Loại vốn Giá trị tuyệt đối Tỷ trọng Chi phí phát hành Cổ phiếu thông thường Ưu điểm: - Giữ nguyên được cơ cấu vốn hiện tại, không xáo trộn trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, duy trì đư
Trang 1BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Họ và tên : Lê Thị Bích Diệp Lớp : GaMBA01.N01
Bài làm
Tình hình tài chính hiện tại của Công ty DEI:
- Vay nợ: 15.000.000 $ (15.000 cổ phiếu, mệnh giá 1.000$/cổ phiếu), lãi cố định 7%/năm (trả lãi 2 lần/năm), giá bán 94% so với mệnh giá
- Vốn chủ sở hữu:
+ Cổ phiếu phổ thông; 30.000.000$ (300.000 cổ phiếu, giá bán 75$/cổ phiếu), beta =1,4
+Cổ phiếu ưu đãi: 2.000.000$ (20.000 cổ phiếu, mệnh giá 100$/ cổ phiếu, giá bán 72$), cổ tức 5%/năm
Thông tin thị trường: Lãi suất phi rủi ro: Rf= 5%, giá rủi ro thị trường = 8%
Câu 1: Phân tích hai phương án huy động vốn cho dự án
Dự án cần đầu tư ban đầu:
- Tài sản cố định: 15.000.000$
- Tài sản lưu động ròng: 900.000$
Tổng số tiền cần huy động: 15.900.000$
Phương án 1: Duy trì cơ cấu vốn hiện tại khi phát hành chứng khoán huy động vốn đầu tư cho dự án
Cơ cấu vốn hiện tại của DEI như sau:
Loại vốn Giá trị tuyệt đối Tỷ trọng Chi phí vốn
Nợ (trái phiếu) 14.100.000 37% 7%/năm (trả 2lần/năm) tương đương
7.1225%/năm (trả lãi 1 lần/năm)
Cổ phiếu thông
thường
22.500.000 59% Er=Rf+beta x (Rm-Rf)
= 5+1.4x8=16.2%/năm
Cổ phiếu ưu đãi 1.440.000 4% R= cổ tức/giá =5/72=6.94%/năm
Trang 27.1225x0.37x(1-.035)+16.2x0.59+6 94x0.04=11.55%
Huy động vốn để duy trì cơ cấu vốn hiện tại:
Loại vốn Giá trị tuyệt đối Tỷ trọng Chi phí phát hành
Cổ phiếu thông
thường
Ưu điểm:
- Giữ nguyên được cơ cấu vốn hiện tại, không xáo trộn trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, duy trì được mức chi phí vốn bình quân như cũ nên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lý vốn của doanh nghiệp
- Chi phí phát hành thấp, chi phí vốn bình quân thấp
- Do cơ cấu phát hành có trái phiếu nên sẽ có lợi do ảnh hưởng lợi thuế của lãi vay, tăng cường đòn bẩy nợ của doanh nghiệp so với phương án huy động 100% bằng cổ phiếu phổ thông
Nhược điểm:
- Phương án huy động vốn này có phần nợ vay nên sẽ gia tăng áp lực hoàn trả vốn vay và lãi vay, cổ tức ưu đãi cho dự án nên có thể tăng thêm tính rủi ro cho
dự án
Phương án 2: Huy động toàn bộ vốn bằng cổ phiếu phổ thông
Loại vốn Giá trị tuyệt đối Tỷ trọng Chi phí phát hành
Cổ phiếu thông
thường
Ưu điểm:
Do phát hành bằng cổ phiếu phổ thông, có nghĩa là tăng vốn của chủ sở hữu nên dự án sẽ không phải đối mặt với áp lực hoàn trả vốn Điều này sẽ rất thuận lợi cho dự án Nếu dự án chưa có hiệu quả ngay thì chủ đầu tư sẽ giảm được áp lực thanh toán gốc và cổ tức ưu đãi cho các cổ đông (không giống với trường hợp vốn vay và cổ phiếu ưu đãi phải hoàn trả gốc và lãi đúng hạn và đầy đủ)
Trang 3 Nhược điểm:
- Chi phí phát hành cao
- Do sử dụng 100% vốn chủ sở hữu cho dự án nên rủi ro chỉ chia cho chủ sở hữu, chính vì vậy mà tỷ lệ thu nhập yêu cầu đối với các cổ đông cao hơn, lãi suất chiết khấu tính cho dự án sẽ cao hơn so với phương án 1(có nợ vay và cổ phiếu ưu đãi)
Ý kiến về phương án lựa chọn căn cứ vào các lập luận trên:
Căn cứ vào các lập luận trên, tôi lựa chọn phương án duy trì cơ cấu vốn đầu
tư như cũ (phương án 1) vì sẽ có nhiều thuận lợi hơn so với phương án 2 như chi phí thấp, cơ cấu vốn ổn định, đòn bẩy nhờ cơ cấu nợ…
Câu 2: Tính dòng tiền của dự án vào năm 0 theo phương án huy động vốn cổ phiếu phổ thông (phương án 2) có tính đến tác động phụ:
Chi phí phát hành cổ phiếu:
=15.900.000/0.91-15.900.000
-1.572.527
Vậy dòng tiền đầu tư vào dự án năm 0 là -27.872.527$
Câu 3: Tính tỷ lệ chiết khấu cho dự án
- Tỷ lệ chiết khấu phù hợp cho dự án chính bằng chi phí vốn bình quân của doanh nghiệp = 11.55%
- Do rủi ro tăng cao 2% nên tỷ lệ chiết khấu phù hợp = 11.55+2 = 13.55%/năm
Câu 4: Tính dòng tiền sau thuế của giao dịch thanh lý tài sản vào cuối năm thứ 5
Nhà máy được tính khấu hao trong 8 năm theo phương pháp khấu hao đường thẳng, vậy chi phí khấu hao hàng năm là: 15.000.000/8=1.875.000$
Vậy giá trị còn lại của nhà máy vào cuối năm thứ 5 là: 15.000.000 – 1.875.000x5=5.625.000 $
Vào cuối năm thứ 5 nhà máy được thanh lý với giá 5.000.000 $, như vậy khoản thua lỗ là 5.000.000-5.625.000 = -625.000 $
Trang 4Khoản thua lỗ này sẽ làm giảm khoản thuế thu nhập phải nộp = 625.000x0.35=218.750$, tăng giá trị của dòng tiền sau thuế lên tương ứng là 218.750$
Vậy dòng tiền sau thuế của giao dịch này là 5.000.000+218.750 = 5.218.750$
Câu 5: Tính OCF hàng năm của dự án
Áp dụng công thức tính:
OCF = (S-C)(1-T)+DxT
Trong đó S = Doanh thu = 12.000 x 10.000 = 120.000.000$
C= Chi phí bằng tiền = 12.000x9.000+400.000 = 108.400.000$
T= thuế = 0.35
D = Khấu hao hàng năm = 1.875.000$
Ta tính được OCF hàng năm của dự án là = 8.196.250$
Câu 6: Tính sản lượng hòa vốn kế toán của dự án
Sản lượng hòa vốn kế toán của dự án là mức sản lượng để doanh thu bù đắp được toàn bộ chi phí (biến đổi, cố định, khấu hao)
Gọi sản lượng hòa vốn kế toán là A
Doanh thu hòa vốn = 10.000 A
Chi phí= 9.000A + 400.000 + 1.875.000
Doanh thu = Chi phí 10.000A = 9.000A +2.275.000
Tính ra ta được A=2.275 sản phẩm
Câu 7: Tính toán toàn bộ dự án, tỷ lệ chiết khấu 19%/năm
Khoản
mục
Đầu tư
ban đầu
-20.731.000
OCF 8.196.250 8.196.250 8.196.250 8.196.250 8.196.250 Thanh lý
nhà máy
5.218.750
Thu hồi
vốn lưu
động
ròng
900.000
Dòng tiền
của dự án
-27.872.527
8.196.250 8.196.250 8.196.250 8.196.250 14.315.000 Vậy:
Trang 5Với tỷ lệ chiết khấu 13.55%/năm thì NPV của dự án = 3.814.242$
IRR của dự án = 19%/năm
Thời gian hoàn vốn của dự án = 4.7 năm
Như vậy qua tính toán các chỉ số tài chính của dự án:
- NPV >0
- IRR > tỷ lệ chiết khấu
- Thời gian hoàn vốn nhỏ hơn 5 năm
Có thể thấy dự án hoàn toàn có tính khả thi và nên tiến hành thực hiện dự án
Câu 8: Những thông tin, giả thiết bổ sung
- Giả thiết quan trọng bổ sung là khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án là rất tốt,
dự án sẽ tiêu thụ được hết số sản phẩm sản xuất ra, chạy đúng với công suất thiết kế
- Thị trường đầu tư tại nước ngoài ổn định (để không ảnh hưởng đến mức rủi ro kinh doanh), hoạt động của DEI ổn định để không ảnh hưởng đến hệ số bêta
- Không tính đến chỉ số lạm phát hàng năm và sự biến động giá cả của các yếu
tố đầu vào để giữ nguyên mức chi phí hoạt động của dự án