] Trong đó chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được xác định là một trong 9 chương trình ưu tiên tại 63 tỉnh thành trong cả nước, để đạt mục tiêu: phải lồng ghép tư vấn, XN HIV
tự nguyện, PLTMC vào hệ thống chăm sóc SKSS, tăng cường và mở rộng mạng lưới PLTMC Đào tạo cán bộ y tế về PLTMC, TVXN tự nguyện, chăm sóc SKSS, đào tạo công tác quản lý, NC khoa học; Tổ chức các hoạt động chăm sóc bà mẹ nhiễm HIV
và con của họ tại cộng đồng Huy động xã hội, các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông; cung cấp trang thiết bị/thuốc, sinh phẩm, tài liệu phục vụ TVXN tự nguyện và PLTMC [7]
1.2.2.2 XN HIV tự nguyện
Tư vấn, xét nghiêm HIV tự nguyện
- Xét nghiệm và tư vấn HIV đã được triển khai dưới dạng "tư vấn và xét nghiệm
tự nguyện (VCT)" theo định hướng y tế công cộng trong những năm đầu của đại dịch HIV Hình thức này được đưa vào triển khai từ khi chưa có biện pháp điều trị HIV hiệu quả và tiên đoán rằng kiến thức của từng cá nhân về tình trạng HIV sẽ giúp cho việc dự phòng không để lây truyền thêm HIV Nội dung quan trọng của hình thức xét
Trang 23nghiệm tự nguyện này là phải đảm bảo bí mật, luôn luôn đi kèm với tư vấn và chỉ được xét nghiệm khi khách hành đã đồng ý làm xét nghiệm, có nghĩa là cả hai phía đều được thông báo và tự nguyện (tư vấn, XN HIV tự nguyện ghi tên, và tư vấn, XN HIV tự nguyện vô danh)
- Tư vấn XN tự nguyện HIV không áp dụng cho các hình thức bắt buộc xét nghiệm được qui định tại Điều 28 luật phòng chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) [36]
- Người tư vấn có thể là cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS các tuyến; cán bộ làm công tác chăm sóc SKSS các tuyến; Hội Phụ nữ, hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, sau khi được tập huấn v.v Tuy nhiên, dù chỉ làm tư vấn dự phòng về lây truyền HIV, thì người làm công tác tư vấn cũng cần phải có những điều kiện nhất định [8]
- Nhân viên tư vấn là người đã được đào tạo về HIV/AIDS tại các cơ sở đào tạo y khoa hoặc đã được tập huấn về tư vấn phòng, chống HIV/AIDS tại cơ sở đào tạo liên tục theo quy định tại Thông tư số 22/2013/TT-BYT [12]
- Đối tượng tư vấn XN HIV: tất cả phụ nữ có thai đến khám và theo dõi quản lý thai tại phòng khám, phụ nữ đến nhận dịch vụ NPT (cơ sở sản khoa/phòng khám sản)
- Xét nghiệm: Nếu người được tư vấn đồng ý thực hiện xét nghiệm HIV thì hướng dẫn người được tư vấn ký đồng ý làm xét nghiệm HIV vào bệnh án được điều trị nội trú; hoặc điền và ký phiếu xác nhận đồng ý xét nghiệm HIV theo mẫu quy định (Phụ lục đính kèm) Tư vấn trả kết quả (sau xét nghiệm HIV)
Các nguyên tắc trong tư vấn XN HIV tự nguyện
- Dù được tư vấn, XN HIV dưới hình thức nào, vẫn phải bảo đảm tính bí mật thông tin của người được tư vấn (Thông tư số 15/2015/TT-BYT ngày 26/6/2015) [6]
- Bảo đảm TV theo đúng nội dung quy trình theo quy định của pháp luật [5], [17]
- Việc thông báo kết quả xét nghiệm dương tính thực hiện theo đúng qui đinh của
Bộ Y tế (Thông tư số 01/2010/TT-BYT và Thông tư số 09/2012/TT-BYT) [4]
- Bảo đảm giới thiệu chuyển gửi người có kết quả HIV dương tính đến dịch vụ
chăm sóc, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV
Trang 24 Mục đích của XN HIV tự nguyện
Xét nghiệm HIV đóng vai trò quan trọng, là phương pháp duy nhất để phát hiện người nhiễm HIV Xét nghiệm là cửa ngõ giới thiệu người nhiễm đến các cơ sở chăm sóc và điều trị Vì vậy XN HIV tự nguyện nhằm mục đích:
Đối với phụ nữ nhận dịch vụ NPT:
- Giúp phụ nữ biết về HIV, xét nghiệm HIV, chẩn đoán nhiễm HIV
- Xác định tình trạng nhiễm HIV của bản thân
- Xác định tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ đến nạo phá thai tại phòng khám
- Giúp cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, dự phòng, khống chế và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS lồng ghép trong hệ thống SKSS Đối với phụ nữ mang thai, sinh con: Xét nghiệm HIV tự nguyện cho phụ nữ NPT còn có mục đích:
- Tăng cường dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (nếu phụ nữ NPT là đối tượng sẽ sanh con trong thời gian tới);
- Phát hiện sớm phụ nữ mang thai nhiễm HIV;
- Giúp phụ nữ mang thai nhiễm HIV đưa ra quyết định phá thai hay sanh con và thực hiện các biện pháp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
- Giúp phụ nữ mang thai thực hiện các hành vi an toàn để làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho mình và cho con
- Hỗ trợ về mặt tình cảm, tâm lý, giúp cho PN mang thai nhiễm HIV vượt qua được sự kỳ thị, xa lánh của cộng đồng vượt qua mọi khủng hoảng và tự tin trong cuộc sống
Vai trò của xét nghiệm HIV tự nguyện ở phụ nữ đến nạo phá thai
Xét nghiệm HIV tự nguyện đóng vai trò quan trọng cho phụ nữ đến nhận dịch
vụ NPT, cả đối với chăm sóc và điều trị dự phòng HIV/AIDS
- Đối với cá nhân:
+ Xét nghiệm âm tính sẽ làm cho phụ nữ yên tâm hơn,
+ Xét nghiệm dương tính sẽ khuyến khích phụ nữ và bạn tình của họ giảm hoặc ngừng các hành vi nguy cơ, giúp phụ nữ nhiễm HIV hiểu và chấp nhận tình trạng
Trang 25nhiễm HIV của bản thân, giúp họ đưa ra quyết định về các biện pháp để bảo vệ bản thân, bạn tình và con của họ trong lần sinh tới
+ Bạn tình hoặc người dùng chung bơm kim tiêm với người bị nhiễm HIV có thể biết được thông tin để đi xét nghiệm và áp dụng các biện pháp chăm sóc, điều trị cần thiết
- Đối với chồng/bạn tình và gia đình: Hỗ trợ những mối quan hệ an toàn (đề cao
sự chung thuỷ, phòng lây truyền mẹ con) Cho phép các cặp vợ chồng lên kế hoạch cho tương lai
- Đối với cộng đồng: Tư vấn XN HIV tự nguyện tạo ra sự lạc quan khi phụ nữ NPT có kết quả XN âm tính Giảm phân biệt đối xử khi có nhiều người hơn biết về HIV, giúp cho sự phát triển các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ
Xét nghiệm HIV tự nguyện ở phụ nữ nói chung là loại hình can thiệp có hiệu quả cao trong dự phòng lây nhiễm HIV, làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền HIV
từ mẹ sang con, giúp phụ mang thai nhiễm HIV có thể sinh con, mà con của họ không
bị nhiễm HIV, hơn nữa xét nghiệm tự nguyện giúp phụ nữ NPT tiếp cận với các dịch
vụ y tế, xã hội phù hợp hơn [1]
Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết phụ nữ ở các nước đang phát triển không biết về tình trạng nhiễm HIV của mình, do vậy việc tăng cường các dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV sẽ giúp cho họ sớm nhận được các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và hỗ trợ cần thiết, bao gồm cả các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình và sức khoẻ sinh sản, nạo phá thai… để từ đó họ có thể tự quyết định về đời sống sinh sản của họ trong tương lai với đầy đủ thông tin là cần thiết
1.2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm tự nguyện HIV
- Kết quả âm tính sẽ gây chủ quan cho người PN có hành vi nguy cơ cao
- Kết quả dương tính làm cho người PN phải đối mặt với ý nghĩ rằng mình đã bị AIDS và sẽ bị chết sớm hơn, sống trong thấp thỏm không biết bao giờ diễn biến thành AIDS, phát sinh tình trạng khủng hoảng tinh thần
- Người PN có thể sa vào con đường nghiện ngập hoặc muốn tự tử
- Người PN có thể bị xa lánh, kỳ thị hoặc phân biệt đối xử Một NC được thực hiện trên quy mô lớn ở Trung Quốc Hơn 6.000 người tại sáu thành phố lớn bao gồm
Trang 26Bắc Kinh, Thượng Hải, Côn Minh, Thâm Quyến, Vũ Hán, Trịnh Châu được tiến hành bởi Đại học Renmin, UNAIDS và Liên minh doanh nghiệp toàn cầu về HIV/AIDS, lao và sốt rét (GBC) Nghiên cứu chỉ ra rằng, gần 48% người được phỏng vấn không muốn ăn chung với người nhiễm HIV, 65% không muốn sống với một người bị nhiễm HIV, 63,4% không sẵn sàng chấp nhận các dịch vụ như làm tóc của một người nhiễm HIV, 41,3% không muốn làm việc với một người bị nhiễm HIV, và 41,8% không muốn chia sẻ công cụ với một người bị nhiễm HIV [54] Tổ chức Y tế thế giới cũng chỉ ra rằng sự kì thị và phân biệt đối xử là nguyên nhân chính lí giải tại sao nhiều người không tự nguyện làm xét nghiệm HIV, không tiết lộ tình trạng nhiễm của mình
và sử dụng thuốc kháng virus Một sự không sẵn sàng xét nghiệm HIV có thể do yếu
tố của sự phân biệt đối xử từ những người thân trong gia đình hay những người xung quanh này
- Cơ sở y tế có thể hỗ trợ đắc lực cho việc quyết định XN HIV ở PN NPT Tuy nhiên, các cơ sở y tế có thể có thiếu sót trong khâu bảo mật, kể cả phán xét về tình trạng nhiễm HIV của một cá nhân nào đó Những nghiên cứu của WHO tại Ấn Độ, Nam Dương, Phi Luật Tân và Thái Lan cho biết có 34% nhân viên y tế vi phạm về
là họ không hài lòng làm xét nghiệm HIV [47]
Trang 27Nghiên cứu của Gamazina K, Mogilevkina I, Parkhomenko Z et al (2009), kết quả cho thấy chương trình can thiệp cần tập trung tăng cường và tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện, quan hệ với các tổ chức địa phương, và xóa bỏ sự kỳ thị liên quan đến HIV giúp cải thiện việc tiếp cận và chất lượng dịch vụ dự phòng lây truyền HIV
từ mẹ sang con tại các phòng khám sản [48]
Nghiên cứu của Merdekios B, Adedimeji A (2011), kết quả 100% thai phụ chấp nhận tư vấn và XN tự nguyện, 92,0% có hiểu biết về lây truyền từ mẹ sang con, và 90,3% đã nhận thức được sự sẵn có của các dịch vụ về lây truyền từ mẹ sang con trong các cơ sở y tế Các yếu tố liên quan sử dụng dịch vụ phòng lây truyền mẹ con bao gồm văn hóa, tình trạng kinh tế xã hội, và sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử [51] Nghiên cứu của Zoung Kanyi Bissek A C, Yakana I E, Monebenimp F et al (2011), cho thấy rằng phụ nữ mang thai có kiến thức tốt về phòng lây truyền HIV từ
mẹ sang con, có 99% thai phụ đã nghe nói về HIV [58]
Nghiên cứu của Bello F A, Ogunbode O O, Adesina O A et al (2011); cho kết quả: Tỷ lệ chấp nhận xét nghiệm HIV là 86,5%, tỷ lệ nhiễm HIV là 6,7% Kiến thức đúng về phòng lây truyền mẹ con là 66,3% [46]
Theo nghiên cứu của Malaju M T, Alene G D (2012) ở Gondar, Ethiopia, cho thấy có 82,5% chấp nhận XN HIV và tư vấn XN HIV Kết quả cho thấy có một tỷ lệ
khá cao thai phụ từ chối xét nghiệm nhanh phát hiện HIV (17,5%) [50]
Nghiên cứu của Iroezi N D, Mindry D, Kawale P et al (2013), kết quả cho thấy rào cản đối với việc tiếp cận chăm sóc dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bao gồm vận chuyển đến bệnh viện, kỳ thị trong cộng đồng, tiết lộ nhiễm HIV và thái độ của CBYT đối với thai phụ nhiễm HIV [49]
Nghiên cứu của Sagna M L, Schopflocher D (2014) Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng chỉ có 62% phụ nữ được tư vấn trước XN trong dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và không quá 56% thai phụ đồng ý XN HIV trong chăm sóc tiền sản Công tác TV trước XN giúp tăng tỷ lệ chấp nhận XN HIV lên 77% [52]
1.3.2 Ở Việt Nam
Năm 2010, Đoàn Chí Hiền, Trần Thị Ngọc, Nguyễn Lê Tâm và cộng sự nghiên cứu “kiến thức và một số yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV của khách hàng đến tại phòng
Trang 28tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Thừa Thiên Huế năm 2009” Kết quả khách hàng đến tư vấn HIV do thông tin đại chúng chiếm 53,4%, do có nhiều bạn tình là 34,4%, do quan hệ tình dục không an toàn là16,4% Khách hàng xét nghiệm là 96,9%, kết quả xét nghiệm HIV (dương tính) là 4, 8% [22] Năm 2011, Nguyễn Thị Thanh Hương, Võ Thị Hoàng Loan, Phan Thanh Tùng, Nguyễn Văn Lành NC “Kiến thức, thái độ HIV/AIDS và những rào cản trong tiếp cận, sử dụng dịch vụ tư vấn XN HIV tự nguyện trong phòng lây truyền mẹ con ở PN mang thai tại thành phố Vị Thanh, Hậu Giang, năm 2011” Kết quả cho thấy những rào cản trong sử dụng dịch vụ TVXNTN xuất phát từ cả phía cung cấp và
sử dụng dịch vụ như cán bộ y tế trực tiếp khám thai, thông tin về dịch vụ TVXNTN trong phòng lây truyền mẹ con cho PNMT, phòng tư vấn chưa đảm bảo tính riêng tư,
sự hiểu biết về HIV/AIDS và thông tin về dịch vụ TVXNTN hạn chế, lo lắng sợ tiết
lộ thông tin kết quả XN HIV và e ngại đến với dịch vụ TVXNTN do sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử [29]
Năm 2011, Nguyễn Thị Đông, Lê Anh Tuấn nghiên cứu “Một số yếu tố ảnh hưởng đến XN HIV tự nguyện của PN đến sinh con tại Bệnh viện phụ sản Trung Ương” Kết quả nghiên cứu ghi nhận trên 90% phụ nữ mang thai có kiến thức đúng
về đường lây, cách phòng, chống HIV/AIDS; tỷ lệ XN HIV tự nguyện trong lần mang thai này là 79,26% Nguyên nhân không làm XN HIV tự nguyện khi mang thai: 96,43% đối tượng chắc chắn không có nguy cơ nhiễm HIV, 58, 93% chưa từng nghe nói nên làm XN HIV khi mang thai Có 93,7% ĐTNC biết HIV là virut gây suy giảm miễn dịch và 97% số đối tượng trả lời đúng cả 3 đường lây truyền chính của HIV [19] Năm 2012, Pham Thanh Xuân nghiên cứu “Hiệu quả can thiệp dự phòng lây truyền HIV ở phụ nữ mang thai tại hai quận, huyện thành phố Hồ Chí Minh, năm
2010 - 2012” Kết quả: Tỷ lệ thai phụ có kiến thức chung đúng về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là 39,6% Tỷ lệ thai phụ có thái độ chung đúng về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là 65,9% Tỷ lệ thai phụ có thực hành chung đúng về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là 65,4% Nguồn thông tin thai phụ tiếp cận nhiều nhất là tivi (88,9%) Tivi là nguồn thông tin thai phụ dễ tiếp cận nhất (63,8%)
và cũng là nguồn thông tin dễ hiểu nhất đối với thai phụ (44,2%) Tỷ lệ nhiễm HIV
Trang 29của PNMT tại huyện Bình Chánh và quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh năm
2010 tương đối cao (0,98%) [45]
Năm 2013, Hồ thị Hiền, Trần Hữu Bích nghiên cứu “Can thiệp truyền thông, tăng cường kiến thức, thái độ, thực hành HIV/AIDS và tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS tại trường Đại học Sao Đỏ, Hải Dương” Kết quả ghi nhận: 81% ĐTNC biết phải làm XN để khẳng định một người nhiễm HIV, tỷ lệ ĐTNC có kiến thức đạt
về HIV/AIDS là 46,6%, tỷ lệ ĐTNC có thái độ đạt về HIV/AIDS là 16%, có 96,6 % ĐTNC tự nguyện tham gia XN tự nguyện, và có 58,4% ĐTNC có ý định tự nguyện tiếp cận với dịch vụ XN [23]
Năm 2014, Nguyễn Thị Huệ , Phạm Thi Thu Thúy, Nguyễn Thị Duyên Anh
-Uỷ Ban Phòng chống AIDS thành phố HCM NC “Khảo sát kiến thức, thái độ, hành
vi về HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con của PNMT và PN tuổi sinh đẻ tại thành phố HCM” Kết quả nghiên cứu ghi nhận trên 90% phụ nữ mang thai có kiến thức đúng về đường lây, cách phòng, chống HIV/AIDS Có 84,2% (522 PNMT) trả lời đã từng xét nghiệm HIV Có 95,0% (496 PNMT) XN HIV khi mang thai lần điều tra này, trong đó 87,7% (435 PNMT) XN trong 3 tháng đầu thai kỳ đúng theo quy định của chương trình dự phòng HIV từ mẹ sang con, PNMT tiếp cận thông tin về HIV/AIDS phần lớn từ truyền hình, tờ rơi, tờ bướm, và nguồn thông tin từ nhân viên y tế [26]
Năm 2014, Lê Thị Thu Hà, Lê Minh Thi, Bùi Thị Thu Hà, Phạm Văn Tác nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV khi mang thai của phụ nữ tại 8 tỉnh duyên hải Nam trung bộ” Kết quả cho thấy có 28,2%
bà mẹ thực hiện xét nghiệm khi mang thai, 42% bà mẹ không biết địa điểm có thể tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV và trên 40% số người được hỏi thiếu kiến thức về nguy cơ lây truyền HIV trong quá trình mang thai Kiến thức về địa điểm có thể tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV khi mang thai, kiến thức về nguy cơ lây truyền HIV trong quá trình mang thai và yếu tố dân tộc là các yếu tố tác động tới tỷ lệ tư vấn xét nghiệm HIV ở phụ nữ mang thai [21]
Năm 2014, Bùi Tú Quyên, Vũ Thị Hoàng lan và cộng sự nghiên cứu nhu cầu, kiến thức, thái độ về HIV và xét nghiệm HIV chưa được đáp ứng của phụ nữ mại dâm
Trang 30tại Đồ Sơn Kết quả cho thấy tỷ lệ phụ nữ mãi dâm có kiến thức toàn diện về HIV là 5,9%; tỷ lệ phụ nữ mãi dâm có thái độ toàn diện về HIV là 24,5%; nhu cầu về xét nghiệm HIV là 62,7% Có mối liên quan giữa thu nhập trung bình/tháng của phụ nữ mãi dâm với nhu cầu về kiến thức toàn diện về HIV chưa được đáp ứng [37]
1.4 Thông tin về địa bàn nghiên cứu và thực trạng hoạt động xét nghiệm HIV
tự nguyện ở phụ nữ NPT
1.4.1 Thông tin về địa bàn nghiên cứu
Cần Thơ là TP trực thuộc Trung ương từ năm 2004, là trung tâm khu vực miền Tây Nam Bộ, với diện tích toàn TP là 1.409 km2, dân số 1.232.260 người, trong đó dân số thành thị chiếm 65,8% Ngoài ra, ước tính toàn thành phố có khoảng 300.000 dân di biến động là học sinh, sinh viên, lực lượng công nhân lao động tại các khu công nghiệp, công trường đến từ các tỉnh, thành khác TP Cần Thơ là nơi giao điểm của nhiều đầu mối giao thông đường bộ, đường thủy và đường hàng không, nơi tập trung đông các trường học, bệnh viện, các cơ quan, xí nghiệp, khu vui chơi, mua sắm… với dân cư đông đúc và thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa thể thao, lễ hội, hội nghị, sự kiện Cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội là đi kèm với các vấn đề hệ lụy cấp bách cần được giải quyết, nhất là tình hình trật tự an toàn xã hội, dịch bệnh tại địa phương Riêng đối với dịch bệnh, HIV/AIDS là vấn đề nổi cộm cần được giải quyết cấp bách
1.4.2 Thực trạng nhiễm HIV và hoạt động xét nghiệm HIV tự nguyện ở phụ
nữ NPT tại TP cần Thơ
Chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại TP Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động từ năm 2006 và là một trong 10 tỉnh/TP có tỉ lệ nhiễm HIV cao nhất cả nước Dịch HIV/AIDS tại TP Cần Thơ vẫn trong giai đoạn dịch tập trung Lây truyền HIV qua đường tình dục vẫn là xu hướng lây truyền chính tại TP Cần Thơ và có xu hướng gia tăng ở nhóm người trẻ tuổi Theo báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS TP Cần Thơ, năm 2017 Số người nhiễm HIV qua xét nghiệm phát hiện được là 5.946 người, trong đó tử vong 2.347 người, số người nhiễm HIV còn sống là 3.599 người,
số người nhiễm HIV phát hiện mới trong năm là 215 người, số chuyển sang AIDS 77 người và số tử vong do HIV/AIDS là 46 người [42] Trong tổng số các trường hợp
Trang 31nhiễm HIV được phát hiện từ đầu vụ dịch đến nay, nữ giới chiếm 41,8%, tăng 9% so với năm 2014 (32,8%), lây nhiễm qua quan hệ tình dục chiếm 87,5% (2016) tăng 2,8% (2015) [43]
Năm 2008, ngành y tế TP Cần Thơ tiên phong thí điểm triển khai điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và đến năm 2013, tất cả xã, phường, thị trấn đều triển khai chương trình này Hiện TP Cần Thơ có 9 phòng tư vấn XN HIV và 04 điểm điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con Hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (PLTMC) được lồng ghép vào trong hệ thống chăm sóc SKSS tại Trạm Y tế Đến năm 2017, công tác tư vấn lấy mẫu xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai được thực hiện ở 100% phường/xã Chương trình được triển khai lồng ghép vào hệ thống Chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Trạm Y tế Đến năm 2017, công tác PLTMC tại TP Cần Thơ đã đạt những thành quả nhất định:
Bảng 1.1 Hoạt động của chương trình PLTMC tại TP Cần Thơ [41]
Phát hiện trong giai đoạn mang thai 3
Phát hiện trong giai đoạn chuyển dạ 16 9 trường hợp
ngoài TP
3
Bắt đầu điều trị ARV trong thời kỳ mang thai 3
Điều trị ARV trong khi chuyển dạ, đẻ 14
02 ca phát hiện muộn không kịp điều trị
Theo chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 Tình trạng phá thai bao gồm cả phá thai ở thanh niên, vị thành niên còn cao, tình trạng
Trang 32nhiễm khuẩn đường sinh sản khá phổ biến, bệnh lây truyền qua đường tình dục - HIV còn cao, tỷ lệ phụ nữ nhiễm HIV từ chồng và bạn tình có xu hướng gia tăng, tình trạng quan hệ tình dục không an toàn, mang thai ngoài ý muốn và phá thai, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở vị thành niên và thanh niên có xu hướng gia tăng [18] Hoạt động tư vấn XN HIV cho phụ nữ NPT không nằm trong các hoạt động của chương trình chăm sóc SKSS được giao chỉ tiêu, cũng chưa có số liệu báo cáo cụ thể, chưa có NC nào đánh giá về trực trạng XN HIV tự nguyện ở nhóm PN này Để phục vụ cho công tác NC, nghiên cứu viên đã khảo sát nhanh qua thực tế, thống kê
số liệu XN HIV tự nguyện qua phòng tư vấn và phiếu cam kết XN HIV tự nguyện của phụ nữ đến NPT, tại phòng khám Trung tâm chăm sóc SKSS TP Cần Thơ trong
6 tháng cuối năm 2017 Số liệu ghi nhận có 289 Phụ nữ NPT, đồng ý XN HIV tự nguyện trên tổng số 721 phụ nữ NPT chung được tư vấn XN HIV Như vậy tỉ lệ PN đồng ý XN HIV tự nguyện tại phòng khám tương đương 40% (289/721) Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm cung cấp thêm thông tin và xác định tỉ lệ
XN HIV tự nguyện ở nhóm đối tượng này
Trang 33Tư vấn trước xét nghiệm
Tư vấn kết quả XN chưa khẳng định
Xét nghiệm khẳng định
Tư vấn sau XN kết quả âm tính
Tư vấn kết quả XN khẳng định dương và TV chuyển tiếp điều trị ngoại trú
Hướng dẫn nhận dịch vụ NPT theo yêu cầu
Tư vấn kết quả XN khẳng định Âm
Trang 34Hiện nay chưa có nghiên cứu nào về XN tự nguyện HIV trên nhóm đối tượng
là phụ nữ NPT, các nghiên cứu chỉ mới tập trung trên các nhóm đối tượng nguy cơ như phụ nữ mãi dâm, tiêm chính ma túy… Chỉ có các nghiên cứu XN tự nguyện HIV trên nhóm đối tượng là phụ nữ mang thai Do HIV lây truyền qua đường tình dục là nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay Trong khi tình trạng NPT ở phụ nữ lại đang gia tăng, nhất là ở nhóm phụ nữ trẻ Như đã nói ở trên, NPT là hậu quả của việc QHTD không an toàn/không được bảo vệ, dẫn đến có thai ngoài ý muốn – HIV.Một nửa các
ca nhiễm HIV mới trong năm 2014 là xuất phát từ nguyên nhân này Trong khi đó tỷ
lệ này trong năm 2000 là 1/10; năm 2017 có khoảng 9.800 ca nhiễm HIV mới thì trong đó phụ nữ chiếm tỷ lệ một phần ba [39], [3] Vì vậy tư vấn XN HIV tự nguyện
ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là cần thiết, nhất là nhóm phụ nữ NPT là nhóm đối tượng mà chúng tôi đang quan tâm Việc XN HIV tự nguyện có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trước hết là bản thân của người phụ nữ, sự hiểu biết về HIV, XN HIV
ở nhóm phụ nữ NPT như thế nào? thái độ của họ đối việc XN HIV ra sao? Sự kỳ thị
và phân biệt đối xử từ phía gia đình, ngoài xã hội có tác động đến việc XN tự nguyện HIV hay không? Mặt khác tư vấn, XN tự nguyện HIV được thực hiện lồng ghép vào trong dịch vụ NPT tại cơ sở y tế, vì vậy các yếu tố từ cơ sở vật chất, chất lượng dịch
vụ , trình độ của cán bộ y tế… có tác động đến tỷ lệ XN HIV tự nguyện ở phụ nữ NPT hay không? Từ các yếu tố trên, chúng tôi xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu này (phần 1.6)
Trang 351.6 Khung lý thuyết nghiên cứu:
Ở PHỤ NỮ NẠO PHÁ THAI
Đặc điểm của PN Nạo phá thai
Tuổi, trình độ học vấn, hôn nhân, nghề, thu nhập, số con, tôn giáo…
Cơ Sở Y Tế
Trang 36Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Phụ nữ đến nạo phá thai tại Trung tâm chăm sóc SKSS TP Cần Thơ
Tiêu chí lựa chọn:
- Phụ nữ đang sinh sống tại các quận/huyện của TP Cần Thơ được chẩn đoán xác định có thai trong tử cung và đến nhận dịch vụ nạo phá thai tại Trung tâm chăm sóc SKSS TP Cần Thơ
- Phụ nữ nạo phá thai không biết tình trạng nhiễm HIV của bản thân, hoặc không làm XN HIV gần đây
- Tuổi từ 18 tuổi trở lên
- Đồng ý tham gia nhiên cứu
- Nhân viên y tế hiện đang làm việc tại phòng xét nghiệm thuộc phòng khám Trung tâm chăm sóc SKSS TP Cần Thơ đã được đào tạo/tập huấn về XN HIV [12]
- Nhân viên cung cấp dịch vụ có liên quan (tham gia hoạt động chuyên môn trong quá trình nạo phá thai cho phụ nữ) chưa được tập huấn hoặc đã được tập huấn
về tư vấn XN HIV: chọn 1 bác sĩ và một hộ sinh
Trang 37- Cán bộ lãnh đạo các khoa/phòng thuộc phòng khám Trung tâm chăm sóc SKSS TP Cần Thơ
- Lãnh đạo đơn vị phụ trách công tác chuyên môn của Trung tâm chăm sóc SKSS TP Cần Thơ
- Đồng ý tham gia nhiên cứu
Tiêu chí loại trừ:
- Nhân viên y tế hiện đang làm việc tại phòng tư vấn thuộc phòng khám Trung tâm chăm sóc SKSS TP Cần Thơ chưa được đào tạo/tập huấn về tư vấn XN HIV (luật qui định: đã nói ở trên)
- Nhân viên y tế hiện đang làm việc tại phòng XN thuộc phòng khám Trung tâm chăm sóc SKSS TP Cần Thơ chưa được đào tạo/tập huấn về xét nghệm HIV
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 03/2018 đến tháng 6/2018
- Địa điểm: tại Trung tâm chăm sóc SKSS TP Cần Thơ
2.3 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính Cấu phần định lượng được thực hiện trước, cấu phần định tính được thực hiện sau, cụ thể:
- Cấu phần định lượng: nhằm trả lời cho câu hỏi về tỷ lệ xét nghiệm HIV tự nguyện của phụ nữ đến NPT tại phòng khám cũng như kiến thức, thái độ về phòng chống HIV/AIDS của họ thông qua phỏng vấn bằng bảng hỏi được xây dựng sẵn (mục tiêu 1)
- Cấu phần định tính: Sau khi đã tiến hành nghiên cứu định lượng và phân tích
số liệu, cấu phần định tính được thực hiện thông qua các cuộc phỏng vấn sâu (PVS)
để giải thích, làm rõ thêm kết quả định lượng (mục tiêu 2)
2.4 Cỡ mẫu
2.4.1 Cỡ mẫu cấu phần định lượng
Áp dụng công thức ước tính một tỉ lệ:
Trang 382 )
2 / 1 (
d
p p
z
Trong đó:
- n : Là cỡ mẫu nghiên cứu
- z 1 - /2 : Hệ số tin cậy, với độ tin cậy 95% thì Z = 1,96
- p : Tỷ lệ PN nạo phá thai xét nghiệm HIV tự nguyện
- Chọn p = 40% (kết quả, qua khảo sát nhanh XN HIV tự nguyện của PN NPT tại phòng khám Trung tâm chăm sóc SKSS thành phố Cần Thơ trong 6 tháng qua)
- d = 0,06 độ chính xác tuyệt đối
Thay vào công thức trên, ta được n = 256
Ước lượng khoảng 10% đối tượng không trả lời hoặc số liệu thu thập không đạt
yêu cầu, cỡ mẫu cần thu thập là n = 256 + 25 = 281
Thực tế có 288 đối tượng tham gia nghiên cứu và trả lời phỏng vấn đạt yêu cầu
2.4.2 Cỡ mẫu cấu phần định tính: 18 đối tượng bao gồm
- 05 phụ nữ đồng ý làm XN HIV tự nguyện trong mẫu nghiên cứu;
- 05 phụ nữ không đồng ý làm XN HIV tự nguyện trong mẫu nghiên cứu;
- 01 cán bộ lãnh đạo Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản TP Cần Thơ (phụ trách chuyên môn);
- 02 nhân viên y tế đang làm tại phòng tư vấn xét nghiệm HIV;
- 01 nhân viên phòng xét nghiệm;
- 02 nhân viên cung cấp dịch vụ có liên quan;
- 02 cán bộ lãnh đạo cấp khoa/phòng chuyên môn (mỗi khoa 1 cán bộ)
2.5 Phương pháp chọn mẫu
2.5.1 Cấu phần định lượng
- Phương pháp chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu toàn bộ
- Cách chọn: Chọn tất cả các phụ nữ đến NPT đáp ứng theo các tiêu chí chọn mẫu, lấy từ khi bắt đầu nghiên cứu cho đến khi đủ cỡ mẫu Theo thống kê tại Trung tâm chăm sóc SKSS TP Cần Thơ mỗi ngày có khoảng 5 - 10 phụ nữ đến NPT Do đó
Trang 39mẫu nghiên cứu sẽ được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 3 - 6/2018 (281 đối tượng, tương ứng với khoảng 60 ngày thu thập số liệu)
2.5.2 Cấu phần định tính
Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện:
- Chọn 05 phụ nữ đồng ý làm XN HIV tự nguyện trong mẫu NC, đồng ý tham gia PVS (chọn ngẫu nhiên trong số những ĐTNC đồng ý XN HIV tự nguyện);
- Chọn 05 phụ nữ không đồng ý làm XN HIV tự nguyện trong mẫu NC, đồng ý tham gia PVS (chọn ngẫu nhiên trong số ĐTNC không đồng ý XN HIV tự nguyện)
- Cách chọn: Trong quá trình phỏng vấn phần định lượng, điều tra viên nhận định ĐTNC có thái độ hợp tác tốt, trả lời lưu loát rõ ràng và là đối tượng chủ đích của nghiên cứu định tính thì xin được phỏng vấn sâu
Chọn chủ đích 08 cán bộ y tế:
- 01 cán bộ lãnh đạo Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản TP Cần Thơ phụ trách chuyên môn (giám đốc trung tấm);
- 02 nhân viên y tế làm công tác tư vấn XN HIV tại phòng khám;
- 01 nhân viên phòng xét nghiệm: phụ trách công tác XN HIV;
- 02 nhân viên cung cấp dịch vụ có liên quan (tham gia hoạt động chuyên môn trong quá trình nạo phá thai cho phụ nữ);
- 02 cán bộ lãnh đạo cấp khoa/phòng chuyên môn (mỗi khoa 1 cán bộ)
2.6 Phương pháp thu thập số liệu
2.6.1 Cấu phần định lượng
Công cụ thu thu thập số liệu: sử dụng bộ công cụ được thiết kế sẵn gồm:
- Phiếu sàng lọc đối tượng NC
- Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu
- Phiếu phỏng vấn định lượng phụ nữ nạo phá thai
- Giấy cam kết XN HIV tự nguyện
Trong nghiên cứu này, chúng tôi xây dựng bộ câu hỏi dựa vào khung theo dõi đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành năm 2007 [10]
và dựa trên bộ câu hỏi của tác giả Phan Thanh Xuân nghiên cứu về "Hiệu quả can thiệp dự phòng lây truyền HIV ở phụ nữ mang thai tại hai quận, huyện Thành phố Hồ
Trang 40Chí Minh năm 2010 - 2012 " [45] Bộ câu hỏi của tác giả Phan Thanh Xuân xây dựng khá chi tiết, cụ thể từ bộ câu hỏi 60 câu của tác giả, chúng tôi lấy 26 câu để xây dựng phần thông tin chung, kiến thức về HIV và XN HIV, bỏ các câu hỏi ở phần thái độ, thực hành và điều trị lây truyền HIV từ mẹ sang con, của tác giả Phan Thanh Xuân [45] Đồng thời bổ sung thêm vào câu B1, B2, B5 - B7, B10 - B12 (liên quan đến thông tin về XN HIV và các yếu tố nguy cơ nhiễm HIV cho ĐTNC) vào bộ câu hỏi cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu trên đối tượng là phụ nữ NPT, do tác giả Phan Thanh Xuân nghiên cứu thực hiện can thiệp dự phòng lây truyền HIV ở phụ nữ mang thai Toàn bộ câu hỏi phần thái độ và một phần câu hỏi thực hành (từ câu D4 – D10)
về XN HIV chúng tôi xây dựng dựa trên khung theo dõi đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế [10]
Bộ câu hỏi được thử nghiệm trên 10 phụ nữ đến nhận dịch vụ nạo phá thai tại phòng khám Trung tâm chăm sóc SKSS TP Cần Thơ trước khi thu thập số liệu và được chỉnh sửa sau thử nghiệm cho phù hợp
Nhóm nghiên cứu: Điều tra viên (ĐTV) và điều hành giám sát
- Điều tra viên gồm 03 người: 02 nhân viên y tế phụ trách công tác tư vấn XN HIV tại phòng khám của trung tâm chăm sóc SKSS và nghiên cứu viên
- Nhóm giám sát: Giám sát viên là lãnh đạo phụ trách công tác chuyên môn tại phòng khám Nghiên cứu viên giám sát các hoạt động của ĐTV và cùng tham gia vào quá trình điều tra, giải quyết các vướng mắc trong quá trình thu thập số liệu
Các thành viên trong nhóm NC được tập huấn về các bước tiến hành thu thập thông tin, bộ câu hỏi phỏng vấn, giấy cam kết, cách sàng lọc đối tượng, nhằm đảm bảo đúng các tiêu chí chọn mẫu và theo trình tự
Kỹ thuật thu thập số liệu:
- Nghiên cứu viên và ĐTV chủ động tiếp cận với phụ nữ đến nhận dịch vụ NPT
Sử dụng phiếu sàng lọc (phụ lục 3) để chọn ĐTNC theo đúng các tiêu chí chọn mẫu
- ĐTV giới thiệu về NC, mục đích của NC, nội dung, cách thức tiến hành phỏng vấn, tính bảo mật thông tin và mời đối tượng tham gia vào NC
- Nếu ĐTNC đồng ý tham gia, đề nghị ký tên vào phiếu đồng ý tham gia NC