Tính hiệu quả của các chương trình đào tạo, kinhnghiệm phát triển và các hoạt động tự lực phụ thuộc một phần vào điều kiện cụ thể của tổ chức thuận lợi hoặc cản trở việc học hỏi kỹ năng
Trang 1BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO
Học viên : Lê Việt Dũng
sẽ được xây dựng và những phương pháp cũ sẽ được điều chỉnh để phù hợp hơn Cáchình thức phát triển kỹ năng lãnh đạo bao gồm: đào tạo chính thức, thông qua các hoạtđộng phát triển và các hoạt động tự lực
Hình thức đào tạo chính thức chủ yếu diễn ra trong một giai đoạn có thời gianxác định và thường được thực hiện ở một địa điểm tách biệt với khu vực làm việc củacán bộ quản lý và với sự giảng dậy của các chuyên gia (ví dụ: một hội thảo ngắn tạitrung tâm đào tạo, một khóa học về quản lý…) Các hoạt động phát triển thường gắnliền với nhiệm vụ công việc được giao hoặc thực hiện phối hợp với công việc đượcgiao Trọng tâm của hình thức phát triển kỹ năng này là học hỏi kinh nghiệm Tuy
Trang 2nhiên các hoạt động được lên kế hoạch để hỗ trợ quá trình học hỏi Đó không chỉ đơngiản là việc học hỏi ngẫu nhiên trong quá trình thực hiện công việc thuộc trách nhiệmthường xuyên Các hoạt động phát triển có thể có nhiều hình thức khác nhau như thủtrưởng hướng dẫn cho nhân viên hoặc thuê các chuyên gia tư vấn bên ngoài, hoặc một
cá nhân nào đó có trình độ hiểu biết hơn sẽ dạy cho người có hiểu biết thấp hơn; hoặc
có thể thong qua hình thức giao các công việc có những thách thức và cơ hội mớinhưng đòi hỏi phải phát triển các kỹ năng lien quan Các hoạt động tự lực do các cánhân tự thực hiện ví dụ như đọc sách, xem đĩa hay sử dụng các chương trình máy tínhtương tác để phát triển kỹ năng Tính hiệu quả của các chương trình đào tạo, kinhnghiệm phát triển và các hoạt động tự lực phụ thuộc một phần vào điều kiện cụ thể của
tổ chức thuận lợi hoặc cản trở việc học hỏi kỹ năng lãnh đạo và sự áp dụng những kỹnăng học hỏi được vào thực thể của cán bộ quản lý
Để xem xét các yếu tố của chương trình đào tạo và phát triển lãnh đạo trong tổchức, bản báo cáo sẽ bao gồm các nội dung chính sau:
A Cơ sở lý luận
1- Tầm quan trọng của việc đào tạo và phát triển kỹ năng lãnh đạo trong tổ
chức
2- Các yêu cầu của một chương trình đào tạo thành công.
3- Các phương pháp đào tạo và phát triển lãnh đạo.
4- Các bước xây dựng, phát triển chương trình đào tạo.
5- Các điều kiện trong tổ chức giúp cho việc đào tạo và phát triển kỹ năng
Trang 3Đối mặt với một nền kinh tế thị trường hiện đại, luôn vận động và ngày càngphụ thuộc vào nhau giữa các tổ chức kinh tế Lãnh đạo phải là người toàn diện, ngoàicác yêu cầu về tố chất cá nhân, phẩm chất đạo đức, lãnh đạo phải là người giỏi về tổchức và có trình độ chuyên môn nhất định Trong bối cảnh cạnh tranh và diễn biếnkinh tế phức tạp hiện nay đòi hỏi người lãnh đạo phải trang bị cho bản thân rất nhiềukiến thức, kỹ năng
Để trang bị và phát triển các kỹ năng lãnh đạo, các tổ chức phải thường xuyênxây dựng các chương trình đào tạo trong tổ chức nhằm phát triển các kỹ năng và hành
vi của người lãnh đạo sao cho phù hợp với hiệu quả lãnh đạo
Thông qua quá trình đào tạo, các học viên sẽ được trang bị những kiến thức nềntảng trên nhiều lĩnh vực và trên nhiều khía cạnh mà một người lãnh đạo cần phải có,trang bị cho học viên những kỹ năng để trở thành một nhà lãnh đạo toàn diện, đồngthời qua đó sẽ khám phá, phát huy những tố chất bẩm sinh về lãnh đạo cùng với sự trảinghiệm quản lý của bản thân sẽ giúp các học viên trở thành các nhà lãnh đạo chuyênnghiệp
2 Các yêu cầu của một chương trình đào tạo thành công:
- Mục tiêu học hỏi rõ ràng: Các mục tiêu học hỏi phải miêu tả hành vi, kỹ
năng và kiến thức mà học viên thu được từ chương trình đào tạo Các mục tiêu học hỏi
cụ thể sẽ giúp giải thích rõ mục đích của việc đào tạo và sự phù hợp của học viên
- Nội dung đào tạo rõ ràng, bổ ích: Nội dung đào tạo phải được xây dựng dựa
trên kiến thức trước đó của học viên và phải tập trung vào một số chủ đề quan trọng.Nội dung đào tạo phải đưa ra nhiều ví dụ cụ thể và phù hợp với điều kiện thực tế của
tổ chức
- Sắp xếp thứ tự nội dung đào tạo phù hợp: Các hoạt động đào tạo phải được
tổ chức và sắp xếp một cách thuận lợi cho học viên Nội dung đào tạo phải đi từ đơngiản đến phức tạp Những nội dung phức tạp phải được chia thành các nội dung cácnội dung nhỏ để học viên dễ hiểu và dễ nhớ
- Kết hợp hợp lý các phương pháp đào tạo: Việc lựa chọn các phương pháp
đào tạo cần lưu ý các kỹ năng, động cơ, năng lực của học viên Phương pháp đào tạophải linh hoạt, phù hợp với kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi của học viên
- Cơ hội thực hành tích cực: Các học viên cần phải được thực hành những kỹ
năng họ học được Việc thực hành nên được tổ chức trong suốt các buổi đào tạo vàngay sau đó khi trở lại môi trường công việc
Trang 4- Đánh giá kết quả phù hợp và kịp thời: Học viên phải nhận được đánh giá
kết quả liên quan từ nhiều nguồn khác nhau và đánh giá kết quả phải chính xác, kịpthời và mang tính xây dựng
- Tăng sự tự tin cho học viên: Quy trình hướng dẫn phải tăng sự tự tin và kỳ
vọng của học viên vào sự thành công của chương trình đào tạo Học viên phải có nhiều
cơ hội để tiến bộ và thành công trong việc lĩnh hội tài liệu và học được các kỹ năngmới
- Các hoạt động theo dõi phù hợp sau khi chương trình đào tạo kết thúc:
Sau khi chương trình đào tạo kết thúc để đánh giá việc áp dụng các kỹ năng học đượccần tổ chức các buổi toạ đàm để thảo luận về thành công và những vấn đề phát sinh,đồng thời có sự hỗ trợ và hướng dẫn bổ sung Các hoạt động hậu khoá học bao gồmcác khoá học bồi dưỡng ngắn ngày, các buổi hướng dẫn định kỳ hoặc giao cho các họcviên thực hiện các dự án cụ thể đòi hỏi học viên sử dụng các kỹ năng học được trongkhoá đào tạo
3 Các chương trình đào tạo và phát triển lãnh đạo:
Đào tạo kỹ năng lãnh đạo có thể có nhiều hình thức, từ những hội thảo ngắndiễn ra trong vài giờ và tập trung vào một số kỹ năng nhất định cho đến các chươngtrình đào tạo tổng thể kéo dài đến vài năm Hầu hết các chương trình đào tạo thườngđược xây dựng để phát triển các kỹ năng và hành vi lãnh đạo chung phù hợp với hiệuquả lãnh đạo
a Các phương pháp đào tạo kỹ năng lãnh đạo:
- Xây dựng mô hình vai trò hành vi: Phương pháp xây dựng mô hình vai trò
hành vi là phương pháp kết hợp hai phương pháp cũ – minh hoạ và đóng vai trò đểtăng các kỹ năng giao tiếp
- Thảo luận bài tập tình huống: Việc sử dụng các bài tập tình huống trong
khoá học sẽ giúp phát triển kỹ năng quản lý cho học viên, giúp học viên hiểu rõ hơncác tình huống mà cán bộ lãnh đạo có thể gặp phải Các bài tập tình huống sẽ làm tăng
sự hiểu biết của các học viên về hành vi quản lý hiệu quả Các học viên phân tích chitiết các hành động của người quản lý để xác định hành vi phù hợp và chưa phù hợp,đồng thời đưa ra kiến nghị về những gì người quản lý đó lẽ ra nên làm và sẽ phải làm
- Các trò chơi kinh doanh và tình huống mô phỏng: Các chương trình mô
phỏng quy mô lớn phát triển từ các trò chơi kinh doanh Các bài tập mô phỏng lớn chủ
Trang 5yếu chú trọng đến kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng liên quan đến kinh nghiệm và đưa
ra quyết định
- Học hỏi từ kinh nghiệm: Hầu hết các kỹ năng cần thiết cho một người lãnh
đạo hiệu quả đều được học hỏi chủ yếu từ kinh nghiệm hơn là từ các chương trình đàotạo chính thức Các nhiệm vụ giao cho vị trí quản lý sẽ tạo cơ hội để phát triển vàchuẩn hoá kỹ năng lãnh đạo trong thời gian thực hiện nhiệm vụ công việc thườngxuyên Các cán bộ lãnh đạo cao cấp có thể giúp các cán bộ quản lý hiểu được kinhnghiệm của họ và học các kỹ năng mới thông qua hoạt động hướng dẫn hoặc tư vấn
- Mức độ thách thức: Sự thành công trong việc giải quyết các thách thức khó
khăn là cần thiết cho sự phát triển kỹ năng lãnh đạo Trong quá trình đó người cán bộquản lý học được các kỹ năng mới và cảm thấy tự tin hơn
- Sự đa dạng về các nhiệm vụ và công việc được giao: Học hỏi và phát triển
sẽ hiệu quả hơn khi kinh nghiệm công việc đa dạng và thách thức Kinh nghiệm côngviệc đa dạng đòi hỏi cán bộ quản lý cần phải thích ứng với những tình huống mới vàgiải quyết các vấn đề theo những cách thức mới Sự thành công liên tiếp khi giải quyếtmột vấn đề sẽ khiến sự sáng tạo để tìm ra giải pháp cho vấn đề mới Một vài hình thứctạo sự đa dạng về các thách thức công việc bao gồm giao các công việc đặc biệt trọng
vị trí hiện tại của một cán bộ quản lý, luân phiên các vị trí quản lý giữa các phòng banchức năng trong tổ chức, giao công việc cho các vị trí nhân viên nghiệp vụ và các nhânviên hành chính, cử đi công tác ở trong nước và nước ngoài
- Phản hồi hợp lý: Việc học hỏi sẽ hiệu quả hơn khi mọi người thực hiện các
nhiệm vụ được giao và được đánh giá chính xác về hành vi của họ và các kinh nghiệmcủa chính họ và học hỏi từ những trải nghiệm đó
b Các hoạt động phát triển:
- Phản hồi đa nguồn: Việc sử dụng các thông tin đánh giá kết quả về mặt hành
vi từ nhiều nguồn khác nhau đã trở thành một phương pháp phát triển kỹ năng quản lýphổ biến Các phản hồi đa nguồn có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khách nhaunhưng mục đích cơ bản là để đánh giá các điểm mạnh và nhu cầu phát triển của từng
cá nhân cán bộ quản lý
- Các trung tâm đánh giá phát triển: Các trung tâm truyền thống sử dụng các
phương pháp khác nhau để đánh giá điểm mạnh, năng lực quản lý và tiềm năng pháttriển, tiến bộ Thông tin từ các nguồn này được tổng hợp và sử dụng để đưa ra kết quảđánh giá tổng thể tiềm năng phát triển của từng cán bộ quản lý
Trang 6- Nhiệm vụ phát triển: Sự phát triển các kỹ năng giao tiếp và chiến lược được
xem là quan trọng để các cán bộ quản lý có thể thăng tiến lên vị trí lãnh đạo cao hơn.Các cán bộ quản lý có tiềm năng được giao hai loại nhiệm vụ đặc biệt, mỗi nhiệm vụkéo dài từ 3 đến 4 năm Một nhiệm vụ thì có thách thức chiến lược lớn và nhiệm vụcòn lại phải đối mặt với các thách thức quản lý con người rất khó Các thách thức và
cơ hội học hỏi mà mỗi nhiệm vụ mang lại phải phù hợp với nhu cầu phát triển củamong muốn nghề nghiệp của người cán bộ quản lý đó Sau khi hoàn thành một nhiệm
vụ phát triển, cán bộ quản lý phải nhìn lại kinh nghiệm và xác định mình đã học đượcnhững bài học gì
- Chương trình luân phiên công việc: Các chương trình luân phiên công việc
với nhiều nhiệm vụ phát triển trong các tiểu đơn vị của một tổ chức tạo nhiều cơ hộiphát triển Các cán bộ quản lý đối mặt với thách thức phải học hỏi nhanh chóng cáchthức thành lập các mối quan hệ hợp tác và giải quyết các vấn đề nghiệp vụ mà không
có sự chuẩn bị đầy đủ Các cán bộ quản lý có thể tìm hiểu các vấn đề đặc trưng và cácquy trình trong các tiểu đơn vị khác nhau và sự phụ thuộc lẫn nhau trong các bộ phậncủa tổ chức Sự luân phiên công việc cũng tạo cho cán bộ quản lý có cơ hội phát triểnmạng lưới các mối quan hệ với các bộ phận khác nhau trong tổ chức
- Thực hành: Thực hành là một phương pháp học được áp dụng rộng rãi ở
Châu Âu trong đó kết quả hợp việc đào tạo kỹ năng quản lý chính thức với kinhnghiệm Các cá nhân hoặc các nhóm học hỏi thông qua các buổi đào tạo chính thức.Trọng tâm là phát triển kỹ năng dựa trên kinh nghiệm và kỹ năng giao tiếp chứ khôngdựa trên kiến thức nghiệp vụ
- Cố vấn: Cố vấn là một mối quan hệ trong đó người cán bộ quản lý có kinh
nghiệm hơn sẽ giúp đỡ những người có ít kinh nghiệm hơn; người cố vấn thường ởcấp quản lý cao hơn và không phải là người sếp trực tiếp của cấp dưới Phương pháp
cố vấn thường mang lại hiệu quả cao hơn cho sự thăng tiến nghề nghiệp và thành côngcủa những người được tư vấn Các chuyên gia cố vấn cũng có lợi từ quá trình tư vấn vìthông qua sự tư vấn, họ hài lòng hơn với công việc và giúp họ phát triển hơn kỹ nănglãnh đạo của mình
- Hướng dẫn lãnh đạo: Mục đích chính của phương pháp hướng dẫn lãnh đạo
là hỗ trợ việc học hỏi các kỹ năng Các chuyên gia hướng dẫn đưa ra lời khuyên vềcách thức giải quyết các thách thức cụ thể Lãnh đạo tham gia hướng dẫn có một số ưuđiểm so với các khoá đào tạo chính thức, bao gồm dự tiện lợi, tính bí mật, khả nănglinh hoạt và sự quan tâm nhiều hơn của cá nhân
Trang 7- Chương trình thi tài ngoài trời: Mục đích của các chương trình phiêu lưu
ngoài trời là phát triển cá nhân và xây dựng nhóm Các hoạt động phát triển được thiết
kế để tăng sự tự tin, tự kiểm soát bản thân, thử thách với rủi ro, sự sẵn sàng cho vànhận lòng tin Xây dựng nhóm được hỗ trợ thông qua các bài tập giúp các thành viêntham gia hiểu rõ tầm quan trọng của sự tin tưởng và hợp tác lẫn nhau
- Các chương trình phát triển cá nhân: Các chương trình phát triển cá nhân
được thiết kế nhằm cải thiện sự tự nhận thức và khắc phục những khó khăn liên quanđến phát triển tâm lý và phát triển năng lực lãnh đạo Các chương trình phát triển cánhân thường liên quan đến nhiều kinh nghiệm với cảm xúc mạnh mẽ và có tác dụnglâu dài đối với người tham gia hơn các chương trình đào tạo Thay đổi có thể là sự cảithiện về kỹ năng giao tiếp phù hợp với vị trí lãnh đạo Sự thành công thường liên quanđến việc theo đuổi quyết tâm một tầm nhìn hoặc một sự nghiệp
- Các hoạt động tự lực: Các hoạt động tự lực là một phương pháp hiệu quả
giúp củng cố kỹ năng lãnh đạo Có nhiều phương pháp tự lực khác nhau để cải thiện
kỹ năng lãnh đạo, bao gồm đọc các sách hướng dẫn, các băng hình quảng cáo và cácchương trình máy tính tương tác
Một số hoạt động tự phát triển các kỹ năng lãnh đạo:
Xây dựng một tầm nhìn cá nhân thể hiện các mục tiêu sự nghiệp
Học cách nhìn nhận các sự kiện từ nhiều phương diện khác nhau
Hãy cẩn thận với các câu trả lời đơn giản
4 Các bước xây dựng, phát triển chương trình đào tạo:
Việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo thường bao gồm các bước: Phân tích nhu cầu đào tạo; Phân tích các đặc điểm của học viên; Xây dựng một môi trường đào tạo; Xác định mục đích, mục tiêu đào tạo; Xác
Trang 8định nội dung chương trình và trình tự sắp xếp nội dung; Việc lựa chọn các phương pháp giảng dạy và tài liệu học tập.
Bước 1: Phân tích nhu cầu đào tạo
Bước 1 được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi: có tồn tại một nhu cầu đào tạo không, để trả lời câu hỏi cần xác định sự khác biệt giữa công việc
mà cán bộ quản lý đang tiến hành và những yêu cầu đảm bảo thực hiện công việc đó một cách tốt nhất, trọng tâm của việc đào tạo là phải thu hẹp khoảng cách giữa thực thi công việc mong muốn và thực thi công việc hiện tại.
Khi chương trình đào tạo được xây dựng không trên cơ sở phân tích nhu cầu đào tạo sẽ dẫn đến xây dựng những chương trình không thích hợp Việc phân tích nhu cầu đào tạo bắt đầu từ việc phân tích nhiệm vụ, chức năng của công việc mà các nhà quản lý giáo dục đang đảm nhiệm và năng lực quản lý của họ, cán bộ quản lý giáo dục trong nhà trường phổ thông và ở các cơ quan quản lý giáo dục thông thường được đề bạt do có năng lực phẩm chất đặc biệt trong giảng dạy, họ có kinh nghiệm quản lý nhưng thường chưa đào tạo có hệ thống về lý luận và nghiệp vụ quản lý Việc xây dựng chương trình đào tạo cán bộ quản lý cần cung cấp hệ thống tri thức lý luận và các kỹ năng quản lý, nhưng phải tính đến các kinh nghiệm đã có của họ trong xây dựng nội dung và lựa chọn các phương pháp giảng dạy, cần xác định rõ mô hình các tri thức và kỹ năng cần có của cán bộ quản lý, khoảng cách giữa năng lực hiện thực và năng lực cần có theo mô hình, từ đó xây dựng những chương trình đào tạo thích hợp, các phương pháp nghiên cứu nhu cầu đào tạo thường là: Quan sát, điều tra bằng phiếu hỏi, đàm thoại, phỏng vấn, test.
Bước 2: Phân tích các đặc điểm học viên
Việc phân tích các đặc điểm học viên giúp hướng dẫn quyết định trong những vấn đề: Xây dựng nội dung đào tạo, lựa chọn phương pháp giảng dạy, lượng thời gian cho thực hành và phản hồi, xác định các loại nguồn lực học tập và việc sử dụng nguồn lực Trong xây dựng chương trình đào tạo cần thu thập thông tin.
+ Đặc điểm thể lực.
Trang 9+ Các đặc điểm giáo dục gồm: Trình độ văn hoá, trình độ đào tạo chuyên ngành, trình độ đào tạo quản lý.
+ Các đồng văn hoá, tâm lý: dân tộc, tôn giáo, thái độ, giá trị, tiêu chuẩn hành vi, động cơ thúc đẩy.
+ Các đặc điểm kinh tế - xã hội: Địa vị xã hội, nghề nghiệp, thâm niên công tác, mức sống.
Những đặc điểm sau đây của học viên quản lý cần đặc biệt quan tâm trong xây dựng chương trình đào tạo.
* Nhu cầu của học viên:
Học viên quản lý là cán bộ đang đương nhiệm, một trong những động
cơ học tập của học là lợi ích từ việc học, một chương trình đào tạo thích hợp
là chương trình đem lại và giải thích rõ lợi ích từ việc học (giúp họ đạt được những vị trí xã hội mong muốn trong tương lai, giúp họ giải quyết những tình huống, những vấn đề đang gặp trong công việc, giúp họ tự khẳng định ) Do vậy thiết kế chương trình nên giành phần lớn lượng thời gian thực hành, trong xây dựng chương trình sau phần lý thuyết phải là các bài tập tình huống, các phương pháp giảng dạy như dạy học nêu và giải quyết vấn đề, động não, thực địa được tăng cường.
* Sự tự nhận thức của học viên Quản lý:
Học viên Quản lý là học viên người lớn, họ thường nhận thức được trách nhiệm đối với các quyết định của mình và thường khó chịu khi bị người khác áp đặt ý kiến, do vậy trong chương trình đào tạo cần:
+ Tạo điều kiện cho họ sử dụng kinh nghiệm học tập, giúp họ chuyển
từ học viên phụ thuộc sang học viên tự định hướng.
+ Xây dựng môi trường học tập nhằm hỗ trợ sự tự nhận thức, ở đó học viên thấy thoải mái, dễ chịu và được tôn trọng, mối quan hệ giữa học viên và giảng viên là mối quan hệ hợp tác chứ không phải là quan hệ có tính đẳng cấp.
+ Chú trọng sự tham gia của học viên vào quá trình tự chuẩn đoán những nhu cầu học tập của bản thân.
Trang 10+ Lôi cuốn học viên, xây dựng kế hoạch, sử dụng kiến thức của họ + Khuyến khích quá trình dạy học thành quá trình mà giáo viên và học viên đều có trách nhiệm, vai trò của giáo viên dần trở thành người hỗ trợ nguồn lực và người cùng yêu cầu.
+ Giúp học viên quản lý học tập của bản thân và tự đánh giá.
* Kinh nghiệm cá nhân:
Các đối tượng của chương trình đào tạo thường là cán bộ quản lý có thâm niên công tác, một số anh chị đã làm công tác đến 20 năm, kinh nghiệm công tác giúp họ tổ chức tốt các giá trị, thái độ, kiến thức và khả năng cá nhân Mặt khác, kinh nghiệm có thể là vật cản cho việc hình thành tri thức, kỹ năng và các giá trị, trong xây dựng chương trình, cần quan tâm đến những phương pháp giúp học viên:
+ Liên hệ những tình huóng mới, tài liệu mới, phương pháp giảng dạy mới và kinh nghiệm của học viên.
+ Minh hoạ những khái niệm mới hoặc khái quát chúng từ kinh nghiệm cuộc sống của bản thân học viên.
+ Thừa nhận kinh nghiệm như là một thành tố tích cực trong học tập
và tôn trọng nó như nguồn lực tiềm năng trong đào tạo.
+ Tăng cường áp dụng các phương pháp đào tạo có sử dụng kinh nghiệm học viên.
+ Sử dụng các phương pháp giúp học viên tự xem xét mình một cách khách quan và giúp họ thoát khỏi những quan niệm trước kia.
* Sự sẵn sàng để học:
Học viên quản lý tốt nhất những nội dung mà họ nhận thấy là cần thiết đối với họ, cho phép họ tiếp tục chuyển sang giai đoạn sau của sự phát triển, nếu tâm thế sẵn sàng học của thanh thiếu niên chủ yếu là kết quả của sự trưởng thành về tâm sinh lý, thì ở học viên quản lý, tâm thế sẵn sàng học là thành quả của sự phát triển vai trò xã hội mà họ đang và sẽ đảm nhiệm, do
đó cần:
Trang 11+ Đảm bảo rằng nội dung của chương trình là thích hợp và đáp ứng được các nhu cầu nhận thức của học viên, để thực hiện được điều này, trong xây dựng chương trình cần có sự thảo luận của các học viên.
+ Sắp xếp nội dung theo thứ tự, theo đúng các nhiệm vụ phát triển cho học viên.
* Định hướng học tập:
Các cán bộ quản lý, thường chú trọng vào những vấn đề hiện tại, họ muốn nội dung học tập giúp họ giải quyết các xung đột và vấn đề một cách nhanh chóng và có tiến độ trong cuộc sống, họ thường miễn cưỡng tham gia vào các hoạt động hoặc nội dung học tập khi chứng tỏ ra có vẻ không có khả năng áp dụng ngay vào thực tế cuộc sống của họ, do đó:
+ Chương trình đào tạo cần tăng cường những nội dung về các giải pháp giúp cán bộ quản lý đương đầu với những vấn đề thường nhật.
+ Tạo điều kiện cho họ thực hành những kỹ năng này.
+ Thứ tự tổ chức tài liệu học tập dựa trên việc giải quyết vấn đề hơn là những vấn đề môn học.
+ Giới thiệu chương trình học tập, bài học bằng những vấn đề, những mối quan tâm hiện thời của cán bộ quản lý, thay thế lời giới thiệu: "Toàn bộ khoá học, bài học bao gồm những nội dung gì?" bằng "Học viên sẽ thu nhận
gì từ khoá học, bài học?".
* Động cơ học tập của cán bộ quản lý:
Trong quan sát bề ngoài, người lớn thường phản ứng với nhiều yếu tố thúc đẩy bên ngoài thì trên thực tế, những động cơ mạnh mẽ nhất là những
áp lực bên trong (mong muốn hài lòng hơn nữa với công việc, nâng cao lòng
tự trọng, chất lượng công việc ) thúc đẩy họ học tập, do vậy:
+ Cần đảm bảo rằng chương trình hỗ trợ thêm về lòng tự trọng và thúc đẩy sự hài lòng hơn về công việc.
+ Đảm bảo rằng có đầy đủ các nguồn lực và cơ hội để sử dụng các nguồn lực đó trong đào tạo.