Nếu cả hai hãng cùng đưa ra quyết định theo chiến lược cực đại hóa tối thiểu ít rủi ro nhất, thì kết quả sẽ như thế nào?... Giả sử cả hai hãng đều tìm cách tối đa hóa lợi nhuận, nhưng hã
Trang 1BÀI TẬP CÁ NHÂN
Môn học: Kinh tế quản lý
Học viên: Vũ Khánh Thịnh
Lớp : GaMBA01.M0709
Trang 2BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN HỌC KINH TẾ QUẢN LÝ Bài 1: Bạn đang cung ứng hai loại sản phẩm cho một thị trường bao gồm ba khách
hàng với các mức giá sẵn sàng trả như sau:
Chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm là 20 USD
a Tính giá tối ưu và lợi nhuận trong trường hợp:
(i) bán riêng rẽ;
(ii) bán trọn gói
Với mỗi chiến lược, hãy xác định giá tối tư và lợi nhuận thu được
b Chiến lược nào mang lại lợi nhuận cao nhất? Tại sao?
Bài 2:
Có hai hãng máy tính, A và B, đang lập kế hoạch bán hệ thống mạng cho quản lý thông tin văn phòng Mỗi hãng có thể đưa ra một hệ thống nhanh, chất lượng cao (H), hoặc hệ thống chậm, chất lượng thấp (L) Nghiên cứu thị trường cho thấy lợi nhuận thu được của mỗi hãng tương ứng với các chiến lược khác nhau được cho ở ma trận lợi ích sau:
Hãng A
Hãng B
a Nếu cả hai hãng cùng đưa ra quyết định theo chiến lược cực đại hóa tối thiểu (ít rủi ro nhất), thì kết quả sẽ như thế nào?
Trang 3b Giả sử cả hai hãng đều tìm cách tối đa hóa lợi nhuận, nhưng hãng A lập kế hoạch trước Cho biết kết quả mới Điều gì xảy ra nếu hãng B lập kế hoạch trước
c Bắt đầu trước có thể rất tốn kém Bây giờ hãy xét trò chơi hai giai đoạn trong
đó trước hết mỗi hãng quyết định chi bao nhiêu tiền để xúc tiến kế hoạch của mình, và sau đó, thông báo sản phẩm nào (H hay L) sẽ được sản xuất Hãng nào
sẽ chi nhiều hơn để xúc tiến kế hoạch của mình? Hãng đó sẽ chi bao nhiêu? Hãng kia có nên chi gì không để xúc tiến kế hoạch của mình không? Hãy giải thích
Bài 3:
Ban giám đốc của một công ty A dự đoán các co dãn cho hang hóa X mà họ bán như sau:
Co dãn theo giá E DP = -2
Co dãn theo thu nhập E DI =2
Trong năm tới hãng muốn tăng giá hàng hóa X lên 6% Ban giám đốc của hãng dự đoán thu nhập sẽ tăng 4% trong năm tới và hàng hoá thay thế cho X sẽ giảm 2%, quảng cáo tăng 10%
a Nếu lượng bán của hàng hóa trong năm nay là 1.200 sản phẩm, hãng dự tính sẽ bán được bao nhiêu sản phẩm trong năm tới?
b Hãng cần thay đổi chi phí quảng cáo bao nhiêu % để lượng bán năm tới là 1.320 sản phẩm?
BÀI LÀM:
Bài 1: ( Dựa trên dữ liệu đầu bài ta có đồ thị sau):
Trang 4a Tính giá tối ưu và lợi nhuận trong các trường hợp:
(i)Trường hợp bán riêng rẽ:
Để tối ưu lợi nhuận ứng với trường hợp này thì công ty phải đặt giá bán sản phẩm sao cho giá bán một sản phẩm phải lớn hơn chi phí(P > MC), nghĩa là công ty phải đặt giá bán P > 20USD Do đó công ty sẽ đặt giá cho các sản phẩm là 40USD hoặc 70USD là những mức giá mà khách hàng sẵn sàng trả cho sản phẩm của công ty
Từ lập luận trên ta có bảng tính tổng hợp như sau:
Đơn vị tính: USD
Ký hiệu viết tắt: SP1-Sản phẩm 1; SP2 - sản phẩm 2
Kết luận: Với chiến lược bán riêng lẻ, qua bảng trên ta thấy chọn mức giá tối
ưu cho mỗi sản phẩm là $70 US, thì tổng lợi nhuận thu được lớn nhất khi bán riêng rẽ
2 sản phẩm là $100 US và chi phí sản xuất bỏ ra thấp nhất $ 40US
(ii)Trường hợp bán trọn gói:
A
70
70
20
20
SP2
SP1
B
C 40
40
MC2 22 MC1
10
Trang 5Theo dữ kiện đề bài đã cho thì cả 3 khách hàng A,B,C đều sẵn sàng trả $80US để mua
cả 2 sản phẩm SP1 & SP2 Do vậy để thỏa mãn tất cả các khách hàng, doanh nghiệp sẽ đặt giá bán trọn gói 2 sản phẩm là $80 US Khi đó chúng ta sẽ có:
Tổng doanh thu = 80 * 3 = $240US
Tổng chi phí = 20 * 6 = $120US
Tổng lợi nhuận = 240 -120 = $120US
Được thể hiện rõ hơn theo bảng sau:
Khách hàng trả cho cả 2sp Giá sẵn sàng
($)
Doanh thu ($) Chi phí ($) Lợi nhuận ($)
Kết luận: Bán trọn gói SP1& SP2 thì cả 3 khách hàng đều mua trọn gói với giá
$80 US và tổng lợi nhuận thu được sẽ là $120 US
b Chiến lược nào mang lại lợi nhuận cao nhất? Tại sao?
So sánh kết quả hai chiến lược bán riêng lẻ và bán trọn gói thì ta nhận thấy bán trọn gói là chiến lược mang lại lợi nhuận cao nhất là $120 US Như vậy bán trọn gói tốt hơn bán riêng lẻ do cả 3 khách hàng đều mua
Chiến lược bán trọn gói mang lại lợi nhuận cao nhất vì loại bỏ được phương án bán hàng cho khách hàng mà nếu bán bị lỗ trên một đơn vị sản phẩm( khi giá bán không bù được chi phí), phương án này lựa chọn được hai khách hàng cho mỗi sản phẩm mà khi bán ra có lãi trên một đơn vị sản phẩm Ở đây là sự kết hợp của phương
án bán hàng riêng rẽ lựa chọn được khách hàng trả giá cao nhất và loại bỏ được 1 khách hàng trả giá dưới mức chi phí
Bài 2:
a Nếu cả hai hãng cùng đưa ra quyết định theo chiến lược cực đại hóa tối thiểu (ít rủi ro nhất) thì kết quả sẽ như thế nào?Lợi nhuận của A là: 30 nếu hãng B chọn H
50 nếu hãng B chọn L Chọn H
Trang 6Hãng A sẽ có lợi nhuận tối thiểu là 30 nếu chọn H thay cho mức 20 nếu chọn L
Hãng B sẽ có lợi nhuận tối thiểu là 30 nếu chọn H thay cho mức 20 nếu chọn L
Kết luận: Nếu cả hai hãng cùng đưa ra quyết định theo chiến lược cực đại hóa tối thiểu (ít rủi ro nhất), hãng A đưa ra hệ thống nhanh, chất lượng cao(H); hãng B cũng đưa ra hệ thống nhanh,chất lượng cao(H) thì kết quả sẽ là lợi nhuận của mỗi hãng được 30 (30;30)
b Giả sử cả hai hãng đều tìm cách tối đa hóa lợi nhuận, nhưng hãng A lập kế hoạch trước Cho biết kết quả mới Điều gì xảy ra nếu hãng B lập kế hoạch trước.
Theo sơ đồ hành động của hai hãng ở câu a, chúng ta sẽ thấy rằng:
Nếu hãng A lập kế hoạch trước với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, hãng A sẽ chọn hệ thống nhanh với chất lượng cao H để thu về lợi nhuận là 50 Lúc đó hãng B sẽ chọn hệ thống chậm với chất lượng cao L để thu về lợi nhuận là 35 thay cho mức 30 nếu chọn H Vậy điểm cân bằng khi này là (50; 35)
Nếu hãng B hành động trước, hãng B sẽ chọn H để thu về lợi nhuận tối đa là 60 Lúc đó hãng A sẽ chọn L để đạt lợi nhuận 40 thay cho 30 nếu chọn H Vậy điểm cân bằng khi này sẽ là (40; 60)
Lợi nhuận của B là: 35 nếu hãng A chọn H
20 nếu hãng A chọn L
Lợi nhuận của B là: 30 nếu hãng A chọn H
60 nếu hãng A chọn L
Chọn L Chọn H Hãng B
Trang 7c Bắt đầu trước có thể rất tốn kém Bây giờ hãy xét trò chơi hai giai đoạn trong
đó trước hết mỗi hãng quyết định chi bao nhiêu tiền để xúc tiến kế hoạch của mình, và sau đó, thông báo sản phẩm nào (H hay L) sẽ được sản xuất Hãng nào sẽ chi nhiều hơn để xúc tiến kế hoạch của mình? Hãng đó sẽ chi bao nhiêu? Hãng kia có nên chi gì không để xúc tiến kế hoạch của mình không? Hãy giải thích.
Theo như phân tích ở câu b, lợi nhuận cao nhất của hãng A là 50 và của hãng B là 60 Nếu theo chiến lược cực đại hóa tối thiểu lợi nhuận ở Câu a thì mỗi hãng chỉ thu về mới mức lợi nhuận là 30 Nếu hãng A muốn tối đa hóa lợi nhuận để đạt 50 khi đó hãng
B chỉ được 35; còn nếu hãng B muốn tối đa hóa lợi nhuận để đạt 60 khi đó hãng A chỉ còn được 40
Kế hoạch ban đầu chắc chắn cả 2 hãng đều chọn H để cực đại hóa tối thiểu Nhưng mục tiêu dài hạn là tối đa hóa lợi nhuận nên hãng B sẵn sàng chi tối đa cho hãng A 10
để đàm phán sao cho hãng A chọn L trong khi hãng B chọn H Khi đó hãng A đạt lợi nhuận là 40 + 10 = 50 chính là lợi nhuận tối đa; còn hãng B sẽ đạt lợi nhuận 50 thay cho mức 30 nếu hãng A chọn H và 35 nếu hãng A hành động trước hãng B
Kết luận: Nếu hãng B chấp thuận chi 10 cho hãng A, còn hãng A không cần phải chi đồng nào thì lợi nhuận của mỗi hãng khi này là (50; 50)
Bài 3:
a Nếu lượng bán của hàng hóa trong năm nay là 1200 sản phẩm, hãng dự kiến
sẽ bán được bao nhiêu trong năm tới?
EDP = -2; Khi giá tăng 6% thì sản lượng giảm: -2*6% = -12%
EDI = 2; Khi thu nhập tăng 4% thì sản lượng tăng: 2*4% = 8%
EDA =1,2; Khi quảng cáo tăng 10% thì sản lượng tăng 1,2*10 = 12%
EXY = 2,5; khi hàng hóa thay thế giảm 2% thì SL giảm -2*2,5% = -5%
Tổng hợp 4 yếu tố thay đổi thì sản lượng thay đổi là:
-12% + 8% + 12 % - 5% = 3%
Hay ta có thể xây dựng bảng mô tả như sau:
của P
% thay đổi của D
Trang 8Co giãn của cầu theo giá EDP = -2 6% - 12%
Co giãn của cầu theo thu
nhập
Vậy sản lượng bán năm tới là: 1200+ 1200*3% = 1236 sản phẩm.
b Hãng cần thay đổi chi phí quảng cáo bao nhiêu % để lượng bán năm tới là
1320 sản phẩm?
Lượng bán năm tới là 1320 sản phẩm, tức là tăng 10% so với năm trước
(1320- 1200)*100 /1200 = 10%
EDP = -2; Khi giá tăng 6% thì sản lượng giảm: -2*6% = - 12%
EDI = 2; Khi thu nhập tăng 4% thì sản lượng tăng: 2*4% = 8%
EXY = 2,5; khi hàng hóa thay thế giảm 2% thì SL giảm -2*2,5% = -5%
EDA =1,2; Khi quảng cáo tăng ? để SL tăng X%
Sản lượng tổng thể sẽ tăng 10%
Ta có phương trình về lượng cầu -12% + 8% - 5% + X% = 10%
=> X = 19%( = %∆Q)
Biết EDA = %∆Q/ %∆A = 1,2 => %∆A = %∆Q/1,2 = 19/1,2 = 15,83%
Kết luận: Để đảm bảo lượng bán là 1.320 sản phẩm thì trong năm tới hãng cần tăng chi phí quảng cáo lên 15,83%.
-TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 91 Giáo trình Kinh tế quản lý – Đại học Griggs;
2 Tài liệu môn học “Kinh tế học quản lý ” trong chương trình GaMBA của Đại học Griggs – Hoa Kỳ
3 Kiến thức thu được từ bài giảng trên lớp của giảng viên