1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

con đường nghệ thuật, những điểm mới trong văn học của nguyễn minh châu

28 224 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 158,5 KB

Nội dung

Bám sát hiện thực đời sống những năm chiến tranh, các sáng tác của Nguyễn Minh Châu trước 1975 Cửa sông, Những vùng trời khác nhau, Dấu chân người lính,… đã cho chúng ta một cái nhìn tươ

Trang 1

I ĐÔI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN MINH CHÂU

1.1 Cuộc đời nhà văn Nguyễn Minh Châu:

Nguyễn Minh Châu sinh ngày 23 tháng 10 năm 1930 trong một gia đìnhnông dân khá giả ở làng Thơi thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Làcon út trong một gia đình có sáu anh chị em, Nguyễn Minh Châu được tạođiều kiện học hành khá chu đáo Học ở quê rồi vào Huế, học tiếp đến năm

1945 khi Nhật đảo chính Pháp thì trở về quê thi đỗ bằng Thành Chung

Những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Minh Châu tiếp tụchọc trung học trong vùng kháng chiến Đầu năm 1950, khi đang là học sinhchuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng ở Nghệ An, Nguyễn Minh Châutình nguyện vào quân đội Sau một khoá đào tạo ngắn của trường Lục quân,Nguyễn Minh Châu về sư đoàn 320 làm cán bộ trung đội Trong những năm

từ 1950 đến 1954, Nguyễn Minh Châu cùng đơn vị chiến đấu và hoạt động ởvùng đồng bằng Bắc Bộ

Sau 1954, Nguyễn Minh Châu tiếp tục phục vụ trong quân đội làm cán bộtuyên huấn tiểu đoàn Năm 1961, ông theo học trường Văn hóa quân đội ởLạng Sơn Năm 1962, Nguyễn Minh Châu về công tác tại phòng Văn nghệquân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội Ông được kết nạp vàoHội nhà văn Việt Nam năm 1972 Ông mất ngày 23 tháng 1 năm 1989 tại HàNội

Chiến trường là nơi vẫy gọi ngòi bút và trái tim của những nhà văn mặc áolính Nguyễn Minh Châu học khóa 6 Võ bị Trần Quốc Tuấn Ông từng là cán

bộ tham mưu cấp tiểu đoàn của đại đoàn 320 Ông cùng chiến sĩ đại đoàn

320 ngược xuôi dặm lý qua nhiều tỉnh đồng bằng Rồi lên chiến khu, thamgia các chiến dịch lớn nhỏ trong kháng chiến chín năm với biết bao gian khổ

Và cũng từ cuộc sống đó đã khơi dậy trong ông nguồn cảm hứng sáng tácdạt dào, để lại nhiều tác phẩm sâu sắc cho ngày nay Khi hòa bình lập lại,ông cũng đi nhiều nơi, vào thành phố Hồ Chí Minh rồi trở ra Hà Nội, nhưng

có lẽ dải đất miền Trung mới là miền đất để lại cho ông nhiều thương, nhiềunhớ nhất Hình ảnh cái làng quê nghèo ven biển miền Trung cứ trở đi trở lạitrong nhiều tác phẩm của ông như một nỗi ám ảnh khôn nguôi Những nămcuối đời, ông còn ấp ủ dự định viết một cuốn tiểu thuyết về cuộc chiến ởthành cổ Quảng Trị, rất tiếc nó không thể hoàn thành vì ông đã đột ngột ra đikhi đang ở giai đoạn tài năng chín muồi nhất Sau hơn một năm trời vật lộnvới cơn bệnh ung thư máu hiểm nghèo, ông đã vĩnh viễn chia tay với cuộcđời vào ngày 23 tháng 1 năm 1989 tại Viện Quân y 108 Hà Nội

Nguyễn Minh Châu ra đi để lại cho văn học nước nhà một khối lượng tácphẩm đồ sộ

Trang 2

1.2 Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu:

Nhà văn Nguyễn Minh Châu là nhà văn thuộc thế hệ sau, nhưng qua nhữngsáng tác văn chương của ông, người đọc sẽ không quên nhắc đến một nhàvăn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam Nói như nhà văn Nguyễn

Khải: “Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền

văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này”.

Hành trình văn học của Nguyễn Minh Châu khởi đầu bằng truyện ngắn Sau

một buổi tập (1960) và khép lại với truyện vừa Phiên chợ Giát (1989) Ba

thập kỷ – một hành trình không phải là dài so với những đồng nghiệp, đồnglứa như: Nguyễn Khải, Xuân Thiều, Hồ Phương,… song với mười ba tậpvăn xuôi, một tập tiểu luận phê bình, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã để lạimột sự nghiệp văn chương đủ sức vượt qua thời gian Trong đó, đặc biệt

phải kể đến các tác phẩm như: Cửa sông (tiểu thuyết, 1967), Những vùng

trời khác nhau (tập truyện ngắn, 1970), Dấu chân người lính (tiểu

thuyết,1972), Từ giã tuổi thơ (tiểu thuyết viết cho thiếu nhi, 1974), Miền

cháy (tiểu thuyết,1977), Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977), Những ngày lưu lạc (tiểu thuyết viết cho thiếu nhi, 1981), Những người đi từ trong rừng ra (tiểu thuyết, 1982), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (tập

truyện ngắn, 1983), Đảo đá kì lạ (tiểu thuyết viết cho thiếu nhi, 1985), Bến

quê ( tập truyện ngắn, 1985), Mảnh đất tình yêu ( tiểu thuyết,1987), Cỏ lau

(tập truyện, 1989), tập tiểu luận phê bình Trang giâý trước đèn Là một nhà

văn quân đội, tiểu thuyết và truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu viết nhiều

về đề tài chiến tranh như là một điều tất yếu Tác phẩm “Dấu chân người

lính” của ông từ lúc mới ra đời đã được bạn đọc và giới nghiên cứu đánh giá

cao, được xem như là một trong những tiểu thuyết tiêu biểu viết về chiếntranh chống Mĩ Bám sát hiện thực đời sống những năm chiến tranh, các

sáng tác của Nguyễn Minh Châu trước 1975 (Cửa sông, Những vùng trời

khác nhau, Dấu chân người lính,…) đã cho chúng ta một cái nhìn tương đối

trọn vẹn về một thời kì hào hùng của cả dân tộc

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu đã dành trọnvẹn nửa đời văn của mình đi sâu, khám phá, phản ánh những “đề tài sinh tử”trong mảng hiện thực chiến tranh và người lính cách mạng Đó là những conngười ngập tràn tình cảm lãng mạn, trẻ trung, tươi tắn như Lãm, Nguyệt

(trong Mảnh trăng cuối rừng), cô gái mang “niềm tin mãnh liệt vào cuộc

sống”, niềm tin ấy “như sợi chỉ xanh óng ánh, bao nhiêu bom đạn dội xuống, cũng không đứt, không thể nào tàn phá nổi” Đó là Kinh, Lữ, Khuê,

Cận, Lượng v.v… (trong Dấu chân người lính) – những viên ngọc, sáng đẹp

một cách rực rỡ, không có tỳ vết Khó có thể tìm thấy một khiếm khuyết

trong phẩm chất của họ “Mảnh trăng cuối rừng” là truyện ngắn hay nhất

Trang 3

của Nguyễn Minh Châu trong những năm chống Mỹ Truyện khá tiêu biểucho những đặc điểm bút pháp của nhà văn trong giai đoạn trước 1975 vàcũng mang những đặc điểm chung của văn học ta giai đoạn ấy Truyện ngắnnày đã được đưa vào nhiều tuyển tập truyện ngắn Việt Nam và được nhà phê

bình N.I Niculin giới thiệu trong “Cuộc chiến tranh giải phóng và truyện

ngắn Việt Nam hiện đại” và nhận xét: “Niềm tin vào tính bất khả chiến thắng của cái đẹp tinh thần, cái thiện đã được khúc xạ ở chỗ, anh đã tắm rửa sạch sẽ các nhân vật của mình, họ giống như được bao bọc trong một bầu không khí vô trùng…”.

Sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Minh Châu không chỉ được ghi dấu ở phầnsáng tác, mà ngay trong địa hạt phê bình, người ta cũng nhớ đến ông ở tưcách là người đầu tiên khuấy động sự tĩnh lặng hàng bao nhiêu năm của mộtnền văn học thời chiến bằng những bài tiểu luận của mình và làm xôn xao dư

luận một thời Và văn học thời kỳ đổi mới đã ghi nhận bài viết “Hãy đọc lời

ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ” của ông là hiện tượng đặc sắc

của một nhân cách dũng cảm và trung thực Đó là cảm quan nhạy bén củamột nghệ sỹ đã nhận thức được sự tất yếu của tiến trình văn học

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã được các giải thưởng văn chương: giảithưởng Bộ Quốc phòng năm (1984- 1989) cho toàn bộ tác phẩm của ông viết

về chiến tranh và người lính, giải thưởng Hội nhà văn 1988-1989 cho tập

truyện “Cỏ lau” và giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II năm 2000 cho cụm tác phẩm: Dấu chân người lính, Cửa sông, Cỏ lau,

Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành Người con làng Thơi đã đi trọn con

đường đời của mình với những ngẫm ngợi riêng, đóng góp riêng vào ngôiđền văn học Cuộc đời cầm súng, cầm bút của ông, của thế hệ ông là mộtcuộc đời nhiều gian nan, thử thách và vô cùng đẹp đẽ Mồ hôi, xương máu

và nước mắt thế hệ ấy đã đổ xuống cho tươi xanh hôm nay, cho nụ và hoa,cho trái ngọt của buổi bình minh mới

II CON ĐƯƠNG NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN MINH CHÂU

Nguyễn Minh Châu là một nhà văn lớn trong nên văn học Việt Nam Hànhtrình sáng tác của ông là liền mạch, trải dài suốt 30 năm từ kháng chiếnchống Mỹ đến sau chiến tranh Nhập ngũ và cầm bút vào những năm khỏiđầu sự nghiệp chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu đã gánh vác tốt cả nhiệm vụcủa nhà và và người lính Bước ra khỏi khói lửa chiến tranh, Nguyễn MinhChâu viết về những âm vang của trận chiến và cả những vấn đề dân sự quangòi bút của một người lính đầy trải nghiệm Như vậy, con đường nghệ thuậtcủa Nguyễn Minh Châu nhìn chung có hai chặng đường nhỏ: trước và sau1975

Trang 4

2.1 Chặng đường trước năm 1975:

2.1.1 Tình hình xã hội và văn học trước năm 1975:

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, nước ta bị chia cắt thành haimiền, miền Bắc tập trung xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, miền Nam tiếp tụcđấu tranh chống Mỹ thống nhất đất nước Những năm 1965-1975, cuộcchiến chống Mỹ bắt đầu đi vào giai đoạn khốc liệt nhất, cả nước là một chiếntrường lớn, mọi người dân đều là chiến sĩ

Trước trong bối cảnh đó, văn học cũng trở thành một vũ khí phục vụ cách

mạng, cổ vũ chiến đấu Như Nam Cao đã viết rằng trong giai đoạn này “cả

dân tộc đã dồn vào một con đường: ấy là con đường ra mặt trận, con đường cứu nước” Chính trong cuộc chiến ác liệt ấy, cả người cầm bút và người

đọc đều có một mối quan tâm thường trực về vận mệnh dân tộc, về số phận

và khát vọng của nhân dân Vì vậy, giai đoạn này sản sinh ra nhiều nhà văn –chiến sĩ, đó là yêu cầu của Đảng, của cách mạng và cũng là ý thức công dân

tự nguyện của các tác giả Văn học giai đoạn này phản ánh kịp thời hiện thựckháng chiến và những con người kháng chiến để tuyên truyền, động viên,khích lệ, cổ vũ chiến đấu, trở thành một vũ khí đắc lực phục vụ cho cuộcchiến toàn dân

Vì lẽ đó, văn học thời kì này thường đề cập đến những vấn đề lớn lao, có ýnghĩa lịch sử liên quan đến vận mệnh của cả cộng đồng với ý đồ xây dựngnhững tượng đài thiêng liêng, đại diện cho sức mạnh của dân tộc Nhân vậtchính trong các tác phẩm thường mang tính lí tưởng, đại diện cho ý chí,phẩm chất của cả cộng đồng Lúc này, cái “tôi” cá nhân trong văn học cũngnhư trong đời sống đã hoà vào tập thể, trở thành cái “ta” chung của toàn dântộc Đồng thời, văn học giai đoạn này còn lấy cảm hứng về tương lai tốt đẹp,tươi sáng, đề cao sức mạnh tinh thần và sự lạc quan cách mạng trong khóilửa chiến tranh

2.1.2 Sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu trước năm 1975:

Đến với văn học vào một thời điểm lịch sử đặc biệt, Nguyễn Minh Châucàng nhận thức sâu sắc hơn về lương tri, trách nhiệm và sứ mệnh thiêngliêng của ngòi bút mình Ông luôn nghiêm túc đòi hỏi người nghệ sĩ phải làngười chiến sĩ trên mặt trận của Đảng Người nghệ sĩ mỗi khi sáng tác không

thể chơi vơi mà phải hình dung ra tác phẩm của mình, đem “ướm” nó vào cuộc sống, “thử nhìn xem nó có nằm trong cái mạch chính của cuộc sống

hay không, thử nhìn xem nó có lạc hậu hoặc trước quá xa bước tiến triển của xã hội không? Thử nhìn xem tác phẩm có mang đến cho xã hội một tiếng nói bổ ích không?” Chỉ trên cơ sở mối liên hệ giữa người nghệ sĩ với

thế giới hiện thực, với cuộc sống chung của mọi người và những suy tư, khátvọng của họ, người nghệ sĩ mới mong tìm thấy chỗ dựa cho những tư tưởngtiến bộ của mình Ý thức nghệ thuật đó, lý tưởng xã hội và lý tưởng thẩm mỹ

Trang 5

đó đã quán xuyến toàn bộ sáng tác của nhà văn.

Con đường nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu khởi đầu bằng truyện ngắn

“Sau một buổi tập” đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1960 Suốt

những năm chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu đã dành trọn vẹn nửa đời văn củamình để đi sâu, khám phá những đề tài sinh tử trong mảnh hiện thực chiếntranh và người lính cách mạng Sau một số truyện ngắn đăng trên tạp chíVăn nghệ Quân đội, hằng loạt những tác phẩm lớn khác ra đời Năm 1966,

ông xuất bản tiểu thuyết “Cửa sông”, năm 1970, tập truyện ngắn “Những

vùng trời khác nhau” ra đời và năm 1972 là tiểu thuyết “Dấu chân người lính” Tất cả đều là những tác phẩm nóng hổi hơi thở sống, như còn sặc mùi

thuốc súng, khói bom Tất cả đều phản ánh được khát vọng tinh thần cháybỏng – khát vọng độc lập, tự do, và góp phần tái hiện bức tranh lịch sửhoành tráng của dân tộc trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại Nói đến nền

văn học chống Mỹ không thể nào không nhắc đến “Cửa sông” với nhịp

sống vừa bình thản vừa quả cảm của ngôi làng nhỏ ven sông bước vào cuộc

đối đầu quyết liệt với sự hung tàn của giặc, không thể không nói tới “Dấu

chân người lính” với cái không khí hào sảng, rùng rùng “xẻ dọc Trường Sơn

đi cứu nước”, với những trận đánh rung trời và sự quả cảm hy sinh Nguyễn

Minh Châu đã từng tâm đắc chia sẻ rằng: Viết về chiến tranh không chỉ làm

rung động những người từng đi qua nó mà còn phải làm rung động cả những thế hệ không hề trải chiến tranh Thật vậy, phần lớn những sáng tác

của Nguyễn Minh Châu vẫn còn làm xúc động bao thế hệ người đọc trongnhững năm tháng chiến tranh đã lùi xa

“Cửa sông” là tác phẩm in đậm dấu ấn thời sự của những ngày đầu cả

nước bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ Đó là câu chuyện về một làngquê ở một vùng cửa sông ven biển Bắc Trung Bộ vào những ngày đầu chốngchiến tranh phá hoại của Mỹ Hiện thực bao trùm trong tác phẩm là tư thếvừa bình tĩnh chủ động vừa khẩn trương trong cuộc sống của một làng quê

và cuộc chiến đấu anh hùng của một đơn vị hải quân ta khi chiến tranh vừaxảy đến Sức mạnh của lòng yêu nước và mối quan hệ mới giữa con ngườivới con người trong cách mạng xã hội chủ nghĩa là hai nhân tố cơ bản đượcNguyễn Minh châu chú ý khai thác để chứng minh sự vững vàng của nhândân miền Bắc trước thử thách của chiến tranh Cuộc sống đang đi vào thờichiến nhưng không khí ở làng Kiều Sơn quanh cửa sông Kiều là một khôngkhí đầy lạc quan Ý thức làm chủ tập thể làm chủ cuộc đời là nét nổi bậttrong phẩm chất của mỗi người Thanh niên nô nức tòng quân Phụ nữ địaphương đảm đương việc đồng áng việc gia đình cũng như tham gia chiếnđấu và phục vụ chiến đấu hết sức mình phù hợp với từng cương vị và hoàncảnh Bộ mặt nông thôn với mối quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa tốt đẹp

đã tạo cho miền Bắc một tư thế vững vàng để chống lại cuộc chiến tranh phá

Trang 6

hoại của giặc Mỹ đồng thời sẵn sàng chi viện sức người sức của cho tiềntuyến lớn miền Nam

Trong cái làng nhỏ này ta bắt gặp đủ loại người: một cô giáo trẻ - cô giáoThuỳ - mơ mộng dịu dàng đang “ba cùng” với nhân dân; một phóng viênnhà báo nữ trẻ; những chiến sĩ trẻ mới trên đường ra trận tuyến hoặc bướcvào cuộc chiến đấu đầu tiên; những người lính từng cầm súng thời khángchiến chống Pháp giờ vẫn tiếp tục cầm súng chống Mỹ (trung tá Quang)hoặc về tham gia công tác hợp tác xã chi bộ Đảng hoặc chính quyền địaphương các cấp (ông Lâm, ông Vàng); một người phụ nữ nông dân - bà

Thỉnh - lam lũ tất bật và có cuộc đời riêng nhiều thua thiệt nhưng “tâm hồn

là một viên ngọc trai ngời sáng”; đến cả một cụ ông ngót tám mươi tuổi mà

tuổi bước vào đời đầy cực nhục bây giờ tiếc không còn sức để cầm súng diệtthù;… Mỗi người đều có một hoàn cảnh và một nỗi niềm riêng Thế nhưngkhi bước vào cuộc chiến tranh mọi người đã nhanh chóng thích ứng với hoàncảnh mới Không phải chỉ ở những người ra đi cầm súng trong các đơn vị

chính quy (Bân Lân) mới biết lo lắng về trách nhiệm của mình bởi “Hiện

nay thằng giặc Mĩ đang giày xéo lên nửa đất nước ta có mảnh đất nào mà người chiến sĩ không phải đặt chân tới?” Những người ở lại gánh vác cả

những công việc nặng nhọc mà trước đây phần lớn do cánh đàn ông đảmnhiệm Ngoài ra còn có nhiều công việc chỉ xuất hiện trong thời chiến Toàn

là những việc khẩn trương cấp bách cả Hoàn cảnh chiến tranh khiến họkhông thể làm việc trọn vẹn vào ban ngày họ làm việc vào ban đêm Việccày việc bừa việc cấy việc gặt đào mương xẻ lạch,… làm ngày không đủ họtranh thủ làm đêm Lại còn thêm nghề muối lại đào hầm đào hào khiêngsúng khiêng máy… Công việc nhiều lên gấp mấy lần nhưng cũng chính vìthế nhiều vấn đề mắc mứu trong đời sống tư tưởng tâm lí lại được giải quyếtthật trọn vẹn

“Cửa sông” đã thể hiện rất chân thực cuộc sống của dân ta trong giai đoạn

đầu của của kháng chiến ác liệt Vì thế, nhà nghiên cứu Phong Lê đã nhận

xét rằng: “Cửa sông chính là hình ảnh quê hương ta trong chiến tranh”.

Năm 1972, vào giai đoạn cuộc chiến đang đến hồi ác liệt nhất, Nguyễn

Minh Châu cho ra đời tiểu thuyết “Dấu chân người lính” Trong tác phẩm

này, nhà văn đã dựng lên những khung cảnh rộng lớn và hào hùng của hànhtrình “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” của các binh đoàn chủ lực và nhữngchiến dịch Khe Sanh - Tà Cơn long trời lở đất với những trận đánh ác liệttrên vùng đất Quảng Trị - địa đầu giới tuyến Cùng với việc tái hiện bối cảnh

và không khí lịch sử ngòi bút Nguyễn Minh Châu đã tập trung khắc hoạngười lính cách mạng với hàng chục nhân vật thuộc các thế hệ khác nhauđến với quân đội từ những vùng miền những hoàn cảnh xuất thân khác nhaunhưng họ đều mang những phẩm chất chung là lòng yêu nước, ý thức trách

Trang 7

nhiệm với Tổ quốc niềm say mê chiến đấu và tâm hồn trong sáng Đông đúc

và sinh động nhất là thế hệ trẻ thế hệ trưởng thành trong chế độ mới ưu việt

Với “Dấu chân người lính” Nguyễn Minh Châu đã cố gắng dựng lại không

khí dữ dội của chiến tranh chống Mĩ từ những cuộc hành quân chiến dịchbao vây đánh lấn trên từng mét chiến hào từng mỏm đồi cho đến khi kết thúcchiến dịch vùng Khe Sanh - Tà Cơn được giải phóng Ở cuộc chiến đấugiằng co dai dẳng và đầy thử thách này, quá khứ hiện tại cùng xen kẽ vàonhau để lí giải cội nguồn của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam lí giảinguyên nhân sâu xa làm nên những chiến thắng trước cuộc đụng đầu lịch sửkhốc liệt bậc nhất trên hành tinh ở thời điểm bấy giờ - ở cái thời điểm mà

một nhà thơ phải ngỡ ngàng “Việt Nam - người là ai mà trở thành nhân

loại”.

Với cốt truyện phát triển từ nhiều điểm nhìn, tác giả lần lượt miêu tả nhữngnhân vật như Kinh, Lữ, Nhẫn, Lượng, Khê, Cận,… xoay quanh chiến dịchtại mặt trận Khê Sanh Khuê là một chiến sĩ cần vụ thông minh khéo léo, làcấp dưới của Kinh, một cán bộ đầy lý tưởng, hoạt bát, đức độ và tình cảm.Nhẫn là trung đoàn trưởng trung đoàn 5, một con người thanh lịch nhưngnghiêm khắc, xuất thân từ tiểu tư sản đã được rèn luyện khắc khổ, là cấp trêncủa Lượng, đại đội trưởng đại dội trinh sát Kinh, Khuê, Nhẫn, Lượng cùnglàm việc với nhau, mỗi người một tính cách nhưng có chung một điểm đó lànhững con người tràn trề nhiệt huyết, chiến đấu kiên cường và tin tưởngmãnh liệt vào sự nghiệp kháng chiến của dân tộc Mỗi bước đường họ đi làbiết bao nhiêu kỉ niệm, câu chuyện cảm động về tình người, tình anh em,tình đồng đội và tình yêu đôi lứa Trên đường chiến đấu, Kinh gặp lại contrai mình là Lữ Ông yêu con trai mình hơn ai hết và tin tưởng vào anh với tưthế của một người cha và một người đồng đội Về phần Lữ, đây là một chàngthanh niên bản tính nghệ sĩ nhưng đứng trước sự nghiệp kháng chiến vĩ đạicủa dân tộc đã đốt hết sách vở, xếp bút nghiêng cầm sung ra chiến trường

Lữ hy sinh trong một lần chiến đấu với địch, mang theo tình yêu còn ấp ủvới Hiền Sự ra đi của Lữ để lại trong chính uỷ Kinh một nỗi đau xé lòng.Nhưng phía trước vẫn còn là những ngày dài chiến đấu, bỏ qua những tìnhcảm riêng tư chỉ dám gói gọn trong lòng, Kinh vẫn tiếp tục nhiệm vụ củamột thủ trưởng kiên cường, là điểm tựa vững chắc cho những người línhkhác Sự thắng lợi ở thung lũng Khe Sanh và hình ảnh những người línhđang chuẩn bị bước vào những trận đánh mới đã củng cố tinh thần để hướngđến những ngày dài trên trận địa

Như vậy có thể nói, nếu “Cửa sông” là hình ảnh quê hương làng xóm những năm đầu cuộc chiến thì “Dấu chân người lính” chính là thước phim

sống động, chân thực cuộc sống của người lính ở chiến trường Ở đó, ta bắtgặp những mảnh đời, những câu chuyện khác nhau nhưng tựu trung là một

Trang 8

điểm là sự say mê chiến đấu và niềm tin mãnh liệt vào tương lai Những tácphẩm của Nguyễn Minh Châu trong chiến tranh thường nghiêng về vẻ đẹphào hùng vào tươi tắn của cả cộng đồng, nghiêng về những sự kiện vĩ đại,những người anh hùng và được thể hiện dưới bút pháp trữ tình đậm chất thơ.

Là người nghệ sĩ mẫn cảm, cũng chính trong sự gắn bó máu thịt với cuộcsống, Nguyễn Minh Châu đã sớm cảm nhận được sự bất cập, cái khoảngcách khó tránh và khó vượt của văn học và cuộc đời Hiện thực cuộc sống,

hiện thực chiến tranh với ông như một “cánh rừng chưa khai phá” với biết

bao vấn đề còn ẩn náo trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, những vấn đềcon người của chúng ta Ngay từ trong chiến tranh, ông đã mong mỏi làm

sao để người viết có thể “ôm cho hết vòng tay của mình hiện thực bộn bề

của cuộc sống”, để mỗi tác phẩm viết ra đừng nhạt nhẽo và người đọc có thể

bắt gặp những dáng dấp và nhịp sống thực cửa họ trên trang sách Có nhữngđiều trong hoàn cảnh chiến tranh, người cầm bút phải đành lòng nén lại

nhưng không được phép né tránh và tuyệt nhiên không được biết “trái núi” cuộc đời thành hòn “non bộ” xinh xẻo Ý thức ấy ít nhiều cũng để lại dấu ấn

trên những sáng tác của Nguyền Minh Châu trong chiến tranh Bởi vậy ngay

trong sự hoà âm với bản “đại hợp xướng anh hùng ca”, ta vẫn có thể cảm nhận những nét trầm lắng suy tư, những “âm trầm nốt lặng” vốn là sắc điệu

riêng của cây bút Nguyễn Minh Châu Cùng với việc tập trung khám phánhững vẻ đẹp có thực dễ nắm bắt trên bề mặt cuộc sống, ở một chừng mựcnhất định, ông đã gắng khơi vào phần chìm khuất của đời sống, những vẻđẹp tìm ẩn trong mỗi con người Qua sáng tác của Nguyễn Minh Châu giaiđoạn này ta có thể thấy khá rõ xu hướng không chỉ nắm bắt mà còn muốn đivào cắt nghĩa, lí giải chiều sâu, vẻ đẹp tinh thần độc đáo của dân tộc Vẻ đẹp

ấy thể hiện trong vẻ đẹp của mỗi con người đang sẵn sàng xả thân cho cuộc

chiến đấu hào hùng Ông quan niệm: “Mỗi con người đều chứa đựng trong

lòng những nét đẹp đẽ kì diệu đến nỗi cả một đời người cũng chưa đủ để nhận thức, khám phá tất cả những cái đó” Chủ đích nghệ thuật này đã

thành một định hướng nhất quán trong suốt hành trình nghệ thuật củaNguyễn Minh Châu: hướng về vẻ đẹp của cuộc đời, của con người

Mặt khác, tuy chưa có điều kiện đi sâu vào những éo le, ngang trái khônlường và khó tránh trong số phận mỗi người, nhưng ngay giữ những trang

viết đầy hào sảng của “Cửa sông” hay “Dấn chân người lính”, người đọc

đã mong manh cảm nhận được dường như nỗi đau vẫn song hành tồn tạicùng niềm vinh quang, ngay dưới chân tượng đài chiến thắng Những nỗi éo

le, ngang trái trong đời tư, sự vênh lệch giữ số phận cá nhân với số phậncộng đồng là điều có thực, là điều không tránh khỏi Đó là những nhánh rẽ

có sức ám ảnh trong mạch đi hào hùng của văn học chống Mỹ nói chung vàsáng tác của Nguyễn Minh Châu trong chiến tranh nói riêng Có điều, chính

Trang 9

Nguyễn Minh Châu cũng từng nói: “Bây giờ ta phải chiến đấu cho quyền

sống của cả dân tộc Sau này, ta phải chiến đấu cho quyền sống của từng con người, làm sau cho mỗi con người ngày một tốt đẹp Chính cuộc chiến đấu ấy mới lâu dài.” Như vậy, ta càng thấy được sự nhạy cảm, càng trân

trọng ý thức trách nhiệm và bản lĩnh của nhà văn – chiến sĩ Nguyễn MinhChâu, càng thấy quuý những vẻ đẹp nhân văn tiềm ẩn trong những trang viết

và thái độ ứng xử chân thành của nhà văn Và đáng trân trọng hơn cả là sau

này, khi đất nước đã hoà bình, thống nhất, ông thật sự đã “chiến đấu cho

quyền sống của từng con người”.

2.2 Chặng đường sau năm 1975:

2.2.1 Tình hình xã hội và Văn học sau năm 1975:

Mùa xuân năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, mở

ra kỉ nguyên hoà bình, thống nhất, độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội Cuộcsống từ bất bình thường thời chiến chuyển sang cuộc sống đời thường thờibình với những mối quan hệ chằng chịt, phức tạp, và những khát vọng tự do,hạnh phúc muôn thuở của con người cá nhân

Từ đó, quan điểm, đường lối văn nghệ của Đảng cũng có sự đổi mới, mở ramột cái nhìn mới về vị trí, chức năng của văn nghệ Bản thân văn nghệ tronghoàn cảnh mới cũng tự ý thức, giác ngộ vai trò của nó trong xã hội, quan hệcủa nó với chính trị và ý nghĩa của nó với con người Những năm đầu saunăm 1975, Văn học đang chuyển tiếp từ nền văn học cách mạng trong chiếntranh sang nền văn học thời hậu chiến, thời bình Một mặt, Văn học vẫn vậnđộng theo quán tính của Văn học thời chiến, mặt khác đã xuất hiện một xuhướng mới trong đời sống Văn học Xu hướng mới thể hiện những trăn trở,vật vã, tìm tòi một cách thầm lặng của một số nhà văn mẫn cảm với đòi hỏicuộc sống và có ý thức trách nhiệm với ngòi bút của mình Đại hội Đảng

năm 1986 đã quyết định “cởi trói” cho văn nghệ sĩ, khơi dậy một bầu không

khí dân chủ trong sinh hoạt nghệ thuật Nhà văn được tự do hơn trong sángtác, đời sống Văn học trở nên sôi động hẳn lên

Chính vì thế, Văn học giai đoạn này không chỉ tập trung vào hiện thực cáchmạng mà còn tập trung và hiện thực đời sống hàng ngày với các quan hệphức tạp, với những vấn đề riêng tư, về số phận, nhân cách, khát vọng nhânbản của con người Giai đoạn này, Văn học là phương tiện biểu hiện tưtưởng, chính kiến riêng của nhà văn, không còn mình hoạ cho một tư tưởng

có sẵn như thời kì trước Mỗi nhà văn đều có một ý thức về chân lí trongquan niệm của mình Các nhà văn thường từ bỏ lối viết theo cảm hứng lãngmạn, mạnh dạn tìm tòi, mở ra những lối đi mới cho nghệ thuật Văn học lúcnày không chỉ là những sự lạc quan, phấn khởi nữa mà còn chứa đựng trong

đó những nỗi buồn, sự ưu tư gắn liền với thực tại rối ren, phức tạp, vớinhững bi kích nhân sinh trong đời sống Con người cũng từ đó xuất hiện

Trang 10

trong Văn học như một thực thể phức tạp, đa chiều, đa diện và xu hướng tựvấn, tự sám hối ngày càng nổi trội Như vậy, Văn học giai đoạn này đãkhông còn là một bản hợp xướng anh hùng ca nữa Dù mỗi nhà văn đã chọncho mình một hướng đi riêng, một phong cách riêng nhưng tất cả đều nhìnvào hiện thực cuộc sống, vẽ nên bức tranh cuộc sống chân thực và rõ ràng

2.2.2 Sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975:

Năm 1975, chiến tranh kết thúc, nhưng những hậu quả nnặng nề nó để lại

thì không dễ gì vượt qua Đối với con người, chiến tranh như “một lưỡi dao

phạt ngang” biết bao cuộc đời, biết bao số phận mà hai nửa cuộc đời ấy thật

khó để gắn liền lại như cũ Đối với đất nước là ngỗn ngang biết bao vấn đề:xoá bỏ hận thù, hoà hợp dân tộc, hàn gắn vết thương chiến tranh… Và

Nguyễn Minh Châu đã từng viết “bước ra khỏi cuộc chiến tranh cũng cần

thiết phải có đầy đủ trí tuệ và nghị lực như bước vào một cuộc chiến tranh”.

Trong ý thức thường trực gắn bó với đời sống, Nguyễn Minh Châu đã kịpthời bắt vào nhịp sống mới và sớm phát hiện những vấn đề “sinh tử” mới củađất nước ngay giữa thời điểm chuyển giao giữa chiến tranh vào hoà bình Vànhư đã hứa hẹn, Nguyễn Minh Châu đã nhanh chóng cùng dân tộc bước vào

“cuộc chiến đấu cho quyền sống của từng con người” Từ đó, Nguyễn Minh

Châu lấy con người làm cốt lõi cho sáng tác của mình, đã khẳng định một

lần nữa nhận định của Gorki “Văn học là nhân học” Đó cũng là những

chuyển đổi chung của văn học sau năm 1975 và Nguyễn Minh Châu đã gópmột phần không nhỏ vào chuyển đổi đúng hướng đó Khi trình bày nhữngvấn đề đạo đức xã hội, ông thường tập trung sự chú ý vào những diễn biếnsâu kín trong tâm hồn con người Đó là cơ sở cho những chuyển đổi căn bảntrong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau năm1975, đặc biệt là những năm80

Sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu vẫn tiếp tục viết về chiến tranh vàngười lính nhưng ông là một trong những người đầu tiên đưa ra cách nhìnnhận mới về chiến tranh Sống qua hai cuộc chiến tranh ác liệt, lăn lộn khắpcác chiến trường chống Pháp và chống Mỹ, hơn ai hết, Nguyễn Minh Châubiết rõ rằng chiến tranh không chỉ có những chiến công, không chỉ có anhhùng và quả cảm mà ở đó còn chìm khuất biết bao nõi đa sự đa đoan củacuộc đời, của con người, biết bao sự hy sinh, mất mát, dở dang con ngườiphải kìm lòng mình lại Và trong những năm tháng hoà bình, trở lại với đềtài ấy nghĩa là Nguyễn Minh Châu đã trở lại với những nỗi niềm chìm khuất

đó trong chiến tranh Ông viết: “Ngời bút của chúng ta sẽ trở nên phản bội

người chiến sĩ nếu chỉ biết cái lúc họ vác sung ra mặt trận với một tâm hồn phơi phới mà không biết những lúc buồn bã, đau đớn, những lúc đói rét, những lúc nằm giữa đồng đội chết và bị thương trong bùn lầy, trong mưa bom bão đạn… Ngòi bút của chúng ta sẽ phản bội mọi người nếu nói rằng

Trang 11

những người dân của chúng ta ở hậu phương hoàn toàn no ấm đầy đủ, những người mẹ tiễn con, những người vợ tiễn chồng ra chiến trường với một nụ cười trên môi và trong lòng họ chẳng có điều gì buồn bã” Và ông

viết tất cả những thứ đấy với kinh nghiệm từng trải của một người nghệ sĩ –chiến sĩ vừa bước ra khỏi chiến trường với biết bao vết thương mà chiếntranh để lại Trong trang viết của ông giai đoạn sau này, những số phận cánhân trước kia bị chìm khuất trong số phận cộng đồng đã được khơi dậy làmtrung tâm, là khỏi điểm, là mục tiêu mà nghệ thuật hướng tới

Hàng loạt những tác phẩm liên tiếp ra đời trong giai đoạn này: Người đàn

bà trên chuyến tàu tốc hành, Bức tranh, Cơn giông, Cỏ lau… Không ở đâu

trong những tác phẩn đó ta không thấy được cái hiện thực khốc liệt củachiến tranh Có lẽ không ai có thể nói về những di chứng của chiến tranh,những mất mát, éo le, những bi kịch hằn sâu trong số phận con người mộtcách da diết và đau đớn như Nguyễn Minh Châu Có thể nào quên được cảnh

tượng ám ảnh này trong “Cỏ lau”: “Khắp bốn phía trời những hòn vọng phu

đứng nhan nhản Thật là đủ hình, đủ dáng, đủ tư thế của một thế giới đàn bà

đã sống trải bao nổi can qua, chiến chinh dường như đang tụ hội về đây, mỗi người một ngọn núi đang đứng một mình vò võ chon von trên các núi đá cao ngất, người ôm con bên nách, người bế con trước ngực, người cõng con sau lưng, hai tay buông thõng quay mặt về đủ các hướng, các ngã chân trời

có sung nổ, có lửa cháy.” Ông đã viết những điều này bằng tiếng nói cảm

thông, chia sẻ của người trong cuộc, bằng chính nỗi lo âu lớn lao và khắckhoải về con người mà ông hết lòng yêu thương, gắn bó Có thể nói, sáng táccủa Nguyễn Minh Châu giai đoạn này đã rơi trúng nguồn mạch nhân văn,đáp ứng nhu cầu nhân bản cấp thiết đặt ra đối với nền văn học dân tộc sauchiến tranh Và vì thế, tác phẩm của ông đã tạo được sự đồng cảm lớn từngười đọc

Viết về chiến tranh, Nguyễn Minh Châu không chỉ nhìn về những số phận

bị ẩn chìm mà còn nhìn thẳng vào cả sự tha hoá về nhân cách và đạo đức nảy

sinh trong chiến tranh Đó là sự tha hoá của Bàng trong “Miền cháy”, những suy nghĩ lệch lạc của Phong trong “Lửa từ những ngôi nhà”, sự phản bội đớn hèn của Quang trong “Cơn giông”,… tất cả góp phần tạo nên một bức

tranh chân thực về những cuộc chiến Bởi lẽ ai đã từng đi qua nó đều biếtrằng về căn bản, không một cuộc chiến nào chỉ có những vinh quang, dẫucho đó là cuộc chiến tranh chính nghĩa, dẫu cho ta nắm được phần thắngcuối cùng

Bên cạnh đề tài chiến tranh, Nguyễn Minh Châu còn quay lại với đề tàiquen thuộc của mình là nông thôn và người nông dân với hai tuyệt bút liên

hoàn là “Khách ở quê ra” và “Phiên chợ giát” Cả hai đều được viết trước khi ông qua đời vì thế, Đỗ Đức Hiểu đã nhận định rằng đây là “một di chúc

Trang 12

nghệ thuật hoà quyện máu và nước mắt” của nhà văn Có thể nói, nếu Chí

Phèo là phát hiện mới của Nam Cao về người nông dân trước cách mạng thì

Khúng trong “Phiên chợ Giát” là điển hình cho người nông dân bước ra từ khói lửa chiến tranh “Phiên chợ Giát” và hình tượng Khúng là sự kết tinh,

chín mùi của một quá trình dài trăn trở, đổi mới của Nguyễn Minh Châu Tóm lại, con đường nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu cũng luôn gắn liềnvới con đường nghệ thuật của van học dân tộc Trước năm 1975, ngòi bútcủa Nguyễn Minh Châu tập trung vào sự hào hùng của chiến tranh và ngườilính Sau năm 1975, ông xoay ngòi bút của mình lại nhìn thẳng vào nhữngvấn đề còn chìm khuất trong chiến tranh, xoáy sâu vào từng số phận, từngcon người Nhưng có thể khẳng định rằng, dù ở trong giai đoạn sáng tác nào,

tác phẩm của Nguyễn Minh Châu cũng là một hành trình đi tìm “những hạt

ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”.

Trang 13

III NHỮNG TÌM TÒI ĐỔI MỚI TRONG VĂN HỌC CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN MINH CHÂU SAU NĂM 1975

3.1 Đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về đời sống và con người:

Ở từng thời kì, sự kiện nào xảy ra đều có thể trở thành đề tài cho các nhàvăn sáng tác, với Nguyễn Minh Châu cũng không ngoại lệ Tuy nhiên, ông

có ý thức đưa những sự kiện ấy vào những tác phẩm của mình, cốt để làmnổi bật lên những vấn đề của đời sống và con người Theo ông, đó mới chính

là những gì mà người đọc quan tâm Chính ông trong Viết về chiến tranh cũng đã khẳng định điều đó: ''Đừng bao giờ nên coi nhẹ tầm quan trọng của

thị hiếu người đọc, vì chính đó là cái nôi để cho tác phẩm thế này hoặc thế khác ra đời và sống được'' Thị hiếu người đọc ở đây, theo tôi, đó chính là

cái mà người đọc cần khi tiếp cận một tác phẩm văn học Người đọc cần đọcđược những vấn đề nhức nhối của hiện thực đời sống mà họ quan tâm, chứ

không phải là thứ ''văn chương minh họa'' mà sau này ông đã đề cập trong

Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa Theo đó, ông

nhấn mạnh tính chất hiện thực trong văn chương, một cái hiện thực thật sựchứ không phải những ngôn từ, nội dung sáo rỗng, nó phải xuất phát từ tráitim và lương tri của người cầm bút Cũng chính từ đó, Nguyễn Minh Châu

đã tìm tòi đổi mới tính hiện thực trong quan niệm nghệ thuật của mình vềđời sống và con người, dù hiện thực đó có nhiều cái không dễ nghe

Con người sau chiến tranh, cần phải có một đường hướng đúng đắn để sống

và làm việc Đó cũng chính là điều khiến Nguyễn Minh Châu nhiều lần suy

tư, trăn trở Ông hy vọng và đề cao vai trò của Đảng, Nhà nước trong việcđịnh hướng đúng con đường cho nhân dân đi, sao cho đời sống được cảithiện, đất nước đi lên, hội nhập Song song đó, ông cũng đưa ra lời cảnh báo,cảnh tỉnh cho những cá nhân chưa có lối sống đúng đắn, chưa có đượcnhững quan sát tinh tế về cuộc sống chung quanh, để góp phần hoàn thiệncon người mình hơn

Trong ''Chiếc thuyền ngoài xa'', nhân vật nghệ sĩ Phùng, một con người say

mê cái đẹp, vui mừng vì chụp được chiếc thuyền có ''một vẻ đẹp thực đơn

giản và toàn bích'', ''một cảnh đắt trời cho'' Tuy nhiên, chính những con

người sống trên chiếc thuyền mà anh vừa chụp ấy, đã đưa đến cho anh mộtcái nhìn khác hơn, tinh tế hơn về sự cơ cực của người dân miền biển, mộttrong những lí do khiến lão chồng đánh vợ tàn bạo Từ đó kéo theo những

Trang 14

cái nhìn mới mẻ khác về cuộc sống mà rõ nhất là sự nhẫn nhục, đức hy sinhcủa người đàn bà hàng chài vì quá thương con Ở chiều ngược lại, đứa concũng vì thương mẹ mà đánh cha, khiến cho anh bàng hoàng chứng kiến hìnhảnh một cậu bé vừa hiếu thảo lại vừa bất hiếu Sự đối lập, thuận - nghịch líđan xen của tình huống truyện mà Nguyễn Minh Châu đã đặt ra, khiến chongười đọc có cảm giác nhân vật Phùng đang được dẫn dắt để đi vào nhữngkhía cạnh khác của thực tế đời sống, cho anh, mà cũng là cho người đọc cóđược những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời, rằng bên cạnh cái đẹp, cáixấu vẫn tồn tại, bên cạnh cái đạo đức, cái chưa đạo đức vẫn hiện hữu Thiếtnghĩ đây là cách Nguyễn Minh Châu khéo léo đập tan những suy nghĩ mơmộng hão huyền, tưởng cuộc đời bao giờ cũng toàn những điều tốt đẹp, hoặcbằng lí do nào đó, không muốn nhìn thẳng vào sự thật rằng cái xấu vẫn tồntại, con người bên cạnh phần ''người'' thì vẫn có phần ''con''

Trong truyện ngắn Bến quê, nhân vật Nhĩ của chúng ta cả đời ''đã từng đi

tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất'', lại ngậm ngùi khi chưa bao giờ

đặt chân qua bờ bên kia sông Hồng trước cửa sổ nhà mình Thậm chí, ngay

cả những người gần gũi, thân thương hằng ngày gặp mặt, anh cũng chưa khi

nào nhìn cho kỹ Với Liên, vợ mình, buổi sáng hôm đó, lần đầu tiên ''Nhĩ để

ý thấy Liên đang mặc tấm áo vá'' Với thằng con trai, cũng là lần đầu tiên

anh ''ngắm kỹ'', để rồi chợt nhận ra càng lớn nó càng có nét giống anh Ta dễ

dàng nhận thấy, Nguyễn Minh Châu thông qua nhân vật Nhĩ của mình, muốnthức tỉnh những cá nhân suốt đời chạy tìm những điều xa xôi, đôi lúc còn xa

cả tầm với, để mong chờ cái gọi là hạnh phúc Tuy nhiên, hạnh phúc không ởđâu xa, mà là những gương mặt thân thương vẫn lo lắng, chăm chút chocuộc sống của chúng ta hằng ngày Vậy mà nỡ nào ta lại quên đi họ như mộtcách gián tiếp phủ nhận công lao và tình yêu thương mà họ dành cho ta vôđiều kiện, như vậy liệu có nhẫn tâm quá không? Và cả quê hương của mìnhnữa, sống gần hết đời người, chưa nơi nào chưa từng đến, ấy vậy mà có mộtnơi gần thôi, lại rộn rịp người qua lại, vẫn không giúp ta mở mắt đủ to đểthấy, mở tai đủ lớn để nghe, và đủ hấp dẫn để ta bước tới một lần Để rồi khikhông còn đủ sức để đi, như Nhĩ trong truyện, anh hối hận, nhờ con mìnhthay mình hoàn thành tâm nguyện Nhưng đời không như ý, vì mải chơi, conNhĩ quên mất nhiệm vụ bố giao, khiến anh càng thêm hụt hẫng, nuối tiếc Vềđiều này, tôi hoàn toàn đồng cảm với nhà văn Nguyễn Minh Châu, xem đónhư một lời nhắc nhớ chính bản thân mình về tình yêu quê hương và những

Ngày đăng: 28/08/2017, 19:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w