giáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhângiáo trình CTXH vs cá nhân
Trang 1Chương I:
DẪN NHẬP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
1 LỊCH SỬ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN:
Công tác xã hội cá nhân hình thành bắt đầu vào cuối những năm 1800 Lúc đầu côngtác xã hội được khởi xướng từ hoạt động giúp đỡ những người thất nghiệp, trẻ mồ côi… củacác tổ chức từ thiện COS (Charity Organization Society) ở Anh và Mỹ
Năm 1917, Mary Richmond cuốn: “Chẩn đoán xã hội”: các bước của quá trình can thiệp gồm thu thập thông tin, chẩn đoán vấn đề, lên kế hoạch xử lý.
Đến năm 1920, khoa học xã hội chứng kiến sự phát triển của khoa học tâm lý – tiêu
biểu là Sigmund Freud và thuyết “Phân tâm học”
Vào những năm 50-60, công tác xã hội với cá nhân chú ý tới các yếu tố gia đình họ, những ảnh hưởng của môi trường tới hành vi, thái độ của họ
Ngày nay, với nhiều ảnh hưởng khác nhau xoay quanh cá nhân, trọng tâm của sự can
thiệp không chỉ còn là cá nhân mà là sự nhận thức về sự hỗ tương giữa nhân cách và môi trường với trọng tâm là “con người trong hoàn cảnh”, chịu ảnh hưởng của tâm thần học, tâm lý học và văn hóa.
2 KHÁI NIỆM CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN:
Có rất nhiều định nghĩa liên quan đến công tác xã hội với cá nhân Sau đây là một sốđịnh nghĩa của một số tác giả, tổ chức tiêu biểu:
Tác giả Helene Mathew cho rằng: “Công tác xã hội cá nhân là phương pháp giúp đỡ cá nhân con người thông qua mối quan hệ một – một Phương pháp này được các nhân viên xã hội ớ các cơ sở sử dụng giúp con người có vấn đề về chức năng xã hội và việc thực hiện chức năng của họ”
Tác giả Perlman cho rằng: “Công tác xã hội cá nhân là một tìến trình được các cơ quan lo về an sinh cho con người để giúp cá nhân đối phó hữu hiệu hơn với các vấn đề thuộc về chức năng xã hội của họ”
Tác giả Esther C Viloria: “Công tác xã hội cá nhân là tiến trình giúp đỡ, bao gồm
nhiều hoạt động khác nhau, có thể là hỗ trợ vật chất, chuyển tiếp đến các tổ chức cộng đồngkhác có đủ phương tiện, hỗ trợ về tâm lý cảm xúc qua việc lắng nghe có hiệu quả, biểu lộ sựchấp nhận và tạo sự an tâm, nêu lên đề nghị, cố vấn thích hợp và đặt ra các giới hạn, khuyến
Trang 2khích thân chủ biểu lộ cảm xúc, cũng như khuyến khích thân chủ tác động lên các kế hoạchcuả họ; giúp cá nhân tường thuật và xem xét hoàn cảnh của họ/ hay làm việc với những cânnhắc và hiểu biết kỹ lưỡng về mối quan hệ nhân quả giữa thái độ hiện thời và cách điều chỉnhnhững kinh nghiệm quá khứ của họ Tất cả những điều này có thể đựơc sử dụng cùng nhau
để đáp ứng cho những cá nhân đang chịu stress, giúp họ có khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu
và thực hiện chức năng xã hội của họ đầy đủ hơn”
Tác giả Mary Richmond: “Công tác xã hội cá nhân là những tiến trình phát triển nhân
cách nhờ những điều chỉnh được tác động một cách có ý thức, theo từng cá nhân một, giữacon người và môi trường xã hội của họ…””Có thể định nghĩa Công tác xã hội cá nhân là
nghệ thuật thực hiện những việc khác nhau bằng cách hợp tác với họ để cùng đạt tới sự tốt
đẹp hơn cho xã hội và cho chính bản thân họ”
Tác giả Kazuko Kay: “Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp công tác xã hội,
can thiệp những khía cạnh tâm lý xã hội của đời sống con người nhằm khôi phục, cải thiện và
phát huy việc thực hiện chức năng xã hội của cá nhân đó hay phòng ngừa sự yếu kém trong
việc thực hiện chức năng xã hội bằng cách nâng cao sự thể hiện vai trò với tư cách là một cánhân có năng suất và có tính xây dựng”
Định nghĩa của hiệp hội công tác xã hội thế giới:
Sách giáo khoa/ bách khoa (Encyclopedia) về công tác xã hội của Philippin: “Công
tác xã hội cá nhân là một hình thức cá biệt hóa việc giúp đỡ con người đối phó vói những vấn
đề cá nhân thường liên quan đến sự sa sút hay gãy đổ trong việc thực hiện các chức năng xã hội một cách đầy đủ”
Bà Nguyễn Thị Oanh: “Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp can thiệp (của
Công tác xã hội) quan tâm đến những vấn đề về nhân cách mà một thân chủ cảm nghiệm.Mục đích của Công tác xã hội cá nhân là phục hồi, củng cố và phát triển sự thực hành bình
thường các chức năng xã hội của cá nhân và gia đình”.
3 CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐỂ HIỂU RÕ HƠN ĐỊNH NGHĨA
3.1 Thực hiện chức năng xã hội:
Tác giả Harriett Barlett (1970): “ Thực hiện chức năng xã hội có liên quan đến hoạt
động đối phó của con người và yêu cầu từ môi trường Tiêu điểm kép này cột chặt hai bên lạivới nhau Vì vậy, con người và hoàn cảnh, con người và môi trường, xoay quanh một kháiniệm đơn sơ đòi hỏi phải được liên tục xem xét cùng nhau”
Trang 3Louis C Johnson (1989): “ Nhân viên xã hội dính líu vào khi cá nhân có khó khăn
trong tương quan với những người khác, trong phát triển tối đa tiềm năng của họ và trongviệc đáp ứng yêu cầu của môi trường… Trọng tâm nỗ lực công tác xã hội là nhân viên xã hội
và thân chủ tương tác với nhau để cùng giải quyết những vấn đề về thực hiện chức năng xãhội; những vấn đề về thực hiện chức năng xã hội là lý do tạo nên sự tương tác giữa nhân viên
xã hội và thân chủ Vì vậy, mục đích tối hậu của tất cả mọi thực hành công tác xã hội là nângcao việc thực hiện chức năng xã hội của các cá nhân”
Thelma Lee – Mendoza (1995): “Thực hiện chức năng xã hội là kết quả của sự tương
tác giữa con người – hoàn cảnh, ví dụ, sự tương tác giữa khả năng đối phó của một người vàyêu cầu của hoàn cảnh hay môi trường của anh ta Công tác xã hội quan tâm giúp đỡ conngười cải thiện hay nâng cao việc thực hiện chức năng xã hội của anh ta hay chữa trị việcthực hiện chức năng thiếu sót, yếu kém Có thể nói, thực hiện chức năng xã hội là kết quả của
sự thể hiện những vai trò xã hội của con người hay thực hiện chức năng xã hội là sự thể hiệnnhững vai trò xã hội của con người”
3.2 Môi trường xã hội
Là mạng lưới các hệ thống xã hội và hoàn cảnh xã hội đè lên nhau bao gồm các hệthống sinh thái, các nền văn hóa và định chế; ở đó hoàn cảnh xã hội là một phân đọan gây tácđộng của môi trường xã hội Chỉ chính con người trong một môi trường nào đó mới nhậnthức đặc sắc và giải thích về hoàn cảnh xã hội của mình; ở đó, anh ta thể hiện một hay nhiềuvai trò – địa vị và bản sắc Ví dụ: hoàn cảnh gia đình trong đó một người có chức năng là vợ,
mẹ và là lao động chính
3.3 Vai trò xã hội:
Đó là mẫu hành vi hay hoạt động được thừa nhận về mặt xã hội của một cá nhân cómột vai trò, địa vị nào đó trong xã hội Đây là khái niệm để chỉ sự mong đợi xã hội đối vớihành vi diễn xuất của một cá nhân trong một tình huống xã hội cụ thể và trong một khungcảnh xã hội nhất định Có 3 loại vai trò: vai trò định chế, vai trò thường nhật và vai trò kỳvọng Ví dụ: con cái, cha mẹ, công nhân, khách hàng…
3.4 Những vấn đề về thực hiện chức năng xã hội:
Louis C Johnson: “Vấn đề không có nghĩa là bệnh hoạn, chúng là một phần của cuộc
sống Vấn đề trong công tác xã hội là một hoàn cảnh thực hiện chức năng xã hội trong đó sựđáp ứng nhu cầu của bất cứ cá nhân hay hệ thống có liên quan đều bị cản trở và trong đónhững cá nhân hay hệ thống liên quan không thể tự dẹp bỏ các cản trở để đáp ứng nhu cầu”
Thelma Lee – Mendoza (1995):”Có nhiều yếu tố gây nên những vấn đề thực hiện chức
năng xã hội:
Trang 41 Những yếu tố trong con người: điều kiện thể chất, thái độ, giá trị, nhận thức về thực tếcủa con người.
2 Những yếu tố trong hoàn cảnh hay môi trường: Thiếu tài nguyên hay cơ hội, nhữngmong đợi vượt quá khả năng đối phó của cá nhân”
Hiệp hội Công tác Xã hội quốc gia Mỹ: triển khai hệ thống PIE (person in enviroment)
rất cần cho CTXH Hệ thống này ưu tiên cho sự thực hiện chức năng xã hội và thừa nhận tầmquan trọng của những vấn đề môi trường và tương quan nhân sự Hệ thống này bao gồm 4yếu tố:
1 Những vấn đề về thực hiện chức năng xã hội
2 Những vấn đề môi trường
3 Những vấn đề sức khỏe tâm thần
4 Những vấn đề sức khỏe thể chất
5
CTXH quan tâm chủ yếu đến 2 loại vấn đề:
1 Những vấn đề về thực hiện chức năng xã hội: PIE nêu ra những loại vai trò trong đó
những vấn đề thực hiện chức năng xã hội có thể xảy ra:
a Những vai trò gia đình
b Những vai trò tương quan nhân sự như bạn bè, người tình…
c Những vai trò nghề nghiệp
d Những vai trò trong hoàn cảnh đặc biệt như: khách hàng, tù nhân, người nhập cư…
Ví dụ: Cha mẹ không hiểu được nhu cầu của con cái nên nghiêm khắc đến nỗi tương quancha mẹ - con cái dẫn đến chỗ con cái nổi loạn và không thể cùng bàn bạc vấn đề được
2 Những vấn đề môi trường: Tập trung vào những yếu tố trong môi trường xã hội và
vật chất có thể gây tác động đối với việc thực hiện chức năng và phúc lợi của conngười PIE sử dụng 6 hệ thống môi trường sau:
a Hệ thống nhu cầu căn bản/kinh tế: thức ăn/dinh dưỡng, mái ấm, công việc làm, tàinguyên kinh tế, phương tiện chuyên chở, phân biệt đối xử trong hệ thống nhu cầu cănbản/kinh tế
b Hệ thống giáo dục và đào tạo: giáo dục và đào tạo, phân biệt đối xử trong giáo dục vàđào tạo
c Hệ thống pháp luật: công bằng và hợp pháp, phân biệt đối xử trong hệ thống pháp luật
d Hệ thống dịch vụ xã hội, y tế và an toàn: sức khỏe tâm thần/sức khỏe, an toàn, dịch vụ
xã hội, phân biệt đối xử trong hệ thống dịch vụ xã hội, y tế và an toàn
Trang 5e Hệ thống hội đoàn tình nguyện: tôn giáo, các nhóm cộng đồng, phân biệt đối xử trong
hệ thống hội đoàn tình nguyện
f Hệ thống hỗ trợ tình cảm: hỗ trợ tình cảm, phân biệt đối xử trong hỗ trợ tình cảm
4 MỤC TIÊU CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
Giúp mọi người phát huy
năng lực của chính họ và
nâng cao khả năng xử lý và
giải quyết vấn đề
Giúp thân chủ nhận ra vấn đề, những cách thức khácnhau để xác định vấn đề và giải pháp Giúp thân chủkhám phá thế mạnh của mình, những cơ hội trong việcthay đổi, giải quyết vấn đề…
Giúp mọi người tìm các
nguồn lực và tạo thuận lợi
cho các quan hệ tương tác
giữa các cá nhân với các tổ
chức và cá nhân khác
Cung cấp thông tin về các dịch vụ xã hội và các chươngtrình phúc lợi để thân chủ có thể tiếp cận Đôi khi thânchủ có thể bị từ chối phục vụ vì họ thuộc một nhóm nào
đó có vấn đề xã hội NVXH sẽ có trách nhiệm hỗ trợ họ
để họ có thể được hưởng lợi từ các chương trình, dịch vụ
xã hội
Giúp các tổ chức đáp ứng
nhiệt tình nhu cầu của thân
chủ và tạo ảnh hưởng tới
và xây dựng các chính sách đảm bảo chất lượng cuộcsống cho tất cả mọi người
6 CÁC NGUYÊN TẮC HÀNH ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN
Các nguyên tắc hành động trong CTXH rất quan trọng Nó hướng dẫn việc thực hành CTXH
1 Cá nhân hóa:
Trang 6Mỗi thân chủ là một cá thể duy nhất với những đặc điểm cá tính riêng biệt, chịu sự chiphối khác nhau của môi trường sống Do đó, NVXH không nên nhìn nhận thân chủ theonhững ý tưởng có trước cho từng thân chủ, dán nhãn lên hoàn cảnh và hành vi của thânchủ Khả năng xem thân chủ như một cá nhân riêng biệt bằng cách cảm nhận qua nhữngnét riêng tư và sự sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu của thân chủ là điều quan trọng nhấttrong nguyên tắc cá nhân hóa Những nhu cầu, nguyện vọng của thân chủ được thể hiệnqua kế hoạch giải quyết vấn đề riêng cho thân chủ đó NVXH không áp dụng một môhình chung cho những thân chủ khác nhau
2 Chấp nhận thân chủ:
NVXH chấp nhận thân chủ với tất cả những phẩm chất tốt và xấu của thân chủ đó,những điểm mạnh và điểm yếu của họ mà không phán xét hành vi của người đó Chấpnhận thân chủ đòi hỏi sự không tính toán, không điều kiện cũng như không tuyên án hành
vi của thân chủ Nền tảng của nguyên tắc này là giả định triết học cho rằng mỗi cá nhân
có giá trị bẩm sinh, không kể đến địa vị và hành vi của họ Thân chủ được quyền lưu ý vàthừa nhận là một con người cho dù anh ta có phạm tội đi chăng nữa Chấp nhận không cónghĩa là tha thứ cho những hành vi phạm tội mà xã hội lên án, chấp nhận là thể hiện sựquan tâm và thiện chí hướng về con người ẩn sau hành vi
4 Tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ:
Nguyên tắc này cho rằng cá nhân có quyền quyết định những vấn đề thuộc về đời sốngriêng tư của họ và người khác không có quyền áp đặt các quyết định lên họ NVXH có thểhướng dẫn, giúp đỡ thân chủ đưa ra những quyết định đúng
Sự tự quyết của thân chủ có những giới hạn riêng Quyết định mà thân chủ đưa ra phảinằm trong phạm vi quy định của xã hội và hậu quả của nó không gây tổn hại đến ban.NVXH có thể hướng dẫn, giúp đỡ thân chủ đưa ra những quyết định đúng
Sự tự quyết của thân chủ có những giới hạn riêng Quyết định mà thân chủ đưa ra phảinằm trong phạm vi quy định của xã hội và hậu quả của nó không gây tổn hại đến bảnthân của thân chủ cũng như tới những người khác
Trang 7Quyền tự quyết của thân chủ thể hiện ở vịêc thân chủ có sự cam kết tham gia vào toàn
bộ tiến trình giải quyết vấn đề Trong mọi tình huống, thân chủ thể hiện quyền chủ độngtham gia hay rút lui khỏi các hoạt động trợ giúp mà CTXH dành cho họ
5 Khuyến khích thân chủ tham gia giải quyết vấn đề:
Nguyên tắc này gắn liền với quyền tự quyết của thân chủ Nguyên tắc này còn gópphần giúp thân chủ chủ động tham gia vào việc theo đuổi những kế hoạch dài hạn cả saukhi can thiệp chấm dứt
6 Giữ bí mật của thân chủ:
Đây là nguyên tắc quan trọng trong CTXH Nhân viên xã hội có nhiệm vụ giữ gìn bímật những thông tin mà thân chủ cung cấp trong hầu hết các tình huống Việc phá vỡnhững nguyên tắc bảo mật phải được cân nhắc kỹ lưỡng trong những tình huống nghiêmtrọng khi thân chủ có hành vi đe dọa đến an toàn của bản thân và người khác
7 VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN XÃ HỘI:
a.Người giáo dục: NVXH tìm cách chuyển thông tin đến thân chủ một cách tốt nhất,
giúp thân chủ nhận thức về hành vi
b.Người môi giới: NVXH hiểu rõ nhu cầu của thân chủ và các nguồn tài nguyên, vì vậy,
NVXH phải tích cực kết nối thân chủ với các nguồn tài nguyên
c Người tạo điều kiện: NVXH tạo điều kiện cho thân chủ tăng khả năng bàn bạc, lựa
chọn, lấy quyết định hành động để giải quyết vấn đề theo sự hiểu biết và quyết địnhcủa chính thân chủ
d.Người biện hộ: Đây là một trong những vai trò quan trọng của NVXH Lúc này,
NVXH là người đại diện cho tiếng nói của thân chủ, đề đạt đến các cơ quan có thẩmquyền, tổ chức xã hội về những vấn đề bức xúc của thân chủ, yêu cầu các cơ quan trênhợp tác với thân chủ NVXH thực hiện vai trò này với quyền được thân chủ giao
e.Tham vấn: Cung cấp các kiến thức và thông tin cho thân chủ để đạt được mục tiêu,
mục đích của hành động
f Nhà nghiên cứu: Thu thập các thông tin, phân tích tình huống và vấn đề, từ đó chuyển
những phân tích trên thành chương trình hành động
g.Người lập kế hoạch: Là người lập các kế hoạch hành động dựa trên các thông tin đã
được đánh giá, cùng với thân chủ có các bước hành động phù hợp trong tiến trình giải
quyết vấn đề của thân chủ
Trang 8h.Người điều phối: Đảm bảo cho thân chủ có quyền đến với các dịch vụ cần thiết và các
dịch vụ này được thực hiện có hiệu quả Vai trò này thể hiện khi thân chủ vì thiếu hiểubiết, quá nhỏ hay thiếu năng lực…trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội Ngoài ra,NVXH còn đóng vai trò điều phối các dịch vụ hỗ trợ cho thân chủ được hợp lý trongtrường hợp một thân chủ cần nhiều dịch vụ hỗ trợ
8 CÁC THÀNH TỐ TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
Có thể nói có 4 thành tố trong một tình huống công tác xã hội cá nhân:
Yếu tố con người (person) là nam hay nữ, già hay trẻ Họ cảm thấy bản thân có vấn
đề hoặc do người khác nhận ra vấn đề của họ, hơn nữa bản thân họ thấy cần trợ giúp Đóchính là thân chủ của CTXH
Vấn đề (problem) nảy sinh từ nhu cầu hay từ một cản trở hhoặc từ việc tích lũy
những mỏi mệt chán chường hoặc do sự điều chỉnh sai lạc, cũng có khi là do sự tổng hợp cácđiều trên làm cho người ta cảm thấy khó có thể ứng phó hoặc không thể chống lại nó
Nơi chốn (place): cơ sở, trung tâm cung cấp các dịch vụ xã hội hay nơi làm việc của
NVXH, hoặc có thể tại nơi làm việc, gia đình của thân chủ… Thân chủ có thể tìm đến hayđược gửi đến
Tiến trình (process) là một quá trình trao đổi, làm việc giữa NVXH với thân chủ Nó
bao gồm một chuỗi các hoạt động được thực thi nhằm giải quyết vấn đề Cuối tiến trình nàythân chủ có khả năng tiến tới giải quyết, ứng phó với vấn đề của mình một cách có hiệu quả.
9 CÁC PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN:
Các phương pháp làm việc với cá nhân vẫn đang được mở rộng Trong những năm
1950 đã có những bàn luận xoay quanh phương pháp chẩn đoán và phương pháp chức năng.Nhiều kiểu mẫu CTXH cá nhân đã được đưa ra: tâm lý xã hội, chức năng, giải quyết vấn đề,sửa đổi hành vi, trị liệu nhóm gia đình, trị liệu khủng hoảng có hướng dẫn, xã hội hóa
Kiểu tâm lý xã hội:
Là một trong những kiểu mẫu đầu tiên được triển khai và áp dụng cho việc thực hànhcông tác xã hội cá nhân Nguồn gốc tâm lý xã hội của lý thuyết này bắt nguồn từ những năm
1920 khi những nguyên lý lý thuyết của phân tâm học được đưa vào công tác xã hội cá nhân.Khái niệm kiểu mẫu tâm lý xã hội dựa vào công trình của Gordon Hamilton và cộng sự ởTrường Công tác xã hội New York Giáo sư Hamilton đưa công trình của mình như một cách
Trang 9tiếp cận sinh vật vào công tác xã hội cá nhân Mối quan hệ nguyên nhân và hậu quả được xácđịnh giữa cá nhân và môi trường Tâm lý học bản ngã và các khoa học hành vi cung cấp nềntảng quan trọng cho thực hành Kiểu tâm lý xã hội có lý thuyết của Frued được biến đổi đểphù hợp với CTXH thực hành.
Phương pháp Giải quyết vấn đề:
Được đưa ra trong công trình của Perlman ở trường Chicago và được làm sáng tỏ
trong cuốn Công tác xã hội cá nhân của Perlman xuất bản năm 1957 Một vài đặc điểm của
phương pháp này bao gồm nhận diện vấn đề, những khía cạnh chủ quan của con người –trong tình huống, tính trung tâm của con người với vấn đề, sự tìm kiếm giải pháp cho vấn đề,
ra quyết định và hành động Mục đích của tiến trình là giải thoát thân chủ khỏi sự bủa vâycủa những nhiệm vụ liên quan đến giải pháp giải quyết vấn đề, bao gồm bản ngã của thânchủ trong công việc đã chỉ định để đối phó vấn đề, huy động những tác lực bên trong và bênngoài để thực hiện vai trò một cách thỏa đáng
Kiểu mẫu hành vi:
Khởi đầu với công trình của Pavlov và Skinner, được đưa vào CTXH vào những năm
1960 Việc thực hành áp dụng ở kiểu mẫu này tự vay mượn từ việc nghiên cứu vì hành viđược sửa đổi thì có thể quan sát được Đây là một trong những giá trị chủ yếu của việc sửađổi hành vi
Các nhà nghiên cứu thống nhất rằng những triệu chứng là giống nhau vì những sựphản ứng khác nhau trong đó hành vi chủ yếu là hành động đáp lại hay quan sát đo đếmđược Nó được nhận biết thông qua tiến trình quy định và phản ứng bằng cùng một cách thứcđối với những phép tắc về học tập và quy định như hành vi bình thường Nó có thể được sửađổi bằng cách áp dụng những gì được biết về học tập và sửa chữa
Công tác xã hội đặt trọng tâm vào nhịêm vụ:
Là kiểu “dịch vụ tổng quát” được triển khai ở Đại học Chicago Được chỉ định giảiquyết các vấn đề tâm lý xã hội cụ thể của cá nhân hay gia đình, kiểu mẫu này là một hình
Trang 10thức thực hành ngắn hạn, hạn chế thời gian Cả hai cùng đạt được thỏa thuận về những vấn
đề cần giải quyết và thời gian dự kiến Cả hai cùng hành động theo kế hoạch đề ra
Kiểu thực hành tổng quát:
Thực hành tổng quát dựa vào kiểu mẫu giải quyết vấn đề của cách tiếp cận hệ thống.Kiểu mẫu này được áp dụng với những chất lượng độc đáo, giá trị và đạo đức được CTXHtán thành
CÂU HỎI CHƯƠNG I
1 Lịch sử phát triển của Công tác xã hội cá nhân?
2 Định nghĩa Công tác xã hội cá nhân?
3 Những phân tích liên quan đến việc thực hiện chức năng xã hội trong địnhnghĩa Công tác xã hội cá nhân?
4 Các thành tố trong Công tác xã hội cá nhân?
5 Các phương pháp Công tác xã hội cá nhân?
6 Những nguyên tắc hành động trong Công tác xã hội cá nhân/
7 Vai trò của Nhân viên xã hội trong Công tác xã hội cá nhân?
8 Sinh viên ngành Công tác xã hội cần phải làm gì để rèn luyện được nhữngphẩm chất cần thiết của một Nhân viên xã hội trong tương lai?
Trang 11Chương II:
MỘT SỐ LÝ THUYẾT ỨNG DỤNG TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
1 LÝ THUYẾT SINH THÁI
1.1 Quan niệm hệ thống sinh thái
Lý thuyết sinh thái là một lý thuyết rất quan trọng trong nền tảng triết lý của công tác
xã hội Lối tiếp cận này được áp dụng từ giữa những năm 1970 đến nay Theo lý thuyết nàymỗi cá nhân đều có một môi trường sống và hoàn cảnh sống, họ chịu tác động của các yếu tốtrong môi trường sống và họ cũng ảnh hưởng ngược lại môi trường sống quanh họ
Như vậy có thể nói, cốt lõi của lối tiếp cận này là:
- Con người sống trong môi trường
- Con người chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
- Con người ảnh hưởng ngược trở lại với môi trường
1.2 Nguyên nhân sử dụng thuyết hệ thống sinh thái vào thực hành CTXH
- Thuyết HTST vận dụng sức mạnh của các lý thuyết khác trong việc mô tả hành
vi phức tạp của con người
- Nó chỉ ra hành vi của cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức, cộng đồng và nhữngmối quan hệ kết nối của họ tạo ra bối cảnh lý tưởng để giúp đỡ cho vấn đề thựchành
- Lý thuyết tập trung làm sáng tỏ sự hoà hợp giữa con người và môi trường của
họ như thế nào để từ đó tìm cách giải quyết vấn đề của thân chủ
1.3 Nội dung cơ bản của lý thuyết hệ thống sinh thái:
Những kiến thức cơ bản cho thực hành công tác xã hội:
Mục tiêu của công tác xã hội là nhằm cải thiện những cơ sở, thể chế xã hội và giúpthân chủ vượt qua được những khó khăn, thách thức để tồn tại trong môi trường sống của họmột cách bình thường Để làm được điều đó ngoài mục tiêu và giá trị, người nhân viên xã hộicần một khối lượng kiến thức tương đối để thực hiện công việc của mình Những ngành họcliên quan đến ngành công tác xã hội bao gồm: nhân chủng học, sinh vật học, kinh tế học, tâm
lý học, xã hội học, truyền thông, chính sách xã hội, lịch sử, luật học….Sự kết hợp kiến thứcliên ngành sẽ giúp người nhân viên xã hội giải thích được những hành vi của con người, hiểuđược sự ảnh hưởng của môi trường đến hành vi của con người, cũng như hướng dẫn để thực
Trang 12hiện can thiệp với thân chủ đồng thời dự đoán được những kết quả của sự can thiệp trongthực hành công tác xã hội.
Đặc điểm của thuyết hệ thống sinh thái:
Thuyết hệ thống sinh thái bao gồm 2 khái niệm: sinh thái học và lý thuyết hệ thốngtổng quát
Theo quan điểm sinh thái học nhấn mạnh đến sự thích nghi giữa các yếu tố Sự thíchnghi đó chính là quá trình vận động giữa con người và môi trường của họ khi con ngườitrưởng thành, hoàn thiện những khả năng của mình Theo lý thuyết hệ thống chú trọng vàoviệc quản lý các cấu trúc xã hội bằng cách làm giảm tính phức tạp xã hội và có thể mở rộnghiểu biết của con người về sự đa dạng của hành vi con người Như vậy, sinh thái học và lýthuyết hệ thống kết hợp với nhau nhằm mô tả hình dạng cũng như chức năng của hệ thốngcon người trong môi trường xã hội và môi trường vật lý tự nhiên của họ
Theo quan điểm hệ thống sinh thái, con người và môi trường không tách rời nhau Tuynhiên, chúng ta cũng không thể gộp hai yếu tố đó vào làm một Nghĩa là chúng ta không phảihiểu về con người là hiểu được môi trường của họ Mặt khác, chúng ta phải luôn kiểm tra sựtác động qua lại giữa hai yếu tố đó Mô tả về mối quan hệ này, thuyết sinh thái cho rằng conngười và môi trường vật lý- xã hội – văn hoá của họ luôn tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫnnhau và bổ sung sự trao đổi tài nguyên cho nhau
Theo lý thuyết sinh thái, con người được mô tả là hết sức phức tạp Bởi lẽ, con người
là sự tổng họp của các nhân tố sinh học, tâm lý, xã hội, văn hoá với những suy nghĩ, cảm giác
và những hành vi có thể quan sát được Do đó, quan điểm sinh thái thừa nhận rằng con ngườiphản ứng một cách có ý thức và tự chủ, tuy nhiên cũng có thể hành động bột phát và không
tự chủ Mặt khác, con người vừa là một cá thể, vừa là thành viên của một nhóm Do vậy,hành động của con người thích nghi với sự thay đổi của môi trường, nói cách khác con ngườiđịnh hướng môi trường xung quanh cũng như việc môi trường định hướng con người
Hệ thống và môi trường:
a Hệ thống là gì?
Một cách đơn giản nhất, hệ thống chính là mô hình hay cấu trúc của sự tác động vàmối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của con người
Tất cả xã hội loài người là một hệ thống lớn nhất Điều này có nghĩa là mỗi hệ thống
là một phần của một hệ thống lớn hơn đông thời cũng bao gồm trong nó những hệ thống nhỏhơn Chẳng hạn, gia đình là một hệ thống xã hội mà nó chỉ là một phần của hệ thống lớn hơn
là địa phương nơi các gia đình đang cư trú Ngoài ra, gia đình lại là hệ thống lớn hơn của
Trang 13những đứa trẻ và bố mẹ sống trong gia đình đó Như vậy, tất cả cá hệ thống đứa trẻ, bố mẹ,gia đình, địa phương là thuộc một hệ thống lớn nhất - hệ thống xã hội loài người.
b Tiểu hệ thống và môi trường:
Để hiểu rõ hơn về hệ thống trong hệ thống, chúng ta cần phân biệt hai khái niệm: tiểu
hệ thống và môi trường
Hệ thống nhỏ hơn trong mỗi hệ thống gọi là tiểu hệ thống Chẳng hạn, trẻ em và cha
mẹ tạo thành tiểu hệ thống của hệ thống gia đình lớn hơn Tương tự như vậy, mỗi cá nhântrong một gia đình là một tiểu hệ thống Ngược lại, hệ thống lớn hơn chính là môi trường của
hệ thống nhỏ hơn Môi trường ảnh hưởng và cung cấp bối cảnh cho chức năng hệ thống trong
nó Chẳng hạn, địa phương là môi trường xã hội cho hệ thống gia đình Mở rộng ra, cộngđồng chính là môi trường xã hội của địa phương (khu phố) và gia đình
Địa phương (khu phố)
Nơi làm việc Trường họcNơi làm viẹcc
Gia đình
Tiểu hệ thống và môi trường
Việc nhận dạng tiểu hệ thống và môi trường phụ thuộc vào hệ thống trọng tâm
Trang 14thống đó Cấu trúc của hệ thống thực tế khó để nhìn thấy.Tuy nhiên, chúng ta nhận thức nóqua hai khái niệm gọi là: sự thân thiện và sức mạnh.
Khái niệm sự gần gũi, thân thiện (closeness) chỉ ra ranh giới của hệ thống đóng hay
mở Nói cách khác khi chúng ta đặt ra câu hỏi: các thành viên trong hệ thống gần gũi haycách xa nhau như thế nào chính là nói đến ranh giới của hệ thống Ranh giới này không chỉthể hiện ở mối quan hệ giữa các thành viên trong hệ thống mà còn nói đến mối quan hệ vớibên ngoài hệ thống, đó là môi trường của hệ thống Nếu hệ thống mở hay ranh giới của hệthống mở thì nó có sự tác động thường xuyên và thay đổi nguồn tài nguyên với môi trườngcủa họ Nếu hệ thống đóng thì nó rất ít khả năng liên kết với môi trường đồng thời có nhiềukhả năng làm suy yếu nguồn tài nguyên dự trữ của họ
Khái niệm sức mạnh (power) chỉ ra sự phân bố các thứ bậc trong hệ thống Nói cách
khác mỗi cá nhân hay mỗi tiểu hệ thống trong một hệ thống lớn hơn đều có những địa vị, đặcquyền và sức mạnh Hệ thống thứ bậc mô tả ai là người nắm quyền lực ở trong tổ chức của hệthống Những địa vị trong hệ thống như: chủ tịch, tổng thống, người lãnh đạo, người kiểmhuấn… đều chỉ ra một cách rõ ràng hệ thống thứ bậc trong tổ chức đó Mặc dù vậy thuyếtsinh thái cũng cho rằng những cái nhãn: bố, mẹ, người lãnh đạo có thể cho ta thấy manh mối
về sức mạnh hay sự kiểm soát trong hệ thống Tuy nhiên quan sát những người ra quyết địnhhay những người đầu tiên hành động mới thực sự cho chúng ta thấy bức tranh toàn cảnh của
hệ thống thứ bậc
Sự tác động qua lại của hệ thống:
Sự tác động qua lại xem xét cái cách mà con người quan hệ với nhau trong một hệthống và với môi trường của họ như thế nào Nếu cấu trúc của hệ thống chỉ ra một cái nhìntĩnh về hệ thống thì sự tác động qua lại chỉ ra một cấu trúc động của hệ thống Sự tác độngqua lại xảy ra khi các thành viên và môi trường của họ truyền thông, giao tiếp với nhau Sựtruyền thông này bao gồm cả truyền thông bằng lời và truyền thông không lời Bất kỳ mộtthông điệp nào gửi đến trong hệ thống bằng truyền thông không lời hay có lời đều ảnh hưởngđến chức năng của hệ thống
Khía cạnh tâm sinh lý:
Cũng giống như hệ thống xã hội, con người cũng có những khía cạnh rất phức tạp.Khía cạnh tâm sinh lý bao gồm các yếu tố như: thể chất, xúc cảm, hành vi, nhận thức, trigiác
Khía cạnh tâm sinh lý bao gồm những yếu tố đặc biệt có ý nghĩa trong tiến trình thayđổi Khi con người suy nghĩ và có những cảm giác, chúng ta có những lựa chọn và mở rộngkhả năng để lựa chọn những phản ứng của chúng ta đối với những gì đang xảy ra trong cuộc
Trang 15sống của chúng ta Sự lựa chọn này có thể bị giới hạn bởi những điều kiện của cá nhân vàmôi trường sống nhưng trong sự sắp xếp những khả năng chúng ta có thể lựa chọn về nhữngđiều chúng ta suy nghĩ về chính chúng ta và giải thích về các sự kiện xung quanh chúng ta.
Khía cạnh văn hoá:
Mỗi cá nhân và xã hội tồn tại trong một mạng lưới đan xen và chồng chéo lên nhau
Do vậy mỗi cá nhân đều mang dấu ấn của hệ thống mà họ đang sống Khi là thành viên củamột tộc người họ có những không gian, nét văn hoá tương tự Khi là thành viên của tộc ngườikhác nhau, tôn giáo khác nhau, cộng đồng khác nhau… họ sẽ có sự phát triển khác nhau Đặcthù và những mối quan hệ riêng biệt sẽ ảnh hưởng đến mỗi hệ thống, từ đó góp phần tạo nên
sự đa dạng trong tính cách và hành vi của cá nhân
Chủng tộc, giới tính, giai cấp xã hội, nghề nghiệp, tôn giáo, nhóm tuổi, lối sống, địnhhướng chính trị, địa phương cư trú… là hàng loạt các yếu tố của văn hoá có ảnh hưởng sâusắc tới hành vi của con người
1.4 Phân tích hệ thống sinh thái trong thực hành
Hệ thống sinh thái cung cấp cho chúng ta những kiến thức quan trọng về sự đa dạngcủa con người cũng như mối quan hệ giữa con người và môi trường của họ Hệ thống conngười được coi như là thực thể văn hoá, tâm sinh lý… đưa ra những khả năng vô tận trongviệc xây dựng những hiểu biết và sự thay đổi Những nhà nghiên cứu CTXH đã phân tíchviệc áp dụng thuyết hệ thống sinh thái vào trong thực hành CTXH thông qua 5 bước cơ bảnsau:
1 Hệ thống trọng tâm là gì? Nhận dạng được hệ thống trong hệ thống sinh thái (cá nhân,
nhóm, gia đình, tổ chức, cộng đồng…)2.Các gì xảy ra bên trong hệ
4 Sự kết nối bên trong và
ngoài hệ thống như thế nào?
Khám phá sự tác động giữa các tiểu hệ thống và hệ thống lớnhơn
5 Hệ thống di chuyển qua
thời gian như thế nào?
Quan sát và nhận ra sự thích nghi và thay đổi xảy ra trong tiếntrình phát triển của hệ thống trọng tâm
Nhận diện hệ thống trọng tâm:
Trang 16Tất cả các khía cạnh của thực hành đều liên quan đến con người Nhân viên xã hộiphải làm việc và thực hành ở các trung tâm xã hội, tổ chức từ thiện và những tổ chức khác.
Do đó, nhân viên xã hội tác động qua lại với thân chủ bao gồm cá nhân, gia đình, nhóm, cộngđồng… Nhân viên xã hội có thể thay đổi mục tiêu trong cộng đồng để tạo ra lợi ích cho thânchủ của họ Bản thân nhân viên xã hội họ cũng tồn tại trong mạng lưới hệ thống con ngườinói chung và những người làm công tác xã hội nói riêng Do vậy để thực hành tốt nhân viên
xã hội phải nắm rõ chức năng cũng như những nguồn tài nguyên trong mỗi hệ thống này: môitrường của họ, thân chủ của họ, cộng đồng của họ và bản thân họ
Việc nhân viên xã hội quyết định hệ thống trọng tâm là gì phụ thuộc vào mục tiêu vàhành động của họ Nếu nhân viên xã hội cố gắng để tăng hiểu biết của họ, họ có thể tập trungvào bản thân họ bao gồm suy nghĩ, cảm giác, sự tác động lẫn nhau với những người khác.Nếu nhân viên xã hội bắt đầu làm việc với một thân chủ mới thì họ cần phải chú ý phát triểnquan hệ nghề nghiệp, quan hệ đó là hệ thống trọng tâm Nếu Nhân viên xã hội đánh giá chứcnăng của thân chủ trong môi trường của họ thì thân chủ trở thành hệ thống trọng tâm Cònnếu nhân viên xã hội thực hiện những chiến lược can thiệp thì họ có thể nhận dạng ra mộtmôi trường của thân chủ là hệ thống trọng tâm Trong thực hành công tác xã hội, hệ thốngtrọng tâm có thể biến đổi trong suốt tiến trình làm việc
Cái gì xảy ra bên trong hệ thống?
Việc xác định được hệ thống trọng tâm cho phép người nhân viên xã hội áp dụng hiểubiết của mình về hệ thống con người để bắt đầu thực hiện những nhiệm vụ can thiệp Chẳnghạn, cấu trúc xã hội đưa ra những thông tin về thành viên của hệ thống, về địa vị xã hội vàthứ bậc Điểm nổi bật nhất trong quan điểm tác động lẫn nhau cung cấp những thông tin về
sự truyền thông giữa các thành viên, những mô hình họ phát triển, những cách mà họ quy trì
sự cân bằng Khám phá ra những khía cạnh tâm sinh lý cung cấp thông tin về những vấn đềnhư sức khoẻ, suy nghĩ, cảm giác… của các thành viên trong hệ thống Việc xem xét nhữngtác động văn hoá như: giá trị, niềm tin, thái độ, mô hình giao tiếp hay những quy tắc… nhằmtăng hiểu biết của nhân viên xã hội về những chức năng bên trong của hệ thống
Cái gì xảy ra bên ngoài hệ thống?
Việc khám phá ra bối cảnh của hệ thống trọng tâm rất cần thiết để hiểu rõ bất kỳ mộttình huống nào Tất cả các hệ thống tồn tại như là các phần của hệ thống sinh thái, nó baogồm sự kết nối, sự tác động qua lại lẫn nhau, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các hệ thống Việcxem xét những gì đang xảy ra bên ngoài hệ thống trọng tâm để giúp nhân viên xã hội nhận rađược tầm quan trọng của môi trường xung quanh nhằm giải thích cho hành vi của hệ thốngtrọng tâm cũng như chỉ ra mục tiêu của sự can thiệp
Trang 17Sự liên kết bên trong và bên ngoài hệ thống?
Khả năng tồn tại của con người phụ thuộc vào sự thành công của họ trong việc tácđộng lẫn nhau với môi trường xung quanh của họ Người nhân viên xã hội cần sự giúp đỡ củacác cá nhân và đồng nghiệp Thân chủ cũng cần những thông tin, nguồn tài nguyên và sựgiúp đỡ Như vậy, mối quan hệ giữa các hệ thống với môi trường là một mục tiêu chính đểđánh giá và can thiệp
Để minh họa cho mối quan hệ này chúng ta xem xét tình huống của Tony Marelli một người nhân viên xã hội làm việc cho trung tâm NAR Khi trung tâm của Tony bị cắtgiảm nguồn tài trợ và biên chế trong cơ quan, những người nhân viên xã hội phải chịu mộtgánh nặng công việc quá tải Thay vì thông thường mỗi nhân viên xã hội chỉ đảm nhận 25thân chủ, giờ đây họ phải đảm nhận 35 thân chủ Sự quá tải công việc khiến cho Tony không
-có thời gian để nói chuyện với những người đồng nghiệp của mình – đây là những người -cóthể giúp Tony có những ý kiến tốt trong việc giải quyết vấn đề của thân chủ Như vậy giờđây những mối quan hệ của Tony đang được mở ra đối với thân chủ, nhưng đóng lại với đồngnghiệp của anh ấy Thuyết sinh thái phân tích những cách mà có thể làm cho Tony cảm thấythoải mái hơn đó là sự thay đổi về gánh nặng công việc và những mối quan hệ với đồngnghiệp của anh ấy Như vậy, khi chúng ta phân tích những mối quan hệ của hệ thống với môitrường xung quanh sẽ giúp chúng ta nhận ra rõ ràng chuyện gì đang xảy ra và khuyến khíchchúng ta xem xét về những khả năng có thể thay đổi
Hệ thống thay đổi như thế nào qua thời gian?
Hệ thống sinh thái luôn nhấn mạnh sự tiến triển tự nhiên của con người Mỗi hệ thống
ở nhiều cấp độ khác nhau từ cá nhân đến xã hội, họ sẽ biến đổi theo sự phát triển của thờigian để đáp ứng lại những sự kiện được mong đợi hoặc những sự kiện không mong đợi Cảhai loại sự kiện này đều có ảnh hưởng đến các hệ thống Người nhân viên xã hội cần phảitổng hợp được những thông tin về hệ thống trọng tâm để có thể lý giải được tiến trình thayđổi của hệ thống mà mình đang làm việc
Bên cạnh những biến đổi được mong đợi, được dự đoán trước cũng xuất hiện những
sự thay đổi không mong đợi (điểm nút) đều ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến sự phát triển của hệthống Chẳng hạn như sự thêm hay bớt các thành viên như sinh, chết, kết hôn, hay ốm đaucủa các thành viên … Ở mức độ lớn hơn là sự mở rộng hay thu hẹp của tổ chức Ở mức độcộng đồng như thay đổi lãnh đạo, giảm cây trồng hay nhận được một sự tài trợ của nhànước… Tất cả những sự kiện không được mong đợi đó có thể cải thiện chức năng của hệthống hoặc hệ thống phải đối đầu với những thách thức và cơ hội mới
Biểu đồ sinh thái ECO-MAP
Trang 18Thân chủ:………
Ngày:………
Chú thích:
Mối quan hệ tốt nhưng chỉ từ một phía
Mối quan hệ xấu/khó tiếp cận
Quan hệ có mâu thuẫn khó tiếp cận
Mối quan hệ 2 chiều
Lưu ý: Mức độ ngắn/dài thể hiện mối quan hệ gần/xa (thân mật nhiều/ít)
2 QUAN NIỆM SỨC MẠNH THÂN CHỦ
2.1 Các nguyên tắc của lối tiếp cận dựa trên sức mạnh thân chủ
Lối tiếp cận này bắt đầu giữa thập niên 1990 và được sử dụng chung với lối tiếp cậncủa hệ thống sinh thái Quan điểm này được sử dụng dựa trên các nguyên tắc sau:
- Mọi cá nhân, nhóm, cộng đồng đều có sức mạnh NVXH phải giúp đỡ họ phát hiện rasức mạnh của họ trong mọi hoàn cảnh
THÂN CHỦ
GIA ĐÌNH
MỞ RỘNG
AN SINH
XÃ HỘI
DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ
TỔ DÂN PHỐ
VUI CHƠI GIẢI TRÍ
TRƯỜNG HỌC
BẠN BÈ
HÀNG XÓM
TÔN GIÁO
CÔNG VIỆC
Trang 19- Thân chủ bị tổn thương, lạm dụng hay bệnh tật Là những khó khăn nhưng cũng là cơhội của thân chủ Nhân viên xã hội giúp thân chủ nhìn những khó khăn đó theo hướngtích cực.
- Nhân viên xã hội luôn nhấn mạnh đến những khả năng của thân chủ
- Nhân viên xã hội cùng làm với thân chủ chứ không đứng trên thân chủ và làm chothân chủ
- Mỗi môi trường đều có những nguồn lực Nhân viên xã hội phải biết cách sử dụng cóhiệu quả các nguồn lực đó
- Có niềm tin vào thân chủ: Trung tâm của thuyết sức mạnh là tin rằng thân chủ làngười trung thực Bởi lẽ không ai đi tìm sự giúp đỡ của các dịch vụ xã hội lại có thểnói dối Sự xét đoán thân chủ là người không trung thực chính là vi phạm giá trị củacông tác xã hội
- Cần phải khám phá ra thân chủ muốn gì: Có 2 vấn đề khi nhân viên xã hội làm việcvới thân chủ Thứ nhất, xem xét xem thân chủ muốn và mong đợi gì từ các dịch vụ xãhội? Thứ hai, điều gì thân chủ muốn xẩy ra trong mối quan hệ với vấn đề hiện tại củahọ
2.2 Ví dụ về mô hình thực hành dựa trên lý thuyết sức mạnh của thân chủ (gia đình)
- NVXH tin rằng dẫu gia đình có vấn đề thì họ vẫn có những điểm mạnh NVXH cầngiúp họ khám phá và giải quyết vấn đề dựa trên điểm mạnh Ví dụ: các TV đều tìmđến NVXH -> muốn gia đình tốt hơn
- Gia đình có khả năng thay đổi và phát triển, NVXH giúp họ khám phá ra khả năng vàtận dụng nó
- Gia đình đã trải qua những khó khăn và khủng hoảng NVXH cần chỉ ra họ đã có khảnăng vượt qua khó khăn và phục hồi
- Khả năng chịu đựng của gia đình
- NVXH làm việc có hiệu quả hơn khi với tư cách là một đối tác của gia đình – cùnglàm với họ
2.3 Mô hình đánh giá sức mạnh thân chủ áp dụng trong thực hành công tác xã hội:
Khi chúng ta tiến hành làm việc và can thiệp để giúp thân chủ giải quyết được vấn đề
họ đang gặp phải, chúng ta có thể khái quát những nhân tố tác động đến thân chủ theo cáctrục sau:
Sức mạnhCác nhân tố môi trường Các nhân tố của thân chủ
Trang 20Trở ngạiSau đây là mô hình hoá các công cụ đánh giá sức mạnh của thân chủ dựa trên các trục đánhgiá trên
Bảng : Phương pháp đánh giá sức mạnh thân chủ (1/4: 2)
a Nhận thức:
• Thân chủ nhìn thế giới xung quanh như hầu hết những người khác nhìn trong bối cảnhvăn hoá của chính thân chủ
• Có được sự hiểu biết đúng, sai về góc độ văn hóa và đạo đức của họ
• Hiểu được các hành vi của họ ảnh hưởng đến người khác như thế nào và ngược lại
• Có những cách suy nghĩ khác nhau về các sự việc hay không
• Cân nhắc và xem xét những cách giải quyết vấn đề
b Cảm xúc:
• Nếu được khuyến khích có thể tác động tới những cảm giác hay không?
• Biểu lộ tình yêu và mối quan hệ thân mật với người khác
• Bộc lộ mức độ kiểm soát bản thân
-Nhận thức-Cảm xúc -Động cơ -Mối quan hệ
Những nhân
tố của thânchủ
Trang 21• Cảm xúc có thích hợp với các tình huống.
c Động cơ:
• Khi gặp những tình huống mơ hồ, không chắc chắn, không tránh và từ chối chúng
• Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ các vấn đề với người khác
• Sẵn sàng chấp nhận trách nhiệm hoặc vai trò của họ trong các vấn đề
• Muốn cải thiện vấn đề hiện tại và tương lai
• Không muốn phụ thuộc vào người khác
• Tìm kiếm được sự cải thiện bản thân thông qua kiến thức, giáo dục và các kỹ năng
d Mối quan hệ:
• Có nhiều bạn
• Tìm kiếm được sự hiểu biết từ ban bè, gia đình, người khác
• Hy sinh vì bạn bè, gia đình và người khác
• Thực hiện vai trò xã hội thích hợp
• Vui vẻ và thân thiện
• Trung thực
• Hợp tác và linh hoạt trong quan hệ với gia đình và bạn bè
• Tự tin vào bản thân trong quna hệ với người khác
• Làm hài long người khác
• Có khả năng duy trì được những ranh giới cá nhân với người khác
• Biểu lộ sự thoải mái trong vai trò giới
• Có khả năng tha thứ
• Có sự hào phóng về thời gian và tiền bạc
• Khả năng diễn đạt lưu loát
Trang 22• Có tham vọng và sự siêng năng
• Có khả năng xoay xở
3. THUYẾT HÀNH VI
a Hành vi của mỗi cá
nhân chịu ảnh hưởng
bởi điều kiện xung
quanh, môi trường
sống, những kinh
nghiệm sống mà
người đó trải qua
Hành vi của con người liên quan đến các yếu tố nhưcảm xúc, suy nghĩ, lời nói và các hành động trongkhi những cảm xúc và suy nghĩ thường không thểnhìn thấy rõ ràng thì hành vi của con người lại có thể
dễ dàng nhận biết được Môi trường bao gồm các yếu tố như hoàn cảnh xungquanh (cả về vật chất và con người)
b Điều căn bản cho sự
lớn lên và phát triển
của một con người là
các nhu cầu căn bản
được đáp ứng
Nhu cầu căn bản như sự phát triển cơ thể, cảm xúc,trí tuệ của con người Nhu cầu về thể lý như thức ăn,quần áo, nhà ở,… Nhu cầu về tinh thần (tình cảm vàtrí tuệ) như sự yêu thương, sự an toàn, học hỏi,…Cóthể nói phát triển nhu cầu tinh thần là nền tảng cho
có những nhu cầu về tình cảm mà chúng ta khôngthể nhận thấy dễ dàng, vì thế khó có thễ thiết lập mốiliên hệ giữa nhu cầu và hành vi
Khi hành vi của một người không dễ để nhận thấyđược, chúng ta cần tìm hiểu và xác định các yếu tố
xã hội và tình cảm liên quan đến hành vi đó, trước
Trang 23khi chúng ta đưa ra sự giải thích
Khi thấy một nguời nào đó hành xử theo cách thức
mà xã hội không thể chấp nhận, chúng ta thường đưa
ra những lý do giải thích cho hành vi đó dựa trênphán đoán của chúng ta mà đôi khi những lý do nàykhông dựa trên những yếu tố về kkinh tế và tình cảmmột cách nghiêm túc Ngoài ra, chúng ta có thể phânloại và dán nhãn cho họ Vì thế sẽ dẫn đến việc phêphán cá nhạn đó vì không thể hiểu hết được hành vicủa họ Do đó, chúng ta cần tránh thái độ thành kiến,sẵn sàng tìm hiểu lý do thông qua các sự kiện và cần
có một cái nhìn đổi mới
4 BIỂU ĐỒ THẾ HỆ
Thông thường, hệ thống gia đình bao gồm nhiều tiểu hệ thống Những tiểu hệ thốngnày có ảnh hưởng đến tiểu hệ thống khác và ngược lại Các thành viên trong gia đình sẽ chịuảnh hưởng của các thành viên khác trong nội bộ gia đình đó Họ có những mối quan hệ ràngbuộc trong quá khứ, hiện tại và tương lai
Biểu đồ thế hệ biểu hiện mối quan hệ khi chúng ta xem xét gia đình hay con ngườitrong mối liên hệ từ thế hệ này sang thế hệ khác
Biểu đồ thế hệ là một công cụ để đánh giá gia đình, nhìn thấy được hệ thống tình cảmgia đình, tương quan giữa các thành viên, văn hóa gia đình, cách thức tổ chức và phân địnhcác thành viên qua các thế hệ
Qua biểu đồ ta có thể nhận ra những mối liên hệ gần gũi hay không hoặc thậm chíkhông còn liên hệ với nhau nữa Biểu đồ này giúp nối kết thông tin của gia đình trong mộtgiai đoạn nào đó rất hiệu quả
Trong biểu đồ có ít nhất 3 thế hệ, NVXH cùng thân chủ ghi lại những biến cố quantrọng (ngày sinh của các thành viên, tên, số người chết, việc làm, mất mát, đặc điểm, chỗ ở…của từng thành viên)
BIỂU ĐỒ THẾ HỆ
Trang 24MẨU BIỄU ĐỒ THẾ HỆ GIA ĐÌNH MỞ RỘNG
3 Cách xác định hệ thống trọng tâm trong thực hành Công tác xã hội?
4 Áp dụng lý thuyết hệ thống sinh thái trong thực hành Công tác xã hội?
Vẽ biểu đồ sinh thái?
5 Các quan điểm của lý thuyết hành vi?
6 Áp dụng của lý thuyết hành vi trong thực hành công tác xã hội?
7 Quan điểm của lối tiếp cận dựa trên sức mạnh của thân chủ?
8 Áp dụng của lối tiếp cận này trong thực hành Công tác xã hội?
Trang 259 Sơ đồ thế hệ? Vẽ sơ đồ thế hệ trong đó biểu thị tính chất của các mốiquan hệ?