1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP TRUYỆN CỔ TÍCH THÔNG QUA HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT CHÍNH – NGƯỜI MỒ CÔI TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH: TẤM CÁM, CÂY KHẾ VÀ THẠCH SANH

24 4,6K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc điểm thi pháp truyện cổ tích thông qua hình tượng nhân vật chính - người mồ côi trong truyện cổ tích: Tấm Cám, Cây Khế và Thạch Sanh
Tác giả Phạm Quang Tài
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Văn học
Thể loại Tiểu luận cuối kì
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Tìm hiểu truyện cổ dân gian qua một phương diện đặc trưng – thế giới nhân vật, là cách cho em tìm hiểu sâu hơn, kĩ hơn các phương diện khác của tiểu loại; rộng hơn là thể loại, từ đó nân

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

-PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

2 Mục đích nghiên cứu

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG

I TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH

1 Khái niệm và phân loại truyện cổ tích

1.1 khái niệm truyện cổ tích

1.2 phân loại truyện cổ tích

2 Hệ thống nhân vật trong truyện cổ tích

2.1 nhân vật văn học

2.2 thế giới nhân vật trong truyện cổ tích

2.3 kiểu nhân vật trong truyện cổ tích

II HÌNH TƯƠNG NHÂN VẬT CHÍNH – NGƯỜI MỒ CÔI TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH: TẤM CÁM, CÂY KHẾ VÀ THẠCH SANH.

1 Ngôn ngữ và hành động của tuyến nhân vật người mồ côi trong truyện cổ tích I.1 Ngôn ngữ

I.2 Xuất thân

I.3 Hành động

I.4 Kết thúc truyện

I.5 Không gian, thời gian

2.Mâu thuẫn giữa nhân vật người mồ côi, bất hạnh đối với các nhân vật khác trong truyện cổ tích.

3 Công thức chung xây dựng nhân vật chính – người mồ côi, bất hạnh trong truyện cổ tích

PHẦN KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

******

1 Lý do chọn đề tài

Văn học dân gian giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc

Đó là một trong những kho tàng lưu giữ những điều tinh túy nhất mà ông cha ta

để lại Trong đó kho tàng văn học dân gian các dân tộc, truyện cổ tích là một trongnhững thể loại quan trọng trong các thể loại tự sự dân gian Thể loại này sinh ra

và phát triển trên cơ sở cuộc sống muôn hình muôn vẻ của các dân tộc và là một trong những tấm gương trung thành nhất phản ánh cuộc sống đó Bên cạnh đó nócòn là một thể loại hấp dẫn, mở ra trước mắt người đọc một thế giới kì bí và nhiều điều bí ẩn Truyện cổ tích có sức hấp dẫn mạnh mẽ và được lưu truyền rộngrãi từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến miền xuôi, nó thu hút tất cả các đối tượng trong xã hội từ trẻ con đến người lớn, từ người mù chữ đến các học

giả Truyện cổ tích được xem là: “ Công trình đan dệt bằng nghệ thuật ngôn từ

( ) những sợi tơ muôn màu của nó lan tỏa khắp bốn phương trời, phủ lên trí đất một tấm thảm ngôn ngữ đẹp lạ lùng" (Nguyễn Đổng Chi, 2000).

Xuất phát từ lòng yêu thích, sự say mê khám phá, tiếp cận thế giới truyện

cổ tích Em đã lựa chọn thể loại truyện này để, tìm hiểu, viết tiểu luận

Có thể nói, đến với truyện cổ tích con người tìm thấy ở đó tình yêu khao khát vươn tới cuộc sống hạnh phúc với biết bao điều kì lạ mà thực tại không có Không một bộ phận truyện dân gian nào có số lượng và thành phần đông đảo, đa dạng và phức tạp như truyện cổ tích Nếu như những vấn đề của hiên thực đời sống, những xung đột mâu thuẫn trong gia đình và xã hội được phản ánh tập trung trong các hình tượng nhân vật chính diện hay phản diện, thì những khao

Trang 4

khát và lí tưởng xã hội, thẩm mỹ của nhân dân lại được thực hiện qua hình tượng nhân vật trung tâm của truyện cổ tích

Trong rất nhiều vấn đề về loại hình tự sự dân gian, vấn đề nhân vật luôn được xác định là vấn đề trọng tâm Với truyện cổ tích dân gian, nhân vật cũng có một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển cốt truyện Nếu truyện

cổ tích thần kì, được xây dựng theo xu hướng thần thánh hóa, tưởng tượng ra những khát vọng của con người thì truyện cổ tích dân gian lại gần gũi với hiện thực thông qua các hoạt động sinh hoạt thường ngày gần gũi với cuộc sống của nhân dân lao động Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề về nhân vật, em xác định cho mình hướng viết về kiểu nhân vật trong truyện cổ tích

Với sự phát triển của nền giáo dục nước nhà hiện tại, em thấy giảng dạy truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại là rất cần thiết Tìm hiểu truyện cổ dân gian qua một phương diện đặc trưng – thế giới nhân vật, là cách cho em tìm hiểu sâu hơn, kĩ hơn các phương diện khác của tiểu loại; rộng hơn là thể loại, từ đó nâng cao năng lực nghiên cứu cũng như giảng dạy truyện cổ tích nói riêng, văn học dân gian nói chung trong trường Đại học

Từ những lý do trên đây, kế thừa và tiếp thu các ý kiến có tính chất gợi mở của các nhà nghiên cứu về nhân vật trong truyện cổ tích dân gian, cùng với niềm say mê truyện cổ tích, em lựa chon đề tài: “đặc điểm thi pháp thể truyện cổ tích thông qua hình tương nhân vật chính – người mồ côi trong truyện cổ tích: “Tấm Cám”, “Cây Khế “ và “Thạch Sanh.”

2 Mục đích nghiên cứu

Chọn đề tài: Đặc điểm thi pháp thể truyện cổ tích thông qua hình tương nhân vật chính – người mồ côi trong truyện cổ tích: “Tấm Cám”, “Cây Khế “ và

“Thạch Sanh” nhằm mục đích:

Trang 5

 Khai thác sâu hơn một phương diện đặc sắc của truyện cổ tích dân gian, đi đến những đánh giá có cơ sở khoa học về sự hiện diện của thế giới nhân vật

đa dạng trong truyện cổ tích nói chung và tuyến nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích nói riêng

 Thấy được đặc điểm thi pháp truyện cổ tích thông qua các truyện đã lựa chọn

 Tích lũy kiến thức chuyên ngành, nâng cao năng lực nghiên cứu và học tập văn học ở trường Đại học

3 Phạm vi đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm thi pháp thể truyện cổ tích thông qua hình tương nhân vật chính – người mồ côi trong truyện cổ tích: tấm cám, cây khế và thạch sanh là đối tượng nghiên cứu chính của em trong bài tiểu luận này

Phạm vi tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu là thông qua ba truyện: Tấm Cám, Cây Khế và Thạch Sanh phạm vi nội dung của đề tài được giới hạn trong việc nhận diện và phân tích đặc điểm của kiểu nhân vật chính - người mồ côi trong truyện cổ tích

4 Phương pháp nghiên cứu

Khi nghiên cứu về, Đặc điểm thi pháp thể truyện cổ tích thông qua hình tương nhân vật chính – người mồ côi trong truyện cổ tích: “Tấm Cám”, “Cây Khế”

và “Thạch Sanh” em kết hợp những phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê: sử dụng chủ yếu việc khảo cứu, thống kê, phân loại nhân vật trong truyện cổ tích

- Phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong quá trình tìm hiểu đặc điểm, chức năng, vai trò của kiểu nhân vật trong truyện cổ tích có nhân vật chính là người mồ côi

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG

*****

I TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CỔ

TÍCH.

1 Khái niệm, phân loại truyện cổ tích

1.1 Khái niệm truyện cổ tích

Theo Nhikiphorop- nhà nghiên cứu Folklore người Nga, trong bài viết có

nhan đề “Truyện cổ tích, sự lưu hành truyện cổ tích và nhứng người kể chuyện cổ

tích” trong văn hóa dân gian mấy vẫn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại

của Chu Xuân Diên đưa ra định nghĩa ngắn gọn như sau: “Truyện cổ tích là những

truyện kể truyền miệng, lưu hành trong nhân dân, có mục đích giải trí cho người nghe, nội dung kể lại những sựu kiện khác thường (những sự kiện thường tưởng tượng có tính chất thần kì hoặc thế sự) và mang những nét đặc trưng về hình thức cấu tạo và phong cách thể hiện”.

Trong nghiên cứu văn học dân gian có nhiều định nghĩa về truyện cổ tích Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi, ông nhận xét: “Khi nói đến truyện

cổ tích hay truyện đời xưa chúng ta đề có sẵn quan niệm cho rằng đó là một danh

từ chung bao gồm hết thảy mọi chuyện do quần chúng vô danh sang tác và lưu truyền qua các thời đại Trong đó, có truyện đượm tính chất hoang đường, có truyện gần với sự thật, có truyện ngụ một ý nghĩa sâu xa, có truyện không quan tâm đến đạo đức triết lí, có truyện mang tính nghệ thuật cao, có truyện hãy còn mộc mạc chưa được gia công tô điểm, có truyện nghiêm trang, có truyện buồn cười, có truyện dài, có truyện ngắn, có truyện hãy từ ngàn xưa để lại Có truyện mới đặt gần đây, v.v khái niệm truyện cổ tích như vậy rất rộng và phức tạp… Cũng vì thế, xác định đặc trưng của từng loại truyện cổ khác nhau để đi đến phân

Trang 7

loại truyện cổ, vẫn là một công việc hứng thú và luôn luôn có ý nghĩa đối với nhiềunhà nghiên cứu và sưu tầm văn học dân gian từ trước tới nay Tuy nhiên, cho đến lúc này công việc đó vẫn chưa hoàn thành, và chưa có một kiến giải nào khả dĩ gọi

là thỏa đáng.”(Nguyễn Đổng Chi, 2000)

Trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam do Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn, NXB Giáo dục (2008) cho rằng: “truyện cổ tích xuất hiện phần lớn khi công xã thị tộc tan rã và được thay thế bằng gia đình riêng

lẻ, khi xã hội có phân chia giai cấp Truyện cổ tích chủ yếu phản ánh cuộc đấu tranh xã hội, nội dung chính của lịch sử khi ấy Truyện cổ tích có thể đặt ra những vấn đề liên quan đến cuộc đấu tranh giữa người với thiên nhiên, nhưng trước hết

nó chủ yếu phản ánh những mâu thuẫn giai cấp Những truyện Thạch Sanh, Tấm

Cám, Phượng hoàng và cây khế, Người họ Liêu và Diêm Vương, Cái cân thủy ngân… là những thí dụ tiêu biểu.”(Đinh Gia Khánh, 2008)

Giáo trình Văn học dân gian, Hoàng Tiến Tựu đã định nghĩa truyện cổ tích

như sau: “Truyện cổ tích là một loại truyện kể dân gian ra đời từ thời kì cổ đại, gắn liền với quá trình phân hóa giai cấp trong xã hội; nó hướng vào những vấn đề

cơ bản những hiện tượng có tính phổ biến trong đời sống nhân dân, đặc biệt là những xung đột mang tính chất riêng tư giữa người với người trong phạm vi gia đình và xã hội Nó dùng một thứ tưởng tượng và hư cấu riêng “có thể gọi là tưởngtượng và hư cấu cổ tích”, kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù để phản ánh đời sống và mơ ước của nhân dân đáp ứng nhu cầu hiện thực, thẩm mĩ giáo dục và giải trí của nhân dân trong những thời kì lịch sử khác nhau của xã hội có giai cấp (ở nước ta chủ yếu là xã hội phong kiến)”

Trang 8

Các khái niệm tuy có sự khác nhau về cách diễn đạt nhưng bản chất mà các tác giả đưa ra đều có những điểm giống nhau Tăng Kim Ngân đã khái quát hang loạt định nghĩa về truyện cổ tích như sau:

“Truyện cổ tích nảy sinh từ trong xã hội nguyên thủy do đó có nhứng yếu tốphản ánh quan niệm thần thoại của nhân dân về các hiện tượng tự nhiên xã hội

và có ý nghĩa ma thuật Chủ đề chủ yếu của nó là chủ đề xã hội, phản ánh nhận thức của nhân dân về những xung đột đặc trưng cho các thời kì lịch sử khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp

Truyện cổ tích biểu hiện cách nhìn nhận của nhân dân đối với thực tại, đồngthời nói lên những quan điểm về công lí xã hội và ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn cuộc sống hiện tại

Truyện cổ tích là những sản phẩm của trí tưởng tượng thần kì tạo nên đặc trưng nổi bật rong phương pháp phản ánh hiện thực và ước mơ.”(Trịnh Thị Thu

Hà, 2015)

1.2 Phân loại truyện cổ tích

Trong cuốn Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi, ông

chia truyện cổ tích làm 3 loại chính

“Truyện cổ tích bao gồm nhiều thứ: truyện nói về người, truyện nói về vật,

về ma quỷ, về tiên phật, cả những truyện về Thần Thánh nữa Nhưng không nên dựa vào đấy mà phân loại Thực ra đối với cổ tích và ngay cả đối với truyện cổ dângian nói chung, bất kì một sự phân loại nào cũng chỉ có ý nghĩa chính xác tương đối Nếu cần phải chia, thì theo ý chúng tôi nên chia làm 3 loại sau:

- Truyện cổ tích thần kì

- Truyện cổ tích thế sự

Trang 9

xã hội và là chủ thể nhận thức của tác giả đưa đến cho người đọc những cảm nhận nhận thức lý tính và mang tính hình tượng cao Trong bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng đi với nó ít nhất một nhân vật để tác giả gửi gắm bức thông điệp mang tính xã hội vào trong cuộc sống để mỗi người có những điều chỉnh về nhận thức của mỗi cá thể trong cộng đồng Ở đây, nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngôn từ Vì vậy, nhân vật văn học đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật,

nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người có thật Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người, ý nghĩa của nhân vật chỉ có được trong hệ thống một tác phẩm cụ thể Gắn với sáng tác ngôn ngữ của những thời đại khác nhau, nhân vật văn học in dấu những xu hướng tiến hóa của tư duy nghệ thuật Thực tiễn sáng tác đã nêu lên nhiều kiểu nhân vật văn học, dựa vào vai trò của từng nhân vật mà người ta chia ra thành nhiều kiểu nhân vật khác nhau như: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện… Như vậy, các nhà nghiên cứu lí luận văn học bằng cách này hay cách khác khi định nghĩa về nhân vật văn học vẫn căn bản gặp nhau ở những nội dung sau:

Trang 10

Thứ nhất, đó là đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng phương tiện văn học.

Thứ hai, đó là những con người hoặc những con vật, đồ vật, sự vật, hiện tượng mang linh hồn con người, đó là hình ẩn dụ về con người

Thứ ba, đó là đối tượng mang tính ước lệ và có cách điệu so với đời sống hiện thực bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của con người nghệ sĩ tài năng

2.2 Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích

Thế giới nhân vật là một tổng thể những hệ thống nhân vật được xây dựng theo quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả Thế giới ấy cũng mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn có tổ chức và sự sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nghệ sĩ Nằm trong thế giới nghệ thuật, thế giới nhân vật cũng là sản phẩm tinh thần, là kết quả của trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn và chỉ xuất hiện trong các tác phẩm văn học, trong sáng tác nghệ thuật Thế giới nhân vật là cảm nhận một cách trọn vẹn, toàn diện

và sâu sắc của chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối quan hệ, môi trường hoạt động của họ, ý nghĩa tư tưởng, tình cảm của họ trong cách đối nhân xử thế trong giao lưu với xã hội, với gia đình

Trong thế giới cổ tích, nhân vật hết sức phong phú và đa dạng, nó góp phầnlàm cho câu chuyện thêm sinh động và là cầu nối đi tới tâm hồn của các em Nhânvật xuất hiện trong cổ tích bao giờ cũng nêu lên những mâu thuẫn trong quan hệ

xã hội, quan hệ gia đình

2.3 Kiểu nhân vật trong truyện cổ tích – nhân vật mồ côi bất hạnh

Nhân vật trong truyện cổ tích đa dạng, phức tạp và mang tính hiện thực rõ

nét hơn trong nhân vật thần thoại, truyền thuyết Nếu thần thoại là “nghệ thuật

Trang 11

vô ý thức” thì truyện cổ tích là “nghệ thuật đích thực” Kiểu nhân vật bất hạnh

trong truyện cổ tích thường có hai loại: Một loại kết thúc có hậu; loại khác kết thúc không có hậu

Ở kiểu kết thúc có hậu, có nhiều môtíp khác nhau:

Kiểu nhân vật người em út (Cây khế)

Kiểu nhân vật người con riêng (Mụ dì ghẻ độc ác)

Kiểu nhân vật người mồ côi (Nàng tiên ốc)

Kiểu nhân vật người đi ở (Cây tre trăm đốt)

Các kiểu nhân vật bất hạnh thường được xây dựng theo những khuôn khổ định sẵn Họ có những hành động, tính cách, số phận tương đối giống nhau Trong

đó, có hai nhóm nhân vật: Một nhóm được xây dựng như nhân vật chức năng,

nhân vật thuyết minh cho đạo đức (Tấm cám); một nhóm khác gần với đời

thường hơn (Trương chi, Hòn vọng phu).

Về nhóm nhân vật chức năng, nhân vật thuyết minh cho đạo đức có những đặc điểm về: hành động, tính cách, số phận.

II HÌNH TƯƠNG NHÂN VẬT CHÍNH – NGƯỜI MỒ CÔI TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH: TẤM CÁM, CÂY KHẾ VÀ THẠCH SANH.

1 Ngôn ngữ và hành động của tuyến nhân vật người mồ côi trong truyện cổ tích.

1.1 Ngôn ngữ

Ngôn ngữ là yếu tố không thể thiếu của truyện cổ tích Toàn bộ cốt truyện, nhân vật, hình tượng của truyện đều được dệt qua ngôn ngữ Ngôn ngữ ở đây hếtsức linh hoạt, tùy theo người kể Ngôn ngữ là một trong những biện pháp cơ bản của tác phẩm tự sự Qua ngôn ngữ, nhân vật dần dần được hiện lên một cách đầy

đủ sinh động từ ngoại hình đến hành động, tính cách Điều đặc biệt, khi đi vào xây

Trang 12

dựng từng kiểu nhân vật khác nhau, các tác giả sử dụng ngôn ngữ để làm bật phẩm chất, tính cách của họ.

Nếu như các hình thức vần vè trong ngôn ngữ đời sống từng đi vào cổ tích, giúp cổ tích sớm chắt lọc được những câu nói có tính định hình, mang hơi hướng

cổ ngữ, chẳng hạn "Ăn một quả - Trả cục vàng - May túi ba gang - Mang đi mà đựng"(Nguyễn Đổng Chi, 2000) ,hoặc "Cót ca cót két - Lấy tranh chồng chị - Chị khoét mắt ra"; "Phơi áo chồng tao - Phơi lao phơi sào - Chớ phơi bờ rào - Rách áo chồng tao"(Nguyễn Đổng Chi, 2000) v.v Thậm chí có những câu thành ngữ, tục ngữ, vè, ví, ca dao, vốn có thể tồn tại ngoài đời trước rồi mới đi vào cổ tích sau, như ,"Bụng làm dạ chịu", "Của thiên trả địa", "Nợ tình chưa trả cho ai - Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan", "Con vợ khôn lấythằng chồng dại - Như bông hoa lài cắm bãi cứt trâu", "Cứu vật vật trả ân - Cứu nhân nhân trả oán" v.v thì nhất định cũng có không ít những hình thức vần vè, những thành ngữ, tục ngữ phải từ một truyện cổ tích cụ thể nào đấy mới đúc nên được rồi sau đó sẽ "trừu tượng" hóa dần lên và tách khỏi cổ tích, đi vào cuộc đời.Hơn nữa, từ truyện cổ tích còn đẻ ra cả một loạt hình dung từ mới, mang những sắc thái ngữ nghĩa rất ý

vị, được đời sống ngôn ngữ của nhân dân chấp nhận, như nói cuội, mưa ngâu, bù chì, con trời đánh v.v

Rõ ràng các hình thức giao tiếp phong phú, cụ thể trong sinh hoạt muôn vẻ của quần chúng, cũng như các sự tích "địa linh nhân kiệt" không bao giờ thiếu trên mọi vùng miền đất nước đã luôn luôn kích thích hoạt động sáng tạo truyện

cổ tích, và đến lượt nó, sự kết tinh nghệ thuật của cổ tích tới mức chắt lọc ra được những từ ngữ, mô-típ, nhân vật điển hình, có sức khái quát rộng rãi, không thể thay đổi, thì chúng lại thâm nhập vào cuộc sống, thấm vào từng mạch máu, thớ thịt của đời sống dân tộc ở mọi vùng miền Cuộc sống trở lại bắt chước cổ

Ngày đăng: 20/01/2019, 13:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Đổng Chi. (2000). Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
4. Đặc điểm thi pháp truyện cổ tíchhttp://dangcongctv.blogspot.com/2011/04/ac-iem-thi-phap-truyen-co-tich.html5. thế giới nhân vật trong truyện cổ tíchhttps://text.123doc.org/document/3074260-khoa-luan-tot-nghiep-the-gioi-nhan-vat-trong-truyen-co-tich-o-chuong-trinh-tieng-viet-tieu-hoc.htm Link
6. Truyện cổ tích Tấm Cám dưới cách nhìn của thi pháp học - Nguyễn Đình Minh http://vanhaiphong.com/vanhoc-nhatruong/481-truyn-c-tich-tm-cam-di-cach-nhin-ca-thi-phap-hc-nguyn-inh-minh.html Link
7.Kiểu truyện Thạch Sanh theo quan niệm tự sự học của V.Ia.Proophttps://text.123doc.org/document/3485662-kieu-truyen-thach-sanh-theo-quan-diem-tu-su-hoc-cua-v-ia-propp.htm Link
3. Trịnh Thị Thu Hà. (2015). Hệ thống những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kì của người Việt Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w