1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Quản lý nhà nước về phát triển du lịch tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh

104 916 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 207,8 KB

Nội dung

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Từ khi có chủ trương đổi mới của Đảng, cùng với những thành tựu đạtđược trong lĩnh vực kinh tế, hoạt động du lịch cũng có những

Trang 2

HÀ NỘI, NĂM 2016

Trang 3

Tác giả xin cam đoan luận văn: “Quản lý nhà nước về phát triển du lịch tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh” này là công trình nghiên cứu khoa học,

độc lập của tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Doãn Thị Mai Hương

Các tài liệu tham khảo, số liệu thống kê phục vụ mục đích nghiên cứu côngtrình này được sử dụng đúng quy định, không vi phạm quy chế bảo mật của nhànước Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

Tác giả xin cam đoan rằng những số liệu nêu trên là hoàn toàn đúng sựthật Nếu sai tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phùng Thị Mai

Trang 4

Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu tại Khoa Sau đạihọc Học viện Chính trị Khu vực I và nỗ lực của học viên trong liên hệ, vận dụngkiến thức vào thực tiễn của bản thân để nghiên cứu đề tài.

Để hoàn thành luận văn, ngoài cố gắng của bản thân, học viên đã nhậnđược sự giúp đỡ to lớn và quý báu của mọi người Trước hết em xin chân thànhcảm ơn các thầy, cô giáo Học viện Chính trị Khu vực I đã giảng dạy đầy tận tâmvà trách nhiệm Em cũng xin cảm ơn sâu sắc cô giáo hướng dẫn, TS Doãn ThịMai Hương, trường Đại học Lao động Xã hội- người đã trực tiếp hướng dẫn tậntình cho em trong suốt quá trình làm luận văn

Em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những người thân, bạn bè, đồng nghiệp

đã giúp đỡ để em hoàn thành luận văn của mình

Trang 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI

VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH 7

1.1 Một số khái niệm cơ bản 7

1.1.1 Du lịch 7

1.1.2 Phát triển du lịch 8

1.1.3 Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch 10

1.2 Nội dung quản lý nhà nước về phát triển du lịch 11

1.2.1 Xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về phát triển du lịch và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch ở địa phương 11

1.2.2 Xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch 16

1.2.3 Xây dựng chính sách và kế hoạch phát triển du lịch 17

1.2.4 Tổ chức thực hiện chính sách và kế hoạch phát triển du lịch 19

1.2.5 Thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong phát triển du lịch 20

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển du lịch 20

1.3.1 Môi trường vĩ mô 20

1.3.2 Môi trường ngành 21

1.3.3 Môi trường của địa phương 25

1.4 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tại một số địa phương và bài học kinh nghiệm rút ra 27

1.4.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tại một số địa phương 27

1.4.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Hạ Long 32

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH 34

2.1 Khái quát tiềm năng và hoạt động du lịch tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 34

Trang 6

2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch của thành phố Hạ Long 54

2.2.1 Xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về phát triển du lịch 54

2.2.2 Xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch 57

2.2.3 Xây dựng chính sách và kế hoạch phát triển du lịch 59

2.2.4 Tổ chức thực hiện chính sách và kế hoạch phát triển du lịch 65

2.2.5 Thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong phát triển du lịch 68

2.3 Đánh giá về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 70

2.3.1 Kết quả và nguyên nhân 70

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 74

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH 77

3.1 Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển du lịch ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 77

3.1.1 Xu hướng phát triển du lịch của thế giới và trong khu vực 77

3.1.2 Phương hướng phát triển du lịch ở thành phố Hạ Long 82

3.2 Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý nhà nước đối với du lịch ở thành phố Hạ Long 84

3.2.1 Quy hoạch và xây dựng chiến lược phát triển du lịch 84

3.2.2 Xây dựng các chính sách phát triển du lịch tại Quảng Ninh 85

3.2.3 Đẩy mạnh quảng bá xúc tiến du lịch và hợp tác quốc tế 87

3.2.4 Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển du lịch trong thời đại hội nhập 88

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

Trang 7

ANTT-ATGT An ninh trật tự - An toàn giao thônh

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CSVC-KT Cơ sở vật chất – kỹ kuật

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

KT-XH Kinh tế - xã hội

ODA Hỗ trợ phát triển chính thức

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

UBND - HĐND Ủy ban nhân dân – Hội đồng nhân dân

WTO Tổ chức Thương mại thế giới

Trang 8

Bảng 1 Doanh thu ngành du lịch thành phố Hạ Long giai đoạn 2010-2015 43

Bảng 2 Số lượt khách du lịch đến thành phố Hạ Long 44

Bảng 3 Số lượng khách du lịch tham quan Vịnh Hạ Long so với tỉnh Quảng Ninh 45

Bảng 4 Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống 48

Bảng 5 Trình độ học vấn của nhân viên khách sạn tại Hạ Long 52

Bảng 6 Trình độ kỹ năng cần thiết tính đến năm 2020 52

Biểu 1 Số lượt khách du lịch đến thành phố Hạ Long 44

Biểu 2 Dự báo tăng trưởng số lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới đến 2030 78

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thành phố Hạ Long là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnhQuảng Ninh đồng thời được xác định là một trung tâm của vùng bắc vùng duyênhải Bắc Bộ, có vị trí thuận lợi trong việc phát triển ngành du lịch cũng như cóđiều kiện thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế; đặc biệt Hạ Long có nhiều

cơ hội để phát triển để trở thành một trong những đô thị sầm uất nhất Việt Nam.Trong chiến lược phát triển kinh tế của thành phố Hạ Long, du lịch được xácđịnh là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinhtế khác

Được thành lập từ năm 1993 trên cơ sở thị xã Hồng Gai cũ, Thành phố HạLong nằm trong tam giác phát triển kinh tế Bắc Bộ Hà Nội - Hải Phòng - QuảngNinh, có quan hệ mật thiết về các hoạt động kinh tế, khoa học và văn hoá xã hộivới Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Pḥng, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và venbiển; có mối quan hệ về kinh tế với thị trường quốc tế và khu vực rộng lớn,thông qua khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái tạo nên mối liên quan giao lưu, gầngũi giữa Việt Nam và Trung Quốc Với chiều dài 50km, trên đó có mạng lướiđường bộ, cảng biển lớn đang được mở rộng và phát triển, đặc biệt là cảng nướcsâu Cái Lân giữ vai trò cửa mở lớn ra biển cho cả nước ở phía Bắc, để chuyển tảihàng hoá xuất nhập khẩu, đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các vùng trong cả nướcvà với nước ngoài Đồng thời còn có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải vàhàng không với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Đông Á và thế giới Đâylà một ưu thế đặc biệt của Thành phố Hạ Long

Trong những năm qua, hoạt động du lịch của thành phố Hạ Long khôngngừng phát triển và đạt được nhiều bước tiến quan trọng Chỉ tính riêng năm

2015, tổng khách du lịch đến Hạ Long đạt 5,5 triệu lượt, tăng 11% so với cùng

kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 2,4 triệu lượt, tổng doanh thu đạt 2.805 tỷ đồng.Cùng với đó, Hạ Long tập trung thu hút và thực hiện được các dự án lớn, qua đó

Trang 10

đã góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo bước đột phá trong phát triển dulịch của địa phương Số lượng khách sạn, nhà hàng, du thuyền cao cấp được đưavào hoạt động ngày càng tăng, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành du lịchtrong giai đoạn mới Tính đến nay, Hạ Long có khoảng 595 cơ sở lưu trú du lịch,trong đó có trên 100 khách sạn được xếp hạng từ 1 đến 5 sao; hơn 500 tàu dulịch (trong đó 168 tàu nghỉ đêm) và hơn 600 nhà hàng, điểm mua sắm các loạiphục vụ khách du lịch Các khu vui chơi giải trí, điểm mua sắm thương mại trênđịa bàn thành phố được chú trọng đầu tư phát triển mang tính đặc trưng như:Khu du lịch Tuần Châu, Big C, Vincom Center Hạ Long, dịch vụ thủy phi cơngắm Hạ Long… Đặc biệt, với mục tiêu đưa Bãi Cháy và Tuần Châu trở thànhmột khu vui chơi đẳng cấp quốc tế, Hạ Long đã rất thành công trong việc thu hútđầu tư nhiều dự án lớn, như Hạ Long Marina của Tập đoàn BIM Group với tổngsố vốn đầu tư xấp xỉ 50 triệu USD, khu phức hợp nghỉ dưỡng và du lịch TuầnChâu với tổng số vốn đầu tư 3,5 tỷ USD, Công viên Hạ Long Ocean Park của tậpđoàn Sun Group với tổng số vốn đầu tư 300 triệu USD, Khu nghỉ dưỡng cao cấpHạ Long Vinperl Resort Đảo Rều với số vốn đầu tư 50 triệu USD …

Nhiều năm qua, Hạ Long vẫn là trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh nhưngthực tế du lịch vẫn chưa phải là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển chưa xứngtầm so với tiềm năng, thế mạnh của địa phương Nhận thức về phát triển du lịchcủa một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế, chậm đổi mới, chưatheo kịp với yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế Công tác quản lý nhà nướcchưa theo kịp tốc độ phát triển, sản phẩm du lịch còn ít, chất lượng một số sảnphẩm và dịch vụ du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là đối với các cơ sởlưu trú du lịch đạt chuẩn phục vụ khách; kết cấu hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợcòn thiếu đồng bộ… Đây đang là những thách thức mà du lịch Hạ Long hiện vẫnchưa khắc phục triệt để được

Một trong những chủ đề công tác năm 2016 trong Nghị quyết của BanThường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh là xây dựng thành phố du lịch Hạ Long Đây là

Trang 11

tiền đề quan trọng trong hành trình phấn đấu xây dựng Quảng Ninh cơ bản trởthành tỉnh dịch vụ công nghiệp vào năm 2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộtỉnh lần thứ XIV đã đề ra Để hiện thực hoá mục tiêu này, Hạ Long đã và đang

nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp trên quan điểm phát triển du lịch bền vững, gắnvới việc bảo vệ giá trị tài nguyên và môi trường Trong đó, giải pháp quan trọnghàng đầu là huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng dân cưtrên địa bàn cùng tham gia phát triển du lịch; Tiếp tục đổi mới, nâng cao nănglực quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch, nhất là quản lý hoạt động du lịchtrên Vịnh Hạ Long,… đều phải hướng đến là thành phố du lịch văn minh và hộinhập quốc tế Để góp phần xác định vai trò, nội dung quản lý nhà nước đối vớiphát triển du lịch tại thành phố Hạ Long, từ đó đề xuất phương hướng và giảipháp quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tại thành phố Hạ Long, đây là lý

do tác giả luận văn lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước về phát triển

du lịch tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Từ khi có chủ trương đổi mới của Đảng, cùng với những thành tựu đạtđược trong lĩnh vực kinh tế, hoạt động du lịch cũng có những bước phát triểntoàn diện và giữ được mức tăng trưởng đều đặn qua các năm Số lượng và chấtlượng phục vụ du lịch ngày càng được nâng cao, mức hưởng thụ các loại hìnhthăm quan du lịch bình quân đầu người hàng năm liên tục tăng, từng bước đápứng nhu cầu xã hội Hoạt động du lịch đã góp phần ổn định chính trị, phát triểnvăn hoá và kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đầu tư chiều sâu cho xã hội, tạo tiền

đề cho sự phát triển đất nước nói chung, thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninhnói riêng Vì vậy, vấn đề QLNN về du lịch là nhiệm vụ quan trọng trong pháttriển ngành kinh tế Các nhà khoa học và hoạt động thực tiễn đã quan tâm,nghiên cứu về quản lý du lịch trên địa bàn ở nhiều góc độ khác nhau:

- Hà Thu Quyên (2014) “Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối vớiphát triển du lịch tại Quảng Ninh”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Thương mại Luận

Trang 12

văn đã phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tại QuảngNinh trong thời gian từ năm 2010-2015; đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằmtăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tại Quảng Ninh trong thờigian tới Tuy nhiên, tác giả chưa nghiên cứu vấn đề QLNN về du lịch ở một địaphương cụ thể trong tỉnh Quảng Ninh.

- Nguyễn Thị Thanh Hiền (1995) “Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh

tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Luận văn đã phân tích đặc điểm,vai trò của ngành du lịch trong giai đoạn đầu phát triển nền kinh tế thị trườngViệt Nam, đánh giá thực trạng QLNN về du lịch nói chung và đề xuất những giảipháp nhằm góp phần nâng cao hiệu lực QLNN về du lịch Tuy nhiên, tác giảchưa nghiên cứu vấn đề QLNN về du lịch ở một địa phương cụ thể

Ngoài ra, còn một số bài viết liên quan đến vấn đề phát triển du lịch vàQLNN về du lịch, cụ thể như sau:

- Trần Xuân Ảnh (2007), "Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường du lịch", Tạp chí Quản lý nhà nước, số 132.

- Vũ Khoan (2005), “Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2010”, Tạp chí Du lịch, số 11.

- Võ Thị Thắng (2001), "Tăng cường quản lý nhà nước để du lịch Việt Nam phát huy vai trò ngành kinh tế mũi nhọn", Tạp chí Quản lý nhà nước, số 7(66).

- Hoàng Anh Tuấn (2007), “Du lịch Việt Nam - Thành tựu và phát triển”,

Tạp chí Quản lý nhà nước, số 133

Như vậy, chưa có tác giả nào tiến hành nghiên cứu sâu quản lý nhà nước

về phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Do vậy,việc nghiên cứu đề tài quản lý nhà nước về phát triển du lịch trên địa bàn thànhphố Hạ Long là vấn đề mà thực tiễn đòi hỏi, cần có những nghiên cứu để tìm ragiải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển

du lịch hiện nay trên địa bàn thành phố Hạ Long trong thời gian tới Trong quá

Trang 13

trình nghiên cứu, Luận văn có tiếp thu và kế thừa các thành quả của các côngtrình nghiên cứu đi trước nhằm luận giải những vấn đề thực tiễn đặt ra và hướngđổi mới quản lý Nhà nước về phát triển du lịch của thành phố Hạ Long.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phát triển

du lịch tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch

- Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tại thànhphố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

- Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phát triển dulịch tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tạithành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

+ Về thời gian: nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về phát triển dulịch trong giai đoạn 2010-2015 và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước

về phát triển du lịch thành phố Hạ Long giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020

5 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài, tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Phương pháp phân tích tư liệu và tổng hợp kết quả

- Phương pháp khảo sát thực tế

- Phương pháp điều tra, thăm dò ý kiến

- So sánh, dự báo xu thế phát triển

Trang 14

6 Những đóng góp về mặt khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu thamkhảo và phụ lục, kết cấu của luận văn gồm 03 Chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển du lịch tại thành

phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về

phát triển du lịch tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Du lịch

Hoạt động du lịch đã xuất hiện rất lâu trong lịch sử phát triển của loàingười, song cho đến nay khái niệm du lịch được hiểu khác nhau từ các quốc giakhác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau, như một chuyên gia du lịch đã nhận định

“đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”

Theo Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu trên hai

khía cạnh: Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của

con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắngcảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật Theo nghĩa này, du lịch được

xem xét ở góc độ cầu, góc độ người đi du lịch Thứ hai, du lịch là một ngành

kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiênnhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêmtình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình;

về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thểcoi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ Theo nghĩa này, du lịchđược xem xét ở góc độ một ngành kinh tế

Theo Chương I, Điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam: “Du lịch là các hoạtđộng có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyêncủa mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trongmột khoảng thời gian nhất định”

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới: “Du lịch bao gồm tất cả những hoạt độngcủa cá nhân đi, đến và lưu lại ngoài nơi ở thường xuyên trong thời gian khôngdài (hơn một năm) với những mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiềnhàng ngày”

Trang 16

Trên cơ sở các yếu tố hợp lý của các định nghĩa về du lịch nêu trên, kháiniệm du lịch sử dụng trong luận văn được hiểu là: Du lịch là bao gồm tất cả cácmối quan hệ, các hoạt động liên quan đến chuyến đi và lưu trú của con người ởngoài nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khámphá, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, giải trí, phát triển thể chất và tinh thần kèm theoviệc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa trong một khoảng thờigian nhất định

Như vậy, một mặt du lịch mang ý nghĩa thông thường của từ: việc đi lạicủa con người với mục đích nghỉ ngơi, giải trí Mặt khác, du lịch được nhìnnhận dưới góc độ một hoạt động gắn chặt với những kết quả kinh tế (sản xuất,tiêu thụ) do chính nó tạo ra

Ở khía cạnh thứ nhất, trong điều kiện kinh tế phát triển, du lịch là mộthoạt động không thể thiếu được trong cuộc sống bình thường của mỗi người dân

Ở các chuyến du lịch trong và ngoài nước, con người không chỉ dừng lại ở việcnghỉ ngơi, giải trí, mà còn thỏa mãn cả những nhu cầu to lớn về mặt tinh thần

Ở khía cạnh thứ hai, du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội thu hút hàng

tỷ người trên thế giới Bản chất kinh tế của nó là ở chỗ sản xuất và cung cấp hànghóa phục vụ việc thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của khách du lịch

1.1.2 Phát triển du lịch

Phát triển du lịch là sự đáp ứng đầy đủ nhất, tiện nghi nhất các nhu cầucủa khách du lịch, tạo sức hút du khách đến vùng, điểm du lịch ngày nay đồngthời bảo vệ và nâng chất lượng cho tương lai Nó được định ra để hướng việcquản lý toàn bộ các tài nguyên, các điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái vàcác điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá kèm theo, theo cách mà chúng ta có thểthoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội và thẩm mỹ, đồng thời duy trì tính toànvẹn về văn hoá, các quá trình sinh thái chủ yếu, sự đa dạng sinh học và các hệthống duy trì nuôi dưỡng sự sống

Phát triển du lịch có thể được nhận thức đầy đủ khi nghiên cứu 5 nội dung sau:

Trang 17

Thứ nhất, là sự tăng trưởng Những chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện sự tăng

trưởng là: Mức gia tăng lượng khách du lịch; Mức tăng thu nhập từ du lịch; Mứctăng quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật; số lượng việc làm tăng thêm từ phát triển

du lịch

Thứ hai, mức độ thay đổi phương thức tiến hành các hoạt động du lịch theo

hướng ngày càng hiện đại và hiệu quả đem lại từ các hoạt động du lịch đó Cụthể là những sản phẩm du lịch, những hướng phát triển hiệu quả có tốc độ pháttriển nhanh, những công nghệ, phương thức phục vụ hiện đại có năng suất caođược chú trọng phát triển; cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch được đầu tư cóhiệu quả bảo đảm sự phát triển có tính bền vững cao

Thứ ba, mức độ và chất lượng tham gia của du khách, dân cư và chính quyền

địa phương cũng như các nhà kinh doanh du lịch và quá trình phát triển ngày càng tựgiác, tích cực trên cơ sở tinh thần cộng đồng và sự hài hòa về lợi ích

Thứ tư, phát triển du lịch hiện tại không làm tổn hại đến khả năng hưởng

thụ du lịch của các thế hệ tương lai

Thứ năm, phát triển du lịch phải bảo đảm sự hài hoà giữa 3 mục tiêu: kinh

tế - xã hội và môi trường Về kinh tế, phải bảo đảm duy trì nhịp tăng trưởng theothời gian và sự tăng trưởng phải dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động và hiệuquả cao chứ không phải chỉ dựa trên sự gia tăng của các yếu tố đầu vào Về mặt

xã hội, ít nhất phải được hiểu trên cơ sở quan điểm toàn diện và bình đẳng giữanhững người, giữa các bên tham gia vào quá trình hoạt động du lịch không phảichỉ là thu nhập và trên tất cả các phương diện khác Tiếp đến phải quan tâm đếnsự bình đẳng giữa các thế hệ Mở rộng cơ hội lựa chọn hưởng thụ các sản phẩm

du lịch của thế hệ hôm nay, nhưng không làm tổn hại đến cơ hội lựa chọn củathế hệ mai sau Về mặt môi trường, chứa đựng tư tưởng cơ bản sau: các quyếtđịnh khai thác tài nguyên du lịch đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên phải bảo tồn,tái sinh các hệ sinh thái, bảo đảm chất lượng môi trường cho hiện tại và chotương lai; bảo đảm sự phối hợp giữa các hoạt động kinh doanh du lịch với cáchoạt động kinh tế, xã hội khác v.v

Trang 18

1 Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hoà giữakinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng dulịch văn hoá - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tàinguyên du lịch.

2 Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội

3 Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và anninh, an toàn cho khách du lịch, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhânkinh doanh du lịch

4 Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cưtrong phát triển du lịch

5 Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng báhình ảnh đất nước, con người Việt Nam

6 Phát triển đồng thời du lịch trong nước và du lịch quốc tế, tăng cường thuhút ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam

1.1.3 Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch

Quản lý nhà nước về du lịch ở một thành phố là thực hiện quản lý nhà nướcđối với một ngành phát triển trong phạm vi địa phương Do đó, đòi hỏi phảihướng tới các yêu cầu sau:

- Mục đích của quản lý nhà nước đối với du lịch ở một thành phố là nhằmcho ngành du lịch ở đây phát triển mạnh mẽ, bền vững Thị trường du lịch được

mở rộng, thể chế thị trường du lịch được mở rộng, thể chế thị trường được xác lập,sự vận động của các yếu tố thị trường thông suốt Sự phát triển du lịch ở địaphương góp phần đắc lực vào sự phát triển của ngành du lịch của Tỉnh và cả nước

- Du lịch là một ngành tổng hợp trong tổng thể các lĩnh vực ngành nghềphát triển tại địa phương sự phát triển của ngành du lịch (với tư cách là mộtngành có lợi thế phát triển ở địa phương) phải là động lực để phát triển kinh tếchung của thành phố, tạo nên sắc thái riêng của kinh tế địa phương (cơ cấu kinhtế hợp lý với nhân lõi là ngành du lịch phát triển)

Trang 19

- Quản lý nhà nước đối với ngành du lịch trên địa bàn địa phương là nhằmphát triển ngành, phát triển địa phương, nâng cao phúc lợi địa phương (mức sống,sự văn minh, công bằng, an ninh, môi trường sinh thái được cải thiện).

1.2 Nội dung quản lý nhà nước về phát triển du lịch

1.2.1 Xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về phát triển du lịch và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch ở địa phương

1.2.1.1 Xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về phát triển du lịch

Quá trình phát triển của du lịch chịu sự tác động của quy luật khách quan

trong nền sản xuất xã hội Song, hoạt động du lịch không thể thiếu vắng sự quản

lý của nhà nước Bởi vì, nhà nước là chủ thể đặc biệt trong các mối quan hệ xãhội, đảm bảo cho các quan hệ xã hội được thực hiện theo hướng ngày một tự do,bình đẳng hơn Để đảm bảo cho việc tìm kiếm, hưởng thụ, bảo vệ và tái tạonhững tài nguyên này, nhà nước phải điều phối các thành viên, các nhóm xã hộikhác nhau để họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia hoạt động

du lịch với tư cách là một chủ thể (người bán, người mua và người trung gian).Ngoài ra, bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước cũng có ảnhhưởng lớn đến sự phát triển du lịch Thực tiễn cho thấy, nếu một quốc gia, mộtvùng, một địa phương nào đó xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý có chuyênmôn nghiệp vụ về du lịch, có trình độ ngoại ngữ tốt, am hiểu luật pháp quốc tế về

du lịch, sử dụng thành thạo các thiết bị thông tin, điện tử cộng với tổ chức bộ máyquản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch thống nhất, đồng bộ thì sẽ thúc đẩy dulịch phát triển nhanh Ngược lại, sẽ làm cho du lịch chậm phát triển, thậm chíkhông phát triển và sử dụng lãng phí tài nguyên du lịch

Để hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, ngày 13/3/2014, Thủtướng Chính phủ ban hành Quyết định 23/2014/QĐ-TTg về chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch trực thuộc Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch Theo Quyết định này, Tổng cục Du lịch thực hiện chứcnăng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý nhà

Trang 20

nước và tổ chức thực thi pháp luật về du lịch trong phạm vi cả nước, quản lý cácdịch vụ công về du lịch theo quy định của pháp luật Từ chức năng đó, Tổng cục

Du lịch có cơ cấu tổ chức gồm 6 Vụ, Văn phòng; Viện nghiên cứu phát triển dulịch; Tạp chí du lịch; Báo Du lịch; Trung tâm thông tin du lịch

Cơ quan tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh trong quản lýnhà nước về du lịch là Sở Du lịch, được thành lập theo Quyết định số 1270/2016/QĐ-UBND ngày 28-4-2016 của Chủ tịch UBND tỉnh với bộ máy gồm Giám đốcvà không quá 03 Phó Giám đốc cùng các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Vănphòng; Thanh tra; Quản lý Lữ hành; Quản lý cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch; Kếhoạch – Phát triển tài nguyên du lịch Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh tham mưu,giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch; quản lý Nhànước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực du lịch trong phạm vi quản lý của Sở; chịusự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh

Cơ quan tham mưu quản lý nhà nước cấp thị xã, thành phố, huyện làPhòng Văn hóa và Thông tin, với biên chế một đến hai chuyên viên phụ tráchcông tác du lịch

Các cơ chế chính sách phát triển du lịch được bổ sung, tạo môi trường cho

du lịch hoạt động thông thoáng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch QuảngNinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt; quyhoạch các vùng du lịch và các trọng điểm du lịch đã được xây dựng; tạo điềukiện để đẩy mạnh quản lý du lịch và xây dựng các dự án đầu tư Các dự án quyhoạch chi tiết du lịch đang được khẩn trương thực hiện, tạo điều kiện thu hút vốnđầu tư trong nước và nước ngoài, góp phần quản lý, khai thác tài nguyên du lịchngày một hiệu quả

Chính sách, thể chế tạo nền tảng thúc đẩy du lịch phát triển đã được hìnhthành và đổi mới phù hợp với điều kiện và xu hướng phát triển du lịch thế giới.Luật Du lịch năm 2005 là khung pháp lý cao nhất, bước ngoặt quan trọng, khẳngđịnh vai trò của Ngành và thể chế hoá đường lối phát triển du lịch của Đảng và

Trang 21

Nhà nước; tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển đi vào nề nếp và cóđịnh hướng, mục tiêu rõ ràng Các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện Pháplệnh Du lịch về các lĩnh vực quản lý chi nhánh, văn phòng đại diện du lịch ởtrong và ngoài nước; lữ hành, hướng dẫn du lịch; lưu trú; thanh tra du lịch; xửphạt hành chính; quản lý môi trường du lịch… đã được ban hành và thực hiện cóhiệu quả Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến du lịch như Pháp lệnhxuất, nhập cảnh, cư trú, đi lại cho người Việt Nam; cho người nước ngoài và cácvăn bản liên quan khác được bổ sung; thủ tục hải quan được cải tiến thuận tiệnhơn cho khách và các nhà đầu tư Việc miễn thị thực song phương cho công dâncác nước ASEAN và đơn phương cho công dân Nhật Bản, Hàn Quốc, 4 nướcBắc Âu, Nga và miễn lệ phí visa trong khuôn khổ Chương trình Ấn tượng ViệtNam, đang nghiên cứu xem xét đơn phương miễn thị thực cho công dân một sốthị trường du lịch trọng điểm khác… là giải pháp chủ động, tích cực trong bốicảnh suy giảm kinh tế và dịch bệnh hiện nay để thu hút khách và các nhà đầu tư.

1.2.1.1 Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch ở địa phương

Nhằm xây dựng được nguồn nhân lực du lịch đủ về số lượng, cơ cấu hợp lývà đạt tiêu chuẩn về chất lượng, đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu phát triển du lịchcủa khu vực trong giai đoạn tới và sử dụng được nguồn nhân lực nhàn rỗi trongcộng đồng dân cư địa phương để phục vụ cho ngành du lịch, cần phải thực hiệncác vấn đề sau:

Một là: Tăng cường các hoạt động tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận

thức mỗi người dân, đặc biệt là học sinh phổ thông trung học về đặc điểm của cácngành nghề du lịch, nhấn mạnh các ưu thế (Có cơ hội giao tiếp rộng, tiếp cận đượcvăn hóa của nhiều nước, công việc không đơn điệu ) đồng thời chỉ rõ những khókhăn, thử thách của nghề nghiệp (Làm việc vào các ngày, giờ nghỉ, cường độ làmviệc ) Hoạt động tuyên truyền, giáo dục này nhằm vào mục tiêu định hướng choviệc lựa chọn đúng nghề, khuyến khích lòng yêu nghề, khắc phục các tư tưởng,suy nghĩ lệch lạc hiện có về nghề nghiệp như: nghề du lịch là nghề "nhàn nhã",

Trang 22

hoặc nghề du lịch cận kề với "tệ nạn mại dâm", hoặc nghề du lịch không cần đàotạo cũng có thể làm được, hoặc nghề du lịch rất vất vả, lương thấp

Hai là: Tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý và

văn hóa kinh doanh du lịch cho tất cả đội ngũ lao động du lịch trên địa bàn Vìthực tế cho thấy, có khá nhiều nhà quản lý du lịch có kiến thức khác với quản lý

du lịch, thậm chí chưa có kiến thức quản lý, do điều kiện kinh doanh, đầu tưhoặc các điều kiện khác mà trở thành nhà quản lý du lịch

Ba là: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ và đào tạo lại về nghiệp vụ, kỹ

năng chuyên môn du lịch, ngoại ngữ cho đội ngũ lao động du lịch là hộ kinhdoanh cá thể, người dân địa phương tham gia kinh doanh du lịch, các lực lượngđang lao động trong các đơn vị du lịch trên địa bàn và các nhà quản lý du lịch.Cụ thể:

- Coi trọng việc đào tạo ngắn hạn thích ứng với hoạt động du lịch cộngđồng Đối tượng là con em của địa phương vừa lao động ngành nghề khác vừacó thể hướng dẫn khách du lịch tham quan hoặc phục vụ lưu trú, ăn uống… Đốivới các khoá học này cần nghiên cứu hình thành các chương trình, tài liệu dulịch phù hợp ðể giảng dạy nhý kèm cặp, bắt tay chỉ việc, những ngýời giỏi truyềnnghề cho ngýời mới, ngýời chýa có kinh nghiệm trong từng công việc cụ thể saocho thành thạo dần Nội dung bồi dýỡng phải thiết thực và cập nhật cả kỹ nãngnghiệp vụ, trang thiết bị

- Tổ chức các khóa học về quản lý doanh nghiệp nhỏ và kinh tế gia đình chochủ doanh nghiệp, chủ hộ có tham gia kinh doanh du lịch trên địa bàn góp phầntạo một nét mới về kinh tế dịch vụ trong nông nghiệp, nông thôn, làm chuyển biếnđời sống văn hóa và cải thiện đời sống vật chất của nhân dân ở các điểm đến củakhách du lịch

- Tổ chức các khoá học ngắn hạn tại chỗ vừa đào tạo kỹ năng phục vụ, vừaxây dựng ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và an ninh, antoàn trong phục vụ du lịch Hướng dẫn việc tổ chức các loại dịch vụ phù hợp vớiđặc điểm sản xuất sinh hoạt của dân cư như chèo thuyền, làm hàng thủ công, cấy

Trang 23

ghép cây ăn trái, trồng tỉa cây bonsai tạo nên nét sinh động phù hợp với nhu cầukhám phá, hòa nhập cộng đồng của du khách ở các địa điểm tham quan du lịch.

- Mời các chuyên gia, giảng viên du lịch, kinh doanh dịch vụ đến các khu

du lịch (do các doanh nghiệp kết hợp với các hộ gia đình cùng thực hiện) hoặcđến các hộ gia đình có điều kiện tổ chức điểm tham quan du lịch tìm hiểu để xâydựng nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp với đặc điểm địa hình, sinhhoạt dân cư và hoạt động kinh tế nông nghiệp ở các địa phương

- Riêng đào tạo ngoại ngữ, các cơ sở kinh doanh du lịch phải hướng tới việcđào tạo và sử dụng nhân lực lâu dài để có kế hoạch đầu tư và cho cá nhân tự đầu

tư thời gian học ngoại ngữ

- Có thể thực hiện đào tạo theo quy mô số đông thành lớp tập trung trong một thờigian hoặc tổ chức lớp học theo từng mô-đun chia thành nhiều đợt ngắt quãng

Bốn là, bên cạnh việc đào tạo nghiệp vụ ngoại ngữ, cần chú ý đến cung cấp

kiến thức về môi trường sinh thái như: cảnh quan tự nhiên, các giá trị du lịchsinh thái, hiểm họa môi trường sinh thái với phát triển kinh tế - xã hội, phát triển

du lịch, xã hội hóa du lịch Các kiến thức về nhu cầu, sở thích, thói quen, tậpquán giao tiếp ứng xử của khách du lịch (cả khách quốc tế và khách nội đia) Từđó, các điểm du lịch, các cơ sở du lịch sẽ được khuyến khích khả năng sáng tạo,cho ra đời những dịch vụ du lịch phù hợp nhất, đồng thời khai thác có hiệu quảtiềm năng du lịch của địa phương Chẳng hạn việc tổ chức các tour xuyên rừng(trekking tour), qua sông và làng bản,…góp phần khai thác tiềm năng du lịch,vừa khuyến khích sự tham gia của dân cư địa phương, vừa giúp du khách thỏamãn nhu cầu

Năm là, cần tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn ngày cho những lao động thời

vụ vốn là dân cư địa phương Bởi đây là lực lượng không thuần nhất, không có

kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn Họ được tham gia vào phục vụ trong một sốcông việc lao động đơn giản phụ trợ cho các hoạt động du lịch Tất cả họ cầnđược trang bị kiến thức cơ bản về giao tiếp ứng xử, kỹ năng bán hàng, vệ sinh

Trang 24

môi trường, tiếp thị du lịch… Có như vậy, du lịch mới phát triển bền vững gópphần phát triển kinh tế - xã hội địa phương

1.2.2 Xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch

- Xây dựng chiến lược phát triển du lịch: Chiến lược đề ra với những nộidung chủ yếu quan điểm, mục tiêu, giải pháp và chương trình hành động cụ thể.Quan điểm của ngành là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triểnkinh tế - xã hội; theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm; phát triển song song

du lịch nội địa và du lịch quốc tế, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giátrị văn hóa dân tộc, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, tập chung huy động mọinguồn lực cả trong và ngoài nước cho sự phát triển du lịch

Để đạt được những mục tiêu đề ra ngành du lịch phải có những giải phápkịp thời như: Phát triển sản phẩm du lịch; đầu tư hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất

kỹ thuật phục vụ du lịch đi đôi với đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; pháttriển thị trường xúc tiến quảng bá thương hiệu, gắn liền với đầu tư và chính sáchphát triển đồng thời tích cực triển khai thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch, hoànthiện thể chế, cơ chế, chính sách và liên quan đến du lịch

- Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch gồm:

+ Xác đinh vị trí, vai trò và lợi thế của du lịch trong quá trình phát triểnKT- XH của địa phương, vùng quốc gia, quốc gia

+ Phân tích, đánh giá tiềm năng, hiện trạng tài nguyên du lịch, thị trường

du lịch, các nguồn lực phát triển du lịch

+ Xác định các quan điểm, mục tiêu, tính chất, quy mô phát triển cho khuvực quy hoạch; dự báo các chỉ tiêu và luận chứng các phương án phát triển du lịch

+ Tổ chức không gian du lịch; kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất- kỹ thuật du lịch.+ Xác định danh mục các khu vực, các dự án ưu tiên đầu tư; nhu cầu sửdụng đất, vốn đầu tư, nguồn nhân lực cho du lịch

Trang 25

+ Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịchvà môi trường

+ Đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp quản lý, phát triển du lịch theoquy hoạch

- Nội dung quy hoạch cụ thể:

+ Phân khu chức năng; bố trí mặt bằng, công trình kết cấu hạ tầng, cơ sởvật chất kỹ thuật du lịch; phương án sử dụng đất

+ Xác định danh mục các dự án đầu tư và tiến độ đầu tư

+ Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội môi trường

+ Đề xuất biện pháp để quản lý, thực hiện quy hoạch

1.2.3 Xây dựng chính sách và kế hoạch phát triển du lịch

Chính sách pháp luật, bản thân nó mới chỉ là những quy định của nhànước, là ý chí của nhà nước bắt mọi chủ thể khác (trong đó có chính bản thânnhà nước) phải phục tùng Tuy nhiên, trên thực tế, sự phục tùng ý chí của nhànước phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: sự hiểu biết pháp luật và sự tự giác thựchiện các quy định pháp luật của đối tượng bị quản lý; sự có trách nhiệm của các

cơ quan nhà nước trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến nhân dân; sựgương mẫu và có trách nhiệm, đúng phận sự của nhà chức trách khi thi hànhcông vụ Vì vậy, vấn đề quan trọng mang tính quyết định của quản lý nhà nướcbằng pháp luật trong lĩnh vực du lịch là: Nhà nước, bằng những khả năng vốn cócủa mình, hãy bằng mọi cách làm cho pháp luật đi vào đời sống Pháp luật, chỉphát huy hiệu quả khi nó có cơ hội được thực hiện trên thực tế, để Nhà nướcquản lý hoạt động du lịch; bằng không, nó chỉ là những quy định sáo rỗng, vôcảm Trong trường hợp đó, bản thân hoạt động du lịch sẽ không cần đến phápluật, và Nhà nước dù có mạnh đến đâu cũng chẳng thể kiểm soát được mọi hoạtđộng diễn ra trong lĩnh vực du lịch Do vậy, việc tổ chức để đưa pháp luật đi vàođời sống cũng chính là chức năng vốn có của quản lý nhà nước về du lịch, là nộidung quan trọng của quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực du lịch

Trang 26

Trong điều kiện hiện nay, việc tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực du lịchbao gồm những nội dung sau đây:

Một là, coi trọng công tác tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Một trong những chức năng cơ bản của pháp luật là chức năng giáo dục.Chức năng giáo dục của pháp luật được thực hiện thông qua sự tác động của phápluật vào ý thức con người, làm cho con người hành động phù hợp với cách xử sựthể hiện trong quy phạm pháp luật Vì vậy, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dụcpháp luật sẽ tác động đến ý thức của con người, làm cho con người nhận thứcđược rằng: cần phải xử sự như thế nào khi ở vào những hoàn cảnh mà pháp luật đã

mô tả và nếu không xử sự như thế thì phải chịu những hậu quả bất lợi như thế nào.Trên cơ sở đó, hướng con người đến những hành vi xử sự phù hợp với quy địnhcủa pháp luật, phù hợp với cách thức mà Nhà nước mong muốn

Các quan hệ trong lĩnh vực du lịch trong nền kinh tế thị trường diễn ra hếtsức đa dạng, đòi hỏi Nhà nước cũng phải ban hành một hệ thống pháp luật tươngứng để quản lý Thực tế cho thấy, với số lượng các văn bản pháp luật đã đượcban hành và đang tiếp tục được ban hành nhằm điều chỉnh hoạt động du lịch thìviệc tạo điều kiện để các cơ quan nhà nước, các tổ chức, những người tham giahoạt động du lịch và mọi công dân biết được đầy đủ thông tin pháp luật là việclàm cần thiết, dù khó khăn, tốn kém đến đâu Bởi, sự hiểu biết pháp luật là mộttrong những yếu tố đầu tiên, quyết định hành vi xử sự của các chủ thể pháp luật

Hai là, đảm bảo sự tuân thủ, thi hành, sử dụng và áp dụng pháp luật đúng đắn

Tuân thủ pháp luật là tự kiềm chế, không thực hiện những hành vi phápluật cấm; thi hành pháp luật là thực hiện các nghĩa vụ pháp lý; sử dụng pháp luậtlà thực hiện các quyền mà pháp luật cho phép; còn áp dụng pháp luật là đặcquyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà chức trách được pháp luậtgiao quyền Vì vậy, việc tổ chức thực hiện pháp luật trong trường hợp này phải

Trang 27

đảm bảo nguyên tắc: “Nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật quy định”; còn

“Công dân thì được làm tất cả những gì pháp luật không cấm”

Trong nền kinh tế thị trường, khi nguyên tắc tự do kinh doanh, tự do đi lại

đã trở thành quyền cơ bản của công dân được pháp luật công nhận thì vấn đề quantrọng là, nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi để trên thực tế những nguyên tắcnày được thực hiện một cách dễ dàng, không chỉ là những quy định trên giấy màcòn là những việc làm cụ thể của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như cơquan cấp phép đăng ký kinh doanh, cơ quan cấp phép xuất, nhập cảnh

Ba là, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật

QLNN trong lĩnh vực du lịch là sự tác động có tổ chức, có hệ thống bằngpháp luật, nhằm điều chỉnh có hiệu lực, hiệu quả hoạt động du lịch theo ý chí củanhà nước Trong quá trình tác động, điều chỉnh bằng pháp luật, nhà nước phảithường xuyên tiến hành công tác kiểm tra, giám sát nhằm loại trừ những hành vibất hợp pháp ra khỏi đời sống kinh tế - xã hội Có thể hiểu công tác kiểm tra,giám sát việc thực hiện pháp luật là một khâu nằm trong quản lý nhà nước vềlĩnh vực du lịch, thiếu khâu này hoạt động quản lý sẽ kém hiệu lực, hiệu quả.Thông qua công tác kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện những sai sót trong quátrình thực hiện pháp luật để kịp thời khắc phục những tiêu cực; đồng thời cũngthông qua công tác kiểm tra, giám sát để phát hiện những quy định pháp luậtkhông phù hợp, từ đó có kế hoạch sửa chữa, bổ sung kịp thời

1.2.4 Tổ chức thực hiện chính sách và kế hoạch phát triển du lịch

Sau khi xây dựng chính sách và kế hoạch phát triển du lịch, địa phươngcăn cứ chức năng, nhiệm vụ, chủ động phối hợp với các sở, ngành, đơn vị triểnkhai tổ chức thực hiện thành công chính sách và kế hoạch phát triển du lịch.Khuyến khích thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư pháttriển du lịch, đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để tháo gỡ nhữngkhó khăn vướng mắc của các nhà đầu tư trong việc giao đất, thuê đất đầu tư pháttriển du lịch, nhất là sản phẩm du lịch mới, đặc thù hấp dẫn

Trang 28

Huy động tối đa các nguồn vốn đảm bảo nhu cầu đầu tư phát triển du lịch.Huy động triệt để nguồn lực tài chính trong nhân dân, tiềm lực tài chính của các

tổ chức trong và ngoài nước Xã hội hóa nguồn vốn đầu tư, đóng góp của nhândân, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vào các hoạt động xúc tiến quảngbá hình ảnh Ưu tiên cho phát triển bảo vệ môi trường, hạ tầng du lịch; kinh phíđầu tư trực tiếp cho phát triển du lịch do các doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện

1.2.5 Thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong phát triển

du lịch

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch bao giờ cũng gắn liền với công tácthanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch Mục đích củathanh tra, kiểm tra không chỉ là tìm kiếm sai phạm để xử lý mà còn nhằm tháo gỡ,khắc phục những khó khăn để hoạt động du lịch được tốt hơn Cần lưu ý rằng,thanh tra, kiểm tra là cần thiết nhưng không được làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạtđộng bình thường của ngành du lịch; đặc biệt, không được lợi dụng thanh tra, kiểmtra để gây khó dễ cho hoạt động du lịch Khi tiến hành thanh tra, kiểm tra phải cókết luận bằng văn bản rõ ràng, kịp thời và đề xuất những phương án xử lý nghiêmminh Có như vậy, công tác thanh tra, kiểm tra mới có ý nghĩa và hoạt động quản lýnhà nước về du lịch mới có hiệu quả

Tóm lại, QLNN trong lĩnh vực du lịch với thành phố Hạ Long hiện nay làviệc chính quyền địa phương sử dụng quyền lực nhà nước làm công cụ chủ yếu

để điều chỉnh các hành vi kinh doanh trong lĩnh vực du lịch; quản lý, bảo vệ, tôntạo, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch để phát triển du lịch bềnvững, nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân vàkhách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm phù hợp với tìnhhình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương hòa vào tiến trình của đất nướcđang đẩy nhanh CNH, HĐH và mở mang phát triển kinh tế thị trường

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển du lịch

Trang 29

1.3.1 Môi trường vĩ mô

- Sự tăng trưởng, ổn định và phát triển chung của nền kinh tế thế giới cũngcó ảnh hưởng lớn tới chính sách phát triển du lịch của các địa phương

- Sự ổn định của nền kinh tế trong nước cũng có tác động mạnh tới việcquản lý Nhà nước đối với du lịch bởi trong cơ chế thị trường thì bất kể ngànhnghề kinh doanh nào cũng bị nền kinh tế dẫn dắt

- Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật có tính chất định hướng đốivới việc kinh doanh du lịch, vì thế khi mà hệ thống pháp luật đầy đủ và thuậntiện cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc quản lý

1.3.2 Môi trường ngành

Các ngành từ kinh tế đến khoa học, xã hội muốn phát triển đều chịu ảnhhưởng các điều kiện, hoàn cảnh đem lại cho ngành đó, tức là phải có lực đẩy, cótiềm năng Ngành du lịch cũng không nằm ngoài quy luật đó Tuy nhiên, là mộthoạt động đặc trưng, du lịch chỉ có thể phát triển được trong những điều kiện mànó cho phép Trong những điều kiện này có những điều kiện mang đặc tínhchung thuộc về các mặt của đời sống xã hội, bên cạnh đó do đặc điểm vị trí địa

lý từng vùng mà nó tạo nên tiềm năng du lịch khác nhau Đó chính là nét đadạng tạo nên những chương trình du lịch độc đáo của từng vùng, miền và cáiđích cuối cùng là thu hút khách du lịch, tăng sự hiểu biết, tạo mối giao lưu vănhóa giữa các vùng, miền

Tuy có sự phân chia thành các nhóm tài nguyên song các điều kiện đều giữmột vai trò, ý nghĩa nhất định và tác động qua lại đến nhau tác động qua lại đếnnhau trong sự phát triển du lịch

- An ninh chính trị, an toàn xã hội

Để du lịch không ngừng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn củađất nước, sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động dulịch cũng như các ngành kinh tế khác có ý nghĩa cực kì quan trọng Sự bảo đảm

Trang 30

vững chắc về quốc phòng, an ninh tạo môi trường ổn định cho đất nước và kháchtới tham quan.

Du lịch, bên cạnh việc nghỉ ngơi là “thẩm nhận những giá trị vật chất, tinhthần độc đáo, khác lạ với quê hương mình” Điều này đòi hỏi sự giao lưu, đi lạicủa du khách giữa các quốc gia, các vùng với nhau Bầu chính trị hòa bình, hữunghị sẽ kích thích sự phát triển của du lịch quốc tế Một thế giới bất ổn về chínhtrị, xung đột về sắc tộc, tôn giáo làm ảnh hưởng tới việc phát triển du lịch tức là nókhông làm tròn “sứ mệnh” đối với du lịch, gây nên nỗi hoài nghi, tâm lý sợ hãicho du khách Bên cạnh đó, những cuộc nội chiến, những cuộc chiến tranh xâmlược với nhiều loại trang thiết bị lợi hại làm hủy hoại tài nguyên du lịch, các côngtrình nghệ thuật kiến trúc do loài người sáng tạo nên Thiên tai, dịch bệnh cũng cótác động xấu đến sự phát triển du lịch

Từ đó, ta thấy được tầm quan trọng của an ninh chính trị, an toàn xã hội chokhách du lịch, và là nhân tố quan trọng tạo nên sự thành bại của ngành du lịch

- Điều kiện kinh tế

Tình hình phát triển kinh tế của địa phương là nhân tố quan trọng tác độngtới sự phát triển của du lịch và quản lý du lịch Khi kinh tế phát triển ổn định vớimôi trường chính sách thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệpvà du khách thuận lợi tham gia vào các hoạt động du lịch, điều đó cũng thuận lợicho công tác quản lý nhà nước Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế thuộcHội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp quốc, một đất nước có thể phát triển

du lịch một cách vững chắc nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vậtchất cần thiết cho du lịch

Sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm có ý nghĩa quantrọng với phát triển du lịch Đây là cơ sở cung ứng nhiều hàng hoá nhất cho dulịch Ngành công nghiệp dệt cung cấp cho các xí nghiệp du lịch các loại vải đểtrang bị phòng khách, các loại khăn trải bàn, ga giường… Ngành công nghiệpchế biến gỗ trang bị đồ gỗ cho các văn phòng, cơ sở lưu trú

Trang 31

Khi nói đến nền kinh tế của đất nước, không thể không nói đến giao thôngvận tải Từ xa xưa, giao thông vận tải đã trở thành một trong những nhân tốchính cho sự phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế Giao thông vận tảiảnh hưởng đến sự phát triển du lịch trên hai phương diện: Số lượng và chấtlượng Sự phát triển về số lượng làm cho mạng lưới giao thông thông vươn tớimọi miền trái đất Chất lượng của phương tiện giao thông ảnh hưởng tới chuyến

du lịch ở các mặt sau: tốc độ, an toàn, tiện nghi, giá cả

Chúng ta có thể khẳng định ngày nay với sự tiến bộ của khoa học - kỹthuật, nhiều thành tựu được áp dụng vào sản xuất Điều đó đồng nghĩa vói điềukiện kinh tế của con người được nâng cao rõ rệt và vấn đề ăn, mặc, trở thành thứyếu Nhu cầu được nghỉ ngơi, giải trí và giao lưu tình cảm xuất hiện Hiện nay,trong các nước kinh tế phát triển, du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu trongcuộc sống của họ Sự tác động của điều kiện kinh tế tới phát triển du lịch thểhiện ở nhiều góc độ khác nhau Tìm hiểu rõ vấn đề này là cách giúp những nhàquản lí và làm du lịch có những chính sách phát triển của ngành phù hợp

Như chúng ta đã biết, du lịch là ngành dịch vụ, nhận nhiệm vụ “chuyểntải” sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các ngành kinh tế khác để cung cấp cho dukhách nhằm tìm kiếm lợi nhuận Vì vậy điều kiện kiện kinh tế đóng vai trò gópphần cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cho du lịch

Ngành du lịch chỉ phát triển khi có khách du lịch Nhân tố hình thành nênkhách du lịch bao gồm thời gian rỗi, đông cơ - nhu cầu đi du lich, khả năng tàichính Khả năng tài chính của cá nhân mỗi du khách đóng vai trò rất quan trongtrong việc thúc đẩy bước chân của du khách tham gia cuộc hành trình Trong nhữngnăm gần đây, có sự bùng nổ về du lịch thế giới, người ta ước tính rằng có khoảng 3

tỷ lượt du lịch nội địa và 750 triệu lượt khách du lịch quốc tế Điều này có nghĩa làkhi nền kinh tế phát triển, đời sống con người được nâng cao, các nhu cầu hàngngày được đáp ứng thì con người xuất hiện những nhu cầu cao hơn trong đó có nhu

Trang 32

cầu du lịch Như vậy điều kiện kinh tế phát triển là cơ sở để ngành du lịch khai tháckinh doanh các nguồn khách khác nhau.

Tuy nhiên, giữa kinh tế và du lịch luôn có mối quan hệ nghịch thuận tức làhoặc là kìm hãm, hoặc là thúc đẩy nhau phát triển Cuộc khủng hoảng kinh têkhiến không ít doanh nghiệp du lịch phá sản, nhiều điểm du lịch, khu du lịch, các

cơ sở lưu trú vắng khách; Nguồn thu từ du lịch thấp Hậu quả là lương người laođộng thấp, chán nản, bỏ việc, mức sống của con người giảm Vì thế nhu cầu dulịch của con người là không có

Ngày nay, xu thế thế giới là toàn cầu hóa Từng dòng tư bản và trí thức cósự luân chuyển giữa các quốc gia với nhau Trước xu thế đó, các công ty lớnthường có kế hoạch mở rộng thị trường của mình Hoạt động kinh tế, trao đổithương mại giữa các quốc gia phát triển mạnh Qua sự giao lưu, tìm hiểu kinh tếvới các đối tác nước ngoài cũng như qua các hội nghị kinh tế lớn, ngành du lichcó cơ hội quảng bá điểm mạnh của mình ra thế giới Bên cạnh đó, các hoạt độngvăn hóa thể thao lớn ngày càng có yếu tố “thương mại hóa” và truyền thông vàmạng xã hội vào cuộc Tất nhiên sự vào cuộc của truyền thông là đòn bẩy kíchthích ngành du lịch của nhiều quốc gia hồi sinh Được đăng cai các sự kiện lớnnhư Worldcup, Olymlpic, thi Hoa hậu…là cơ hội quảng bá du lịch hiệu quả chomột quốc gia

- Văn hóa

Trình độ văn hoá cao là tiền đề phát triển du lịch Phần lớn những ngườitham gia vào cuộc hành trình du lịch là những người có trình độ văn hoá nhấtđịnh, nhất là những người đi du lịch nước ngoài Phải có trình độ văn hoá thì mớihiểu hết giá trị của chuyến tham quan du lịch Trong các nước mà nhân dân cótrình độ văn hoá cao thì số người đi du lịch ra ngoài tăng lên không ngừng vớicường độ cao Bên cạnh đó, trình độ của cộng đồng người dân nước sở tại, nơiđón khách cũng phải chú ý Trình độ văn hóa thấp ảnh hưởng đến phát triển dulịch: Ăn xin, cướp giật, ép khách mua hàng…

Trang 33

Việc phát triển du lịch phải mang dấu ấn của con người, tức là con ngườithông qua trí tuệ của mình đưa ra những biện pháp, cách thức để phát triển dulịch Một quốc gia giàu có về tài nguyên du lịch nhưng nếu không biết sử dụngtrí óc của con người để phát huy hết giá trị của tài nguyên đó thì coi như “muối

bỏ bể” Ngược lại có những quốc gia nghèo về tài nguyên du lịch nhưng biếtphát huy hợp lí sẽ thu hút được lượng khách du lịch rất lớn và ngành du lịch sẽphát triển bền vững

- Đường lối phát triển du lịch

Chính sách phát triển du lịch là chìa khóa dẫn đến thành công trong việcphát triển du lịch Nó có thể bị kìm hãm nếu đường lối sai với thực tế Chínhsách phát triển du lịch được ở hai mặt: Thứ nhất là chính sách chung của Tổchức du lịch thế giới đối với các nước thành viên; thứ hai là chính sách của cơquan quyền lực tại địa phương, quốc gia đó Mặt thứ hai có ý nghĩa quan trọnghơn cả vì nó huy động được sức người, căn cứ vào khả năng thực tế tại mỗivùng, quốc gia đó để đưa ra chính sách phù hợp

1.3.3 Môi trường của địa phương

- Cơ cấu nhân sự thiếu sẽ gây khó khăn cho việc quản lý Trình độ học vấn,chuyên môn nghề nghiệp của cán bộ quản lư về du lịch ở thành phố là nhân tốrất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới việc quản lý nhà nước đối với du lịch

- Tài nguyên du lịch: Nguồn tài nguyên là yếu tố tạo ra các cơ hội và sựkiện đặc biệt, thu hút khách du lịch Quy mô nguồn tài nguyên du lịch càng lớn,chất lượng của chúng càng cao thì càng có điều kiện trở thành điểm hấp dẫn thuhút khách du lịch, mở rộng và phát triển du lịch

- Nhân tố kinh tế: Du lịch đã góp phần vào việc tăng GDP của khối ngànhdịch vụ, du lịch là một trong những ngành mang lại lợi nhuận cao trong cácngành của nền kinh tế Sự nhận thức về tầm quan trọng của du lịch đối với sựphát triển kinh tế và đời sống nhân dân không chỉ đối với địa phương mà đối với

Trang 34

toàn bộ nền kinh tế giúp cho những thành viên trực tiếp tham gia vào hoạt độngtrong lĩnh vực thương mại, du lịch xác định được đúng hướng đi của mình Ngoài ra điều kiện kinh tế của địa phương có ảnh hưởng tới sự phát triển dulịch của địa phương đó, thông qua hoạt động du lịch tác động các ngành khác pháttriển, nếu địa phương đó có những điều kiện cho sản xuất ra của cải vật chất phụcvụ cho ngành du lịch không phải nhập từ các vùng miền hay địa phương khác thìviệc cung ứng cơ sở vật chất, vật tư hàng hoá cho thị trường du lịch có nhiềuthuận lợi Bên cạnh đó, ngành du lịch sử dụng nhiều lương thực, nhất là thựcphẩm chế biến và ngành công nghiệp thực phẩm là các ngành cung cấp hàng hoácho thị trường du lịch, tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch ở địa phương.

- Cơ sở hạ tầng cũng có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của việc quản lý Nhànước đối với tất cả mọi hoạt động chứ không riêng đối với du lịch Cơ sở hạ tầngvà cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật dulịch bao gồm các điều kiện phục vụ cho việc tổ chức các chuyến đi du lịch, các

cơ sở lưu trú, các cơ sở vui chơi giải trí, các điểm du lịch, hệ thống giao thôngvận tải, điện nước, các phương tiện vận chuyển, hệ thống thông tin liên lạc,…Hệ thống này càng thuận tiện, hiện đại nó càng tác động mạnh tới khả năng phụcvụ du khách, tăng khả năng sức cạnh tranh của điểm đến du lịch Thế nên hiệnnay xu hướng của các địa phương rất chú trọng đầu tư cho cơ sở vật chất và kỹthuật Việc phát triển du lịch của một địa phương gắn liền với việc phát triểngiao thông, xây dựng… một điều trông thấy rõ là lợi ích cho dân cư bản địa vớithu nhập trực tiếp hay gián tiếp, góp phần tạo ra việc làm và cải thiện tình hìnhcông việc cho dân cư Với cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật rất quan trọngnhư vậy nên nó ảnh hưởng rất lớn tới việc ban hành các chính sách phát triển thịtrường du lịch Từ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch dự báo việc tăng quy môthị trường hay giảm quy mô thị trường, có thể nói cách khác tăng giảm mục tiêu

về cung du lịch và cầu du lịch Ngược lại với cung du lịch gia tăng, cầu du lịch

Trang 35

gia tăng thì trong khi thực hiện chính sách thị trường du lịch các mục tiêu phảiđiều chỉnh lại.

- Tình hình chính trị - xã hội của địa phương: Đối với du lịch nhân tố nàycó ảnh hưởng đến sự thành công của ngành Do người tiêu dùng du lịch phải tớitận nơi để mua sản phẩm, nên các điều kiện chính trị và xã hội của địa phươngđó có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng chấp nhận sản phẩm du lịch do đó ảnhhưởng tới sự thành công của ngành du lịch, việc đi lại của du khách tại điểm đến

du lịch tạo nên những tâm lý tốt, cảm giác an toàn cho du khách, khôi phục lạicác ngành thủ công, lễ hội truyền thống… càng có điều kiện phát triển các ngànhphụ trợ, các điểm vui chơi giải trí, từ đó có thêm thu nhập cho dân cư và đónggóp vào cho nhà nước Tình hình chính trị và xã hội của địa phương nó tác độngmạnh nhất vào quá trình thực hiện chính sách, nếu địa phương ổn định, xã hội ổnđịnh các chính sách ban ra chỉ cần thuyết phục là thực hiện được, giảm thởi gianvà chi phí cho quá trình thực hiện chính sách của địa phương

1.4 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tại một

số địa phương và bài học kinh nghiệm rút ra

1.4.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tại một

số địa phương

1.4.1.1 Thành phố Uông Bí

Thành phố Uông Bí nằm ở phía tây của Tỉnh Quảng Ninh, có độ địa lý từ21°00' đến 21°10' vĩ độ Bắc và từ 106°40' đến 106°52' kinh độ Đông Ranh giớigiáp với các đơn vị hành chính sau: phía Đông giáp huyện Hoành Bồ (18kmđường ranh giới); phía Tây giáp huyện Đông Triều (20km đường ranh giới); phíaNam giáp huyện Thuỷ Nguyên thành phố Hải Phòng (13km đường ranh giới) vàgiáp huyện Yên Hưng (12km đường ranh giới); phía Bắc giáp huyện Sơn Động -Bắc Giang (15km đường ranh giới)

Thành phố có nhiều cảnh quan đẹp, nhiều di tích lịch sử tâm linh (Di tíchYên Tử - kinh đô của Phật giáo Trúc Lâm), văn hoá, đất đai rất thuận lợi cho

Trang 36

việc xây dựng đô thị và tiềm năng còn khá lớn; hệ thống giao thông thuận lợi, có

cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối phát triển; đặc biệt là vùng nằm trong vòngcung Đông Triều, chiều dài bờ sông khoảng 12 km thuận lợi cho nuôi trồng thủysản Những yếu tố đó có tác dụng thúc đẩy Thành phố phát triển thành một khuvực kinh tế quan trọng phía Tây Nam của tỉnh, là căn cứ hậu cần phục vụ du lịchvà nghỉ dưỡng cho cả vùng du lịch sinh thái Hạ Long - Cát Bà

Trên địa bàn hiện có 28 Di tích lịch sử văn hóa gắn liền với lịch sử đấutranh dựng nước và giữ nước của Dân tộc; 05 Di tích đã được xếp hạng, trong đócó 02 Di tích xếp hạng cấp Quốc gia; Di tích Yên Tử được xếp hạng Di tíchquốc gia đặc biệt, là trung tâm Phật giáo của cả nước, khu du lịch có giá trị vềvăn hoá lịch sử, cảnh quan thiên nhiên, có mối quan hệ chặt chẽ, gắn kết lâu dàitrong lịch sử với quần thể di tích nhà Trần của Đông Triều, Quảng Yên và các ditích nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử thuộc huyện Sơn Động, tỉnhBắc Giang Các lễ hội mang màu sắc của Phật giáo như Hội xuân Yên Tử; Hộichùa Ba Vàng, hoà đồng với các lễ hội mang tín ngưỡng dân gian đầu xuân đậmnét văn hoá làng quê Việt Nam như Hội Đình Lạc Thanh; Hội Đền Hang Son;hội Đình Đền Công được tổ chức hàng năm, tạo nên những giá trị văn hoá đậmđà bản sắc dân tộc Bên cạnh đó, Uông Bí còn được thiên nhiên ban tặng nhiềucảnh quan như Hang Son, Hồ Yên Trung, Thác Lựng Xanh có thể trở thànhcác sản phẩm du lịch đặc sắc của địa phương Hàng năm, thành phố Uông Bí đónhơn 3 triệu lượt khách về thăm

Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, thành phố Uông Bí đã xác định du lịch làngành kinh tế quan trọng được ưu tiên phát triển Trong những năm qua, côngtác quản lý nhà nước về du lịch của thành phố Uông Bí đã có nhiều tiến bộ rõrệt, góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch trên địa bàn KCHT, CSVC-KT,doanh thu, số lượng du khách năm sau luôn tăng hơn năm trước Tổng số lượtkhách đến các điểm du lịch năm 2008 là 1.181.908 lượt; tăng lên 1.503.004 lượtvào năm 2010; đến năm 2012 là 2.136.000 lượt; năm 2014 là 3.273.699 lượt

Trang 37

Như vậy, số lượt khách năm 2014 tăng gấp 2,8 lần so với năm 2008, gấp 2,1 lần

so năm 2010 và gấp 1,5 lần so năm 2012 Số lượt khách có tốc độ tăng bình quânhàng năm giai đoạn 2008-2014 là 18,61 %

Để đạt được những kết quả tích cực nói trên về phát triển du lịch, thànhphố Uông Bí đã thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước chủ yếu sau:

- Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch Với chínhsách cởi mở và khuyến khích đầu tư, thành phố Uông Bí đã thu hút được nhiềudự án đầu tư phát triển các khu du lịch; trong năm 2016 đã được Ủy ban nhândân tỉnh Quảng Ninh công nhận 3 tuyến du lịch và 5 điểm du lịch trên địa bànthành phố tạo thành chuỗi các điểm du lịch thu hút nhiều khách du lịch đến thamquan, giải trí, nghỉ dưỡng

- Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030 để xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch, kế hoạch pháttriển du lịch chi tiết của địa phương cho từng giai đoạn phù hợp với xu thế pháttriển chung hiện nay và những năm tiếp theo, thực hiện các nhóm giải pháp trongQuy hoạch và xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương là du lịch vănhóa tâm linh là hướng đột phá trong chiến lược phát triển du lịch của thành phố

- Tập trung đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch qua các lễ hộithường niên như Lễ hội Mai vàng Yên Tử, lễ hội Hoa Cúc chùa Ba Vàng…tăngcường việc liên doanh, liên kết quảng bá sản phẩm du lịch đặc trưng của địaphương trong nước và quốc tế

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh du lịch tại các điểm

du lịch tập trung đông khách du lịch, nhất là vào thời điểm lễ hội, ngày Tết; tăng cường bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch gắn với phát triển du lịch bền vững

- Ưu tiên hỗ trợ cho đầu tư xây dựng KCHT, CSVC- KT du lịch; xâydựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lýnhà nước nói chung và cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch nói riêngnhằm đáp ứng yêu cầu mới

Trang 38

1.4.1.2 Thành phố Móng Cái

Thành phố Móng Cái cách thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) gần 200km

về hướng Đông Bắc theo quốc lộ 18 Đây là một thành phố trong 4 thành phốcủa tỉnh Quảng Ninh và có vị trí địa lý rất đặc biệt, có vai trò chiến lược quantrọng về địa chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh và đối ngoại với đầy đủ cửakhẩu quốc tế trên biển và trên bộ, kết nối Việt Nam với Trung Quốc và các nướckhác trên thế giới Chính vì vậy, Móng Cái là khu thí điểm kinh tế sớm nhất củaViệt Nam, bắt đầu từ năm 1996 Với lợi thế đường biên dài giáp với tỉnh QuảngTây (Trung Quốc), nền kinh tế cửa khẩu Móng Cái phát triển mạnh với việc rađời hàng loạt trung tâm thương mại sầm uất, hệ thống nhà hàng, khách sạn từbình dân đến 5 sao Từ lâu, thành phố Móng Cái đã là cái tên nổi tiếng đối với

du khách trong và ngoài nước bởi nó được ví như "thiên đường mua sắm” củaViệt Nam với đầy đủ những nhịp sống năng động của một trong những thànhphố thương mại trẻ nhất nước

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số UBND ngày 04/7/2016, công nhận 3 tuyến và 12 điểm du lịch trên địa bàn thànhphố Móng Cái Đó là điểm du lịch cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi diễn ra cáchoạt động xuất nhập cảnh, giao lưu và xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Namvà Trung Quốc với cầu Bắc Luân lịch sử 116 năm nối liền hai cửa khẩu Quốc tếMóng Cái (Việt Nam) và cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc); Cột mốc 1369 làcột mốc đầu tiên của Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt – Trung được cắm tạiQuảng Ninh; Đền Xã Tắc được UBND tỉnh Quảng Ninh xếp hạng là di tích lịchsử văn hóa cấp tỉnh; Sân Golf quốc tế Vĩnh Thuận với diện tích 2.000.000m2, sâncó đường bóng 18 lỗ theo tiêu chuẩn quốc tế và phong cách Links, là sân Golf bờbiển đầu tiên ở Việt Nam có hai sân riêng biệt: một sân tập luyện và một sân thiđấu, dành cho khách du lịch có khả năng chi trả cao và điểm tham quan tuyệtđẹp; Đình Trà Cổ được xây dựng từ năm 1.461 (thời Hậu Lê); Khu di tích tưởngniệm các anh hùng liệt sĩ Đồn Pò Hèn; đảo Vĩnh Thực cách thành phố Móng Cái

Trang 39

1417/QĐ-khoảng 20km với những cảnh quan thiên nhiên hoang sơ bãi tắm tự nhiên đẹpnao lòng với cát trắng vàng, mịn, nước trong xanh, xung quanh được bao bọc bởirừng phi lao giữa trùng khơi…

Trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng khách du lịch đến Móng Cái đạt949.773 lượt người, tăng 88,5% so CK, trong đó: khách lưu trú đạt 113.631 lượtngười, tăng 32% so CK Thu nộp Ngân sách nhà nước ước đạt 43,058 tỷ đồng,tăng 15% so CK, trong đó nộp ngân sách Thành phố 2.627 triệu đồng, tăng 46%

so CK; Nộp ngân sách Tỉnh 40.431 triệu đồng, tăng 13% so CK Doanh thu dịchvụ du lịch ước đạt 541,688 tỷ đồng, tăng 20% so CK

Để đạt được những kết quả tích cực nói trên về phát triển du lịch, thànhphố Móng Cái đã chú trọng thực hiện các biện pháp chủ yếu sau:

- Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển sản phẩm du lịchMóng Cái giai đoạn năm 2014-2020, định hướng đến năm 2030

- Thực hiện vận dụng các chính sách ưu đãi của nhà nước đối với các hoạtđộng đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài Cũng như chính sách của nhà nướcđối với khu kinh tế cửa khẩu và các chính sách của tỉnh để thu hút các hoạt độngđầu tư vào du lịch, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ tạo điều kiện thuậnlợi phục vụ khách đến tham quan du lịch tại thành phố

- Phát triển nguồn nhân lực, phối hợp với Sở Du lịch Quảng Ninh mởnhiều lớp đào tạo nâng cao quản lý, nghiệp vụ cho nguồn nhân lực trực tiếp vàgián tiếp trong ngành du lịch

- Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030 để xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển dulịch chi tiết, lâu dài, phù hợp với địa phương cho từng giai đoạn phát triển trên

cơ sở coi trọng bảo vệ môi trường; đảm bảo an toàn cho du khách

- Huy động tối đa để các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch;khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào du lịch trên địa bàn thành phố

- Thực hiện các chương trình tuyên truyền, quảng bá theo chuyên đề, kếthợp những sự kiện thể thao, văn hóa, lễ hội lớn trên phạm vi toàn tỉnh và tham

Trang 40

gia hội thảo du lịch trong nước để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch của thànhphố Xây dựng chiến lược thị trường, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sảnphẩm du lịch.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với các điểm du lịch, bảo vệ tài

nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch trên địa bàn thành phố

1.4.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Hạ Long

Từ kinh nghiệm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với du lịch ở các địaphương nêu trên, có thể rút ra một số bài học cho thành phố Hạ Long như sau:

- Một là, phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cụ thể cho thành phố Hạ Long bám sát Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; có chiến lược, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng thúc đẩy du lịch phát triển.

Du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Hạ Long, thúcđẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển Căn cứ vào các mục tiêu trongquy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìnđến 2030, chiến lược, kế hoạch và các chính sách nhằm huy động các nguồn lựctrong và ngoài nước để phát triển du lịch Quy hoạch tổng thể, chiến lược, kếhoạch và các chính sách phát triển du lịch được xây dựng rất đồng bộ, thống nhấtvà có các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn phát triển Đồng thời, các thành phốnày cũng rất quan tâm đến việc đầu tư phát triển KCHT, CSVC- KT du lịch

- Hai là, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đồng thời tạo ra được các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút du khách.

Xã hội càng văn minh, nhu cầu của khách du lịch càng phong phú, đa dạng.Vì vậy, việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và tạo ra sản phẩm du lịch đặc thùcủa địa phương để thu hút du khách là một tất yếu cần được thực hiện tốt

- Ba là, làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch.

Mục đích của tuyên truyền quảng bá, xúc tiến trong kinh doanh du lịch lànhằm giới thiệu, hình thành và định hướng nhu cầu của du khách đối với các sản

Ngày đăng: 24/08/2017, 18:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Xuân Ảnh (2007), "Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường du lịch", Tạp chí Quản lý nhà nước, (132) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thịtrường du lịch
Tác giả: Trần Xuân Ảnh
Năm: 2007
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
11. Học viện Hành chính quốc gia (2007), Quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về kinh tế - xãhội
Tác giả: Học viện Hành chính quốc gia
Nhà XB: Nxb Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2007
12. Vũ Khoan (2005), "Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2010", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (11) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm2010
Tác giả: Vũ Khoan
Năm: 2005
15. Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Luật Doanh nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Doanh nghiệp
Tác giả: Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
16. Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Luật Du lịch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Du lịch
Tác giả: Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
Nhà XB: NxbChính trị quốc gia
Năm: 2005
19. Quyết định số 1838/2013/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ "Về việc phê duyệt công nhận thành phố Hạ Long là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Quảng Ninh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc phê duyệt công nhận thành phố Hạ Long là đô thị loại I trựcthuộc tỉnh Quảng Ninh
23. Võ Thị Thắng (2001), "Tăng cường quản lý nhà nước để du lịch Việt Nam phát huy vai trò ngành kinh tế mũi nhọn", Tạp chí Quản lý nhà nước, (7/66) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường quản lý nhà nước để du lịch Việt Namphát huy vai trò ngành kinh tế mũi nhọn
Tác giả: Võ Thị Thắng
Năm: 2001
24. Hoàng Anh Tuấn (2007), "Du lịch Việt Nam - Thành tựu và phát triển", Tạp chí Quản lý nhà nước, (133) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch Việt Nam - Thành tựu và phát triển
Tác giả: Hoàng Anh Tuấn
Năm: 2007
25. Nguyễn Minh Tuệ -Vũ Tuấn Cảnh-Lê Thông-Phạm Xuân Hậu-Nguyễn Kim Hồng (1997), Địa lý du lịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý du lịch
Tác giả: Nguyễn Minh Tuệ -Vũ Tuấn Cảnh-Lê Thông-Phạm Xuân Hậu-Nguyễn Kim Hồng
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1997
26. Trần Nguyễn Tuyên (2005), Du lịch Việt Nam phát triển theo hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Tạp chí Quản lý nhà nước, (114) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch Việt Nam phát triển theo hướng trởthành ngành kinh tế mũi nhọn
Tác giả: Trần Nguyễn Tuyên
Năm: 2005
32. UBND tỉnh Quảng Ninh (2012), Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 22/6/2012 về việc “Tăng cường công tác quản lý môi trường kinh doanh du lịch” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tăng cường công tác quản lý môi trường kinh doanh du lịch
Tác giả: UBND tỉnh Quảng Ninh
Năm: 2012
33. UBND tỉnh Quảng Ninh (2012), Quyết định số 3268/2012/QĐ-UBND ngày 11/12/2012 về việc “Tăng cường công tác quản lý môi trường kinh doanh du lịch” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường công tác quản lý môi trường kinh doanhdu lịch
Tác giả: UBND tỉnh Quảng Ninh
Năm: 2012
34. UBND tỉnh Quảng Ninh (2015), Quyết định số 4088/2015/QĐ-UBND ngày 211/12/2015 về việc “Quản lý hoạt động tàu du lịch trên vịnh Hạ Long” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản lý hoạt động tàu du lịch trên vịnh Hạ Long
Tác giả: UBND tỉnh Quảng Ninh
Năm: 2015
35. UBND tỉnh Quảng Ninh (2012), Quyết định số 3268/2012/QĐ-UBND ngày 11/12/2012 về việc “Tăng cường công tác quản lý môi trường kinh doanh du lịch” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tăng cường công tác quản lý môi trường kinh doanhdu lịch
Tác giả: UBND tỉnh Quảng Ninh
Năm: 2012
36. UBND tỉnh Quảng Ninh (2015), Quyết định số 3147/QĐ-UBND ngày 20/10/2015 về việc “Ban hành Bộ quy tắc ứng xử Nụ cười Hạ Long” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ban hành Bộ quy tắc ứng xử Nụ cười Hạ Long
Tác giả: UBND tỉnh Quảng Ninh
Năm: 2015
37. UBND tỉnh Quảng Ninh (2015), Quyết định số 3766/QĐ-UBND ngày 25/11/2015 về việc “Chuyển chức năng quản lý nhà nước đối với Vịnh Hạ Long từ Ban Quản lý Vịnh Hạ Long sang Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chuyển chức năng quản lý nhà nước đối với VịnhHạ Long từ Ban Quản lý Vịnh Hạ Long sang Ủy ban nhân dân thànhphố Hạ Long
Tác giả: UBND tỉnh Quảng Ninh
Năm: 2015

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w