1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các định chế tài chính phi ngân hàng

22 245 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Phân loại và đặc điểm định chế tài chính phi ngân hàng: 1.1 Kha ́ i niê ̣m - Các định chế tài chính phi ngân hàng là mô ̣t phần của các tổ chức tài chính trung gian - Do đó

Trang 1

2

Contents

1 Phân loại và đặc điểm định chế tài chính phi ngân hàng: 4

1.1 Khái niê ̣m 4

1.2 Đă ̣c điểm 4

1.3 Phân loại 4

2.1 Khái niệm 4

2.2 Các loại công ty tài chính 5

2.3 Hình thức thành lập 5

2.4 Các hoạt động của công ty tài chính 6

3 Quỹ tương hỗ 7

3.1 Định nghĩa 7

3.2 Cấu trú c Error! Bookmark not defined 3.3 Các loa ̣i quỹ 8

3.3.1 Dựa vào năng lực trả nợ của cổ đông 8

3.3.2 Quỹ cổ phiếu 8

3.3.3 Dựa trên các loa ̣i quỹ tương hỗ 9

3.3.4 Các loa ̣i quỹ khác 10

3.4 Ưu và nhược điểm 10

4 Công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí 11

4.1 Sơ lược 11

4.1.1 Công ty bảo hiểm là gì? 11

4.1.2 Phân loại công ty bảo hiểm 11

4.1.3 Phí bảo hiểm 11

4.1.4 Hình thức đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm 12

4.2 Quỹ hưu trí là gì 13

4.2.1 Khái niệm 13

4.2.2 Phân loại các chương trình hưu trí 13

4.2.3 Hình thức hoạt động của các quỹ trợ cấp hưu trí 14

5 Nghiên cứu về các định chế tài chính phi ngân hàng ở Việt Nam 14

5.1 Công ty tài chính 14

5.2 Thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam 15

Trang 2

3

5.2.1 Thị trường bảo hiểm nhân thọ 15

5.2.3 Quỹ hưu trí 19

5.3 Các quỹ đầu tư tại Việt Nam 20

5.3.1 Quỹ nội tại Việt Nam 20

5.3.2 Các quỹ ngoại trên thị trường Việt Nam 22

Trang 3

4

1 Phân loại và đặc điểm định chế tài chính phi ngân hàng:

1.1 Kha ́ i niê ̣m

- Các định chế tài chính phi ngân hàng là mô ̣t phần của các tổ chức tài chính trung gian

- Do đó chúng không tham gia quá trình tạo tiền gửi và không bị điều hành chặt chẽ của Ngân hàng Trung ương như các Ngân hàng Thương mại, chúng đã đưa các khoản tiết kiệm nhỏ lẻ vào phục vụ quá trình sản xuất và đời sống theo các hoạt động thế mạnh của mình như: chứng khoán, cho vay tiêu dùng, thế chấp đồng thời làm các dịch vụ như: môi giới, đại lý

- Các hoạt động của các tổ chức tài chính phi ngân hàng đem lại các hợp đồng bảo hiểm, các dịch vụ cung cấp thông tin… cho các khách hàng, giúp họ được bảo vệ tài chính và phân tán rủi ro Đây là một khía cạnh đặc thù mà các tổ chức này đem lại

1.3 Phân loa ̣i

+ Các trung gian đầu tư : Đặc trưng của loại này là huy động vốn trung và dài hạn để đầu tư vào một số lĩnh vực, gồm 2 loại hình cơ bản: Công ty tài chính và các quỹ tương hổ

+ Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng: Gồm 2 loa ̣i : các Công ty Bảo hiểm và các quỹ trợ cấp

và các công ty chứng khoán , Tại đây, tài sản nợ của tổ chức được hình thành từ các hợp đồng, bằng cách nhận được các khoản nộp theo định kỳ và có trách nhiệm chi trả khi có sự kiện nảy sinh Sự chênh lệch thời gian thu và chi tạo cơ hội cho các tổ chức này sử dụng vốn nhàn rỗi để đầu tư

2 Công ty tài chính

2.1 Khái niệm

- Công ty tài chính là Doanh nghiệp thuộc loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, huy động vốn cho vay, đầu tư, cung ứng dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệnhưng nguyên tắc không được làm dịch vụ thanh toán và không được nhận tiền gửi dưới một năm

Trang 4

5

2.2 Các loại công ty tài chính

- Công ty tài chính bán hàng (Sale finance company): Các công ty tài chính này gián tiếp cấp tín dụng cho người tiêu dùng để mua các món hàng từ một nhà bán lẻ hoặc từ một nhà sản xuất nào đó Các công ty tài chính loại này thường do các công ty sản xuất hay các nhà phân phối bán lẻ (retailling or manufacturing company) thành lập nên nhằm hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ hàng hoá của mình Ví dụ tại Mỹ, General Motors Acceptance Corporation chuyên tài trợ cho khách hàng mua

ô tô của hãng GM

- Công ty tài chính tiêu dùng (Consumer finance company): Công ty tài chính loại này cung ứng phần lớn nguồn vốn của mình cho các gia đình và cá nhân vay vào mục đích mua sắm hàng hoá tiêu dùng như các đồ đạc nội thất (giường, tủ¼) và các đồ gia dụng (tủ lạnh, máy giặt ) hoặc sửa chữa nhà cửa Hầu hết các khoản cho vay đều được trả góp định kỳ Một cách cho vay khác là cấp thẻ tín dụng cho khách hàng để họ mua sắm ở hệ thống cửa hàng bán lẻ Do các khoản vay của loại công ty tài chính này khá rủi ro nên công ty thường chỉ cho vay những khoản tiền nhỏ và với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường Khách hàng của các công ty tài chính tiêu dùng vì vậy cũng thường là những người không thể tìm được khoản tín dụng từ những nguồn khác và do vậy họ thường phải chịu lãi suất cao hơn thông thường Các công ty tài chính loại này có thể do các ngân hàng thành lập nên hoặc hoạt động độc lập dưới hình thức công ty cổ phần

- Công ty tài chính kinh doanh (Business finance company): Công ty tài chính loại này cấp tín dụng cho các doanh nghiệp dưới các hình thức như: Bao thanh toán (Nghiệp vụ Factoring và Forfating) - Công ty cấp tín dụng dưới hình thức mua lại (chiết khấu) các khoản phải thu của doanh nghiệp; Cho thuê tài chính (Nghiệp vụ Leasing) - Công ty cấp tín dụng dưới hình thức mua các máy móc thiết bị mà khách hàng yêu cầu rồi cho khách hàng thuê; v.v

2.3 Hình thức thành lập

Công ty Tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau:

1 Công ty Tài chính Nhà nước: là Công ty Tài chính do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh

2 Công ty Tài chính cổ phần: là Công ty Tài chính do các tổ chức và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của pháp luật, được thành lập dưới hình thức Công ty cổ phần

Trang 5

6

3 Công ty Tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng: là Công ty Tài chính do một tổ chức tín dụng thành lập bằng vốn tự có của mình và làm chủ sở hữu theo quy định của pháp luật, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân

4 Công ty Tài chính liên doanh: là Công ty Tài chính được thành lập bằng vốn góp giữa bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam và bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài, trên cơ sở hợp đồng liên doanh

5 Công ty Tài chính 100% vốn nước ngoài: là Công ty Tài chính được thành lập bằng vốn của một hoặc của nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam

Nhưng hiện nay, theo dự thảo sửa đổi nghị định hướng dẫn của Chính phủ, thì công ty tài chính được chia thành ba loại hình sau:

+ Công ty tài chính TNHH một thành viên

+ Công ty tài chính TNHH hai thành viên trở lên

+ Công ty tài chính cổ phần

2.4 Các hoạt động của công ty tài chính

- Huy động vốn: Vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng lớn tới sự ổn định, phát triển, mở rộng kinh doanh của công ty Do đó, hoạt động huy động vốn từ các nguồn khác nhau là vô cùng cần thiết Hoạt động huy động vốn của công ty tài chính gồm:

+ Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân có kỳ hạn từ một năm trở lên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

+ Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, cùng với chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá trị khác

để huy động nguồn vốn của cá nhân trong nước và ở nước ngoài

+ Tiếp nhận vốn ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hoặc của chính phủ + Vay các tổ chức tín dụng, tài chính trong nước, ngoài nước hay các tổ chức tài chính quốc tế

- Hoạt động cho vay

Công ty tài chính được phép cho vay dưới các hình thức:

+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

+ Cho vay tiêu dùng thông qua hình thức cho vay mua trả góp

+ Cho vay theo sự ủy thác của Chính phủ, hay của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước

Trang 6

Công ty tài chính và các tổ chức tín dụng khác tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu

và các giấy tờ có giá khác cho nhau

- Các hoạt động khác

Theo quy định hiện hành, các công ty tài chính còn có thể thực hiện các hoạt động sau:

+ Góp vốn mua cổ phần cho các tổ chức tín dụng hay các doanh nghiệp

+ Hoạt động đầu tư

+ Tham gia thị trường tiền tệ

+ Kinh doanh vàng, thực hiện các dịch vụ kiều hối

+ Cung ứng các dịch vụ tư vấn liên quan đến tài chính, tiền tệ, ngân hàng, đầu tư

+ Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, cho thuê tủ két, cầm đồ, giấy tờ có giá

+ Được phép trở thành đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu, các loại giấy tờ có giá khác cho các công ty, doanh nghiệp

+ Được quyền nhận ủy thác, trở thành đại lý trong các lĩnh vực liên quan tới tài chính ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, quản lý tài sản, vốn đầu tư của cá nhân, tổ chức theo hợp đồng

3 Quy ̃ tương hỗ

3.1 Định nghi ̃a

Quỹ tương hỗ (mutual fund) là một loại phương tiện đầu tư tập thể được quản lý chuyên

nghiệp mà hồ tiền từ nhiều nhà đầu tư để mua các chứng khoán

- Một quỹ tương hỗ được đăng ký với Ủy ban chứng khoán và hối đoái (SEC) và được giám sát bởi một ban giám đốc (nếu được tổ chức như một công ty) hoặc hội đồng quản trị (nếu tổ chức như một tín thác)

- Người quản lý quỹ, còn được gọi là nhà hỗ trợ quỹ hoặc công ty quản lý quỹ, trao đổi (mua và bán) các khoản đầu tư của quỹ phù hợp với mục tiêu đầu tư của quỹ Một nhà quản lý quỹ phải là một nhà tư vấn đầu tư có đăng ký Các quỹ được quản lý bởi cùng một người quản lý quỹ và có cùng một tên thương hiệu được gọi là một "gia đình quỹ" hay "phức hợp quỹ"

Trang 7

8

3.2 Các loa ̣i quỹ

3.2.1 Dựa va ̀o năng lực trả nơ ̣ của cổ đông

Quỹ mở :Các quỹ tương hỗ mở phải sẵn sàng mua lại cổ phần của họ từ các nhà đầu tư của họ vào cuối mỗi ngày làm việc theo giá trị tài sản ròng tính cho ngày hôm đó

- Hầu hết các quỹ mở cũng bán cổ phần cho công chúng mỗi ngày kinh doanh; các cổ phần này cũng có giá trị tại giá trị tài sản ròng

- Một nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp giám sát danh mục đầu tư,mua bán chứng khoán cho phù hợp

- Tổng đầu tư trong quỹ này sẽ khác nhau dựa trên mua cổ phần, mua lại cổ phần và biến động giá trị thị trường Không có giới hạn pháp luật về số lượng cổ phần có thể được phát hành

- Các quỹ mở là loại phổ biến nhất của quỹ tương hỗ

Quỹ đóng : Các quỹ đóng thường phát hành cổ phần ra công chúng chỉ một lần, khi chúng được tạo ra thông qua một chào bán công chúng lần đầu (IPO)

- Cổ phần của chúng sau đó được niêm yết để trao đổi trên một sàn giao dịchchứng khoán

- Nhà đầu tư không còn muốn đầu tư vào quỹ này không thể bán cổ phần của họ trở lại quỹ (như họ có thể với một quỹ mở)

- Thay vào đó, họ phải bán cổ phần cho nhà đầu tư khác trên thị trường, mức giá mà họ nhận được có thể khác đáng kể so với giá trị tài sản ròng

- Nó có thể có một "cao cấp" với giá trị tài sản ròng (nghĩa là nó là cao hơn so với giá trị tài sản ròng), hoặc thường hơn, tại một "giảm giá" so với giá trị tài sản ròng (nghĩa là nó là thấp hơn so với giá trị tài sản ròng) Một nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp giám sát danh mục đầu tư, mua bán chứng khoán cho phù hợp

Bên cạnh đó, dựa vào viê ̣c phát hành cổ phiếu

- Quỹ thu phí bán

- Quỹ không thu phí bán

3.2.2 Quỹ cổ phiếu

Các quỹ cổ phiếu đầu tư vào các cổ phiếu phổ thông mà đại diện cho cổ phần sở hữu (hoặc vốn cổ phần) trong các công ty Các quỹ cổ phiếu được đầu tư chủ yếu vào chứng khoán Mỹ (trong nước hoặc quỹ Mỹ), trong cả chứng khoán Mỹ và nước ngoài (các quỹ toàn cầu hay thế giới), hoặc

Trang 8

Vốn hóa thị trường ("VHTT") cho biết quy mô của các công ty mà một quỹ đầu tư trong đó, dựa trên giá trị cổ phiếu của công ty Vốn hóa thị trường của mỗi công ty bằng số lượng cổ phiếu lưu hành nhân với giá thị trường của cổ phiếu Vốn hóa thị trường thường được chia thành các loại như sau:

3.2.3 Dựa trên ca ́ c loa ̣i quỹ tương hỗ

- Quỹ tương hổ theo trái phiếu

Các quỹ trái phiếu đầu tư vào các chứng khoán thu nhập cố định hoặc chứng khoán nợ Các quỹ trái phiếu có thể được phân tiểu loại theo loại hình cụ thể của trái phiếu nắm giữ (chẳng hạn như lợi suất cao hoặc trái phiếu rác, trái phiếu công ty cấp đầu tư, trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị) hoặc bằng sự trưởng thành của trái phiếu được tổ chức (ngắn, trung hoặc dài hạn

VD : Quỹ đầu tư thu nhập, quỹ đầu tư miễn thuế,quỹ đầu tư trái phiếu lợi suât cao

- Quỹ tương hổ theo thị trường tiền tề

Các quỹ thị trường tiền tệ đầu tư vào các công cụ thị trường tiền tệ, là các chứng khoán thu nhập cố định với một thời gian rất ngắn để trưởng thành và chất lượng tín dụng cao Các nhà đầu tư thường sử dụng các quỹ thị trường tiền tệ như một sự thay thế cho các tài khoản tiết kiệm ngân hàng,

Trang 9

10

mặc dù các quỹ thị trường tiền tệ không được chính phủ bảo hiểm, không giống như tài khoản tiết kiệm ngân hàng

3.2.4 Các loa ̣i quỹ khác

Các quỹ giao dịch trao đổi hay ETF thường được cấu trúc như một công ty đầu tư mở, mặc dù các ETF cũng có thể được cấu trúc như các tín thác đầu tư đơn vị, quan hệ đối tác, tín thác đầu tư, tín thác hay trái phiếu chỉ định (như là một giấy tờ giao dịch trao đổi) Các ETF kết hợp các đặc điểm của cả quỹ đóng và quỹ mở Giống như các quỹ đóng, các quỹ ETF được trao đổi trong ngày trên một sàn giao dịch chứng khoán tại một mức giá xác định bởi thị trường Tuy nhiên, như với quỹ mở, các nhà đầu tư thường nhận được một mức giá gần với giá trị tài sản ròng Để giữ giá thị trường gần với giá trị tài sản ròng, các ETF phát hành và mua lại các khối lớn cổ phần của mình với các nhà đầu

tư tổ chức

Hầu hết các quỹ ETF là các quỹ chỉ số Các ETF đã được phổ biến

VD : Quỹ đầu tư mạo hiểm , quỹ cổ phần riêng (Quỹ đầu tư PE),quỹ trục lợi (Quỹ kền kền),quỹ đầu tư thanh khoản,quỹ tín thác bất động sản (REITs)

3.3 Ưu va ̀ nhươ ̣c điểm

Quỹ tương hỗ có lợi thế so với đầu tư trực tiếp vào các chứng khoán cụ thể

Ưu điểm :

 Tăng cường đa dạng hóa

 Thanh khoản hàng ngày

 Quản lý đầu tư chuyên nghiệp

 Khả năng tham gia trong các đầu tư mà có thể chỉ dành cho các nhà đầu tư lớn

 Dịch vụ và tiện lợi

 Giám sát Chính phủ

 Dễ so sánh

Nhươ ̣c điểm :

 Ít kiểm soát thời gian của sự công nhận những lợi ích

 Thu nhập ít dự đoán được

 Không có cơ hội để tùy chỉnh

Trang 10

11

4 Công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí

4.1 Sơ lược

4.1.1 Công ty bảo hiểm là gì?

Công ty bảo hiểm (insurance company) là định chế tài chính cung cấp nhiều loại hình bảo hiểm khác nhau để bảo vệ cá nhân và doanh nghiệp, chống lại những rủi ro về tổn thất tài chính bằng cách tập hợp rủi ro của rất nhiều người đóng bảo hiểm

4.1.2 Phân loại công ty bảo hiểm

Bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ là loại hình BH chủ yếu tập trung tới sức khỏe, tuổi thọ của con người Khách hàng khi sử dụng BH nhân thọ, nếu không may xảy ra rủi ro về sức khỏe (tuổi thọ) thì sẽ được công ty BH đền bù theo điều khoản trong hợp đồng đã ký trước đó Thời gian đóng BH ít nhất là 5 năm

Nếu trong khoảng thời gian đóng BH không gặp rủi ro thì khi kết thúc hợp đồng, khách hành

sẽ nhận được một phần hoặc toàn bộ số tiền BH đền bù theo điều khoản trong hợp đồng đã ký

Việc sử dụng BH nhân thọ mang ý nghĩa bảo đảm cho sự sống và giúp bạn tiết kiệm một khoản đảm bảo tài chính cho cuộc sống sau này

Bảo hiểm phi nhân thọ

BH phi nhân thọ là loại BH đảm bảo tất cả những rủi ro liên quan tới con người như : tai nạn, sức khỏe, du lịch và những tài sản xung quanh bạn Các loại hình BH phi nhân thọ bao gồm: Bảo hiểm tài sản, Bảo hiểm trách nhiệm dân sự, Bảo hiểm con người phi nhân thọ

Hợp đồng này thường kéo dài trong vòng một năm Trong thời gian quy định BH, nếu đối tượng không gặp rủi ro thì khách hàng không nhận lại được số tiền đã đóng

4.1.3 Phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm là số tiền cần phải thu của công ty bảo hiểm để công ty bảo hiểm đảm bảo trách nhiệm của mình khi có các sự kiện bảo hiểm được xảy ra đối với người tham gia bảo hiểm như: chết, hết hạn hợp đồng, thương tật và đảm bảo cho việc hoạt động của công ty Đây cũng là sự thể hiện trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm với công ty bảo hiểm nhằm nhận được sự bảo đảm trước những rủi ro đã được nhà bảo hiểm nhận bảo hiểm

Trang 11

12

Phí bảo hiểm có thể nộp một lần ngay sau khi ký hợp đồng hoặc có thể nộp định kỳ trong năm Phí nộp một lần sẽ phải đóng góp ít hơn so với tổng số chi phí đóng góp hàng kỳ do hiệu quả đầu tư của việc đóng phí một lần cao hơn và chi phí quản lý thấp hơn

Nguyên tắc tính phí được dựa trên biểu thức cân bằng giữa trách nhiệm của công ty bảo hiểm

và trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm tính theo giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng

Trách nhiệm của người được bảo hiểm tại thời điểm ký hợp đồng bằng trách nhiệm của công

ty bảo hiểm tại thời điểm ký hợp đồng

Phí bảo hiểm gồm hai phần: phí thuần và phụ phí

+ Phí thuần là những khoản phí dùng để chi trả cho người được bảo hiểm

+ Phụ phí gồm:

- Chi phí khai thác chi cho tuyên truyền, quảng cáo, môi giới, chi cho đại lý

- Chi phí quản lý hợp đồng trong thời hạn hợp đồng đang thu phí, kể cả chi phí thu phí BH

- Chi phí quản lý liên quan đến các khoản chi trả bồi thường

4.1.4 Hình thức đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm

Cho vay có thế chấp

Đối với DNBH nhân thọ, hoạt động đầu tư thông qua cho vay có vai trò rất quan trọng thể hiện

ở những đặc điểm sau: Tuân thủ các tiêu chuẩn tài chính, tạo thu nhập ổn định cho DNBH, cung cấp cho xã hội một kênh huy động vốn, góp phần khuyến khích việc tiêu thụ các sản phẩm bảo hiểm Với tính chất là một công cụ đầu tư, khi tiến hành cho vay, các công ty bảo hiểm cũng phải chịu một số hạn chế nhất định như hạn chế đối với số tiền tối đa được phép cho vay hay hạn chế về đồng tiền cho vay

Hiện nay, các khoản cho vay có thế chấp của các DNBH chủ yếu đảm bảo bằng bất động sản

Đầu tư chứng khoán

Đây là một công cụ đầu tư được các DNBH sử dụng rộng rãi nhất

Ngoài ra, đầu tư vào chứng khoán có tính thanh khoản cao vì DNBH có thể nhanh chóng bán các loại chứng khoán ra thị trường nếu nhu cầu chi trả tiền mặt là cần thiết Chứng khoán mà các DNBH đầu tư thường là cổ phiếu và trái phiếu

Đầu tư bất động sản

Hình thức đầu tư này cũng có vai trò quan trọng vì:

Ngày đăng: 20/05/2019, 19:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w