1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Bài tập kinh tế quản lý (80)

10 1,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 291 KB

Nội dung

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều khái niệm về đạo đức kinh doanh, trong đó khái niệm sau có thể được coi là đơn giản nhất: Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên

Trang 1

BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN: KINH TẾ QUẢN LÝ

Họ Và Tên: Nguyễn Thị Như Huyền

Lớp: GaMBA01.N05

Đề bài:

Bài 1: Công ty Sao mai có hàm cầu và hàm tổng chi phí như sau:

Trong đó: P đo bằng triệu đồng và Q đo bằng chiếc

a- Xác định giá và sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của công ty Lợi nhuận đó

là bao nhiêu?

b- Xác định giá và sản lượng tối đa hóa tổng doanh thu? Khi đó lợi nhuận là bao nhiêu?

c- Xác định giá và sản lượng tối đa hóa doanh thu nếu như lượng lợi nhuận phải kiếm được là 1400 triệu đồng

d- Vẽ đồ thị minh họa các kết quả trên

Bài 2: Bàn về vấn đề đạo đức kinh doanh, liên hệ trong công ty của bạn.

BÀI LÀM Bài 1:

a.Xác định giá và sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của công ty, lợi nhuận đó

là bao nhiêu?

* Điều kiện để tối đa hoá lợi nhuận là: MR=MC

Lợi nhuận π = TR – TC

Để π = Max thì(TR)’q- (TC)’q=0

=> (TR)’q = (TC)’q

=> MR = MC (1)

Mà:

Thay vào phương trình (1) ta có: 2Q - 20 = 100 - 2Q => Q = 30 (chiếc)

Trang 2

Thay Q = 30 vào phương trình cầu ta có: P = 100 - 30 = 70 (triệu đồng)

Vậy lợi nhuận tối đa mà công ty thu được là :

π = TR – TC

TR = P*Q = 70 x 30 = 2100 (triệu đồng)

Lợi nhuận π = TR - TC = 2100 - 500 = 1.600 (triệu đồng)

b- Xác định giá và sản lượng tối đa hóa tổng doanh thu? khi đó lợi nhuận là bao nhiêu?

Điều kiện để tối đa hoá doanh thu MR= 0

* Xác định giá và sản lượng tối đa hoá tổng doanh thu:

Ta có : TR= P x Q

Mà theo bài ra : P = 100-Q

=> (TR)’= MR = 100 - 2Q

Để TR = Max thì (TR)’ = MR = 0

=> 100 - 2Q = 0 => Q = 50 (Chiếc).

Thay kết quả Q=50 vào hàm cầu ta có : P = 100 – 50 = 50 (Triệu đồng).

Như vậy để tối đa hoá doanh thu Công ty Sao Mai sẽ sản xuất 50 chiếc và giá bán là 50 triệu đồng trên 1 chiếc

* Xác định lợi nhuận:

Lợi nhuận π = TR - TC

- TR = 50 x 50 = 2500(Triệu đồng)

=>Lợi nhuận (π) = TR – TC = 2500 - 1700 = 800 (Triệu đồng)

Như vậy với sản lượng là 50 chiếc và giá là 50 triệu đồng thì lợi nhuận thu được trong trường hợp tối đa hóa tổng doanh thu là 800 triệu đồng

c- Xác định giá và sản lượng tối đa hóa doanh thu nếu như lượng lợi nhuận phải kiếm được là 1400 triệu đồng.

Với lợi nhuận của Công ty Sao Mai đặt ra phải đạt là 1400 triệu đồng nên ta có:

π = TR – TC = 1.400 => (100-Q)Q - 200 + 20Q - Q2 = 1.400

Trang 3

=> 60Q – 100 – Q2 = 700 => Q2 - 60Q + 800 = 0

Giải phương trình ta được : Q1=20 => P1= 100-20= 80 => TR1 = 1600(Triệu đồng)

với Q2=40 => P2=100-20= 60 => TR2 = 2400(Triệu đồng)

Như vậy với lợi nhuận phải kiếm được là 1400 triệu đồng và đảm bảo tối đa hoá doanh thu thì Công ty Sao Mai sẽ phải sản xuất ở mức 40 chiếc với giá bán là 60 triệu đồng

d- Vẽ đồ thị minh hoạ các kết quả trên:

P

100 MC = 2Q-20

70 ATC = (200-20Q+Q2) / Q

π = 2100-500=1600 AVC = Q-20

16.7 TC = 500 AFC=200/Q P= 100 - Q 0 30 50 100 Q

( Hình vẽ: Câu a)

MR=100-2Q

Trang 4

P

100 MC = 2Q-20

ATC = (200-20Q+Q2) / Q

50

π = 2500-1700=800 AVC = Q-20

34

TC = 1700

AFC=200/Q P= 100 - Q 0 Q 50 100

( Hình vẽ: Câu b) MR=100-2Q P

100 MC = 2Q-20

ATC = (200-20Q+Q2) / Q

60

π = 2400-1000=1400 AVC = Q-20

25

TC = 1700

AFC=200/Q P= 100 - Q 0 Q 20 40 50 100

( Hình vẽ: Câu c )

MR=100-2Q

Bài 2: Bàn về vấn đề đạo đức kinh doanh, liên hệ trong công ty của bạn.

Trước tiên để nói về đạo đức trong kinh doanh, ta cần hiểu khái niệm về đạo đức Đạo đức là toàn bộ những quan niệm về thiện ác, lương tâm, danh dự, trách nhiệm, về lòng tự trọng, về công bằng, hạnh phúc và về những nguyên tắc đánh

Trang 5

giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa người với người, cá nhân và xã hội.

Đạo đức kinh doanh là một khái niệm không cũ mà cũng không mới Với tư cách là một khía cạnh luân lý trong hoạt động thương mại, đạo đức kinh doanh

đã lâu đời như chính thương mại vậy Tuy nhiên, với tư cách là một khái niệm mang tính hàn lâm, đạo đức kinh doanh cũng mới chỉ tồn tại được khoảng vài chục năm trở lại đây

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều khái niệm về đạo đức kinh

doanh, trong đó khái niệm sau có thể được coi là đơn giản nhất:

Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh

Giáo sư Phillip V Lewis từ trường Đại học Abilene Christian, Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra và thu thập được 185 định nghĩa được đưa ra trong các sách giáo khoa và các bài nghiên cứu từ năm 1961 đến 1981 để tìm ra “đạo đức kinh doanh” được định nghĩa ra sao trong các tài liệu nghiên cứu và trong ý thức của các nhà kinh doanh Sau khi tìm ra những điểm chung của các khái niệm trên, ông tổng hợp lại và đưa ra khái niệm về đạo đức kinh doanh như sau:

“ Đạo đức kinh doanh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự

trung thực (của một tổ chức) trong những trường hợp nhất định”

Điều này có nghĩa là đạo đức kinh doanh không chỉ bao gồm việc tuân thủ pháp luật mà còn quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi cho những người có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và quyền lợi của cộng đồng

Đạo đức kinh doanh là một vấn đề mới ở Việt Nam Các vấn đề như đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp… mới chỉ nổi lên kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách Đổi mới và tham gia vào quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa vào năm 1991 Trước đó, trong thời kinh tế kế hoạch tập trung, những vấn đề này chưa bao giờ được nhắc tới Trong thời kỳ bao cấp, mọi hoạt động kinh doanh đều do Nhà nước chỉ đạo, vì thế những hành vi có đạo đức được coi là những hành vi tuân thủ lệnh cấp trên Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam tham gia quốc tế hóa, có nhiều phạm trù mới được xuất hiện như: quyền sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, đình công, thị trường chứng khoán… và vì thế khái niệm đạo đức kinh doanh trở nên phổ biến hơn trong xã hội

Đạo đức kinh doanh, nếu doanh nghiệp có lợi cho mình đồng thời đem lại lợi ích

Trang 6

cho người khác, cho đất nước, xã hội, thì hành động đó là có đạo đức Đạo đức kinh doanh đòi hỏi hành doanh nghiệp làm giầu trên cơ sở tận tâm phục vụ khách hàng, thông qua việc tôn trọng quyền, lợi ích của khách hàng, giữ uy tín với khách hàng Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp đảm bảo lợi ích của Nhà nước, thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp đảm bảo những lợi ích của những người làm việc trong doanh nghiệp, tôn trọng nhân phẩm của họ và tạo điều kiện cho họ phát huy sáng kiến và tài năng Đạo đức doanh nghiệp cũng đòi hỏi các nhà kinh doanh quan tâm giải quyết vấn đề môi trường, các vấn đề xã hội - nhân đạo

Chúng ta cần ý thức rằng, không có ranh giới cố định nào về đạo đức mà đạo đức là một phạm trù mà con người luôn cần vươn lên để đạt đến nó Rất khó kiểm soát đạo đức vì nó vượt xa hơn việc tuân thủ pháp luật rất nhiều Với đạo đức kinh doanh, vấn đề còn phức tạp hơn vì việc tuân thủ đạo đức trong ngắn hạn thường không đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, trong khi lợi nhuận mới

là mục đích chính của doanh nghiệp Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh Đạo đức kinh doanh là một dạng của đạo đức nghề nghiệp, là một sự đảm bảo cho phát triển bền vững của doanh nghiệp

Qua những bài đọc, bài viết tìm hiểu về đạo đức trong kinh doanh giúp cho chúng ta có những khái niệm, cách hiểu chung về đạo đức trong kinh doanh Tôi xin đưa ra một số hiểu biết về đạo đức kinh doanh trong ngành của mình Agribank là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, hiện là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, Agribank đã, đang không ngừng nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh

tế của đất nước

Trang 7

Đạo đức trong kinh doanh không chỉ là câu khẩu hiệu để lấy lòng người tiêu dùng Chúng còn là công cụ để tối đa hoá lợi nhuận, để củng cố thương hiệu

“Đạo đức kinh doanh là hành vi đầu tư vào tương lai Khi doanh nghiệp tạo tiếng tốt sẽ lôi kéo khách hàng Và đạo đức xây dựng trên cơ sở khơi dậy nét đẹp tiềm ẩn trong mỗi con người luôn được thị trường ủng hộ” - đó là định nghĩa đang được sử dụng rộng rãi của khái niệm đang là “thời thượng” của các doanh nghiệp Với Agribank chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng là một lĩnh vực đang phải đương đầu với rất nhiều những khó khăn, thách thức và

cơ hội, đặc biệt trong thời mở của, nền kinh tế mở có rất nhiều tập đoàn tài chính, các ngân hàng thương mại cổ phần…Chúng tôi có những chiến lược ngắn dài hạn, ngắn hạn để củng cố hình ảnh của mình trên thương trường, tạo niềm

tin đối với khách hàng Với phương châm “Mang phồn thịnh đến với khách

hàng” chúng tôi luôn coi trọng và thực hiện tốt 10 chữ "vàng", đó là: Trung thực, Kỷ cương, Sáng tạo, Chất lượng, Hiệu quả”

ra hoặc Ngay thẳng, thật thà (một con người trung thực, tính tình trung thực)

2 Kỷ cương: Được hiểu là “Những phép tắc chi phối cuộc sống xã hội, tổ chức,

gia đình…để gìn giữ những quan hệ giữa người và người trong khuôn khổ một lối sống sinh hoạt được coi là phù hợp với đạo đức; Thời buổi nào, kỷ cương ấy hoặc phép tắc, lệ tục tạo nên trật tự xã hội: giữ vững kỷ cương phép nước “

3.Sáng tạo: Được hiểu là “Làm ra cái chưa bao giờ có hoặc Tìm tòi làm cho tốt hơn mà

không bị gò bó” Về mặt lý luận “Sáng tạo mới “ được hiểu là một nhân tố bên trong, phát triển kinh tế cũng là loại biến động về hoạt động kinh tế từ sáng tạo bên trong…

4 chất lượng: Được hiểu là giá trị về mặt lợi ích (đối với số lượng).

5 Hiệu quả.

Vậy Agribank đã thể hiện và xây dựng đạo đức kinh doanh của mình như thế nào?

Trang 8

Chúng tôi phân hoạt động của mình ra thành hai môi trường cơ bản Đó là môi trường bên trong doanh nghiệp và môi trường bên ngoài doanh nghiệp công ty phải đưa ra các quy chuẩn về đạo đức kinh doanh Với mỗi nhân viên, đạo đức là những điều được làm, bị cấm và cần phải làm mà họ được phổ biến ngay từ khi mới gia nhập Còn với nhà doanh nghiệp, đạo đức nằm trong bản chất của mỗi

cá nhân Khi thành lập công ty, dựa trên sứ mệnh, tầm nhìn và các chiến lược kinh doanh, nhà doanh nghiệp phải đúc kết và ngôn ngữ hoá những giá trị còn

ẩn trong những điều tâm huyết Điều quan trọng nhất là không chấp nhận thoả hiệp và có thái độ không khoan nhượng với tất cả các hành vi đi ngược lại đạo đức công ty Có như vậy, doanh nghiệp mới xây dựng được uy tín thương hiệu, tạo niềm tin cho khách hàng, đối tác và cả niềm hãnh diện cho nhân viên tương lai Từ đó, mang lại hiệu quả kinh doanh tối ưu hơn Trong ngành chúng tôi hàng năm nhân viên được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để họ ngày càng hoàn thiện hơn đáp ứng được nhu cầu cạnh tranh, nhân viên được tham gia các khoá đào tạo huấn luyện để rèn luyện cả nghiệp vụ lẫn đạo đức trong cách phục vụ khách hàng, không gây khó dễ cho khách hàng của mình Có chế đỗ đãi ngộ quan tâm đến nhân viên của mình khi họ làm tốt, đạt đuợc những thành tích "Những tiền

đề tiềm năng nào có được để phát triển các tài năng và cả tiềm năng của các thành viên trong cơ quan?", "Tôi có nhận nhiều hơn công sức đóng góp của mình vào quỹ chung hay không?", "Liệu hệ thống phân chia lợi nhuận đang có ảnh hưởng như thế nào tới không khí đạo đức chung của cơ quan?", "Các nhân viên sẽ được nhận tiền thưởng chiếm bao nhiêu phần trăm số lợi nhuận thu được nhờ áp dụng các sáng kiến và ý tưởng của họ?" Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của đạo đức kinh doanh là thái độ của lãnh đạo công ty đối với

hóa Doanh nghiệp trở thành nguồn sức mạnh nội lực trong kinh doanh

Để Văn hóa Doanh nghiệp trở thành giải pháp quản trị điều hành, góp phần củng cố uy tín, nâng cao vị thế của Agribank trong nước và quốc tế Để Văn hóa Doanh nghiệp trở thành phẩm chất, đạo đức, nếp sinh hoạt và làm việc của công nhân viên chức, trở thành truyền thống của Agribank, củng cố niềm tin bền vững của khách hàng, chiếm lĩnh thị phần, mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh

về chất lượng của các dịch vụ sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế

Trang 9

Để thực hiện để củng cố và gia tăng uy tín cho thương hiệu của mình:

Thứ nhất, trung thực với các nhà đầu tư và khách hàng Thứ hai, cải thiện ngày một tốt hơn tình hình nội bộ hãng bằng cách gia tăng tinh thần trách nhiệm và lợi ích của các nhân viên, giảm biến động đội ngũ cán bộ, tăng năng suất lao động Thứ ba, đánh bóng thương hiệu một cách chuyên nghiệp và thực chất Việc tôn trọng đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích chung cho nhân viên, khách hàng, đối tác và cộng đồng Đây là những bộ phận quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp Vì vậy,

dù chi phí ban đầu có thể sẽ nặng, lợi ích có thể chưa thấy ngay, nhưng chắc chắn về lâu về dài sẽ chẳng có gì thiệt thòi khi doanh nghiệp tôn trọng lợi ích của những bộ phận thiết yếu này Khi thực hiện tốt đạo đức và trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ nhận được sự ủng hộ trung thành và nhiệt tình của nhân viên, khách hàng và các đối tác khác Đây chính là điều kiện cơ bản nhất của mọi thành công Làm thương hiệu không gì khác hơn là làm cho các bên có liên quan, không chỉ khách hàng mà cả nhân viên, đối tác và cộng đồng, thương yêu cái hiệu, cái tên của công ty mình Các bạn có thể thấy logo, slogan của Agribank trên mọi nẻo đường tổ quốc, thương hiệu của chúng tôi đã được mọi người biết đến, đó là thể hiện chúng tôi đã có chỗ đứng trong lòng khách hàng, trên thị trường bởi sự tồn tại và phát triển là một bằng chứng sống động nhất thay cho mọi lời nói, quảng cáo khuyếch trương mà không có thật, bởi trong thị truờng cạnh tranh chúng tôi không làm tốt, không trung thực khách hàng, nhà đầu tư sẽ chạy ngay sang với ngân hàng khác, hiện tại chúng tôi đang chiếm lĩnh thị phần ngân hàng lớn nhất Việt Nam với nguồn vốn chủ sở hữu lớn nhất so với các ngân hàng khác Xét về ý nghĩa thương hiệu, thì đạo đức kinh doanh là nền tảng của sự tồn tại Không có đạo đức kinh doanh, chắc chắn doanh nghiệp sẽ không tồn tại Bởi thương hiệu là một sự cam kết của một doanh nghiệp với khách hàng Nếu không có đạo đức kinh doanh, sự cam kết kia chắc chắn bị phá

vỡ bởi tham lam lợi nhuận Tại Agribank đã thực hiện đúng pháp luật Việt Nam

và công ước quốc tế, kế thừa và phát huy truyền thống văn hoá Việt Nam đậm

đà bản sắc dân tộc, hội nhập với các nền Văn hóa Doanh nghiệp tiên tiến trong khu vực và quốc tế theo đúng chủ trương, định hướng chỉ đạo của Nhà nước,

Có tính thống nhất, tính khoa học, tính kế thừa, tính thực tiễn và tính phát triển,

Trang 10

phù hợp với nhịp độ của Agribank; Có các chương trình, phương án cụ thể triển khai thực hiện Văn hóa Doanh nghiệp xác định rõ mục đích, yêu cầu, kế hoạch, giải pháp thực hiện đảm bảo thiết thực, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết đánh giá, bình xét thi đua khen thưởng về việc xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp

Do đó đạo đức kinh doanh trở thành nền tảng cho việc xây dựng thương hiệu thật sự mạnh Nghĩa là, để “chiếm lĩnh thị phần”, doanh nghiệp phải ghi được dấu ấn sâu đậm trong việc “chia sẻ tâm trí” với người tiêu dùng! Muốn được yêu, trước hết phải tạo được niềm tin Chẳng phải vô cớ mà khoảng 15 năm nay một ngạn ngữ Ấn Độ được lưu truyền trong giới doanh nghiệp ở các nước phát

triển: “Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tư cách, gieo tư cách gặt

số phận” Điều này hàm ý: Sự tồn vong của doanh nghiệp không chỉ đến từ chất

lượng của bản thân các sản phẩm - dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu từ phong

cách kinh doanh của doanh nghiệp Tóm gọn: Hành vi kinh doanh thể hiện tư

cách của doanh nghiệp, và chính tư cách ấy tác động trực tiếp đến thành bại của tổ chức! Đạo đức kinh doanh, trong chiều hướng ấy, trở thành một nhân tố

chiến lược trong việc phát triển doanh nghiệp

Tài liệu tham khảo

- Giáo trình Kinh tế quản lý – Chương trình đào tạo thạc sỹ Quản trị kinh doanh quốc tế

- http://www.kinhtehoc.com/index.php?name=News&file=article&sid=178

- Bài tập kinh tế học quản lý – Khoa kinh tế học ĐH Kinh tế Quốc dân

Ngày đăng: 30/08/2017, 10:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w