1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Bài tập tài chính doanh nghiệp corporate finance (20)

10 190 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 129,5 KB

Nội dung

Trong bài viết này tôi tập trung phân tích nghiên cứu hoạt động thực hành quản lý tài chính tại doanh nghiệp: Công ty Điện lực Ninh Bình để hiểu rõ thêm những hoạt... Nhận định về thực h

Trang 1

BÀI TẬP CÁ NHÂN

MÔN HỌC: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Học viên : TRƯƠNG ĐỨC LỘC

Lớp: GaMBA01.M02

ĐỀ BÀI:

1 Nhận định về thực hành quản lý tài chính tại doanh nghiệp của anh/chị hoặc một doanh nghiệp mà anh chị biết hoặc tham gia quản lý?

2 Nhận xét về ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?

3 Theo anh chị doanh nghiệp cần phải làm gì để khắc phục các ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính trong thời gian tới?

BÀI LÀM:

MỞ ĐẦU

Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ không chỉ gây chấn động hệ thống tài chính

Mỹ mà còn lan rộng và đe doạ sự ổn định của nhiều Quốc gia khác Hiện nay cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ và ảnh hưởng của nó vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, nhiều quốc gia đã chịu ảnh hưởng nặng nề Đối với Việt Nam theo đánh giá của nhiều chuyên gia tài chính thì cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trước mắt sẽ không

có tác động nhiều đến tài chính Việt Nam, nhưng trong xu thế toàn cầu hoá như hiện nay, sớm hay muộn thì cuộc khủng hoảng này cũng sẽ tạo ra những ảnh hưởng xấu tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam Việt Nam chưa hội nhập sâu vào nền kinh tế thị trường thế giới và cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trên đấu trường quốc tế Vì vậy tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đối với doanh nghiệp Việt Nam sẽ phức tạp Các doanh nghiệp cần hiểu rõ và nắm vững quy luật về kinh tế và tài chính, đánh giá đúng tình hình tài chính trong nước và thế giới để có những biện pháp khắc phục kịp thời những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đưa doanh nghiệp tiếp tục ổn định và phát triển

Trong bài viết này tôi tập trung phân tích nghiên cứu hoạt động thực hành quản

lý tài chính tại doanh nghiệp: Công ty Điện lực Ninh Bình để hiểu rõ thêm những hoạt

Trang 2

động tài chính, kinh doanh của công ty trong thời kì khủng hoảng tài chính thế giới như hiện nay, những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đến doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

NỘI DUNG

I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC NINH BÌNH

1 Quá trình hình thành và phát triển.

Điện lực Ninh Bình được thành lập ngày 13/01/1999

Tên gọi đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện lực

Ninh Bình,

Tên viết tắt tiếng Việt: CTĐNB,

Tên giao dịch Quốc tế: NINH BINH POWER COMPANY Ltd,

Tên viết tắt tiếng Anh: NBPCo Ltd,

Trụ sở chính: Km số 2 quốc lộ 1A; phường Đông Thành, thị xã Ninh

Bình, tỉnh Ninh Bình,

2 Chức năng, nhiệm vụ :

Chức năng chủ yếu của Điện lực Ninh Bình cũng như các đơn vị thành viên của Công ty TNHH 1 thành viên điện lực tỉnh Ninh Bình là: phân phối và bán buôn, bán lẻ điện năng

Ngoài các chức năng kể trên thì đơn vị phải thực hiện các nhiệm vụ mà ngành điện giao phó:

- Thực hiện chế độ tự chủ sản xuất kinh doanh bán điện trong phạm vi phân cấp của Công ty TNHH 1 thành viên điện lực tỉnh Ninh Bình

- Tổ chức tốt công tác kế hoạch hóa, thực hiện nghĩa vụ ngân sách

- Quản lý chặt chẽ khách hàng, điện năng thương phẩm mua và bán, giảm dư nợ tiền điện

- Bảo đảm cung cấp điện liên tục, an toàn

- Giảm thiểu tổn thất điện năng trên đường dây tải điện

- Nâng cấp, cải tạo lưới điện trong phạm vi đơn vị

- Sửa chữa đường dây khi xảy ra sự cố

3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Điện lực Ninh Bình

Mô hình quản lý Điện lực Ninh Bình được tổ chức theo hướng trực tuyến chức năng

Trang 3

II NHẬN ĐỊNH VỀ THỰC HÀNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC NINH BÌNH.

1- Những kiến thức liên quan đến công tác quản trị tài chính.

1.1 Khái niệm quản lý tài chính doanh nghiệp

Quản lý tài chính đóng vai trò hết sức quan trong trong hoạt động quản lý, quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh Đó là sự tác động có hệ thống của chủ thể quản lý lên các hoạt động tài chính của doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Nhiệm vụ của các nhà quản lý là nghiên cứu các mối quan hệ tài chính phát sinh trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó ra quyết định tài chính nhằm tối đa hoá lợi nhuận

1.2 Nội dung quản lý tài chính

Bao gồm các công việc:

* Xác định mục tiêu của quản lý tài chính.

* Phân tích tài chính:

- Khái niệm niệm phân tích tài chính

- Nội dung phân tích tài chính

- Phân tích các tỷ số tài chính

- Phân tích các hệ số về cơ cấu tài sản và nguồn vốn:

Phòng KD bán điện

Đội QLKHCQ Đội KTĐ Đội CTTT

Phòng kỹ thuật Phòng thiết kế

Phòng Đ.Độ-Thông tin Đội QLVHLĐ Đội Điezen

Đội Đ.tu lưới

điện

Phòng TCHC

Phòng TCKT

Phòng KHVT&QLDA

Đội QLĐP 1 Đội QLĐP 2 Đội QLĐP 3 Đội QLĐP 4 Đội QLĐP 5 Đội QLĐP 6 Đội QLĐP 7

Phó giám đốc kinh doanh

Giám đốc Điện lực

Phó Giám đốc kỹ thuật

Trang 4

- Phân tích các hệ số về khả năng thanh toán:

- Phân tích các hệ số về hoạt động:

- Phân tích các hệ số về khả năng quản lý vốn vay

- Phân tích các hệ số về khả năng sinh lời:

* Hoạch định tài chính:

* Kiểm tra tài chính:

*Phương pháp kiểm tra tài chính:

- Kiểm tra toàn diện

- Kiểm tra chuyên đề

- Kiểm tra điển hình

- Kiểm tra qua chứng từ

- Kiểm tra thực tế

Tóm lại, Trong nền kinh tế thị trường, khi mà yếu tố cạnh tranh hết sức gay gắt, thì quản lý tài chính hiệu quả là điều kiện sống còn đối với doanh nghiêp Điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải biết sử dụng những phương pháp, công cụ tài chính một cách hợp lý nhằm đảm bảo họat động tài chính của doanh nghiệp đươc diễn ra một cách trôi chảy, hiệu quả, nhằm tối đa hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp

1.3 Những vấn đề trong quản lý tài chính doanh nghiệp sau cổ phần hoá

1.3.1 Đặc trưng cơ bản quản lý tài chính doanh nghiệp Nhà Nước

Doanh nghiệp Nhà nước là loại hình doanh nghiệp một chủ sở hữu, thuộc quyền

sở hữu toàn dân do Nhà nươc đại diện nắm quyền sở hữu, quản lý Nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước giao vốn cho người quản lý, điều hành doanh nghiệp Còn với công ty cổ phần thì chủ sở hữu không giao vốn cho người quản lý điều hành doanh nghiệp

Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận chủ yếu:

- Vốn góp ban đầu

- Lợi nhuận không chia

- Tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu mới

Đối với doanh nghiệp Nhà nước, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của Nhà nước Chủ sở hữu các doanh nghiệp Nhà nước là Nhà nước

Nhà nước can thiệp vào quản lý tài chính về hiện vật và giá trị:

- Nhượng bán, thanh lý tài sản và toàn bộ dây truyền sản xuất chính

- Xử lý tài sản tổn thất

- Góp vốn liên doanh

Trang 5

- Quyết định các dự án đầu tư

- Chỉ phân cấp cho hội đồng quản trị, tổng công ty đối với dự án nhóm C

Phân phối lợi nhuận: Đối với doanh nghiệp Nhà nước, quy định trình tự phân phối lợi nhuận sau thuế, tỷ lệ trích vào các quĩ doanh nghiệp Với công ty cổ phần, quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau thuế mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phiếu

Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp Nhà nước không phải thông qua chủ sở hữu còn với công ty cổ phần, báo cáo tài chính do Đại hội cổ đông thông qua

1.3.2 Những vấn đề trong quản lý tài chính doanh nghiệp sau cổ phần hoá

Khi doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần thì có sự khác biệt rất lớn trong quản lý hoạt động tài chính Công ty cổ phần hoàn toàn tự chủ về tài chính,

tự lo liệu, giải quyết các vấn đề tài chính, tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung, tự chủ và

tự chịu trách nhiệm đầy đủ trong việc sử dụng vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Những vấn đề trong quản lý tài chính của doanh nghiệp sau cổ phần hóa là:

Các nguồn tạo vốn: Công ty cổ phần được toàn quyền tổ chức sử dụng vốn Nhà nước tham gia quản lý với vai trò là cổ đông của công ty Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, điệu kiện cạnh tranh gay gắt thì yêu cầu đặt ra với bất kỳ doanh nghiệp nào là phải kinh doanh có lãi, mức doanh thu lợi nhuận phải bù đắp được chi phí đã bỏ ra Vì vậy, bảo toàn phát triển vốn đã trở thành mục tiêu bắt buộc, mang tính tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, dẫn đến mất khả năng thanh toán, chi trả, dẫn tới phá sản Chính vì vậy, công ty cổ phần phải rất chú trọng vào tổ chức sử dụng vốn góp của các cổ đông sao cho hiệu quả

Phân phối lợi nhuận để lại: Sự phân phối, sử dụng lợi nhuận còn lại của công ty

cổ phần khác nhiều so với doanh nghiệp Nhà nước Sau khi nộp thuế cho Nhà nước, việc sử dụng lợi nhuận của công ty cổ phần do các cổ đông quyết định

Lợi nhuận để lại của các công ty cổ phần được trích lập vào các quĩ: quỹ dự trữ, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ trả tức cổ phần, trái phiếu…

- Chế độ trả lương, thưởng cho những người lao động, thành viên HĐQT, giám đốc

- Xử lý các vấn đề về tài chính khi công ty cổ phần giải thể hoặc phá sản

2 Nhận định về thực hành công tác quản lý tài chính tại công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình

Tôi có dịp đến làm việc với đồng chí Lã Thị Hoàn Giám đốc Công ty Điện lực Ninh Bình được biết: Kể từ ngày mới thành lập (10/3/1992) công ty gặp không ít khó khăn, thách thức Cơ sở vật chất nghèo nàn, cả 2 chi nhánh, thiết bị thiếu, lạc hậu, lưới

Trang 6

điện cũ nát, chắp vá, hệ thống đường dây và máy biến áp không đáp ứng nhu cầu phụ tải, 80% cán bộ chưa được đào tạo cơ bản Hệ thống lưới điện bao gồm 580Km đường dây cao, hạ thế, 9 trạm trung gian 35/10 KV với công suất 34.400 KVA, có 10 trạm phân phối tổng dung lượng 250 KVA

Qua nghiên cứu chặng đường phấn đấu của công ty qua 17 năm phát triển và trưởng thành, Công ty điện lực Ninh Bình từ một đơn vị trung bình đến nay đã là đơn

vị tiên tiến tiêu biểu của ngành điện cả nước, được nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhì

Nghiên cứu công tác quản trị tại công ty tôi thấy Ban giám đốc có nhiều đổi mới trong cách nghĩ, cách làm đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng công ty trưởng thành

và phát triển Các hoạt động quản trị tài chính của công ty được thể hiện qua các bản báo cáo tài chính và những biện pháp quản lý tài chính của công ty để đạt những thành tựu cao, mỗi năm tốc độ tăng trưởng từ 15 – 18% Hàng năm đóng góp vào ngân sách từ 15 –

20 tỷ đồng cho dù kinh tế thế giới đang trong thời kỳ khủng hoảng

* Các biện pháp quản lý tài chính của công ty thể hiện ở các công việc sau:

1- Đã làm tốt công tác quản lý nguồn vốn, quản lý tài chính, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; quan tâm xây dựng các cơ sở vật chất thiết yếu cho mạng lưới điện của tỉnh, các huyện, thành phố, thị xã đặc biệt là mạng lưới điện nông thôn

Các hoạt động quản lý tài chính công ty trên các lĩnh vực: Quản lý vốn và luân chuyển vốn, quản lý vốn cố định, quản lý vốn đầu tư tài chính, quản lý thu, chi, chi phí lợi nhuận, quản lý ngân quỹ, quản lý tài sản công nợ, xây dựng định mức lao động, tiền lương…và sử dụng về tài chính làm lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp được Ban giám đốc đặc biệt chú ý; việc chấn chỉnh và khắc phục sai lệch về hoạch toán, ban hành quy chế tài chính thường xuyên được quan tâm, đã chỉ đạo thực hiện tốt luật tài chính kế toán Thực hiện chế độ kiểm tra, tự kiểm toán nội bộ nên tránh sai sót trong quản lý tài chính

Công ty điện lực Ninh Bình cùng với sự hỗ trợ của Tổng công ty Điện lực Việt Nam và nguồn vốn tích luỹ hàng năm đã đầu tư trên 10 tỷ đồng để nâng cấp hệ thống lưới điện Đến nay công ty quản lý hơn 15000Km đường dây cao, hạ thế, 16 trạm trung gian 35/10 KV, 725 trạm phân phối, tổng công suất tăng 16 lần so với năm 1992 Công ty đáp ứng nhu cầu về điện cho công nghiệp, sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh Kết quả đồng vốn đầu tư thể hiện quả kết quả thống kê báo cáo, kết quả kinh doanh hàng năm Năm 1992 mới thành lập sản lượng điện chỉ đạt 52 triệu KW, năm 2001 đạt 189 triệu KW, năm 2005 đạt 341 triệu KW, năm 2009 đạt tới 450 triệu KW tăng gần 9 lần so với năm 1992, đã có trên 80.000 khách hàng được sử dụng điện trực tiếp

Trang 7

tăng trên 2,5 lần so với trước khi chuyển đổi Tính đến quý I năm 2009 công ty điện lực Ninh Bình đã hoàn thành tiếp nhận lưới điện áp nông thôn để bán điện đến 128.747 hộ dân của 99/125 xã trong tỉnh với khối lượng 1117Km đường dây Giá trị tài sản khoảng 14 tỷ đồng Quản lý tài chính công ty qua công tác thanh tra, kiểm tra của ngành điện cấp trên và kiểm toán nhà nước năm 2008 được đánh giá là đơn vị thực hiện nghiêm túc có hiệu quả công tác quản lý tài chính – các báo cáo, hồ sơ tài chính minh bạch, rõ ràng

2- Công tác đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm được chú trọng, công tác

quản lý điều hành thực hiện đảm bảo đúng quy trình và mang lại hiệu quả

Qua tìm hiểu: Công ty điện lực Ninh Bình, để khẳng định mình trong cơ chế thị trường công ty đã chú trọng chu trình quản lý tài chính, tập trung nguồn lực đầu tư vào các công trình trọng điểm như xây dựng trạm biến áp và đường dây 110 KW: Từ trung tâm Tỉnh đi Thành phố Ninh Bình, Thị xã Tam điệp, huyện Nho Quan, huyện Kim Sơn với chiều dài trên 70 Km, dung lượng 115.000 KVA cung cấp đủ nguồn, cung cấp cho sự phát triển và tăng trưởng của kinh tế tỉnh Ninh Bình, kinh phí đầu tư trên 100 tỷ đồng

Một công trình trọng điểm khách là tiếp nhận, nâng cấp mạng lưới điện nông thôn, với tổng kinh phí trên 200 tỷ đồng đã thay thế 2409 công tơ 3 pha, 82.304 công

tơ 1 pha với tổng số 128.747 công tơ các loại, góp phần hạ tỷ lệ tổn thất lưới điện nông thôn xuống trung bình khoảng 13%

Ngoài 2 công trình trên Công ty điện lực Ninh Bình còn đang triển khai kinh doanh viễn thông công cộng (VTCC), năm 2008 doanh thu đạt 3727 tỷ đồng tăng 55%

so với năm 2007 Đó là nền tảng vững chắc để triển khai cho năm 2009 và những năm tiếp theo

Các công trình trọng điểm trên đã mang lại lợi nhuận cao cho công ty, nên đời sống cán bộ công nhân viên của công ty có mức lương và thưởng bình quân từ 3 – 5 triệu đồng/ tháng/ 1 người; tạo được niềm tin tưởng cho khách hàng Những kết quả đạt được trên đây chính là từ việc quản lý tài chính chặt chẽ của Ban giám đốc công ty

và sự tập trung đầu tư đúng hướng có hiệu quả và việc kiểm soát chặt chẽ để đồng vốn được đầu tư quay vòng hiệu quả nhất

3 Tăng cương công tác quản lý tài chính nâng cao sức mạnh cạnh tranh và

tham gia hội nhập quốc tế và khu vực

Từ việc đầu tư viễn thông điện lực đã thu được kết quả bước đầu trong năm

2008 Năm 2009, năm 2010 và các năm tiếp theo ngoài việc tăng cường quản lý hệ thống điện lưới từ tỉnh đến cơ sở, việc đầu tư cạnh tranh trên lĩnh vực viễn thông được

Trang 8

điện lực Ninh Bình hết sức trú trọng, EVN Telecom trực tiếp quản lý hệ thống tổng đại lý trong và ngoài ngành thông qua cửa hàng trực thuộc EVN Telecom hoặc điện lực, thực hiện đầy đủ các giao dịch cung cấp dịch vụ, thu cước và chăm sóc khách hàng, phát triển dịch vụ, phát triển dịch vụ viễn thông công cộng, huy động vốn và hoàn thành đầu tư xây dựng công trình trọng điểm về lĩnh vực viễn thông để cạnh tranh lành mạnh với các công ty viễn thông khác trên thị trường, làm lành mạnh hoá lĩnh vực truyền thông vốn xưa nay vẫn bị coi là độc quyền

Tóm lại công tác điều hành quản trị công tác tài chính ở công ty điện lực Ninh Bình tuy chưa phải là điển hình xuất sắc trong cả nước, song tôi thấy qua 17 năm phát triển và trưởng thành từ ngày thành lập công ty TNHH 1 Thành viên điện lực Ninh Bình với cách quản lý tài chính có hiệu quả, có kế hoạch, vừa mang tính chiến lược dài hạn, vừa có tính ngắn hạn đã giúp cho công ty điện lực Ninh Bình ngày càng trưởng thành và có triển vọng, góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng kinh tế của tỉnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa

3 Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình.

Chúng ta đã biết nguyên nhân sụp đổ của hệ thống tài chính Mỹ xuất phát từ bong bóng của thị trường bất động sản Vì vậy, dân chúng đổ xô đi vay tiền và đầu cơ nhà đất để kiếm lời Chính phủ Mỹ phải đề xuất kế hoạch gói 800 tỷ USD để cứu thị trường tài chính, nhưng theo một số chuyên gia thì phải có 1.500 tỷ USD mới có thể vượt qua được cơn địa chấn này

Xét về dài hạn và tính toàn diện thì cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ sẽ ảnh hưởng,

vì tất cả các thị trường có quan hệ chặt chẽ với nhau, nguy cơ lan rộng sang châu Âu, châu Á là rất lớn và không tránh khỏi Nghiên cứu tại công ty điện lực Ninh Bình tôi thấy khi bị tác động công ty chịu ảnh hưởng chủ yếu trên các phương diện sau:

+ Đầu tư thông qua vốn tín dụng thương mại gặp khó khăn hơn, vì rất nhiều

ngân hàng trong nước vay tiền của ngân hàng nước ngoài, khi ngân hàng nước ngoài khó khăn thì tín dụng trong nước sẽ bị thu hẹp Việc giải ngân ODA sẽ chậm lại vì các nhà cung cấp vốn ODA lớn như Nhật, châu Âu, Mỹ đang gặp khó khăn thì đương nhiên sẽ hạn chế việc cấp vốn ODA Một số công trình trọng điểm của ngành điện bị ảnh hưởng do một số công trình sử dụng vốn ODA năm 2008 giải ngân chậm do tác động khủng hoảng ảnh hưởng đến các nhà cung cấp vốn ODA

+ Nguồn vốn FDI cũng gặp khó khăn vì dù cho số lượng dự án đăng ký tăng

cao, nhưng lượng vốn thực hiện sẽ không được dồi dào như trước, các nhà đầu tư nước ngoài cũng thiếu tiền và gặp khó khăn trong việc vay các ngân hàng ở nước

Trang 9

ngoài Cũng chính vì điều này trong thời gian qua công ty điện lực Ninh Bình có một

số công trình sử dụng nguồn vốn này gặp khó khăn khi giải ngân

+ Kiều hối sẽ bị ảnh hưởng nặng nề vì đa số kiều hối về Việt Nam xuất phát

từ Mỹ Mỗi năm Việt Nam nhận khoảng 3 tỉ USD kiều hối, số tiền này giảm khi nền kinh tế Mỹ gặp khó khăn Vấn đề này công ty cũng bị ảnh hưởng song không nhiều vì công ty khi đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm được sử dụng một phần lớn trái phiếu Chính Phủ

+ Cán cân thanh toán sẽ gặp khó khăn khi các ngân hàng bị thiếu hụt tín

dụng Công ty khi tập trung xây dựng dự án do có đối tác xây dựng gặp khó khăn về nguồn vốn do ngân hàng hạn chế cho vay vì vậy tiến độ một số công trình chậm so với thời gian dự định Điều này xảy ra đối với dự án chuyển đổi bàn giao hệ thống điện nông thôn

+ Nhập siêu với Trung Quốc sẽ tăng nhanh vì hàng giá rẻ của Trung Quốc không vào được thị trường Nhật, Mỹ, EU thì sẽ đổ dồn sang Việt Nam Những tác động này ảnh hưởng đến ngành điện không nhiều vì chủ trương của công ty là tập trung đầu tư thiết bị chất lượng chủ yếu bằng hàng nội địa chất lương cao chính vì vậy công ty đứng vững trên thị trường

4 Những giải pháp khắc phục ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đối với công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình.

Để hạn chế bị ảnh hưởng khủng hoảng tài chính thế giới theo tôi Ban Giám đốc

công ty cần làm những việc cụ thể sau:

Một là doanh nghiệp cần theo dõi sát sao diễn biến thị trường; đặc biệt chú trọng

và tăng cường công tác dự báo để có biện pháp ứng phó phù hợp; về tiền tệ, cần tăng cường quản lý các hoạt động tài chính của công ty theo đúng quy trình, không làm tắt Trong đó, Công ty phải tự cứu mình bằng cách phát triển thị trường nội địa và tiếp tục

mở rộng phát triển các thị trường mới trên trường quốc tế nhất là lĩnh vực viễn thông

Hai là trong ngắn hạn, ảnh hưởng trực tiếp của khủng hoảng toàn cầu đối với

Việt Nam không lớn;Việt Nam chịu tác động gián tiếp hơn tác động trực tiếp, do hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa có nhiều hoạt động giao thương trực tiếp với các trung tâm tài chính và các luồng chuyển dịch tiền thế giới; Dòng vốn đầu tư vào chứng khoán sẽ còn nhiều hạn chế; thị trường trái phiếu sẽ có lợi

Do vậy công ty tiếp tục chiến lược huy động vốn nội lực, tận dụng nguồn vốn ưu đãi của Chính Phủ cho ngành điện để phát triển cơ sở hạ tần kinh tế - kỹ thuật của công ty, đảm bảo ổn định nguồn vốn tập trung đầu tư vào các công trình trọng điểm theo kế hoạch

Trang 10

Ba là xét về mặt dài hạn nếu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo dài và

dữ dội hơn, Việt Nam cũng sẽ chịu những ảnh hưởng và đối với công ty là khó tránh khỏi được vì vậy công ty phải lường hết khó khăn và có chiến lược dài hạn Để giảm bớt tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng toàn cầu, Công ty nên có chiến lược củng

cố dòng tiền mặt, và có định hướng phát triển thêm lĩnh vực mới, phát triển thị trường mới cả quốc tế và thị trường nội địa

KẾT LUẬN

Qua phân tích nhận định đánh giá một số nội dung liên quan đến công tác quản trị tài chính và những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đối với công ty điện lực Ninh Bình Trong tình hình khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải hết sức cảnh giác và linh hoạt trong chính sách kinh tế vĩ mô, để nhận ra những thay đổi nhanh chóng của thị trường thế giới, nhằm làm giảm nhẹ những ảnh hưởng xấu của chúng gây ra Trong phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp tại một công ty và kiến thức còn nhiều hạn chế của bản thân, tôi xin mạnh dạn đưa ra một

số nhận định và ý kiến liên quan đến chủ đề ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới đối với doanh nghiệp Việt Nam Rất mong nhận được ý kiến chỉ dẫn của thày cô

và đóng góp của các bạn đồng nghiệp để bài viết được hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

*Giáo trình quản trị Tài chính doanh nghiệp chương trình đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh quốc tế

*Các trang tham khảo:

http://tintuc.xalo.vn/041565644769/

http://www.nhandan.org.vn/tinbai/?top=38&sub=55&article=150125

http://www.vnba.org.vn/Images/stories/thuvien/tapchiTTTCTT/

http://news.sanotc.com/ViewItem.aspx?hl=vi&item=318243

Ngày đăng: 29/08/2017, 21:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w