Việt Nam trong những năm gần đây nền kinh tế đang gặp không ít những khó khăn và chịu tác động mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu, tình trạng suy giảm kinh tế toàn cầu khiến tỷ lệ thất ngh
Trang 1TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN NHÓM 4 MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
CHUYÊN ĐỀ 4 THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2015
Giảng viên hướng dẫn: ThS Đoàn Thị Thủy
Lớp Kinh tế vĩ mô (Ca 2, Thứ 3) Nhóm: 4
Danh sách sinh viên thực hiện:
1. Yến
2. Nguyễn Thị Hằng Ny
3. Vy
4. Hoàng Thị Mỹ Hiền
5. Lương Thị Mỹ Hậu
6. Đậu Lê Hà My
7. Nguyễn Thị Anh Thư
8. Vinh
Tp Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2017
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Thất nghiệp là hiện tượng kinh tế vĩ mô ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp đến mọi người Thất nghiệp đồng nghĩa với chất lượng cuộc sống giảm đi, tâm lý căng thẳng,…Vì vậy có lẽ không ngạc nhiên lắm khi thấy thất nghiệp thường là chủ đề tranh luận giữa các nhà kinh tế cũng như những người lập chính sách kinh tế vĩ mô
Việt Nam trong những năm gần đây nền kinh tế đang gặp không ít những khó khăn
và chịu tác động mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu, tình trạng suy giảm kinh tế toàn cầu khiến tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam ngày càng gia tăng Thất nghiệp dẫn đến nhiều vấn đề bất ổn cho xã hội như: gia tăng tội phạm, tỷ lệ phân hóa giàu nghèo… cho nên vấn đề đặt ra cho đất nước ta hiện nay là giải quyết vấn đề thất nghiệp ổn thỏa đã và đang là vấn đề cấp bách và cần thiết để đưa nền kinh tế đất nước đi lên Tuy nhiên vấn đề này chưa được giải quyết thỏa đáng, đang còn là vấn
đề được nhiều người quan tâm
Mục đích nghiên cứu: Phân tích tình hình thất nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn
5 năm từ 2010-2015 để thấy được tác động của thất nghiệp đến tăng trưởng, phát
triển kinh tế Việt Nam Qua đó tìm hiểu được các bạn pháp mà Chính phủ Việt Nam nên sử dụng để giảm thất nghiệp và phương hướng phát triển trong vài năm tới
Bài thuyết trình bao gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trang 3CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2010-2015
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm về thất nghiệp
1.1.1Khái niệm thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp
Thất nghiệp là những người trong lực lượng lao động xã hội không có việc làm và đang tích cực tìm kiếm việc làm
Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ số giữa người thất nghiệp so với lực lượng lao động xã hội:
• Lực lượng lao động = số người có việc làm + số người thất nghiệp
• Công thức tính: U% =
1.1.2Phân loại thất nghiệp
Theo nguồn gốc thất nghiệp:
Thất nghiệp tạm thời bao gồm: những người bỏ công việc cũ, tìm công việc mới,
những người mới gia nhập và tái nhập lực lượng lao động
Thất nghiệp cơ cấu:
* Do sự phát triển không đồng đều giữa các vùng
* Do sự tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỉ lệ trọng trong ngành nông nghiệp
Thất nghiệp chu kỳ: xảy ra khi nền kinh tế suy thoái làm cho toàn bộ thị trường
mất cân bằng dẫn đến thất nghiệp gia tăng
Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: do mức tiền lương không ổn định trên thị
trường cung – cầu tiền tệ => thất nghiệp gia tăng
Theo lý thuyết về cung cầu lao động:
Thất nghiệp tự nguyện: bao gồm những người không muốn đi làm ở mức tiền
lương hiện hành mà không được thuê
Trang 4Thất nghiệp không tự nguyện: bao gồm những người mà muốn đi làm ở mức tiền
lương hiện hành mà không được thuê
Thất nghiệp tự nhiên: thất nghiệp tại mức sản lượng tiềm năng về bản chất thất
nghiệp tự nhiên chính là thất nghiệp tự nguyện khi thị trường lao động cân bằng
Thất nghiệp trá hình – vô hình
1.1.3Nguyên nhân gây ra thất nghiệp
Lý thuyết tiền công linh hoạt:
• Quan điểm: giá cả và tiền lương hết sức linh hoạt vì vậy thì trường lao động luôn luôn tự điều chỉnh để đạt được trạng thái cân bằng
• Nguyên nhân: do thất nghiệp xãy ra khi mức tiền lương trong nền kinh tế không chịu sự quyết định bởi các lực lượng thị trường mà chịu sử ấn định của Chính phủ, Nhà nước, các tổ chức Công đoàn làm cho mức tiền lương trong nền kinh
tế cao hơn mức tiền lương cân bằng thực tế trên thị trường lao động Vì vậy trên thị trường lao động xuất hiện dư cung lao động => gia tăng số lượng người thất nghiệp
Lý thuyết tiền công cứng nhắc:
• Quan điểm: giá cả tiền lương hết sức cứng nhắc
• Nguyên nhân: thất nghiệp xãy ra do sự suy giảm của tổng cầu trong thời kỳ suy thoái kinh tế dẫn đến mức cầu chung về lao động giảm xuống đường cầu lao động dịch chuyển sang trái dẫn đến toàn bộ thị trường lao động bị mất cân bằng
Tỷ lệ thất nghiệp cao gây thiệt hại cho nền kinh tế: tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp, các nguồn lực về con người không được sử dụng
Gia tăng tỷ lệ thất nghiệp đi liền với việc gia tăng các tệ nạn xã hội
Do thiếu các nguồn tài chính và phúc lợi xã hội người lao động buộc phải làm những công việc không phù hợp với trình độ năng lực
Thất nghiệp làm giảm thu nhập của người dân khiến cho người dân không có khả năng chi trả cho việc mua sắm hàng hóa
Trang 51.2 Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
1.2.1Khái niệm về tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định
Để đo lường tăng trưởng kinh tế người ta thường dung công cụ phản ánh là “tốc độ tăng trưởng kinh tế”
“Tốc độ tăng trưởng kinh tế” được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh
tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước rồi chia cho quy mô kinh tế kỳ trước Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị % Thường thì tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng chi tiêu GNP tực tế
1.2.2Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế:
Khi nền kinh tế của một quốc gia tăng trưởng đồng nghĩa với việc quốc gia đó đạt được những thành tựu về phát triển kinh tế Nền kinh tế tăng trưởng, tổng sản phẩm quốc dân (GNP) tăng cho thấy được sự thay đổi mức sống của người dân, đời sống nhân dân được cải thiện, giảm thiểu những tiêu cực, những tệ nạn trong
xã hội, xã hội ổn định, đất nước phát triển
Tuy nhiên không phải bất kì lúc nào tăng trưởng kinh tế củng có lợi Khi nền kinh
tế tăng trưởng quá nóng sẽ gây lạm phát cao và kéo theo sự bất ổn định trong nền kinh tế Vấn đề đặt ra là cần phải tăng trưởng kinh tế thật ổn định và bền vững
Trang 6CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2010-2015
2.1Tình hình chung về thất nghiệp 2010-2015
2.1.1Tình hình kinh tế chung 2010-2015
Nhìn chung, trong giai đoạn 2010-2015, nền kinh tế Việt Nam ước tính đạt 5,91%, thấp hơn so với mức 6,32% của giai đoạn 2006-2010, đồng thời cũng không đạt được kế hoạch tăng trưởng 6,5-7% như mục tiêu kế hoạch đã đề ra trước đó
Giai đoạn 2010-2015, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do những vấn đề nội tại của nền kinh tế và cũng chịu tác động không nhỏ về việc suy thoái kinh tế toàn cầu
Trong hai năm 2011-2012, tăng trưởng kinh tế liên tiếp sụt giảm, từ mức 6,42% năm 2010 xuống còn 6,24% trong năm 2011 và 5,25% trong năm 2012
Từ năm 2013 cho đến năm 2015, với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước và sự nỗ lực điều hành chính sách, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế Đồng thời nhờ những tác động tích cực của sự phục hồi kinh tế thế giới, làm cho nền kinh tế trong nước bắt đầu có sự cải thiện đặc biệt ghi nhận mức tăng trưởng đột phá trong năm 2015, ước đạt 6,68%, vượt 0.48 điểm phần trăm so với kế hoạch đề ra
Mặc dù vậy, mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2015 cũng không đủ để kéo tăng trưởng cả giai đoạn 2010-2015 lên mức cao hơn giai đoạn trước đó (2006-2010) Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010- 2015 không đạt được những mục tiêu như kế hoạch đề ra chủ yếu bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính: Tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế, suy thoái tài chính toàn cầu, và những cải cách trong nước chưa mang lại nhiều kết quả đồng thời những yếu kém nội tại của nền kinh tế trở nên trầm trọng hơn
Giữa các lĩnh vực trong nền kinh tế cho thấy, khu vực công nghiệp xây dựng đã dần lấy lại đà tăng trưởng cao Còn sự cải thiện tăng trưởng khu vực dịch vụ có dấu
Trang 7hiệu chậm lại, riêng khu vực nông, lâm, thủy sản tăng trưởng có dấu hiệu giảm sút mạnh
Trong giai đoạn 2011-2013, khu vực dịch vụ với mức tăng trưởng cao nhất trong
ba khu vực, bình quân 6,7%/năm, đã giữ vai trò là động lực cho sự tăng trưởng chung Trong khi đó, khu vực công nhiệp xây dựng gặp phải nhiều khó khăn và sụt giảm tăng trưởng
Đặc biệt, tăng trưởng của ngành xây dựng xuống mức (-0,6%) trong năm 2011 và công nghiệp chế biến chế tạo ở mức (-0,2%) trong năm 2013, ngược lại, trong những năm gần đây 2014-2015, tăng trưởng của khu vực dịch vụ lại cải thiện chậm
Trong khi đó, nhờ những chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khu vực sản xuất
và sự cải thiện của tổng cầu, khu vực công nghiệp và xây dựng đã tăng trưởng mạnh mẽ, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2015, đạt 9,64% so với cùng kỳ và trở thành khu vực dẫn dắt tăng trưởng của toàn nền kinh tế
Khu vực Nông lâm thủy sản cũng chứng kiến sự sụt giảm tăng trưởng liên tiếp trong năm 2011-2013, từ mức 4,02% năm 2011 xuống 2,64% năm 2013, sau đó cải thiện nhẹ trong năm 2014 nhưng quay lại xu hướng sụt giảm ngay trong năm 2015 Ước tính cả giai đoạn 2010-2015, tăng trưởng của khu vực nguyên liệu thủy sản đạt khoảng 3,05%, thấp hơn mức 3,53% của giai đoạn 2006-2010
Cơ cấu ngành kinh tế dịch chuyển tương đối chậm
Với tỷ trọng cao trong tổng GDP, khu vực dịch vụ là khu vực có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2011-2014 Tuy nhiên, đến năm 2015, với sự tăng trưởng bứt phá của khu vực Công nghiệp – xây dựng (đạt mức 9,64% so với cùng kỳ), khu vực này đã dẫn đầu nền kinh tế và có mức đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng chung
2.1.2Ảnh hưởng thất nghiệp đến với nền kinh tế nước ta
Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế, do tác động của nhiều yếu tố kinh tế, trong
đó có những yếu tố vừa là nguyên nhân vừa là kết quả
Thất nghiệp tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát:
Làm cho nền kinh tế bị suy thoái do tổng thu nhập quốc gia thực tế thấp hơn tiềm năng; suy thoái do thiếu vốn đầu tư
Nền kinh tế đến trở nên lạm phát
Trang 8Thất nghiệp tăng làm cho lực lượng lao động thấp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh
Ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, làm gia tăng tỉ lệ tội phạm, gây mất trật tự an toàn xã hội
Kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp, các chủ đầu tư và của các ngành kinh
tế trong cả nước
Nguồn lực con người không được sử dụng một cách hiệu quả, làm mất đi cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ
Thất nghiệp có nghĩa là sản xuất ít hơn Giảm tính hiệu quả của sản xuất theo quy
mô nói chung
2.2 Tình hình thất nghiệp của nước ta giai đoạn 2010-2015:
2.2.1Tình hình thất nghiệp năm 2010:
Năm 2010, Tổng cục Thống kê đã cho biết nước ta có tỉ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,88%, trong đó tình trạng người lao động không có việc làm ở khu vực nông thôn chiếm 2,27% và khu vực thành thị chiếm 4,43%
Bên cạnh tỉ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi, thì tỉ lệ thiếu việc làm của người lao động là 4,5%; trong đó khu vực nông thôn chiếm 5,47% và khu vực thành thị chiếm 2,04%
Năm 2010, lực lượng lao động nằm trong độ tuổi từ 15 trở lên là hơn 50,5 triệu người và trong đó thì lực lượng lao động nằm trong độ tuổi lao động đã hơn 46,2 triệu người
Nền kinh tế của thế giới năm 2010 đang từng bước phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và đang có những chuyển biến khá tích cực, nhưng nhìn chung vẫn chưa ổn định và còn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến nền kinh tế của nước ta Và trong nước, tình hình thiên tại liên tiếp xảy ra đã làm ảnh hưởng khá lớn đến việc sản xuất và đời sống của người lao động Những tác động ấy đã tác động đến tỉ lệ thất nghiệp năm 2010 của nước ta vượt đến 2,88%
2.2.2Tình hình thất nghiệp năm 2011
Năm 2011, Tổng cục Thống kê đã công bố, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,27% Trong đó khu vực thành thị chiếm 3,6% và khu vực nông thôn chiếm 1,71% Bên cạnh đó thì tỉ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 3,34%, trong đó khu vực nông thôn chiếm 3,96% và khu vực thành thị chiếm
Trang 9Năm 2011, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 51,39 triệu người, trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,48 triệu người
Biểu đồ 2.2.2: So sánh tỉ lệ thất nghiệp của năm 2010 và 2011
Nhận xét:
Năm 2011 so với năm 2010 thì tỉ lệ thất nghiệp năm 2011 có chiều hướng giảm xuống nhưng giảm không nhiều.Cụ thể: năm 2010 tỉ lệ thât nghiệp là 2,88% đã giảm xuống 2,27% năm 2011, đã giảm 0,61% Trong đó, ở từng khu vực thành thị
và nông thôn củng vậy : năm 2010 khu vực thành thị chiếm 4,43% giảm còn 3,6% năm 2011, đã giảm 0,83% và khu vực nông thôn chiếm 2,27% giảm xuống 1,71%,
đã giảm 0,56%
Năm 2011 là năm đầu nước ta thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 nên có nhiều thuận lợi như: Chính trị ổn định,nền kinh tế - xã hội được khôi phục sau năm 2010 đầy biến động của lạm phát và suy thoái nền kinh tế của toàn cầu Cho nên tỉ lệ thất nghiệp giảm so với năm trước
2.2.3Tình hình thất nghiệp năm 2012:
Năm 2012, theo số liệu Tổng cục thống kê cho biết, tỷ lệ thất nghiệp của người lao động trong độ tuổi là 1,99% Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của người lao động trong
độ tuổi ở khu vực nông thôn là 1,42% và ở khu vực thành thị là 3,25% Bên cạnh
đó tỉ lệ thiếu việc làm của người lao động trong độ tuổi là 2,8%, trong đó ở khu vực nông thôn là 3,35% và ở khu vực thành thị là 1,58%
Năm 2012, tỷ lệ lao động phi chính thức của nước ta là 36.6%
Biểu đồ 2.2.3: So sánh tỉ lệ thất nghiệp của năm 2011 và 2012
Nhận xét:
Năm 2012 so với năm 2011 thì tỉ lệ thất nghiệp năm 2012 giảm so với năm 2011.Cụ thể: năm 2011 tỉ lệ thất nghiệp là 2,77% đã giảm xuống 1,99% năm 2011,
đã giảm 0,78% Trong đó, ở từng khu vực thành thị và nông thôn củng vậy : năm
2011 khu vực thành thị chiếm 3,6% giảm còn 3,25% năm 2012, đã giảm 0,35% và khu vực nông thôn chiếm 1,71% tăng lên 3,35%, đã tăng 1,64%
Nền kinh tế - xã hội của nước ta năm 2012 tiếp tục chịu ảnh hưởng vì sự bất ổn của việc khủng hoảng tài chính tại Châu Âu Nhiều bất lợi từ việc suy giảm của nền
Trang 10kinh tế thế giới đã ảnh hưởng khá xấu đến nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân của nước ta.Vì vậy mà nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ buộc phải thu hẹp phạm vi sản xuất, dừng các hoạt động kinh doanh hoặc giải thể Những tác động trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng thất nghiệp của Việt Nam trong năm 2012
2.2.4Tình hình thất nghiệp năm 2013:
Năm 2013, Tổng cục Thống kê công bố: tỉ lệ thất nghiệp của người lao động trong
độ tuổi ước tính khoảng 2,2% Trong đó tỉ lệ thất nghiệp của người lao động trong
độ tuổi ở khu vực nông thôn là 1,58% và ở khu vực thành thị là 3,58% Bên cạnh tỉ
lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi, thì tỉ lệ thiếu việc làm của người lao động
là 2,75%; Trong đó khu vực nông thôn chiếm 3,31% và khu vực thành thị chiếm 1,48%
Biểu đồ 2.2.4: So sánh tỉ lệ thất nghiệp của năm 2012 và 2013
Nhận xét:
Năm 2013 so với năm 2012 thì tỉ lệ thất nghiệp năm 2013 tăng so với năm 2012.Cụ thể: năm 2012 tỉ lệ thất nghiệp là 1,99% đã tăng lên 2,2% năm 2011, đã tăng 0,21% Trong đó, ở từng khu vực thành thị và nông thôn thì : năm 2012 khu vực thành thị chiếm 3,25% tăng lên 3,58% năm 2013, đã tăng 0,33% và khu vực nông thôn chiếm 3,35% lại giảm còn 1,58%, đã giảm 1,77%
Nền kinh tế của thế giới năm 2013 còn khá nhiều bất ổn và chuyển biến phức tạp Cùng với việc khủng hoảng tài chính tại Châu Âu chưa chấm dứt hoàn toàn Tuy
có một số dấu hiệu tích cực cho thấy rằng nhiều hoạt động kinh tế đang dần hồi phục trở lại nhưng nền kinh tế toàn cầu nhìn chung vẫn chưa thật sự ổn định Trong nước, những khó khăn vẫn chưa được giải quyết đã gây áp lực khá lớn đối với việc sản xuất và kinh doanh như: Số lượng hàng tồn kho đang ở mức cao mà lượng mua còn yếu cho nên các doanh nghiệp phải thu hẹp phạm vi sản xuất, dừng các hoạt động kinh doanh hoặc giải thể Vì vậy, nó đã ảnh hương đến tỉ lệ thất nghiệp của nước ta năm 2013 làm tỉ lệ thất nghiệp tăng khá cao
2.2.5Tình hình thất nghiệp năm 2014:
Năm 2014, Tổng cục thống kê cho biết: tỉ lệ thất nghiệp của người lao động trong
độ tuổi là 2,08% Trong đó tỉ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn chiếm 1,49% và ở khu vực thành thị chiếm 3,40% Bên cạnh tỉ lệ thất nghiệp của lao động trong độ