Giáo dục chuyên nghiệp nên điều chỉnh thành một hệthống từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, trong đại học nên phân thành đại họcứng dụng và đại học nghiên cứu và
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC
Tên đề tài: CÁC LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC GIÁO DỤC
Nhóm thực hiện: Nhóm Ngỗng Trời Lớp: QHS – 2013 Toán
Giáo viên: PGS.TS Trịnh Văn Minh
Hà Nội – 2016
Trang 21.Mở đầu 3
2.Các lĩnh vực giáo dục cần được nghiên cứu 4
2.1 Nghiên cứu hệ thống, chính sách giáo dục 4
2.1.1 Nghiên cứu hệ thống giáo dục quốc dân 4
2.1.2 Nghiên cứu chính sách giáo dục 7
2.1.3 Một số đề tài đã và đang được nghiên cứu 11
2.2 Nghiên cứu người học – hoạt động học 11
2.2.1 Nghiên cứu người học 11
2.2.2 Nghiên cứu hoạt động học 14
2.2.3 Một số đề tài đã và đang được thực hiện 18
2.3 Nghiên cứu lĩnh vực người dạy và hoạt động dạy 19
2.3.1 Người dạy và những vấn đề liên quan 19
2.3.2 Hoạt động dạy 24
2.3.3 Một số đề tài nghiên cứu liên quan tới những vấn đề trên 25
2.4 Nghiên cứu lĩnh vực môi trường dạy học 26
2.4.1 Sự cần thiết phải nghiên cứu môi trường dạy học 26
2.4.2 Một số lĩnh vực cần nghiên cứu trong môi trường dạy học 28
2.5 Nghiên cứu phương pháp dạy học 28
2.5.1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu các phương pháp dạy - học đối với nền giáo dục 28
2.5.2 Các phương pháp dạy học cơ bản 29
2.5.3 Các vấn đề cần nghiên cứu 29
2.5.4 Một số đề tài đã và đang được triển khai 32
2.6 Nghiên cứu lĩnh vực chương trình, sách giáo khoa 32
2.6.1 Sự cần thiết phải nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa 32
2.6.2 Nội dung nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa 35
2.6.3 Một số đề tài đã và đang được triển khai 35
2.7 Nghiên cứu quy trình, phương pháp đo lường, đánh giá kết quả giáo dục 35
2.7.1 Sự cần thiết phải nghiên cứu 36
Trang 32.7.2 Những nội dung cần nghiên cứu 37
2.7.3 Một số đề tài đã và đang được triển khai 38
2.8 Nghiên cứu lĩnh vực sách tham khảo 38
2.9 Nghiên cứu giáo dục nước ngoài 39
3.Thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa sư phạm 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 42
Trang 41 Mở đầu
Nghiên cứu khoa học giáo dục là một hoạt động đặc thù trong lĩnh vực giáodục Nó là hoạt động mang tính hệ thống, xuất phát từ khó khăn trong hoạt độnggiáo dục hay từ nhu cầu nhận thức hoạt động giáo dục nào đó, cố gắng hiểu biếtnhằm tìm ra cách giải thích sâu sắc về cấu trúc và cơ chế cùng biện chứng của sựphát triển của một hệ thống giáo dục nào đó hay nhằm khám phá ra những quy luậtmới của thực tiễn giáo dục mà trước đó chưa ai biết đến Chính vì tầm quan trọngcủa nghiên cứu khoa học nói trên mà chúng ta trước hết cần nắm rõ những lĩnhvực của giáo dục mà chúng ta cần nghiên cứu và vai trò của việc nghiên cứu cáclĩnh vực đó
Giáo dục gồm rất nhiều các lĩnh vực cần được khám phá, cơ bản bao gồm:
- Nghiên cứu hệ thống, chính sách giáo dục
- Nghiên cứu người học – hoạt động học
- Nghiên cứu người dạy – hoạt động dạy
- Nghiên cứu môi trường dạy – học
- Nghiên cứu phương pháp dạy – học
- Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa
- Nghiên cứu qui trình, phương pháp đo lường, đánh giá kết quả giáo dục
- Nghiên cứu sách tham khảo
- Nghiên cứu giáo dục nước ngoài
2 Các lĩnh vực giáo dục cần được nghiên cứu
2.1 Nghiên cứu hệ thống, chính sách giáo dục
2.1.1 Nghiên cứu hệ thống giáo dục quốc dân
Vì sao cần nghiên cứu hệ thống giáo dục quốc dân?
Hệ thống giáo dục quốc dân là mạng lưới các trường học của một quốc giađược sắp xếp theo cấp, theo ngành học, đảm bảo sự nghiệp giáo dục và đào tạocho đất nước, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài Xây
Trang 5dựng vững chắc hệ thống giáo dục quốc dân đẩy mạnh hoạt động của hệ thống ấy
là một nhiệm vụ chiến lược quốc gia
Cần nghiên cứu, điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theohướng hiện đại, phù hợp với thực tiễn, dễ liên thông và bứt phá theo kịp trình độtiên tiến của các nước Đây là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá nhằm đáp ứng nhu cầucấp bách của hội nhập quốc tế và nhu cầu có nguồn nhân lực cao cho sự nghiệpCNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức theo đường lối của Đảng
Ở nước ta đến nay chúng ta đã xây dựng được hệ thống giáo dục quốc dângiống với mô hình chung của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới Nghiêncứu hệ thống giáo dục quốc dân để điều chỉnh theo hướng hiện đại, phù hợp vớithực tiễn là nội dung cốt lõi để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo Đây
là công việc hệ trọng, không thể làm ngày một, ngày hai Phải nghiên cứu mộtcách khoa học, có đề án tổng thể và các đề án thành phần, chuẩn bị nguồn lực vậtchất, xây dựng đội ngũ, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục,quản lý và tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh như các lần cải cách giáo dục chúng ta
đã thực hiện Lần này việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo trongđiều kiện mới khi chúng ta đã hình thành và tiếp cận được hệ thống giáo dục cácnước trong khu vực và thế giới So với hệ thống giáo dục các nước thì ở nước ta,hệ thống giáo dục còn phức tạp, khó phân luồng, khó liên thông giữa các cấp, cáctrình độ
Nên nghiên cứu điều chỉnh hệ thống giáo dục mềm dẻo để các cơ sở giáodục có các lớp học liền kề của nhiều cấp học tuỳ thuộc vào các địa phương, thuậnlợi nhất cho người học Giáo dục chuyên nghiệp nên điều chỉnh thành một hệthống từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, trong đại học nên phân thành đại họcứng dụng và đại học nghiên cứu và quản lý thống nhất theo một chương trình cứngliên thông các trình độ của từng loại ngành nghề Phần lớn các nước phát triển các
cơ sở giáo dục đại học đa cấp, đại học, cao đẳng cộng đồng nên tạo điều kiện rấtthuận lợi cho một xã hội học tập suốt đời Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp ở
Trang 6nước ta đang bị tách bạch về chương trình và cách thức quản lý giữa các bộ, ngànhnên khó liên thông trình độ đại học Xu hướng của các nước đang giảm thời gianđào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học So với các nước trong khu vực và thếgiới, thời gian đào tạo đại học chuyên nghiệp ở nước ta là khá dài Cần sớm điềuchỉnh cho phù hợp với xu thế và hướng tới nâng cao hiệu quả Cần tăng cơ sở đàotạo đại học định hướng nghề nghiệp, lựa chọn đầu tư cho một số trường, một sốngành định hướng nghiên cứu, hợp tác với các trường, viện quốc tế.Ngày nay, việc đưa công nghệ thông tin vào giáo dục từ xa đã được các nước ápdụng rộng rãi Hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta cần đổi mới, hoàn thiện giáodục thường xuyên, đầu tư cho giáo dục từ xa để đáp ứng nhu cầu học tập qui môlớn và tạo ra một xã hội học tập, học tập suốt đời.
Nghiên cứu hệ thống giáo dục quốc dân cần nghiên cứu:
Các nguyên tắc xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân:
- Đảm bảo quyền bình đẳng về học tập đối với mọi công dân
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, tạo điều kiện cho mọi người đượcchọn hình thức học phù hợp với điều kiện cá nhân, để họ có thể học thường xuyên
và học suốt đời
- Mở rộng các thành phần kinh tế trong việc tổ chức các trường học: cótrường quốc lập, trường công lập, trường dân lập, trường tư thục…
- Nền giáo dục phải phù hợp với trình độ kinh tế xã hội và nhu cầu nhânlực của đất nước Giáo dục phải phục vụ cho chiến lược xã hội – kinh tế của quốcgia
- Giáo dục quốc gia phải tiến kịp giáo dục quốc tế đặc biệt là những nướctrong cùng khu vực Nội dung giáo dục phải phản ánh những thành tựu khoa họchiện đại của thế giới Giáo dục quốc gia phải là nền giáo dục tiên tiến hệ thống vàliên tục
Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân:
- Giáo dục mầm non
Trang 7- Giáo dục phổ thông
- Giáo dục nghề nghiệp
- Giáo dục đại học
- Giáo dục thường xuyên
Trong mỗi cấp giáo dục cần nghiên cứu:
- Đối tượng người học (quy định về độ tuổi, bằng cấp…)
- Mục tiêu đào tạo
- Yêu cầu về nội dung, phương pháp
- Chương trình, sách giáo khoa (giáo trình)
- Ơ sở giáo dục
- Văn bằng, chứng chỉ giáo dục
2.1.2 Nghiên cứu chính sách giáo dục
Vì sao cần nghiên cứu chính sách giáo dục?
Chính sách giáo dục và đào tạo là chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhànước nhằm bồi dưỡng, phát triển các phẩm chất, năng lực cho mỗi người dân (cảvề tư tưởng, đạo đức, khoa học, sức khoẻ và nghề nghiệp)
Chính sách giáo dục là một trong những chính sách xã hội cơ bản trong hệthống các chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước Chính sách giáo dục là côngcụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với các hoạt động giáo dục và đào tạo, nhằmthực hiện các mục tiêu của nhà nước về lĩnh vực này
Như chúng ta đã biết, giáo dục có nhiệm vụ vô cùng cao cả Giáo dục cónhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triểntiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước nguồn nhân lực có chất lượng cao, vì vậy
“giáo dục là quốc sách hàng đầu” Chính sách giáo dục và đào tạo có vị trí quyếtđịnh và có mối quan hệ chặt chẽ với các chính sách xã hội khác Nó trực tiếp gópphần vào việc nâng cao dân trí, xây dựng và phát triển con người có văn hóa, quađó thực hiện mục tiêu “xóa đói giảm nghèo” Chính sách giáo dục góp phần thựchiện mục tiêu cơ bản là sự tiến bộ, công bằng, văn minh cho con người trong đời
Trang 8sống xã hội Đây là một trong những chính sách thể hiện rất rõ quan điểm nhânvăn và định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa của Đảng và Nhà nước ta.
Mặc dù nước ta còn là một nước nghèo nhưng ngân sách dành cho giáo dục
và đào tạo mỗi năm một tăng từ 11% tổng chi ngân sách năm 1996 lên 15% năm
2000 và đến năm 2005 là 18% Gần nhất, theo Thông tư số 99/2012/TT-BTChướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, Bộ Tài chính yêu cầucác ban, ngành liên quan bố trí dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2013 (baogồm chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi cải cách tiền lương) đối với lĩnhvực giáo dục, đào tạo và dạy nghề đạt 20% tổng chi ngân sách nhà nước Đây là sựcố gắng rất lớn của Đảng, Nhà nước ta nhưng đầu tư mà không đi kèm với cơ chế
kiểm tra, giám sát thì tất yếu dẫn đến hiệu quả thấp (Theo tạp chí Cộng Sản
22/4/2013)
Trong các nguyên nhân mà Đảng ta chỉ ra thì tham nhũng được coi là quốcnạn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng đối với quần chúng nhân dân.Nạn tham nhũng, lãng phí không trừ một lĩnh vực nào và giáo dục đào tạo cũngkhông nằm ngoài sự tác động của nó Vấn đề đặt ra là cần có chính sách quản lý,
sử dụng nguồn kinh phí mà Nhà nước dành cho giáo dục và đào tạo sao cho cóhiệu quả Mặc dù chúng ta đã có Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thựchành tiết kiệm, chống lãng phí nhưng giáo dục và đào tạo có những nét đặc thùnên việc đổi mới chính sách trong lĩnh vực này là rất cần thiết
Việc sử dụng ngân sách dành cho giáo dục và đào tạo phải có kế hoạchhợp lý nhằm đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ trí thức bảo đảm về chất lượng, sốlượng và có cơ cấu đồng bộ Tránh đầu tư dàn trải mà cần có sự ưu tiên cho một sốlĩnh vực khoa học công nghệ mũi nhọn và những ngành công nghệ cao Trong việcthực hiện các đề tài cũng như các chương trình giáo dục và đào tạo phải có cơ chếkiểm tra, kiểm soát, đánh giá chất lượng một cách khoa học và có chế tài xử lýnghiêm khắc những hành vi vi phạm Việc xử lý có thể thực hiện theo cách phạttiền hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo hậu quả mà chủ thể thực hiện gây
Trang 9ra khi họ cố tình lợi dụng ngân sách dành cho giáo dục và đào tạo để chống thamnhũng.
Sự điều chỉnh đầu tiên về chính sách giáo dục và đào tạo đội ngũ trí thứcchính là quan tâm xây dựng đội ngũ trí thức, giảng viên ở các trung tâm giáo dục
và đào tạo Đây chính là tiền đề tạo nên sự đột phá cho giáo dục và đào tạo bởi họchính là người trực tiếp truyền đạt kiến thức chuyên môn và góp phần tạo ra diệnmạo mới cho đội ngũ trí thức trong tương lai Cần mạnh dạn đưa các viện nghiêncứu, nhất là về các lĩnh vực khoa học cơ bản, về các trường đại học Biện pháp nàyvừa đẩy mạnh được nghiên cứu vừa nâng cao được chất lượng giáo dục đào tạo,lại tiết kiệm được kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công việc giảng dạy
và nghiên cứu khoa học
Trình độ giảng viên đại học còn chênh lệch quá lớn Nhiều trường hẫng hụtgiảng viên khi lớp cán bộ giỏi đến tuổi về hưu Chính sách hướng tới đối tượngnày là tạo ra hành lang pháp lý hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho họ sáng tạo Đội ngũtrí thức trong các trung tâm giáo dục và đào tạo cần phải tự đổi mới mình, khôngrập khuôn, cứng nhắc Muốn vậy, phải có chính sách thực hiện dân chủ hóa trongsinh hoạt khoa học trên cơ sở các nguyên tắc Trong quá trình nghiên cứu, các nhàkhoa học được phép tự do về tư tưởng nhưng phải trong khuôn khổ, không tánphát những tài liệu, ý kiến còn trong giai đoạn nghiên cứu và chưa có kết luận cuốicùng Trong giảng dạy, cần hết sức nghiêm túc, tránh tùy tiện theo hướng chủquan cá nhân mà vi phạm đạo đức nghề nghiệp cũng như quy chế của cơ quan.Chính sách cần hướng tới việc chống sự quy chụp về quan điểm, lập trường đốivới người làm khoa học bởi đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế sựsáng tạo trong nghiên cứu Làm như vậy, chúng ta sẽ phát huy được những tưtưởng mới, khơi dậy sự sáng tạo để phục vụ cho sự phát triển của đất nước
Đối với những ngành, nghề có tính đột phá và tính ứng dụng cao cần cóchính sách khuyến khích để thu hút những sinh viên giỏi, nhất là những sinh viêngiỏi nhưng có hoàn cảnh khó khăn Có thể thấy rõ điều này qua chính sách miễnhọc phí cho những sinh viên theo ngành sư phạm
Trang 10Đổi mới chính sách giáo dục phải gắn với một cơ chế quản lý năng động,mềm dẻo, coi trọng hiệu quả, mô hình đào tạo vừa phù hợp thực tiễn kinh tế - xãhội đất nước, vừa có khả năng tiếp nhận tinh hoa giáo dục khu vực và thế giới.Điều này không chỉ đòi hỏi những người làm quản lý giáo dục dũng cảm thừanhận khiếm khuyết, “khuyết tật”, những thiếu hụt của lối tư duy cũ gắn với cơ chếquản lý cũ, hành chính, bao cấp, “cầm tay chỉ việc” cho cơ sở, mà còn đòi hỏi họnhận thức và đón nhận được “ngọn gió” đổi mới trí tuệ của thời đại, thời cuộc, xâydựng cung cách quản lý dựa trên những văn bản quy phạm pháp luật, trên nhữngtiêu chí khoa học, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục, gắn với việc kiểm tra,thanh tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, đường lối.
Việc đổi mới chính sách giáo dục và đào tạo cần hướng tới loại hình giáodục thường xuyên để mọi người có khả năng tự học, tự đào tạo Trong nền kinh tếtri thức với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, việc giáo dụcthường xuyên là rất cần thiết để có thể thích ứng được với những yêu cầu của cuộcsống Bên cạnh đó, cần kiên quyết giảm bớt những hình thức đào tạo không manglại chất lượng thực sự Trong xã hội còn đang bị chi phối bởi tư tưởng “bằng cấp”như hiện nay thì đây là công việc rất khó khăn nhưng lại là vấn đề cần phải thựchiện Chính sách mới phải thực sự khuyến khích được người có thực tài và có chế
độ đãi ngộ xứng đáng để họ tận tâm cống hiến
Trong chính sách giáo dục và đào tạo cần chú trọng đến việc cập nhật kiếnthức, nâng cao trình độ cho cán bộ khoa học đương chức bởi đó chính là phươngtiện giúp họ nâng cao hiệu suất làm việc Trong thời đại thông tin, người trí thứccần phải được tiếp cận với những tri thức mới để đáp ứng yêu cầu mà cuộc sốngđặt ra Việc đào tạo có thể tiến hành cả trong và ngoài nước dưới nhiều nguồn kinhphí khác nhau Việc đào tạo ở nước ngoài do nguồn ngân sách nhà nước cần phảiđược quản lý chặt chẽ và hướng vào những ngành mà ta đang có nhu cầu cấp báchnhư công nghệ sinh học, dầu khí, điện tử viễn thông,… Bên cạnh đó, cần mở rộngloại hình đào tạo tại chỗ như mời chuyên gia đầu ngành của các nước đến làm việc
Trang 11hoặc giảng dạy tại các cơ sở đào tạo trong nước Đó chính là cơ sở cho việc hìnhthành đội ngũ trí thức có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Đổi mới chính sách giáo dục và đào tạo cần khắc phục sự mất cân đối về sốlượng, chất lượng đội ngũ trí thức giữa các vùng, miền trong cả nước Chính sáchhiện nay chưa thu hút được nhân tài đến với vùng sâu, vùng xa hoặc các tỉnh đangcó nhiều khó khăn Cần có kế hoạch điều chuyển một số trí thức có trình độ caocho những nơi chưa có hoặc có ít cán bộ có trình độ nhằm phát huy tiềm năng, thếmạnh của địa phương cũng như để họ ứng dụng những hiểu biết của mình vàothực tiễn Muốn vậy, phải có chính sách đãi ngộ xứng đáng để họ yên tâm công tác
và cống hiến cho sự nghiệp chung Phải có cách nhìn mới về vai trò của tiềnlương, vị trí, điều kiện công tác như là động lực thúc đẩy chính sách giáo dục vàđàotạo
Trí thức là tài sản vô giá của quốc gia Giáo dục và đào tạo trí thức phảiđược xây dựng trên nền tảng tư duy cách mạng và khoa học Mặc dù đã có nhiềutiến bộ trong thời gian qua nhưng vấn đề đổi mới chính sách giáo dục và đào tạođội ngũ trí thức vẫn là thách thức của nước ta trong giai đoạn hiện nay Với nhữngchủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta nhằm đoàn kết, tập hợpđội ngũ trí thức, tin rằng đội ngũ trí thức nước nhà sẽ xứng đáng là lực lượng quantrọng của cách mạng Việt Nam, góp phần đưa đất nước phát triển trong thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nghiên cứu chính sách Giáo dục cần nghiên cứu:
- Những thành tựu của chính sách Giáo dục
- Nguyên nhân đạt được những thành tựu
- Những hạn chế trong chính sách Giáo dục
- Nguyên nhân của những hạn chế
- Những giải pháp để khắc phục những hạn chế
2.1.3 Một số đề tài đã và đang được nghiên cứu
- Đổi mới hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, viện khoa học giáo dụcViệt Nam, PGS.TS Phan Văn Kha
Trang 12- Giải pháp phân luồng và liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dânViệt Nam, viện khoa học giáo dục Việt Nam, PGS.TS Đỗ Thị BíchLoan.
- Nghiên cứu chính sách đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội tại một sốtrường đại học, đề tài cấp viện, Ths Nguyễn Văn Chiến
- Nghiên cứu một số chính sách giáo dục chuyên nghiệp của Việt Nam vàmột số nước trên thế giới, đề tài cấp viện, Ths Nguyễn Minh Tuấn
2.2 Nghiên cứu người học – hoạt động học
2.2.1 Nghiên cứu người học
Gần đây trên giáo trình, sách báo hay các tài liệu giáo dục thường nói tớiviệc cần thiết phải chuyển từ dạy học “giáo viên là trung tâm ” sang “học sinh làmtrung tâm”
Ở thời kỳ khi nhà trường chưa xuất hiện, một giáo viên thường dạy chomột nhóm học sinh có thể có sự chênh lệch về trình độ và lứa tuổi bắt buộc ngườithầy phải quan tâm đến từng học sinh nên người thầy luôn coi trọng tính cách,năng lực của mỗi học sinh Khi đó vai trò của người học ngày càng được đề cao
Từ khi xuất hiện nhà trường với những lớp học có nhiều học sinh cócùng lứa tuổi và trình độ tương đồng thì giáo viên không có điều kiện chăm lo tớitừng học sinh, giáo viên quan tâm trước hết là hoàn thành chương trình quy định
và nội dung sách giáo khoa, cố gắng làm cho học sinh trong lớp hiểu và ghi nhớnhững lời thầy giảng từ đó hình thành kiểu học thụ động, thiên về ghi nhớ, ít tưduy Tình trạng này ngày càng phổ biến đã hạn chế chất lượng , hiệu quả về việcdạy học ở nhà trường Để khắc phục tình trạng đó, người ta thấy cần phát huy tínhtích cực chủ động của học sinh, thực hiện dạy học phân hóa quan tâm tới nhu cầukhả năng của học sinh
R.R.Singh (1991) cho rằng tư tưởng “quá trình dạy học lấy học sinh làmtrung tâm” đặc biệt nhấn mạnh vai trò của người học, hoạt động học Người họcđược đặt ở vị trí trung tâm của hệ giáo dục, vừa là mục đích lại vừa là chủ thể của
Trang 13quá trình học tập Tác giả đã viết: “Làm thế nào để cá thể hóa quá trình học tập đểcho tiềm năng của mỗi cá nhân được phát triển đầy đủ đang là một thách thức chủyếu đối với giáo dục”
Hiện nay, trong ngành giáo dục nước ta vấn đề phát huy tích cực chủ độngsáng tạo của người học được mọi người nhất trí nhưng vấn đề “học sinh là trungtâm” chưa phải là đã được mọi người chấp nhận và được quan niệm một cáchthống nhất
Một số đặc điểm người học
Trước tình trạng đó để phát huy tính tích cực chủ động của người học tacần chú ý đến một số đặc điểm sau:
Về trình độ nhận thức và tâm lý của người học: Đối tượng người họccũng rất đa dạng và phong phú, mỗi lứa tuổi có sự phát triển về tâm sinh lý khácnhau, hoạt động chủ đạo đặc trưng… Chẳng hạn, lứa tuổi học sinh tiểu học thìhoạt động học tập chiếm vai trò chủ đạo, học sinh THCS thì hoạt động giao tiếp lạichủ đạo, đòi hỏi người dạy phải biết tổ chức cuộc sống sư phạm cũng như các tácđộng giáo dục phù hợp mới mang lại hiệu quả thiết thực
Về thái độ người học: Đời sống cảm xúc, tình cảm học sinh khá phongphú và đa dạng, diễn biến tình cảm phát triển theo những thang bậc, độ tuổi củahọc sinh Nếu cảm xúc, tình cảm phát triển mạnh sẽ giúp học sinh say mê với mônhọc, là cơ sở để bồi dưỡng niềm tin, ý chí quyết tâm của người học… Ngược lại,người học có tình cảm tiêu cực thì dễ chán nản, thiếu hứng thú, không kích thíchđược tính tích cực, chủ động, sáng tạo Hiểu rõ đời sống cảm xúc, tình cảm củahọc sinh chính là cơ sở để người dạy điều chỉnh cảm xúc, bồi dưỡng, phát triểntình cảm tích cực cho các em trong quá trình học tập
Về tính cách, năng khiếu: trong một tập thể học sinh luôn có những cánhân với đặc điểm tâm lý riêng, có người rụt rè, nhút nhát; có người mạnh dạn,năng nổ, nhiệt tình, cần cù, chịu khó; có người rất mạnh về mặt này, yếu về mặtkhác…Vì vậy hiểu rõ tính cách, năng khiếu học sinh sẽ giúp giáo viên biết cách tổ
Trang 14chức lớp học, xây dựng lực lượng nòng cốt, cá nhân điển hình tiên tiến thúc đẩytập thể lớp phát triển.
Về động cơ học tập của người học: Động cơ chính là động lực bên trongcủa mỗi con người, tính tích cực bên trong người học được biểu hiện thông quahành vi, thái độ và việc làm của họ Vì thế, chỉ khi nào xác định được động cơ họctập đúng đắn thì mỗi chúng ta mới có thái độ và phương pháp học tập đúng đắn,khoa học Chỉ có động cơ đúng đắn trong học tập mới tạo ra động lực mạnh mẽthúc đẩy người học phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đạt kết quả tốtnhất Do vậy ngay từ đầu phải quán triệt và xác định rõ mục tiêu yêu cầu đào tạocủa khoá học, nhận thức rõ những thuận lợi và khó khăn sẽ gặp phải, cùng với đó
là những nhiệm vụ phải giải quyết trong quá trình học tập Trên cơ sở đó hìnhthành động cơ, thái độ học tập đúng đắn, có ý chí và quyết tâm cao khắc phục mọikhó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ khoá học
Một số biện pháp nâng cao tính tích cực của người học
Trên cơ sở đó chúng ta đưa ra một số biện pháp thúc đẩy tính chủ động tíchcực của người học:
Nêu nên tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học
Nội dung dạy học phải mới nhưng không được xa dời thực tiễn gắn liềnvới người học
Người dạy sử dụng nhiều phương pháp dạy học đa dạng tạo nên hứngthú cho người học
Sử dụng các phương tiện dạy học
Thường xuyên kiểm tra đánh giá người học
Vì vậy, nghiên cứu người học để giúp học sinh nhanh chóng thích ứng
và sớm góp phần phát triển đời sống xã hội, chăm lo phát triển tiềm năng của mỗicá nhân đồng thời cũng phải tổ chức cho học sinh hoạt động trong môi trường tậpthể trên cơ sở tôn trọng tính cách của mỗi cá nhân Việc đó không chỉ còn có ý
Trang 15nghĩa ngay trong quá trình học tập ở nhà trường mà còn chuẩn bị cho người họcđóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước sau này, cũng như chuẩn bị cho tiền đồcủa người học.
2.2.2 Nghiên cứu hoạt động học
Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời đại côngnghệ thông tin Đặc biệt là sự đòi hỏi ngày càng cao đối với con người về trình độ,năng lực và chuyên môn…phù hợp yêu cầu phát triển của xã hội Để đáp ứng yêucầu đó đòi hỏi xã hội phải đào tạo nên những con người năng động, sáng tạo màđiều đó bắt đầu từ nhà trường, một môi trường giáo dục có tổ chức Nhà trường lànơi đào tạo những nhân tài cho đất nước Hiện nay chúng ta hay được nghe về đổimới giáo dục đổi mới phương pháp dạy học Nhưng đặc biệt là vấn đề học sinhkhông tích cực trong học tập, điều này thật khó để đào tạo nên những người năngđộng, chủ nhân tương lai của đất nước Vì vậy nghiên cứu hoạt động học nhằmphát huy tính chủ động tích cực học tập của người học Vì vậy nghiên cứu hoạtđộng học ta phải nghiên cứu những vấn đề sau:
- Khái niệm hoạt động học
- Đặc điểm, đối tượng, chức năng, cấu trúc hoạt động học
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hoạt động học
- Một số hoạt động học điển hình
Trước hết ta khẳng định hoạt động học là hoạt động của học sinh
Vậy để hiểu hoạt động học là gì? Ta phải hiểu khái niêm “ học” và “hoạtđộng học”
Học và hoạt động học
Dưới góc độ tâm lý thì khái niệm “học” dùng để chỉ việc học diễn ra theophương thức hằng ngày, nghĩa là học theo lao động, vui chơi, kinh nghiệm Hoạtđộng này mang lại cho con người những tri thức tiền khoa học, hình thành đượcnhững năng lực thực tiễn, trực tiếp do kinh nghiệm hằng ngày mang lại
Trang 16Theo quan niệm truyền thống thì học là trò lĩnh hội kiến thức của thày.Quan điểm này gắn liền với quá trình dạy học ở nước ta từ nhiều năm nay và giờcàng bộc lộ nhiều nhược điểm của nó Ngoài ra còn có một số quan niệm khác vềhọc như:
Học là hoạt động với đối tượng, trong đó học sinh là chủ thể, khái niệmkhoa học là đối tượng để chiếm lĩnh Học là quá trình tự giác, tích cực chiếm lĩnhkhái niệm khoa học dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên (GS.Nguyễn NgọcQuang – Trường ĐHSP I Hà Nội)
Học là quá trình tự biến đổi mình và làm phong phú mình bằng cách chọnnhập và xử lý thông tin lấy từ môi trường xung quanh (GS.TSKH Lâm QuangThiệp)
Khái niệm “hoạt động học” dưới góc độ tâm lý: dung để chỉ hoạt động họcdiễn ra theo phương thức nhà trường – một phương thức học đặc biệt của loàingười(có tổ chức, điều khiển, nội dung và trình tự…) Qua hoạt động học ngườihọc có thể tiếp thu được những tri thức khoa học, những năng lực mới phù hợp vớiđòi hỏi của thực tiễn
Vậy hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởimục đích tự giác để lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những hình thứchành vi và những dạng hoạt động nhất định nhằm phát triển nhân cách của chínhbản thân mình
Đặc điểm và đối tượng của hoạt động học
Đặc điểm
Hoạt động học là hoạt động có đối tương và có ý thức vì đối tượng củahoạt động học là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng với môn học, khoahọc và người học tiếp thu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đó giúp việc hoàn thiệnbản thân và hình thành nên những năng lực làm việc mới cho bản thân Việc tiếpthu này mang tính chủ động, tích cực của chủ thể
Trang 17 Hoạt động học mang lại kết quả làm thay đổi bản thân người học trướcsự thay đổi của môi trường xung quanh Người học tiếp thu những tinh hoa của thếhệ trước và biến nó thành cái của mình để phát triển nhân cách của bản thân
Hoạt động học giúp cho người học có cách tìm hiểu và khám phá sự vậthiện tượng đồng thời cách học của mỗi người sẽ quyết định việc lĩnh hội tri thức
và tích tụ lại trở thành tiền đề để tiếp thu kiến thức mới
Đối tượng
Nếu chủ thể của hoạt động học là người học thì đối tượng mà hoạt độnghọc hướng tới là tri thức Những tri thức đó được người học tiếp thu từ những mônkhoa học khác nhau
Chức năng của hoạt động học
Hoạt động học có chức năng tái tạo các giá trị của xã hội loài người trongmỗi cá nhân Trong hoạt động, người học tiếp thu những kinh nghiệm xã hội – lịch
sử của loài người Chính vì vậy hoạt động học có hiệu quả, người học phải tíchcực tham gia các phương thức hoạt động(như nhận thức, xã hội, văn hóa…), tiếpcận đối tượng học(nội dung tài liệu học) và chuyển hóa cái khách quan thành cáichủ quan cho trong bản thân người học
Cấu trúc của hoạt động học
Mục tiêu học
Trang 18Kết quả học
Một số biện pháp nâng cao hoạt động học
trước tiên chúng ta phải coi trọng vai trò của người giáo viên, giáo viênxây dựng công nghệ dạy học và tổ chức các hoạt động tối ưu của dạy và học
đổi mới phương pháp dạy học nhằm hướng tới phát huy tính tích cực chủđộng, sáng tạo của người học
cần xác định được mục tiêu, nội dung của việc học để từ đó người học sẽcó một phương pháp cụ thể giúp cho việc học có hiệu quả
Một số hoạt động học
Hoạt động học nhóm
Là hoạt động mà người học thảo luận, trao đổi với nhau về nội dung nàođó liên quan tới môn học Thông qua trao đổi, tranh luận mà người học tự rút rakết luận cần thiết
Hoạt động này giúp người học nói ra suy nghĩ của mình tạo điều kiệncho học sinh thể hiện cái tôi của mình ra bên ngoài Mặt khác giúp người họcmạnh dạn và sáng tạo hơn, giúp cho người học học kỹ năng sống và khả năng tưduy
Hoạt động học trên lớp
Người học tham gia học tập các môn học trong chương trình giáo dục
Người học tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống như giáo dục ýthức công dân, văn hóa, thể dục, thẩm mỹ…
Hoạt động học ngoại khóa
Hoạt động học được tổ chức ở bên ngoài lớp học
Người học được tham gia các hoạt động bên ngoài như cào cờ đầu tuần,sinh hoạt lớp, các hoạt động xã hội giúp cho người học tự tin hơn trong giao tiếp,có thêm nhiều kinh nghiệm
Học ở nhà
Học ở nhà là hình thức học tập của người học được tiến hành một cáchtự giác và nỗ lực của bản thân theo một kế hoạch đặt ra
Trang 19 Hoạt động này thường diễn ra ở nhà, thư viện…chủ yếu bằng phươngpháp tự học, tự nghiên cứu
2.2.3 Một số đề tài đã và đang được thực hiện
- Xác định nguyên nhân dẫn đến stress ở học sinh trung học phổ thông ở
Hà Nội và bước đầu đề xuất một số biện pháp giải quyết vấn đề này (QSP.05.01),TS.Trần Văn Tính
- Những biện pháp giúp sinh viên vượt qua rào cản tâm lý trong quá trìnhchuyển sang đào tào tín chỉ (QSP.06.04), PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa
2.3 Nghiên cứu lĩnh vực người dạy và hoạt động dạy
Truyền thống “tôn sư trọng đạo” đã có từ rất lâu đời trong lịch sử của dântộc ta.Trong bất kì giai đoạn lịch sử nào thì người thầy trong xã hội luôn được tônvinh với sự tôn trọng và tin tưởng Trách nhiệm của người thầy chính là đào tạo,rèn luyện, bồi dưỡng con người để họ có tư cách đạo đức phù hợp với chuẩn mực
xã hội, giúp con người tham gia vào đời sống xã hội, từ đó họ góp phần xây dựng
và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh Nhất là trong thời kì hiện nay, thế kỉXXI với sự phát triển của tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, sựnghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì giáo dục đóng một vai trò vôcùng quan trọng bởi nó góp phần đào tạo ra các nhân tài phục vụ cho công cuộcxây dựng tổ quốc.Vì thế trách nhiệm, vai trò của người thầy lại trở nên quan trọnghơn bao giờ hết Cho nên hoạt động nghiên cứu người dạy và hoạt động giảng dạy
là một nhiệm vụ hết sức cần thiết , mang tính thời đại Vậy nghiên cứu lĩnh vựcnày ta phải quan tâm tới những vấn đề nào và tại sao, có những đề tài nào đãnghiên cứu, tính thực tiễn của những nghiên cứu đó ra sao? Tất cả những câu hỏiđó sẽ dần dần được sáng tỏ
2.3.1 Người dạy và những vấn đề liên quan.
Tư cách, phẩm chất đạo đức nhà giáo.
Người giáo viên có nhiệm vụ hết sức thiêng liêng cao cả, không chỉ làmang lại kiến thức cho học sinh mà còn cần phải dạy nhân cách cho học sinh.Tư
Trang 20cách đạo đức của nhà giáo không chỉ ảnh hưởng tới một cá nhân học sinh mà làảnh hưởng tới cả môt thế hệ Giáo viên chính là tấm gương rõ nét nhất để học sinhnhìn vào và học tập Giáo viên phải là người có cái tâm trong sáng, khiêm tốn thậtthà, không ngại hi sinh gian khổ dù có thiếu thốn về cơ sở vật chất, những chínhsách đãi ngộ…nhưng vẫn hết lòng vì học sinh Để được như vậy thì giáo viên phải
là người hết sức yêu nghề, tận tâm với nghề dạy học, có ý thức trách nhiệm vớicông việc Không chỉ yêu nghề mà họ còn có tấm lòng yêu trẻ Người giáo viênluôn coi học sinh như chính người thân của mình, lấy việc dạy học như một niềmhạnh phúc chứ không chỉ là nghĩa vụ của một công việc Gần đây, ta nghe thấy,đọc thấy rất nhiều những sự việc đáng tiếc về tư cách đạo đức của người giáo viên.Giáo viên lợi dụng quyền hành để đánh,lăng mạ, gây khó dễ học sinh rồi nhận hối
lộ để nâng điểm… Phải chăng hiện nay, có một bộ phận giáo viên đang chán nghề
và có biểu hiện suy thoái về đạo đức Bộ phận ấy có đại diên cho toàn bộ bộ mặtcủa ngành giáo dục hay chỉ là hiên trạng con sâu bỏ rầu nồi canh.Ta hãy thử phântích nguyên nhân tại sao? Theo một trong những công bố của Quỹ Hòa bình vàPhát triển Việt Nam về đề tài nghiên cứu "Giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồidưỡng giáo viên phổ thông" thì “mỗi giáo viên phổ thông phải làm tới 10 đầu việc,thời gian lao động 60-70 giờ/tuần, trong khi có đến 50% giáo viên được hưởnglương dưới mức bình quân" Tức là khối lượng công việc của người dạy là rất lớnnhưng thu nhập của học lại quá ít Hơn nữa giáo viên chịu rất nhiều áp lực từ họcsinh, phụ huynh, cán bộ quản lí giáo dục Nghề không nuôi đủ sống bản thân, áplực công việc,… xu hướng tất yếu sẽ xảy ra là những giáo viên chán nghề và có sựsuy thoái về đạo đức PGS.TS Vũ Trọng Rỹ ﴾Viện Khoa học giáo dục﴿đã có mộtcuộc điều tra 500 giáo viên với câu hỏi rằng “ Nếu được chọn nghề khác thì bạn cóchọn không?” Kết quả là số giáo viên không còn muốn làm nghề giáo ở cấp tiểuhọc là 40,9%, cấp THCS là 59%, và THPT là 52,4% Một sự thật đáng buồn Phảichăng những chính sách đầu tư cho giáo dục và cho người giáo viên còn chưa thỏađáng Sinh viên sư phạm ra trường rất khó có cơ hội tìm kiếm việc làm, tỉ lệ thấtnghiệp là rất cao.Vấn đề này đặt ra một câu hỏi rất lớn cho các cấp các ngành có
Trang 21chức năng, và cho cả chúng ta, cho cả những giáo viên tương lai Phải làm sao đểchứng tỏ bản lĩnh của mình trước những khó khăn trên, phải làm sao để giữ vữngđược tư cách đạo đức nghề nghiệp để xứng đáng với những mồ hôi công sức đã đổ
ra trong quá trình học tập Đó là một vấn đề mà rất đáng để chúng ta quan tâmnghiên cứu Đã có những đề tài khoa học nào và chúng đã có tính ứng dụng thựctiễn chưa Nếu chưa thì đây là cũng là cơ hội cho chúng ta thảo luận và đưa ranhững ý tưởng, kiến nghị có ích
Trình độ chuyên môn của người giáo viên
Một người giáo viên không chỉ cần có phẩm chất đạo đức chuẩn mực màcòn phải có một trình độ chuyên môn nhất định Ở đây chính là những kiến thứcchuyên môn và kĩ năng nghiệp vụ sư phạm…Xã hội luôn thay đổi, yêu cầu ngườigiáo viên phải luôn luôn trau dồi học hỏi, năng động sáng tạo, nâng cao trình độbản thân Trên tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, đại học khoa học xã hội nhân văn
26 ﴾2010﴿, Gs.Ts Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã đưa ra năm quan niệm về giáo viên chấtlượng cao đó là:
Có năng lực chuyên môn giỏi
Nắm vững và triển khai có hiệu quả khoa học sư phạm vào hoạt độngdạy
Khả năng vận dụng tốt phương pháp dạy học tích cực
Biết sử dụng phương pháp hình thức kiểm tra đánh giá kết quả của họcsinh một cách khách quan, khoa học, công bằng, sáng tạo
Thích ứng với các điều kiện dạy-học, người học khác nhau
Cũng theo Gs.Ts Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì giáo viên ngày nay cần phải cótính sáng tạo, tính làm việc hiệu quả hơn nữa Tính sáng tạo ở đây là nhu cầu họchỏi không ngừng, không nên tự mãn với những gì mình đã có mà phải khôngngừng nâng cao tìm ra những phương pháp mới, dám nghĩ dám làm, đi theo conđường mới không dập khuôn máy móc Và để làm việc có hiệu quả thì theo giáo
Trang 22sư tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Lộc cần có những yêu cầu sau đây Theo chúng tôinhững yêu cầu này chính là những vấn đề mà chúng ta cần nghiên cứu.
Sự hiểu biết về nội dung môn học : không chỉ là nội dung mà còn là sự
liên hệ với thực tế và các môn học khác Ví dụ như khi một giáo viện môn toándạy cho học sinh những kiến thức về xác suất , thống kê thì nên giảng thêm ứngdụng của nó trong y học như tính xác suất bệnh nhân mắc loại bệnh A hay bệnh
B, thống kê xem tỉ lệ mắc từng loại bệnh của một vùng là bao nhiêu đề từ đó cóphương án chữa trị thích hợp Rồi chúng còn có ứng dụng trong các lĩnh vực kinhtế, văn hóa xã hội…
Tri thức sư phạm: giáo viên truyền thụ ý tưởng cho học sinh, có khảnăng nhận biết trình độ nhận thức của học sinh tùy theo kinh nghiệm và bối cảnhcủa từng học sinh Ở đây, chính là cái kĩ năng nghiệp vụ sư phạm của mỗi giáoviên Người thầy phải biết cách truyền đạt kiến thức sao cho học sinh hiểu, biếtnhận ra học sinh tiếp thu tốt hay tiếp thu còn kém để từ đó có phương án điềuchỉnh thích hợp Phải nghiên cứu đối tượng học sinh của mình ví dụ như là miềnnúi, nông thôn hay thành phố Là học sinh lớp chọn, lớp cơ bản hay lớp kém
Tri thức về sự phát triển: giáo viên hình thành nên kinh nghiệm học tậpcho học sinh thông qua sự hiểu biết rõ về nhận thức, tư duy, hành vi, kiến thức vốncó của học sinh, hiểu rõ những phiền toái mà lứa tuổi học sinh mắc phải Có nghĩa
là người giáo viên cần có những hiểu biết về tâm lí học lứa tuổi Ví dụ về lứa tuổihọc sinh THPT, theo các nhà tâm lí học các em có sự mâu thuẫn trong sự đánh giácác chuẩn mực đạo đức, các em có thể rất cứng nhắc tuân theo nhưng đồng thờicũng nghi ngờ tính đúng đắn của nó vì vậy rất cần có những người thầy biết lắngnghe học sinh, đưa ra những lời khuyên bổ ích cho học sinh
Hiểu biết về sự khác biệt: giáo viên cần gần gũi học sinh để tìm ra nhữngđặc điểm khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, gia đình, cộng đồng, quá trình đi họctrước đây… để hình thành nên kinh nghiệm của học sinh Nhận biết được sự khácbiệt có thể nảy sinh từ sự phát triển trí tuệ, có thể ảnh hưởng thuận lợi hoặc tạo
Trang 23khó khăn cho học sinh Một ví dụ dễ hiếu cho trường hợp này khi trong lớp có mộthọc sinh chuyển trường chắc chắn sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ về phong cách học tậpcũng như những sinh hoạt khác so với các bạn ở trong lớp vì vậy người thầy cầnphải giúp đỡ để em đó hòa nhập với tập thể lớp học một cách nhanh chóng và dễdàng.
Hiểu biết về động cơ: Giáo viên có khả năng đề ra nhiệm vụ và phản hồithông tin để khuyến khích, động viên những nỗ lực cố gắng của học sinh tránh gâyáp lực
Có tri thức về việc học tập: Giáo viên có khả năng giúp đỡ, hỗ trợ việchọc tập bằng các phương pháp dạy học khác nhau
Làm chủ được các chiến lược, phương pháp, tổ chức dạy học: Giáo viênnên chú ý tới các mục tiêu đa dạng và sử dụng nhiều phương pháp dạy học khácnhau để trợ giúp phương pháp học tập của học sinh Ví dụ như trong tiết họcchúng ta có thể kết hợp nhiều phương pháp học tập như: phương pháp vấn đáp,phương pháp giảng giải minh họa, phương pháp dạy học bằng giáo cụ trực quan…
Hiểu biết về việc đánh giá học sinh: Giáo viên cần nắm vững việc, hìnhthành và sử dụng công cụ đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của học sinh
Hiểu biết về các nguồn chương trình và công nghệ: Nghĩa là giáo viêncần phải tích cực trau dồi kiến thức của mình không chỉ qua sách giáo khoa màcần phải tham khảo có chọn lọc nhiều nguồn sách khác, nguồn thông tin khácnhau
Am hiểu và đánh giá cao sự cộng tác: Nghĩa là giữa giáo viên và họcsinh phải có sự tương tác với nhau, giáo viên cần gần gũi với các em học sinh đểhiểu hơn học sinh, không chỉ có vậy cũng cần phải trao đổi chuyên môn với cácgiáo viên khác, và có sự thông tin cần thiết với phụ huynh học sinh
Khả năng phân tích và phản ánh trong thực tiễn dạy học: Giáo viên cầnphải biết đánh giá hoạt động dạy của mình, nhận biết mặt tích cực, mặt còn hạnchế để từ đó có những điều chỉnh thích hợp