Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học tại trường đại học hòa bình (Trang 38)

1.3.7.1. Người lãnh đạo

Trong bất kỳ tổ chức nào, người lãnh đạo có một vị trí đặc biệt quan trọng. Người lãnh đạo không chỉ là người đứng đầu một tổ chức, có vai trò dẫn dắt, định hướng, chỉ đạo mà còn xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong cùng một tập thể cùng vận hành theo một hệ thống nhất định. Người lãnh đạo cần có “đạo” để “lãnh” và có con đường và hiểu con đường (đạo) để có thể nhận lãnh trách nhiệm dẫn dắt đội ngũ. Người lãnh đạo phải biết dùng tài năng, phẩm chất của mình để kêu gọi, lôi kéo những người dưới quyền đi theo mình, hướng tới thực hiện mục tiêu chung của tổ chức, biết liên kết giữa các bộ phận trong tổ chức và giữa tổ chức với hệ thống bên ngoài. Người lãnh đạo nhà trường phải đánh thức tiềm năng của giảng viên thành khả năng, rèn luyện khả năng thành kỹ năng và tích hợp kỹ năng tỏa sáng

thành tài năng.

Trước đây, lãnh đạo nhà trường không chú trọng nhiều đến bằng cấp, học hàm, học vị của ĐNGV mà mình quản lý. Vì vậy, nhiều năm liền, ĐNGV của nhà trường không đầu tư thích đáng cho đào tạo, tự đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng học hàm, học vị của mình. Những năm gần đây, lãnh đạo trường Đại học Hòa Bình đã ưu tiên đào tạo và nghiên cứu khoa học, đây là bản chất cốt lõi của trường đại học, cái làm nên giá trị đại học và tinh thần đại học để đào tạo “nguồn nhân lực chất lượng cao” và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ xã hội. Từ đó, lãnh đạo nhà trường có chính sách động viên, khuyến khích ĐNGV của nhà trường tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu mới của nhà trường và của toàn xã hội. Đồng thời, người lãnh đạo cũng cần có các biện pháp quản lý thích hợp để tạo động cơ, khơi dậy niềm đam mê giảng dạy, NCKH để ĐNGV cải thiện bằng cấp, nâng cao học hàm, học vị hiện có. Như vậy, vị thế và thương hiệu của trường Đại học Hòa Bình mới được giữ vững và được khẳng định.

1.3.7.2. Người học

Bên cạnh yếu tố người lãnh đạo, người học cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển ĐNGV. Thứ nhất, hiện tại trình độ “đầu vào” của sinh viên Đại học Hòa Bình tương đối thấp. Thứ hai, một xu hướng mới của giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay là đào tạo nhân lực theo các chuẩn đầu ra, theo tiếp cận năng lực, có nghĩa là sinh viên tốt nghiệp đại học phải đạt được các chuẩn tri thức và kỹ năng quy định: phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực, có kiến thức, thái độ và kỹ năng đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động. Vì vậy, ĐNGV của trường Đại học Hòa Bình cũng phải thay đổi tư duy, thay đổi cách nhìn về thế giới xung quanh để có những thay đổi phù hợp trong cách giáo dục, cách dạy thế hệ trẻ. Giáo dục đại học yêu cầu sinh viên ra trường phải đạt chuẩn. Vậy, ĐNGV của nhà trường cũng phải tự đào tạo - bồi dưỡng và được đào tạo - bồi dưỡng để tự hoàn thiện bản thân sao cho năng lực sư phạm giảng dạy và chuyên môn được đào tạo ít nhất phải đạt

chuẩn hoặc trên chuẩn theo quy định.

1.3.7.3. Môi trường làm việc và văn hóa tổ chức

Môi trường làm việc có vai trò quyết định một phần đến việc phát triển ĐNGV, nó bao gồm môi trường trí tuệ, môi trường vật chất, môi trường tâm lý và môi trường xã hội. Người giảng viên sẽ có động lực nếu làm việc trong một cơ sở giáo dục đại học có điều kiện vật chất tốt, trang thiết bị và phương tiện dạy học hiện đại tạo cảm giác thoải mái trong giờ lên lớp, đảm bảo yêu cầu giảng dạy và NCKH. Văn hóa tổ chức của trường Đại học Hòa Bình đang triển khai xây dựng là tổ chức biết học hỏi, thân thiện, lề lối công tác chuyên nghiệp, trách nhiệm, tiếp cận theo hướng văn hoá chất lượng, hiệu quả, đảm bảo sản phẩm đầu ra đạt chất lượng cao. Điều đó đòi hỏi ĐNGV của nhà trường phải phát huy tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp trong công tác giảng dạy cũng như trong NCKH.

1.3.7.4. Chương trình

Chương trình đào tạo của trường Đại học Hòa Bình được xây dựng theo các quy định hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; có sự tham khảo chương trình đào tạo của các trường đại học có uy tín trong nước hoặc trên thế giới; có sự tham gia của các nhà khoa học chuyên môn, giảng viên, cán bộ quản lý, đại diện của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, nhà tuyển dụng lao động và người đã tốt nghiệp.

Năm đầu tiên trương chỉ có 03 khoa đào tạo 04 ngành đại học. Đến năm học 2013-2014 trường Đại học Hòa Bình đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo 11 ngành Đại học, 10 ngành Cao đẳng, 10 ngành liên thông CĐ-ĐH và 5 ngành liên thông TCCN-ĐH. Trường đã xây dựng chương trình cho tất cả các ngành được phép đào tạo. Các bộ chương trình được xây dựng theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo có đầy đủ các nội dung đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu chuẩn về kiến thức và kỹ năng, được thiết kế một cách có hệ thống, có mục tiêu rõ ràng, có cấu trúc hợp lý.

Chương trình thiết kế mềm dẻo, có nhiều môn lựa chọn giúp nâng cao khả năng chọn lựa các môn học phù hợp hơn cho khóa đào tạo hiện thời; Các thông tin chi tiết cho người học đã được cung cấp đầy đủ.

Ngay từ năm đầu trường đã thực hiện yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo từng bước tổ chức chuyển đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ. Các chương trình đã được chuyển đổi sang học chế tín chỉ từ năm 2011. Các ưu việt của học chế tín chỉ đã được khai thác, tạo nhiều thuận lợi cho người học.

Các bộ chương trình được thiết kế có tính liên thông, tạo nhiều thuận lợi cho sinh viên trong việc học hai ngành cùng nhóm ngành. Có quan tâm đến sự liên thông giữa Đại học và Cao đẳng, giữa Đại học và TCCN, đảm bảo yêu cầu để sinh viên tốt nghiệp có thể tham dự thi vào học bậc sau đại học.

Tiểu kết chương 1

Toàn bộ Chương 1 đã nói về cơ sở lý luận về phát triển ĐNGV. Tác giả đã trình bày các khái niệm, yêu cầu, nội dung và đặc điểm phát triển ĐNGV trong các cơ sở giáo dục đại học. Đây là cơ sở lý luận nhằm làm sáng tỏ những vấn đề cần giải quyết của luận văn. Chính cơ sở lý luận của Chương 1 sẽ tạo nền tảng để tác giả khảo sát, phân tích thực trạng ĐNGV và công tác phát triển ĐNGV của trường Đại học Hòa Bình ở Chương 2 một cách hệ thống, khoa học. Từ đó, đề xuất các biện pháp khả thi ở Chương 3 nhằm phát triển ĐNGV của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH 2.1. Khái quát về trường Đại học Hòa Bình

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trường Đại học Hòa Bình là trường đại học tư thục nằm trong hệ thống giáo dục và đào tạo đại học Việt Nam. Trường Đại học Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập theo Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2008. Trường được phép đầu tư xây dựng trên khu đất 60,7 ha tại xã Tiến Xuân, huyện Lương Sơn, Hòa Bình với tổng số vốn đầu tư gần 900 tỷ đồng, dự kiến tiếp nhận khoảng 12.000 sinh viên trong giai đoạn đầu.

Để phục vụ nhu cầu giảng dạy và học tập ngày càng cao, Trường đã nỗ lực xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật. Hiện trường có 7 cơ sở đào tạo trong đó trụ sở làm việc và cơ sở đào tạo chính quy đặt tại Lô CC2 , phố Bùi Xuân Phái, Khu đô thị Mỹ Đình II, Hà Nội và địa điểm quy hoạch tại xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Tại trụ sở chính có 40 phòng học, 5 phòng thực hành máy tính với hơn 200 máy vi tính tương ứng với 5 khoa chuyên ngành. Các phòng học, phòng thực hành, phòng máy tính đều có đèn chiếu, âm thanh, kết nối mạng máy tính,... Các ngành học đều có trang thiết bị chuyên ngành như mô hình, mẫu vật (khoa Mỹ thuật công nghiệp, khoa Kiến trúc – Xây dựng), máy quay, bàn dựng phim (khoa PR), phòng máy thực tập chuyên ngành cho khoa Công nghệ, Khoa Tài chính kế toán. Hội trường có sức chứa 300 sinh viên trang bị đầy đủ máy chiếu, ánh sáng, âm thanh.

- Các phòng chức năng được trang bị đầy đủ hệ thống máy điều hòa, điện thoại, tổng đài có 48 cổng nội bộ và 5 cổng đường điện thoại trực tuyến. Các cán bộ chủ chốt được cung cấp kinh phí sử dụng điện thoại di động, đảm bảo môi trường thông tin phục vụ tốt cho công việc điều hành của Trường.

- Ngay từ những ngày đầu thành lập Trường Đại học Hòa Bình đã xây dựng Website có tên miền là http://hbuniv.edu.vn và đã được nâng cấp nhiều

lần nhằm đáp ứng nhu cầu quảng bá hình ảnh của Trường, đăng tải nhiều thông tin quan trọng cần thiết cho cả cán bộ và sinh viên toàn Trường. Tại mỗi thời điểm, có hàng trăm truy cập online vào Website của Trường.

- Để phục vụ nhu cầu cao cho các hoạt động của Trường cũng như việc dạy và học, nhà trường có hai đường cáp quang riêng biệt: một đường phục vụ dạy, học và nghiên cứu khoa học và một đường dùng cho quản lý. Nhà trường cũng đã triển khai lắp đặt hệ thống Wifi diện rộng miễn phí phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu.

- Trường có Thư viện tương đối hiện đại, tin học hóa tốt, tổ chức theo mô hình thư viện truyền thống kết hợp với thư viện điện tử được kết nối với một số thư viện khác trong nước và trên thế giới; thường xuyên được các thầy cô giáo bổ sung cập nhật và trên 5.000 đầu sách chuyên ngành phục vụ nhu cầu nâng cao kiến thức của sinh viên. Bên cạnh đó, Trường còn trang bị các phòng tự học cho sinh viên và những phòng để sinh viên làm việc nhóm theo đề tài giảng viên đưa ra.

Trường Đại học Hòa Bình qua 7 năm hoạt động đang hướng tới một

mô hình đại học tư kiểu mẫu. Để đảm bảo chất lượng đào tạo, Trường đã chú

trọng 3 giải pháp: i) Môi trường thuận lợi cho giáo dục, cơ sở vật chất đầy đủ; ii) Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và tâm huyết với sự nghiệp trồng người; iii) Chương trình và ngành nghề đào tạo luôn được cập nhật và điều chỉnh để được hiện đại hoá, đáp ứng nhu cầu việc làm trong xã hội và nhu cầu hiểu biết của sinh viên.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

Trường Đại học Hòa Bình định hướng phân tầng là trường ứng dụng, thực hành. Trường thực hiện mục đích đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực theo yêu cầu xã hội trong các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Tài chính - Ngân hàng, Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Dịch vụ cộng đồng và một số lĩnh vực mũi nhọn khác nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Với

luyện cho thế hệ trẻ thành đạt trên con đường lập nghiệp. Nhà trường quyết tâm phấn đấu trở thành trường tư thục phi lợi nhuận kiểu mẫu.

Trường hoạt động theo luật giáo dục, luật giáo dục Đại học, Điều lệ trường đại học và theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường Đại học tư thục. Trường không đặt mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận lên hàng đầu mà mục tiêu trên hết là chất lượng giảng dạy, học tập, vì sự tiến bộ của người học, đặc biệt là ưu tiên con em các gia đình nghèo và dân tộc thiểu số.

Trong thời đại của sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của kinh tế thị trường thì: phải làm cho người học biết rằng mục tiêu của việc học tập ở bậc đại học không đơn thuần chỉ là có một tấm bằng để xin việc. Cần phải học để biết cách đối mặt với những thách thức nảy sinh trong xã hội luôn thay đổi và phức tạp, biết cách hòa nhập với cộng đồng luôn hợp tác và đổi mới, biết cách phát hiện và nắm bắt kịp thời những cơ hội luôn xuất hiện và qua đi một cách nhanh chóng, biết nuôi dưỡng những hoài bão để đạt tới những thành công trong cuộc sống và bao trùm lên tất cả là học để làm người, trở thành một công dân gương mẫu trong xã hội Việt Nam với lý tưởng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Với triết lý giáo dục đó, trường Đại học Hòa Bình quyết tâm xây dựng,

khẳng định bản sắc và thương hiệu Đại học Hòa Bình, cam kết đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao về trí tuệ, bản lĩnh và sức sáng tạo. Trở thành một địa chỉ tin cậy về giáo dực đại học cho thế hệ trẻ. Trang bị cho sinh viên một hành trang vào đời tốt nhất: chuẩn đào tạo, chuẩn nghề nghiệp, tạo cơ hội cho sinh viên tiếp xúc với doanh nghiệp và làm cộng tác viên cho các doanh nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà Trường.

Trường Đại học Hòa Bình đã và đang thực hiện chương trình đổi mới mạnh mẽ trong công tác quản lý, công tác đào tạo theo các tiêu chí sau:

- Hiện đại, hiệu suất và hiệu quả, học tập có sáng tạo theo mô hình các đại học tư thục trên thế giới;

- Linh hoạt đáp ứng những biến động nhanh chóng của thị trường và nhu cầu xã hội về nhân lực, nghề nghiệp và học tập;

- Không xa rời bản chất phi lợi nhuận của giáo dục;

- Phát huy tối đa năng lực, trách nhiệm và sự sáng tạo của các đơn vị, tổ chức và mỗi cá nhân trong nhà trường, tạo dựng uy tín của nhà trường trong xã hội, tạo sự gắn bó, gắn kết trong nội bộ Trường trên cơ sở hài hòa lợi ích chung và lợi ích riêng, giữa tập thể và cá nhân, giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.

Với lợi thế lớn nhất của nhà Trường là Hội đồng Quản trị năng động và có tinh thần trách nhiệm rất lớn đối với giáo dục và đào tạo. Ban giám Hiệu là những nhà khoa học, nhà giáo tâm huyết và có rất nhiều ý tưởng về phát triển giáo dục ngoài công lập, có hoài bão xây dựng một Trường đại học tư theo mô hình tiên tiến trên thế giới với tầm nhìn chiến lược Thương hiệu chỉ đến từ chất lượng thực.

2.1.3. Loại hình và quy mô đào tạo của trường Đại học Hòa Bình - Các loại hình đào tạo - Các loại hình đào tạo

Có Không

Chính quy 

Không chính quy 

Từ xa 

Liên kết đào tạo với nước ngoài 

Liên kết đào tạo trong nước 

Các loại hình đào tạo khác: Chưa có

- Quy mô đào tạo: Sau 5 năm hoạt động đào tạo, số sinh viên của Trường theo học các hệ đã tăng từ 240 đến khoảng 3000 sinh viên, sinh viên của Trường đến từ 61/64 tỉnh, thành trong cả nước. Số sinh viên khá, giỏi các khoá bình quân 44%. Hoạt động đào tạo của Trường cũng được mở rộng hàng năm, năm đầu tiên Trường chỉ có 3 khoa đào tạo 4 ngành học. Năm học 2012- 2013 là khóa thứ 5 của Trường với 11 ngành đào tạo trình độ đại học chính

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học tại trường đại học hòa bình (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)