1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SÀNG LỌC DỊ TẬT TRƯỚC SINH Ở CÁC BÀ MẸ MANG THAI ĐẾN KHÁM VÀ CHĂM SÓC THAI TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2014-2015

44 1,6K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Dị tật bẩm sinh là một trong những bất thường hay gặp ở thai nhi và trẻ sơ sinh, là một trong những nguyên nhân chính gây nên tử vong và bệnh tật của trẻ trong những năm đầu của cuộc sốn

Trang 1

SỞ Y TẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN

BÁO CÁO ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SÀNG LỌC DỊ TẬT TRƯỚC SINH

Ở CÁC BÀ MẸ MANG THAI ĐẾN KHÁM VÀ CHĂM SÓC THAI

TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2014-2015

Chủ nhiệm đề tài: Ths.Bs Hà Thị Mỹ Dung

Cán bộ phối hợp:

Ths.Bs Nguyễn Khoa Nguyên

Bs CKI Hồ Thị Liên Hương Nhs Lê Thị Hương

DsTH Vũ Thị Hải Yến Đoàn Ngọc Thạch

Thừa Thiên Huế, 2015

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, chất lượng dân số đang là thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững không chỉ ở nước ta mà cả trên thế giới Một trong những vấn đề liên quan đến chất lượng dân số là qui mô người tàn tật có xu hướng ngày càng gia tăng do

tàn tật, trong đó Việt Nam có gần 5 triệu người tàn tật Nguyên nhân tàn tật chủ yếu là do dị tật bẩm sinh chiếm 34,15% [4]

Dị tật bẩm sinh là một trong những bất thường hay gặp ở thai nhi và trẻ sơ sinh, là một trong những nguyên nhân chính gây nên tử vong và bệnh tật của trẻ trong những năm đầu của cuộc sống Các dị tật bẩm sinh tuỳ theo mức độ nặng nhẹ

sẽ ảnh hưởng đến khả năng sống, khả năng sinh hoạt bình thường, tuổi thọ và sự hoà nhập cộng đồng của trẻ bị dị tật

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, tần suất dị tật bẩm sinh chiếm 3 - 4% tổng số trẻ được sinh ra bao gồm cả trẻ sống và chết lúc sinh Theo kết quả một nghiên cứu của Bệnh viện Từ Dũ năm 2002, ở Việt Nam có 3% thai nhi bị dị tật bẩm sinh Theo báo cáo năm 2010 của Bệnh viện Từ Dũ, thành phố Hồ Chí Minh, trong 5.652 trường hợp sàng lọc trước sinh phát hiện 728 trường hợp thai nhi có bất thường, chiếm 13% Theo thống kê năm 2000 - 2001, số trẻ bị các dị tật bẩm sinh vào Viện Nhi quốc gia chiếm 12,4% số trẻ nhập viện và chiếm 10,5% số trẻ bị chết [4] Những đứa trẻ sinh ra không có não, thoát vị não, não úng thuỷ, bại não,

dị tật cơ xương chết ngay khi chào đời không phải hiếm, còn những đứa trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch, dị tật tứ chi, dị tật bộ phận sinh dục dù sống được nhưng nỗi khổ vẫn đeo đẳng bản thân đứa trẻ, gia đình và xã hội suốt đời

Thời điểm khám sàng lọc trước sinh để phát hiện bất thường, tốt nhất nên siêu

âm 3 lần vào các thời điểm 11- 13 tuần 6 ngày, 18 – 23 tuần và tuần thứ 32 của thai

kỳ Trong trường hợp chưa thăm khám lần nào trong 3 tháng đầu thì tham gia

Trang 3

khám sàng lọc lần đầu vào bất kỳ tuổi thai nào [8], [11] Tùy thời điểm thăm khám

sẽ có chỉ định xét nghiệm sinh hóa máu mẹ kết hợp (double test: free beta hCG và PAPP-A hay triple test: AFP, hCG hoặc free beta hCG, uE3) Những trường hợp nguy cơ cao, sẽ khuyến cáo chọc hút dịch ối vào quý II thai kỳ nhằm xét nghiệm xác định

Một số tác giả trong và ngoài nước đã có những nghiên cứu sàng lọc trước sinh

để kiểm soát và phát hiện, điều trị kịp thời nhằm giảm thiểu tỷ lệ trẻ em sinh ra bị

dị tật bẩm sinh, dị dạng hay mắc các bệnh di truyền bẩm sinh, góp phần nâng cao chất lượng dân số

Các kỹ thuật sàng lọc trước sinh được đánh giá an toàn và hiệu quả trong việc phát hiện sớm những bất thường thai nhằm tư vấn và có hướng xử trí kịp thời Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, các nghiên cứu về tình hình dị tật trước sinh vẫn

còn hạn chế Vì vậy, chúng tôi tiến hành "Nghiên cứu tình hình sàng lọc dị tật trước sinh ở các bà mẹ mang thai đến khám và chăm sóc thai tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 – 2015", nhằm mục tiêu:

1 Khảo sát các yếu tố liên quan ở các bà mẹ mang thai sử dụng kỹ thuật sàng lọc

trước sinh

2 Nghiên cứu kết quả sàng lọc dị tật trước sinh của các bà mẹ mang thai đến

khám và chăm sóc thai tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản

Trang 4

Các lá thai này tạo ra bào thai (phôi thai) và sau tuần lễ thứ 8 sau thụ tinh phôi thai chuyển sang giai đoạn thai nhi

Ở một phôi thai mới thành lập sẽ biệt hoá thành ba vùng:

– Vùng trước là đầu

– Vùng giữa nhô về phía bụng, lưng có rãnh thần kinh

– Vùng sau là phần đuôi

Vùng trước và sau dần dần phình ra tạo thành chi trên và chi dưới Cuối thời

kỳ phôi thai, phần đầu phôi to một cách không cân đối đã có những phác hình của mũi, miệng, tai ngoài Tứ chi có những chồi ngón Những bộ phận chính của cơ thể (tuần hoàn, tiêu hoá) đa số thành lập ở thời kỳ phôi Bài thai cong hình lưng tôm,

về phía bụng của bài thai phát sinh ra nang rốn, trong có chứa các chất bổ dưỡng

Trang 5

Từ các cung động mạch của thai, các mạch máu được phát ra đi vào nang rốn, lấy các chất bổ dưỡng về nuôi thai Đó là hệ tuần hoàn thứ nhất hay hệ tuần hoàn nang rốn Về sau ở phía đuôi và bụng của bào thai lại hình thành ra một túi khác gọi là nang niệu Trong nang này có phần cuối của động mạch chủ Trong thời kỳ sắp xếp

tổ chức, hệ tuần hoàn nang niệu mới bắt đầu hoạt động [6]

1.1.1.2 Phát triển của phần phụ

– Nội sản mạc: về phía lưng bào thai một số tế bào của lá thai ngoài tan đi làm thành một buồng gọi là buồng ối trong chứa nước ối Thành của màng ối là một màng mỏng gọi là nội sản mạc

– Trung sản mạc: các tế bào mầm nhỏ phát triển thành trung sản mạc Trung sản mạc có hai lớp

+ Lớp ngoài là hội bào

+ Lớp trong là các tế bào Langhans

Trung sản mạc làm thành các chân giả bao vây quanh trứng, thời kỳ này gọi là thời kỳ trung sản mạc rậm hay thời kỳ rau toàn diện

– Ngoại sản mạc: trong khi trứng làm tổ, niêm mạc tử cung phát triển thành ngoại sản mạc Người ta phân biệt ba phần:

+ Ngoại sản mạc tử cung là phần chỉ liên quan đến tử cung

+ Ngoại sản mạc trứng là phần chỉ liên quan đến trứng

+ Ngoại sản mạc tử cung – rau là phần ngoại sản mạc xen giữa lớp cơ tử cung

và trứng [6]

1.1.2 Thời kỳ hoàn chỉnh tổ chức

1.1.2.1 Sự phát triển của thai

Trong thời kỳ này bào thai gọi là thai nhi, có đầy đủ các bộ phận

Bộ phận sinh dục ngoài giúp nhận rõ giới tính, chỉ nhận ra rõ rệt ở tháng thứ

tư (tuần lễ thứ 16)

– Chức năng vận động từ sau tuần lễ thứ 16, người mẹ cảm thấy thai máy

Trang 6

– Cuối tháng thứ 6, da thai còn nhăn được bao bọc bởi chất gây

– Vào tháng thứ 7, lớp mỡ dưới da bớt nhăn, ngón tay và ngón chân có móng – Tuần lễ thứ 36 có điểm cốt hoá ở xương đùi Đầu có tóc, vành tai ngoài mềm thường bị gấp nhăn lại vì thiếu sụn

– Tuần thứ 38 có điểm cốt hoá ở đầu trên xương chày Thai đủ tháng có da mịn trơn, được bao phủ bằng chất gây, có lông măng, móng tay dài hơn móng chân, vành tai cứng hơn vì đầy đủ sụn

Trong thời kỳ này thai sống bằng hệ tuần hoàn thứ hai hay hệ tuần hoàn nang niệu Nang niệu lôi kéo dần các mạch máu của nang rốn sang trong khi đó nang rốn dần dần teo đi Cuối cùng hệ tuần hoàn nang niệu hoàn toàn thay thế cho nang rốn, rồi dần dần nang niệu cũng teo đi chỉ còn lại các mạch máu, đó là động mạch rốn và tĩnh mạch rốn [6]

+ Gai rau bám: bám vào nóc hay vách hồ huyết, giữ cho bánh rau bám vào niêm mạc tử cung

Trang 7

– Ngoại sản mạc:

Ngoại sản mạc trứng teo mỏng dần Ngoại sản mạc tử cung cũng teo mỏng dần và gần đến đủ tháng thì hai màng này hợp lại làm một và chỉ còn lơ thơ từng đám Ngoại sản mạc tử cung – rau tiếp tục phát triển và có thể tạo thành các hồ huyết Trong hồ huyết có máu người mẹ từ các nhánh động mạch tử cung chảy đến Sau khi trao đổi dinh dưỡng, máu theo tĩnh mạch tử cung về tuần hoàn mẹ [6]

1.2 Các dị tật bẩm sinh thường gặp ở thai nhi

Hở hàm ếch, dị tật tim bẩm sinh hoặc những bất thường về chân, tay là những dấu hiệu có thể gặp ngay sau khi trẻ chào đời Một số dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ, như sau:

1.2.1 Dị tật tim bẩm sinh

Loại dị tật này xuất hiện với khá nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm những bất thường về gen hoặc sự cố trong quá trình phát triển của trẻ Một số trường hợp dị tật tim nhẹ thường không có triệu chứng rõ nét Nếu mắc dị tật tim nặng mà không được điều trị sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ thậm chí tử vong sớm [1], 13], [14]

1.2.2 Khoèo chân

Khoèo chân là dấu hiệu dị tật mà tần suất gặp ở trẻ trai nhiều gấp hai lần các trẻ gái, bao gồm nhiều hình thức dị dạng ở chân và mắt cá chân Nguyên nhân chính xác gây nên chứng khoèo chân ở trẻ cho đến nay vẫn chưa rõ Tuy nhiên, nó

có thể là kết quả của di truyền kết hợp với các yếu tố phát triển không bình thường của trẻ Khoèo chân có thể nhẹ (hoặc nặng) và ảnh hưởng đến một (hoặc cả hai) chân của trẻ Khoèo chân nhẹ thường không gây đau và cũng không gây gián đoạn khi trẻ tập đứng [1]

Hiện nay, can thiệp phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng trong điều trị khoèo chân cho trẻ ở giai đoạn sớm

1.2.3 Sứt môi và/ hoặc hở hàm ếch

Trang 8

Nguyên nhân chính xác gây nên dị tật này vẫn chưa được xác định Tuy nhiên, nó có thể là kết quả của gen kết hợp với các yếu tố dị thường khác trong quá trình phát triển bào thai, khiến cho vòm miệng hoặc môi trên bị "đứt", không liền lại được Dấu hiệu nhẹ là môi trên của trẻ có vết khía như hình chữ V; dấu hiệu nặng là cả môi trên, mũi hoặc hàm ếch của trẻ đều bị tổn thương Trẻ bị hở hàm ếch thường bị cản trở phát triển ngôn ngữ và khó khăn trong việc ăn uống; bởi vì trẻ sẽ gặp rắc rối khi muốn nuốt thức ăn, trẻ thường phải ăn sữa đứng với một chiếc bình sữa đặc biệt Tùy vào từng cấp độ của dị tật, người mẹ có thể phải vắt sữa ra bình để trẻ ăn cho đến khi trẻ được điều trị khỏi hẳn

Điều trị: một cuộc phẫu thuật dành riêng cho trẻ bị chẻ môi có thể được tiến hành ngay khi trẻ được khoảng 3 tháng tuổi Phẫu thuật sẽ chỉnh lại phần môi bị chẻ, tách biệt phần môi và mũi sẽ được tiến hành muộn hơn, khi trẻ được khoảng 6

- 12 tháng tuổi, thời kỳ trẻ đã có bộ mặt tương đối hoàn chỉnh [1], [11]

1.2.4 Thiếu chi hoặc chân tay dị dạng

Một vài chuyên gia cho rằng, đây có thể là kết quả của việc mẹ bị nhiễm hóa chất hoặc virus trong thời kỳ thai nghén [1]

1.2.5 Hội chứng Down

Trẻ chào đời với những đặc điểm thể chất khá đặc biệt, bao gồm: mắt hơi nghiêng, tai nhỏ và bị cuộn lại ở đầu tai; miệng nhỏ với chiếc lưỡi lớn; mũi nhỏ; cổ ngắn; tay nhỏ và móng tay ngắn

Khoảng 50% trẻ mắc hội chứng Down kém phát triển thị giác và thính giác Các chứng bệnh nhiễm trùng tai, tim bẩm sinh cũng khá phổ biến với các trẻ mắc phải dị tật này Trẻ cũng không thể phát triển thế chất bình thường như các trẻ khác, bao gồm việc trẻ khó khăn khi tập đi, nói chuyện hoặc ngồi bô, một số trẻ có thể học được những kỹ năng này nhưng thường là chậm [11], [16], [20]

Trang 9

Hình 1.1: Hình ảnh trẻ bị dị tật

1.3 Ảnh hưởng của các dị tật bẩm sinh

Dị tật bẩm sinh (DTBS) là một trong những bất thường hay gặp ở thai nhi và trẻ sơ sinh, là một trong những nguyên nhân chính gây nên tử vong và bệnh tật của trẻ trong những năm đầu của cuộc sống Các DTBS tuỳ theo mức độ nặng nhẹ sẽ ảnh hưởng đến khả năng sống, khả năng sinh hoạt bình thường, tuổi thọ và sự hoà nhập cộng đồng của trẻ bị dị tật Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, tần suất DTBS chiếm 3- 4% tổng số trẻ được sinh ra bao gồm cả trẻ sống và chết lúc sinh Theo kết quả một nghiên cứu của Bệnh viện Từ Dũ năm 2002, ở Việt Nam có 3% thai nhi bị dị tật bẩm sinh [4]

DTBS ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái tâm thần của trẻ ở ngay những năm đầu tiên của cuộc sống Vì vậy, nếu biết trước được các dị tật thì các bác sĩ có thể hoạch định sớm được kế hoạch can thiệp và điều trị, qua đó giảm được đáng kể tỷ

lệ tử vong do chẩn đoán và điều trị muộn Không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở những nước phát triển, việc phát hiện và điều trị sớm các bệnh di truyền luôn cần được đặt ra như một chiến lược quan trọng để duy trì và phát triển các thế hệ kế tục mạnh khoẻ và thông minh Vì vậy, cần thiết phải tổ chức triển khai việc chẩn đoán trước sinh đồng bộ, từ thăm khám lâm sàng, siêu âm, xét nghiệm sinh hoá, di truyền tế bào và di truyền phân tử để phát hiện các bất thường thai nhi, thực hiện

Trang 10

các tham vấn di truyền kịp thời, góp phần làm giảm thiểu tỷ lệ bệnh di truyền và DTBS

Trong 9 mục tiêu hành động của Chiến lược dân số Việt Nam 2011- 2020 công tác sàng lọc trước và sau sinh rất được quan tâm và đã được cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu cụ thể: tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 15% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020, tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc đạt 30% vào năm

2015 và 80% vào năm 2020

1.4 Các kỹ thuật sàng lọc phát hiện dị tật bẩm sinh

Sàng lọc trước sinh là biện pháp hiện đại trong y học dự phòng, có ý nghĩa kinh tế xã hội to lớn góp phần nâng cao chất lượng dân số, cải tạo giống nòi

Sàng lọc trước sinh là chương trình sử dụng những kỹ thuật thăm dò và xét nghiệm cho các thai phụ nhằm xác định các dị tật bẩm sinh của thai nhi giúp điều trị sớm hoặc chấm dứt thai kỳ đối với những thai nhi có bệnh lý di truyền hoặc dị tật bẩm sinh không khắc phục được; trong đó đặc biệt quan tâm phát hiện các dị tật ống thần kinh, hội chứng Down, hội chứng Edward là những dị tật có hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ

Thời điểm khám sàng lọc trước sinh, tốt nhất nên siêu âm 3 lần vào các tuần

11 tuần – 13 tuần 6 ngày, 18 – 23 tuần và tuần 32 của thai kỳ Trong trường hợp chưa thăm khám lần nào trong 3 tháng đầu thì tham gia khám sàng lọc lần đầu vào bất kỳ tuổi thai nào Ngoài ra, chúng ta cần lưu ý thời điểm thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh nhằm mang lại hiệu quả sàng lọc tốt nhất

Theo quyết định 573/QĐ-BYT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ

Y tế về việc ban hành quy trình sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, các kỹ thuật sàng lọc trước sinh sẽ được tư vấn thực hiện tùy thuộc vào các giai đoạn của thai [3] Cụ thể:

1.4.1 Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh trong 3 tháng đầu thai kỳ

- Siêu âm hình thái thai nhi:

Trang 11

+ Đo độ mờ da gáy vào tuổi thai từ 11 tuần đến 14 tuần để phát hiện nguy cơ mắc hội chứng Down và một số bệnh lý khác;

+ Phát hiện các dấu hiệu bất thường khác như: thai vô sọ, khe hở thành bụng, xương mũi…

- Xét nghiệm máu mẹ:

+ Xét nghiệm 2 chất (Double test): gồm PAPP-A (Pregnancy Associated Plasma Protein A): nồng độ PAPP-A giảm trong 3 tháng đầu thai kỳ có liên quan tới Hội chứng Down và một số bất thường nhiễm sắc thể khác của thai nhi; Beta hCG tự do (free beta human Chorionic Gonadotropin): nồng độ Beta hCG tự do tăng cao trong 3 tháng đầu thai kỳ có liên quan tới Hội chứng Down và một số bất thường nhiễm sắc thể khác của thai nhi

+ Xét nghiệm máu thường quy (hồng cầu, huyết sắc tố, Hematocrite,…), viêm gan B, Rubella, Topxoplasma, HIV…

- Sinh thiết gai rau để chẩn đoán xác định các trường hợp: nghi ngờ các bất thường qua siêu âm hoặc xét nghiệm máu mẹ; tiền sử thai phụ có con bị dị tật bẩm sinh hoặc bất thường nhiễm sắc thể; tiền sử gia đình có người bị chậm phát triển hoặc dị tật bẩm sinh; cha hoặc mẹ thai nhi đã được chẩn đoán là người mang bất thường cấu trúc của nhiễm sắc thể…

Trong trường hợp thai nhi bình thường, cần tư vấn, giải thích động viên cho thai phụ tiếp tục khám, theo dõi thai nghén định kỳ; trong trường hợp thai nhi có bất thường, cần phải tư vấn cho thai phụ và gia đình về nguy cơ và lựa chọn phương pháp can thiệp phù hợp, bao gồm cả việc đình chỉ thai nghén khi có chỉ định

Quy định về đình chỉ thai nghén, khi có:

- Bất thường lớn về hình thái, cấu trúc thai nhi;

- Bất thường nhiễm sắc thể;

- Thai nhi có bệnh di truyền phân tử do đột biến gen mà không có phương pháp điều trị đặc hiệu

Trang 12

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh trong 3 tháng đầu thai kỳ

phối hợp siêu âm và xét nghiệm double test

Trang 13

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh trong 3 tháng đầu thai kỳ kết

hợp siêu âm, xét nghiệm double test và sinh thiết gai nhau

1.4.2 Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh trong 3 tháng giữa thai kỳ

- Siêu âm hình thái và cấu trúc của các cơ quan của thai nhi, phát hiện:

+ Các bất thường của hệ thần kinh như vô sọ, thoát vị màng não, não úng thủy, sọ nhỏ, thoát vị màng não tủy, tật nứt đốt sống …;

Trang 14

+ Các bất thường của hệ tim mạch như dị tật van tim, bất thường mạch máu lớn, phì đại tâm thất, thiểu sản tâm thất…;

+ Các bất thường ở lồng ngực như teo thực quản, thoát vị cơ hoành, tràn dịch màng phổi, nang kén trong lồng ngực…;

+ Các dị tật của dạ dày - ruột như teo ruột, khe hở thành bụng, thoát vị rốn …; + Các dị tật của hệ sinh dục - tiết niệu như thận ứ nước, thận đa nang, thiểu sản thận, van niệu đạo…;

+ Các dị tật của hệ cơ xương như loạn sản xương, gẫy xương, ngắn chi …;

- Xét nghiệm máu mẹ:

+ Xét nghiệm 3 chất (Triple test): gồm AFP (Alpha Fetoprotein): nồng độ AFP tăng trong máu mẹ liên quan đến nhiều dị tật của thai nhi, đặc biệt là khuyết tật của ống thần kinh; nồng độ của AFP giảm trong 3 tháng giữa thai kỳ thường gặp trong trường hợp thai nhi mắc hội chứng Down hCG (Human Chorionic Gonadotropin): tăng trong hội chứng Down; uE3 (unconjugated Estriol): giảm thấp trong các trường hợp bệnh lý về nhiễm sắc thể như hội chứng Down và một số bất thường nhiễm sắc thể khác

+ Xét nghiệm máu thường quy, HIV, viêm gan B…

- Xét nghiệm nước ối để chẩn đoán xác định các trường hợp: nghi ngờ các bệnh lý qua siêu âm, hoặc xét nghiệm máu mẹ; tiền sử thai phụ có con bị dị tật bẩm sinh hoặc bất thường nhiễm sắc thể; tiền sử gia đình có người bị chậm phát triển hoặc dị tật bẩm sinh; cha hoặc mẹ thai nhi đã được chẩn đoán là người có những bất thường về cấu trúc nhiễm sắc thể…

Tư vấn giúp thai phụ và gia đình hiểu biết được thực trạng của tình trạng thai nghén Trong trường hợp thai nhi bình thường, cần tư vấn giải thích động viên cho thai phụ tiếp tục khám, theo dõi thai nghén định kỳ; trong trường hợp có bất thường cần phải tư vấn cho thai phụ và gia đình lựa chọn phương pháp can thiệp phù hợp, bao gồm cả việc đình chỉ thai nghén khi có chỉ định

Trang 15

Quy định về đình chỉ thai nghén, khi có:

- Bất thường lớn về hình thái, cấu trúc thai nhi;

và sơ sinh xem xét, quyết định

Trang 16

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh trong 3 tháng giữa thai kỳ kết

hợp siêu âm và xét nghiệm sinh hóa máu mẹ

Trang 17

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hiệu chỉnh nguy cơ trong 3 tháng giữa thai kỳ kết hợp siêu

âm, xét nghiệm sinh hóa máu mẹ và nhiễm sắc thể

1.4.3 Trong 3 tháng cuối thai kỳ

Không có chỉ định sàng lọc, chẩn đoán trước sinh trong 3 tháng cuối thai kỳ Tuy nhiên, khuyến cáo các sản phụ cần siêu âm thai sản trong thời kỳ này để đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi và tiên lượng cho cuộc đẻ

Trang 18

Theo kế hoạch, đến năm 2020 ngoài 3 Trung tâm sàng lọc trước sinh và sơ sinh, gồm: Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Từ Dũ Tp Hồ Chí Minh và Trường Đại học Y Dược Huế, cả nước sẽ có thêm 10 trung tâm liên tỉnh khác phục

vụ công tác sàng lọc trước sinh và sơ sinh

1.5 Tình hình nghiên cứu trong nước và các nước trên thế giới

Dị tật bẩm sinh là vấn đề toàn cầu nhưng với các nước có mức thu nhập trung bình và thấp, vấn đề trở nên đặc biệt nghiêm trọng Theo Báo cáo năm 2006 của tổ chức “March of Dimes”, tỷ lệ lưu hành khuyết tật bẩm sinh cao thường được phát hiện tại các nước nghèo, trong khi tỷ lệ lưu hành thấp thường gặp tại các nước giàu Cũng theo báo cáo này, tỷ lệ lưu hành khuyết tật bẩm sinh tại Việt Nam là 55/1000 trẻ đẻ sống, thuộc mức trung bình Ước tính, mỗi năm nước ta có khoảng

87 000 trẻ sinh ra với khuyết tật bẩm sinh

Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước về các dị tật bẩm sinh ở thai nhi Cụ thể

Vào năm 1996, Stumpflen & cs là người đầu tiên nghiên cứu về vai trò của siêu âm tim thai chi tiết trong tầm soát bệnh tim bẩm sinh (BTBS) Sau đó các nghiên cứu khác cho thấy nếu sử dụng kĩ thuật này, tần suất phát hiện BTBS ở trung tâm chuyên khoa khoảng 90% [13] Tổ chức The Fetal Medicine Foundation (FMF), trong hơn 18 năm qua, với sự tham gia một nhóm chuyên gia quốc tế đã hỗ trợ nghiên cứu và đào tạo trong chẩn đoán tiền sản nhằm chẩn đoán sớm các bất thường của thai nhi, tầm soát dị tật nhiễm sắc thể…[17], [18],[19]

Năm 2003, tác giả Nguyễn Đức Vy đã tiến hành nghiên cứu mô hình dị tật bẩm sinh và giá trị chẩn đoán sớm thai dị dạng bằng siêu âm tại Bệnh viện Phụ sản trung ương trong 3 năm 2001 – 2003 cho thấy tỷ lệ phát hiện DTBS ở thai lớn giảm trong khi tỷ lệ phát hiện ở thai nhỏ ngày càng tăng lên do hiệu quả của ứng dụng siêu âm trong công tác chăm sóc sản khoa thiết yếu [15]

Trang 19

Năm 2013, tác giả Lê Nguyên Ngọc đã tiến hành nghiên cứu nhằm phát hiện sớm dị dạng hình thái thai nhi bằng siêu âm 3D-4D (3 chiều-4 chiều) tại Bệnh viện Giao thông vận tải 4 [10]

Dị tật bẩm sinh tim là một trong những dị tật ảnh hưởng đến chất lượng sống của trẻ sau sinh, tuy nhiên thông qua công tác sàng lọc trước sinh, chúng ta có thể phát hiện và tiên lượng sớm ngay trong bào thai Để làm rõ vấn đề này, tác giả Lê Kim Tuyến đã tiến hành những nghiên cứu liên quan đến siêu âm tim thai trong chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh [13], [14]

Hiện nay, rất nhiều nghiên cứu về DTBS trong và ngoài nước đang được tiến hành nhằm giúp công tác chăm sóc sản khoa ngày càng hữu hiệu, chất lượng

Trang 20

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu:

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Phụ nữ có thai theo dõi và chăm sóc thai tại Trung tâm Chăm sóc SKSS Tỉnh có dự sinh trước tháng 30/8/2015

- Đồng ý tham gia nghiên cứu

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ:

- Mẹ có bệnh lý ngoại khoa, phụ khoa

2.1.3 Cỡ mẫu:

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu [9]

n = (1-P)P/d 2

= 1,96 (kết quả sẽ mong muốn với độ tin cậy 95%)

p = 0,13 (theo báo cáo Bệnh viện Từ Dũ, thành phố Hồ Chí Minh năm 2010) [4] d: sai số ước tính trong nghiên cứu = 0,05

Chúng tôi chọn n = 250 trường hợp

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Cách chọn bệnh:

Các bà mẹ mang thai đến khám và theo dõi thai kỳ theo tiêu chuẩn nghiên cứu

sẽ được thu nhận vào nghiên cứu này

2.2.2 Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang

Trang 21

2.2.3 Phương tiện nghiên cứu:

- Sử dụng máy siêu âm Ultrasonix do Canada sản xuất

- Đầu dò covex tần số 2 - 5 Mhz Thực hiện khám , siêu âm tại Trung tâm

- Xét nghiệm sinh hóa máu mẹ và chọc ối (nếu cần): tại Trung tâm sàng lọc trước sinh, Đại học Y Dược Huế

Hình 2.1: Máy siêu âm Ultrasonix tại Trung tâm Chăm sóc SKSS Huế

- Bảng tính tuổi thai theo kỳ kinh cuối

- Phiếu nghiên cứu được lập sẵn với những thông tin cần thiết

- Phần mềm tính nguy cơ quý I của FMF

- Các bảng hiệu chỉnh chỉ số nguy cơ của FMF

2.3 Các bước tiến hành:

2.3.1 Tiếp nhân bệnh nhân và ghi nhận phần hành chính:

- Phần hành chính: Tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, trình độ học vấn

- Hỏi tiền sử sản khoa:

Số lần mang thai

Số lần đẻ

Trang 22

Số lần sẩy thai

Số lần phá thai: nội khoa/ ngoại khoa

- Khám toàn thân và ghi nhận vào phiếu điều tra: tổng trạng chung, tình trạng tinh thần, da niêm mạc, mạch, nhiệt độ, huyết áp, đếm nhịp thở

- Khám thai, siêu âm, xét nghiệm

2.3.2 Chọn bệnh nhân:

Bệnh nhân được lựa chọn đúng tiêu chuẩn nghiên cứu và ghi nhận kết quả theo phiếu điều tra:

- Tham gia sàng lọc suốt thai kỳ: có/ không

- Tuổi thai khi tham gia sàng lọc: 11-13 tuần 6 ngày, 18 – 23 tuần, 32 tuần hay bất kỳ thời điểm nào nếu chưa sàng lọc

- Ghi nhận tiền sử: Gia đình có người bị hội chứng Down/ dị tật bẩm sinh

Sinh con bị dị tật bẩm sinh/ chết lưu/ chết sau sinh

Mẹ bị bệnh chuyển hóa, bệnh hệ thống, cao huyết áp

- Ghi nhận kết quả sàng lọc quý I

Số lượng thai: đơn thai hay đa thai

Tình trạng thai: thai sống hay thai lưu

Siêu âm đo NT và khảo sát xương chính mũi, hiệu chỉnh theo phần mềm FMF Huyết đồ ngoại vi

Sinh hóa máu mẹ (Double test: free beta hCG và PAPP-A/ Triple test: AFP, hCG hoặc free beta hCG, uE3) kết hợp

Hiệu chỉnh nguy cơ theo phần mềm FMF

Ngày đăng: 29/02/2016, 10:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bệnh viện Hùng Vương (2007), “Siêu âm sản khoa thực hành”, Nhà xuất bản Y học thành phố hồ chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Siêu âm sản khoa thực hành
Tác giả: Bệnh viện Hùng Vương
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học thành phố hồ chí Minh
Năm: 2007
2. Trần Thị Ngọc Bích và cộng sự (2012), “Nghiên cứu tình hình dị tật bẩm sinh tị khoa sơ sinh bệnh viện Phụ sản Trung ương”, Y học thực hành, Bộ Y tế, số 3(814), tr.130-133 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tình hình dị tật bẩm sinh tị khoa sơ sinh bệnh viện Phụ sản Trung ương
Tác giả: Trần Thị Ngọc Bích và cộng sự
Năm: 2012
3. Bộ Y tế (2010), “Quyết định số 573/QĐ-BYT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy trình sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 573/QĐ-BYT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy trình sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2010
4. Bùi Kim Chi (2014), “Tạp chí dân số và phát triển”, Dị tật bẩm sinh – Một vấn đề của chất lượng dân số, Tổng cục dân số và KHHGĐ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí dân số và phát triển
Tác giả: Bùi Kim Chi
Năm: 2014
5. Đỗ Thị Ngọc Diệp (2011), “Thiếu máu và thiếu vi chất ở phụ nữ mang thai”, Trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiếu máu và thiếu vi chất ở phụ nữ mang thai
Tác giả: Đỗ Thị Ngọc Diệp
Năm: 2011
6. Đại học Y Hà Nội, 2004, “Sự thụ tinh, làm tổ và phát triển của trứng”, Bài giảng sản phụ khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự thụ tinh, làm tổ và phát triển của trứng
7. Lê Văn Hải (2009), “Nghiên cứu đặc điểm người khuyết tật và một số yếu tố liên quan đến dị tật bẩm sinh ở Hà Tây cũ”, luận văn thạc sỹ khoa học, Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm người khuyết tật và một số yếu tố liên quan đến dị tật bẩm sinh ở Hà Tây cũ
Tác giả: Lê Văn Hải
Năm: 2009
8. Lăng Thị Hữu Hiệp (2010), “Chương trình chẩn đoán phát hiện dị tật bẩm sinh tại bệnh viện Phụ sản Từ Dũ”, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình chẩn đoán phát hiện dị tật bẩm sinh tại bệnh viện Phụ sản Từ Dũ
Tác giả: Lăng Thị Hữu Hiệp
Năm: 2010
9. Phạm Văn Lình (2008), "Nghiên cứu trên mẫu", Phương pháp nghiên cứu khoa học sức khoẻ, Nhà xuất bản Đại Học Huế, tr. 94 – 95 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu trên mẫu
Tác giả: Phạm Văn Lình
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại Học Huế
Năm: 2008
10. Lê Nguyên Ngọc và cộng sự (2013), “Phát hiện sớm dị dạng hình thái thai nhi bằng siêu âm 3D-4D (3 chiều-4 chiều) tại Bệnh viện Giao thông vận tải 4”, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát hiện sớm dị dạng hình thái thai nhi bằng siêu âm 3D-4D (3 chiều-4 chiều) tại Bệnh viện Giao thông vận tải 4
Tác giả: Lê Nguyên Ngọc và cộng sự
Năm: 2013
11. Nguyễn Viết Nhân (2010), “Tài liệu hướng dẫn sàng lọc trước sinh”, Đại học Y Dược Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn sàng lọc trước sinh
Tác giả: Nguyễn Viết Nhân
Năm: 2010
12. Vũ Công Thành và cộng sự (2014), “Nghiên cứu đánh giá giá trị của xét nghiệm sàng lọc trước sinh (Triple test) tại Bệnh viện đa khoa Medlatec”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đánh giá giá trị của xét nghiệm sàng lọc trước sinh (Triple test) tại Bệnh viện đa khoa Medlatec
Tác giả: Vũ Công Thành và cộng sự
Năm: 2014
13. Lê Kim Tuyến (2010), “Khảo sát tần suất bệnh tim bẩm sinh thai nhi”, Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát tần suất bệnh tim bẩm sinh thai nhi
Tác giả: Lê Kim Tuyến
Năm: 2010
14. Lê Kim Tuyến và cộng sự (2011), “Nghiên cứu mối liên hệ giữa khoảng mờ sau gáy và bệnh tim bẩm sinh thai nhi”, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu mối liên hệ giữa khoảng mờ sau gáy và bệnh tim bẩm sinh thai nhi
Tác giả: Lê Kim Tuyến và cộng sự
Năm: 2011
15. Nguyễn Đức Vy (2003), “Mô hình dị tật bẩm sinh và giá trị chẩn đoán sớm thai bị dị dạng bằng siêu âm tại bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 3 năm 2001- 2003”, Bệnh viện Phụ sản Trung ương.TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình dị tật bẩm sinh và giá trị chẩn đoán sớm thai bị dị dạng bằng siêu âm tại bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 3 năm 2001-2003
Tác giả: Nguyễn Đức Vy
Năm: 2003
16. Bahado-Singh RO, Oz AU, Kovanci E, Deren O, Copel J, Baumgarten A, Mahoney J (1998), “New Down syndrome screening algorithm:ultrasonographic biometry and multiple serum markers combined with maternal age”, Am J Obstet Gynecol 179 (6 Pt 1) 1627-31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: New Down syndrome screening algorithm: ultrasonographic biometry and multiple serum markers combined with maternal age
Tác giả: Bahado-Singh RO, Oz AU, Kovanci E, Deren O, Copel J, Baumgarten A, Mahoney J
Năm: 1998
17. The Fetal Medicine Foundation (2015), “The 11-13 weeks scans”, London, United Kingdom Sách, tạp chí
Tiêu đề: The 11-13 weeks scans
Tác giả: The Fetal Medicine Foundation
Năm: 2015
18. The Fetal Medicine Foundation (2015), “The 18-23 weeks scans”, London, United Kingdom Sách, tạp chí
Tiêu đề: The 18-23 weeks scans
Tác giả: The Fetal Medicine Foundation
Năm: 2015
19. The Fetal Medicine Foundation (2015), “The fetal echocardiography”, London, United Kingdom Sách, tạp chí
Tiêu đề: The fetal echocardiography
Tác giả: The Fetal Medicine Foundation
Năm: 2015
20. Wald, JN, Anne K, Allan H, Ali M. Antenatal screening for Down’s syndrome. Journal of Medical screening 1997; 4: 181-246 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Medical screening

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w