Công tác sử dụng ĐNGV

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học tại trường đại học hòa bình (Trang 56)

Điều tra về thực trạng công tác sử dụng ĐNGV của trường Đại học Hòa Bình, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.8. Kết quả đánh giá công tác sử dụng ĐNGV của trường Đại học Hòa Bình

Mức độ đánh giá Số lượng Tỉ lệ (%)

Tốt 25 19,7

Tương đối tốt 102 80,3

Chưa tốt 0 0

Qua khảo sát, 19,7% ý kiến được hỏi đánh giá rằng việc sử dụng ĐNGV tốt; 80,3% tương đối tốt và không có ý kiến nào đánh giá chưa tốt.

Thực tế, công tác bố trí, sử dụng ĐNGV của nhà trường tương đối hợp lí, “đúng người”, “đúng việc”, “đúng chỗ”, “đúng lúc”, đúng chuyên môn, đúng khả năng. Việc phân công giảng viên phù hợp theo cơ cấu ngành đào tạo của từng khoa, của từng bộ môn. ĐNGV được bố trí giảng dạy phù hợp với sở trường và năng lực, đáp ứng đúng các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ theo qui định, đảm bảo tốt nhiệm vụ đào tạo giảng dạy và NCKH. Việc bổ nhiệm các giảng viên giữ chức vụ Trưởng phó bộ môn, Trưởng phó các khoa đào tạo đều được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên năng lực quản lý và chuyên ngành đào tạo của từng giảng viên. Điều đó, một phần giúp nhà trường khai thác được tiềm năng, thế mạnh, phát huy hết năng lực, sở trường của từng giảng viên mà còn tạo được một môi trường làm việc vui vẻ, thoải mái, tạo sự an tâm trong công tác, nhiệt tình trong giảng dạy, năng động trong cách xử lý các tình huống ở từng giảng viên. Từ đó, các giảng viên sẵn sàng hỗ trợ, bổ sung cho nhau cùng tiến bộ, hạn chế được những khiếm khuyết, phát huy mặt mạnh để ĐNGV hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn. Tuy nhiên, trong 1-2 năm trở lại đây, tình trạng phân công giờ dạy cho giảng viên trẻ được phân bổ chưa đều, có một số giảng viên thiếu giờ dạy, một số lại thừa giờ . Vì vậy, quỹ thời gian dành cho học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và NCKH bị hạn chế. Hơn nữa, việc bố trí giờ dạy cho giảng viên chưa tính đến hoàn cảnh cá nhân của từng người trong giai đoạn nuôi con nhỏ, ốm đau, hoàn cảnh gia đình, nhà xa cơ quan cũng ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng giảng dạy. Trước áp lực công việc, một số giảng viên trẻ đã phải xin thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học tại trường đại học hòa bình (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)