Khi xâm lược vào nước ta thực dân Pháp và sau này là đế quốc Mỹ đã tìmmọi cách khai thác lợi dụng đạo Công giáo để phục vụ cho những mưu đồchính trị của họ.Huyện Xuân Trường là địa bàn t
Trang 1***
-NGUYỄN HỒNG HẠNH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH
GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI, THÁNG 6 NĂM 2015
Trang 2Chức vụ: Phó Trưởng Công an huyện
Đơn vị công tác: Công an huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Trường Giang
HÀ NỘI, THÁNG 6 NĂM 2015
Trang 4Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Học viện Chính trị khuvực I đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn tôitrong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề án này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ts Vũ Trường Giang, làngười trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôihoàn thành đề án này
Tôi xin trân trọng cảm ơn Công an huyện Xuân Trường đã tạo mọi điềukiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu trong quá trình nghiêncứu thực hiện việc viết đề án này
Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn những người thân trong gia đình, cácbạn học viên cùng lớp, bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình họctập, nghiên cứu để hoàn thành đề án này
Với lòng biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ qúy báu đó!
Hà nội, ngày25 tháng05 năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Hồng Hạnh
Trang 5Trang
A MỞ ĐẦU……….… 1
1 Lý do xây dựng đề án……….……….… 1
2 Mục tiêu của đề án……….……… 3
2.1.Mục tiêu chung……….……… 3
2.2 Mục tiêu cụ thể……… ……… 3
3 Giới hạn……….……… 4
B NỘI DUNG ĐỀ ÁN… ……….……….……. 5
1 Cơ sở xây dựng đề án… ……….… 5
1.1 Cơ sở về khoa học ….……….… 5
1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý…….……… 6
1.3 Cơ sở thực tiễn……….……… 10
2 Nội dung thực hiện đề án……… ……….… 13
2.1 Bối cảnh thực hiện đề án……….… 13
2.2 Khái quát về huyện Xuân Trường và tôn giáo ở địa phương 14 2.3 Những nội dung cụ thể đề án cần thực hiện 29
2.4 Các giải pháp thực hiện đề án 31
3 Tổ chức thực hiện đề án……… 39
3.1 Phân công trách nhiệm thực hiện đề án……… 39
3.2 Tiến độ thực hiện đề án……… 41
3.3 Kinh phí thực hiện đề án……… 41
4 Dự kiến hiệu quả của đề án……… 41
4.1 Ý nghĩa thực tiễn của đề án……… 41
4.2 Đối tượng hưởng lợi của đề án……… 41
4.3 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề án……… 41
C KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN………….……… 45
1 Kiến nghị……….……… 45
2 Kết luận……….……….…… 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO… ……… ……… … 48
Trang 6A MỞ ĐẦU
1 Lý do xây dựng đề án
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, bên cạnh các tôn giáo lớn có tổchức với số lượng tín đồ đông đảo còn có sự xuất hiện các hiện tượng tôngiáo mới; các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian truyền thống Tôn giáo đã vàđang trở thành nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, các hoạt độngcủa tôn giáo được khôi phục và phát triển mạnh mẽ, số người theo tôn giáongày càng tăng Hiện nay, ngoài xu hướng hành đạo đồng hành cùng dân tộc,thuần tuý tôn giáo, tuân thủ pháp luật cũng đã xuất hiện các hoạt động tôngiáo không bình thường, vi phạm một số quy định của Nhà nước về hoạtđộng tôn giáo Trong đó đáng chú ý là hoạt động truyền đạo trái pháp luật;xây dựng, mở mang, cơi nới nơi thờ tự; in ấn kinh sách; tổ chức lễ hội; thànhlập hội đoàn trái phép có chiều hướng gia tăng; đặc biệt, các thế lực thù địchđang tích cực tác động, lợi dụng tôn giáo để thực hiện chiến lược “diễn biếnhòa bình” đối với Việt Nam nhằm làm mất ổn định từ bên trong, tiến tới xóa
bỏ vai trò của Đảng cộng sản Trước tình hình đó Đảng, Nhà nước ta luôn xácđịnh công tác tôn giáo vừa phải đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng của quần chúngnhân dân, vừa đấu tranh chống kẻ địch lợi dụng tôn giáo phá hoại cách mạng
Vì vậy, vấn đề quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước về an ninh trật
tự đối với các hoạt động của tôn giáo nói riêng là hết sức cần thiết và vô cùngquan trọng
Đạo Công giáo là một trong 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam, có cơ cấu tổchức chặt chẽ, hệ thống thứ bậc rõ ràng Từ khi được truyền vào Việt Namđến nay đạo Công giáo đã không ngừng phát triển cả về tín đồ, chức sắc, chứcviệc, về các dòng tu… Do sự tác động, chi phối rất lớn của đạo Công giáo nêncác thế lực phản động thường triệt để lợi dụng tôn giáo nói chung, đạo Cônggiáo nói riêng để thực hiện âm mưu của chúng đối với các quốc gia, dân tộc
Trang 7Khi xâm lược vào nước ta thực dân Pháp và sau này là đế quốc Mỹ đã tìmmọi cách khai thác lợi dụng đạo Công giáo để phục vụ cho những mưu đồchính trị của họ.
Huyện Xuân Trường là địa bàn trọng điểm về tôn giáo với hai tôn giáochính là Công giáo, Phật giáo, trong đó đặc biệt đáng chú ý là đạo Công giáo.Những năm qua, hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn huyện có nhiềuhoạt động, nổi lên là hoạt động hiến tặng đất đai cho cơ sở Công giáo; dựngtượng trái phép; các Lễ hội như lễ kính thánh quan thầy đệ nhất, kính thánhquan thầy đệ nhị, lễ tấn phong linh mục – phó tế, lễ bẻ bánh, lễ truyền dầu;hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo, mùa chay; hoạt động nhân đạo, từthiện ở vùng giáo; hoạt động hợp tác quốc tế; đưa người ra nước ngoài đàotạo
Tình hình quản lý Nhà nước về đạo Công giáo của Huyện XuânTrường trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọngtrong việc ổn định chính trị và phát triển địa phương Tuy nhiên, trên lĩnh vựcquản lý này vẫn còn những hạn chế nhất định Chẳng hạn, một số cấp uỷ,chính quyền địa phương có thái độ chủ quan, nóng vội trong giải quyết cácvấn đề liên quan đến tôn giáo; có nơi lại hữu khuynh, thụ động, buông lỏngquản lý, đơn giản trong việc giải quyết, không kiên quyết đấu tranh với nhữnghành vi lợi dụng tôn giáo để bên ngoài lợi dụng, kích động xuyên tạc, vu cáoĐảng và Nhà nước ta vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo
Với chức năng và nhiệm vụ được giao, lực lượng An ninh Công anhuyện Xuân Trường đã chủ động triển khai, tổ chức tốt công tác quản lý nhànước về an ninh đối với hoạt động tôn giáo nói chung, chú trọng vào công tácquản lý nhà nước về an ninh đối với hoạt động của đạo Công giáo nói riêng.Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số hạn chế cầnkhắc phục Hiện nay và trong thời gian tới, diễn biến tình hình trên lĩnh vựctôn giáo, âm mưu quốc tế hóa vấn đề tôn giáo sẽ hết sức phức tạp, khó lường
Trang 8Thực tế đặt ra yêu cầu phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninhđối với hoạt động tôn giáo, đảm bảo thực hiện đúng đường lối, chính sách,pháp luật của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo, góp phần làm thất bại âmmưu lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh quốc gia của các thế lực thù địch.
Nhận thức được yêu cầu cấp thiết trên, là một cán bộ công tác trong hệthống chính trị của huyện Xuân Trường được đào tạo lý luận ở Học việnChính trị khu vực I, kết hợp lý luận với thực tiễn trong công tác nghiên cứu,
đề ra các giải pháp quản lý tôn giáo, tôi chọn vấn đề: “Quản lý nhà nước về
an ninh đối với hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định giai đoạn 2015 - 2020” làm đề án tốt nghiệp Cao
- Chủ động nắm tình hình từ xa, phân tích, dự báo tình hình để triểnkhai thực hiện có hiệu quả các biện pháp công tác không để bị động, đột xuất,bất ngờ
- Quản lý chặt chẽ hoạt động xuất, nhập cảnh, nhất là số chức sắc tôngiáo từ nước ngoài nhập cảnh vào địa bàn hoạt động tôn giáo; số người nướcngoài có mối quan hệ thường xuyên, mật thiết với chức sắc tôn giáo địa
Trang 9phương
- Chủ động phát hiện và ngăn chặn hoạt động của các thế lực thù địchlợi dụng hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài để tuyêntruyền, phát triển đạo trái pháp luật trên địa bàn
Địa bàn huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
3.3 Thời gian thực hiện:
Từ năm 2015 - 2020
Trang 10B NỘI DUNG ĐỀ ÁN
1 Cơ sở xây dựng đề án
1.1 Cơ sở về khoa học:
Thứ nhất, quản lý nhà nước về an ninh trật tự đối với hoạt động của
đạo Công giáo trước hết phải bảo đảm được quyền tự do tôn giáo của côngdân, bảo đảm cho các hoạt động tôn giáo được diễn ra bình thường theo đúngquy định của pháp luật Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bảncủa con người đã được Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị củaLiên Hợp quốc ghi nhận Trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng giảiphóng dân tộc, xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn khẳngđịnh và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, coi đó là một trong nhữngquyền cơ bản của công dân
Trong quản lý nhà nước về an ninh trật tự đối với các hoạt động củađạo Công giáo, cần phân biệt rõ giữa hoạt động tôn giáo thuần tuý với hành vilợi dụng hoạt động tôn giáo để đề ra những biện pháp quản lý phù hợp, tránhnhững hành động can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo mà vẫn quản lýđược các hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường trong khuôn khổ pháp luật
Thứ hai, quản lý nhà nước về an ninh trật tự đối với các hoạt động của
đạo Công giáo phải phát huy được những mặt tích cực, khắc phục đượcnhững hạn chế, tiêu cực của công giáo đối với sự phát triển của xã hội
Tính hai mặt của đạo Công giáo ở nước ta hiện nay là rất rõ (vừa đồnghành cùng dân tộc, vừa muốn tách khỏi sự quản lý của nhà nước), do đó quản
lý nhà nước về an ninh đối với hoạt động của đạo công giáo, phải phát huy vàkhơi dậy được những yếu tố tích cực của đạo công giáo, như tính hướng thiện,
từ bi, bác ái “thương người như thể thương thân” của Công giáo trong các
mối quan hệ của xã hội Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Công giáo tham
Trang 11gia cùng Nhà nước giải quyết những vấn đề của xã hội như: hoạt động từthiện, cứu trợ nhân đạo, xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế…
Thứ ba, quản lý nhà nước về an ninh trật tự đối với hoạt động của đạo
Công giáo phải thực hiện được mục tiêu đoàn kết đồng bào có tín ngưỡng, tôngiáo và đồng bào không có tín ngưỡng, tôn giáo; đồng bào giữa đạo công giáovới nhau, tạo ra sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợinhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Thứ tư, quản lý nhà nước về an ninh trật tự đối với hoạt động của đạo
Công giáo phải đảm bảo sự tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc điềuchỉnh các hoạt động của đạo Công giáo
Trong thực tế, tổ chức, cá nhân theo đạo Công giáo là một bộ phậncủa xã hội, được Nhà nước thừa nhận, do vậy phải đặt dưới sự quản lý củaNhà nước Hoạt động của đạo Công giáo phải tuân thủ những quy định củaNhà nước Mọi hành vi nhằm biến Công giáo giáo thành lực lượng đối trọngvới Nhà nước, thoát ly khỏi sự quản lý của Nhà nước đều là bất hợp pháp.Hoạt động cua đạo Công giáo nằm ngoài khuôn khổ pháp luật của Nhà nướcđều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật
1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý:
1.2.1 Cơ sở chính trị:
Về công tác tôn giáo, Đảng cộng sản Việt Nam có một số quan điểm:
Một là, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật Đây là
quan điểm nhất quán của Đảng cộng sản Việt Nam, được nêu ra và tái khẳngđịnh nhiều lần qua các kỳ Đại hội Đảng Cho đến nay, Đảng ta đã trải qua 11
kỳ Đại hội, trong đó có 6 kỳ Đại hội của thời kỳ Đổi mới, thì quan điểm trênkhông hề có sự thay đổi
Hai là, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết
Trang 12dân tộc Trong Báo cáo Chính trị Đại hội XI nêu: chủ động phòng ngừa, kiên
quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc,chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc
Ba là, tôn trọng và phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của các tôn giáo Trong Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị năm 1990,
lần đầu tiên Đảng ta thừa nhận đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp vớicông cuộc xây dựng xã hội mới Chỉ thị 37-NQ/TW của Bộ Chính trị năm
1998, công nhận: “Những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo đượctôn trọng và khuyến khích phát huy” Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hànhTrung ương khoá VIII còn nêu cả mục 8 về “chính sách văn hoá đối với tôngiáo” Đại hội IX: “Phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hoá và đạo đức củatôn giáo”1 Đại hội XI, Đảng ta không chỉ nêu: “Phát huy những giá trị đạođức, văn hóa tốt đẹp của các tôn giáo” mà còn cần “tôn trọng” những giá trị
ấy Vấn đề này, lần đầu tiên được đưa vào văn kiện Đại hội XI, mà trước đótinh thần ấy chỉ thấy trong nguyên tắc đầu tiên của Chỉ thị 37-NQ/TW của BộChính trị năm 1998
Những điều cấm kỵ, răn dạy trong giáo lý của đạo Công giáo đềumang giá trị đạo đức và nhân văn sâu sắc Công giáo mang tính trừ ác hướngthiện, khuyên con người làm lành, tránh dữ; góp phần khẳng định “cái đẹp,đồng thời lên án cái xấu, cái ác” Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, bên cạnhnhững giá trị tốt đẹp về văn hóa và đạo đức có trong công giáo, thì cũng cầnphải lên án hiện tượng phi nhân tính, phản văn hóa trong hoạt động của cônggiáo đang làm vẩn đục bầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của con người
Bốn là, động viên chức sắc, tín đồ, các tổ chức công giáo sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho cho công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) có ghi:
1 Đảng cộng sản Việt Nam: “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2001, tr 128.
Trang 13"Đồng bào theo đạo và các vị chức sắc tôn giáo có nghĩa vụ làm tròn tráchnhiệm công dân đối với Tổ quốc, sống “tốt đời, đẹp đạo”2 Đại hội X nhấnmạnh trách nhiệm của Đảng và chính quyền là: “Động viên, giúp đỡ đồng bàotheo đạo và các chức sắc tôn giáo sống "tốt đời, đẹp đạo” Đại hội XI táikhẳng định quan điểm này và có bổ sung thêm đối tượng nữa cần động viên là
“các tổ chức tôn giáo”
Năm là, quan tâm và tạo mọi điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật
Đến hết năm 2014, Nhà nước ta đã công nhận cho 38 tổ chức của 13tôn giáo Nhìn chung, sau khi các tôn giáo được công nhận, bà con tín đồ đều
an tâm, phấn khởi sống “tốt đời,đẹp đạo” Mọi người đều thấy rõ được quanđiểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng và bảo đảm quyền tự dotín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân và các tổ chức tôn giáo đều hoạt động trêntinh thần ích nước lợi dân, tuân thủ pháp luật Về các tổ chức tôn giáo, Báo
cáo Chính trị ở Đại hội XI nêu rõ: “Quan tâm và tạo mọi điều kiện cho các tổ
chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương , điều lệ của các tổ chức tôn giáo đãđược Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật”3
Sáu là, tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng trong giai đoạn mới của đất nước.
Để những quan điểm chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống, mỗi khiĐảng ta đưa ra những quan điểm về tôn giáo thì Nhà nước kịp thời thể chếhóa bằng những văn bản pháp quy Do biến đổi của thực tiễn, do phát triểncủa tư duy lý luận mà quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật về tínngưỡng, tôn giáo cũng luôn vận động Vì vậy, tiếp tục hoàn thiện chính sách,
2 Đảng cộng sản Việt Nam: “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1996, tr 126
3 Đảng cộng sản Việt Nam: “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2011, tr 245.
Trang 14pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng trong giaiđoạn mới của đất nước như một quy luật của sự phát triển
1.2.2 Cơ sở pháp lý:
Quốc hội: “Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”,
Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: “Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo”, số
21/2004/PL-UBTVQH11
Chính phủ: “Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp
lệnh tín ngưỡng, tôn giáo”, số 92/2012/NĐ-CP, Hà Nội, ngày 08 thánh 11
năm 2012
Thủ tướng Chính phủ: “Quyết định phê duyệt Đề án đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo và cán bộ, công chức quản lý nhà nước
về tôn giáo giai đoạn 2006-2010”, số 83/2007/QĐ-TTg, Hà Nội, ngày 08
tháng 6 năm 2007
Thủ tướng Chính phủ: “Chỉ thị về nhà, đất liên quan đến tôn giáo”,
số: 1940/2008/CT-TTg, Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2008
Bộ Nội Vụ: “Thông tư Ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu về
thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo”, số 01/2013/TT-BNV,
Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2013
Bộ Nội vụ: “Quyết định về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh
vực tín ngưỡng, tôn giáo”, số: 1119/QĐ-BNV, Hà Nội, ngày 10 tháng 10
năm 2013
Bộ Công an: Chỉ thị số 11-CT/BNV ngày 7/6/1994 của Bộ Nội vụ (nay
là Bộ Công an) “về việc đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ vùng
đồng bào theo đạo Thiên chúa trong tình hình mới”.
Tỉnh Nam Định: Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 29/10/2004 của BanThường vụ Tỉnh uỷ, Kế hoạch số 192/KH-UBND ngày 09/11/2004 của
Trang 15UBND tỉnh Nam Định “về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào quần chúng
bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng đồng bào theo các tôn giáo”.
Công an tỉnh Nam Định: Nghị quyết số 51-NQ/ĐUCA ngày20/12/2013 của Ban Thường vụ Đảng ủy và Kế hoạch số 1568/KH-CAT
(PV28) ngày 02/01/2014 Công an tỉnh Nam Định “về lãnh đạo đẩy mạnh
phong trào ba an toàn ở khu dân cư và tổng kết, nhân rộng điển hình tiêu biểu làm tốt công tác ANTT vùng đồng bào theo các tôn giáo (1994 - 2014)”.
1.3 Cơ sở thực tiễn:
Từ năm 2000 đến nay, việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước về anninh đối với các hoạt động của đạo công giáo nói chung của huyện XuânTrường chủ yếu thực hiện theo Nghị quyết số 25/NQ-TW năm 2003 của Ban
Chấp hành Trung ương khoá IX về công tác tôn giáo, Pháp lệnh Tín ngưỡng,
tôn giáo năm 2004, Nghị định 92/2012/NĐ-CP ngày 8/11/2012, hướng dẫn
thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo; Chỉ thị số11-CT/BNV ngày 7/6/1994 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) về việc đẩymạnh phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ vùng đồng bào theo đạo Thiênchúa trong tình hình mới; Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 29/10/2004 của BanThường vụ Tỉnh uỷ, Kế hoạch số 192/KH-UBND ngày 09/11/2004 củaUBND tỉnh Nam Định về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo
vệ an ninh Tổ quốc vùng đồng bào theo các tôn giáo; Nghị quyết số51-NQ/ĐUCA ngày 20/12/2013 của Ban Thường vụ Đảng ủy và Kế hoạch số1568/KH-CAT(PV28) ngày 02/01/201 Công an tỉnh Nam Định về lãnh đạođẩy mạnh phong trào ba an toàn ở khu dân cư và tổng kết, nhân rộng điểnhình tiêu biểu làm tốt công tác ANTT vùng đồng bào theo các tôn giáo (1994
- 2014)
Ở địa bàn Nam Định, Công an tỉnh Nam Định có chức năng quản lýnhà nước về an ninh đối với hoạt động của đạo Công giáo, mà trực tiếp làPhòng Bảo vệ chính trị IV (nay là Phòng An ninh xã hội) Ngoài ra các Phòng
Trang 16nghiệp vụ An ninh, Tình báo, Cảnh sát, Phong trào thuộc Công an tỉnh thôngqua hoạt động chuyên môn của mình tham gia quản lý nhà nước về an ninhđối với hoạt động của đạo Công giáo Công an các huyện và thành phố NamĐịnh là cơ quan thực hiện chức năng này ở địa bàn huyện, thành phố mà trựctiếp tham mưu là Đội An ninh.
Là lực lượng nòng cốt, trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về anninh đối với hoạt động của đạo công giáo trên địa bàn tỉnh Nam Định, lựclượng An ninh có chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau:
- Thông qua các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng An ninh chủ độngnắm, phát hiện kịp thời tình hình liên quan đến các hoạt động của đạo cônggiáo có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia trên địa bàn
- Tham mưu cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền chỉ đạo các ngành giảiquyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của đạo công giáo Tham mưu để đề
ra, tuyên truyền, tổ chức thực hiện các văn bản pháp lý phục vụ cho công tácquản lý nhà nước về an ninh đối với hoạt động của đạo công giáo, quy địnhnhững hoạt động đạo công giáo được phép làm, không được phép làm, cácquy định, trình tự thủ tục để đăng ký hoạt động, như việc cấp giấy phép sửdụng đất, cấp giấy chứng nhận đủ tư cách pháp lý hoạt động cho các dòng tu,hội đoàn, hoạt động từ thiện, đào tạo chức sắc tôn giáo, việc giải quyết khiếukiện liên quan đến đất đai tôn giáo Phối hợp trong nắm tình hình và xâydựng, thực hiện các phương án, chương trình, kế hoạch phục vụ công tác quản
lý Phối hợp trong việc tổ chức, hướng dẫn giáo hội đăng ký và thực hiện cáchoạt động tôn giáo theo đúng luật Phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểmtra, giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến công tác quản lý nhà nước về anninh đối với hoạt động của đạo Công giáo
Huyện Xuân Trường đã kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo củahuyện, giao trách nhiệm cho Ban Tôn giáo là cơ quan Thường trực để phốihợp với các cơ quan có liên quan đặc biệt là Công an tỉnh Nam Định và Công
Trang 17an huyện Xuân Trường thực hiện, tiếp nhận các đề xuất, kiến nghị đối vớiviệc đảm bảo an ninh trật tự các hoạt động của đạo công giáo, tham mưu cho
Ủy ban nhân dân huyện, Ban Chỉ đạo của huyện giải quyết theo thẩm quyền
Ở các xã, thị trấn phân công một đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dântrực tiếp chỉ đạo công tác an ninh đối với các hoạt động của đạo công giáo,trên cơ sở tham mưu phối hợp giải quyết của đồng chí Chủ tịch Mặt trận Tổquốc, đồng chí Trưởng Công an, đồng chí Trưởng ban Văn hoá - Thông tin -Thể thao
Nội dung quản lý Nhà nước về an ninh đối với các hoạt động của đạocông giáo phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; quyền hoạtđộng tín ngưỡng, tôn giáo của công dân theo đúng quy định của pháp luật
- Bảo đảm và tạo điều kiện cho chức sắc công giáo được hoạt độngtôn giáo đúng pháp luật ở nơi được phân công phụ trách Tạo điều kiện chogiáo hội Công giáo được đào tạo, thuyên chuyển chức sắc theo quy định củapháp luật và sự quản lý của Nhà nước
- Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tổ chức công giáo cơ sở thực hiệntốt việc đăng ký chương trình hoạt động cho đúng quy định của luật pháp.Xây dựng các phương án đảm bảo an ninh trật tự đối với các lễ hội, các hoạtđộng thuần tuý của đạo công giáo
- Tham mưu, giải quyết kịp thời, đúng thẩm quyền đối với những đềnghị của các tổ chức công giáo, trong việc tổ chức các hoạt động của đạocông giáo theo đúng pháp luật
- Phát động, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước; Phong trào toàndân bảo vệ an ninh tổ quốc, thực hiện sống “tốt đời đẹp đạo” trong quầnchúng tín đồ, chức sắc, nhà tu hành Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân,thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ sở
- Phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào có đạo, đấu tranh làm thất
Trang 18bại những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, vu khống của các thế lực thùđịch lợi dụng vấn đề tôn giáo để phá hoại đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân.Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Hướng dẫn các tổ chức công giáo, các chức sắc, chức việc, nhà tuhành thực hiện quan hệ đối ngoại phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng
và Nhà nước Thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, đăng ký thường trú, tạmtrú của các tổ chức, cá nhân công giáo theo đúng quy định của pháp luật
Trong các năm qua, công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự đốivới các hoạt động của đạo công giáo trên địa bàn huyện Xuân Trường đã đạtđược những kết quả đáng kể, bên cạnh đó cũng còn một số mặt hạn chế, đòihỏi phải có những biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhànước về an ninh trật tự đối với các hoạt động của đạo công giáo trên địa bàn
2 Nội dung thực hiện của đề án
2.1 Bối cảnh thực hiện đề án:
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, tìnhhình kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Xuân Trường đã có nhiều chuyển biếntích cực, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, của các tín đồ tôn giáo ổnđịnh, nhiều mặt được cải thiện, củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối vớiĐảng, Nhà nước Tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn đang tăng cường, ráoriết lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền để thực hiện chiếnlược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam Bên cạnh đó, dotác động của mặt trái cơ chế thị trường, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,những yếu kém sơ hở, thiếu sót trong việc xây dựng hệ thống chính trị, phápluật đã ảnh hưởng tiêu cực đến một bộ phận quần chúng nhân dân và tín đồtôn giáo
Thời gian qua, Giáo hội công giáo triệt để lợi dụng các sự kiện, cáchoạt động của đạo công giáo để tổ chức nhiều hình thức hoạt động rầm rộ,quy mô lớn, thu hút đông đảo tín đồ tham gia như mở năm Thánh truyền giáo,
Trang 19năm Thánh ni, tổ chức các cuộc hành hương, lồng ghép các hoạt động vănhóa với sinh hoạt tôn giáo phù hợp với từng lứa tuổi; thường xuyên quan tâm,củng cố Ban Chấp hành xứ theo hướng trẻ hóa, lôi kéo cán bộ, đảng viên vàoBan Chấp hành Hàng năm, mở các lớp Kỹ tĩnh tâm theo hướng tập huấn đểnâng cao trình độ, khả năng cho các thành viên Ban Chấp hành xứ, họ Sửdụng lực lượng này làm nòng cốt trong các tổ chức và hoạt động tập hợp quầnchúng, xây dựng cơ sở vật chất, lễ nghi tôn giáo
Lợi dụng sự đổi mới trong công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước,một số chức sắc, chức việc tôn giáo tìm mọi cách kích động, lôi kéo giáo dântham gia vào hoạt động đòi lại đất đai, cơ sở thờ tự trước đây đã giao cho Nhànước quản lý, mua, bán, hiến nhượng đất đai trái phép làm nơi thờ tự gây ratình trạng tranh chấp khiếu kiện phức tạp kéo dài
Tình hình hiện nay có nhiều diễn biến phức tạp khó lường, trong khi
đó tình hình an ninh chính trị, an ninh tôn giáo cũng chịu ảnh hưởng của thếgiới và khu vực Các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường lợi dụng vấn đề dânchủ, nhân quyền, tôn giáo để kích động hoạt động cực đoan nhằm gây mất ổnđịnh chính trị xã hội ở vùng giáo Mặc dù xu hướng tuân thủ pháp luật là chủyếu nhưng bên trong vẫn kiên trì chỉ đạo củng cố, phát triển đạo, tập trungcủng cố hệ thống tổ chức giáo hội, phát triển tín đồ, củng cố đức tin, cơ sở vậtchất… âm mưu tách giáo hội ra khỏi sự quản lý của Nhà nước
2.2 Khái quát về huyện Xuân Trường và tôn giáo ở địa phương:
2.2.1 Đặc điểm, vị trí, địa lý và điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội
scủa huyện Xuân Trường:
2.2.1.1 Vị trị địa lý và dân cư:
Huyện Xuân Trường nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Nam Định, códiện tích 114,97km2, có 19 xã và 01 thị trấn; dân số trên 19 vạn người mật độdân số khoảng 1.600 người/km2 (cao nhất so với các huyện trong tỉnh) Trênđịa bàn huyện có 2 tôn giáo chính: đạo Công giáo và đạo Phật (trong đó 30%
Trang 20dân số theo đạo Công giáo, 8% dân số theo đạo Phật).
2.2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội:
a Về kinh tế:
Với thế mạnh của địa phương, phát huy tinh thần đoàn kết và trí tuệtoàn dân, huyện đã đạt được nhiều thành tích nổi bật, nhất là về kinh tế Từmột huyện thuần nông, đến nay Xuân Trường đã trở thành điểm sáng của tỉnhNam Ðịnh về phát triển công nghiệp với giá trị chiếm 42,8%, thương mại vàdịch vụ chiếm 30,5%, nông nghiệp chiếm 26,7% Tốc độ tăng trưởng kinh tếbình quân hằng năm đạt hơn 10% Huyện có 12.047 ha diện tích lúa, năngsuất lúa luôn đứng ở mức cao trong cả nước, với sản lượng hằng năm đạt gần2.000 tấn Bên cạnh đó, các giá trị về thủy sản, vật nuôi, hoa màu và các sảnphẩm nông sản khác cũng ngày càng phát triển, đóng góp quan trọng vào sựphát triển đa dạng nền kinh tế địa phương Hiện toàn huyện có gần 300 doanhnghiệp, bốn cụm công nghiệp tập trung thu hút hơn 5.000 lao động Bên cạnh
đó, huyện cũng có nhiều làng nghề truyền thống, nâng cao mức thu nhập vàtạo việc làm thường xuyên cho hàng nghìn nông dân
b Một số vấn đề xã hội:
Công tác đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệuquả ở nông thôn để giảm nghèo và an sinh xã hội cũng được đặt lên hàng đầutrong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phát triển giáo dục -đào tạo ở nông thôn là một trong những thành tích lớn mà huyện đã đạt đượctrong nhiều năm qua Ðáp ứng theo chỉ đạo, huyện tiếp tục thực hiện chươngtrình, mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo bên cạnh công tác phát triển y
tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn Ngành giáo dục đã duy trì tốt chấtlượng giáo dục toàn diện ở các ngành học, cấp học Bên cạnh đó, do coi trọngđến công tác y tế, ngành y tế huyện đã làm tốt vai trò chăm sóc, bảo vệ sứckhỏe cho nhân dân Công tác xây dựng xã chuẩn quốc gia về y tế và phongtrào "xây dựng làng văn hóa sức khỏe" tiếp tục được đẩy mạnh Ðến nay, toàn
Trang 21huyện có 18/20 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế, thựchiện tốt việc tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, vệ sinh môi trường, vệ sinh antoàn thực phẩm, phòng, chống HIV/AIDS Là địa phương có tới hơn 30%dân số theo đạo, lãnh đạo huyện hết sức quan tâm đến công tác đoàn kết tôngiáo, xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn Chỉđạo các ngành, các cấp giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn, ban hànhnội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh; phòng, chống các tệ nạn xã hội
và các hủ tục lạc hậu Thực hiện tốt việc điều chỉnh, bổ sung chức năng,nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiện cho lực lượng an ninh xã, thôn, xómhoàn thành nhiệm vụ, bảo đảm an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêucầu xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lýđiều hành của chính quyền, nhân dân trong huyện đã đoàn kết, chung sức xâydựng và phát triển quê hương, tích cực phát triển kinh tế, nâng cao đời sống,đồng thời tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, nhất là phongtrào quần chún bảo vệ an ninh tổ quốc vùng đồng bào theo các tôn giáo, gópphần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toan xã hội, giữ gìn làng xóm bìnhyên, gia đình hạnh phúc, tinh thần đoàn kết lương, giáo ngày càng phát triển
2.2.2 Thực trạng hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn huyện
Xuân Trường:
Đạo Công giáo du nhập vào Nam Định rất sớm, từ năm 1553 Trải quanhững bước thăng trầm của lịch sử, đến nay Nam Định đã trở thành một trongnhững trung tâm Công giáo lớn nhất cả nước Đạo Công giáo tại Nam Địnhbao gồm toàn bộ địa phận Bùi Chu và một phần địa phận Hà Nội, với 154giáo xứ, địa phận Bùi Chu có 136 giáo xứ, địa phận Hà Nội có 18 giáo xứ),
673 họ lẻ, 06 dòng tu với 545 nữ tu Cơ sở thờ tự có 657 nhà thờ (địa phậnBùi Chu 551, địa phận Hà Nội 106), trong đó nhà thờ xứ 141 ngôi, nhà thờ họ
516 ngôi, 78 cơ sở dòng tu (địa phận Bùi Chu 75, địa phận Hà Nội 3) Đạo
Trang 22Công giáo có một Cơ sở II của Đại chủng viên Thánh Giuse Hà Nội đặt tạiTòa Giám mục Bùi Chu, xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường Đất đai tôngiáo bình quân 13.000m2/1 giáo xứ Các phương tiện khác phục vụ sinh hoạttôn giáo ở hầu hết các xứ, họ, hội đoàn được trang bị rất hiện đại như: hệthống âm thanh, đèn chiếu sáng, điện thoại, máy vi tính nối mạng Internet…
Giáo phận Bùi Chu thuộc huyện Xuân Trường hiện nay nằm gọntrong tỉnh Nam Ðịnh, bao gồm 6 huyện (Xuân Trường, Giao Thủy, HảiHậu, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Nam Trực) và khu vực xứ Khoái Ðồng cùngkhu vực phía nam sông Đào (các xã Nam Phong, Nam Vân và phường CửaNam) của thành phố Nam Ðịnh Giáo phận được bao bọc bởi 3 con sông lớn,tiếp giáp với 3 giáo phận khác Phía Ðông Bắc giáp với giáo phận TháiBình bởi sông Hồng, phía Tây Bắc là sông Đào (nối sông Hồng với sôngÐáy) giáp với giáo phận Hà Nội, và phía Tây Nam qua sông Đáy là giáo phậnPhát Diệm; phía Ðông Nam là vịnh Bắc Bộ (biển Đông)
Giáo phận thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ nên toàn bộ dân cư làngười Kinh Dân chúng Bùi Chu có khoảng 84% làm nông nghiệp, 5% làmmuối và đi biển, 11% làm nghề thương mại, cơ khí, tiểu thủ công nghiệp
Hiện nay Tòa Giám Mục Bùi Chu - Trung tâm điều hành mọi hoạtđộng Công giáo của giáo phận gồm 6 huyện phía Nam và một phần thành phốNam Định; gồm 01 giám mục, 36 Linh mục, 01 Đại chủng viện Đức Mẹ Vônhiễm Nguyên tội Bùi Chu, 01 cô nhi viện Thánh An, 01 Tiểu vương cungthánh đường Phú Nhai (Xuân Phương) 21 xứ, 51 họ lẻ, 5 dòng tu Hàng nămtrên địa bàn huyện diễn ra nhiều lễ lớn của các tôn giáo như: Lễ quan thầy ĐaMinh giáo phận ngày 8 tháng 8 tại Toàn giám mục Bùi Chu; Lễ Đức Mẹ Vônhiễm Nguyên tội ngày 8 tháng 12 tại Phú Nhai, Lễ Noel, Lễ Phục sinh, Lễtruyền dầu mùa Chay,…của giáo hội Công giáo Huyện được xác định làtrọng điểm tôn giáo của tỉnh Nam Định, do vậy công tác tôn giáo nói chung
và công tác đảm bảo an ninh trật tự vùng Công giáo nói riêng luôn được xác
Trang 23định là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng.
Đại chủng viện Bùi Chu đã trở lại hoạt động từ năm 2008 sau gần 50năm bị đóng cửa, cơ sở của chủng viện được xây mới bên cạnh Tòa giámmục
Giáo phận hiện có 5 hội dòng nữ tu đang hoạt động là: Dòng ĐaMinh Bùi Chu, Dòng Mến Thánh Giá Kiên Lao, Dòng con Đức Mẹ Mân Côi(nhà chính đặt tại giáo xứ Trung Linh), Dòng Thừa sai Đức Mẹ Trinh Vương(nhà chính Liên Thủy), và Dòng Đức Mẹ Thăm viếng (nhà chính Liên Thủy).Giáo phận Bùi Chu cũng từng là nơi một dòng tu cho nam được thành lập
là Dòng Đồng Công
Giáo phận hiện có 12 Đền thánh (Shrine), trong đó Đền thánh Phú
Nhai đồng thời là một Vương cung Thánh đường từ năm 2008
2.2.3 Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự đối
với các hoạt động của đạo công giáo:
2.2.3.1 Thành tựu:
* Công tác lãnh đạo, chỉ đạo:
Xác định thực hiện Chỉ thị số 11/CT-BNV ngày 07/6/1994 của Bộ Nội
vụ, Chỉ thị số 29/CT-TU ngày 29/10/2004 của Ban thường vụ Tỉnh ủy là mộtnhiệm vụ quan trọng, liên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội ở vùng giáo,góp phần giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tạo đàđẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong nhân dân và đồng bào có đạotrên địa bàn, vì vậy ngay sau khi tiếp thu các Chỉ thị, Huyện ủy, UBND huyện
đã ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện trên địa bàn; thành lậpBan chỉ đạo cấp huyện và chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo các xã, thị trấn Tổchức hội nghị quán triệt các Chỉ thị của Bộ Nội vụ, của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy và các văn bản chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc triểnkhai thực hiện phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng đồng bàoCông giáo đến các đối tượng theo quy định
Trang 24Công tác quản lý nhà nước về an ninh đối với hoạt động của đạo Cônggiáo trong những năm qua đã đạt nhiều kết quả tốt, đảm bảo an ninh trật tựđịa bàn, không để xảy ra những vấn đề phức tạp, gây dư luận xấu hay ảnhhưởng đến an ninh quốc gia Cụ thể là:
- Những chương trình, kế hoạch đảm bảo an ninh vùng giáo được xâydựng phù hợp với tình hình, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nên lực lượng
An ninh cùng các ban ngành luôn chủ động trong giải quyết mọi tình huống,không để đột xuất, bất ngờ Việc thực hiện đảm bảo đúng yêu cầu, nội dung
và đạt được mục đích của kế hoạch đề ra
- Lực lượng An ninh Công an huyện Xuân Trường đã thường xuyêntham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền trong việc xây dựng, triển khai,tuyên truyền các văn bản pháp luật cũng như giải quyết các vấn đề liên quanđến đạo công giáo Các văn bản đưa ra và các hình thức triển khai đều phùhợp với tình hình thực tiễn Nhiều vấn đề giải quyết hợp lý nên tranh thủ được
sự ủng hộ của nhiều giáo sỹ, giáo dân Những nơi có tranh chấp khiếu kiện,chúng ta đã kiềm chế được tình hình, không để xảy ra phức tạp
- Việc chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninhvùng giáo và sự phối hợp giữa lực lượng An ninh với các lực lượng khác, cácban ngành được duy trì thường xuyên Lực lượng An ninh Công an huyệnphối hợp với các ngành chức năng như: Dân vận, Mặt trận Tổ quốc, Ban tôngiáo tỉnh, các Sở giáo dục, Sở lao động thương binh xã hội, Sở tài nguyên môitrường, Hội chữ thập đỏ… trong trao đổi thông tin, quản lý các hoạt động củaGiáo hội Công giáo; thường xuyên phối hợp kiểm tra, hướng dẫn Giáo hộihoạt động tuân thủ pháp luật Việc hướng dẫn, chỉ đạo của lực lượng An ninhtrong thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh vùng giáo phù hợp với từng đốitượng nên đem lại hiệu quả quản lý cao
- Việc kiểm tra, thanh tra trong hoạt động quản lý nhà nước về an ninhđối với hoạt động của đạo công giáo được duy trì, tăng cường: kiểm tra nhân
Trang 25hộ khẩu, kiểm tra các cơ sở giáo dục, từ thiện, kiểm tra việc xây sửa các côngtrình tôn giáo… Qua đó phát hiện một số vi phạm của Giáo hội như việc cưtrú trái phép của một số nữ tu, một số cơ sở từ thiện lập ra chưa được phép,một số công trình tôn giáo xây dựng chưa đúng quy định…, từ đó phối hợpvới các ngành xử lý vi phạm và đưa các hoạt động của Giáo hội vào nề nếp.
- Lực lượng An ninh đã tham mưu chính quyền giải quyết kịp thờinhiều vụ tranh chấp khiếu kiện nhất là liên quan đến đất đai tôn giáo Tronggiải quyết, lực lượng An ninh đã sử dụng hiệu quả công tác phân hóa, tranhthủ hàng ngũ giáo sỹ Thông qua các Linh mục, những người đứng đầu Giáohội, ta đường hướng để các hoạt động của Giáo hội tuân thủ đúng quy địnhcủa pháp luật, hạn chế ảnh hưởng đến an ninh trật tự
- Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được phát động toàndiện ở vùng giáo Một số mô hình (xứ họ đạo tiên tiến, thôn xóm bình yên,gia đình hoà thuận, phong trào khuyến học…) đã phát huy hiệu quả Nhiềunơi giáo dân biết tự đứng lên đấu tranh với những sai phạm của Giáo hội
- Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về an ninh đối vớihoạt động của đạo công giáo không ngừng được củng cố và nâng cao về chấtlượng Công an tỉnh Nam Định luôn quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ,chuyên môn, kiến thức pháp luật, tổ chức bộ máy, trang bị phương tiện chođội ngũ này đảm bảo đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về anninh đối với hoạt động của đạo công giáo
- Lực lượng Công an huyện Xuân Trường gồm 9 đội nghiệp vụ vớitổng số 110 cán bộ chiến sỹ Công tác tôn giáo được giao trực tiếp cho đội Anninh nhân dân đảm nhận, hiện nay theo biên chế, đội An ninh nhân dân có 14cán bộ chiến sỹ trong đó trình độ đại học 5 đồng chí, trung cấp 9 đồng chí vớituổi đời từ 22 đến 33 Đảng uỷ công an huyện phân công một đồng chí Phótrưởng Công an huyện phụ trách đội An ninh nhân dân Trong quá trình thựchiện nhiệm vụ, dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của đồng chí Phó trưởng Công an
Trang 26huyện phụ trách an ninh, đội An ninh nhân dân thường xuyên phối hợp vớicác đội nghiệp vụ như: Hình sự; Công an xây dựng phong trào và phụ trách
xã về an ninh trật tự; Quản lý hành chính; Cảnh sát giao thông và các lựclượng khác trong hệ thống chính trị như: Phòng nội vụ; Phòng văn hoá;Phòng giáo dục; Công an các xã, thị trấn làm công tác quản lý nhà nước về
an ninh trât tự đối với các hoạt động của đạo công giáo trên địa bàn huyện
- Lực lượng Công an xã, thị trấn thường xuyên được củng cố, kiệntoàn Đến nay toàn huyện có 493 đ/c công an xã, trong đó có 20 đồng chí cấptrưởng, 21 cấp phó, 130 công an viên thường trực, 312 công an thôn, xóm, tổdân phố Hàng năm được huấn luyện nghiệp vụ, pháp luật, được trang bịphương tiện phục vụ công tác và thực hiện chế độ đãi ngộ theo quy định NhiềuBan công an xã vùng giáo giữ vững danh hiệu Đơn vị Quyết Thắng nhiều nămliền như: Công an xã Xuân Phương, Xuân Trung, Xuân Ngọc, Xuân Tiến có
68 đ/c được tặng huy chương vì sự nghiệp “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”, 120 lượttập thể, 80 lượt cá nhân công an xã được các cấp khen thưởng
* Công tác tuyên truyền:
Bám sát mục tiêu, yêu cầu: Quán triệt, nắm vững các nghị quyết, chỉthị của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với tôn giáo, nhất là Nghị quyếtTrung ương 7 (khoá IX), Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo và Nghị định22/2005/NĐ-CP, Nghị định 92/2012/NĐ-CP ngày 8/11/2012 hướng dẫn pháplệnh tín ngưỡng tôn giáo… đã tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, đảngviên và nhân dân vùng đồng bào theo các tôn giáo thực hiện tốt chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, nâng cao tinh thần yêu nước, ýthức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tích cực tham gia các phong trào cáchmạng, giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng cuộc sống bình yên, ấm no, hạnhphúc
Các chức sắc, chức việc tôn giáo đã lồng ghép trong các buổi rao giảnggiáo lý tuyên truyền cho các giáo dân và nhân dân về phong trào quần chúng
Trang 27bảo vệ an ninh Tổ quốc, về đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhànước liên quan đến tôn giáo, nhất là Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo và Quyếtđịnh số 25/2012/QĐ-UBND ngày 22/10/2012 của UBND tỉnh về việc ban hànhquy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà
trường, cơ sở tôn giáo đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” và các Nghị
quyết liên tịch, kế hoạch liên ngành về việc phối hợp vận động toàn dân thamgia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc
* Chăm lo xây dựng hệ thống chính trị, củng cố đội ngũ cốt cán vùng giáo:
Nghị quyết 25-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khoá IX đã chỉ
rõ “Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị,
do Đảng lãnh đạo” Theo đó, việc củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh
và chăm lo xây dựng đội ngũ cốt cán là một trong những mục tiêu, yêu cầuquan trọng, Ban chỉ đạo huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng và củng cố tổchức cơ sở Đảng, chính quyền, các đoàn thể ở vùng giáo trong sạch vữngmạnh, hoạt động hiệu quả
Hiện nay toàn huyện có 17/20 xã, thị trấn có đảng viên có đạo; có 448chi bộ Đảng, trong đó chi bộ Đảng vùng giáo chiếm khoảng 20%, có 8 chi bộgiáo toàn tòng Có 331/7.565 đảng viên là người có đạo, chiếm 4,2% tổng sốđảng viên toàn huyện Từ năm 1994 đến nay, toàn huyện kết nạp được 180đảng viên là người có đạo Kết quả phân loại năm 2013 có 76,7% đảng viênvùng giáo được xếp loại đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ (tăng 5,4% so vớinăm 2012), trong đó, 74,8% đảng viên gốc giáo được xếp loại đủ tư cách hoànthành tốt nhiệm vụ trở lên (tăng 6,2% so với năm 2012) Các chi bộ Đảng đãphát huy tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo phong trào ở cở sở, tiêu biểu chi bộ 5 (xãXuân Châu); chi bộ 6 (xã Xuân Phương)…
* Công tác quản lý hoạt động, vận động, tranh thủ chức sắc, chức việc trong giáo hội công giáo:
Các chức sắc tôn giáo tại huyện Xuân Trường đều được học tập, quán