Trong các sự nghiệp văn chương của Tô Hoài, truyện đồng thoại là một mảng sáng tác đặc sắc không chỉ hấp dẫn đối với trẻ em mà ngay những người lớn tuổi, những người đã làm cha làm mẹ cũ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
LÂM THỊ LỊCH
CHẤT DÂN GIAN TRONG TRUYỆN
ĐỒNG THOẠI CỦA TÔ HOÀI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi
HÀ NỘI- 2017
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
LÂM THỊ LỊCH
CHẤT DÂN GIAN TRONG TRUYỆN
ĐỒNG THOẠI CỦA TÔ HOÀI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi
Người hướng dẫn khoa học
TH.S ĐỖ THỊ HUYỀN TRANG
HÀ NỘI- 2017
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong qua trình thực hiện khóa luận, em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo - Th.S Đỗ Thị Huyền Trang, các thấy cô giảng dạy trong bộ môn văn học thiếu nhi, các thầy cô khoa giáo dục Tiểu học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Tác giả khóa luận xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng nhất tới các thầy cô, đặc biệt là cô giáo Đỗ Thị Huyền Trang - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để em hoàn thành khóa luận này
Với điều kiện, thời gian nghiên cứu và vốn kiến thức còn hạn chế, chắc chắn đề tài của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Em kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để đề tài của em thực sự hoàn chỉnh
và hữu ích
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 04 năm 2017 Sinh viên
Lâm Thị Lịch
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo - Th.S Đỗ Thị Huyền Trang
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em Những kết quả nghiên cứu không trùng với kết quả của tác giả nào
Em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự cam đoan này
Hà Nội, ngày tháng 04 năm 2017 Sinh viên
Lâm Thị Lịch
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 7
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
5 Đối tượng và phạm vi ngiên cứu 7
6 Phương pháp nghiên cứu 7
7 Cấu trúc khóa luận 8
NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 9
1.1 Giới thiệu về nhà văn Tô Hoài và truyện đồng thoại của Tô Hoài 9
1.1.1 Sơ lược về tiểu sử của nhà văn Tô Hoài 9
1.1.2 Quan niệm của nhà văn Tô Hoài về truyện đồng thoại 10
1.2 Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn xuôi hiện đại Việt Nam 15
CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA CHẤT DÂN GIAN TRONG TRUYỆN ĐỒNG THOẠI CỦA TÔ HOÀI 19
2.1 Vay mượn và sáng tạo lại cốt truyện dân gian 19
2.2 Sáng tạo dựa theo phong cách dân gian 33
2.3 Kế thừa và sáng tạo các mô típ dân gian 38
2.3.1 Mô típ sinh nở thần kì 38
2.3.2 Một số mô típ dân gian khác 40
2.4 Sử dụng ngôn ngữ dân gian 42
2.4.1 Sử dụng ca dao, thành ngữ, tục ngữ 43
2.4.2 Sử dụng vốn từ dân gian, phương ngữ 50
KẾT LUẬN 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Trong dòng văn học Việt Nam hiện đại, Tô Hoài được coi là một cây đại
thụ Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn đã từng nhận xét: “So với các cây bút đương thời, Tô Hoài có lẽ là nhà văn giàu chất chuyên nghiệp bấc nhất Sống đến đâu viết đến đấy Việc viết lách đối với ông là một thứ lao động hằng ngày” Quả thật, chúng ta có thể thấy Tô Hoài đã miệt mài sáng tác suốt hơn 70 năm nay và đã cho ra đời hơn 170 tác phẩm lớn nhỏ Ông thành công
ở nhiều thể loại như: truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, truyện đồng thoại, kịch, hồi kí, tiểu luận, phê bình Nghiên cứu nghệ thuật văn chương Tô Hoài
sẽ giúp chúng ta đánh giá được đầy đủ hơn những đóng góp của ông với nền văn học nước nhà Trong sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài có một bộ phận sáng tác dành cho thiếu nhi Ông là một trong số ít nhà văn chuyên nghiệp luôn quan tâm đến bạn đọc nhỏ tuổi và được coi là người có công đặt viên gạch đầu tiên cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại
1.2 Truyện đồng thoại được coi là thể loại đặc biệt của văn học thiếu nhi đã
có quá trình phát triển lâu dài và đạt được nhiều thành tựu quan trọng Đó là những câu chuyện viết về các nhân vật là các loài vật sống động hay cả những
đồ vật vô tri vô giác đã được nhân cách hóa để tạo nên một thế giới vừa hư vừa thực Trong nền văn học Việt Nam hiện đại khi nói đến truyện đồng thoại không thể không nhắc tới nhà văn Tô Hoài Ông là một trong những nhà văn đầu tiên viết truyện đồng thoại ở Việt Nam Trong các sự nghiệp văn chương của Tô Hoài, truyện đồng thoại là một mảng sáng tác đặc sắc không chỉ hấp dẫn đối với trẻ em mà ngay những người lớn tuổi, những người đã làm cha làm mẹ cũng thích đọc những câu chuyện của ông Với tài năng thiên phú, Tô Hoài đã sáng tạo nên nhiều tác phẩm sinh động hấp dẫn đối với bao thế hệ
bạn đọc như: Dế Mèn phiều lưu ký, Võ sĩ bọ ngựa, Đám cưới chuột, Chim
Trang 7chích lạc rừng Chính vì vậy Tô Hoài được xem là người đi tiên phong và
tạo được đỉnh cao trong thể loại truyện đồng thoại
1.3 Trong sự hình thành và phát triển nền văn học của một dân tộc, các sáng
tác dân gian luôn là cơ sở nền tảng, vững chắc của văn học viết Các nhà văn xuất sắc đã hấp thụ tinh hoa nghệ thuật truyền thống của nhân dân và đã sáng tạo ra các tác phẩm ưu tú của chính mình dựa trên nền văn hóa ấy Trong nền văn học Việt Nam hiện đại có rất nhiều tác giả tên tuổi đã vận dụng sáng tạo các chất liệu sẵn có của văn học dân gian để sáng tác ra những tác phẩm đặc sắc của riêng mình, trong đó phải kể đến các nhà văn như Vũ Tú Nam, Phạm
Hổ, Võ Quảng và đặc biệt là Tô Hoài Tô Hoài là người đi nhiều, biết nhiều nên có thể nói ông thông thạo văn hóa dân gian của các dân tộc, các địa phương nơi ông đã từng đặt chân đến nên các sáng tác của ông luôn mang đậm chất dân gian, đặc biệt là mảng sáng tác về truyện đồng thoại dành cho thiếu nhi của ông Có thể nói có một đặc điểm rất quan trọng trong các truyện đồng thoại của Tô Hoài đó là các tác phẩm thuộc thể loại này của ông chịu nhiều ảnh hưởng của văn học dân gian
Xuất phát từ lí do trên, chúng tôi mạnh dạn đi vào tìm hiểu, nghiên cứu đề
tài: Chất dân gian trong truyện đồng thoại của Tô Hoài Qua đó góp phần
nào để khẳng định tài năng và những đóng góp to lớn của nhà văn Tô Hoài cho nền văn học nước nhà
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài rất phong phú và đặc sắc Trong đó truyện đồng thoại là mảng sáng tác khá thành công của ông Nét nổi bật trong các sáng tác của Tô Hoài là năng lực quan sát và miêu tả tinh tế, vốn hiểu biết
về đời sống của các loài vật phong phú, đa dạng, đặc biệt có khá nhiều tác phẩm thuộc thể loại này của ông luôn mang đậm chất dân gian, từ cốt truyện cho đến việc sử dụng ngôn từ trong từng câu chuyện… Trải qua các giai đoạn
Trang 8phát triển của văn học Việt Nam Tô Hoài đã khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học nước nhà
Cũng như nhiều thể loại sáng tác khác, truyện đồng thoại của Tô Hoài luôn được nhiều thế hệ bạn đọc đón nhận, yêu thích và được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã quan tâm, tìm hiểu
Nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn Việt Nam
hiện đại (quyển IV, Nxb Tân Dân, H.1994) đã viết: “Truyện của ông có tính
chất nửa tâm lí, nửa triết lí, mà các nhân vật lại là loài vật Mới nghe tưởng như những truyện ngụ ngôn, nhưng thật không có tính ngụ ngôn chút nào: ông không phải một nhà tâm lí, truyện của ông không để răn đời Nó là truyện tản chân về loài vật, về cuộc sống của loài vật, tuy bề ngoài có vẻ lặng lẽ, nhưng bên trong có lắm cái “ồn ào”, vui cũng có mà buồn cũng có” [25, tr 59]
Trong một bài viết khác, Vũ Ngọc Phan lại tiếp tục khẳng định: “O
chuột là tập truyện ngắn đầu tay của Tô Hoài và cũng là một tác phẩm tiêu
biểu cho lối văn đặc biệt của ông, một lối văn dí dỏm, tinh quái đầy những phong vị và màu sắc thôn quê… Truyện loài vật của ông là những truyện tâm tình loài vật, của những loài vật thấp hơn loài người… Những truyện loài vật của Tô Hoài thường phản chiếu cảnh sống của dân nghèo thôn quê… Những tâm hồn giản dị ấy, cả tâm hồn vật lẫn tâm hồn người Tô Hoài đã mượn để
diễn tả những nỗi thương tâm của cảnh ngây dại nghèo nàn, tập O chuột này
ta nên đọc theo con mắt riêng, không nên phân biệt người với vật, vì ở đó, vật cũng là người, có người, thì người cũng gần như vật… Tô Hoài còn viết nhiều truyện nhi đồng, những truyện nhi đồng của ông có cái đặc sắc là rất sinh động và dí dỏm…” [26, tr 34]
Trần Đình Nam đã nêu những nhận xét rất xác đáng về mảng truyện loài vật của Tô Hoài “Ông là một nhà văn xuôi bẩm sinh Chỉ có một nhà văn
xuôi bẩm sinh mới viết được một cuốn sách như Dế Mèn phiêu lưu ký ở độ
Trang 9tuổi 20… Tô Hoài có một xê - ri sách viết về các con vật: dế, chuột, chim,
mèo, cá… được gọi là truyện loài vật Truyện loài vật của Tô Hoài là một
cống hiến độc đáo vào văn học Việt Nam hiện đại nói chung và văn học dành
cho thiếu nhi nói riêng.” [22, tr 66]
- Giáo sư Hà Minh Đức trong Đi tìm chân lý nghệ thuật (NXB Hội nhà
văn, 2014) có nhận xét: “Tô Hoài rất thuộc tính nết của mỗi loài, những động
tác của chúng lúc kiếm ăn, khi cặp kè đôi lứa, khi nhớn nhác lo sợ, lúc hả hê
sung sướng… ông cũng quan sát giỏi, kĩ đến từng chi tiết, phân biệt chính xác
tiếng kêu, màu sắc, hình dáng với những sắc độ khác nhau của từng loài.” [6, tr.332]
Trong lời giới thiệu Tuyển tập Tô Hoài, ông đã đi đến những phát hiện
độc đáo trong việc miêu tả thế giới loài vật của Tô Hoài: “Viết về loài vật, Tô
Hoài muốn nói đến cuộc sống của con người Ông không viết những loài vật
xa xôi mà người ta thường gặp trong thế giới loài vật của một số nhà văn, nhà
thơ như Chó Sói, Cáo, Thỏ rừng, Voi, Hổ… Ông chú ý đến những con vật
quanh quẩn và gần gũi với cuộc sống của con người như chú Mèo, chú Gà,
con Chuột và cả những con vật nhỏ bé như Bọ Ngựa, Dế Mèn, Dế Trũi, Xiến
Tóc Có thể ở những con vật này tác giả tạo được sự gần gũi hơn với thế giới
của con người.” [5, tr 43]
Hà Minh Đức cũng bộc lộ lòng mến phục đối vơi nhà văn có nhiều
đóng góp cho nền văn học thiếu nhi nước nhà: “Ông cũng là nhà văn lớn của
thiếu nhi Ông đến với các em bằng tâm hồn người nghệ sĩ Ông đem đến cho
các em một niềm vui, một bài học nhỏ, một lời căn dặn Với các em lúc nào
ngòi bút của ông cũng đầm ấm tươi trẻ Thời gian không mệt mỏi, không hằn
vết trên trang viết cho các em Có biết bao câu chuyện bổ ích và đẹp trong
cuộc đời sẽ còn dành cho tuổi thơ, ông còn là người kể chuyện hứng thú và
sáng tạo”
Trang 10- Vân Thanh đã từng có ý kiến nhận xét về ngôn ngữ trong văn xuôi của Tô Hoài: “Ngôn ngữ Tô Hoài thường ngắn gọn và rất gần gũi với khẩu ngữ của nhân dân lao động” [20, tr.64] Trong tác phẩm của Tô Hoài nhìn chung ngôn ngữ của quần chúng đã được nâng cao và nghệ thuật hóa
- Nguyễn Đăng Điệp trong bài “Tô Hoài, người sinh ra để viết” (Tạp chí văn học số 9 năm 2004) đã có những nhận định hết sức sắc nét: “Có một lĩnh vực mà mỗi khi nhắc đến Tô Hoài ta không thể không nhắc đến là những truyện ông viết cho con trẻ Thực ra, nếu chỉ cần nêu ra những tên sách về đề
tài này, Tô Hoài đã đủ tồn tại với tư cách là một tác giả đáng nể Ngoài Dế
Mèn phiêu lưu ký, lứa tuổi thiếu nhi còn say mê với Chim chích lạc rừng, Đàn chim gáy, Con mèo lười, Chuyện ông Gióng, Đảo hoang… Yếu tố quan trọng
nhất là Tô Hoài không giả giọng trẻ con để kể chuyện trẻ con như nhiều cây bút khác từng làm Ông rất hiểu tâm lí trẻ thơ, kể với chúng theo cách nghĩ của chúng, lý giải sự vật theo logic của trẻ Hơn thế, với biệt tài miêu tả loài vật, Tô Hoài dựng lên một thế giới gần gũi với trẻ thơ Khi cần, ông biết đem vào chất du kí khiến bạn đọc nhỏ tuổi vừa hồi hộp theo dõi, vừa thích thú khám phá ” [2, tr 162]
- Trong cuốn Phong cách nghệ thuật Tô Hoài, tác giả Mai Thị Nhung
đã đưa ra nhận xét về thế giới loài vật trong truyện của Tô Hoài “Trong con mắt của Tô Hoài, thế giới loài vật không những có “đời sống nội tâm” phong phú mà còn rất “hoạt bát”, “năng động” Chúng cũng có “suy tính” và “hành động”, có “phong tục” và “tập quán” như con người Vậy nên viết về loài vật, truyện của Tô Hoài không phải là truyện ngụ ngôn mà là truyện đồng thoại.” [24, tr 33]
- Năm 2007, cuốn Truyện ngắn Việt Nam lịch sử - thi pháp - chân dung
do nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ chủ biên đã viết về quá trình ra đời, phát triển của truyện ngắn Việt Nam cùng với những gương mặt nhà văn tiêu biểu
Trang 11Trong đó, Tô Hoài được nhắc đến cùng với các tác giả tên tuổi như Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao Người viết đã nhấn mạnh một số đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn Tô Hoài như: “lối viết thông minh, hóm hỉnh, thậm trí tinh quái, một đôi nét tâm lí và triết lí đượm sắc thái buồn pha chút mùi vị chua chát kiểu Nam Cao”; “Những con vật trong tác phẩm Tô Hoài có nét gì đó giống người, quen thuộc với người Tô Hoài bắt rất nhanh những nét đặc trưng trong tính cách của chúng” “Truyện ngắn Tô Hoài chịu nhiều ảnh hưởng của văn học dân gian Nhưng lối dẫn truyện, kết cấu truyện, giọng điệu trần thuật cũng như các thủ pháp khắc họa tính cách nhân vật đã thuộc về truyện ngắn hiện đại” “Trong một số truyện, cũng giống như Nam Cao trong Chí Phèo, Tô Hoài đã sử dụng ngôn ngữ văn xuôi đa thanh, giọng điệu của người kể hòa lẫn giọng điệu của nhân vật.” [3, tr 232]
Có thể thấy, khi nghiên cứu truyện viết cho thiếu nhi, trong đó có thể loại truyện đồng thoại của nhà văn Tô Hoài, chúng ta nhận thấy các tác giả đã
đề cập đến đến nhiều khía cạnh khác nhau, song vẫn còn những vấn đề chưa được nghiên cứu sâu Đặc biệt là việc tìm hiểu biểu hiện của chất dân gian trong các truyện đồng thoại của nhà văn viết cho thiếu nhi, qua một số tác
phẩm tiêu biểu như: Dế Mèn phiêu lưu ký, Ông trạng chuối, Trê và Cóc và qua các truyện trong hai tuyển tập là Tuyển tập Văn học thiếu nhi (2001) và
Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Tô Hoài chưa có một khóa luận hay
luận văn nào nghiên cứu sâu về vấn đề này Dù đây là lần đầu tiên ngiên cứu khoa học, tuy khả năng còn hạn chế, tác giả khóa luận đã cố gắng tìm hiểu các tài liệu, kế thừa những nghiên cứu trước đó để góp phần làm rõ vấn đề này
Hi vọng đây sẽ là đề tài có ý nghĩa với những ai quan tâm đến nhà văn Tô Hoài nói chung và thể loại truyện đồng thoại của ông nói riêng
Trang 123 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu chất dân gian qua một số truyện đồng thoại của Tô Hoài viết cho thiếu nhi
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những biểu hiện của chất dân gian trong truyện đồng thoại của Tô Hoài
5 Đối tượng và phạm vi ngiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Biểu hiện của yếu tố dân gian trong truyện đồng thoại của Tô Hoài
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài khảo sát qua một số truyện đồng thoại của
Tô Hoài như:
+) Ông trạng chuối, Nxb Kim Đồng (1986)
+) Truyện Trê và Cóc, Nxb Kim Đồng (1986)
+) Dế Mèn phiêu lưu ký, Nxb Thời đại (tái bản 2011)
+) Cái Cò cái Vạc (Truyện đọc lớp 2), Nxb Giáo dục (2009)
+) Một số truyện trong Tuyển tập văn học thiếu nhi như: Cái kiện của
lão Trê, Gấu ăn trăng, Nxb Hà Nội (1994)
+) Một số truyện trong cuốn Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Tô
Hoài như: Đám cưới chuột, O chuột, Đôi ri đá, Mụ ngan., Nxb Kim Đồng (tái
bản 2015)
6 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
Trang 137 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận triển khai gồm hai chương như sau:
Chương 1 Những vấn đề chung
Chương 2 Biểu hiện của chất dân gian trong truyện đồng thoại của Tô Hoài
Trang 14NỘI DUNG CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Giới thiệu về nhà văn Tô Hoài và truyện đồng thoại của Tô Hoài
1.1.1 Sơ lược về tiểu sử của nhà văn Tô Hoài
Tô Hoài sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 mất ngày 6 tháng 7 năm 2014, là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng Tên khai sinh của ông là Nguyễn Sen, ông sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh
Hà Đông (nay là Hà Nội) trong một gia đình thợ thủ công nghèo, tuy nhiên ông lại lớn lên và thực sự gắn bó với quê ngoại ở làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội) Ông có nhiều bút danh khác nhau như: Tô Hoài, Mai Trung, Duy Phương, Mắt Biển, Hồng Hoa, Vũ Đột Kích nhưng bút danh Tô Hoài được dùng nhiều nhất (đây là tên ghép của hai địa danh của quê hương ông là sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.)
Nhà văn Tô Hoài không đi học nhiều, ông chỉ học hết bậc Tiểu học sau đó ông lăn lộn kiếm sống và học trong trường đời Bước vào tuổi thanh niên ông
đã phải bươn chải với rất nhiều nghề để kiếm sống như: Dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn… cũng có những lúc thất nghiệp, cuộc sống vô cùng khó khăn, vất vả Khi đến với văn chương, ông nhanh chóng được người đọc chú
ý, đặc biệt là qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
Trước Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài đã tham gia các phong trào do mặt trận Dân chủ khởi xướng ngay ở quê hương ông Cũng trong thời gian này ông đã cho ra đời tác phẩm đầu tay của mình Năm 1943, Tô Hoài ra nhập Hội văn hóa cứu quốc
Sau Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài làm chủ nhiệm báo Cứu quốc Ông là một trong số những nhà văn đầu tiên tham gia phong trào Nam tiến và tham
Trang 15dự một số chiến dịch ở mặt trận phía Nam (Tây Nguyên, Nha Trang…) Năm
1946, ông được kết nạp vào Đảng Ông từng có khoảng thời gian dài lên sống
ở Việt Bắc và giữ nhiều vị trí khác nhau như: làm phóng viên báo Cứu quốc trung ương, thư kí tòa soạn Tạp chí Cứu quốc Ông là một người từng trải, đi công tác nhiều nơi và tham gia nhiều chiến dịch quan trọng ở Việt Bắc, Tây Bắc chính vì vậy mà ông có những tác phẩm hết sức đặc sắc về công cuộc chiến đấu và cuộc sống của những người dân khu vực miền núi phía Bắc Từ năm 1950, ông về công tác tại Hội nhà văn Việt Nam Trong Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957, Tô Hoài được bầu làm Tổng thư kí của Hội Từ năm
1958 đến năm 1980 ông tiếp tục tham gia Ban chấp hành, Phó Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam Từ Năm 1966 đến năm 1996 ông là Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội Ngoài ra Tô Hoài còn tham gia và giữ nhiều cương vị khác nhau trong các hoạt động xã hội khác như: Đại biểu Quốc hội khóa VII, phó chủ tịch Ủy ban đoàn kết Á- Phi, Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt- Ấn, ủy viên Ban chấp hành Hội hữu nghị Việt - Xô (cũ), giám đốc nhà xuất bản Kim Đồng Đến với con đường nghệ thuật từ cuối những năm ba mươi cho đến nay, Tô Hoài đã sáng tác được một số lượng tác phẩm đồ sộ (hơn 170 đầu sách) ở nhiều thể loại khác nhau như: tiểu thuyết, truyện ngắn, bút kí, hồi kí, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác Với những đóng góp to lớn cho nền Văn học nước nhà, vào năm 1996, ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1 năm 1996)
Nhìn chung, Tô Hoài là một người từng trải, sớm bước vào đời, vào nghề văn và sớm tham gia các hoạt động cách mạng Ông viết nhiều thể loại và thể loại nào cũng có những thành công nhất định
1.1.2 Quan niệm của nhà văn Tô Hoài về truyện đồng thoại
Tô Hoài chính thức vào nghề năm 1940 với truyện ngắn Nước lên Kể từ
đó đến khi dừng bút, ông đã có một khối lượng tác phẩm lớn, với nhiều thể
Trang 16loại khác nhau như: tiểu thuyết, truyện ngắn, bút kí, hồi kí, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác Các tác phẩm của ông dành cho nhiều đối tượng độc giả từ trẻ em cho đến người lớn
Viết và thành công trên nhiều thể loại khác nhau, nhưng truyện đồng thoại
là mảng sáng tác đặc biệt của nhà văn Tô Hoài dành cho thiếu nhi Ông là người luôn quan tâm đến các độc giả nhỏ tuổi và cũng là cây bút đầu tiên viết
về thể loại truyện đồng thoại
Dưới dạng trao đổi kinh nghiệm, Tô Hoài đôi lần phát biểu ý kiến về truyện đồng thoại Theo ông, truyện đồng thoại là một thể loại văn học dành cho thiếu nhi, lấy loài vật làm nhân vật, lúc nào cũng thích hợp Nhân vật trong truyện đồng thoại được nhân cách hóa trên cơ sở đảm bảo “không thoát
li sinh hoạt có thật của loài vật”, đồng thời không xa rời cái nhìn theo thói quen của các em Hình thức nhân hóa loài vật này đem lại cho thể loại khả năng diễn đạt những vấn đề của đời sống một cách hình tượng, ý vị Trong tôi viết đồng thoại: Dế Mèn, Chim Gáy, Bồ Nông, nhà văn cho biết lí do ông xây dựng hình ảnh chim gáy chưa đến tháng mười đã rủ nhau đi ăn đàn Ông muốn qua hiện tượng “đổi tính” đó để “ngầm” nói đến công cuộc làm ăn mới
đã tạo nên những thay đổi kì diệu cho nông thôn và đồng ruộng ở miền Bắc những năm 60 của thế kỉ trước Như vậy, chủ đề của Đàn chim gáy là thành tựu cuộc sống mới đã được Tô Hoài diễn tả qua hình thức đồng thoại, kể chuyện loài vật mà nói chuyện con người Ông bảo, đó là cách biểu hiện có việc, có ý nghĩ, phù hợp với khả năng tiếp nhận của các em Khi phát biểu điều này Tô Hoài đã có sự quan sát, nắm bắt kĩ đặc điểm tâm lí của các bạn đọc nhỏ tuổi Theo ông, lứa tuổi các em là lứu tuổi “ngồi trò chuyện với cái gốc cây, với con mèo, với nhành hoa cũng thích như với bạn.”
Thực ra, theo Tô Hoài, hình thức nhân hóa với sự vật trong nghệ thuật có tác dụng rộng rãi tới nhiều đối tượng khác nhau Vấn đề là, nghệ thuật nhân
Trang 17hóa phải đạt tới trình độ điêu luyện thì chuyện cái ghế biết cười, con mèo thủ thỉ trò chuyện, ông trăng biết nói,… đều gợi được những điều nghĩ ngợi, đúng đắn sâu xa cho bất cứ người đọc nào
Trong suy nghĩ của Tô Hoài, truyện đồng thoại là thể loại dành cho các
em Nhưng điều đó không có nghĩa là truyện đồng thoại xa lạ với bạn đọc người lớn Mỗi lứa tuổi đều tìm thấy ở đồng thoại những lợi ích tinh thần khác nhau Chúng tôi nghĩ, quan điểm này của Tô Hoài là có cơ sở, cho thấy nhà văn đã thấu được cái lẽ tồn tại của văn chương Rõ ràng, không thể tạo ra những giới hạn nhằm buộc tác phẩm xoay vần trong không gian đã định sẵn Những tác phẩm hay bao giờ cũng là tài sản chung của mọi người Nó vượt lên những giới hạn để vươn tới giá trị phổ quát Tô Hoài coi trọng điều này nên trong quá trình sáng tác truyện đồng thoại, ông đã tìm cách xử lí tốt vấn
đề độc giả của thể loại Ông viết như sau: “Đã đành, tác phẩm hay sẽ trở nên tác phẩm của chung mọi người Nhưng viết cho các em, trước nhất phải là của các em” Trên tinh thần đó, ông chỉ ra những yêu cầu mà một tác phẩm dành cho các em phải đạt được, đó là: nội dung giáo dục, nghệ thuật đẹp và vui, giàu tưởng tượng, giàu chất thơ, Tô Hoài kết luận: “Như vậy, đồng thoại là
loại truyện có cơ hội tung hoành nhất về những mặt đó.” (Tôi viết đồng thoại:
Dế Mèn, Chim Gáy, Bồ Nông)
Trong bài viết của mình Tô Hoài đã nói rõ quan điểm viết truyên đồng thoại của ông Tựu trung có ba khía cạnh cần lưu ý:
Thứ nhất, về nhân vật, ông “không thích viết cái ghế, cái bàn, đôi giày, những con vật vô tri thành đồng thoại Đối tượng yêu thích nhất của Tô Hoài
là các con vật gần gũi trong cuộc sống thường ngày Khi viết về chúng, ông luôn “dựa vào tâm lí thiếu nhi và sự quen biết thông thường xưa nay của các
em về loài vật”, “không đặt một con vật cốt để bạn đọc hiểu ngầm đấy là một
Trang 18con người, một giai cấp Khi miêu tả, ông cố gắng để cho nhân vật hiện ra một cách tự nhiên và dựa vào thói quen, phong tục để nhận xét chúng
- Thứ hai, về nội dung, ông không viết vì bâng quơ, vì muốn làm cho
lạ, mà “muốn đem vào đồng thoại một nội dung xã hội” Ý kiến này cho thấy, ngay từ khi mới vào nghề, ngòi bút Tô Hoài đã có thiên hướng đi về phía hiện thực, xa lạ với lối viết viển vông giang hồ kì hiệp vốn khá phổ biến thời bấy giờ Vấn đề là, ông quan tâm tới hiện thực nào trong biển đời mênh mông
này? Câu trả lời có trong Tự truyện: “Đời sống xã hội trong xã hội quanh tôi,
tư tưởng và hoàn cảnh của chính tôi đã vào cả trong những sáng tác của tôi Ý nghĩ tự nhiên của tôi bấy giờ là viết những sự xảy ra trong nhà, trong làng quanh mình” Sau này, khi đã trở thành nhà văn cách mạng, ngòi bút Tô Hoài càng có điều kiện hơn để gắn bó với hiện thực đời sống Từ những gì đã trải nghiệm, đã thân thiết, ông tái hiện lên trang viết của mình; hình thức dù có vẻ hoang đường (như đồng thoại) vẫn lấp lánh hình bóng cuộc đời với tất cả mọi buồn vui, được mất của cõi nhân sinh
- Thứ ba, trước năm 1945, Tô Hoài sử dụng hình thức đồng thoại là nhằm tránh lưỡi kéo kiểm duyệt của chế độ đương thời, bóng gió gửi gắm những tư tưởng yêu nước, yêu tự do Về điều này, ông viết như sau: “Trước kia, vì đế quốc cấm những sáng tác có những tư tưởng yêu nước – tư tưởng chính trị, chống đối, cho nên có truyện tôi viết lối bóng gió, ám chỉ, như
truyện Đám cưới chuột,…
Tóm lại, quan niệm về truyện đồng thoại nằm trong hệ thống quan niệm văn chương của Tô Hoài Từ những gì đã mô tả, chúng ta nhận thấy, Tô Hoài có một quan niệm sáng rõ, đồng thời biết chủ động một lối viết mà qua
đó vừa đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc nhỏ tuổi, vừa vươn tới được một đời sống văn hóa tinh thần cộng đồng Giá trị của quan niệm, suy cho cùng
Trang 19chính là đã góp phần tạo nên những tác phẩm hay làm rạng danh tên tuổi Tô Hoài, làm say mê độc giả xưa nay
Tô Hoài là một nhà văn lớn, một nhà văn tâm huyết với sự nghiệp sáng tác văn học Ông cũng là một trong những người có công đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền văn học thiếu nhi Việt Nam; là người mở đầu cho sự hình thành và phát triển thể loại truyện đồng thoại ở Việt Nam Nghe những chia sẻ về quan niệm viết truyện đồng thoại của ông, chúng ta có thể khẳng định thể loại truyện đồng thoại có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong các sáng tác cho thiếu nhi của Tô Hoài
Trong thể loại này tác phẩm đầu tiên phải kể đến là Dế Mèn phiêu lưu
ký Khi đến với tác phẩm người đọc được tiếp xúc với một thế giới côn trùng
vô cùng phong phú với muôn hình muôn vẻ và những tính cách khác nhau
Có thể nói qua thiên truyện này tài năng nghệ thuật của Tô Hoài được bộc lộ trên nhiều phương diện Bằng cách quan sát tinh tế về loài vật, kết hợp với những nhận xét thông minh hóm hỉnh, nhà văn đã lôi cuốn các em vào thế giới loài vật nhỏ bé, gần gũi và hấp dẫn qua hình ảnh của: Hai anh em kết nghĩa sống chết có nhau là Mèn và Trũi Bác xiến tóc trầm lặng lúc thì yêu đời, vì nghĩa lớn lúc lại chán đời bỏ mặc tất cả Chú Bọ Ngựa kiêu căng, ngạo mạn Chị Cào Cào duyên dáng, xinh đẹp Cóc huênh hoang, dở hơi Cậu chim Trả non có mẽ mà đầu óc lại rỗng tuếch Từ đời sống và tính cách của từng nhân vật, nhà văn bày tỏ quan niệm của mình về nhân sinh, về khát vọng chính đáng của người dân lao động, về cuộc sống bình yên, về lòng thương và
sự đoàn kết Bởi thế câu chuyện về chú Dế Mèn không chỉ có ý nghĩa dành cho trẻ em, mà còn cả cho người lớn và cho cả xã hội
Nhìn chung các sáng tác của Tô Hoài thuộc thể loại này có thể chia làm hai giai đoạn:
Trước Cách mạng Tháng Tám:
Trang 20Các tác phẩm tiêu biểu của ông trong thời gian này phải kể đến: Dế Mèn
phiêu lưu kí, Đám cưới chuột, Trê và Cóc, O chuột, Võ sĩ bọ ngựa, Một cuộc
bể dâu, Mụ Ngan, Mèo già hóa cáo, Hai con ngỗng, Ba anh em, Bốn con gà,
Dê và Lợn, Ông trạng chuối Khi đọc các tác phẩm này chúng ta có thể nhận
thấy tác giả thường viết về cái tốt đẹp, cái hay, cái thiện trong cuộc sống và bày tỏ mong muốn một cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho tất cả mọi người
Sau Cách mạng Tháng Tám:
Tiếp nối những thành công đã đạt được ở giai đoạn trước, Tô Hoài tiếp tục phát triển mảng đề tài này nhưng với một quan niệm mới, một cách nhìn mới về sự đổi thay, tươi sáng của tương lai đất nước Những truyện đồng
thoại tiêu biểu như: Cá đi ăn thề, Chim chích lạc rừng, Đàn chim gáy, Chẻo
bẻo đánh Quạ, Vện ơi là Vện, Những chuyện xa lạ, Ghi chép một ngày của Gà Nhép, Con mèo lười đã tái hiện bức tranh sinh động và bộc lộ được cái nhìn
ngỡ ngàng của tác giả trước cuộc sống mới
1.2 Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn xuôi hiện đại Việt Nam
Trong sự hình thành và phát triển nền văn học của một dân tộc, văn hóa dân gian đóng vai trò rất quan trọng Nhận xét về ảnh hưởng to lớn của văn học dân gian đối với văn học thành văn Việt Nam, từng có ý kiến nhận định như sau: “Văn học dân gian là cội nguồn, là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng nền văn học dân tộc Việt Nam Nhiều thể loại văn học viết được xây dựng và phát triển dựa trên sự kế thừa các thể loại văn học dân gian Nhiều tác phẩm, nhiều hình tượng do văn học dân gian tạo nên là nguồn cảm hứng, là thi liệu, văn liệu của văn học viết Nhiều nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc như Nguyễn Trãi , Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Phan Bội Châu, Nguyễn Bính, Hồ Chí Minh, Nguyễn Duy… đã tiếp thu có kết quả văn học dân gian để sáng tạo nên những tác phẩm văn chương ưu tú.”
Trang 21Từ nhận định này chúng ta có thể nhận thấy văn học dân gian chính là nền tảng của văn học viết, là nguồn tư liệu và nguồn cảm hứng sáng tạo vô hạn cho các nhà văn, nhà thơ
Văn học viết chịu ảnh hưởng của văn học dân gian về nhiều phương diện từ nội dung tư tưởng cho đến hình thức nghệ thuật
Về phương diện nội dung: Văn học dân gian cung cấp cho các nhà văn của mọi thời đại những quan niệm xã hội, đạo đức của nhân dân lao động, của các dân tộc Ngoài ra, nó còn cung cấp những tri thức hữu ích về tự nhiên, xã hội, góp phần quan trọng về sự hình thành nhân cách con người Nó bảo tồn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc như: truyền thống yêu nước, tinh thần hướng thiện, trọng nhân nghĩa, giàu tình thương…
Về phương diện nghệ thuật: Văn học dân gian cung cấp cho các nhà văn một kho tàng các truyền thống nghệ thuật dân tộc, từ ngôn ngữ đến các hình thức thơ ca, các phương pháp xây dựng nhân vật, hình ảnh, cách nói, các biện pháp tu từ, thể loại, chất liệu dân gian…
Chúng ta có thể nhận thấy sự tác động to lớn của văn học dân gian đối với văn học thành văn trong suốt quá trình từ khi văn học hình thành cho đến nay trên nhiều phương diện khác nhau Thời kì đầu văn học dân gian là chất liệu chủ yếu và là nguồn cảm hứng tự nhiên của các nhà văn, nhà thơ Nhưng dần về sau đó các tác giả không còn phụ thuộc quá nhiều vào các sáng tác dân gian mà họ đã tìm tòi, chắt lọc những kinh nghiệm, nghệ thuật phong phú của văn học dân gian để sử dụng vào mục đích và ý đồ nghệ thuật riêng của mình
để sáng tạo nên những tác phẩm đặc sắc có giá trị về nội dung, nghệ thuật và mang dấu ấn riêng của mỗi tác giả
Những ảnh hưởng của văn học dân gian với văn học viết đôi khi được thể hiện khá rõ trong các tác phẩm Những dấu hiệu đó chúng ta có thể nhìn thấy được, cảm nhận được, chẳng hạn các yếu tố hình thức, tư tưởng xã hội và
Trang 22quan điểm thẩm mĩ hoặc nguồn ca dao, tục ngữ, hay mô phỏng các âm điệu truyện cổ, sử dụng cấu trúc, mô típ của các thể loại truyện kể dân gian để sáng tạo ra các tác phẩm mới, hoặc bắt trước phong cách dân gian
Trong suốt tiến trình phát triển của nền văn học Việt Nam, từ khi mới hình thành chúng ta đã nhận thấy sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với các tác phẩm văn học của các nhà văn, nhà thơ lớn như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu Họ đã vận dụng nguồn ca dao, tục ngữ và thi pháp của văn học dân gian để sáng tác nên những bài thơ đậm đà chất dân gian Còn trong văn học Việt Nam hiện đại, các tác giả
là những nhà văn tên tuổi như: Tô Hoài, Phạm Hổ, Vũ Tú Nam, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Ngọc, Đào Vũ, Nguyễn Thi cũng luôn khẳng định vai trò to lớn của văn học dân gian đối với các sáng tác văn học Họ luôn tìm tòi, khám phá và đưa những chất liệu dân gian vào trong các tác phẩm của mình
Tóm lại, trong hơn mười thế kỉ hình thành và phát triển, bộ phận văn học thành văn Việt Nam đã gắn bó, song hành và chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học dân gian Việt Nam trên nhiều cấp độ và phương diện khác nhau Đồng thời chính các nhà văn nhà thơ đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng của các sáng tác dân gian Như vậy chúng ta có thể nhận thấy mối quan hệ và tác động qua lại giữa hai bộ phận văn học là mối quan hệ rất khăng khít và bền lâu
Trang 23nhiều thế hệ không chỉ trong nước mà cả các độc giả nước ngoài cũng yêu thích các sáng tác của ông bởi một bản sắc dân tộc rõ nét và đậm sắc thái Đồng thoại là truyện cho trẻ em, trong đó các loài vật và các vật vô tri được nhân cách hóa để tạo nên một thế giới thần kì, thích hợp với trí tưởng tượng của các em Tô Hoài là một trong số những nhà văn thực sự tâm huyết khi viết truyện phục vụ các bạn đọc nhỏ tuổi Ông là nhà văn có sở trường khi viết về thế giới loài vật Những loài vật gần gũi với cuộc sống của con người như: chó, mèo, lợn, ngan, chuột, dế mèn… trong sáng tác của Tô Hoài đều hiện lên chân thực, sinh động vô cùng Truyện đồng thoại của Tô Hoài thường gợi cho người đọc những liên tưởng kín đáo mà sâu sắc về nhiều vấn
đề của thế giới con người Các tác phẩm của ông thuộc thể loại này luôn có giá trị nghệ thuật độc đáo và giá trị giáo dục thấm thía đã tạo nên sức hấp dẫn đối với bao thế hệ độc giả
Trang 24CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA CHẤT DÂN GIAN
TRONG TRUYỆN ĐỒNG THOẠI CỦA TÔ HOÀI
2.1 Vay mượn và sáng tạo lại cốt truyện dân gian
Theo Lê Tiến Dũng: “Cốt truyện là hình thức tổ chức cơ bản nhất của truyện bao gồm các giai đoạn phát triển chính, các sự kiện chính và hành động chính trong tác phẩm.” [1, tr.30] Hay chúng ta có thể hiểu cốt truyện chính là toàn bộ những sự kiện được nhà văn kể trong văn bản tự sự mà người đọc có thể kể lại Cốt truyện là yếu tố quan trọng bậc nhất, không thể thiếu trong bất kì loại hình tự sự nào
Các nhà văn khi sáng tạo các tác phẩm của mình thường sẽ tự tạo ra những cốt truyện mới Dựa vào vốn hiểu biết lý luận và đời sống kết hợp với
sự tưởng tượng, hư cấu nhà văn sẽ xây dựng nên một cốt truyện mới theo quan niệm của mình Tuy vậy vẫn có những nhà văn sẽ dựa vào những cốt truyện, hình tượng nhân vật có sẵn trong các sáng tác dân gian để phát triển lên và tái tạo lại, bổ sung thêm viết thành những tác phẩm mới cho phù hợp với thị hiếu độc giả của thời đại ngày nay Có thể nói đây là một hoạt động sáng tạo đầy khó khăn và thử thách, bởi những truyện dân gian mà được các nhà văn lựa chọn khai thác để viết lại bao giờ cũng hay, cũng đặc sắc, nhà văn phải khéo léo lựa chọn và sáng tạo lại tác phẩm một cách hoàn hảo hơn
Trong lịch sử văn học Việt Nam, việc viết lại truyện dân gian đã diễn ra
từ thời trung đại Truyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ hay các truyện thơ nôm như: Trê Cóc, Thạch Sanh, Chàng Chuối chúng ta đều nhận
thấy có nguồn gốc từ dân gian Đến thời hiện đại, hoạt động này diễn ra tích cực hơn, có rất nhiều nhà văn đi theo phong cách sáng tác này, trong đó phải
kể đến các tác giả tên tuổi như: Tô Hoài, Vũ Tú Nam, Nguyễn Huy Tưởng,
Võ Quảng…
Trang 25Nói riêng về truyện đồng thoại, những tác phẩm được viết trên cơ sở cốt truyện dân gian chiếm số lượng không nhiều, nhưng đây là những tác phẩm có giá trị Nhà văn Võ Quảng viết 21 truyện đồng thoại được in trong
hai tập Những chiếc áo ấm và Bài học tốt Trong 21 truyện đó có đến một nửa
số truyện dựa vào cốt truyện dân gian (lấy từ nguồn truyện cổ tích loài vật) Nhà văn Võ Quảng cũng đi vào giải thích đặc điểm của loài vật như: vết rạn trên mai rùa, những vết vằn trên lưng hổ, mèo tắm khô, mắt cá giếc đỏ hoe, quá trình tiến hóa từ nòng nọc thành con nhái bén… Mặc dù mượn cốt truyện dân gian nhưng nhà văn đã sáng tạo lại các câu chuyện, làm cho các nhân vật
trong truyện đồng thoại hiện lên có tính cách Chẳng hạn như tác phẩm Bài
học tốt lấy cốt truyện từ Sự tích vết rạn trên mai rùa, kể về nhân vật Rùa đến
nhà Khỉ ăn giỗ, bị tai nạn Do nhà Khỉ ở trên cao nên Rùa phải ngậm vào đuôi Khỉ, để Khỉ kéo lên Nhưng khi gần lên đến nơi, thấy họ hàng nhà Khỉ ra chào, Rùa liền mở miệng ra để đáp lại nên bị rơi xuống đất, kết quả là Rùa bị
vỡ mai Còn truyện của Võ Quảng, tuy vẫn dựa vào cốt truyện dân gian nhưng ông đã xây dựng một tình huống khác, một hình ảnh khác về Rùa Theo truyện của nhà văn, chú Rùa thích đi đây đi đó để ngắm xem phong cảnh đất nước, nhưng do cái tính ngại đi, nên cậu ta viện hết lí do này đến lí
do nọ, nào là mùa hè thì nóng bức, mùa đông thì lạnh lẽo… không thể đi được Nhưng khi tới mùa thu, trời xanh gió mát, Rùa không còn lí do gì nữa nên đành phải lên đường Sau năm ngày hăng hái như có ai xô đẩy, Rùa lại cảm thấy mệt mỏi nên nhờ Ngựa đi hộ Nhưng thật không may cho Rùa, Ngựa chạy nhanh quá nên Rùa bị cành cây quăng quật ra xa, làm cho mai bị vỡ… Về nội dung, cả hai truyện đều giải thích nguồn gốc những vết dọc ngang trên mai rùa, đều giải thích rằng đó là dấu vết của tai nạn Nhà văn xây dựng hình tượng nhân vật Rùa có cá tính, có nội tâm và đặc biệt là nó còn có dáng dấp của một đứa trẻ hiếu động, thích đi đây đi đó, nhưng lại có tính hay
Trang 26ngại đi Hay như nhà văn Vũ Tú Nam cũng có nhiều tác phẩm dựa vào cốt
truyện dân gian để sáng tạo nên như truyện Gấu ăn trăng Nhưng trong số
những tác giả viết theo xu hướng này đáng chú ý nhất phải kể đến nhà văn Tô Hoài Đối với ông các tác phẩm văn học dân gian không chỉ đọc để thưởng thức mà bằng kinh nghiệm và tài năng của mình ông đã khai thác các giá trị dân gian trong đó để viết những tác phẩm mới mang dấu ấn của riêng mình
Các tác phẩm của ông được viết theo cốt truyện dân gian như: Ông Trạng
Chuối, Trê và Cóc, Cái kiện của lão Trê, Cái Cò cái Vạc…
Trước hết là tác phẩm Ông trạng Chuối, Tô Hoài viết truyện này vào khoảng năm 1940 - 1941 Viết Ông trạng Chuối, nhà văn đã sử dụng kết hợp nội dung của hai truyện dân gian nổi tiếng là truyện truyền thuyết Sơn Tinh
Thủy Tinh và truyện thơ nôm khuyết danh Chàng Chuối Ngoài các sự kiện và
diễn biến quen thuộc của câu chuyện Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh đã có
từ rất xa xưa trong dân gian, Tô Hoài còn dựa vào cốt truyện của truyện Chàng Chuối viết tiếp một câu chuyện li kì hấp dẫn về con trai Thủy Tinh
Khi nghe tin vua Hùng kén rể, Sơn Tinh và Thủy Tinh đều đến xin được hỏi Mị Nương về làm vợ Vì đến trước với đầy đủ lễ vật nên Sơn Tinh
đã giành phần thắng cưới được Mị Nương, còn Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ nên đã đem lòng căm hận Sơn Tinh Thủy Tinh nên kế hoạch trả thù nhưng lại bị thất bại thảm hại Sau khi bại trận trước Sơn Tinh, Thủy Tinh bị Sơn Tinh cho các thần sấm, thần sét rượt đuổi kì được vị vua của Thủy cung này Thủy Tinh trên đường chạy trốn Thiên Lôi, đã bị lạc vào cánh đồng xa
và gặp được một cô gái Thủy Tinh đẩy cửa chạy vào ôm chặt lấy nàng để cho Thiên Lôi sợ đánh nhầm người mà tha cho Nhờ sự cưu mang che chở của cô gái ấy mà Thủy Tinh đã thoát nạn, chàng đền ơn bằng cách tặng nàng một viên ngọc quý Nhưng cũng từ sau đêm mưa gió ấy, nàng mang thai và hạ
sinh được một con cá Chuối xinh xắn, biết nói tiếng người
Trang 27Lúc đầu tuy có sợ hãi, nhưng về sau nghĩ đây là con mình nên nàng không còn thấy sợ nữa, nàng đưa cá chuối vào chậu nước và nuôi Chuối khôn lớn “Chuối ngày một lớn, một đẹp Đầu chuối nổi vân hoa lên Khắp mình vảy vờn như mây bay Cái đuôi tròn xòe ra, to như chiếc lá vả, in hình từng
nan xương nhỏ tựa cái quạt điều vậy.”
Bà mẹ luôn giữ kín chuyện về đứa con kì lạ của mình Nhưng chẳng bao lâu, tin tức về con cá Chuối biết nói, khôn ngoan, lan truyền đi khắp nơi Người hiếu kì khắp chốn đổ về để xem, trong đó có ba chị em gái xinh đẹp con nhà ông quan tể tướng họ Triệu Sau cuộc gặp gỡ, chàng cá Chuối phải lòng người em út xinh đẹp hiền lành tên Hoa, chàng đêm ngày tương tư nhung nhớ và đã quyết tâm nhờ mẹ sang nhà nàng xin hỏi cưới Ông Triệu nghe xong lấy làm lạ, nhưng vì thương bà cụ lặn lội đường xá xa xôi nên vẫn gọi ba người con đến hỏi ý Hai cô chị đều tỏ ý dè bỉu, chê bai, riêng chỉ có cô
em út gật đầu ưng thuận Mặc dù rất giận con, nhưng ông Triệu vẫn không muốn ép buộc con, ông ra điều kiện: “Phải đem đến đầy đủ đồ sính lễ, ba mươi lạng vàng cực tốt cùng với năm mươi viên ngọc trai mò ở rốn bể Đông”
Người mẹ thì lo sợ vì nhà nghèo tìm đâu ra những thứ quý giá ấy, nhưng về phần Chuối thì lại hết sức bình thản và đã bảo mẹ lấy viên ngọc năm xưa cha tặng ra, nhờ nó đưa đường về Thủy cung Chỉ một ngày sau, Chuối đã có đủ sính lễ theo yêu cầu của quan tể tướng và đón nàng Hoa về làm vợ Chính đêm hôm cưới, Chuối đã hóa thân thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú trước sự ngỡ ngàng và vui mừng khôn xiết của mẹ và vợ Chuối Đến ngày giỗ mẹ vợ, Chuối dặn vợ cứ về nhà một mình rồi chàng sẽ theo về sau và không được nói với ai về chuyện chàng đã trút lốt cá chuối và trở thành người Khi quan khách đến tề tựu đông đủ, Chuối bước vào “mình vận áo lam, đầu đọi mũ đính từng tràng hạt ngọc quý, nét mặt tuấn tú, rõ ra đại gia công tử.” Triệu tể tướng vô cùng ngạc nhiên và mừng rỡ, sau đó ông mời thầy
Trang 28đồ về dạy học cho Chuối Với sự thông minh trời phú, chẳng bao lâu sau Chuối thi đỗ trạng nguyên Về phần hai cô chị đã không mừng cho hạnh phúc của em gái mà lại đem lòng ghen tị với em, nhân lúc Chuối đi đánh giặc đã hòng lập mưu hãm hại nàng Hoa Bọn họ rủ nàng đi đón Chuối trở về, khi qua sông, nhân lúc Hoa không để ý hai ả đã rắp tâm đẩy em xuống giữa dòng sông chảy siết Về nhà họ bảo rằng nàng bị nạn mà chết Trạng Chuối trở về thoạt đầu vô cùng choáng váng, hoảng hốt, nhưng thấy điệu bộ hai chị có phần khả nghi, chàng đã kín đáo điều tra Chàng Chuối nuốt ngọc, rẽ nước, bước xuống lòng sông Gặp lại vợ ở Thủy cung, Chuối nhận ra dã tâm của hai chị vợ, liền đặt vợ vào trong chiếc rương lớn đem về tặng hai con người gian ác kia Hai người chị vừa mừng rỡ, hí hửng mở rương ra, nàng Hoa liền bước ra, tươi cười chào hỏi Hai người chị độc ác vừa nhìn thấy em đã “bủn rủn, cúi gầm mặt, rồi ngã sụp xuống.” Được vợ chồng Chuối nhân hậu giúp đỡ nên họ đã thoát được tội chết, họ hối hận nhưng đã quá muộn “Hối hận đêm ngày đã dày
vò con người nham hiểm Rồi chẳng bao lâu, cả hai cùng chết.”
Truyện Ông trạng chuối được xây dựng chủ yếu từ cốt truyện Sơn Tinh
Thủy Tinh Với cốt truyện cơ bản của truyền thuyết là cuộc tranh tài kén rể
của Sơn Tinh và Thủy Tinh vốn đã rất quen thuộc với mọi người vì thế Tô Hoài không đề cập nhiều để không làm mất đi những hình ảnh đẹp trong tâm thức của người đọc Những chỗ ai cũng biết rồi thì không cần thiết phải viết lại nữa Ở đây, Tô Hoài đã sáng tạo bằng cách thay đổi và thêm vào các tình tiết mới, hơn nữa tác giả còn kéo dài cốt truyện đến đời con trai của Thủy Tinh Tác giả cũng xây dựng thêm các nhân vật mới là mẹ con Chuối, ông quan tể tướng họ Triệu và ba cô con gái xinh đẹp Khi nghiên cứu tác phẩm ta thấy có rất nhiêu chi tiết, tình tiết mới Chẳng hạn các lễ vật mà Vua Hùng yêu cầu hai chàng trai đã có sự thay đổi không còn là “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”, mà là những ngọc ngà, châu báu cả hai vị thần đều
Trang 29dễ dàng có được Nếu trước đây các lễ vật thách cưới của nhà vua đều là các sản vật của rừng núi, ý nhà vua đã ưu ái Sơn Tinh hơn, nhưng ở trong tác phẩm này chi tiết này đã được thay đổi, nó đã thể hiện sự công bằng với cả đôi bên Nhưng Thủy Tinh vẫn đến chậm, vẫn ôm hận và tiến hành giao chiến với Sơn Tinh để trả thù Nếu như trong truyền thuyết cuộc chiến giữa hai vị thần là sự hô phong hoán vũ bằng những phép thuật phi thường, thì ở đây tác giả đã miêu tả khá chi tiết về cuộc chiến và sáng tạo thêm những tình tiết mới Thủy Tinh ngoài việc hóa phép dâng nước lên cao còn huy động cả đội quân tinh nhuệ của Thủy cung nào là cá sấu, cá voi, rùa, lươn, chạch… đủ các vị anh hùng dũng tướng nhưng tất cả đều bị Sơn Tinh đánh bại Và điều đặc biệt
ở đây là khi cả đoàn quân bị đánh tan tác thì chính vị thủ lĩnh Thủy Tinh lại bị kẹt lại trên đất liền đến cơ sự bị Sơn Tinh sai thần sấm, thần sét truy lùng để diệt hậu họa Và rồi trong lúc tính mạng bị đe dọa, tưởng trừng như không thoát khỏi lưỡi búa của Thiên Lôi thì Thủy Tinh đã gặp được cô gái nghèo và được cô giúp đỡ nên đã tai qua nạn khỏi Đây chính là điểm mấu chốt trong
sự sáng tạo của Tô Hoài, nếu như trong truyền thuyết chỉ có chuyện Thủy Tinh thua cuộc rút chạy, thì ở đây tác giả đã tạo ra một cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ thú vị và đây cũng chính là nguyên do để tác giả tiếp tục sáng tạo kéo dài câu chuyện mãi về sau Ở phần sau của tác phẩm lại không hề nhắc đến câu chuyện thù hận của đời trước mà là một câu chuyện hoàn toàn mới về cuộc đời của con trai Thủy Tinh và cũng là phần trọng tâm trong tác phẩm của nhà văn Như vậy, ta có thể thấy được hàng loạt sự kiện được tô đậm, được miêu
tả kĩ lưỡng, hàng loạt sự kiện mới được đưa vào làm cho nội dung tác phẩm phong phú, sinh động hơn hẳn so với nguồn gốc ban đầu của nó Cốt truyện, dung lượng tác phẩm phình ra đồ sộ
Còn khi viết truyện Trê và Cóc, ông lại dựa vào nội dung của truyện
nôm cùng tên vốn lưu hành phổ biến trong dân gian mà viết lại Kế thừa
Trang 30truyện thơ nôm khuyết danh Trê và Cóc, vốn ra đời từ trong dân gian xa xưa,
nhà văn Tô Hoài đã diễn đạt lại câu chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi giản dị,
dễ hiểu, gần gũi với cuộc sống hiện đại ngày nay của các em nhỏ Từ truyện
Trê và Cóc đã quá quen thuộc với các em, bằng vốn sống phong phú và trí
liên tưởng thông minh của mình, Tô Hoài đã lí giải một cách hết sức tài tình, khéo léo về vấn đề tưởng trừng như khô khan này Ông giải thích lại câu chuyện này như sau: Vợ chồng nhà Cóc hiếm muộn, sau bao năm cầu tự mới
có con, hai vợ chồng vô cùng vui sướng và mong ngóng từng ngày những đứa con yêu quý của họ chào đời Đến ngày trở dạ, vợ Cóc sinh được một bọc trứng, “được năm hôm sau trứng nở ra một đàn nòng nọc” Giữa lúc hai vợ chồng nhà Cóc đang sống trong sự vui mừng khôn xiết thì bỗng một hôm ra thăm con thì “chẳng thấy một mống nào” Thì ra vợ chồng nhà cá Trê sống ngay ở hồ ấy cũng hiếm muộn con cái, tình cờ trông thấy đàn nòng nọc con
bé tí tẹo và “giống hệt những con trê nhỏ” đã động lòng tham, muốn chiếm lấy đàn nòng nọc mang về làm con của mình Thế là không ai bảo ai, chồng trước, vợ sau, hai vợ chồng nhà Trê dồn cả bọn “Trê con” quý giá ấy về nhà mình Trê càng ngắm càng thích vì “Hệt quá đi mất Cũng cái đầu to mà bèn bẹt Cũng cái đầu thon thon và chiếc đuôi nhỏ xíu Cũng hai ngạnh nhọn nhọn
ở hai bên sườn Và cái này mới càng đúng nòi Trê: làn da bồ hóng đen nhẫy Thật quả da Trê, mà lại da hắc Trê chính tông” Về phần gia đình nhà Cóc, Cóc biết Trê bắt trộm mất con mình liền hí hoáy làm đơn đi kiện Nhưng nha huyện Chạch lúc bấy giờ lại nhận hối lộ của vợ chồng nhà Trê nên chẳng những không minh xét mà còn lôi Cóc vào ngục cùm hai chân lại Mãi đến khi vợ Cóc nhờ ông trạng Chuối xử kiện thì gia đình nhà Cóc mới được đoàn
tụ
Trong tác phẩm này, Tô Hoài vẫn giữ lại những sự kiện, chi tiết then chốt của truyện dân gian Nhà văn đã viết lại truyện nôm này dưới một ánh
Trang 31sáng mới bằng cách gia tăng những chi tiết miêu tả đặc điểm và lời thoại của nhân vật nhằm mục đích xây dựng tính cách, những kiểu người khác nhau trong xã hội Cùng với đó, nhà văn xây dựng thêm các nhân vật mới và sáng tạo ra các tình tiết mới cho câu chuyện
Mở đầu tác phẩm, tác giả xây dựng khung cảnh làng quê yên bình trong một đêm mưa đầu mùa hạ, mấy bà cháu đang ngồi quây quần trò chuyện Từ việc nghe thấy tiếng ễnh ương kêu ngoài bờ ao, bà kể cho các cháu nghe chuyện con nòng nọc đứt đuôi Từ đây tác giả mới dẫn vào nội dung chính của câu chuyện Các nhân vật chính trong truyện vẫn được giữ nguyên, bên cạnh đó hàng loạt những cái tên mới được xuất hiện như: Ễnh Ương, cá Kình, ông trạng Chuối, vua Thủy Không chỉ vậy các nhân vật ở đây được tác giả quan sát tỉ mỉ và miêu tả kĩ lưỡng trên cả hai phương diện là miêu tả từ ngoại hình đến miêu tả hành động nhân vật giúp các nhân vật của ông hiện lên thật sinh động có tâm lí, tính cách rõ ràng Đây có thể coi là điểm khác biệt lớn nhất giữa tác phẩm của nhà văn với các sáng tác dân gian Trước tiên việc vợ chồng Cóc có con, đây không phải là một việc ngẫu nhiên mà nhờ sự thành tâm cầu cúng và chạy chữa khắp nơi của hai vợ chồng, hay như nhà Trê tuổi
đã cao mà cũng hiếm hoi là vì vợ chồng nhà này xưa nay có thói hống hách, ích kỉ, nên “bây giờ trẻ con không dám về nhà ấy nữa” Trong tác phẩm, tác giả xây dựng nhiều đoạn hội thoại khác nhau nhằm mục đích để các nhân vật thể hiện rõ đặc điểm tính cách của riêng mình Anh chàng Cóc là người biết yêu thương chăm lo cho vợ con, vợ đi xuống ao đợi ngày sinh nở, khi sinh xong đang tính lên bờ định về nhà báo tin cho chồng thì anh chàng Cóc vì sốt ruột lo cho vợ con đã đứng đợi vợ trên bờ từ bao giờ Hay khi biết tin mất con
“chồng Cóc xắn cao ống quần, lội quanh khắp bờ ao Bụi nào cũng dò, mô nào cũng tới… Chồng Cóc vừa lội bì bõm vừa rao: Chiềng làng chiềng nước,
có ai bắt được lũ con tôi lác thì cho tôi xin… Chiềng làng chiềng nước…”
Trang 32Khi phát hiện ra lũ con mình đã rơi vào tay vợ chồng lão Trê, chồng Cóc cương quyết cãi nhau tay đôi với lão Trê độc ác để đòi lại con “Cóc cứ tru lăn, tréo lộn ở đấy Cóc gọi con ầm ĩ” Nhưng anh ta là một người khôn khéo, liệu được tình hình nếu cứ ở đây ăn vạ thì chỉ bất lợi cho mình nên đã
về làm đơn kiện nhà Trê lên quan huyện Lại nói đến quan huyện, nếu như trong truyện dân gian là một ông quan huyện chung chung thì ở đây ta thấy quan huyện có tên tuổi rõ ràng đó là quan huyện Chạch Các nhân vật tham gia vào vụ kiện tụng này cũng có sự thay đổi đáng kể Trước tiên về phần nhà Trê, nếu như trong dân gian Trê bà phải đi chạy chọt đút lót qua nhiều cửa ải khác nhau mới đến được tay quan: bao nhiêu bánh kẹo, rượu ngon cho lão Chánh Quả, rồi lại đến lão Lý Ngạnh lại phải đôi con gà thì bọn chúng mới dẫn Trê bà lên biếu quan huyện cả mâm lễ hậu hĩnh Còn trong sáng tác của
Tô Hoài, lão Trê sai vợ đến ngay nhà cá Kình để cầu cứu Lễ vật ở đây không còn là rượu, bánh, xôi gà gì nữa mà là những thức ăn quen thuộc của những loài vật sống dưới nước đó là năm lạng giun đất Cá Kình là một tay khôn lõi đời, hắn đòi nhà Trê năm lạng giun để lão đút lót quan trên cho nhưng thực chất lão đã tự thưởng cho mình đến qúa nửa chỗ lộc đó, chỉ mang biếu quan trên phần còn thừa lại, vậy mà lão quan tham đã vội lóa mắt vì món lễ hậu Vậy là ở đây không còn Chánh Quả với Lý Ngạnh nữa mà thay vào đó là cá Kình một nhân vật khôn ngoan, giỏi luồn lách cửa quan Còn về phần nhà Cóc, tác giả xây dựng lên hình ảnh một chị Cóc đảm đang tháo vát và không kém phần thông minh Trong cảnh nhà cửa tan nát, con mất chồng bị lũ tham quan giam hãm, chị vợ không chịu để yên mọi chuyện “Vợ Cóc giậm chân xuống đất, rồi kêu khóc, nghiến răng kèn kẹt”, rồi vợ Cóc quả quyết đứng dậy
ra về xoay sở, lo toan mọi việc Chị ta thực không phải là một người đàn bà tầm thường, nếu như vợ Cóc trong dân gian chỉ biết khăn gói đi khắp nơi kêu khóc mong người thương tình giúp đỡ, thì chị Cóc của nhà văn Tô Hoài là
Trang 33người có đầu óc, có sự tính toán, chị ta “đi khắp các hang cùng ngõ hẻm, chỗ nào có họ nhà “hai chân hai tay mà nhảy chồm chồm” là chị cũng mò vào” Gặp Chẫu Chuộc và Ếnh Ương chị đánh giá ngay “bọn này vô tích sự, chỉ được cái ăn lo rồi kêu la thì to mồm lắm” không giúp ích được gì cho mình, rồi chị gặp được bác Ếch, tuy tự nhận mình không có tài cán gì giúp được nhà Cóc, nhưng Ếch đã chỉ giúp chị Cóc tìm đến nhờ vả anh Nhái Bén Nếu như trong truyện dân gian Cóc vợ gặp Ếch, được Ếch mách cho đến nhờ cậy ông
cử Nhái Bén, vậy là ông cử Bén đã giúp vợ chồng nhà Cóc giải được nỗi oan, thì ở đây tác giả xây dựng một loạt các đoạn hội thoại giữa Cóc vợ với Ếch và Nhái Bén giúp người đọc hình dung rõ ràng đặc điểm của từng nhân vật Anh chàng Nhái Bén của Tô Hoài “cũng đã nổi tiếng giỏi tay thầy cò thầy kiện” nhưng tác giả không để Nhái Bén giải quyết luôn mọi chuyện như trong truyện dân gian, Nhái Bén chỉ đường cho chị Cóc đến tìm ông trạng Chuối
“Ông trạng Chuối là một người danh tiếng Ông là một vị quan minh mẫn, công bằng và giỏi xử kiện” Chính ông trạng Chuối đã trả lại sự công bằng cho gia đình nhà Cóc được đoàn tụ và giúp chị Cóc hiểu rõ quy luật của cuộc sống, làm tất cả mọi người đều phải trầm trồ thán phục: “Nhà chị kia! Chị cũng quên cả luật lệ xưa nay ở họ nhà chị, khi sinh nở phải xuống đẻ dưới nước, mà trứng cóc nở ra con nòng nọc à.”
Tham gia vào việc làm mới các truyện cổ bằng cách thay đổi các tình tiết, Tô Hoài còn đưa ra cách kết thúc truyện mới Người vô tội sẽ được trả lại
sự công bằng, được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc bên nhau Còn những
kẻ tham lam, gian xảo, dối trá, độc ác sẽ bị trừng trị nghiêm minh Ở đây không chỉ có vợ chồng nhà Trê đáng bị xử tội mà cả một lũ quan tham vô lại cũng không thoát khỏi vòng luân lí Nếu như theo cốt truyện cũ tên quan huyện biết mình sai nhưng chỉ trả con cho nhà Cóc và bắt phạt vợ chồng Trê thì ở đây chính tên quan sừng sỏ ấy cũng bị quan trên là ông trạng Chuối