Tuy nhiên muốn trở thành một Nhà quản lý giỏi, thu được hiệu quả cao trong lĩnh vực quản lý cần phải hiểu và vận dụng linh hoạt, sáng tạo một số tiêu chí của Nhà lãnh đạo, cụ thể như : N
Trang 1BµI kiÓm tra hÕt m«n
Môn học : Phát Triển Khả Năng Lãnh Đạo
Lớp : M0709
Học viên : Phạm Ngọc Văn
BÀI LÀM
Trang 2“ Là một nhà quản lý, bạn sẽ áp dụng các lý thuyết biến ngẫu và các nghiên cứu như thế nào để nâng cao hiệu quả chung ? “
PHẦN I : TRÌNH BÀY NỘI DUNG BÁO CÁO
Hiện nay tôi đang là Giám đốc Công Ty TNHH Đầu Tư Nhất Việt, trụ sở tại thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh chuyên kinh doanh về thiết bọ, vật tư phụ tùng máy mỏ, san lấp mặt bằng, xây dựng là một công ty nhỏ trong phạm vi địa lý chủ yếu thuộc tỉnh Quảng Ninh nên áp lực cạnh tranh là rất lớn để đảm bảo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cho công ty cũng như đảm bảo ngày càng nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, đóng góp cho ngân sách nhà nước và mở rộng quy mô cũng như lĩnh vực kinh doanh cho công ty
cụ thể là tôi phải thực hiện mục tiêu kinh doanh trên cơ sở kế hoạch kinh doanh đã được tập thể lãnh đạo và cán bộ quản lý đề ra, do đó tôi nhận thấy mình đang thực hiện vai trò quản
lý Vậy quản lý là gì? Nhà quản lý và nhà lãnh đạo có những đặc trưng cơ bản khác nhau như thế nào?
1 Phân biệt Nhà lãnh đạo và Nhà quản lý
Chúng ta thấy có rất nhiều định nghĩa về lãnh đạo Trong phạm vi bài viết tôi chọn phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý theo nhận thức của bản thân trên cơ sở tham khảo thêm tài liệu, đánh giá ở mức độ tượng trưng và mô tả hai thái cực của một vấn đề, bảng tóm tắt một
số đặc trưng so sánh giữa một nhà lãnh đạo và một nhà quản lý
Tập trung Lãnh đạo con người Quản lý công việc
Có Người đi theo Cấp dưới/nhân viên
Mức độ năng động Chủ động đi trước Bị động, phòng vệ
Phong cách Chuyển đổi tâm lý con người Áp đặt tâm lý con người
Trao đổi Niềm hăng say công việc Tiền - công việc
Rủi ro Chấp nhận, tìm kiếm rủi ro Tối thiểu hoá rủi ro
Nguyên tắc Phá bỏ nguyên tắc Lập ra các nguyên tắc
Trang 3Thông qua một số tiêu chí cơ bản so sánh giữa Nhà quản lý và Nhà lãnh đạo, ta nhận thấy có sự khác biệt cơ bản, một Nhà lãnh đạo đồng thời có thể đảm nhiệm vai trò quản lý, ngược lại Nhà quản lý khó có thể giữ vai trò của Nhà lãnh đạo Tuy nhiên muốn trở thành một Nhà quản lý giỏi, thu được hiệu quả cao trong lĩnh vực quản lý cần phải hiểu và vận dụng linh hoạt, sáng tạo một số tiêu chí của Nhà lãnh đạo, cụ thể như : Nhà quản lý cần phải
có một số tiêu chí như : Sự đam mê và năng động trong công việc, tạo dựng được uy tín cá nhân chứ không đơn thuần là sử dụng quyền lực chuẩn tắc …
2 Tìm hiểu về các lý thuyết biến ngẫu
Căn cứ theo giáo trình “ Lãnh đạo trong tổ chức “ của Global Advanced, Các lý thuyết giải thích hiệu quả lãnh đạo trên phương diện các biến số điều chỉnh tình huống được gọi là “
lý thuyết biến ngẫu “, có năm loại lý thuyết biến ngẫu :
+ Lý thuyết lãnh đạo con đường - mục tiêu + Lý thuyết thay thế lãnh đạo
+ Lý thuyết mô hình đa liên kết + Lý thuyết biến ngẫu của LPC + Lý thuyết về các nguồn lực nhận thức Tôi xin tóm tắt nội dung của từng loại lý thuyết biến ngẫu mà không đi sâu vào phân tích hoặc so sánh giữa các thuyết biến ngẫu với nhau
Lý thuyết lãnh đạo con đường - mục tiêu
Lý thuyết con đường - mục tiêu được phát triển nhằm giải thích hành vi của người lãnh đạo ảnh hưởng như thế nào đối với sự hài lòng và hiệu quả làm việc của cấp dưới Được xây dựng dựa trên phiên bản lý thuyết trước đó của Evans(1970), House ( 1971 ) cho ra đời phiên bản mới chi tiết hơn trong đó đề cập các biến số tình huống
Theo nội dung lý thuyết người lãnh đạo tạo động lực cho cấp dưới bằng cách gây ảnh hưởng đối với quan điểm của họ về kết quả có thể ở các mức nỗ lực khác nhau Nếu cấp dưới tin rằng kết quả cao có thể đạt được chỉ bằng cách nỗ lực thật cao và rằng nỗ lực đó sẽ thành công thì họ sẽ thực hiện nỗ lực đó Các đặc điểm tình huống như bản chất công việc, môi trường làm việc, đặc điểm cấp dưới sẽ quyết định mức độ tối ưu của từng loại hành vi lãnh đạo nhằm cải thiện mức độ hài lòng với sự nỗ lực của cấp dưới
Mặc dù có những hạn chế nhất định nhưng lý thuyết con đường - mục tiêu có những đóng góp quan trọng cho nỗ lực nghiên cứu chung về lãnh đạo vì nó đã đưa ra một khung khái niệm để định hướng cho các nhà nghiên cứu xác định các biến số tình huống liên quan
Lý thuyết thay thế lãnh đạo
Lý thuyết thay thế lãnh đạo chỉ ra các đặc điểm tình huống khiến cho hành vi lãnh đạo trở nên thừa và không cần thiết Các đặc điểm của cấp dưới, công việc và tổ chức đóng vai trò là các yếu tố thay thế lãnh đạo và/hoặc các yếu tố trung lập Các yếu tố thay thế khiến cho một số hành vi của người lãnh đạo trở nên không cần thiết và thừa trong khi đó các yếu tố trung lập và những hạn chế cản trở người lãnh đạo làm bất cứ điều gì để cải thiện tình hình
Trang 4Tính phức tạp và không rõ ràng của lý thuyết yếu tố thay thế lãnh đạo làm cho việc kiểm chứng trở nên khó khăn Xét về các nhược điểm của nghiên cứu các yếu tố thay thế lãnh đạo, còn quá sớm để đánh giá tính hữu dụng của lý thuyết, tuy nhiên lý thuyết cũng giúp tạo ra góc nhìn hoàn toàn khác về lãnh đạo
Lý thuyết mô hình đa liên kết
Mô hình đa liên kết ( Yukl,1981,1989) được xây dựng dựa trên các mô hình trước đó
về lãnh đạo và hiệu quả của nhóm Mô hình này bao gồm bốn loại biến số khác nhau : hành
vi quản lý, các biến số tham gia, các biến số tiêu chuẩn và các biến số tình huống Mô hình
đa liên kết miêu tả người lãnh đạo làm thế nào để gây ảnh hưởng đối với các biến số tham gia
để cải thiện hiệu quả của nhóm Hiệu quả của nhóm hoặc tiểu đơn vị trong tổ chức sẽ cao nhất khi các thành viên có kỹ năng và động cơ làm việc cao, được tổ chức một cách hợp lý,
có sự hợp tác giữa các thành viên, đủ nguồn lực cần thiết và các hoạt động của đơn vị được phối hợp với hoạt động của đơn vị khác Ngoài hành động của người lãnh đạo, các biến số tham gia còn bị chi phối bởi các biến số tình huống
Về trước mắt, người lãnh đạo có thể cải thiện được hiệu quả của nhóm bằng cách thực hiện hành động trực tiếp để khắc phục các thiếu sót trong các biến số tham gia Về lâu dài, người lãnh đạo có thể cải thiện được hiệu quả của nhóm bằng cách điều chỉnh để hoàn cảnh trở nên thuận lợi hơn Các hành động điều chỉnh bao gồm giảm áp lực, tăng cường các yếu tố thay thế, thay đổi tầm quan trọng của các biến số tham gia hoặc tiến hành một số thay đổi để gián tiếp cải tiến các biến số tham gia
Lý thuyết biến ngẫu LPC
Lý thuyết biễn ngẫu LPC của Fiedler miêu tả yếu tố tình huống ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ giữa hiệu quả lãnh đạo và một phương pháp đánh giá phẩm chất có tên
“ điểm số cho người đồng sự ít được ưu tiên nhất “ ( LPC)
Mô hình LPC biến ngẫu đề cập đến ảnh hưởng điều chỉnh 3 biến số tình huống trong mối quan hệ giữa tố chất của người lãnh đạo ( LPC ) và hiệu quả thực hiện công việc của cấp dưới Theo mô hình này, các lãnh đạo có điểm số LPC cao thường hiệu quả cao hơn trong các tình huống có mức độ thuận lợi trung bình Trong khi đó, người lãnh đạo có điểm số LPC thấp lại hiệu quả hơn trong các tình huống hoặc là rất thuận lợi hoặc rất không thuận lợi
Lý thuyết về các nguồn lực nhận thức
Lý thuyết này nghiên cứu các điều kiện theo đó các nguồn lực nhận thức ví dụ như trí thông minh, kinh nghiệm liên quan đến hiệu quả của nhóm Theo lý thuyết về các nguồn lực nhận thức, hiệu quả của nhóm được quyết định bởi mối quan hệ phức tạp giữa hai phẩm chất của người lãnh đạo (trí thông minh và kinh nghiệm), một loại hành vi của người lãnh đạo ( lãnh đạo chỉ đạo) và hai đặc điểm tình huống lãnh đạo (sự căng thẳng giữa các cá nhân và bản chất của công việc của nhóm )
Các lý thuyết biến ngẫu và các nghiên cứu liên quan đã đưa ra nhiều thông tin hữu ích
về sự lãnh đạo hiệu quả trong các tình huống khác nhau, cụ thể như một số hướng dẫn lãnh
Trang 5đạo : Tăng cường lập kế hoạch cho công việc kéo dài và phức tạp; Hỏi ý kiến mọi người có kiến thức liên quan; Chỉ đạo, hướng dẫn những người có vai trò công việc độc lập; Chỉ đạo
và tổ chức các cuộc họp báo cáo tóm tắt khi có khủng hoảng xảy ra; Tăng cường hướng dẫn cho cấp dưới chưa có kinh nghiệm; Giúp đỡ cho những nhân viên có những công việc áp lực; Theo dõi sát sao công việc quan trọng hoặc chú ý đến một nhân viên chưa đáng tin cậy
3.Vận dụng các lý thuyết biến ngẫu và các nghiên cứu nâng cao hiệu quả quản lý.
Sau khi tìm hiểu năm lý thuyết biến ngẫu, tôi nhận thấy để trở thành người quản lý giỏi để có thể phát huy được vai trò quản lý trong tổ chức, gắn kết được mọi người, tạo ra được một tổ chức mạnh cả trong xử lý công việc, tiến tới trở thành một tổ chức học tập, cuối cùng là đạt được hiệu quả cao trong các mục tiêu đề ra Điều cốt yếu đối với nhà quản lý đó
là cần phải thường xuyên rèn luyện hành vi và nhân cách, vừa quản lý theo chuẩn tắc đồng thời phải tạo lập được uy tín cá nhân, người quản lý cần phải vừa tác động đến trái tim và trí
óc của các đồng sự dưới quyền, đồng thời người quản lý vừa phải trao đổi với nhân viên niềm đam mê trong công việc và có cơ chế trả công hợp lý
Người làm công tác quản lý vừa đòi hỏi phải có trí thông minh, lại cần phải có trực giác, có lý trí nhưng cũng cần phải sống nhân nghĩa vẹn toàn, không được chỉ dựa vào những tính toán thiệt hơn, càng không được dựa vào sự lừa gạt Làm việc trước hết cần phải có lý, tuy nhiên cũng cần phải có chữ tình
Những người làm công tác tác quản lý luôn phải hiểu rõ rằng : Cần phải ảnh hưởng tới mọi người bằng sự hấp dẫn trong nhân cách của mình, lôi cuốn người khác bằng nhiệt tình công việc của mình Điều này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc người quản lý sử dụng quyền lực Thật vậy, quyền lực không phải là vạn năng, nếu chỉ có quyền lực không thì chưa chắc đã làm tốt được công việc Người làm công tác quản lý không nhất thiết đi đâu cũng phải thể hiện mình, vì nếu đã là nhà quản lý thì mọi người trong tổ chức đều đã công nhận Nếu nhà quản lý thường xuyên tập trung quyền lực trong tay mình, qua đó luôn ra vẻ ta đây giống như những hôn quân xưa kia thì sẽ không có được hiệu quả tốt đẹp Người quản lý cần phải hành xử thông minh, sống tình cảm với cấp dưới, phát huy sức mạnh tập trung vô hình
để mọi người cùng đồng tâm hiệp lực làm việc nhằm đạt được thành tích công việc tốt đẹp
Theo tôi muốn trở thành Người quản lý giỏi cần phải biết khuyến khích nhân viên và
“đầu tư” tình cảm cho họ Để thực hiện được công việc “ đầu tư “ tình cảm và khuyến khích nhân viên, nhà quản lý cần phải thực hiện tốt một số nội dung sau :
+ Tìm hiểu lí do : Nhà quản lý cần biết đặt bản thân mình vào vào vị trí của người
khác, tìm hiểu các lý do dẫn đến nhân viên sao nhãng trong công việc, kịp thời khích lệ nhân viên nhằm giúp họ giảm thiểu căng thẳng Nếu sự mất tập trung trong công việc của nhân viên liên quan đến những vấn đề về sức khoẻ hoặc một người trong gia đình họ bị ốm, nhà quản lý cần gợi ý tổ chức công đoàn và các hội, các nhóm trong tổ chức xem xét, thăm hỏi
để giúp nhân viên này trở lại làm việc đầy đủ trong thời gian sớm nhất
+ Trả lương theo năng lực : Trả lương cho nhân viên theo năng lực là cách làm có ý
Trang 6khích lệ một cách công bằng, nhà quản lý cần thiết lập một hệ thống tính lương hợp lý và đánh giá đúng hiệu quả làm việc của mỗi nhân viên trong công ty
+ Biết cách thể hiện cảm xúc : Một người quản lý giỏi không những phải có chỉ số
thông minh cao mà còn phải trau dồi cho mình năng lực về cảm xúc Sự căng thẳng sẽ bị khỏa lấp nếu như nhà quản lý bước vào, nhìn nhân viên với một nụ cười rạng rỡ Một nét tươi trên khuôn mặt người quản lý có thể tạo lên hiệu ứng mạnh mẽ lên những nhân viên Sẽ thật tuyệt nếu như nhà quản lý có thể khiến mọi nhân viên của mình sở hữu niềm hạnh phúc như nhau, không phân biệt cấp bậc và tiền lương Đặc biệt, chắc chắn họ sẽ hạnh phúc và cảm thấy phấn chấn vô cùng nếu như nhà quản lý cảm ơn họ vì đã cống hiến hết mình cho công việc khi có cơ hội bày tỏ
+ Trân trọng đóng góp của nhân viên :Thực tế cho thấy: nhân viên sẽ làm việc hết
mình với công ty nào biết trân trọng sự đóng góp của họ Mọi người đều cảm thấy hạnh phúc hơn khi nhận được lời khen, một lời động viên của người quản lý có thể đem lại động lực và
sự phấn chấn cho nhân viên trong suốt một ngày làm việc dài? Vì vậy nhà quản lý hãy cho nhân viên biết rằng họ được nhìn nhận, được trân trọng Nhà quản lý hãy coi nhân viên là tài sản quý báu của Công ty, khi nhận biết được điều đó họ sẽ “ chứng tỏ “giá trị của họ
+ Tổ chức các hoạt động ngoài công việc : Sau một thời gian làm việc cật lực để
chuẩn bị cho các dự án, hoặc hoàn thiện một kế hoạch nào đó, nhà quản lý cần tổ chức cho nhân viên của mình nghỉ ngơi, thư giãn Đến những nơi giải trí, du lịch, hoặc đơn giản nhất như tới các quán karaoke cũng làm cho nhân viên của bạn thấy được thư giãn, thoải mái rất nhiều Đó không đơn thuần chỉ là hoạt động nhằm tái tạo lại sức lao động cho toàn bộ tập thể , đồng thời các hoạt động vui chơi, giải trí tập thể còn là dịp mọi người hiểu hơn về nhau, củng cố tinh thần đồng nghiệp
PHẦN II : KẾT LUẬN
Môn học Phát triển khả năng lãnh đạo đã giúp tôi tìm hiểu những thuyết, kết quả nghiên cứu và những ứng dụng thực tế về sự lãnh đạo trong tổ chức, đồng thời nhận thức được những khía cạnh khác nhau của lãnh đạo và quản lý, tìm hiểu các khái niệm và những nghiên cứu về sự lãnh đạo
Qua nghiên cứu năm lý thuyết biến ngẫu, áp dụng vào thực tế công việc hiện tại của bản thân đang làm, đã giúp tôi nhận ra những hạn chế mình đang mắc phải khi thực hiện vai trò quản lý trong tổ chức Tôi nhận thấy mình chú trọng nhiều đến hiệu quả công việc mà chưa quan tâm nhiều đến việc khuyến khích nhân viên, và giành nhiều tình cảm cho họ Trên
cơ sở nghiên cứu lý thuyết, áp dụng vào thực tế công việc, tôi hiểu rằng muốn làm nhà quản
lý giỏi cần phải bắt đầu từ chính bản thân mình Người quản lý đạt tiêu chuẩn đòi hỏi phải vừa thông minh, nhưng cũng cần đến trực giác nhạy bén Khi xử lý công việc cần phải có lý trí và tình cảm
Trang 7DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Sách “ Lãnh đạo trong tổ chức” Globai Advanced– MBA – Griggs
2.Các báo điện tử : Dân trí,VCI news…