1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các tổ chức tín dụng là phi ngân hàng

44 746 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 94,44 KB

Nội dung

Trong Công ty tài chính, Hội đồng quản trị cóchức năng quản trị công ty theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy địnhkhác của pháp luật; Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra

Trang 2

Lời mở đầu

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế, bên cạnh các tổ chức ngân hàng thì còn có một

bộ phận không kém phần quan trọng trong việc tạo ra dòng tiền luân chuyển vốn từ ngườitiết kiệm – cho vay đến người chi tiêu – đi vay, đó là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng.Ngoài ra vai trò của các tổ chức tài chính phi ngân hàng còn được nâng cao trong quátrình sáng tạo và đổi mới trong hệ thống tài chính Hiện nay, các tổ chức tín dụng phingân hàng đang từng bước phát triển và nâng cao vai trò của mình trong nền kinh tế vàcạnh tranh trực tiếp với các tô chức tín dụng là ngân hàng Vậy các tổ chức tín dụng phingân hàng là gì? Hệ thống các tổ chức tín dụng là phi ngân hàng, đặc điểm và vai trò củacác tổ chức tín dụng này như thế nào???Để phần nào giúp chúng ta hiểu thêm về các tổchức tín dụng là phi ngân hàng, từ hệ thống tổ chức đến đặc điểm từng loại công ty, đến

vai trò của chúng, nhóm chúng em thực hiện đề tài: Các tổ chức tín dụng là phi ngân

hàng.

Trang 3

Phần I) Khái quát chung về các tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

I) Khái niệm

Dưới sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính, bản thân các chủ thể của nó cũng

có những bước phát triển không ngừng Các hoạt động của hệ thống ngân hàng càng được

mở rộng về tiền gửi, cho vay, dịch vụ thanh toán, từ các hình thức mang tính chất ngắnhạn đến trung và dài hạn… Đồng thời chúng đã được chuyên môn hóa theo các lĩnh vựckhác nhau để đáp ứng nhu cầu thị trường

Tuy nhiên trước sự phát triển rất mạnh của thị trường tài chính, có những nơi, những lĩnhvực mà bản thân các ngân hàng không thể bao quát hết, vì thế đòi hỏi phải có những tổchức nhất định đảm nhận công việc này Đó là các tổ chức tài chính phi ngân hàng

Theo Khoản 4 điều 4 của Luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng thì: “Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của luật này trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung cấp các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng Tổ chức tín dụng là phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng là phi ngân hàng khác.”

II) Đặc điểm và vai trò

Các tổ chức tài chính phi ngân hàng có đặc điểm khác biệt với các ngân hàng ở chỗ:Chúng không nhận tiền gửi không kỳ hạn, chỉ được nhận tiền gửi có kỳ hạn nhất định,không được làm các dịch vụ thanh toán như các ngân hàng Do đó chúng không tham giaquá trình tạo tiền gửi và không bị điều hành chặt chẽ của Ngân hàng Trung ương như cácNgân hàng Thương mại Với đặc thù của mình, chúng đã đưa các khoản tiết kiệm nhỏ lẻvào phục vụ quá trình sản xuất và đời sống theo các hoạt động thế mạnh của mình như:chứng khoán, cho vay tiêu dùng, thế chấp đồng thời làm các dịch vụ như: môi giới, đạilý.Với những đặc thù của mình, các tổ chức tài chính phi ngân hàng có vai trò quan trọngtrong đời sống kinh tế - xã hội.Chúng góp phần làm đa dạng hóa các dịch vụ, tài chính

Trang 4

cho nền kinh tế, đem lại những lợi ích thiết thực: tạo cơ hội sinh lời cho các nguồn tiếtkiệm nhỏ lẻ thúc đẩy cạnh tranh và tiến bộ tài chính.

Các hoạt động của các tổ chức tài chính phi ngân hàng đem lại các hợp đồng bảo hiểm,các dịch vụ cung cấp thông tin… cho các khách hàng, giúp họ được bảo vệ tài chính vàphân tán rủi ro Đây là một khía cạnh đặc thù mà các tổ chức này đem lại

Các tổ chức tín dụng là phi ngân hàng sẽ kích thích và huy động được các nguồn vốn tiếtkiệm nhỏ lẻ, tạo ra những cơ hội đầu tư sinh lời cho cá nhân, thúc đẩy hơn nữa sự đầu tưcạnh trạnh và tiến bộ trowng thị trường tài chính Đồng thời các tổ chức tín dụng là phingân hàng sẽ đáp ứng được các nhu cầu trong việc bảo vệ và đầu tư tài chính

III) Phân loại

Nhìn chung các tổ chức tài chính phi ngân hàng chủ yếu gồm:

Các trung gian đầu tư: Đặc trưng của loại này là huy động vốn trung và dài hạn để đầu tư

vào một số lĩnh vực Các trung gian đầu tư bao gồm 2 loại hình cơ bản: Công ty tài chính

và các quỹ đầu tư

Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng: Thuộc loại hình này có các Công ty Bảo hiểm và các

quỹ trợ cấp Tại đây, tài sản nợ của tổ chức được hình thành từ các hợp đồng, bằng cáchnhận được các khoản nộp theo định kỳ và có trách nhiệm chi trả khi có sự kiện nảy sinh

Sự chênh lệch thời gian thu và chi tạo cơ hội cho các tổ chức này sử dụng vốn nhàn rỗi đểđầu tư

PHẦN II) CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG PHI NGÂN HÀNG

Trang 5

2 Phạm vi hoạt động

- Công ty tài chính được mở chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước, ngoài nước saukhi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản

- Công ty tài chính được thành lập công ty trực thuộc, có tư cách pháp nhân, hạch toán

độc lập để hoạt động dịch vụ tài chính, tiền tệ, môi giới, bảo hiểm, chứng khoán và tư vấn

theo quy định của pháp luật

3 Phân loại

Có 3 dạng công ty tài chính: công ty tài chính bán hàng, công ty tài chính tiêu dùng, công

ty tài chính doanh nghiệp

- Công ty tài chính bán hàng:

Các công ty tài chính này gián tiếp cấp tín dụng cho người tiêu dùng để mua các mónhàng từ một nhà bán lẻ hoặc từ một nhà sản xuất nào đó Tín dụng được cấp dưới hìnhthức: các doanh nghiệp bán hàng trả góp cho khách hàng theo hợp đồng mẫu do công tytài chính loại này cung cấp, sau đó hợp đồng được bán lại cho công ty tài chính Như vậy,khoản nợ của khách hàng với nhà sản xuất hoặc nahf bán lẻ đã chuyển thành khoản nợcủa khách hàng đối với công ty tài chính

- Công ty tài chính tiêu dùng:

Công ty tài chính tiêu dùng thực hiên các khoản cho vay cho khách hàng mua các loạihàng hóa cụ thể hay chi trả các khoản nợ nhỏ Các công ty tài chính loại này có thể do cácngân hàng thành lập nên hoạt động độc lập dưới hình thức các công ty cổ phần

- Công ty tài chính doanh nghiệp:

Công ty tài chính doanh nghiệp cung cấp các hình thức ứng dụng chuyên biệt cho cácdoanh nghiệp bằng cách thực hiện các khoản cho vay và tài khoản mua bán với chiếtkhấu Ngoài ra, công ty tài chính doanh nghiệp chuyên môn hóa vào cho thuê trang thiết

bị máy móc mà họ mua về và cho các doanh nghiệp vay trong một khoảng thời gian nàođó

4)Vốn của Công ty tài chính

Trang 6

Ngày 25 tháng 11 năm 2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Văn bản hợp nhất số07/VBHN-NHNN - Nghị định ban hành Danh mục mức vốn pháp định đối với các tổchức tín dụng thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

Đây là văn bản hợp nhất 2 nghị định về mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng: Nghịđịnh số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ ban hành Danh mụcmức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng và Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số141/2006/NĐ-CP của Chính phủ về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổchức tín dụng

Theo đó, mức vốn pháp định của:

- Ngân hàng thương mại, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương: 3000 tỷ đồng

- Ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách: 5000 tỷ đồng

- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD

- Công ty tài chính: 500 tỷ đồng

- Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng

- Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: 0,1 tỷ đồng

Công ty tài chính có vốn điều lệ do các thành viên công ty thỏa thuận với nhau, tuy nhiênmức vốn điều lệ của công ty phải cao hơn mức vốn pháp định là 500 tỷ đồng Như vậythì có sự khác nhau giữa mức vốn pháp định của ngân hàng và các tổ chức tín dụng Vốnpháp định đối với một ngân hàng áp dụng cho đến năm 2008 không thấp hơn 1.000 tỷđồng, tùy theo loại hình ngân hàng và áp dụng cho đến năm 2010 trở đi không thấp hơn3.000 tỷ đồng

5) Loại hình tổ chức hoạt động

Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ phân chia công ty tài chínhthành các loại: công ty tài chính nhà nước, công ty tài chính cổ phần, công ty tài chínhtrực thuộc các tổ chức tín dụng, công ty tài chính liên doanh và công ty tài chính 100%vốn nước ngoài Công ty Tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới cáchình thức sau:

1 Công ty Tài chính Nhà nước: là Công ty Tài chính do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập

và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh

Trang 7

2 Công ty Tài chính cổ phần: là Công ty Tài chính do các tổ chức và cá nhân cùng gópvốn theo quy định của pháp luật, được thành lập dưới hình thức Công ty cổ phần.

3 Công ty Tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng: là Công ty Tài chính do một tổ chức

tín dụng thành lập bằng vốn tự có của mình và làm chủ sở hữu theo quy định của pháp

luật, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân

4 Công ty Tài chính liên doanh: là Công ty Tài chính được thành lập bằng vốn góp giữabên Việt Nam gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam và bên nướcngoài gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài, trên cơ sở hợp đồng liên doanh

5 Công ty Tài chính 100% vốn nước ngoài: là Công ty Tài chính được thành lập bằngvốn của một hoặc của nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật ViệtNam

Tuy nhiên, cách phân chia này hiện không còn tương thích với Luật Doanh nghiệp hiệnhành ở Việt Nam Hiện nay, trong ba loại hình sau: công ty tài chính TNHH một thànhviên; công ty tài chính TNHH hai thành viên trở lên và công ty tài chính cổ phần

6 Thời hạn hoạt động

Thời hạn hoạt động của công ty tài chính tối đa là 50 năm Trường hợp cần gia hạn thờihạn hoạt động, phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận, nhưng mỗi lần giahạn không quá 50 năm Trong khi đó, thời hạn hoạt động của các ngân hàng không bịpháp luật khống chế

7.Cơ hội cạnh tranh và lợi ích mang lại

Xét ở khía cạnh nào đó, các công ty tài chính sẽ chịu áp lực cạnh tranh ở mức độ thấp hơn

so với ngân hàng Theo cam kết WTO, chỉ có ngân hàng thương mại nước ngoài và công

ty tài chính nước ngoài mới được thành lập công ty tài chính liên doanh và công ty tàichính 100% vốn đầu tư nước ngoài Tổ chức tín dụng nước ngoài chỉ được thành lập công

ty tài chính liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài nhưng phải có tổng tài sản trên

10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn

Trong khi ngân hàng hoạt động rộng và huy động vốn chủ yếu từ công chúng thì công tytài chính huy động vốn chủ yếu từ nội bộ tập đoàn và nhóm công ty Vì thế, rủi ro xảy rađối với các công ty tài chính chủ yếu là do nội bộ tập đoàn hay nhóm công ty gánh chịu,

Trang 8

rất ít ảnh hưởng tới cộng đồng Khi các quan hệ kinh tế trong tập đoàn là minh bạch vàtuân thủ đúng pháp luật thì khả năng xảy ra rủi ro là không lớn.

Một trong những hạn chế của các công ty tài chính so với các tổ chức ngân hàng là khôngđược làm dịch vụ thanh toán và nhận tiền gửi dưới 1 năm Tuy vậy, các công ty tài chínhhiện nay đã khắc phục bằng việc phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới như dịch vụnhận ủy thác vốn, nhận ủy thác đầu tư bao thanh toán, thu xếp vốn, v.v cho cả ngắn hạn,trung và dài hạn Những dịch vụ này đã giúp công ty tài chính thực hiện được các dịch vụkhác tương tự như một ngân hàng thương mại

Như vậy, có thể thấy lợi ích của công ty tài chính mang lại cho các doanh nghiệp là rấtlớn Không phải ngẫu nhiên mà trên thế giới, các tập đoàn lớn thường có ít nhất một công

ty tài chính Công ty tài chính là công cụ để tập đoàn điều tiết vốn và sử dụng vốn mộtcách có hiệu quả và thuận lợi nhất Trong phạm vi nội bộ tập đoàn hoặc nhóm công ty cóquan hệ lợi ích gắn bó, công ty tài chính có thể dễ dàng huy động các nguồn vốn nhàn rỗi

từ các công ty thành viên để tập trung vốn đầu tư Với tính nội bộ cao trong hoạt độngnghiệp vụ công ty tài chính có thể kiểm soát rủi ro và tập trung vốn lớn cho các dự ánquan trọng trong nội bộ tập đoàn

8) Quản trị, điều hành và kiểm soát công ty tài chính

Theo Thông tư số 06 ăm 2002 hướng dẫn nghị định số 79 năm 2002 và Nghị định số 81năm 2008 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2002 thì cơ cấu tổ chức củacông ty tài chính gồm:

Công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép có Hội đồng quản trị, Bankiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc) Trong Công ty tài chính, Hội đồng quản trị cóchức năng quản trị công ty theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy địnhkhác của pháp luật; Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của công ty,giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán và hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm toánnội bộ của công ty; Tổng giám đốc (Giám đốc) chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị

Trang 9

điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với quy định của LuậtCác tổ chức tín dụng và các quy định khác cuả pháp luật.

Đối với Công ty tài chính trực thuộc tổ chức tín dụng, việc quản trị, kiểm soát công ty doHội đồng quản trị và Ban kiểm soát của Tổ chức tín dụng quyết định

Việc bầu hoặc bãi miễn, bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm Chủ tịch và các thành viên khác trongHội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác trong Ban kiểm soát, Tổng giámđốc (Giám đốc) của Công ty tài chính được thực hiện theo quy định của pháp luật vàhướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước

Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viênkhác trong Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của Công ty tài chính phải đượcThống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y

Trong thời gian Tổng Giám đốc (Giám đốc) chưa được Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcchuẩn y, Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểmsoát và các thành viên trong Ban kiểm soát hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật(trước cổ đông đối với Công ty tài chính cổ phần) về mọi hoạt động của Công ty tài chính Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Tổnggiám đốc (Giám đốc) Công ty tài chính do Ngân hàng Nhà nước quy định

(*) Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị có số thành viên tối thiểu là 3 người và không vượt quá 11 người Sốlượng thành viên Hội đồng quản trị do các bên góp vốn hoặc do Đại hội cổ đông quyếtđịnh và được quy định trong điều lệ

Đối với Hội đồng quản trị của Công ty tài chính thuộc Tổng công ty Nhà nước và Công tytài chính trực thuộc Tổ chức tín dụng (nếu có), số thành viên Hội đồng quản trị từ 3 đến 5người tuỳ theo quy mô phát triển của Công ty tài chính

Thành viên Hội đồng quản trị là những người có uy tín, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết

về hoạt động ngân hàng- tài chính, không thuộc các đối tượng quy định tại điều 40 LuậtCác tổ chức tín dụng và phải theo đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước

Chủ tịch và các thành viên trong Hội đồng quản trị không được uỷ quyền cho nhữngngười không phải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn củamình Chủ tịch Hội đồng quản trị không được tham gia Hội đồng quản trị hoặc tham gia

Trang 10

điều hành tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty trực thuộc củaCông ty tài chính.

Chủ tịch Hội đồng quản trị không được đồng thời là Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc PhóTổng giám đốc (Phó Giám đốc) Công ty tài chính

Nhiệm kỳ thành viên Hội đồng quản trị từ 2 đến 5 năm Chủ tịch Hội đồng quản trị, cácthành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại

(*) Ban Kiểm soát:

24.1 Ban kiểm soát có số thành viên tối thiểu là 3 người, trong đó có 1 người là Trưởngban và ít nhất phải có 1 người là thành viên chuyên trách hoặc không được kiêm nhiệmcông việc điều hành hoạt động của Công ty tài chính Số lượng thành viên Ban kiểm soátđược quy định tại Điều lệ của Công ty tài chính

24.2 Thành viên Ban kiểm soát phải là những người có bằng đại học về tài chính ngânhàng trở lên và có đạo đức nghề nghiệp, không thuộc các đối tượng quy định tại điều 40Luật Các tổ chức tín dụng và phải theo đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước

(*) Tổng giám đốc (Giám đốc):

Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) phải là người khôngthuộc các đối tượng quy định tại điều 40 Luật Các tổ chức tín dụng, có trình độ từ đại họctrở lên về chuyên ngành kinh tế, ngân hàng- tài chính, ít nhất có 5 năm kinh nghiệm làmviệc trong lĩnh vực ngân hàng- tài chính, có năng lực điều hành Công ty tài chính theoquy định của Ngân hàng Nhà nước và phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đươngnhiệm

b) Cơ cấu tổ chức của Công ty tài chính:

Việc mở, chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện và thành lập công ty trựcthuộc của Công ty tài chính được thực hiện theo quy định tại Điều 14, 15 Nghị định số79/2002/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước

Bộ máy giúp việc tại trụ sở chính, chi nhánh của Công ty tài chính bao gồm: văn phòng,các phòng (ban) chuyên môn, nghiệp vụ và các phòng giao dịch

c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, mua lại và giải thể:

Việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, mua lại, giải thể Công ty tài chính phải được Ngânhàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản

9 Hoạt động của công ty tài chính

Trang 11

* Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính (Điều 108 Luật các tổ chức tín dụng)

- Nhận tiền gửi của tổ chức

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của các tổchức

- Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy địnhcủa pháp luật; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định củaLuật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- Cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng;

- Bảo lãnh ngân hàng;

- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác;

- Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụngkhác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận

* Mở tài khoản của công ty tài chính (Điều 109 Luật các tổ chức tín dụng)

- Công ty tài chính có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước

và duy trì trên tài khoản tiền gửi này số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắtbuộc

- Công ty tài chính được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánhngân hàng nước ngoài

- Công ty tài chính được phép thực hiện hoạt động phát hành thẻ tín dụng được mở tàikhoản tại ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối

- Công ty tài chính được mở tài khoản tiền gửi, tài khoản quản lý tiền vay cho kháchhàng

* Góp vốn, mua cổ phần của công ty tài chính (Điều 110 Luật các tổ chức tín dụng)

- Công ty tài chính chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần theoquy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này

- Công ty tài chính được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, quỹ đầu tư

- Công ty tài chính chỉ được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt độngtrong các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, quản lý tài sản bảo đảm sau khi được Ngânhàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản

- Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận việcthành lập công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính quy định tại khoản 3 Điềunày

Trang 12

Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập công ty con, công ty liên kết của công ty tài chínhthực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

* Các hoạt động kinh doanh khác của công ty tài chính (Điều 111 Luật các tổ chức

tín dụng)

- Tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động đầu

tư vào các dự án sản xuất, kinh doanh, cấp tín dụng được phép; ủy thác vốn cho tổ chứctín dụng thực hiện cấp tín dụng Việc tiếp nhận vốn ủy thác của cá nhân và ủy thác vốncho các tổ chức tín dụng cấp tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

- Tham gia thị trường tiền tệ theo quy định tại Điều 104 của Luật này

- Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp

- Bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp; đại lý phát hành tráiphiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác

- Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

- Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm

- Cung ứng dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, đầu tư

- Cung ứng dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản của khách hàng

10) Tình hình và xu hướng phát triển của các công ty tài chính tại Việt Nam

Thứ nhất: Loại hình trung gian ín dung “công ty tài chính”đã có những chỗ đứng nhấtđịnh tại Việt Nam, minh chứng là số lượng các công ty tài chính được cấp phép hoạt độngkhông ngừng gia tăng ở Việt Nam

Thứ hai:Đa số các công ty tài chính còn chịu sự chi phối nhiều từ các tập đoàn, tổng công

ty hoặc các công ty mẹ, điều này càng nhấn mạnh chức năng bơm vốn cho các dự án củatập đoàn hay tổng công ty Do đó, đối tượng khách hàng được tiếp cận với các sản phẩmhàng hóa, dịch vụ tài chính của chính công ty tài chính cũng bị hạn chế

Thứ ba: Tốc độ phát triển của các công ty tài chính còn chậm và chưa khai thác được hếttiềm năng trên thị trường Việt Nam Tuy nhiên các công ty tài chính mới hoặc đã chuẩn bịhình thành có sự quan tâm nhất định hơn đến việc chuyên môn hóa lĩnh vực kinh doanhcủa mình

Hiện nay thì số lượng các công ty tài chính có sự gia tang đáng kể vì các lí do sạu đây:Thứ nhất, do nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh chóng và ổn định Việc hộinhập với nền kinh tế thế giới và khu vực của Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng kê,khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước tìm kiếm lĩnh vực đầu tư hiệu quả,trong đó có mô hình hoạt động của công ty tài chính

Trang 13

Thứ hai, các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam được ban hành tương đối đầy đủ,tạo hành lang pháp lí an toàn và hiệu quả cho các công ty tài chính hoạt động.

Thứ ba, so với việc thành lập một ngân hàng với số vốn quá cao như vậy thì công ty tàichính có số vốn chir trên 500 tỷ đồng ( thấp hơn so với ngân hàng ), và hơn nữa các công

ty tài chính hoạt động với tỉ lệ sinh lời cao và hệ số rủi ro thấp

Thứ tư: các chỉ số kinh tế, xã hội hiện nay cho thấy, người dân Việt Nam có thu nhập bìnhquân đầu người tang, mức tiết kiệm cao hơn, nhu cầu và xu hướng tiêu dùng ngày càngcao Vì vậy, các công ty tài chính càng có khả năng huy động vốn tiết kiệm nhỏ lẻ vàchuyên môn hóa cao hơn trong lĩnh vực tiêu dùng

Thứ năm: Hội nhập kinh tế sâu rộng sẽ càng ngày càng có nhiều Công ty tài chính nướcngaoif hoạt động tại Việt Nam Với tiềm lực tài chính lớn cùng với kinh nghiệm trongkinh doanh thì các Công ty này sẽ góp phần thúc đẩy các công ty tài chính Viêt Nam pháttriển hơn

II) Công ty bảo hiểm

2 Các loại hình bảo hiểm

- Căn cứ theo đối tượng bảo hiểm:

+ Bảo hiểm tài sản: là loại hình bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là giá trị tài sản Các

nghiệp vụ bảo hiểm tài sản phổ biến hiện nay: bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu; bảohiểm thân tàu, thuyền, ô tô ; bảo hiểm cháy…

Trang 14

+ Bảo hiểm con người: là bảo hiểm toàn bộ thân thể của người được bảo hiểm Đối tượng

bảo hiểm là đời sống sức khỏe, tính mạng, khả năng lao động của con người Các nghiệp

vụ bảo hiểm con người phổ biến hiện nay: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tại nạn chếtngười và mất khả năng lao động, bảo hiểm tai nạn các nhân bất ngờ, bảo hiểm trẻ em, bảohiểm hành khách…

+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: là hình thức bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là trách

nhiệm dân sự Các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự phổ biến hiện nay: bảo hiểmtrách nhiệm dân sự chủ tàu, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, bảo hiểm tráchnhiệm dân sự chủ doanh nghiệp…

- Căn cứ theo phương thức hoạt động:

+ Bảo hiểm tự nguyện: là bảo hiểm theo ý muốn của người tham gia bảo hiểm được thực

hiện trên cơ sở hợp đồng ký kết tự nguyện giữa người tham gia bảo hiểm với công ty bảohiểm Người tham gia bảo hiểm có quyền lựa chọn loại hinh bảo hiểm, lựa chọn nhà bảohiểm hoặc không tham gia bảo hiểm Nguyên tắc tham gia bảo hiểm tự nguyện là mỗi thểnhân hay pháp nhân muốn tham gia loại hình hoạt động nào thì mua phí bảo hiểm củahoạt động đó Bảo hiểm tự nguyện có hiệu lực trong phạm vi và thời gian theo hợp đồngbảo hiểm đã ký kết, sau khi đã đóng phí bảo hiểm

+ Bảo hiểm bắt buộc: là loại bảo hiểm do pháp luật quy định tổ chức, cá nhân phải tham

gia bảo hiểm, điều kiện, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà bên mua bảohiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện

Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợiích công cộng và an toàn xã hội như bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, bảohiểm trách nhiệm nghề nghiệp của tổ chức luật sư, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệpcủa doanh nghiệp môi giới bảo hiểm…

Trang 15

3 Vốn của công ty bảo hiểm

Theo Điều 4 Nghị định 46/2007/NĐ-CP thì mức vốn pháp định của doanh nghiệpbảo hiểm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ là 300 tỉ đồng, của doanh nghiệp bảo hiểmkinh doanh bảo hiểm nhân thọ là 600 tỉ đồng

Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm là số vốn do các thành viên, cổ đông góphoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ doanh nghiệp bảohiểm Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì mức vốn điều

lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định và phải được bổ sung tương xứng với nộidung, phạm vi và địa bàn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bộ Tài chính quy định

cụ thể mức vốn điều lệ bổ sung

4 Các sản phẩm của công ty bảo hiểm

Căn cứ theo điều 7 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và Nghị định 45/2007/NĐ-CP thìcác sản phẩm của công ty bảo hiểm bao gồm:

- Bảo hiểm nhân thọ bao gồm: bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm tử kỳ, bảo

hiểm hỗn hợp, bảo hiểm trả tiền định kỳ, bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí

- Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm: bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; bảo hiểm hàng

hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàngkhông; bảo hiểm hàng không; bảo hiểm xe cơ giới; bảo hiểm cháy, nổ; bảo hiểm thân tàu

và trách nhiệm dân sự của chủ tàu; bảo hiểm trách nhiệm; bảo hiểm tín dụng và rủi ro tàichính; bảo hiểm thiệt hại kinh doanh; bảo hiểm nông nghiệp

- Bảo hiểm sức khỏe bao gồm: bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm y tế, bảo hiểm chăm

sóc sức khỏe

5 Cơ cấu tổ chức quản lý

*Công ty bảo hiểm được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần có cơ cấu tổ chức

quản lý bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc(Giám đốc) Ví dụ: Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI), công ty Cổphần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC), công ty Cổ phần Bảo hiểm

Trang 16

PETROLIMEX (PJICO), Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI), công ty Cổphần bảo hiểm SHB

- Đại hội đồng cổ đông:

Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đồng có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định coanhất của công ty bảo hiểm là công ty cổ phần.Đại hội đồng cổ đông họp thường niêntrong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính Đại hội đồng cổ đông họp bấtthường theo quyết định triệu tập họp của hội đồng quản trị

Nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông: thông qua định hướng phát triển; sửađổi, bổ sung điều lệ; phê chuẩn quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng quản trị,ban kiểm soát; quyết định số lượng thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát từngnhiệm kì

- Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị có toàn quyền nhân danh công ty bảo hiểm để quyếtđịnh, thực hiện các quyền, nghĩa vụ của tổ chức tín dụng, trừ những vấn đề thuộc thẩmquyền của đại hội đồng cổ đông

Số lượng thành viên: không ít hơn 05 thành viên và không quá 11 thành viên, trong đó có

ít nhất 01 thành viên độc lập Hội đồng quản trị phải có ít nhất ½ tổng số thành viên làthành viên độc lập và thành viên không phải là người điều hành công ty bảo hiểm

Nhiệm kỳ: không quá 05 năm

Nhiệm vụ, quyền hạn: quyền và nghĩa vụ của chủ tịch hội đồng quản trị; quyền và nghĩa

vụ của thành viên hội đồng quản trị được quy định tại các điều 63, 64, 65 Luật các tổ chứctín dụng năm 2010

- Ban kiểm soát:

Trang 17

Ban kiểm soát thực hiện kiểm toán nội bộ, kiểm soát , đánh giá việc chấp hành quy địnhcủa pháp luật, quy định nội bộ, điều lệ và nghị quyết, quyết định của đại hội đồng cổđông, hội đồng quản trị.

Số lượng thành viên: phải có ít nhất 03 thành viên, trong đó phải có ít nhất ½ tổng sốthành viên là thành viên chuyên trách, không đồng thời đảm nhiệm chức vụ, công việckhác tại công ty bảo hiểm hoặc doanh nghiệp khác

Nhiệm kỳ: không quá 05 năm

Nhiệmvụ, quyền hạn: được quy định tại các điều 45,46,47 Luật các tổ chức tín dụng 2010

-Tổng giám đốc(giám đốc): Hội đồng quản trị bổ nhiệm một trong số các thành viên của

mình làm tổng giám đốc (giám đốc) hoặc thuê tổng giám đốc (giám đốc) Tổng giám đốc(giám đốc) là người điều hành cao nhất của công ty bảo hiểm, chịu trách nhiệm trước Hộiđồng quản trị về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình

Quyền, nghĩa vụ của tổng giám đốc (giám đốc) được quy định tại điều 49 Luật các tổchức tín dụng 2010

*Công ty bảo hiểm được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có cơ

cấu tổ chức quản lý bao gồm: Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giámđốc) Ví dụ: Công ty TNHH Manulife Việt Nam, công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ,công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Generali Việt Nam

- Hội đồng thành viên:

Hội đồng thành viên là cơ quan quản trị có toàn quyền nhân danh công ty bảo hiểm đểquyết định, thực hiện các quyền, nghĩa vụ của tổ chức tín dụng, trừ những vấn đề thuộcthẩm quyền của chủ sở hữu Các quy định về hội đồng thành viên tương tự như hội đồngquản trị trong công ty bảo hiểm là công ty cổ phần

Trang 18

-Ban kiểm soát, tổng giám đốc (giám đốc) của công ty bảo hiểm được thành lập dưới hình

thức công ty TNHH được Luật các tổ chức tín dụng quy định chung cho các loại hình tổchức tín dụng là công ty

6 Thành lập công ty bảo hiểm

- Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động:

Căn cứ theo quy định tại Điều 63 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và Luật sửa đổi,

bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm, điều kiện để công ty bảo hiểm đượccấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:

+ Có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chínhphủ;

+ Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại điều 64 Luật kinhdoanh bảo hiểm năm 2000;

+ Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của Luật kinh doanh bảohiểm năm 2000 và các quy định khác của pháp luật;

+ Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ về bảohiểm

+ Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm phải có đủ nănglực tài chính và có bằng chứng để chứng minh nguồn tài chính hợp pháp khi tham gia gópvốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm

Ngoài ra, theo quy định tại điều 6 Nghị định 45/2007/NĐ-CP thì điều kiện để doanh

nghiệp bảo hiểm được cấp giây phép thành lập và hoạt động là “không thuộc các đối tượng bị cấm theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp”.

- Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động:

Căn cứ Điều 64 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, thẩm quyền cấp giấy phép thành

Trang 19

“1 Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2 Việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển thị trường bảo hiểm, thị trường tài chính của Việt Nam.”

Ngoài ra, Nghị định 45/2007/NĐ-CPcũng quy định cụ thể về hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phépthành lập và hoạt động; Lệ phí cấp Giấy phép; Thủ tục sau khi doanh nghiệp bảo hiểmđược cấp phép thành lập và hoạt động tại các điều 7,8,9 Nghi định này

2.7 Chia tách, hợp nhất, sáp nhập, mua, bán doanh nghiệp, chuyển nhượng phần vốn góp

Điều 16 Nghị định 45/2007/NĐ-CP quy định về việc chia tách, hợp nhất, sáp nhập, mua,bán, chuyển nhượng vốn góp đối với doanh nghiệp bảo hiểm như sau:

“1 Việc chia tách, hợp nhất, sáp nhập, mua, bán doanh nghiệp, chuyển nhượng từ 10%

số vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải bảo đảm:

a) Hoạt động ổn định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; b) Không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm, người lao động và Nhà nước;

c) Tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan;

d) Có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính

2 Bộ Tài chính hướng dẫn việc chia tách, hợp nhất, sáp nhập, mua, bán doanh nghiệp, chuyển nhượng phần vốn góp trong doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.”

Trang 20

III) Công ty cho thuê tài chính

1 Định nghĩa

Công ty cho thuê tài chính là tổ chức tín dụng phi ngân hàng, là pháp nhân Việt Nam có

hoạt động chính là cho thuê tài chính theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng

Theo Nghị định 39/2014/NĐ-CP thì: Công ty cho thuê tài chính là công ty tài chính

chuyên ngành, hoạt động chính là cho thuê tài chính theo quy định tại nghị định này Dư

nợ cho thuê tài chính phải chiếm tối thiểu 70% tổng dư nợ cấp tín dụng (Khoản 5-Điều 3)

Cho thuê tài chính: là hoạt động cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho

thuê tài chính giữa bên cho thuê tài chính với bên thuê tài chín Bên cho thuê tài chínhcam kết mua tài sản cho thuê tài chính theo yêu cầu của bên thuê tài chính và nắm giữquyền sở hữu đối với tài sản cho thuê tài chính trong suốt thời hạn cho thuê Bên thuê tàichính sử dụng tài sản thuê tài chính và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê theoquy định trong hợp đồng cho thuê tài chính (Khoản 7 Điều 3 Nghị định 39/2014/NĐ-CP)

Trên thị trường Việt Nam hiện có 12 công ty cho thuê tài chính đang hoạt động,gồm 06 công ty trực thuộc các ngân hàng thương mại Nhà nước, 04 công ty có vốn đầu tưnước ngoài và 02 công ty thuộc ngân hàng thương mại cổ phần Một số công ty cho thuêtài chính tại Việt Nam: công ty cho thuê tài chính Quốc Tế Việt Nam (VILC), công ty chothuê tài chính Kexim Việt Nam (KVLC), công ty cho thuê tài chính ngân hàng CôngThương Việt Nam (ICBLC), công ty cho thuê tài chính ngân hàng Ngoại thương ViệtNam (VCBLC), công ty cho thuê tài chính I Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nôngthôn Việt Nam (ALC I)

2 Các hình thức công ty cho thuê tài chính

- Công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên: đây là doanh

nghiệp được thành lập do từ 02 đến 05 tổ chức là pháp nhân cùng góp vốn theo quy địnhcủa Luật doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng 2010 và các văn bản hướng dẫn thihành

Trang 21

- Công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên: đây là doanh nghiệp

được thành lập do một tổ chức làm chủ sở hữu theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luậtcác tổ chức tín dụng 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành

- Công ty cho thuê tài chính cổ phần: đây là doanh nghiệp được thành lập do các cá nhân,

tổ chức cùng góp vốn theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng

2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành

3 Vốn của công ty cho thuê tài chính

Theo Danh mục Mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng được ban hành kèm theo Nghịđịnh 10/2011/NĐ-CP, mức vốn pháp định của công ty cho thuê tài chính là 150 tỷ đồng

Vốn điều lệ của công ty cho thuê tài chính có thể được góp dưới hình thức tiền mặt và

hiện vật Tùy theo loại hình công ty mà vốn điều lệ được hình thành từ nguồn tương ứng

Vốn huy động: công ty cho thuê tài chính được phép huy động thêm vốn phục vụ nhu cầu

kinh doanh Nguồn vốn huy động gồm: nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên; pháthành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác có kỳ hạn từ một năm trởlên để huy động vốn từ trong và ngoài nước; vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụngtrong và ngoài nước và tiếp nhận các nguồn vốn khác theo quy định của Ngân hàng nhànước

4 Các sản phẩm dịch vụ của công ty cho thuê tài chính

Trong hoạt động kinh doanh của mình, các công ty cho thuê tài chính thực hiện các dịch

vụ sau:

- Cho thuê tài chính:

Đây là nghiệp vụ chủ chốt của các công ty cho thuê tài chính và nó xuyên suốt quá trìnhhoạt động và phát triển của công ty

Đối tượng cho thuê: tất cả các tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng tài sản thuê cho mụcđích hoạt động của mình, gồm: cá nhân, hộ gia đình, công ty, các tổ chức khác thuộc đốitượng vay của các tổ chức tín dụng

Trang 22

Tài sản cho thuê bao gồm phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị thi công, dâychuyền sản xuất, thiết bị gắn liền với bất động sản, các động sản khác không bị pháp luậtcấm.

Giá trị tài sản thuê bao gồm giá mua và các chi phí có liên quan để hình thành tài sản chothuê

- Huy động vốn:

Để có nguồn vốn hoạt động các công ty cho thuê tài chính thực hiện việc huy động vốn từcác nguồn sau:

+ Nhận tiền gửi của tổ chức

+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu

+ Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài, vay Ngânhàng nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng nhà nướcViệt Nam

Ngoài ra, công ty cho thuê tài chính còn có thể khai thác nguồn hàng trả chậm từ các nhàcung cấp nước ngoài

Ngày đăng: 28/08/2017, 19:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w