1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết miền tây của tô hoài

58 619 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 709,61 KB

Nội dung

Vì thế, nghiên cứu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài giúp chúng ta hiểu đúng và cảm thụ tốt tác phẩm của ông là việc làm khoa học cần thiết và ý nghĩa... Điểm l

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thiện khóa luận này, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, tổ bộ môn Văn

học Việt Nam và ThS Nguyễn Phương Hà – giáo viên trực tiếp hướng dẫn

tôi hoàn thành khóa luận này

Do khả năng còn hạn chế và thời gian có hạn, chắc chắn khóa luận không tránh khỏi những thiếu xót, chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự đóng góp của các thầy, cô và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2014

Sinh viên

Dương Thị Hạnh

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu

của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của ThS Nguyễn Phương Hà và không

hề có sao chép, trùng lặp với bất kỳ công trình, tài liệu nào khác Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, tháng 05 năm 2014

Sinh viên

Dương Thị Hạnh

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp của khóa luận 5

7 Cấu trúc của khóa luận 5

NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 6

1.1 Thế giới nghệ thuật 6

1.2 Tô Hoài – Hành trình sáng tác và phong cách nghệ thuật 7

1.2.1 Cuộc đời 7

1.2.2 Sự nghiệp sáng tác 9

1.2.3 Phong cách nghệ thuật 11

1.3 Vị trí của tiểu thuyết Miền Tây trong sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài 14

CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT MIỀN TÂY CỦA T Ô HOÀI 16

2.1 Khái niệm nhân vật 16

2.2 Các loại hình nhân vật 17

2.2.1 Những con người nghèo khổ, bất hạnh 17

2.2.2 Những con buôn vụ lợi 20

2.2.3 Những người đại diện cho Cách mạng, Chính phủ 23

Trang 4

CHƯƠNG 3: CÁC BIỂU HIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU

THUYẾT MIỀN TÂY 26

3.1 Cốt truyện và kết cấu 26

3.1.1 Cốt truyện 26

3.1.2 Kết cấu 28

3.2 Ngôn ngữ 30

3.2.1 Ngôn ngữ đối thoại mang đậm khẩu ngữ sinh hoạt 30

3.2.2 Ngôn ngữ độc thoại 35

3.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 37

3.3.1 Miêu tả ngoại hình 37

3.3.2 Miêu tả tâm lí 41

3.4 Không gian và thời gian nghệ thuật 44

3.4.1 Không gian nghệ thuật 44

3.4.2 Thời gian nghệ thuật 47

KẾT LUẬN 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tô Hoài là nhà văn có vị trí đặc biệt trong nền văn học Việt Nam hiện đại Ông cầm bút từ khoảng những năm 40 của thế kỉ XX, nhanh chóng trưởng thành và trở thành cây bút gạo cội của văn xuôi hiện đại Trải qua những mốc lịch sử quan trọng của đất nước, hành trình lao động nghệ thuật của Tô Hoài vẫn tiếp tục cho đến bây giờ Với sức sáng tạo không ngừng, Tô Hoài đã tạo ra một khối lượng tác phẩm đồ sộ mà ít nhà văn nào sánh kịp Sáng tác của Tô Hoài phong phú đa dạng về thể loại: truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, hồi kí, kịch bản phim… Ở thể loại nào ông cũng đạt được thành tựu rực rỡ và tạo được phong cách riêng

Tác phẩm của Tô Hoài tập trung ở một số đề tài lớn: vùng quê ngoại thành Hà Nội, miền núi Tây Bắc – Việt Bắc trong kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội, sáng tác cho thiếu nhi, chân dung và hồi ức Trong đó, miền núi là đề tài mà nhà văn rất tâm huyết Có thể kể đến hàng loạt tác phẩm như:

Truyện Tây Bắc, Họ Giàng ở Phìn Sa, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ… tiêu biểu

là tiểu thuyết Miền Tây Bằng vốn sống, vốn hiểu biết cùng với khả năng

quan sát và cảm nhận tinh tế của mình, Tô Hoài đã tái hiện hết sức sinh động bức tranh thiên nhiên và đời sống con người miền núi Qua ngòi bút của nhà văn, các phong tục tập quán cũng như những nét văn hóa đẹp đẽ của người miền núi Việt Bắc nói riêng và Tây Bắc nói chung như hiện lên trước mắt và

để lại ấn tượng trong lòng độc giả

Tô Hoài là tác giả văn học được giảng dạy, học tập trong nhiều cấp ở nhà trường của chúng ta hiện nay: Đại học, Cao đẳng, THPT, THCS Vì thế,

nghiên cứu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài giúp

chúng ta hiểu đúng và cảm thụ tốt tác phẩm của ông là việc làm khoa học cần thiết và ý nghĩa

Trang 6

2 Lịch sử vấn đề

Tô Hoài là một trong số các tác giả lớn của nền văn học Việt Nam Với phong cách nghệ thuật đặc sắc, ông đã khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn Hơn bảy mươi năm lao động nghệ thuật, ông cho ra đời hơn 160 đầu sách ở nhiều thể loại khác nhau như: truyện ngắn, tiểu thuyết, tự truyện, kí, truyện thiếu nhi, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác Nhiều tác phẩm của ông

được giới nghiên cứu phê bình văn học quan tâm chú ý như: Truyện Tây Bắc, Cát bụi chân ai, Quê người, Quê nhà… Đặc biệt phải kể đến tiểu thuyết Miền Tây

Tiểu thuyết Miền Tây ra đời năm 1967, là tác phẩm thuộc hệ thống các

sáng tác về đề tài miền núi của Tô Hoài Mặc dù là đứa con sinh sau nhưng

Miền Tây vẫn gặt hái những thành công nhất định Tiểu thuyết đã đoạt được

giải thưởng Hoa sen của Hội nhà văn Á Phi năm 1970 và được giới chuyên môn đánh giá cao

Trong Lời giới thiệu tuyển tập Tô Hoài, GS Hà Minh Đức khẳng định: “Miền Tây là một tác phẩm có giá trị đánh dấu một thành tựu quan

trọng của Tô Hoài về đề tài miền núi… Ông chú ý nhiều đến đặc điểm dân tộc của người H’mông từ phong tục tập quán sở thích đến diễn biến tâm lý của các nhân vật”

Điểm lại lịch sử nghiên cứu về tác giả và tác phẩm của Tô Hoài, tác giả

Khái Vinh trong bài Đọc Miền Tây đăng trên báo Nhân dân ngày 25/5/1969 cũng cho rằng: “Miền Tây là cuốn tiểu thuyết viết sinh động có nhiều chương

tả cảnh hấp dẫn đặc biệt là những chương miêu tả về các phiên chợ Phìn Sa trước Cách mạng, về phong tục tập quán của đồng bào của các dân tộc vùng

cao… Đọc Miền Tây người ta bị thu hút bởi thiên nhiên và phong tục, tập

quán của đồng bào miền núi”

Trang 7

Tác giả Nguyễn Văn Long trong bài Tô Hoài và một phong cách tiểu

biết kỹ càng và nhiều mặt về các dân tộc ở Tây Bắc, tác giả đã khai thác nhiều tư liệu lịch sử, chính trị, quân sự, với ý đồ dựng lại sự vận động của lịch sử qua những biến đổi của cuộc sống, con người ở vùng Phìn Sa Cuốn tiểu thuyết trình bày những bức tranh đối lập của hai thời kì xưa và nay trong cuộc sống và số phận những con người miền núi ở một vùng xa xôi (…) Đọc

Tô Hoài người đọc tiếp xúc với vô số phong tục, tập tục từ sinh hoạt trong gia đình, trong nhà, đến những sinh hoạt cộng đồng, lễ hội, ma chay, cưới hỏi…

ở rất nhiều vùng, từ làng quê ven thành, vùng đồng bằng Bắc Bộ đến vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi, cả ở những xứ sở xa xôi ngoài biên giới Bất cứ nhà dân tộc học, xã hội học nào cũng mong có được một vốn hiểu biết cực kỳ phong phú sinh động như của nhà văn Tô Hoài”

Với GS Phan Cự Đệ trong bài Tô Hoài với Miền Tây đăng trên báo Văn nghệ (số 268) cho rằng: “Miền Tây phần nào thể hiện được đặc điểm

phong cách Tô Hoài, bao giờ cũng cố gắng gắn liền chất liệu thực với màu sắc lãng mạn, trữ tình thơ mộng trong tác phẩm của mình… Tô Hoài đã cố gắng tạo cho các nhân vật của mình có một thứ riêng, ngôn ngữ phản ánh tính

cách… Trong tiểu thuyết Miền Tây, ta bắt gặp một thứ ngôn ngữ trong sáng,

giàu hình tượng của quần chúng được nâng lên ở một trình độ nghệ thuật mới”

Nhà văn Nguyễn Công Hoan trong bài Trau dồi tiếng Việt chú ý đến việc sử dụng ngôn ngữ trong tiểu thuyết Miền Tây: “Theo dư luận mà tôi

lượm lặt được ở phần lớn độc giả cuốn Miền Tây của Tô Hoài thì trong

ngành truyện nhỏ và truyện dài của ta mấy chục năm nay chưa có một tác phẩm nào viết bằng văn xuôi mà gọt dũa tỉ mỉ từng chữ, từng câu làm cho những trang phảng phất một chất thơ mà nhiều bài thơ còn thua xa” [10, 520]

Trang 8

Gần đây trong một số khóa luận, luận văn đã đề cập tới tiểu thuyết

Miền Tây của Tô Hoài:

Vũ Thị Thanh trong Khóa luận tốt nghiệp với đề tài Bản sắc văn hoá

miền núi trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài đã khai thác vấn đề bản sắc

văn hóa miền núi, đồng thời cũng đề cập khái quát về một số nhân vật chính

và nhân vật phụ trong tác phẩm

Như vậy, nhìn lại lịch sử nghiên cứu tác phẩm của Tô Hoài đã có rất

nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về tiểu thuyết Miền Tây ở các phương

diện ngôn ngữ nghệ thuật, thế giới nhân vật… Tuy nhiên, những bài viết này chủ yếu là những đề cập riêng biệt, lẻ tẻ, có tính chất khai phá, gợi mở Kế

thừa những người đi trước, chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài Thế giới nghệ

thuật trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài với mục đích chứng minh, làm

rõ hơn vấn đề trên, góp phần khẳng định phong cách nghệ thuật độc đáo cũng như những thành công về thể loại tiểu thuyết của Tô Hoài

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Với đề tài này, tác giả khóa luận hướng đến các mục đích sau:

Tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài

trên các phương diện: nhân vật, cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng nhân vật, không gian, thời gian

Thấy được vị trí và những đóng góp quan trọng của Tô Hoài đối với quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Khóa luận đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau:

Tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài

Chỉ ra một số phương diện nghệ thuật thể hiện thế giới nghệ thuật trong

tiểu thuyết Miền Tây

Trang 9

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Như tên gọi của đề tài, chúng tôi đi sâu tìm hiểu: Thế giới nghệ thuật

trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài Trong đó, người viết tập trung vào

hai phương diện cơ bản: Thế giới nhân vật và một số phương diện về hình

thức nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, phạm vi mà chúng tôi

khảo sát là tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài (Tuyển tập Tô Hoài (Tập 2),

Nhà xuất bản Văn học, 1987)

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong khóa luận này, người viết chủ yếu sử dụng các phương pháp: Phương pháp thống kê

Phương pháp phân tích, bình giảng

Phương pháp tổng hợp, khái quát

6 Đóng góp của khóa luận

Góp phần khẳng định tài năng và sự sáng tạo trong tư duy nghệ thuật của Tô Hoài

Đóng góp thiết thực vào việc giảng dạy, học tập các tác phẩm của Tô Hoài trong nhà trường

7 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, nội dung khóa luận được triển khai thành

ba chương:

Chương 1: Những vấn đề chung

Chương 2: Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài Chương 3: Các biểu hiện nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây

Trang 10

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Thế giới nghệ thuật

Nhà văn Seđrin quan niệm: “Tác phẩm văn học là một vũ trụ thu nhỏ,

mỗi sản phẩm nghệ thuật là một thế giới khép kín trong bản thân nó” Nói

cách khác, một tác phẩm toàn vẹn phải xuất hiện như một thế giới nghệ thuật

Belinxki cũng từng nhận xét: “Mọi sản phẩm nghệ thuật đều là một thế giới

riêng mà khi đi vào đó thì ta buộc phải sống theo các quy luật của nó, hít thở không khí của nó”

Theo giáo trình Lí luận văn học, tác giả Trần Đình Sử cho rằng:

“Thế giới nghệ thuật là văn bản hình tượng – văn bản nội tại của văn

bản ngôn từ Gọi thế giới nghệ thuật là văn bản bởi các hình tượng có tính chất kí hiệu, có khả năng biểu hiện một phức hợp ý nghĩa – tư tưởng nhất định mà người ta cần đọc từng bộ phận, chi tiết để nhận ra Gọi bằng thế giới nghệ thuật bởi vì đó là cấu tạo đặc biệt, có sự thống nhất không tách rời, vừa

có sự phản ánh thực tại, vừa có sự tưởng tượng sáng tạo của tác giả, có sự khúc xạ thế giới bên trong nhà văn

Thế giới nghệ thuật là một thế giới kép: thế giới được miêu tả và thế giới miêu tả Thế giới được miêu tả gồm nhân vật, sự kiện, cảnh vật…Thế giới miêu tả là thế giới của người kể chuyện, người trữ tình Hai thế giới này gắn kết không tách rời như hai mặt của một tờ giấy Tuy nhiên chúng không thể liên thông” [9, 81]

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,

Nguyễn Khắc Phi cho rằng:

“Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ

thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của tác giả, một trào

Trang 11

lưu) Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lí của con người, mặc dù nó phản ánh các thế giới ấy” [4, 302]

Có thể thấy, thế giới nghệ thuật trong văn học phản ánh vũ trụ và con người theo cách riêng của nó Nhà văn – người nghệ sĩ muốn khẳng định tài năng, cá tính riêng của mình thì phải tạo ra được thế giới nghệ thuật riêng Nó bao gồm không gian, thời gian riêng, quy luật tâm lí và quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng… và xuất hiện một cách ước lệ trong sáng tác nghệ thuật Như vậy, mỗi thế giới nghệ thuật ứng với quan niệm riêng về thế giới, cắt nghĩa về thế giới, giúp ta hình dung tính độc đáo về

tư duy nghệ thuật và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ

Mặt khác, văn học lấy chất liệu là hiện thực khách quan song mỗi nhà văn lại có cái nhìn và cảm nhận khác nhau Vì thế, mỗi tác phẩm sẽ là một thế giới nghệ thuật riêng, nó đặt ra nhiệm vụ cho người tiếp nhận là phải tìm hiểu

để có thể bước vào thế giới của tác phẩm Có thể kể đến các yếu tố biểu hiện của thế giới nghệ thuật như: không gian, thời gian nghệ thuật, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu…

Khi nghiên cứu bất kì một tác phẩm văn học nào, việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật là điều cần thiết Nó sẽ giúp người đọc phần nào hiểu được quan niệm nghệ thuật, ý đồ, mục đích sáng tạo của tác giả Vì thế, tìm hiểu thế giới

nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài cũng không nằm ngoài

Trang 12

Ông sinh trưởng trong một gia đình thợ thủ công nghèo Bút danh Tô Hoài cũng xuất phát từ hai địa danh sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức (quê ngoại nhà văn)

Thuở nhỏ, Tô Hoài chỉ được học hết tiểu học rồi sớm trở thành anh thợ cửi như bao thanh niên khác Sau đó, ông phải kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau: bán hàng, dạy học tư, coi kho, kế toán hiệu buôn… trải qua những ngày tháng thất nghiệp tủi nhục không một đồng xu dính túi Cuộc sống khổ

cực được Tô Hoài tái hiện qua cuốn Tự truyện bằng nỗi xót xa và cay đắng:

“Ngày ngày tôi cuốc bộ vào thành phố tha thẩn ở các vườn hoa Tôi xem kiến

bò đến tận hôm tôi có thể phân biệt rạch ròi ra từng loại kiến xây tổ khác nhau” Chính hoàn cảnh xuất thân, cuộc sống khó khăn của gia đình… đã tác

động sâu sắc đến Tô Hoài khiến ông có sự đồng cảm với những số phận bé nhỏ, kiếp người lao động vất vả trong xã hội Đồng thời, đây cũng là những kiến thức thực tế trong những trang viết đầy tính chân thực của nhà văn sau này

Tô Hoài đến với nghề văn hết sức tự nhiên Ông viết văn bằng vốn sống trực tiếp với sự thôi thúc từ bên trong của tâm hồn chứa chan cảm xúc

Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn trong bài Tô Hoài và những nghiêm chỉnh của kiếp phù du khẳng định: “Cảm tưởng như bao nhiêu kinh nghiệm hàng

ngày, trước sau đều được nhà văn đưa hết vào trang giấy Ông sống để viết

và phải viết, như phải ăn phải uống” Tô Hoài viết rất nhiều, dường như

những câu chuyện của ông không bao giờ vơi cạn Càng viết, nhà văn càng chứng tỏ năng lực của mình, sự hăng say và sáng tạo

Tô Hoài sớm tham gia hoạt động chính trị Trước cách mạng tháng Tám, ông tham gia Hội Văn hóa cứu quốc, hoạt động tuyên truyền Việt Minh, viết báo bí mật Sau năm 1945, Tô Hoài làm báo Cứu quốc – cơ quan của Tổng bộ Việt Minh Tháng 10 năm 1946, ông được vinh dự đứng trong hàng

Trang 13

ngũ của Đảng Cộng Sản Từ đây ông càng tham gia tích cực hơn vào các hoạt động cách mạng Năm 1957, Tô Hoài được bầu làm Tổng thư kí của Hội, rồi giữ chức chủ tịch Hội Văn nghệ Việt Nam Không chỉ có vậy, ông còn tham gia các hoạt động xã hội khác như: đại biểu Quốc hội khóa VII, Phó chủ tịch

ủy ban đoàn kết Á – Phi, Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Ấn, Ủy viên Ban Chấp Hành Hội hữu nghị Việt – Xô Chính quá trình tham gia hoạt động cách mạng và giữ nhiều trọng trách khác nhau đã giúp Tô Hoài gắn bó khăng khít hơn với quần chúng nhân dân đặc biệt là người lao động Vốn hiểu biết cùng với sự từng trải đó đã trở thành nguồn tư liệu quý giá cho cuộc đời viết văn của ông sau này

Tô Hoài vinh dự được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996

+ Tiểu thuyết: Quê người (1941)

Sáng tác của Tô Hoài thời kì này tập trung vào hai mảng đề tài: truyện đồng thoại về loài vật và truyện về nông thôn trong cảnh đói nghèo

Truyện viết về loài vật của Tô Hoài có một vị trí đặc biệt quan trọng

trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tác phẩm đầu tay Dế mèn phiêu lưu ký

là một thành công xuất sắc của Tô Hoài, khẳng định vị trí của ông trên văn đàn Viết về loài vật, Tô Hoài tìm đến hình thức sáng tác đồng thoại Ông đã

Trang 14

viết về thế giới loài vật trong cảm quan sinh hoạt, phong tục như đời sống của con người

Bên cạnh truyện viết về loài vật, đề tài miêu tả cảnh đói nghèo của người dân ở vùng ven Hà Nội, sống bằng nghề dệt thủ công, cũng được nhà văn đã miêu tả chân thật và sinh động Cuộc sống cùng quẫn bế tắc của những những người nông dân, thợ thủ công quanh năm lam lũ, điêu đứng vì miếng cơm manh áo, phiêu bạt nơi đất khách quê người Có thể kể đến những tác

phẩm như: Nhà nghèo, Ông Cúm bà Co, Xóm Giếng ngày xưa…

Với cái nhìn khách quan, chân thực, mỗi tác phẩm của Tô Hoài đều là minh chứng phản ánh cuộc sống nghèo đói, lạc hậu bấp bênh của người dân nghèo trước Cách mạng Qua đó, Tô Hoài đã khẳng định được vị trí của một nhà văn hiện thực Ở đề tài nào và đối tượng phản ánh nào, thế giới nghệ thuật của ông đều thấm đượm tính nhân văn

 Sau cách mạng tháng Tám

Cách mạng tháng Tám đánh dấu một bước chuyển biến trong tư tưởng

và sáng tác của Tô Hoài Ông đã nhanh chóng nắm bắt kịp thời các vấn đề mới của đời sống và sáng tác thành công ở nhiều thể loại khác nhau:

+ Truyện ngắn: Núi cứu quốc (1948), Xuống làng (1950), Truyện Tây Bắc (1953), Khác trước (1957), Vỡ tỉnh (1962), Người ven thành (1972), Người một mình (1998)…

+ Truyện thiếu nhi : Tuyển tập Văn học thiếu nhi, tập I & II (1999)

+ Tiểu thuyết: Mười năm (1957), Miền Tây (1967), Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (1971), Đảo hoang (1976), Những ngõ phố, người đường phố (1980), Quê nhà (1981), Họ Giàng ở Phìn Sa (1984), Nhớ Mai Châu (1988)

+ Kí: Đại đội Thắng Bình (1950), Nhật kí vùng cao (1969), Lăng Bác

Hồ (1977), Tự truyện (1978), Hoa hồng vàng song cửa (1981), Cát bụi chân

Trang 15

ai (1992), Chuyện cũ Hà Nội (1998), Chiều chiều (1999), Ba người khác

(2006)…

+ Tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác: Một số kinh nghiệm viết văn của tôi (1959), Người bạn đọc ấy (1963), Sổ tay viết văn (1977), Nghệ thuật

và phương pháp viết văn (1997)

Giai đoạn này, Tô Hoài không bó hẹp nội dung và đối tượng phản ánh trong phạm vi của một vùng dân nghèo ngoại thành Hà Nội mà ông còn hướng đến một không gian rộng lớn hơn Đó là cuộc sống của nhiều lớp người, nhiều vùng đất khác nhau, nổi bật nhất là miền núi Tây Bắc Tô Hoài viết về Tây Bắc không chỉ bằng tài năng nghệ thuật, vốn sống phong phú, mà còn bằng cả tình yêu đằm thắm thiết tha như chính quê hương mình Tiêu biểu

cho mảng sáng tác về đề tài miền núi có thể kể đến: Núi cứu quốc, Truyện Tây Bắc và đặc biệt là tiểu thuyết Miền Tây

Không chỉ thành công ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết, Tô Hoài

còn đạt được thành tựu đặc sắc ở thể kí và hồi kí: Cát bụi chân ai, Nhật kí vùng cao, Lên Sùng Đô, Tự truyện… Qua các tác phẩm, người đọc nhận ra

nhà văn đã đặt đời sống vào điểm nhìn cá nhân, cái nhìn về đời sống về con người được dân chủ hóa

Tóm lại, toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài đã khẳng định được vị trí và tài năng nghệ thuật của ông trước hiện thực của cuộc đời mới Ông xứng đáng là một tấm gương trong sáng trong lao động nghệ thuật, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

1.2.3 Phong cách nghệ thuật

Hoàn cảnh gia đình, xã hội, bản thân đã đưa Tô Hoài đến với nghề văn Ông cho rằng văn học có khả năng nói được những điều giản dị của đời sống xung quanh, những trải nghiệm cơm áo hàng ngày Mọi chuyện vui buồn trong đời sống sinh hoạt đều được nhà văn chuyển tải lên trang giấy Bạn bè,

Trang 16

hàng xóm… đều có thể bắt gặp câu chuyện, lời nói của họ trong sáng tác của

ông Bởi “người ta nói thế nào tôi cứ theo thế mà xào xáo thành văn… tôi biết

rất rõ tiếng này chính ngày trước ai hay nói, bà tôi, mẹ tôi, ông hàng xóm…”

[8, 152] Ông luôn có ý thức sâu sắc học tập lời ăn, tiếng nói của quần chúng nhân dân lao động

Trong khi các nhà văn hiện thực quan niệm tiểu thuyết phải là sự thực ở đời, phản ánh đời sống qua xung đột giai cấp, quan hệ giàu nghèo thì sáng tác của Tô Hoài chủ yếu vẫn nhìn con người ở góc độ đời tư Họ là những người lao động nhỏ bé, giản dị gắn với cuộc sống đời thường Theo Tô Hoài, con người trước khi là một ai đó thì trước hết phải là chính mình với tất cả những

gì mà tạo hoá đã ban tặng; cũng vui buồn, đau khổ, hạnh phúc, cũng có mặt tốt và mặt xấu Ông không chỉ nêu ra những thói hư tật xấu của con người mà còn gián tiếp khẳng định ẩn sâu trong mỗi con người luôn có mặt tốt đẹp làm

nền tảng đạo đức Điều đó được phản ánh qua tác phẩm Quê người Nhân vật

Thoại đánh liều ra đồng bắt trộm chó không thành nên vợ chồng con cái đùm

dúm dắt nhau đi lang bạt nơi đất khách quê người Lão lái Khế (Khách nợ)

hạch sách, dọa nạt, moi tiền con nợ bằng nhiều mẹo vặt, nhưng lão vẫn còn nhận ra cảnh cùng kiệt của nhà Hương Cay Rõ ràng, con người tha hóa trong văn Tô Hoài không hoàn toàn biến chất

Con người trong sáng tác của Tô Hoài hiện lên như những số kiếp tự nhiên, dường như muôn thuở họ phải đối mặt với những chuyện mưu sinh, cơm áo gạo tiền… Viết về những kiếp người lao động nhỏ bé, bình dị xung quanh cuộc sống của mình, nhà văn dường như am hiểu tâm lý, tư tưởng tình cảm của họ Những câu chuyện, con người đó hiện lên sinh động, sắc nét

trong trang văn của Tô Hoài Đó là thân phận của bà lão Vối (Mẹ già) buộc

lòng nhẫn nhục sống nương nhờ vào con Đó là số phận khổ cực của anh

Duyện (Nhà nghèo) quanh năm điêu đứng vì miếng cơm manh áo

Trang 17

Khi viết về những người chiến sĩ hoạt động cách mạng, Tô Hoài cũng ít khi lí tưởng hóa vẻ đẹp ngoại hình hoặc phẩm chất tính cách mà dưới ngòi bút của ông họ vừa có phẩm chất, vừa có thói tật, vừa có cái xấu, cái tốt như một con người bình thường Họ cũng chỉ là những con người giữa đời thường, cũng vất vả, cũng nhút nhát… Vì thế, nhân vật trong văn Tô Hoài rất bình dị,

thân thuộc với độc giả Có thể kể đến nhân vật Nghĩa (Miền Tây), A Châu (Vợ chồng A Phủ), Đức Xuân (Núi cứu quốc)…

Viết về thế giới loài vật, những trang văn được Tô Hoài miêu tả cũng rất gần gũi, đời thường Ông viết về chuồn chuồn kim, gi đá, dế mèn, chim chóc… Đó những con vật bé nhỏ, “xoàng xĩnh” nhất nhưng nó rất gần gũi với cuộc sống sinh hoạt của con người, mang tính cách, số phận như con người

Đó là mụ Ngan trong tác phẩm cùng tên, tính nết vô tâm đần độn quá, tranh

ăn với cả lũ con thơ; là Gà mái (Một cuộc bể dâu) vừa là “một người đàn bà

giỏi giang (…) Một bậc mẹ hiền gương mẫu” Vợ chồng Gi đá (Đôi Gi đá)

chăm chỉ không quản gió mưa, cần mẫn “làm nhà” trên cây hồng bì

Bên cạnh đó, Tô Hoài cũng chú ý miêu tả cuộc sống sinh hoạt, những phong tục quen thuộc của từng vùng quê, từng gia đình, từng con người Ông

ít tập trung vào những mâu thuẫn xã hội mang tính đối kháng quyết liệt, mà đi sâu phản ánh cuộc sống sinh hoạt với những phong tục, tập tục nơi chôn rau cắt rốn Đó cũng là nơi những người nông dân, thợ thủ công cùng ở một làng cùng làm một nghề, cùng quan tâm đến những buồn vui, tốt xấu trong cuộc sống theo quy luật tự nhiên của nó Trong văn Tô Hoài luôn lưu giữ một kho kiến thức về phong tục tập quán của người Việt, nếu tước bỏ đi ý nghĩa phong

tục thì tác phẩm sẽ không còn vẻ hấp dẫn vốn có nữa Đó là nạn tảo hôn (Vợ chồng trẻ con), ma chay, cưới xin (Quê người), tục cướp vợ, cho vay lãi, trình ma (Vợ chồng A Phủ), phạt vạ (Cứu đất cứu Mường), tục đấu vật, bắn

nỏ (Nỏ thần)…

Trang 18

Không chỉ có vậy, thiên nhiên trong văn Tô Hoài cũng được miêu tả như trong cuộc sống thực Đó không chỉ là hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ với

những màu sắc rực rỡ của cỏ cây hoa lá (Miền Tây, Nỏ thần, Đảo hoang…),

mà còn là hình ảnh thiên nhiên dữ dội, khắc nghiệt, đem đến không ít những

hiểm nguy cho con người (Miền Tây, Nhớ Mai Châu…)

Bằng sự cảm thông, lòng yêu mến đối với những con người sống xung quanh mình, Tô Hoài đã khá tinh tế và sâu sắc khi phản ánh cuộc sống và con người đời thường trong mỗi trang viết Qua các tác phẩm của mình, nhà văn

đã thể hiện cách nhìn về đời sống, cách nhìn nhận về con người tạo nên quan niệm nghệ thuật về hiện thực đời thường; quan niệm nghệ thuật về sinh hoạt, phong tục Điều đó đã tạo nên phong cách nghệ thuật Tô Hoài

1.3 Vị trí của tiểu thuyết Miền Tây trong sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài

Tiểu thuyết Miền Tây ra đời năm 1967 Lúc bấy giờ, miền Bắc bước

vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành xây dựng xã hội chủ nghĩa làm hậu phương vững chắc cho miền Nam đấu tranh giành độc lập Tác phẩm

kể về gia đình bà Giàng Súa và những người dân ở Phìn Sa thuộc miền núi Tây Bắc Nhân vật chính là bà Giàng Súa Chồng chết khi đi phu cho quan,

bốn mẹ con bị hàng xóm cho là có ma nên hắt hủi, xua đuổi phải dắt díu nhau

chạy trốn vào rừng sống chui lủi Cách mạng thành công, bà Giàng Súa trở về được sống trong tình thương và sự đùm bọc của làng xóm, Đảng, Chính phủ

Bà tự hào vì sự trưởng thành của các con Thào Khay trở thành y sĩ, là một cán bộ gương mẫu của Đảng, giữ trọng trách trong châu ủy Châu Yên Thào

Mỵ được cử xuống Hà Nội học y, cống hiến và phục vụ nhân dân, Tổ quốc

Trước cách mạng, cuộc sống của người dân ở miền núi thường được các nhà văn thi vị hóa Dưới ngòi bút của họ, cuộc sống trên những vùng cao

là một thế giới riêng biệt, khác hẳn với chốn phồn hoa đô thị Đó là một thế giới đầy mơ mộng vớ những cô gái dân tộc xinh đẹp, thuần hậu, những phiên

Trang 19

chợ tình đầy sức hấp dẫn Với tiểu thuyết Miền Tây, Tô Hoài đã cho người

đọc thấy thế giới mơ mộng ấy chính là nơi chứa đầy những hủ tục, tục lệ lạc hậu Trong đó bọn cường hào, thống lý ra sức bóc lột áp bức nông dân Bằng vốn sống phong phú cùng sự hiểu biết sâu sắc về đồng bào miền núi, nhà văn dùng ngòi bút kịch liệt lên án các hủ tục, tục lệ lạc hậu, thối nát ở miền núi, đồng thời phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp ở các vùng cao trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội Đồng thời qua tiểu thuyết

Miền Tây, Tô Hoài cũng khẳng định vai trò, sức mạnh của Cách mạng đã làm

thay đổi cuộc sống tăm tối, tù túng của người đồng bào miền núi, giúp họ thoát khỏi những quan niệm, hủ tục lạc hậu để xây dựng cho quê hương, đất nước

Trang 20

CHƯƠNG 2 HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT

TRONG TIỂU THUYẾT MIỀN TÂ Y CỦA TÔ HOÀI

2.1 Khái niệm nhân vật

Có thể thấy, nhân vật là yếu tố trung tâm thuộc cấu trúc của tác phẩm văn học Nó có vai trò quan trọng trong việc tái hiện hiện thực xã hội và thể hiện tư tưởng của tác phẩm Nhân vật còn là nơi nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mỹ của chính bản thân mình về con người

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,

Nguyễn Khắc Phi cho rằng:

Nhân vật văn học là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm

văn học Nhân vật văn học có thể có tên riêng cũng có thể không có tên riêng… thể hiện quan niệm nghệ thuật và liên tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người Vì thế nhân vật luôn gắn chặt với chủ đề của tác phẩm Nhân vật văn học được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi chi tiết các loại Đó là mâu thuẫn nội tâm của nhân vật, mâu thuẫn giữa nhân vật này với nhân vật kia, giữa tuyến nhân vật này với tuyến nhân vật khác Cho nên nhân vật luôn luôn gắn liền với cốt truyện” [4, 235]

Khái niệm nhân vật còn được định nghĩa trong giáo trình Lí luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên)

“Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó

không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ

là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách… và cần chú ý thêm rằng: thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm, hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là những sự vật, loài

Trang 21

vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con người, được dùng như những phương thức khác nhau để thể hiện con người” [3, 159]

Như vậy, nhân vật văn học là sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Do đó, khi tìm hiểu về tác phẩm thì yếu tố cần xem xét trước tiên đó chính là nhân vật

2.2 Các loại hình nhân vật

2.2.1 Những con người nghèo khổ, bất hạnh

Hiện thực đời sống được phản ánh dưới cái nhìn chủ quan của người nghệ sĩ bộc lộ cảm xúc, tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả trước các vấn

đề đó Viết về người nông dân, mỗi nhà văn lại phản ánh những vấn đề khác nhau: cái đói, cái nghèo, sự phân biệt giai cấp… Nam Cao chú ý tới sự tha hóa của con người, Ngô Tất Tố phản ánh nạn sưu thuế, hủ tục ở làng quê Việt Nam Nguyễn Công Hoan miêu tả đời sống hiện thực, những mặt trái của xã hội bằng tiếng cười châm biếm, đả kích Kim Lân phản ánh việc phu phen đồn điền, vấn đề cái đói… Còn với Tô Hoài, ông phản ánh cuộc sống cơ cực vất vả của người nông dân, đặc biệt là người dân miền núi với những hủ tục lạc hậu ở vùng cao Tây Bắc

Có thể thấy, hình ảnh người nông dân miền núi trong sáng tác của Tô Hoài là những con người chịu nhiều bất hạnh, khổ cực, là nạn nhân của những

hủ tục lạc hậu… Tất cả những điều đó khiến họ không thể ngóc đầu lên được, cuộc sống quẩn quanh nghèo đói, bế tắc tuyệt vọng Viết về những nhân vật của mình, Tô Hoài đặc biệt quan tâm đến số phận những người phụ nữ Nếu

trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã cho người đọc thấy được cuộc đời số phận

của Thúy Kiều – một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn nhưng phải chịu mười lăm năm lưu lạc; thì ở văn học hiện đại, ta bắt gặp hình ảnh chị Dậu – một người phụ nữ đảm đang, hiền lành chịu thương chịu khó, yêu chồng thương con, nhưng vì không đủ tiền đóng sưu thuế khiến gia đình chị phải tan đàn xẻ

Trang 22

nghé, hạnh phúc chia lìa… Nỗi khổ đau của người phụ nữ dường như trải dài

vô tận Còn trong mảng sáng tác về đề tài miền núi, Tô Hoài cũng nói lên nỗi

đau thương, khổ cực của người phụ nữ Nhân vật bà Ảng trong truyện Cứu đất cứu Mường là một người con gái đẹp nức tiếng của núi rừng Lợi dụng

quyền thế quan châu, quan lang đã chiếm đoạt và khiến bà có thai, chúng còn bắt nộp phạt mười hai đồng bạc trắng Không có tiền, bà Ảng đành phải dứt ruột bán đi đứa con trai lớn để lấy tiền nộp phạt Nỗi đau của một người mẹ, nỗi khổ của một người phụ nữ một mình nuôi con khiến cuộc đời bà luôn bị nhấn chìm trong tăm tối và cơ cực Nói đến người phụ nữ trong sáng tác của

Tô Hoài không thể không kể đến nhân vật Mỵ trong truyện Vợ chồng A Phủ

Mỵ là một cô gái đẹp, có tài thổi sáo: “Trai đến đứng nhẵn cả chân vách

buồng Mỵ (…) Có biết bao người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo My”

Cuộc đời bất công bởi vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ đã biến cô thành con dâu gạt nợ nhà thống lý Pá Tra Từ một người con gái vui tươi, hồn nhiên,

tràn đầy sức sống, Mỵ trở nên “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, “Ở lâu

trong cái khổ, Mỵ quen khổ rồi”

Miêu tả số phận cùng cực của những người phụ nữ trong xã hội, Tô Hoài xây dựng thành công hình ảnh nhân vật bà Giàng Súa Đó là một người phụ nữ nghèo khổ bất hạnh Gia đình bà đang sống yên ổn, hạnh phúc thì tai họa ập xuống Người chồng phải bỏ dở công việc ruộng nương để đi tải thuốc phiện cho quan, bị ngã xuống núi và vĩnh viễn không bao giờ trở về Những

khó khăn vất vả chưa qua thì xảy ra tin đồn cho rằng nhà Giàng Súa có ma

Nỗi đau mất chồng chưa nguôi ngoai, sự nghi ngờ của người làng khiến bà

khiếp sợ đến nỗi “tưởng mình có ma thật” Bà từng nghe người ta mách muốn

giải ma thì ngậm hòn đá ba mươi đêm Bằng sự cả tin của một người phụ nữ

bà Giàng Súa đã làm theo Vì sợ hãi khi bị quan đồn và người làng dọa giết,

mẹ con bà phải bỏ nhà vào rừng sâu trốn thoát Ở trong rừng không dám gặp

Trang 23

mặt ai, bà khao khát được nói chuyện được nghe âm thanh của cuộc sống:

“Những tiếng xa xôi ngoài núi tranh chen chúc những làng xóm xa kia đã làm

cho người tù trong rừng càng khát nghe” Ước mơ nhỏ nhoi là: “Thèm nghe tiếng gà lợn kêu điếc tai, con bò rung chuông, con ngựa lọc cọc trên đá Tiếng ai đương gọi vọng ra nương” mà không thể thực hiện được Tô Hoài đã

diễn tả sự xót thương của mình đối với thân phận, cuộc sống những người phụ

nữ bất hạnh

Cuộc sống của người dân ở miền núi thường gặp nhiều khó khăn, vất

vả Thêm vào đó, trình độ hiểu biết của người dân còn thấp và lạc hậu Vì thế,

họ vừa là nạn nhân của cường quyền, thần quyền, vừa là nạn nhân của chính

mình Qua tiểu thuyết Miền Tây, Tô Hoài thể hiện sự xót thương của mình

cho người dân nghèo khổ, cả đời bị những hủ tục, sự mê tín đè lên vai Những thủ đoạn bóc lột của bọn thống lý, quan đồn khiến cuộc sống của những người nông dân hiền lành trở nên cùng cực bế tắc Chủ tịch Tỏa kể câu chuyện về

cuộc đời của ông khi chưa được Cách mạng soi rọi: “Cả nhà, cả xóm đều là

người hầu quan (…) Còn sót ai không bị đi tù thì phải đời này sang đời khác, chia nhau đi hầu nhà thống lý như người ở nợ (…) Nhà Tỏa từ đời ông, đã bị quan bắt xóa họ Vừ nhà mình, đổi sang họ Mùa làm người nhà quan rồi đem

về bắt làm nghề đúc cày” [2, 310] Tỏa là người có tài Hơn ba mươi tuổi, ông

đã thạo tay nặn khuôn bằng người thợ cả nhất lò Những sản phẩm ông làm ra

“ai nhìn cũng phải sướng mắt” Vậy mà, vì phận đi ở cho thống lý nên những

đồ vật ông làm ra đều là của nhà quan Quan thống lý đã bóc lột mồ hôi, nước mắt của người dân lao động, họ không chỉ làm ra của cải mà còn tạo ra danh tiếng cho nhà quan Cuộc sống của họ lại do người khác làm chủ Ngày đêm vất vả cực khổ làm giàu cho quan mà vẫn chưa yên Chúng âm mưu bắt vợ Tỏa nên đã tống ông vào nhà giam Với bản tính thật thà, lương thiện, Tỏa

nghĩ mình có tội nên mới phải vào tù Ông an ủi vợ: “Ta là đầy tớ nhà quan,

Trang 24

không đứa nào hại nổi ta đâu!” Sự tàn ác, dã man của nhà tù khiến ông bị

mất hai ngón tay vì “bị buộc thừng vào hai đầu ngón tay suốt ngày đêm”

Không lâu sau khi vợ chết, Tỏa được thả tự do Ông lại trở về tiếp tục việc đúc cày cho nhà quan và sống trong cảnh gà trống nuôi con Đó là những dòng tâm sự rất chân thật của một người cha chất chứa bao sự vất vả hi sinh cho con, cho gia đình khiến người đọc không khỏi xót xa ngậm ngùi và kính trọng người nông dân như thế

Tóm lại, trong tiểu thuyết Miền Tây, cuộc sống mỗi người nông dân là

một câu chuyện, một mảnh đời khác nhau Tất cả cùng chung một số phận chịu sự bóc lột của bọn nhà quan, sự tồn tại của những hủ tục luôn là gánh nặng đè lên vai khiến họ không thể thay đổi được cuộc sống của mình Đó là người ở nợ, gái góa, gái trốn chồng phải đến nương nhờ cửa quan, những người dân khi có việc đến nhà thống lý phải nộp tiền lễ “rửa cửa”, người đi đường mà nghe hươu kêu thì cho rằng gặp điều xấu, người mới đi xa về gặp nhau mà khóc thì sẽ gặp điều không tốt lành… Tô Hoài đã chỉ ra những hạn chế trong nhận thức của người dân miền núi Mặt khác, nhà văn thể hiện tình yêu thương, sự cảm thông sâu sắc trước những con người cơ cực Họ chính là nạn nhân của cường quyền và thần quyền Từ đó, nhà văn lên tiếng bênh vực cho những con người thấp cổ, bé họng trong xã hội, tố cáo lên án chế độ xã hội cùng với những hủ tục đã khiến cho cuộc sống của người dân bần cùng, không lối thoát

2.2.2 Những con buôn vụ lợi

Trong tiểu thuyết Miền Tây, bên cạnh việc khắc họa những người dân

nghèo khổ, bất hạnh, hình ảnh con buôn vụ lợi cũng được Tô Hoài thể hiện một cách rõ nét Với người nông dân, nhà văn dành những tình cảm yêu thương, cảm thông Ngược lại, ông đả kích, lột trần bộ mặt xấu xa, đê tiện của giai cấp thống trị, bọn con buôn trong xã hội cũ Những thống lý, thống quán,

Trang 25

quan châu, gian thương đều là bọn sâu mọt đục khoét nhân dân Ông không trực tiếp dùng ngôn ngữ đả kích trực tiếp mà dùng ngòi bút tố cáo, vạch mặt,

phơi bày bản chất của bọn chúng

Xây dựng hình ảnh con buôn, gian thương, mở đầu tác phẩm, Tô Hoài

đã phơi bày cho người đọc thấy: chuyện tranh ăn cướp mồi cướp của của các chủ ngựa, chủ hàng Bọn chúng dùng mọi thủ đoạn, mánh khóe để có thể đạt được mục đích của mình Vì muốn cướp khách, chủ ngựa Đèo đã làm thuốc giết chết cả hai con ngựa tốt nhất của của ông Tòng Biết tin đó, khách Sìn không thuê ông Tòng nữa mà thuê ngựa của lão Đèo chở hàng lên Phìn Sa

Tô Hoài đã khéo léo, chỉ bằng một vài chi tiết khái quát làm nổi bật

ngoại hình nhân vật khách Sìn Đó là một người hiện lên với dáng vẻ “béo

trắng những mỡ, mồm ông ấy cười đầy răng vàng” khiến người đọc hình

dung về một con buôn béo tốt, tham lam Sìn biết lợi dụng cơ hội buôn bán

kiếm lời ở mảnh đất Phìn Sa, nơi mà hắn nghĩ là: “có tiền chảy đến, kiếm

được gấp trăm những chuyến hàng ngon ăn khác” Vì thế, năm nào cứ gần

dịp phiên chợ Tết, hắn lại mang hàng lên bán kiếm lời Sự tính toán, hám lợi của Sìn còn thể hiện ở việc mang hàng lên Phìn Sa chỉ để lấy chuyến, việc mua các thứ ở đó đem đi mới là việc buôn quan trọng Hắn bán toàn những

thứ quen thuộc như: muối, dầu hỏa, diêm, hạt tiêu, các loại kim và chỉ mầu

hay mũ dạ, ô đen, đèn pin… ai cũng thích nhưng ít ai sắm được bởi vì nó rất đắt Cùng với việc bán đắt, Sìn thu mua mọi thứ mà người dân đem đến chợ

với mục đích kiếm lời: “người ta bán như đổ của đi Cả một bộ xương hổ,

xương khỉ đem đổi được có một bát muối” Tất cả thuốc phiện, gạc hươu, gạc

nai, xương hổ, mật gấu, xương thú, mật ong, da hổ, da báo, sợi lanh, củ tam thất, sa nhân, hoàng liên già… đều được hắn mua lại với giá rẻ mạt Người nông dân biết mình bị Sìn ép giá nhưng cũng không làm khác được bởi cả đời

họ chỉ trông thấy có hắn là người buôn, vả lại họ cũng không biết bán cho ai

Trang 26

Dưới sự giúp đỡ của quan thống lý, Sìn không chỉ vơ vét hàng hóa mà còn có được những người đi tải hàng không công cho mình Người nông dân miền núi không chỉ bị bóc lột về của cải, mà còn bị bóc lột cả sức lao động, thậm chí mất cả tính mạng vì đi tải hàng cho Sìn

Trong tiểu thuyết Miền Tây, không chỉ nhân vật ông Sìn là người vụ

lợi, tham lam, mà ngay cả bọn quan thống lý, thống quán… cũng bộc lộ sự tham lam bằng việc bóc lột sức lao động của người dân để làm giàu cho mình

Cả nhà cả xóm Sóa Tỏa đều là người hầu quan như người ở nợ Lợi dụng tâm

lý người dân biết Sóa Tỏa có tay nghề giỏi, làm được nhiều đồ tốt nên thống

lý đã tăng giá khiến mọi người phải đem gà, đem tiền đến, quỳ lạy để được mua dao, mua cày Như thế, quan thống lý không chỉ bóc lột sức lao động của người nông dân mà còn tận dụng tài năng của họ để làm giàu cho bản thân

Mặt khác, Tô Hoài còn khắc họa tính cách tham lam, vơ vét của giai cấp thống trị qua việc để nhân vật Giàng Súa và chủ tịch Tỏa hồi tưởng về quá khứ Theo lời kể của ông, ngày trước ở Phìn Sa có phong tục phá bãi hoang Người Xá, người Mèo cùng đi phát lau, phát bụi làm nương chung, sau

đó trồng trọt để đánh dấu đất có người ở Nhưng rồi bao nhiêu bãi khai hoang,

có ruộng đất của họ đều rơi vào tay quan quân, thống lý Kí ức đó cũng được khắc sâu trong tâm trí của bà Giàng Súa Khi còn con gái, bà cùng mọi người trong làng thường tụ tập để phát hoang rồi trồng trọt Đến mùa, cả làng tập trung thu hoạch rồi ăn uống, vui chơi và chia thành phẩm lao động Niềm vui

của họ chưa kéo dài được bao lâu thì các quan bến bãi đến và bảo rằng: “Đất

rừng ở đâu cũng đất rừng của vua quan”, nên bao nhiêu hoa màu thu được

bọn họ đều phải nộp hết cho quan Chưa thỏa mãn, bọn chúng còn yêu cầu

người dân nếu “săn được lợn cỏ phải đem biếu thịt, được gấu thì nộp chiếc

mật, được hổ, được sơn dương thì quan bảo lính đến khiêng bộ xương” Đã

vậy, chúng còn cho người đến kiểm tra xem bộ xương có đủ bốn hòn bánh

Trang 27

chè hay không Còn được miếng thịt nào ngon thì họ phải đem nộp cho thầy

cúng Không bỏ công sức, lũ quan ngang nhiên chiếm đoạt cướp trắng công sức, mồ hôi nước mắt của người dân không một chút mảy may thương xót

Miêu tả giai cấp thống trị, con buôn, Tô Hoài đã lên án, tố cáo bản chất

xấu xa, hèn hạ coi đồng tiền là trên hết Với tiểu thuyết Miền Tây, nhà văn

luôn thể hiện được cái nhìn khách quan, ngòi bút sắc sảo của một cây bút hiện thực gạo cội Các tầng lớp, giai cấp đều hiện lên chân thực, sống động tự nhiên Vì vậy, bức tranh miền núi Tây Bắc hiện lên đầy sức sống, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc

2.2.3 Những người đại diện cho Cách mạng, Chính phủ

Một điểm đặc biệt có thể coi là khá mới trong sáng tác sau Cách mạng của Tô Hoài là sự xuất hiện của kiểu nhân vật những người đại diện cho Cách

mạng, Chính phủ Người đọc bắt gặp hình ảnh A Châu trong Vợ chồng A Phủ, Đức Xuân trong Núi cứu quốc…

Trong tiểu thuyết Miền Tây, Tô Hoài xây dựng hình tượng nhân vật

cán bộ Nghĩa Anh đại diện cho Đảng, đưa người dân đến với Cách mạng Nghĩa đã đem lại ánh sáng cho mẹ con bà Giàng Súa khiến họ không phải

sống chui lủi trong rừng nữa: “Đã bao năm, bây giờ mới lại có ngày đứng

giữa quãng trống, được trông thấy nắng từ sáng đến chiều” Từ đây bà Giàng

Súa được sống giữa tình thương của mọi người, cùng dân bản làm việc, xây dựng quê hương đất nước

Sau khi giành được quyền làm chủ ở Tây Bắc, Nghĩa cùng mọi người bắt đầu công cuộc xây dựng làng bản để tiến lên chủ nghĩa xã hội Thấu hiểu

sự thiếu thốn cũng như mơ ước của những người dân nơi đây “có những

người cả đời không biết hạt muối”, Nghĩa cùng với mọi người dưới Châu Yên

mang dầu hỏa và muối lên bản để phục vụ nhu cầu của bà con Cùng sống và gắn bó với người dân nơi đây, Nghĩa càng thấy mình yêu mảnh đất Tây Bắc

Trang 28

nhiều hơn Anh đã từng tưởng tượng ra câu chuyện thuở bé làm con nuôi người Mèo để làm cho cán bộ với nhân dân đoàn kết thân thiết và nguyện đem sức mình phục vụ nhân dân, đồng bào

Xây dựng hình tượng chiến sĩ Cách mạng, Tô Hoài không lí tưởng hóa nhân vật mà ngược lại ông luôn để nhân vật hiện lên chân thật, tự nhiên nhất với những buồn vui, băn khoăn, trăn trở Nghĩa vốn quê ở Phú Thọ, cha mẹ đã mất, anh em mỗi người một phận, anh lên công tác Tây Bắc từ lâu Là người của Cách mạng, của Chính phủ Nghĩa sống và cống hiến hết mình, không dám nghĩ tới hạnh phúc cá nhân Anh hăng hái tham gia các hoạt động: xây dựng khu mậu dịch, tiếp xúc, vận động người dân… chứng tỏ Nghĩa là người

tự tin tràn đầy nhiệt huyết, trách nhiệm, song đứng trước tình yêu thì chàng trai này nhiều khi vẫn băn khoăn Anh biết Thào Mỵ yêu mình, nhưng lại

không dám đáp lại tình cảm trong sáng hồn nhiên ấy “Mỵ có lòng yêu Nghĩa

(…) Nghĩa bồi hồi Nỗi bồi hồi của người trai được yêu Nhưng Nghĩa lại buồn ủ ê” “Mỗi lúc chợt bắt gặp Mỵ nhìn, Nghĩa không còn tự nhiên được (…) Nhưng Nghĩa đã nghĩ mỗi việc của mình đều có ảnh hưởng xấu tốt đến cách mạng, không thể vô trách nhiệm, cả trong tình yêu” Qua những suy

nghĩ đó ta thấy trong công việc Nghĩa là một người nhanh nhẹn, năng động còn trong tình yêu dường như anh vẫn còn nỗi băn khoăn khó giải quyết Như vậy, với Cách mạng, Nghĩa luôn làm trong trách nhiệm của mình, anh đã cống hiến hết tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp đổi mới ở miền núi Tây Bắc

Cùng với nhân vật Nghĩa, ta thấy Tô Hoài còn xây dựng những nhân vật đầy nhiệt huyết, sức trẻ như Thào Khay, Thào Mỵ, Khúa Ly… Sau khi mẹ con bà Giàng Súa được Nghĩa đưa về khu du kích, Thào Khay tham gia đội

du kích Khi Tây Bắc được giải phóng, anh đi học y sĩ, mang trong mình niềm tin về Cách mạng trở về phục vụ quê hương đất nước Thào Khay hăng hái tham gia chữa bệnh cho mọi người, anh đến từng ngõ xóm, bản làng, thân

Trang 29

tình, gần gũi, tâm sự và nói chuyện vệ sinh phòng bệnh, giới thiệu cơ sở điều trị ở trạm xá sắp mở Anh chữa khỏi bệnh cho con trưởng thôn Pàng, vận động bà con về làm trạm xá, nhà kho… Thào Khay đã tạo được niềm tin cho mọi người về Cách mạng, từ đây họ hăng hái tham gia xây dựng quê hương Anh trở thành niềm tự hào của mọi người khi anh được bầu vào ban chấp hành châu đảng bộ – đồng chí châu ủy Tiếp bước anh, Thào Mỵ được cử xuống Hà Nội học y, Khúa Ly trở thành bí thư chi đoàn… Họ đều là những người trẻ tuổi, nhiệt tình, tiếp bước truyền thống thế hệ đi trước

Như vậy, kiểu nhân vật những người đại diện cho Cách mạng, Chính phủ đã phát huy hết vai trò của nó, góp phần làm nên thành công cho hệ thống

nhân vật trong tiểu thuyết Miền Tây Xây dựng nên kiểu nhân vật này, Tô

Hoài đã góp thêm cho thế giới nhân vật trong tiểu thuyết sau Cách mạng tháng Tám một hình tượng nhân vật đầy sức hấp dẫn và cuốn hút cho bạn đọc

Tóm lại, thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài hiện

lên sinh động, hấp dẫn, phong phú Điều đó góp phần bộc lộ tài năng của tác giả Tiểu thuyết của Tô Hoài không thu hút người đọc bằng sự cầu kì, kiểu cách, trau chuốt mà vẫn cuốn hút người đọc với văn phong giản dị, chân thật như lời ăn, tiếng nói hàng ngày, nó gắn liền với cuộc sống con người, hướng

họ đến những giá trị nhân bản sâu sắc

Ngày đăng: 15/05/2018, 09:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Cự Đệ (8/1965), “Tô Hoài với Miền Tây”, Báo Văn Nghệ, (số 268) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô Hoài với Miền Tây”, "Báo Văn Nghệ
2. Hà Minh Đức (1987), Tuyển tập Tô Hoài (Tập 2), Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Tô Hoài
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1987
3. Hà Minh Đức (2002), Giáo trình lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
4. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (2010), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2010
5. Tô Hoài (1959), Một số kinh nghiệm viết văn của tôi, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kinh nghiệm viết văn của tôi
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1959
6. Tô Hoài (1985), Tự truyện, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự truyện
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1985
7. Tô Hoài (2005), Hồi kí, Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồi kí
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2005
8. Hồ Sĩ Hiệp (1997), Ngô Tất Tố, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nxb Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngô Tất Tố, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài
Tác giả: Hồ Sĩ Hiệp
Nhà XB: Nxb Văn nghệ
Năm: 1997
9. Trần Đình Sử (chủ biên) (2010), Giáo trình lý luận văn học (Tập 2), Nxb ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý luận văn học
Tác giả: Trần Đình Sử (chủ biên)
Nhà XB: Nxb ĐHSP
Năm: 2010
10. Phong Lê, Vân Thanh (giới thiệu, tuyển chọn) (2001), Tô Hoài về tác gia, tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô Hoài về tác gia, tác phẩm
Tác giả: Phong Lê, Vân Thanh (giới thiệu, tuyển chọn)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
12. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (1990), Văn học Việt Nam 1945 – 1975 (Tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam 1945 – 1975
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1990
13. Vương Trí Nhàn (04/2012), “Tô Hoài và những nghiêm chỉnh của kiếp phù du”, http://phebinhvanhoc.com.vn/?p=6589 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô Hoài và những nghiêm chỉnh của kiếp phù du
14. Mai Thị Nhung (2005), Phong cách nghệ thuật Tô Hoài, Luận văn Tiến sĩ Ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách nghệ thuật Tô Hoài
Tác giả: Mai Thị Nhung
Năm: 2005
15. Hoàng Phê (chủ biên) (2009), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2009
16. Vũ Thị Thanh (2009), Bản sắc văn hóa miền núi trong tác phẩm Miền Tây của Tô Hoài, Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐHSP Hà Nội 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc văn hóa miền núi trong tác phẩm Miền Tây của Tô Hoài
Tác giả: Vũ Thị Thanh
Năm: 2009
17. Khái Vinh (25/5/1969), “Đọc Miền Tây”, Báo Nhân Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc "Miền Tây"”

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w