1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát thái độ, kiến thức và thực hành về tình dục an toàn ở nữ vị thành niên thanh niên đến khám và điều trị tại trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2014

24 2,3K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 108,05 KB

Nội dung

Theo Tổ chức Y tế ThếGiớiWHO, sức khỏe sinh sản SKSS là trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tinhthần và hòa hợp xã hội về tất cả các phương diện liên quan đến hệ thống sinh sảntrong suốt c

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, đời sống con người ngày càng đượcnâng cao, vấn đề sức khỏe ngày càng được mọi người quan tâm chú ý, đặc biệt làvấn đề về sức khỏe sinh sản/ sức khỏe tình dục Theo Tổ chức Y tế ThếGiới(WHO), sức khỏe sinh sản (SKSS) là trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tinhthần và hòa hợp xã hội về tất cả các phương diện liên quan đến hệ thống sinh sảntrong suốt các giai đoạn của cuộc đời Chăm sóc SKSS là một tập hợp các phươngpháp, kỹ thuật và dịch vụ nhằm giúp cho con người có tình trạng SKSS khỏemạnh, thông qua việc phòng chống và giải quyết những vấn đề liên quan đến sứckhỏe sinh sản Điều này cũng liên quan đến sức khỏe tình dục(SKTD), với mụcđích nâng cao chất lượng cuộc sống và mối quan hệ giữa con người với con người

mà không dừng lại ở chăm sóc y tế và tư vấn một cách đơn thuần cho việc sinh sản

và những bệnh lây truyền qua đường tình dục, mà nó còn giúp cho con người cóđược trạng thái tinh thần thoải mái và hòa hợp với xã hội Như vậy chăm sócSKSS/SKTD không chỉ là giúp cho con người tránh khỏi được những căn bệnhthực thể mà còn có nghĩa là giúp cho họ thoát khỏi những bế tắc tinh thần và cóđược mối quan hệ lành mạnh, bao gồm cả những mối quan hệ trong gia đình vàngoài xã hội, trong đó có cả lứa tuổi vị thành niên/thanh niên

Tuổi Vị thành niên là những người nằm trong độ tuổi từ 10-19 tuổi và Thanhniên là những người nằm trong độ tuổi từ 20-24 tuổi Năm 2005 Việt Nam có84,15 triệu dân, thì số vị thành niên/thanh niên chiếm tới 31,5%(26,5 triệu người –Tổng Cục Thống Kê 2006) Và ước tính đến nay Việt Nam có tới 90 triệu dân thì

số VTN/TN chiếm khoảng hơn 28 triệu người( bao gồm cả nữ vị thành niên/thanhniên) Thực tế, thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay đang sống trong môi trường xã hộimới có nhiều cơ hội để phát triển, điều kiện công nghệ khoa học ngày càng đượcnâng cao, song cũng không ít mắc phải những nguy cơ và thách thức, trong đó cónguy cơ về SKSS/SKTD như lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền quađường tình dục do quan hệ tình dục sớm và không an toàn dẫn đến mang thai ngoài

Trang 2

ý muốn và nhiễm các bệnh này Điều đó cho thấy nhận thức về SKSS trong độ tuổinày vẫn còn rất nhiều thiếu sót.

Hằng năm trên thế giới có khoảng 20 triệu phụ nữ nạo phá thai trong đó cókhoảng 5 triệu người ở độ tuổi vị thành niên/ thanh niên Phụ nữ Việt Nam có tỷ lệnạo phá thai cao trên thế giới [1].Ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 16triệu nữ tuổi từ 13 đến 18 tuổi có thai,95% trong số này tập trung ở các quốc giakém phát triển và đang phát triển Văn hóa phẩm đồi trụy xâm nhập vào Việt Namnhưng giới trẻ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về giới tính, thêm vào đó tronggiai đoạn dậy thì, do sự phát triển của các nội tiết tố sinh dục nên vị thành niên/thanh niên có nhu cầu về tình dục tăng dẫn đến có thai ngoài ý muốn, phải đi nạophá thai làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe sinh sản, số người mắc bệnh lâytruyền qua đường tình dục, nhiễm HIV/AiSD càng ngày càng tăng [3] Những hậuquả trên sẽ ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng dân số ở nước ta (Chiến lượcDân số- Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020) Theo điều tra quốc gia về vịthành niên/thanh niên của Việt Nam cho thấy 7,6% trong độ tuổi này có quan hệtình dục trước hôn nhân Vì vậy chăm sóc sức khỏe sinh sản của VTN/TN đượcxác đinh như là một mục tiêu ưu tiên trong chiến lược chăm sóc SKSS của NhàNước Các nhu cầu về sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục của VTN/TN đã dầnđược xác định thông qua các nghiên cứu, đánh giá Tuy nhiên, mức độ đáp ứng cácnhu cầu về SKSS/SKTD vị thành niên và thanh niên của xã hội nói chung cònnhiều hạn chế, bởi VTN/TN một số là dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vì điềukiện gia đình và xã hội nên phải nghỉ học sớm Mặc khác, cơ sở hạ tầng kém pháttriển, trình độ nhận thức về vấn đề này còn nhiều thiếu hụt, nên khả năng tiếp cậnthông tin về sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục của các đối tượng này qua cácphương tiện thông tin đại chúng(tivi, báo, đài…) cũng như các cuộc họp tại cộngđồng còn tham gia rất ít Số lượng VTN/TN khi tiếp cận với các nhà chuyên mônnhư nhân viên y tế, các nhà tư vấn… rất thấp Do vậy tình trạng nạo phá thai cũngnhư nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục của VTN/TN hiện nay là vấn

đề đáng báo động, đặc biệt là nữ giới lứa tuổi vị thành niên/thanh niên

Trang 3

Ở Tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện nay lứa tuổi vị thành niên/thanh niên tập trung

ở đây ngày càng đông Bởi Huế là trung tâm văn hóa của cả nước, dân số trên1.100.000 người với cơ cấu dân số trẻ đặc biệt là dân số ở độ tuổi VTN/TN chiếmhơn 20% Địa bàn khá trong sạch về các vấn đề tệ nạn xã hội, các trường Đại học,Cao đẳng… mọc lên ngày càng nhiều nên các bậc phụ huynh ngoại tỉnh có xuhướng gửi con em đến Huế để học tập, số học sinh, sinh viên ngoại tỉnh khá đông.Đây là nhóm đối tượng sống xa gia đình, thiếu sự quan tâm, quản lý, nhắc nhở củacha mẹ nên rất dễ nảy sinh các vấn đề xã hội, trong đó có những vấn đề về tìnhdục, SKSS

Bên cạnh đó, điều kiện giao thông ở Thừa Thiên Huế hết sức thuận lợi, sựphát triển của nền kinh tế công nghiệp, thương mại và du lịch đã thu hút rất nhiềucông nhân lao động trong độ tuổi thanh niên (18-24 tuổi) Và đây chính là nơi tiềm

ẩn những nguy cơ lây lan nhanh của các bệnh lây truyền qua đường tình dục vàHIV/AIDS

Thực trạng của nữ vị thành niên thanh niên phá thai tại Trung tâm Chăm sócsức khỏe sinh sản Tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng tăng cao Trong những nămgần đây số lượng nạo phá thai do mang thai ngoài ý muốn và ở nữ VTN/TN tạiTrung tâm chăm sóc SKSS ngày càng tăng Năm 2011 có 2.406 ca nạo phá thai,trong đó số nữ VTN/TN chiếm khoảng 40%, năm 2012 có gần 2.977 ca nạo pháthai thì ở lứa tuổi VTN/TN là 471 ca và đặc biệt năm 2013 Trung Tâm có 3.556

ca, trong đó ở lứa tuổi VTN có 161 ca và lứa tuổi TN có 797 ca tăng hơn gấp đôi

so với cùng kỳ năm trước Bên cạnh đó, bệnh lây truyền qua đường tình dục vàHIV/AIDS cũng gia tăng đang là mối quan tâm, lo lắng của toàn xã hội Đại dịchHIV lan tràn khắp toàn cầu và tại Việt Nam Ở Việt Nam theo báo cáo của Bộ Y

Tế, tính đến 01/2008 có 155.748 người nhiễm HIV Trong đó số bệnh nhân AISD

là 41.357 người và đã có 17.476 người chết do AISD Số người mắc BLTQĐTDtheo báo cáo Viện Da liễu Quốc gia nhận được hàng năm trên 130.000 cas, riêng

2006 là 202.858cas Tuy nhiên theo ước tính của các chuyên gia hàng năm cókhoảng gần 1 triệu trường hợp mắc BLTQĐTD.Hậu quả có thai ngoài ý muốn vàcác bệnh LTQĐTD bắt nguồn từ các vấn đề sức khỏe sinh sản tình dục Nguyên

Trang 4

nhân gốc rễ của các vấn đề SKSS/TD rất phức tạp, bao gồm các yếu tố cá nhân, xãhội, y tế, kinh tế và văn hóa.

Nhiều năm qua, mặc dù công tác tuyên truyền giáo dục cho vị thànhniên/thanh niên về công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản đã được quan tâm và chútrọng Tuy nhiên trong xu thế xã hội ngày càng phát triển, tình trạng các thanhthiều niên có quan hệ tình dục sớm, quan hệ trước hôn nhân ngày càng tăng, dẫnđến tình trạng náo phá thai và nhiễm các bệnh LTQĐTD và HIV/AIDS của nữVTN/TN ngày cũng tăng nhanh làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các em.Điều này cho thấy sự nhận thức về SKSS của các em trong độ tuổi này vẫncòn nhiều thiếu sót SKSS của VTN/TN lúc này đang đứng trước nhiều mối đedọa Nếu không được hướng dẫn, chăm sóc một cách đúng đắn thì sẽ dẫn đến hainguy cơ lớn nhất ảnh hưởng đến SKSS của VTN/TN là tình trạng có thai sớm vàtình trạng nhiễm các bệnh LTQĐTD và HIV/AIDS

Nhằm góp phần ngăn chặn tình trạng này, việc nghiên cứu SKSS/TD hiệnnay có ý nghĩa rất quan trọng Kết quả khảo sát được là bằng chứng giúp choTrung tâm Chăm sóc SKSS lập kế hoạch về chăm sóc SKSS/TD tại Tỉnh Thừa

Thiên Huế Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “ Khảo sát thái độ, kiến thức và thực hành về tình dục an toàn ở nữ vị thành niên/thanh niên đến khám và điều trị tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2014” với

mục đích:

1 Khảo sát kiến thức, thái độ về tình dục an toàn phòng ngừa bệnh lây truyềnqua đường tình dục và các yếu tố liên quan ở nữ vị thành niên/thanh niên đếnkhám và điều tị tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Tỉnh Thừa Thiên Huế

2 Đánh giá kỹ năng thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản/sức khỏe tìnhdục ở nữ vị thành niên/thanh niên đến khám và điều trị tại Trung tâm

Đối tượng nghiên cứu:

Những nữ VTN/TN có nhu cầu chăm sóc SKSS/SKTD đến khám và điều trị tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Thừa Thiên Huế từ tháng 2 đến tháng 10/2014.

Trang 5

Thiết kế nghiên cứu:

Thực hiện theo phương pháp nghiên cứu tiến cứu và mô tả cắt ngang.

Kỹ thuật thu thập số liệu:

- Lập phiếu điều tra qua phỏng vấn khách hàng

- Tập huấn cho cán bộ điều tra

- Điều tra thử - Rút kinh nghiệm

- Thu thập mẫu nghiên cứu

- Tổng hợp và xử lý số liệu.

Xử lý số liệu:

Số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê y học.

Trang 6

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Qua khảo sát, cho biết được thái độ kiến thức và thực hành về tình dục antoàn, phòng ngừa bệnh LTQĐTD và tránh thai ngoài ý muốn

I/ Thông tin chung:

Biểu đồ 1: Phân bố độ tuổi.

ở lứa tuổi thanh niên(19-24t), tuy nhiên nhóm tuổi vị thành niên(10-19t) 40,5%(60đối tượng) chiếm một tỷ lệ đáng kể, điều đó chứng tỏ các nhóm tuổi đều có nhucầu chăm sóc SKSS/SKTD ở cơ sở dịch vụ chăm sóc SKSS là một địa chỉ cần thiết

và quan trọng cho các nhóm tuổi

Trang 7

Trình độ văn hóa ở nữ vị thành niên/thanh niên chiếm tỷ lệ cao nhất ở trình

độ THCN, CĐ, ĐH: nữ vị thành niên 65,5%, nữ thanh niên 44,3% Tiếp đến làTiểu học, Trung học chiếm 34,5% ở nữ vị thành niên và 38,9% ở nữ thanh niên

Và không có tỷ lệ mù chữ và sau Đại học ở nữ vị thành niên Tỷ lệ nữ thanh niên

mù chữ 9,5% và sau Đại học 7,2% Mặt bằng về văn hóa của nhóm đối tượngnghiên cứu tương đối cao

Biểu đồ 2: Phân bố theo nghề nghiệp.

%-TN

Nữ vị thành niên là học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ cao nhất 25,6%, tiếp đếnthành phần buôn bán chiếm 23,6%, tiếp đến là cán bộ hoặc công nhân chiếm22,3%, nội trợ 13,5% và nghề nghiệp khác 14,9% Đối với nữ thanh niên là cán bộhoặc công nhân chiếm tỷ lệ cao nhất 32,6%, tiếp đến học sinh, sinh viên 25,3%,sau đó là buôn bán chiếm 19,5%, nội trợ 15,8% và nghề nghiệp khác là 6,8%

Trang 8

Biểu đồ 3: Phân bố theo nơi ở.

II/ Khảo sát kiến thức và thái độ về chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở VTN/TN.

Bảng 2: Hiểu biết kiến thức về sự thụ thai và mang thai.

Số nữ vị thành niên hiểu biết về nguyên nhân có thai chiếm tỷ lệ rất cao96,6%, về cơ chế thụ thai 87,2% và dấu hiệu mang thai88,5% Ở nữ thanh niênhiểu biết về nguyên nhân có thai chiếm tỷ lệ 95,0%, về cơ chế thụ thai 90,5% vàdấu hiệu mang thai 95,5% Kết quả của Trung Tâm Truyền Thông tỷ lệ biết vềnguyên nhân có thai là 99,0% [6] So với kết quả của chúng tôi không có sự khácbiệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Bảng 3 Hiểu biết về các Biện pháp tránh thai (BPTT).

Trang 9

Tỷ lệ biết về biện pháp tránh thai Bao cao su và thuốc tránh thai khẩn cấp ở

nữ VTN/TN chiếm tỷ lệ cao, bao cao su ở nữ VTN 62,8%, thanh niên94,6%.Tránh thai khẩn cấp ở nữ VTN 75,7%, nữ thanh niên 97,3% Tiếp theo làtránh thai phối hợp và các biện pháp tránh thai khác chiếm tỷ lệ trung bình 20%đối với nữ vị thành niên Đối với các biện pháp tránh thai mang tính lâu dài thì tậptrung chủ yếu ở nữ thanh niên (19-24 tuổi) Đặt DCTC 86,9%, thuốc tiêm tránhthai 75,6%, thuốc cấy tránh thai 67,0%

Trang 10

Bảng 4: Hiểu biết về kỹ năng sử dụng các BPTT.

Viên tránh thai phối hợp 73 49,3 75 50,7 150 67,9 71 32,1Viên tránh thai khan cấp 105 70,9 43 29,1 176 79,6 45 20,4Thuốc tiêm tránh thai 10 6,8 138 93,2 144 65,2 77 34,8Thuốc cấy tránh thai 8 5,4 140 94,6 93 42,1 128 57,9Đặt dụng cụ tử cung 13 8,8 135 91,2 180 81,4 41 18,6

Tỷ lệ nữ VTN/TN hiểu biêt về kỹ năng sử dụng các BPTT trong nghiên cứucủa chúng tôi khá cao, trong đó có bao cao su nữ vị thành niên 53,4%,nữ thanhniên 83,7% và tránh thai khẩn cấp nữ vị thành niên 70,9%,nữ thanh niên 79,6%,hầu hết đều trên 70% ở nhóm tuổi (19- 24 tuổi) Điều này có thể do nữ giới làngười mua và dùng các sản phẩm này Tỷ lệ nữ thanh niên biết về kỹ năng sử dụngbiện pháp đặt DCTC 81,4%, thuốc tránh thai phối hợp và thuốc tiêm tránh thai

>65%,thuốc cấy tránh thai 42,1% Đối với các biện pháp có thời gian tác dụng lâudài và vĩnh viễn này thì ở nhóm nữ VTN hầu như không biết hoặc biết rất ít <10%

Trang 11

Bảng 5: Hiểu biết về các bệnh LTQĐTD và HIV/AIDS.

- Kiến thức hiểu biết về các bệnh LTQĐTD có: >95% biết về HIV và VGB

có biết và nghe nói đến lậu tỷ lệ ở nữ thanh niên cao hơn nữ vị thành niên, nữthanh niên 69,7%, giang mai ở nữ vị thành niên có biết 4,7%, trichomonas 3,4%,sùi mào gà 13,5%, herpes 6,1% Nhìn chung thì lứa tuổi này có hiểu biết về cácbệnh LTQĐTD nhưng các loại bệnh gì và 1 số triệu chứng cơ bản của các bệnh đó

Sử dụng Bao cao su 89 60,1 59 39,9 137 62,0 84 38,0Không quan hệ tình dục

Trang 12

niên Điều đó chứng tỏ nhu cầu của khách hàng cần được tư vấn về điều trị vàphòng bệnh, phòng nguy cơ lây lan ra cộng đồng rất lớn.

Bảng 7: Hiểu biết về cách phòng tránh thai.

Sử dụng các BPTT 107 72,3 41 27,7 215 97,2 6 2,8Không quan hệ tình dục 95 64,2 53 35,7 187 84,6 34 15,4

- Hiểu biết về cách phòng tránh thai có: 72,3% nữ vị thành niên sử dụng cácBPTT khi quan hệ tình dục, nữ thanh niên rất cao 97,2%, 64,2% nữ vị thành niênkhông quan hệ tình dục, nữ thanh niên 84,6% Điều đó cho thấy nữ ở lứa tuổi này

có ý thức phòng tránh thai và sợ các nguy cơ nạo phá thai rất cao

Bảng 8: Thái độ của VTN/TN khi sử dụng Bao cao su.

Bảng 9: Tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân của nữ VTN/TN.

Trang 13

Tỷ lệ nữ vị thành niên/thanh niên có quan hệ tình dục trước hôn nhân trong

xã hội ngày nay ngày càng tăng Nữ vị thành niên đã quan hệ 73,6%, 89,6% nữthanh niên Đây là vấn đề có liên quan về giới, quan hệ tình dục trước hôn nhân cóliên quan đến đời sống tình dục an toàn và lành mạnh

Bảng 10: Vai trò bình đẳng giới trong quan hệ tình dục.

Trang 14

III/ Các yếu tố liên quan:

Biểu đồ 4: Tình trạng hôn nhân ở nữ VTN/TN.

vị thành niên, 12,7% nữ thanh niên

Bảng 11: Tiền sử sản khoa của nữ VTN/TN.

Phân bố theo tiền sử sản khoa có >=3 con: 5,4% ở nữ vị thành niên và 15,8%

ở nữ thanh niên Mô hình số con 1-2 con ở nữ vị thành niên 29,1%, 38,0% ở nữthanh niên Tuy nhiên đối với nữ thành niên/thanh niên chưa có thai lần nào vẫncòn tương đối cao chiếm tỷ lệ trung bình >50,0%, với những lý do cá nhân liênquan đến bản thân, gia đình và xã hội…

Bảng 12: Tỷ lệ VTN/TN đã nạo phá thai và nhiễm các bệnh LTQĐTD.

Trang 15

Nội dung VTN TN

Tỷ lệ nữ vị thành niên đã nạo phá thai 59,5%, nữ thanh niên 64,3% Tỷ lệ nữ

vị thành niên nhiễm bệnh LTQĐTD 16,2% và nữ thanh niên 16,7% Điều đóchứng tỏ lứa tuổi vị thành niên/thanh niên trong thời đại ngày nay mặc dù có nhậnthức về hiểu biết về các biện pháp phòng tránh thai nhưng ý thức để chấp nhận cácbiện pháp đó chưa cao dẫn đến hậu quả nạo thai ở lứa tuổi này ngày càng tăng

Bảng 13: Nữ VTN/TN e ngại khi đến các cơ sở chăm sóc SKSS.

có 39,9% nữ vị thành niên sợ nhân viên y tế không thân thiện, 51,6% ở nữthanh niên Có 9,5% nữ vị thành niên e ngại khác( đi xa, chờ lâu…) chiếm tỷ lệtrung bình khác 10% khách hàng mong muốn có một cơ sở dịch vụ thân thiện,kín đáo và thuận tiện

Bảng 14: Các nguồn thông tin về các BPTT.

Ngày đăng: 06/11/2014, 09:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1/ Bùi Thị Chi(2007), “Tìm hiểu kiến thức thái độ và hành vi về SKSS/TD của phụ nữ Thừa Thiên Huế”, trang 302-310 Tạp chí Phụ sản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu kiến thức thái độ và hành vi về SKSS/TD của phụ nữ Thừa Thiên Huế
Tác giả: Bùi Thị Chi
Năm: 2007
3/ Đặng Phi Yến(2011), “Khảo sát kiến thức về chăm sóc SKSS-Tiền hôn nhân cho nhóm Vị thành niên/thanh niên” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát kiến thức về chăm sóc SKSS-Tiền hôn nhân cho nhóm Vị thành niên/thanh niên
Tác giả: Đặng Phi Yến
Năm: 2011
5/ Bộ Y Tế, Tổng cục Thống kê, UNICEF, WHO(2005), “Điều tra quốc gia Vị thành niên/thanh niên” Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra quốc gia Vị thành niên/thanh niên
Tác giả: Bộ Y Tế, Tổng cục Thống kê, UNICEF, WHO
Năm: 2005
6/ Trung tâm truyền thông giáo sức khỏe Tỉnh Thừa Thiên Huế (2010) “Khảo sát mức độ hiểu biết của sinh viên Đại học huế về SKSS” tr 279-285 Tạp chí Y hoc thưc hành Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát mức độ hiểu biết của sinh viên Đại học huế về SKSS
4/ Chiến lược Dân số và SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Phân bố theo trình độ. - khảo sát thái độ, kiến thức và thực hành về tình dục an toàn ở nữ vị thành niên thanh niên đến khám và điều trị tại trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2014
Bảng 1 Phân bố theo trình độ (Trang 6)
Bảng 3. Hiểu biết về các Biện pháp tránh thai (BPTT). - khảo sát thái độ, kiến thức và thực hành về tình dục an toàn ở nữ vị thành niên thanh niên đến khám và điều trị tại trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2014
Bảng 3. Hiểu biết về các Biện pháp tránh thai (BPTT) (Trang 8)
Bảng 4: Hiểu biết về kỹ năng sử dụng các BPTT. - khảo sát thái độ, kiến thức và thực hành về tình dục an toàn ở nữ vị thành niên thanh niên đến khám và điều trị tại trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2014
Bảng 4 Hiểu biết về kỹ năng sử dụng các BPTT (Trang 10)
Bảng 5: Hiểu biết về các bệnh LTQĐTD và HIV/AIDS. - khảo sát thái độ, kiến thức và thực hành về tình dục an toàn ở nữ vị thành niên thanh niên đến khám và điều trị tại trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2014
Bảng 5 Hiểu biết về các bệnh LTQĐTD và HIV/AIDS (Trang 11)
Bảng 7: Hiểu biết về cách phòng tránh thai. - khảo sát thái độ, kiến thức và thực hành về tình dục an toàn ở nữ vị thành niên thanh niên đến khám và điều trị tại trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2014
Bảng 7 Hiểu biết về cách phòng tránh thai (Trang 12)
Bảng 10: Vai trò bình đẳng giới trong quan hệ tình dục. - khảo sát thái độ, kiến thức và thực hành về tình dục an toàn ở nữ vị thành niên thanh niên đến khám và điều trị tại trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2014
Bảng 10 Vai trò bình đẳng giới trong quan hệ tình dục (Trang 13)
Bảng 11: Tiền sử sản khoa của nữ VTN/TN. - khảo sát thái độ, kiến thức và thực hành về tình dục an toàn ở nữ vị thành niên thanh niên đến khám và điều trị tại trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2014
Bảng 11 Tiền sử sản khoa của nữ VTN/TN (Trang 14)
Bảng 12: Tỷ lệ VTN/TN đã nạo phá thai và nhiễm các bệnh LTQĐTD. - khảo sát thái độ, kiến thức và thực hành về tình dục an toàn ở nữ vị thành niên thanh niên đến khám và điều trị tại trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2014
Bảng 12 Tỷ lệ VTN/TN đã nạo phá thai và nhiễm các bệnh LTQĐTD (Trang 14)
Bảng 14: Các nguồn thông tin về  các BPTT. - khảo sát thái độ, kiến thức và thực hành về tình dục an toàn ở nữ vị thành niên thanh niên đến khám và điều trị tại trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2014
Bảng 14 Các nguồn thông tin về các BPTT (Trang 15)
Bảng 16: Yếu tố gia đình liên quan. - khảo sát thái độ, kiến thức và thực hành về tình dục an toàn ở nữ vị thành niên thanh niên đến khám và điều trị tại trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2014
Bảng 16 Yếu tố gia đình liên quan (Trang 16)
Bảng 15: Các nguồn thông tin về BLTQĐTD. - khảo sát thái độ, kiến thức và thực hành về tình dục an toàn ở nữ vị thành niên thanh niên đến khám và điều trị tại trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2014
Bảng 15 Các nguồn thông tin về BLTQĐTD (Trang 16)
Bảng 17: Sự hài lòng của khách hàng tại Trung Tâm Chăm Sóc SKSS. - khảo sát thái độ, kiến thức và thực hành về tình dục an toàn ở nữ vị thành niên thanh niên đến khám và điều trị tại trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2014
Bảng 17 Sự hài lòng của khách hàng tại Trung Tâm Chăm Sóc SKSS (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w