1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học tại trường đại học hòa bình

104 572 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 796,55 KB

Nội dung

iii MỤC LỤC Lời cảm ơn i Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ii Mục lục iii Danh mục các bảng vi MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6 1.2. Các khái niệm cơ bản 8 1.2.1. Giảng viên 8 1.2.2. Đội ngũ giảng viên 10 1.2.3. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của giảng viên đại học 11 1.2.3.1. Vai trò của giảng viên 11 1.2.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của giảng viên 16 1.2.4. Phát triển và phát triển nguồn nhân lực 17 1.2.5. Quản lý nguồn nhân lực 18 1.2.6. Phát triển đội ngũ giảng viên 19 1.3. Các yêu cầu của việc phát triển đội ngũ giảng viên 21 1.3.1. Đảm bảo về số lượng 22 1.3.2. Đảm bảo về chất lượng 22 1.3.3. Đảm bảo về cơ cấu 22 1.3.4. Những yêu cầu mới đối với đội ngũ giảng viên hiện nay 24 1.3.4.1. Về phương pháp giảng dạy 24 1.3.4.2. Về học hàm, học vị 26 1.3.5. Các nội dung phát triển đội ngũ giảng viên đại học 27 1.3.5.1. Quy hoạch và kế hoạch hóa ĐNGV 27 1.3.5.2. Tuyển dụng 28 1.3.5.3. Sử dụng 28 1.3.5.4. Đánh giá 29 1.3.5.5. Đào tạo, bồi dưỡng 31 1.3.5.6. Chế độ, chính sách đãi ngộ 32 1.3.6. Các phương pháp phát triển ĐNGV 33 1.3.6.1. Phương pháp thuyết phục 33 1.3.6.2. Phương pháp hành chính tổ chức 34 1.3.6.3. Phương pháp tâm lý, giáo dục 34 iv 1.3.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giảng viên 34 1.3.7.1. Người lãnh đạo 34 1.3.7.2. Người học 35 1.3.7.3. Môi trường làm việc và văn hóa tổ chức 36 1.3.7.4. Chương trình 36 Tiểu kết chương 1 37 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH 38 2.1. Khái quát về trường Đại học Hòa Bình 38 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 38 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 39 2.1.3. Loại hình và quy mô đào tạo của trường Đại học Hòa Bình 41 2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy 43 2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên, cán bộ và nhân viên trường Đại học Hòa Bình 46 2.2.1. Số lượng 46 2.2.2. Chất lượng 46 2.2.3. Cơ cấu 47 2.3. Thực trạng công tác phát triền ĐNGV của trường Đại học Hòa Bình 49 2.3.1. Công tác lập kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên 49 2.3.2. Công tác tuyển chọn ĐNGV 51 2.3.3. Công tác sử dụng ĐNGV 52 2.3.4. Công tác đánh giá ĐNGV 53 2.3.5. Công tác đào tạo - bồi dưỡng ĐNGV 55 2.3.6. Công tác thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với ĐNGV 57 2.4. Đánh giá chung về công tác phát triển đội ngũ giảng viên của trường Đại học Hòa Bình 59 Tiểu kết chương 2 63 CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH 64 3.1. Nguyên tắc lựa chọn biện pháp 64 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 64 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 64 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 65 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 65 v 3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Hòa Bình 65 3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác phát triển ĐNGV 65 3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa 65 3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện 66 3.2.2. Lập quy hoạch đội ngũ giảng viên 68 3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa 68 3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện 69 3.2.3. Đối mới công tác tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giảng viên 72 3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa 72 3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện 72 3.2.4. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực cho ĐNGV 75 3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa 75 3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện 76 3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của ĐNGV 79 3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa 79 3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện 79 3.2.6. Cải tiến công tác đánh giá ĐNGV 81 3.2.6.1. Mục đích, ý nghĩa 81 3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện 81 3.2.7. Đảm bảo chế độ, chính sách đãi ngộ và thực hiện các biện pháp thu hút ĐNGV . 82 3.2.7.1. Mục đích, ý nghĩa 82 3.2.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện 83 3.2.8. Xây dựng nhà trường thành tổ chức biết học hỏi, tạo dựng môi trường làm việc “chuyên nghiệp, thân thiện ” 84 3.2.8.1. Mục đích, ý nghĩa 84 3.2.8.2. Nội dung và cách thức thực hiện 85 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp để phát triển đội ngũ giảng viên. 87 3.4. Khảo nghiệm mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 88 Tiểu kết chương 3 90 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 91 1. Kết luận 91 2. Khuyến nghị 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤ LỤC 97 vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội dung Trang Bảng 1.1. Sơ đồ quản lý nguồn nhân lực 19 Bảng 2.1. Tổng số sinh viên trúng tuyển và nhập học trong 5 năm gần đây (hệ chính quy) 42 Bảng 2.2. Thống kê số lượng người tốt nghiệp trong 5 năm gần đây 43 Bảng 2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức hành chính trường Đại học Hòa Bình 45 Bảng 2.4. Kê, phân loại giảng viên cơ hữu theo trình độ, giới tính và độ tuổi 48 Bảng 2.5. Số lượng giảng viên trực tiếp giảng dạy trong 5 năm gần đây 48 Bảng 2.6. Kết quả đánh giá công tác xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV trường Đại học Hòa Bình 49 Bảng 2.7. Kết quả đánh giá công tác tuyển chọn ĐNGV của trường Đại học Hòa Bình 51 Bảng 2.8. Kết quả đánh giá công tác sử dụng ĐNGV của trường Đại học Hòa Bình 52 Bảng 2.9. Kết quả đánh giá công tác đánh giá ĐNGV của trường Đại học Hòa Bình 54 Bảng 2.10. Kết quả đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV của trường Đại học Hòa Bình 55 Bảng 2.11. Kết quả đánh giá công tác thực hiện chế độ, chính sách đối với ĐNGVcủa trường Đại học Hòa Bình 58 Bảng 3.1. Kết quả đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp phát triển ĐNGV trường Đại học Hòa Bình 88 Bảng 3.2. Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp phát triển ĐNGV trường Đại học Hòa Bình 89 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế kỉ XXI là thế kỉ phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ; kỉ nguyên của công nghệ thông tin và tự động hoátruyền thông. Nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ theo xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, từng bước chuyển dần sang nền kinh tế tri thức. Những biến đổi mạnh mẽ ấy đã tác động không nhỏ vào hệ thống các giá trị xã hội, đặc biệt là công tác giáo dục - đào tạo. Giải quyết thế nào cho hài hoà mối quan hệ giữa sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ với sự thích ứng chậm của Để giáo dục - đào tạo đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội để thực sự có được sự phát triển bền vững đang là vấn đề bức thiết của cả loài ngườitất cả các nước. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế QLGD, phát triển đội ngũ giáo viên và CBQL là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp”. Điều đó cho ta thấy, việc đầu tư cho giáo dục để nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao của đất nước đã, đang được Đảng và Nhà nước ưu tiên hàng đầu. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo là chất lượng đội ngũ nhà giáo mà ở bậc đại học chính là trình độ của ĐNGV được thể hiện qua năng lực giảng dạy và NCKH. Trong những năm qua, những yêu cầu của đổi mới giáo dục đại học đã tác động mạnh mẽ đến các trường đại học trong cả nước. Vì vậy, các trường đại học ở nước ta đều có nhiều nỗ lực trong việc phát triển số lượng và nâng cao trình độ của ĐNGV. Trường Đại học Hòa Bình có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, NCKH, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của xã Formatted: Not Highlight 2 hội theo chuẩn quốc tế. Từ đó, Trường Đại học Hòa Bình định ra mục tiêu cơ bản là xây dựng Trường trở thành một trường đại học theo định hướng nghiên cứu có uy tín trong khu vực, góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước. Để hoàn thành được sứ mạng và mục tiêu của mình, trước hết nhà trường phải xây dựng một đội ngũ nhân lực đủ mạnh đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Đó là đội ngũ CBGD, cán bộ nghiên cứu và CBQL có năng lực, nhiệt tình, những người cùng nghĩ, cùng làm và cam kết gắn bó lâu dài với nhà trường. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ, đặc biệt là ĐNGV đối với sự phát triển của nhà trường, trong những năm gần đây Trường Đại học Hòa Bình đặc biệt quan tâm đến công tác này. Trường đã có những chiến lược và sách lược nhằm đạt mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có đủ phẩm chất tài và đức phục vụ đất nước. Nhà trường đặc biệt chú trọng đến việc phát triển ĐNGV cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Việc phát triển ĐNGV của nhà trường từ khi thành lập đến nay đã đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên, công tác quản lý phát triển ĐNGV của trường chưa hiệu quả. Công tác xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV và công tác đánh giá ĐNGV mới chỉ mang tính hình thức, chưa đi vào thực chất dẫn đến hiệu quả sử dụng đội ngũ chưa cao. Việc quy hoạch và phát triển ĐNGV chỉ mang tính tình thế, tự phát, chưa có lộ trình cụ thể. Điều đó thể hiện rất rõ trong việc thiếu hụt cán bộ giảng dạy ở một số giai đoạn trong quá trình xây dựng và phát triển nhà trường. Hơn nữa, việc phát triển ĐNGV còn nhiều bất cập: số lượng giảng viên về cơ bản được đảm bảo nhưng chất lượng đội ngũ chưa đồng đều và chưa đáp ứng được mục tiêu đào tạo theo yêu cầu phát triển hiện nay của kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhìn chung, ĐNGV của nhà trường có thế giới quan khoa học, có trình độ học vấn, chuyên môn và năng lực giảng dạy tốt. Nhiều giảng viên được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn ở nước ngoài tại các trường đại học danh tiếng của thế giới. Nhưng hiện nay, ĐNGV của nhà trường, đặc biệt ĐNGV trẻ, bản lĩnh chính trị, lý tưởng đào tạo thế hệ sinh 3 viên trẻ, lòng nhiệt huyết với nghề nghiệp và sự say mê trong công tác giảng dạy, NCKH còn thiếu. Thêm vào đó, thái độ làm việc thiếu sự cầu tiến, họ luôn tự cao, tự phụ. Trong khi đó, nghề nghiệp của người giảng viên đòi hỏi phải có những chuẩn mực cao về xã hội và đạo đức, là tấm gương tốt cho sinh viên nhưng thực tế khả năng giáo dục sinh viên ở ĐNGV trẻ còn rất non nớt, thiếu kinh nghiệm. Vì vậy, phát triển ĐNGV luôn là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm. Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Hòa Bình” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng ĐNGV và công tác phát triển ĐNGV của trường Đại học Hòa Bình, đề xuất một sốcác biện pháp phát triển ĐNGV để nhà trường nhanh chóng có được ĐNGV đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu nhằm từng bước phát triển nhà trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, ngang tầm với khu vực và thế giới đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay của ngành giáo dục và của xã hội. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về Công tác phát triển ĐNGV - Khảo sát, đánh giá thực trạng cCông tác phát triển ĐNGV trường Đại học Hòa Bình. - Đề xuất một sốcác biện pháp nhằm phát triển ĐNGV trường Đại học Hòa Bình. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: ĐNGV của trường Đại học Hòa Bình. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Công tác phát triển ĐNGV của trường Đại học Hòa Bình. 4 5. Câu hỏi nghiên cứu - Nội dung, quy trình, phương thức phát triển ĐNGV của Trường Đại học Hòa Bình hiện nay? - Biện pháp nào có thể được sử dụng để có thể đẩy mạnh công tác phát triển ĐNGV và đem lại hiệu quả cao? 6. Giả thuyết khoa học Nếu vận dụngsử dụng đồng bộ các biện pháp phát triển ĐNGV được đề xuất trong luận văn thì có thểsẽ nâng cao hiệu quả công tác phát triển ĐNGV đưa chất lượng ĐNGV lên một tầm cao mới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và NCKH, tạo động lực phát triển và ưu thế cạnh tranh tại trường Đại học Hòa Bình 7. Phạm vi nghiên cứu - Luận văn tập trung nghiên cứu công tác phát triển ĐNGV trường Đại học Hòa Bình. - Khảo sát và sử dụng số liệu trong vòng 5 năm hoạt động, từ năm 2008 đến năm 2013. 8. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu về công tác phát triển ĐNGV để phân tích, tổng hợp các vấn đề lý luận và kế thừa các nghiên cứu đã có. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi, tổng kết kinh nghiệm, tham vấn chuyên gia. - Phương pháp xử lý thông tin: Xử lý số liệu bằng thống kê toán học SPSS để xử lý và phân tích các dữ liệu, các thông tin trong quá trình nghiên cứu, điều tra, thu thập từ các phương pháp trên. - Viết báo cáo tổng kết đánh giá, so sánh và đề xuất 9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 9.1. Ý nghĩa lý luận 5 Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về công tác phát triển ĐNGV của các trường đại học. 9.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn đánh giá được thực trạng ĐNGV và công tác phát triển ĐNGV của Trường để từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển ĐNGV của Trường đáp ứng yêu cầu mới trong giai đoạn hiện nay của Trường, của ngành giáo dục và của xã hội. 10. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên. Chương 2: Thực trạng đội ngũ giảng viên và công tác phát triển ĐNGV của trường Đại học Hòa Bình. Chương 3: Các biện pháp phát triển ĐNGV trường Đại học Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay.đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Hòa Bình. Formatted: Justified, Indent: Left: 0", First line: 0.5", Right: 0" Formatted: Font: Not Bold Formatted: Font: Not Bold Formatted: Font: Not Bold Formatted: Font: Not Bold Formatted: Font: Not Bold Formatted: Font: Not Bold Formatted: Font: Not Bold 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Thế kỷ XXI là thế kỷ của khoa học công nghệ, của nền kinh tế tri thức mà ở đó vai trò của giáo dục - đào tạo có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển toàn diện của mỗi quốc gia trong quá trình hôi nhập và toàn cầu hóa. Nhận thức rõ điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều đường lối, chính sách phát triển giáo dục, tăng cường đầu tư cho giáo dục, xem đây là mũi nhọn quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH - HĐH: “Phát triển giáo dục đào tạo là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Trong hệ thống các đường lối, chính sách phát triển giáo dục, đầu tư xây dựng và quản lý phát triển đội ngũ nhà giáo có vai trò đặc biệt quan trọng. Với vị trí, vai trò chủ đạo của mình, đội ngũ nhà giáo phải được thừa hưởng tất cả những chính sách, ưu tiên của Nhà nước, phải được nghiên cứu đổi mới theo những thay đổi của nền giáo dục. Trong những năm gần đây, nhiều nghị quyết, đề án, giải pháp nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo ở các cấp học, bậc học đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi như: - Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục giai đoạn 2005-2010” ban hành theo Quyết định số 09/2005/QĐ- TTg ngày 11 tháng 01 năm 2005 của Thủ tướng chính phủ. - Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006- 2020. Ở các trường đại học, cao đẳng cũng có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về xây dựng, quản lý phát triển ĐNGV như tác giả Nguyễn Đức Toàn với nghiên cứu “Những biện pháp phát triển ĐNGV tại Trường Cao đẳng Sư [...]... nghiên cứu đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Hòa Bình với mong muốn đưa ra được một số biện pháp có hiệu quả phù hợp nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV của Trường đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới 1.2 Các khái niệm cơ bản 1.2.1 Giảng viên Trong bối cảnh của giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay,... chủng loại việc làm - Mở rộng quy mô việc làm - Phát triển tổ chức - Đãi ngộ 1.2.6.4 Phát triển đội ngũ giảng viên 1.2.4.1 Phát triển đội ngũ giảng viên Phát triển đội ngũ là phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng, đảm bảo cơ cấu đội ngũ, là việc tạo ra các giá trị mới cho đội ngũ để đội ngũ được thay đổi, hoàn thiện theo một chiều hướng tích cực Phát triển có thể coi là trọng tâm của công tác quản... đảm bảo chất lượng AUN (AUN-QA guidelines) đặt ra các tiêu chí để đảm bảo chất lượng cán bộ giảng dạy Chúng ta phải xem lại rằng trường đã đáp ứng được các tiêu chí này tới mức độ nào Vì thế, chúng ta phải nhìn lại lực lượng cán bộ (số lượng) và chất lượng bằng cấp chuyên môn của họ 1.3 Các yêu cầu của việc phát triển đội ngũ giảng viên Phát triển đội ngũ là phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng, ... chuẩn; - Giảng viên cao cấp: 320 giờ chuẩn Chất lượng: Chất lượng của trường /khoa không chỉ dựa vào chương trình đào tạo, mà còn phải dựa vào chất lượng của giảng viên Chất lượng của giảng viên bao gồm trình độ bằng cấp chuyên môn, thành thạo về môn học, kinh nghiệm, kỹ năng giảng dạy và đạo đức nghề nghiệp Cán bộ giảng dạy bao gồm tất cả giáo sư, giảng viên, giảng viên thỉnh giảng cả bán thời gian và toàn... độ đạt chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ trở lên Trường hợp đặc biệt ở một số ngành chuyên môn đặc thù do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định [20, tr.23.] Giảng viên: Đối với giảng viên, viên chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường Đại học hoặc Cao đẳng, yêu cầu về trình độ bao gồm:... giúp cho người giảng viên có thêm góc nhìn về mình Từ đó, giảng viên tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo sinh viên Đánh giá giảng viên thông qua đồng nghiệp: Hoạt động chuyên môn và NCKH của giảng viên chủ yếu diễn ra tại tổ bộ môn, tại các khoa đào tạo Vì vậy, trưởng phó các khoa đào tạo, trưởng phó các bộ môn và các đồng nghiệp... viên cao cấp: Giảng viên cao cấp là viên chức có chuyên môn cao nhất đảm nhiệm vai trò chủ trì, tổ chức chỉ đạo, thực hiện giảng dạy và đào tạo bậc đại học và sau đại học, chuyên trách giảng dạy về một chuyên ngành đào tạo ở trường đại học Đây là đội ngũ nòng cốt trong quá trình giảng dạy, giữ vai trò chủ đạo trong công tác chuyên môn và đảm nhiệm các công việc đòi hỏi có chuyên môn và nghiệp vụ cao, ... giáo dục và đào tạo Thứ hai, về cơ cấu trình độ đào tạo: là sự phân định giảng viên theo tỷ trọng trình độ đào tạo như: cao đẳng, đại học, sau đại học, bố trí giảng viên cho phù hợp với cơ cấu và có kế hoạch đào tạo nâng chuẩn theo yêu cầu chung của mạng lưới các trường đại học Thứ ba, về cơ cấu độ tuổi: xác định cơ cấu ĐNGV theo từng nhóm tuổi để phân tích thực trạng cũng như chiều hướng phát triển của... trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo, cụ thể là chất lượng của sản phẩm đầu ra đáp ứng những yêu cầu của sự phát triển kinh tế- xã hội trong thời đại ngày nay Với vai trò quan trọng như vậy của đội ngũ giảng viên đã trở thành một đòi hỏi tất yếu là các trường Đại học, Cao đẳng phải xây dựng một đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, năng lực giảng dạy tốt, tận tâm với nghề nghiệp,... sự giảng viên theo quy định hiện hành - Có ít nhất hai chứng chỉ bồi dưỡng sau đại học: chương trình chính trị, triết học nâng cao cho nghiên cứu sinh và cao học, chứng chỉ những vấn đề cơ bản về tâm lý học và lý luận dạy học ở bậc đại học - Sử dụng được một ngoại ngữ trong chuyên môn ở trình độ B Giảng viên chính: Giảng viên chính là viên chức chuyên môn đảm nhiệm vai trò chủ chốt trong giảng dạy và . THỰC TRẠNG TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH 38 2.1. Khái quát về trường Đại học Hòa Bình 38 2.1.1. Quá. tác phát triển đội ngũ giảng viên của trường Đại học Hòa Bình 59 Tiểu kết chương 2 63 CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN. phát triển đội ngũ giảng viên. Chương 2: Thực trạng đội ngũ giảng viên và công tác phát triển ĐNGV của trường Đại học Hòa Bình. Chương 3: Các biện pháp phát triển ĐNGV trường Đại học Hòa Bình

Ngày đăng: 05/07/2015, 21:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w