1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

CHUYỂN ĐỔI CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TỪ SỬ THI ĐẾN THẾ SỰ ĐỜI TƯ TRONG VĂN XUÔI CỦA NGUYỄN MINH CHÂU

3 2,4K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 20,63 KB

Nội dung

CHUYỂN ĐỔI CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TỪ SỬ THI ĐẾN THẾ SỰ ĐỜI TƯTRONG VĂN XUÔI CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Từ 1975, văn học cũng như những loại hình nghệ thuật nói chung, phải tự tìm cho mình một con

Trang 1

CHUYỂN ĐỔI CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TỪ SỬ THI ĐẾN THẾ SỰ ĐỜI TƯ

TRONG VĂN XUÔI CỦA NGUYỄN MINH CHÂU

Từ 1975, văn học cũng như những loại hình nghệ thuật nói chung, phải tự tìm cho mình một con đường đi khác để có thể hòa nhập với nhịp sống xã hội thời bình Trước tình hình đó, Nguyễn Minh Châu đã tự mình đổi mới cách đi, xứng danh là “người mở đường tinh anh và tài hoa nhất” Trong bài thuyết trình này, nhóm chúng tôi muốn phần nào chỉ ra được sự chuyển đổi cảm hứng nghệ thuật trong những tác phẩm văn xuôi của ông, từ sử thi đến thế sự đời tư

I/ CẢM HỨNG SỬ THI:

Hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ từ đầu thế kỷ XX là những sự kiện trọng đại,

nó thúc đẩy khuynh hướng sử thi trong văn học Những tác phẩm trước 1975 đều nêu lên những vấn đề có tầm vóc lớn là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Nguyễn Minh Châu cũng ko nằm ngoài dòng chảy đó của thời đại

1) Đề tài: Chiến tranh

- Hình ảnh chiến trường tràn ngập các tác phẩm của NMC Đó là không gian rộng lớn, hào hùng nhưng cũng đầy khốc liệt Tiêu biểu như trong tiểu thuyết

“Dấu chân người lính” có tả: “Đông đúc quá, không ai có tài nào mà phân biệt hoặc đếm được có bao nhiêu đơn vị, cũng không thể biết được đây là rừng hay quảng trường, là rừng cây hay rừng người, rừng súng đạn”.

- Ngoài ra, hình ảnh chiến trường còn hiện lên trong ký ức của những nhân vật đã

từng trải qua đời binh nghiệp Những chiến trường trải dài từ Bắc vào Nam, những cánh rừng bừng bừng khói lửa trong tâm tưởng của Lan, Phong trong

“Lửa từ những ngôi nhà”; hay Nghinh, Thuần, Phan trong “Những người đi từ trong rừng ra”

- Ngay cả hậu phương cũng không tránh khỏi sự tang thương Trong “Dấu chân

người lính”, NMC viết: “Một cái hố bom nằm đổ thay vào cái nền nhà cũ Hai nấm mộ nằm kề nhau ngoài cánh đồng Ông bố Khuê vẫn ốm yếu, các đầu khớp chân đều sưng tấy lên, suốt ngày bó gối ngồi giữa ba đứa con nhỏ còn lại“ Thế

nhưng, những con người thời ấy vẫn gạt đi sự đau thương, hậu phương vẫn đoàn kết với nhau, gánh vác mọi việc để chồng, con đi đánh giặc, tất cả vì tiền tuyến

II/ CẢM HỨNG THẾ SỰ ĐỜI TƯ:

Trước 1975, NMC luôn mang trong mình lòng yêu thương đất nước da diết, là một nhà văn mặc áo lính Thế nhưng, sau 1975, NMC luôn trăn trở làm sao để có thể đổi mới nghệ thuật, đổi mới tư tưởng sáng tác để tạo ra những lối đi, hướng đi mới Ông nhìn con người dưới nhiều ánh mắt phức tạp hơn rất nhiều, nghĩ về cuộc sống thường ngày của họ với vô vàn những đớn đau, thiếu thốn, mất mát khi chiến tranh đã lùi xa Truyện ngắn “Bức tranh”

Trang 2

ra đời đã đặt dấu mốc thay đổi trong cách nhìn, nghệ thuật, tư tưởng của NMC từ bi kịch, sử thi sang thế sự đời tư

1) Đề tài: đối chứng lại những cách nhìn cũ:

- NMC đã tiến hành một cuộc tổng “đối chứng” với rất nhiều những quan niệm

bảo thủ, phiến diện, lệch lạc về cuộc đời, con người, về văn chương, nghệ thuật

 Sự thật nghiệt ngã được mô tả trong “Chiếc thuyền ngoài xa” đã xua tan làn khói lãng mạn về một ngư phủ dưới cánh buồm mờ ảo lúc ban mai Nó chứa đựng cái ý nghĩa rộng lớn, sâu xa, nó khơi gợi người cầm bút nên nhìn kĩ vào những gì ẩn sau vẻ đẹp bề ngoài để nhớ tới trách nhiệm của người nghệ

sĩ trước cuộc sống, trước con người

Với “Khách ở quê ra”, “Sống mãi với cây xanh”, lần đầu tiên trong văn học

Việt Nam, NMC đặt lại vấn đề “động trời”, vấn đề về khả năng tiếp nhận chủ nghĩa xã hội ở một nước nông nghiệp lạc hậu, đặc biệt là của người nông dân gia trưởng

 “Bến quê”, “Hương và Phai” toát lên nhiệt tình phủ định cả cái quan niệm xem con người là trò chơi nghiệt ngã trong bàn tay của số phận, hoàn cảnh, lẫn quan niệm về sức mạnh toàn năng, bất khả chiến thắng của con người

NMC không chấp nhận những quan niệm sơ lược, giản đơn về con người và cuộc đời Sự phát triển của tính cách, tình tiết và cốt truyện trong hàng loạt tác phẩm, ví

như “Bức tranh”, “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, “Dấu vết nghề nghiệp”,

“Bến quê” đều có khuynh hướng trượt ra ngoài những mô hình, khuôn mẫu có sẵn

trong mấy mươi năm văn học của chúng ta Trên cơ sở “đối chứng” với những khuôn mẫu ấy, NMC đã mang đến cho người đọc một hệ thống quan niệm mới mẻ về con người và cuộc đời mà nền tảng của nó là chiều sâu của một triết học nhân bản

2) Nhân vật mang tính cá nhân:

- Thay vì những câu chuyện về chiến tranh, về súng đạn, NMC hôm nay thả bút

theo tình đời NMC đã nhanh chóng chuyển từ thế giới của cộng đồng, dân tộc

và lịch sử sang những câu chuyện về đời tư và số phận của mỗi cá nhân con người Cá nhân con người chẳng những là đối tượng, chất liệu nhận thức nghệ thuật mà còn là điểm xuất phát, là chuẩn mực để nhà văn soi ngắm và định giá thế giới

- NMC đã đi sâu hơn vào việc miêu tả, diễn tả tâm trạng, nội tâm của các nhân

vật, từ cách họ hành xử, những suy nghĩ đời thường đến những sự dằn vặt lương tâm, cắn rứt, nét đẹp đơn sơ ẩn sâu bên trong những nhân vật đó

- Tự đáy sâu tấm lòng đôn hậu của nhà văn, luôn luôn cháy lên một niềm tin thiết

tha vào con người và sức mạnh bất diệt của những giá trị nhân bản Ông nói:

“Mỗi con người đều chứa đựng trong lòng những nét đẹp đẽ, kì diệu đến nỗi cả một đời người cũng chưa đủ nhận thức, khám phá tất cả những cái đó” Cho nên, với Nguyễn Minh Châu, sáng tác nghệ thuật cũng có nghĩa là đi “tìm cái hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” Ngay cả khi mô tả cái ác,

Trang 3

trực tiếp chống lại cái ác xã hội, tác phẩm của ông vẫn cứ là sự khơi gợi, thức tỉnh lương tri

KẾT LUẬN

Mỗi nghệ sĩ có thể đến với văn chương và cuộc đời bằng con đường riêng của mình Nhưng Nguyễn Minh Châu đã để lại cho chúng ta bài học có ý nghĩa chung nhất: tư duy nghệ thuật dù có đổi mới đến đâu đi chăng nữa thì cũng không thể vượt ra ngoài các quy luật của chân – thiện – mĩ, quy luật nhân bản Nhà văn chân chính có sứ mệnh khơi nguồn cho dòng sông văn học đổ ra đại dương nhân bản mênh mông

Ngày đăng: 19/01/2019, 11:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w