Giọng điệu trần thuật:

Một phần của tài liệu con đường nghệ thuật, những điểm mới trong văn học của nguyễn minh châu (Trang 25 - 26)

Trong thời kì chiến tranh, vì cảm hứng chủ đạo trong hầu hết sáng tác của Nguyễn Minh Châu là đề cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nên giọng điệu xuyên suốt là ngợi ca, cảm phục, ngưỡng mộ. Ông ngợi ca những chiến sĩ anh dũng; cảm phục sự hy sinh quên mình của họ; ngưỡng mộ tài trí cũng như tình yêu của họ.

Sau khi chiến tranh lùi xa, giọng điệu ấy không còn, vì ông nhận thấy con người không tốt hoàn toàn, có những khía cạnh khác của đời thường, của phần ''con'' vẫn tồn tại trong mỗi người. Từ đó, ông sử dụng đa giọng. Tức là bên cạnh giọng điệu trần thuật của nhân vật chính, ông còn cho những nhân vật khác trong tác phẩm nói lên những tiếng nói của riêng mình, góp phần giúp cho mọi người có được cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn ở nhiều khía cạnh của cuộc sống, đúng như những tìm tòi sáng tạo trên con đường mà ông đang đi.

Trong Chiếc thuyền ngoài xa, bên cạnh giọng điệu trần thuật của Phùng, ta thấy còn có tiếng nói của Đẩu và những lời giá trị của người đàn bà hàng chài. Và chính tiếng nói của người đàn bà từng trải ấy chứ không phải của ai khác đã góp phần nói lên quan niệm về cuộc sống của Nguyễn Minh Châu, khiến Đẩu, Phùng và cả chúng ta không khỏi giật mình nhìn lại.

Trong Bức tranh, nhiều giọng điệu cùng xuất hiện trong một cuộc độc thoại nội tâm của nhân vật chính. Giọng điệu ấy lúc mỉa mai giễu cợt, khi giải thích phân bua, khi nữa lại tự kết tội mình một cách mạnh mẽ. Giọng điệu ấy cứ đan xen, luân chuyển nhịp nhàng theo dòng suy nghĩ, men theo những biến đổi tâm trạng của nhân vật. Qua giọng điệu trần thuật ấy, nhân vật có thể tự do nhìn nhận mình ở cả những mặt tốt lẫn chưa tốt, giống như cách những người khác đang nhận xét về mình, đó quả thực là một sáng tạo của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

Trong Đứa ăn cắp, tuy cốt truyện xoay quanh Thoan, nhưng hầu như Thoan không cất giọng trong toàn bộ tác phẩm, hoặc nếu có cũng do những người đàn bà cùng đơn vị hồi tưởng lại. Tuy nhiên, chính những người đàn bà ấy lại góp mỗi người một tiếng nói, đưa ra những cái nhìn về Thoan, những xúc cảm khi hay tin Thoan qua đời vì sinh khó. Từ đó mới thấy, giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn không nhất thiết là của nhân vật chính, cho những nhân vật phụ nói lên tiếng nói của mình về nhân vật chính cũng là một cách làm sáng tạo, mới mẻ của Nguyễn Minh Châu về phương diện

nghệ thuật.

Một phần của tài liệu con đường nghệ thuật, những điểm mới trong văn học của nguyễn minh châu (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w