1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước về phát triển du lịch của Chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai

130 248 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tài Huyện Bắc Hà nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai khoảng 66 km, cách thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc khoảng 560 km - nơi đang có những tiềm năng phát triển mạnh kinh tế biên mậu trong giao lưu với Vân Nam - Trung Quốc và sự phát triển của Khu kinh tế của khẩu - khu kinh tế đặc biệt của Việt Nam và Trung Quốc. Phía Bắc của Huyện giáp huyện Si Ma Cai và huyện Mường Khương, phía Đông giáp huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang, phía Tây giáp huyện Bảo Thắng, phía Nam giáp huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai. Với vị trí địa lý trên, Bắc Hà có những điều kiện địa lý khá thuận lợi cho phát triển KT-XH của khu vực các huyện phía Đông của tỉnh Lào Cai, là cầu nối giữa Lào Cai với tỉnh Hà Giang. Bắc Hà có các điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch, chia thành 03 tiểu vùng: (1) vùng thượng huyện với nhiệt độ bình quân năm 18,70C, mang tính ôn đới rất thích hợp cho trồng cây ăn quả địa phương như mận Tam Hoa, mận Hậu, đào, lê...; (2) vùng trung huyện có khí hậu ôn hoà với nhiệt độ bình quân từ 250C - 280C, thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và phát triển vùng cây ăn quả và cây nông nghiệp, chè tuyết san,...; (3) vùng hạ huyện có nhiệt độ bình quân 280C - 320C, mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới, có nhiều sông suối lớn, thuận lợi cho phát triển du lịch, cây ăn quả (như nhãn vải, xoài, chuối, dứa, đào, mận, táo, lê...), thuỷ sản. Bắc Hà có địa hình khá phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh, có những đỉnh núi cao, những vùng triền núi thấp, tạo nên những cảnh quan núi rừng hùng vĩ và hấp dẫn với những vách đá, hang động, thác nước như động Thiên Long (xã Tả Văn Chư, được công nhận là di sản danh thắng cấp quốc gia), hang Tiên bên bờ sông Chảy thuộc xã Bảo Nhai - Cốc Ly, núi Cô Tiên, núi Ba Mẹ Con ở thị trấn Bắc Hà, rừng già Bản Liền, rừng nguyên sinh xã Tả Van Chư, rừng gỗ nghiến Cốc Ly, rừng chè cổ thụ xã Hoàng Thu Phố, rừng Sa Mu ở Lầu Thí Ngài,... phù hợp với cách hoạt động du lịch sinh thái, mạo hiểm, phám khá. Bắc Hà có hệ thống các di tích lịch sử gắn với nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước như Dinh thự Hoàng A Tưởng, Đền Trung Đô xã Bảo Nhai; Đền Bắc Hà thị trấn Bắc Hà thờ tướng Vũ Văn Mật, Vũ Văn Uyên. Các di tích này đã được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch công nhận di tích cấp quốc gia. Với đặc điểm là nơi chung sống của 14 dân tộc anh em, Bắc Hà là quê hương của những lễ hội văn hóa đặc sắc như: Hội chơi núi mùa xuân (Gầu Tào hoặc Say Sán) của dân tộc Mông; Lễ tết “Nhảy” của người Dao đỏ; hội Lồng Tồng, hội Xòe của người Tày; Hội đua ngựa của các dân tộc,... Các làng bản dân tộc vẫn bảo lưu được những kiến trúc truyền thống và vẫn duy trì sinh hoạt truyền thống. Bên cạnh đó, Bắc Hà còn nổi tiếng với những phiên chợ vùng cao độc đáo như chợ phiên Bắc Hà, Cốc Ly. Mặc dù có những thế mạnh về nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đặc sắc, nhưng trong những năm qua ngành du lịch huyện Bắc Hà chưa có những bước phát triển tương xứng với nguồn tài nguyên này. Năm 2017, khách du lịch đến khoảng 250.000 lượt người, trong đó lượng khách quốc tế khoảng 80.000 lượt. Doanh thu dịch vụ du lịch chỉ đạt khoảng 130 tỷ đồng. Như vậy tỷ trọng lượng khách du lịch đến Bắc Hà trong những năm qua mới ước đạt chừng 10% so với tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai, thấp hơn nhiều so với Sa Pa và thành phố Lào Cai. Trong khi đó thị trường du lịch Lào Cai nói riêng, các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung, đang phát triển rất năng động với nhiều thay đổi về xu hướng đi du lịch và tổ chức kinh doanh du lịch chuyển đến những điểm đến mới hơn, có hệ thống tài nguyên du lịch đặc sắc và đặc biệt được quy hoạch đầu tư, tổ chức quản lý bài bản và chuyên nghiệp hơn. Có thể xem xét đến một số nguyên nhân sau dẫn đến tình trạng phát triển du lịch chưa như mong đợi của ngành du lịch huyện Bắc Hà: (1) Ngành du lịch huyện Bắc Hà chưa tạo ra được hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng và hấp dẫn du khách; (2) Cơ sở hạ tầng du lịch còn nhiều bất cập - đặc biệt là giao thông kết nối huyện Bắc Hà với các khu vực lân cận như thành phố Lào Cai, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; (3) Dịch vụ du lịch còn nghèo nàn và chất lượng thấp với chỉ số lượng ít cơ sở lưu trú (282 phòng tại 19 khách sạn, nhà nghỉ tại thị trấn) và 16 cơ sở lưu trú tại gia (homestay) tập trung ở một số xã. Chất lượng các cơ sở lưu trú còn yếu kém... Nhằm khai thác các tiềm năng phát triển du lịch trước những cơ hội thuận lợi bởi xu thế hội nhập của ngành du lịch Bắc Hà với các địa phương trong tỉnh như thành phố Lào Cai, huyện Bát Xát và huyện Sa Pa (đặc biệt là khai thác các cơ hội gắn với tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, khả năng thu hút khách và vận hành tuyến cáp treo Fanxipan), với các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Bắc Cạn, Điện Biên, với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, với các trung tâm du lịch Hà Nội - Quảng Ninh - Ninh Bình, Nghị quyết đại hội Đảng bộ Bắc Hà khóa XXI nhiệm kỳ 2006 - 2010, khóa XXII nhiệm kỳ 2011 - 2015 và khóa XXIII nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển ngành du lịch - dịch vụ, từng bước nâng cao tỷ trọng ngành trong tổng cơ cấu GRDP của địa phương lên 35%. Để thực hiện các mục tiêu và quan điểm phát triển du lịch nêu trên, công tác QLNN về phát triển du lịch cần có những biện pháp đổi mới và thực hiện triệt để trong thực tế. Việc nâng cao hiệu quả QLNN về phát triển du lịch sẽ giúp ngành du lịch Bắc Hà giữ được các chuẩn mực và chất lượng dịch vụ, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, về lâu dài sẽ phát triển ổn định và hiệu quả cao. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả luận văn chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về phát triển du lịch của Chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai” làm đối tượng nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề phát triển du lịch nói chung, QLNN về phát triển du lịch nói riêng ở phạm vi cả nước hoặc từng địa phương là đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà lãnh đạo và quản lý kinh tế. Để thực hiện luận văn này, tác giả đã nghiên cứu một số nội dung về kinh tế du lịch, quy hoạch du lịch, phát triển du lịch, QLNN về phát triển du lịch và các tài liệu có liên quan đến ngành du lịch. - Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện QLNN về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” của tác giả Nguyễn Tấn Vinh (2008), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án có phạm vi nghiên cứu tương đồng với phạm vi nghiên cứu của luận văn, đó là nghiên cứu công tác QLNN về phát triển du lịch cấp tỉnh, do đó, kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo rất hữu ích đối với luận văn. Trong luận án, căn cứ trên Luật Du lịch tác giả tiếp cận nghiên cứu công tác QLNN về phát triển du lịch ở cấp tỉnh với những nội dung sau: (i) Định hướng phát triển ngành du lịch ở địa phương; (ii) Tạo lập khuôn khổ pháp luật thuận lợi cho sự phát triển của ngành du lịch ở địa phương; (iii) Tổ chức chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, kiểm soát hoạt động ngành du lịch ở địa phương. Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã đánh giá được những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong công tác QLNN về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn 2001-2007, từ đó, đề xuất những giải pháp hoàn thiện tương ứng khá đầy đủ và khoa học. - Luận án tiến sĩ “Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam” của tác giả Nguyễn Anh Tuấn (2010), tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận án áp dụng mô hình kết hợp của Dwyer & Kim và phương pháp điều tra trên mạng Survey Monkey để phân tích, đánh giá tổng thể năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam. Luận án đã chỉ ra được những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và đe dọa của du lịch Việt Nam. Luận án đã chỉ ra những nguyên nhân hạn chế của năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam, từ đó, luận án đã đề xuất 07 nhóm giải pháp và khuyến nghị chính sách có cơ sở khoa học và khá đồng bộ để nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam. - Luận văn thạc sĩ “Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai” của tác giả Nguyễn Thị Lan Phương (2010), Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trên cơ sở hệ thống và khái quát lại những lý luận chung về các khái niệm du lịch, kinh tế du lịch và phát triển kinh tế du lịch, đồng thời tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị theo quan điểm, tư tưởng, lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tác giả nghiên cứu. đánh giá thực trạng phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai, đề xuất một số quan điểm, định hướng và giải pháp nhẳm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch ở Lào Cai. - Luận văn thạc sĩ “Phát triển thị trường du lịch Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Cẩm Thúy (2012), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Luận văn đưa ra một số kinh nghiệm thị trường du lịch ở một số thành phố, thành trong nước; phân tích những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, những nội lực, ngoại lực để phát triển thị trường du lịch Hà Nội; làm rõ thực trạng du lịch Hà Nội trong những năm gần đây; tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của thị trường du lịch Hà Nội; đề xuất các giải pháp và các định hướng cơ bản nhằm phát triển thị trường du lịch Hà Nội đến năm 2020. - Luận văn thạc sĩ “Giải pháp phát triển du lịch ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai” của tác giả Dương Quyết Chiến, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Luận văn xây dựng và nghiên cứu theo các chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch. - Luận án tiến sĩ “QLNN địa phương đối với phát triển du lịch bền vững tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hoàng Tứ (2016), Trường Đại học Thương mại. Trong luận án, công tác QLNN địa phương đối với phát triển du lịch bền vững được tác giả tiếp cận theo các nội dung sau: (i) Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật chung của Nhà nước liên quan đến du lịch và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển du lịch mang tính đặc thù của địa phương; (ii) Xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch ở địa bàn để giúp các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch định hướng phát triển; (iii) Tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia trong hoạt động du lịch; giữa địa phương và Trung ương trong quản lý nhà nước về du lịch; (iv) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch; (v) Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động du lịch và xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch. Qua quá trình nghiên cứu, luận án đã đề xuất được 06 nhóm giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện QLNN địa phương đối với phát triển du lịch bền vững tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam. Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu QLNN về phát triển du lịch: - Các nội dung của QLNN đã được làm rõ trong những công trình nghiên cứu trước đây nhưng chủ yếu dừng lại ở chính quyền địa phương cấp tỉnh nhưng chưa cụ thể đối với chính quyền địa phương cấp huyện. - Mặc dù có khung lý thuyết chung về QLNN về phát triển một ngành kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng nhưng đối với mỗi ngành có những đặc điểm riêng, mỗi địa phương có một đặc điểm riêng, do đó, cần làm rõ đặc điểm riêng có của từng ngành, từng địa phương ảnh hưởng đến các nội dung QLNN về phát triển du lịch. - Các công trình nghiên cứu trước đây cũng đã bàn về các nội dung QLNN về phát triển KTXH nói chung và phát triển các ngành nói riêng nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về QLNN về phát triển du lịch trên địa bàn huyện Bắc Hà. - Có một số công trình nghiên cứu đến phát triển du lịch ở Lào Cai nhưng tiếp cận phát triển du lịch như phát triển một ngành kinh tế xã hội (bao gồm đặc điểm của du lịch, các điều kiện phát triển du lịch...) trong đó QLNN chỉ là một nhân tố tác động, một điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch mà chưa phân tích sâu nội hàm của QLNN về phát triển du lịch. Vì vậy, công trình nghiên cứu “Quản lý nhà nước về phát triển du lịch của Chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai” không trùng với các công trình nghiên cứu trước đây. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm kiếm một số giải pháp có căn cứ thực tế nhằm hoàn thiện công tác QLNN về phát triển du lịch của chính quyền huyện Bắc Hà, đưa ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển KT-XH của huyện. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định khung lý luận về công tác QLNN về phát triển du lịch của chính quyền cấp huyện. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLNN về phát triển du lịch của chính quyền huyện Bắc Hà. Qua đó, chỉ ra những điểm mạnh, những điểm yếu và nguyên nhân của những điểm yếu trong công tác QLNN về phát triển du lịch. - Đề xuất một số phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về phát triển du lịch của chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu QLNN về phát triển du lịch của chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu công tác QLNN về phát triển du lịch của chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai tiếp cận theo các nội dung QLNN. - Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. - Về thời gian nghiên cứu: Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2015 đến năm 2017; Số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2018; Những phương hướng và giải pháp được đề xuất đến năm 2025.

Trang 2

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôicam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không viphạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật

Học viên

Đỗ Xuân Thủy

Trang 3

Trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp cao học, được sự giúp đỡ của các cánhân, tổ chức, sự tham gia góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý, bạn bè, giađình và cùng sự nỗ lực của bản thân Đến nay, Học viên đã hoàn thành luận văn

thạc sĩ với đề tài: “Quản lý nhà nước về phát triển du lịch của Chính quyềnhuyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai”.

Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Trần ThịVân Hoa đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt và chỉ bảo những kiến thức về chuyên mônthiết thực trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.

Học viên xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giảng dạy của tập thể cácthầy, cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

Học viên xin chân thành cảm ơn Thường trực UBND tỉnh Lào Cai, Sở Vănhóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai, UBND huyện Bắc Hà, Phòng Văn hóa Thôngtin huyện Bắc Hà đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Học viên thựchiện nghiên cứu.

Cuối cùng, Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới gia đình thân yêu củaHọc viên, cảm ơn những người bạn, những đồng nghiệp thân thiết khích lệ, độngviên Học viên trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.

Học viên xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Đỗ Xuân Thủy

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTDANH MỤC BẢNG, HÌNHTÓM TẮT LUẬN VĂN

1.1.3 Khái niệm về phát triển du lịch 14

1.1.4 Các điều kiện để phát triển du lịch 14

1.2 Quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính quyền cấp huyện 15

1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính quyền cấp huyện 15

1.2.2 Sự cần thiết của quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính quyềncấp huyện 17

1.2.3 Đặc điểm của quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính quyền cấp huyện.171.2.4 Mục tiêu của quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính quyền cấp huyện 19

1.2.5 Yêu cầu đối với quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính quyềncấp huyện 20

1.2.6 Nội dung quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính quyền cấp huyện 22

1.2.7 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển du lịch củachính quyền cấp huyện 29

Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁTTRIỂN DU LỊCH CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI 36

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến phát triển du lịch củahuyện Bắc Hà 36

2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch 36

2.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn 38

2.1.3 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của huyện Bắc Hà đối với phát triểndu lịch 41

2.1.4 Đánh giá những cơ hội, thách thức đối với huyện Bắc Hà trong phát triểndu lịch 42

Trang 5

2.3 Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính quyền huyện

Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 47

2.3.1 Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành du lịch 48

2.3.2 Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch 57

2.3.3 Thực trạng xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển du lịch 61

2.3.4 Thực trạng thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của ngành du lịch 73

2.4 Đánh giá quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính quyền huyệnBắc Hà, tỉnh Lào Cai 76

2.4.1 Điểm mạnh trong quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính quyềnhuyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 76

2.4.2 Điểm yếu trong quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính quyềnhuyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 78

2.4.3 Nguyên nhân của điểm yếu trong quản lý nhà nước về phát triển du lịchcủa chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 79

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝNHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆNBẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI 81

3.1 Quan điểm và định hướng phát triển du lịch huyện Bắc Hà đến năm 2025 81

3.1.1 Quan điểm phát triển 81

3.3.1 Hoàn thiện xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành du lịch 84

3.3.2 Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch 86

3.3.3 Hoàn thiện xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển du lịch 88

3.3.4 Hoàn thiện thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của ngành du lịch 97

3.3.5 Một số giải pháp khác 98

3.4 Một số kiến nghị 102

3.4.1 Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương 102

3.4.2 Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai; Sở Văn hóa, Thể thaovà Du lịch Lào Cai 102

3.4.3 Kiến nghị đối với các phòng, ban địa phương 103

KẾT LUẬN 105DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

Chữ viết tắt Ý nghĩa

ASEANHiệp hội các nước Đông Nam Á

CSVC-KT Cơ sở vật chất - kỹ thuậtGDP Tổng sản phẩm quốc nội

GRDPTổng sản phẩm trên địa bàn

KBNN Kho bạc nhà nướcKCHT Kết cấu hạ tầngKT-XH Kinh tế - xã hội

NSNN Ngân sách nhà nước

QLNN Quản lý nhà nước

WTOTổ chức Thương mại Thế giớiXHCNXã hội chủ nghĩa

Trang 7

Bảng 2.1: Khách du lịch đến Bắc Hà giai đoạn 2015-2017 44Bảng 2.2: Doanh thu du lịch ngành dịch vụ huyện Bắc Hà giai đoạn 2015-2017 45Bảng 2.3: Thu ngân NSNN từ du lịch huyện Bắc Hà giai đoạn 2015-2017 45Bảng 2.4: Đánh giá của cán bộ quản lý và doanh nghiệp về công tác quy hoạch,kế hoạch phát triển du lịch của chính quyền huyện 55Bảng 2.5: Đánh giá của cán bộ quản lý về bộ máy QLNN về phát triển du lịchcủa chính quyền huyện 60Bảng 2.6: Kết quả thu hút đầu tư phát triển du lịch huyện giai đoạn 2015-2017 64Bảng 2.7: Đánh giá của cán bộ quản lý và doanh nghiệp về chính sách thu hút đầutư phát triển du lịch của chính quyền huyện 65Bảng 2.8: Kết quả hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch địa phương giai đoạn2015-2017 67Bảng 2.9: Đánh giá của cán bộ quản lý và doanh nghiệp về chính sách xúc tiến,quảng bá du lịch địa phương của chính quyền huyện 68Bảng 2.10: Kết quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ngân lực ngành du lịch của chínhquyền huyện giai đoạn 2015-2017 70Bảng 2.11: Đánh giá của cán bộ quản lý và doanh nghiệp về chính sách phát triểnnguồn nhân lực ngành du lịch của chính quyền huyện 72Bảng 2.12: Kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của ngành dulịch huyện giai đoạn 2015-2017 74Bảng 2.13: Đánh giá của cán bộ quản lý và doanh nghiệp về công tác thanh tra,kiểm tra, giám sát hoạt động của ngành du lịch 75

Hình 2.1: Quy trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch huyện 48Hình 2.2: Cơ cấu bản quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch huyện Bắc Hà 49Hình 2.3: Cơ cấu bộ máy QLNN về phát triển du lịch huyện Bắc Hà 57

Trang 9

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Huyện Bắc Hà nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lào Cai, cách thành phố LàoCai khoảng 66 km, cách thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc khoảng560 km - nơi đang có những tiềm năng phát triển mạnh kinh tế biên mậu trong giaolưu với Vân Nam - Trung Quốc và sự phát triển của Khu kinh tế của khẩu - khukinh tế đặc biệt của Việt Nam và Trung Quốc

Bắc Hà có các điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch, chiathành 03 tiểu vùng: (1) vùng thượng huyện với nhiệt độ bình quân năm 18,70C, mangtính ôn đới rất thích hợp cho trồng cây ăn quả địa phương như mận Tam Hoa, mận Hậu,đào, lê ; (2) vùng trung huyện có khí hậu ôn hoà với nhiệt độ bình quân từ 250C - 280C,thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và phát triển vùng cây ăn quả vàcây nông nghiệp, chè tuyết san, ; (3) vùng hạ huyện có nhiệt độ bình quân 280C - 320C,mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới, có nhiều sông suối lớn, thuận lợi cho phát triển dulịch, cây ăn quả (như nhãn vải, xoài, chuối, dứa, đào, mận, táo, lê ), thuỷ sản.

Bắc Hà có địa hình khá phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắtmạnh, có những đỉnh núi cao, những vùng triền núi thấp, tạo nên những cảnh quannúi rừng hùng vĩ và hấp dẫn với những vách đá, hang động, thác nước phù hợpvới cách hoạt động du lịch sinh thái, mạo hiểm, phám khá.

Bắc Hà có hệ thống các di tích lịch sử gắn với nhiều giai đoạn lịch sử khácnhau trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước như Dinh thự Hoàng ATưởng, Đền Trung Đô xã Bảo Nhai; Đền Bắc Hà thị trấn Bắc Hà thờ tướng Vũ VănMật, Vũ Văn Uyên Các di tích này đã được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch côngnhận di tích cấp quốc gia Với đặc điểm là nơi chung sống của 14 dân tộc anh em,Bắc Hà là quê hương của những lễ hội văn hóa đặc sắc như: Hội chơi núi mùa xuân(Gầu Tào hoặc Say Sán) của dân tộc Mông; Lễ tết “Nhảy” của người Dao đỏ; hộiLồng Tồng, hội Xòe của người Tày; Hội đua ngựa của các dân tộc, Các làng bảndân tộc vẫn bảo lưu được những kiến trúc truyền thống và vẫn duy trì sinh hoạttruyền thống Bên cạnh đó, Bắc Hà còn nổi tiếng với những phiên chợ vùng cao độcđáo như chợ phiên Bắc Hà, Cốc Ly.

Trang 10

Mặc dù có những thế mạnh về nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đặcsắc, nhưng trong những năm qua ngành du lịch huyện Bắc Hà chưa có những bướcphát triển tương xứng với nguồn tài nguyên này Trong khi đó thị trường du lịchLào Cai nói riêng, các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung, đang phát triển rất năngđộng với nhiều thay đổi về xu hướng đi du lịch và tổ chức kinh doanh du lịchchuyển đến những điểm đến mới hơn, có hệ thống tài nguyên du lịch đặc sắc và đặcbiệt được quy hoạch đầu tư, tổ chức quản lý bài bản và chuyên nghiệp hơn

Có thể xem xét đến một số nguyên nhân sau dẫn đến tình trạng phát triển dulịch chưa như mong đợi của ngành du lịch huyện Bắc Hà: (1) Ngành du lịch huyệnBắc Hà chưa tạo ra được hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng và hấp dẫn du khách;(2) Cơ sở hạ tầng du lịch còn nhiều bất cập - đặc biệt là giao thông kết nối huyệnBắc Hà với các khu vực lân cận như thành phố Lào Cai, đường cao tốc Nội Bài -Lào Cai; (3) Dịch vụ du lịch còn nghèo nàn và chất lượng thấp với chỉ số lượng ítcơ sở lưu trú

Nhằm khai thác các tiềm năng phát triển du lịch trước những cơ hội thuận lợibởi xu thế hội nhập của ngành du lịch Bắc Hà với các địa phương trong tỉnh nhưthành phố Lào Cai, huyện Bát Xát và huyện Sa Pa (đặc biệt là khai thác các cơ hộigắn với tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, khả năng thu hút khách và vận hànhtuyến cáp treo Fanxipan), với các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Bắc Cạn,Điện Biên, với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, với các trung tâm du lịch Hà Nội -Quảng Ninh - Ninh Bình, Nghị quyết đại hội Đảng bộ Bắc Hà khóa XXI nhiệm kỳ2006 - 2010, khóa XXII nhiệm kỳ 2011 - 2015 và khóa XXIII nhiệm kỳ 2015 -2020 đã xác định các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển ngành du lịch - dịch vụ, từng bướcnâng cao tỷ trọng ngành trong tổng cơ cấu GRDP của địa phương lên 35%.

Để thực hiện các mục tiêu và quan điểm phát triển du lịch nêu trên, công tácQLNN về phát triển du lịch cần có những biện pháp đổi mới và thực hiện triệt đểtrong thực tế Việc nâng cao hiệu quả QLNN về phát triển du lịch sẽ giúp ngành dulịch Bắc Hà giữ được các chuẩn mực và chất lượng dịch vụ, từ đó nâng cao nănglực cạnh tranh, về lâu dài sẽ phát triển ổn định và hiệu quả cao

Trang 11

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả luận văn chọn đề tài: “Quản lýnhà nước về phát triển du lịch của Chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai”

làm đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu công tác QLNN về phát triểndu lịch của chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai tiếp cận theo các nội dungQLNN

- Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.- Về thời gian nghiên cứu: Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2015 đến năm2017; Số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2018; Những phương hướng và giải phápđược đề xuất đến năm 2025.

Phương pháp nghiên cứu

Khung nghiên cứu

Nội dung QLNN về phát triển du lịch của chính

quyền cấp huyện

Mục tiêu của QLNN về phát triển du lịch của chính quyền cấp

- Định hướng hoạt động du lịch.

- Đảm bảo môi trường và điều kiện cho phát triển ngành du lịch.

- Kiểm soát sự phát triển của du lịch.- Gia tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về phát triển du lịch của chính quyền cấp

huyệnNhóm nhân tố thuộc về người dân và các chủ thể kinh tế hoạt động trong

thuộc về chính quyền cấp huyện

Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của

ngành du lịchNhóm nhân tố

thuộc về môi trường vĩ mô

Xây dựng và thực hiện các chính sách phát

triển du lịch

Trang 12

Quá trình nghiên cứu

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung nghiên cứu về QLNN vềphát triển du lịch của chính quyền cấp huyện.

Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu.

Bước 3: Tiến hành xử lý số liệu và phân tích thực trạng QLNN về phát triểndu lịch của chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2015-2017.

Bước 4: Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện QLNNvề phát triển du lịch của chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đến năm 2025.

Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo và phần kết luận,luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chínhquyền cấp huyện

Ở chương này, tác giả đã phân tích cơ sở lý luận quản lý nhà nhà nước vềphát triển du lịch của chính quyền cấp huyện, trong đó:

- Phần tổng quan về du lịch và phát triển du lịch đã phân tích, làm rõ kháiniệm về du lịch, các đặc điểm của du lịch, khái niệm về phát triển du lịch, các điềukiện để phát triển du lịch.

- Phần quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính quyền cấp huyện đãlàm rõ khái niệm quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính quyền cấp huyện,sự cần thiết, đặc điểm, mục tiêu, yêu cầu, nội dung, những nhân tố ảnh hưởng đến

quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính quyền cấp huyện.

Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phát triển du lịch củaChính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai

Ở chương này, tác giả đã phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnhhưởng đến phát triển du lịch của huyện Bắc Hà; phân tích thực trạng phát triển dulịch trên địa bàn huyện Bắc Hà; phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phát triểndu lịch của chính quyền huyện Bắc Hà, bao gồm:

Trang 13

- Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành du lịch.- Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch.

- Thực trạng xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển du lịch.- Thực trạng thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của ngành du lịch.

Từ việc phân tích thực trạng nêu trên, tác giả đã đánh giá quản lý nhà nướcvề phát triển du lịch của chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai: làm rõ điểmmạnh, điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu trong quản lý nhà nước về phát triểndu lịch của chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về pháttriển du lịch của Chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai

Dựa trên những phân tích và kết luận ở chương 2, trong chương 3 tác giả đãtrình bày phương hướng, giải pháp và một số kiến nghị để hoàn thiện quản lý nhànước về phát triển du lịch của Chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, với nộidung cụ thể như sau:

Một là, tác giả đã nêu quan điểm và định hướng phát triển du lịch huyện Bắc

Hà đến năm 2025.

Hai là, đề xuất phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển du

lịch của chính quyền huyện Bắc Hà đến năm 2025.

Ba là, đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển du lịch của

chính quyền huyện Bắc Hà gồm các nhóm giải pháp:

- Hoàn thiện xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành du lịch.- Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch.

- Hoàn thiện xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển du lịch.

- Hoàn thiện thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của ngành du lịch.- Một số giải pháp khác.

Bốn là, đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương,

kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịchLào Cai và các phòng, ban địa phương.

Trang 14

Kết luận

Phát triển du lịch đã và đang từng bước giữ vai trò quan trọng trong tiến trìnhphát triển KT-XH của đất nước nói chung và của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai nóiriêng Phát triển mạnh du lịch đang là mục tiêu hàng đầu; là một trong những giảipháp cơ bản góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóanông nghiệp nông thôn của đất nước Đây là nhiệm vụ không chỉ có ý nghĩa về kinhtế, mà còn có ý nghĩa chính trị - xã hội to lớn.

Bắc Hà là một huyện miền núi của tỉnh Lào Cai, xuất phát điểm thấp, kinh tếchủ yếu dựa vào nông, lâm nghiệp; hiện nay đang hưởng chính sách với các huyệnnghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP Do vậy, để kinh tế phát triển trước hếtphải chọn hướng đi đúng, có những giải pháp hữu hiệu và các cấp, các ngành phảiquyết liệt tổ chức thực hiện theo hướng đã chọn Để du lịch Bắc Hà thực sự làngành kinh tế mũi nhọn thì còn nhiều vấn đề mà công tác QLNN cần phải thựchiện Nhiệm vụ của tác giả luận văn là nghiên cứu, tìm ra những giải pháp phù hợpvới điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Luận văn đã nghiên cứu, thực hiện những nộidung sau:

Một là, hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về du

lịch và QLNN về phát triển du lịch của chính quyền cấp huyện hiện nay, như: Kháiniệm, các đặc điểm của du lịch, khái niệm về phát triển du lịch, các điều kiện pháttriển du lịch; Khái niệm quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính quyền cấphuyện, sự cần thiết, đặc điểm, mục tiêu, yêu cầu, nội dung, những nhân tố ảnhhưởng đến quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính quyền cấp huyện.

Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch và QLNN về phát

triển du lịch của Chính quyền huyện Bắc Hà, làm rõ điểm mạnh, điểm yếu vànguyên nhân của điểm yếu trong quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chínhquyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.

Ba là, đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác

QLNN về phát triển du lịch ở huyện Bắc Hà hiện nay./.

Trang 16

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Huyện Bắc Hà nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Caikhoảng 66 km, cách thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc khoảng 560 km- nơi đang có những tiềm năng phát triển mạnh kinh tế biên mậu trong giao lưu vớiVân Nam - Trung Quốc và sự phát triển của Khu kinh tế của khẩu - khu kinh tế đặcbiệt của Việt Nam và Trung Quốc Phía Bắc của Huyện giáp huyện Si Ma Cai vàhuyện Mường Khương, phía Đông giáp huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang, phía Tây giáphuyện Bảo Thắng, phía Nam giáp huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai Với vị trí địa lý trên,Bắc Hà có những điều kiện địa lý khá thuận lợi cho phát triển KT-XH của khu vực cáchuyện phía Đông của tỉnh Lào Cai, là cầu nối giữa Lào Cai với tỉnh Hà Giang.

Bắc Hà có các điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch, chiathành 03 tiểu vùng: (1) vùng thượng huyện với nhiệt độ bình quân năm 18,70C,mang tính ôn đới rất thích hợp cho trồng cây ăn quả địa phương như mận Tam Hoa,mận Hậu, đào, lê ; (2) vùng trung huyện có khí hậu ôn hoà với nhiệt độ bình quântừ 250C - 280C, thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và phát triểnvùng cây ăn quả và cây nông nghiệp, chè tuyết san, ; (3) vùng hạ huyện có nhiệtđộ bình quân 280C - 320C, mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới, có nhiều sông suốilớn, thuận lợi cho phát triển du lịch, cây ăn quả (như nhãn vải, xoài, chuối, dứa,đào, mận, táo, lê ), thuỷ sản.

Bắc Hà có địa hình khá phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắtmạnh, có những đỉnh núi cao, những vùng triền núi thấp, tạo nên những cảnh quannúi rừng hùng vĩ và hấp dẫn với những vách đá, hang động, thác nước như độngThiên Long (xã Tả Văn Chư, được công nhận là di sản danh thắng cấp quốc gia),hang Tiên bên bờ sông Chảy thuộc xã Bảo Nhai - Cốc Ly, núi Cô Tiên, núi Ba MẹCon ở thị trấn Bắc Hà, rừng già Bản Liền, rừng nguyên sinh xã Tả Van Chư, rừnggỗ nghiến Cốc Ly, rừng chè cổ thụ xã Hoàng Thu Phố, rừng Sa Mu ở Lầu ThíNgài, phù hợp với cách hoạt động du lịch sinh thái, mạo hiểm, phám khá.

Trang 17

Bắc Hà có hệ thống các di tích lịch sử gắn với nhiều giai đoạn lịch sử khácnhau trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước như Dinh thự Hoàng ATưởng, Đền Trung Đô xã Bảo Nhai; Đền Bắc Hà thị trấn Bắc Hà thờ tướng Vũ VănMật, Vũ Văn Uyên Các di tích này đã được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch côngnhận di tích cấp quốc gia Với đặc điểm là nơi chung sống của 14 dân tộc anh em,Bắc Hà là quê hương của những lễ hội văn hóa đặc sắc như: Hội chơi núi mùa xuân(Gầu Tào hoặc Say Sán) của dân tộc Mông; Lễ tết “Nhảy” của người Dao đỏ; hộiLồng Tồng, hội Xòe của người Tày; Hội đua ngựa của các dân tộc, Các làng bảndân tộc vẫn bảo lưu được những kiến trúc truyền thống và vẫn duy trì sinh hoạttruyền thống Bên cạnh đó, Bắc Hà còn nổi tiếng với những phiên chợ vùng cao độcđáo như chợ phiên Bắc Hà, Cốc Ly.

Mặc dù có những thế mạnh về nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đặcsắc, nhưng trong những năm qua ngành du lịch huyện Bắc Hà chưa có những bướcphát triển tương xứng với nguồn tài nguyên này Năm 2017, khách du lịch đếnkhoảng 250.000 lượt người, trong đó lượng khách quốc tế khoảng 80.000 lượt.Doanh thu dịch vụ du lịch chỉ đạt khoảng 130 tỷ đồng Như vậy tỷ trọng lượngkhách du lịch đến Bắc Hà trong những năm qua mới ước đạt chừng 10% so với tổnglượng khách du lịch đến Lào Cai, thấp hơn nhiều so với Sa Pa và thành phố LàoCai Trong khi đó thị trường du lịch Lào Cai nói riêng, các tỉnh miền núi phía Bắcnói chung, đang phát triển rất năng động với nhiều thay đổi về xu hướng đi du lịchvà tổ chức kinh doanh du lịch chuyển đến những điểm đến mới hơn, có hệ thống tàinguyên du lịch đặc sắc và đặc biệt được quy hoạch đầu tư, tổ chức quản lý bài bảnvà chuyên nghiệp hơn

Có thể xem xét đến một số nguyên nhân sau dẫn đến tình trạng phát triển dulịch chưa như mong đợi của ngành du lịch huyện Bắc Hà: (1) Ngành du lịch huyệnBắc Hà chưa tạo ra được hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng và hấp dẫn du khách;(2) Cơ sở hạ tầng du lịch còn nhiều bất cập - đặc biệt là giao thông kết nối huyệnBắc Hà với các khu vực lân cận như thành phố Lào Cai, đường cao tốc Nội Bài -Lào Cai; (3) Dịch vụ du lịch còn nghèo nàn và chất lượng thấp với chỉ số lượng ít

Trang 18

cơ sở lưu trú (282 phòng tại 19 khách sạn, nhà nghỉ tại thị trấn) và 16 cơ sở lưu trútại gia (homestay) tập trung ở một số xã Chất lượng các cơ sở lưu trú còn yếukém

Nhằm khai thác các tiềm năng phát triển du lịch trước những cơ hội thuận lợibởi xu thế hội nhập của ngành du lịch Bắc Hà với các địa phương trong tỉnh nhưthành phố Lào Cai, huyện Bát Xát và huyện Sa Pa (đặc biệt là khai thác các cơ hộigắn với tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, khả năng thu hút khách và vận hànhtuyến cáp treo Fanxipan), với các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Bắc Cạn,Điện Biên, với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, với các trung tâm du lịch Hà Nội -Quảng Ninh - Ninh Bình, Nghị quyết đại hội Đảng bộ Bắc Hà khóa XXI nhiệm kỳ2006 - 2010, khóa XXII nhiệm kỳ 2011 - 2015 và khóa XXIII nhiệm kỳ 2015 -2020 đã xác định các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển ngành du lịch - dịch vụ, từng bướcnâng cao tỷ trọng ngành trong tổng cơ cấu GRDP của địa phương lên 35%.

Để thực hiện các mục tiêu và quan điểm phát triển du lịch nêu trên, công tácQLNN về phát triển du lịch cần có những biện pháp đổi mới và thực hiện triệt đểtrong thực tế Việc nâng cao hiệu quả QLNN về phát triển du lịch sẽ giúp ngành dulịch Bắc Hà giữ được các chuẩn mực và chất lượng dịch vụ, từ đó nâng cao nănglực cạnh tranh, về lâu dài sẽ phát triển ổn định và hiệu quả cao

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả luận văn chọn đề tài: “Quản lýnhà nước về phát triển du lịch của Chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai”

làm đối tượng nghiên cứu

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Vấn đề phát triển du lịch nói chung, QLNN về phát triển du lịch nói riêng ởphạm vi cả nước hoặc từng địa phương là đề tài thu hút sự quan tâm của các nhàkhoa học, nhà lãnh đạo và quản lý kinh tế Để thực hiện luận văn này, tác giả đãnghiên cứu một số nội dung về kinh tế du lịch, quy hoạch du lịch, phát triển du lịch,QLNN về phát triển du lịch và các tài liệu có liên quan đến ngành du lịch.

- Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện QLNN về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnhLâm Đồng” của tác giả Nguyễn Tấn Vinh (2008), Trường Đại học Kinh tế Quốc

Trang 19

dân Luận án có phạm vi nghiên cứu tương đồng với phạm vi nghiên cứu của luậnvăn, đó là nghiên cứu công tác QLNN về phát triển du lịch cấp tỉnh, do đó, kết quảnghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo rất hữu ích đối với luận văn Trongluận án, căn cứ trên Luật Du lịch tác giả tiếp cận nghiên cứu công tác QLNN vềphát triển du lịch ở cấp tỉnh với những nội dung sau: (i) Định hướng phát triểnngành du lịch ở địa phương; (ii) Tạo lập khuôn khổ pháp luật thuận lợi cho sựphát triển của ngành du lịch ở địa phương; (iii) Tổ chức chỉ đạo, điều hành, kiểmtra, kiểm soát hoạt động ngành du lịch ở địa phương Qua quá trình nghiên cứu,luận văn đã đánh giá được những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trongcông tác QLNN về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn2001-2007, từ đó, đề xuất những giải pháp hoàn thiện tương ứng khá đầy đủ vàkhoa học.

- Luận án tiến sĩ “Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam” củatác giả Nguyễn Anh Tuấn (2010), tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc giaHà Nội Luận án áp dụng mô hình kết hợp của Dwyer & Kim và phương pháp điềutra trên mạng Survey Monkey để phân tích, đánh giá tổng thể năng lực cạnh tranhđiểm đến của du lịch Việt Nam Luận án đã chỉ ra được những mặt mạnh, mặt yếu,cơ hội và đe dọa của du lịch Việt Nam Luận án đã chỉ ra những nguyên nhân hạnchế của năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam, từ đó, luận án đã đềxuất 07 nhóm giải pháp và khuyến nghị chính sách có cơ sở khoa học và khá đồngbộ để nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam.

- Luận văn thạc sĩ “Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai” của tác giảNguyễn Thị Lan Phương (2010), Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia HàNội Trên cơ sở hệ thống và khái quát lại những lý luận chung về các khái niệm dulịch, kinh tế du lịch và phát triển kinh tế du lịch, đồng thời tiếp cận dưới góc độkinh tế chính trị theo quan điểm, tư tưởng, lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tácgiả nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai, đề xuấtmột số quan điểm, định hướng và giải pháp nhẳm khai thác có hiệu quả tiềm năngdu lịch ở Lào Cai.

Trang 20

- Luận văn thạc sĩ “Phát triển thị trường du lịch Hà Nội” của tác giả NguyễnThị Cẩm Thúy (2012), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận vănđưa ra một số kinh nghiệm thị trường du lịch ở một số thành phố, thành trong nước;phân tích những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, những nội lực, ngoại lực để pháttriển thị trường du lịch Hà Nội; làm rõ thực trạng du lịch Hà Nội trong những nămgần đây; tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của thị trường dulịch Hà Nội; đề xuất các giải pháp và các định hướng cơ bản nhằm phát triển thịtrường du lịch Hà Nội đến năm 2020

- Luận văn thạc sĩ “Giải pháp phát triển du lịch ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai”của tác giả Dương Quyết Chiến, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh -Đại học Thái Nguyên Luận văn xây dựng và nghiên cứu theo các chỉ tiêu đánh giáphát triển du lịch.

- Luận án tiến sĩ “QLNN địa phương đối với phát triển du lịch bền vững tạimột số tỉnh miền Trung Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hoàng Tứ (2016), TrườngĐại học Thương mại Trong luận án, công tác QLNN địa phương đối với phát triểndu lịch bền vững được tác giả tiếp cận theo các nội dung sau: (i) Tổ chức thực hiệncác chính sách, pháp luật chung của Nhà nước liên quan đến du lịch và ban hànhcác văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển du lịch mang tính đặc thù củađịa phương; (ii) Xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch ở địabàn để giúp các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch định hướng phát triển; (iii)Tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia trong hoạt động du lịch; giữađịa phương và Trung ương trong quản lý nhà nước về du lịch; (iv) Tổ chức đào tạo,bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch; (v)Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động du lịch và xử lý vi phạm trong lĩnhvực du lịch Qua quá trình nghiên cứu, luận án đã đề xuất được 06 nhóm giải phápcụ thể nhằm hoàn thiện QLNN địa phương đối với phát triển du lịch bền vững tạimột số tỉnh miền Trung Việt Nam.

Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố và vấn đề đặt ra cầntiếp tục nghiên cứu QLNN về phát triển du lịch:

Trang 21

- Các nội dung của QLNN đã được làm rõ trong những công trình nghiêncứu trước đây nhưng chủ yếu dừng lại ở chính quyền địa phương cấp tỉnh nhưngchưa cụ thể đối với chính quyền địa phương cấp huyện.

- Mặc dù có khung lý thuyết chung về QLNN về phát triển một ngành kinh tếnói chung và ngành du lịch nói riêng nhưng đối với mỗi ngành có những đặc điểmriêng, mỗi địa phương có một đặc điểm riêng, do đó, cần làm rõ đặc điểm riêng có củatừng ngành, từng địa phương ảnh hưởng đến các nội dung QLNN về phát triển du lịch - Các công trình nghiên cứu trước đây cũng đã bàn về các nội dung QLNNvề phát triển KTXH nói chung và phát triển các ngành nói riêng nhưng chưa có đềtài nào nghiên cứu về QLNN về phát triển du lịch trên địa bàn huyện Bắc Hà.

- Có một số công trình nghiên cứu đến phát triển du lịch ở Lào Cai nhưngtiếp cận phát triển du lịch như phát triển một ngành kinh tế xã hội (bao gồm đặcđiểm của du lịch, các điều kiện phát triển du lịch ) trong đó QLNN chỉ là một nhântố tác động, một điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch màchưa phân tích sâu nội hàm của QLNN về phát triển du lịch

Vì vậy, công trình nghiên cứu “Quản lý nhà nước về phát triển du lịchcủa Chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai” không trùng với các công trình

nghiên cứu trước đây.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm kiếm một số giải pháp có căn cứ thựctế nhằm hoàn thiện công tác QLNN về phát triển du lịch của chính quyền huyệnBắc Hà, đưa ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực,góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển KT-XH của huyện.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định khung lý luận về công tác QLNN về phát triển du lịch của chínhquyền cấp huyện.

- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLNN về phát triển du lịch củachính quyền huyện Bắc Hà Qua đó, chỉ ra những điểm mạnh, những điểm yếu vànguyên nhân của những điểm yếu trong công tác QLNN về phát triển du lịch.

Trang 22

- Đề xuất một số phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN vềphát triển du lịch của chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đến năm 2025, tầmnhìn đến năm 2030.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

QLNN về phát triển du lịch của chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Khung nghiên cứu

Khung nghiên cứu của luận văn

Nguồn: Học viên xây dựng

Nội dung QLNN về phát triển du lịch của chính

quyền cấp huyện

Mục tiêu của QLNN về phát triển du lịch của chính quyền cấp

- Định hướng hoạt động du lịch.

- Đảm bảo môi trường và điều kiện cho phát triển ngành du lịch.

- Kiểm soát sự phát triển của du lịch.- Gia tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về phát triển du lịch của chính quyền cấp

huyệnNhóm nhân tố thuộc về người dân và các chủ thể kinh tế hoạt động trong

thuộc về chính quyền cấp huyện

Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của

ngành du lịchNhóm nhân tố

thuộc về môi trường vĩ mô

Xây dựng và thực hiện các chính sách phát

triển du lịch

Trang 23

5.2 Quá trình nghiên cứu

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung nghiên cứu về QLNN vềphát triển du lịch của chính quyền cấp huyện.

Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu.

Bước 3: Tiến hành xử lý số liệu và phân tích thực trạng QLNN về phát triểndu lịch của chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2015-2017.

Bước 4: Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện QLNNvề phát triển du lịch của chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đến năm 2025.

5.3 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, số liệu

5.3.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

- Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp: thông qua tập hợp các báo cáo củaUBND tỉnh Lào Cai, của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai, của UBNDhuyện Bắc Hà, của Phòng Văn hóa Thông tin huyện Bắc Hà về các chính sách, tìnhhình phát triển du lịch trên địa bàn huyện Bắc Hà.

- Thu thập thông tin sơ cấp thông qua phương pháp điều tra xã hội học đối với:+ 40 Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai phụ trách lĩnh vực văn hóa, xãhội, thể thao, du lịch; đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh; đạidiện lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bắc Hà; đại diện một số xã, thịtrấn thuộc huyện Bắc Hà có liên quan về tình hình quản lý phát triển du lịch trên địabàn huyện Bắc Hà Luận văn đã phát ra 40 phiếu điều tra, số phiếu thu về là 40,trong đó tất cả 40 phiếu đều hợp lệ.

+ 120 Đại diện doanh nghiệp hoạt động du lịch, cơ sở lưu trú, trên địa bànhuyện Bắc Hà Luận văn đã phát ra 120 phiếu điều tra, số phiếu thu về là 116, trongđó tất cả 116 đều hợp lệ.

Việc điều tra được thực hiện thông qua email hoặc phát và thu trực tiếp phiếuđiều tra Thời gian điều tra là 02 tháng 07 và 08 năm 2018.

5.3.2 Phương pháp xử lý thông tin, số liệu

- Thông tin, số liệu thứ cấp thu thập được sẽ được phân loại, so sánh, đốichiếu, tính tỷ lệ phần trăm trước khi sử dụng cho phân tích, đánh giá trong luận văn.

Trang 24

- Thông tin, số liệu sơ cấp thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềmExcel trước khi đưa vào phân tích trong luận văn.

- Luận văn vận dụng các phương pháp phổ biến trong nghiên cứu khoa họcnhư phương pháp phân tích, tổng hợp, tư duy logic, các phương pháp kỹ thuật nhưthống kê, so sánh và đánh giá trong nghiên cứu lý luận cũng như trong đánh giáthực tiễn.

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo và phần kết luận,luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chínhquyền cấp huyện

Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phát triển du lịch củaChính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về pháttriển du lịch của Chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.

Trang 25

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN

1.1 Tổng quan về du lịch và phát triển du lịch

1.1.1 Khái niệm về du lịch

Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một ngành kinh tế có vai trò quantrọng không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đócó Việt Nam Do quan điểm tiếp cận và góc độ nghiên cứu khác nhau, có cách hiểukhác nhau về du lịch.

Thuật ngữ “du lịch” bắt nguồn từ tiếng Pháp: “Tour” nghĩa là đi vòng quanh,cuộc dạo chơi, còn “touriste” là người đi dạo chơi Trong tiếng Anh “to tour” cónghĩa là đi dã ngoại đến một nơi nào đó Theo nhà sử học Trần Quốc Vượng, dulịch được hiểu như sau: Du có nghĩa là đi chơi, Lịch là lịch lãm, từng trải, hiểu biết,như vậy du lịch được hiểu là việc đi chơi nhằm tăng thêm kiến thức.

Năm 1963, với mục đích quốc tế hóa khái niệm du lịch, tại Hội nghị Liênhợp quốc về du lịch họp ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịchnhư sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tếbắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơiở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến lưutrú không phải là nơi làm việc của họ”.

Luật Du lịch số 09/2017/QH14 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam khóa XIV thông qua ngày 19/6/2017 đưa ra định nghĩa: “Du lịch là các

hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyêntrong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉdưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đíchhợp pháp khác”.

Cho đến nay, không ít người, thậm chí ngay các cán bộ, công chức nhân

Trang 26

viên đang làm việc trong ngành du lịch, chỉ cho rằng du lịch là một ngành kinhtế Do đó, mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế Điềuđó cũng có thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọicơ hội để kinh doanh Trong khi đó du lịch còn là một hiện tượng xã hội, nó gópphần nâng cao dân trí, phục hồi sức khỏe cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước,tính đoàn kết Chính vì vậy, toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ,đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vựcvăn hóa khác.

Qua những luận giả nêu trên luận văn cho rằng: Du lịch là bao gồm tất cả

các mối quan hệ, các hoạt động liên quan đến chuyến đi và lưu trú của con ngườiở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khámphá, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, giải trí, phát triển thể chất và tinh thần kèm theoviệc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa trong một khoảng thờigian nhất định.

Theo đó, một mặt, du lịch mang ý nghĩa thông thường của từ: việc đi lại củacon người với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, mặt khác, du lịch được nhìn nhận dướigóc độ một hoạt động gắn chặt với những kết quả kinh tế (sản xuất, tiêu thụ) dochính nó tạo ra.

- Ở khía cạnh thứ nhất, trong điều kiện kinh tế phát triển, du lịch là một hoạtđộng không thể thiếu được trong cuộc sống bình thường của mỗi người dân Ở cácchuyến du lịch trong và ngoài nước, con người không chỉ dừng lại ở việc nghỉ ngơi,giải trí, mà còn thỏa mãn cả những nhu cầu to lớn về mặt tinh thần.

- Ở khía cạnh thứ hai, du lịch là một hiện tượng KT-XH, bản chất kinh tế củanó là ở chỗ sản xuất và cung cấp hàng hóa phục vụ việc thỏa mãn nhu cầu vật chất,tinh thần của khách du lịch.

Do đó cần đề cập đến 01 khái niệm nữa, đó là khái niệm “Hoạt động du lịch”.Theo Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017 của Việt Nam: Hoạt

động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịchvà cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch Với cách

Trang 27

tiếp cận này, hoạt động du lịch được nhìn nhận ở ba khía cạnh:

- “Hoạt động của khách du lịch” nghĩa là việc di chuyển và lưu trú tạm thờicủa người đi du lịch đến một nơi ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ để thamquan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tìm hiểu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật,

- “Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch”, tức là những người hoạt động tổchức lưu trú, phục vụ ăn uống, hướng dẫn tham quan, vận chuyển đưa đón dukhách, kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ khác, nhằm mục tiêu lợi nhuận

- “Cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan”, tức là cơquan nhà nước và các tổ chức có liên quan tại địa phương du lịch tổ chức quản lý,điều phối, phục vụ hoạt động của “khách du lịch” và “tổ chức, cá nhân hoạt độngkinh doanh du lịch” nhằm đảm bảo cho các đối tượng này thực hiện quyền và nghĩavụ của mình khi tham gia hoạt động du lịch theo đúng luật định.

1.1.2 Các đặc điểm của du lịch

Xuất phát từ các khái niệm về du lịch, có thể rút ra một số đặc điểm chủ yếuvề du lịch như sau:

- Du lịch mang tính chất của một ngành kinh tế dịch vụ.

Ngày nay, khoa học - kỹ thuật và công nghệ phát triển với tốc độ cao đã thúcđẩy mạnh mẽ quá trình phân công lao động xã hội, làm gia tăng nhu cầu phục vụsản xuất cũng như cuộc sống văn minh của con người, du lịch trở thành một ngànhkinh tế độc lập Ở các nước phát triển và đang phát triển, tỷ trọng du lịch trong thunhập quốc dân ngày càng tăng lên Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, bởi vậysản phẩm của nó vừa mang những đặc điểm chung của dịch vụ vừa mang những đặcđiểm riêng mà ngành dịch vụ khác không có.

- Du lịch là loại hình dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thầncho khách du lịch trong thời gian đi du lịch.

Dịch vụ du lịch khác với các ngành dịch vụ khác ở chỗ: dịch vụ du lịch chỉthỏa mãn nhu cầu cho khách du lịch chứ không thỏa mãn nhu cầu cho tất cả mọingười dân Dịch vụ du lịch là nhằm thỏa mãn những nhu cầu hàng hóa đặc thù củadu khách trong thời gian lưu trú bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ về ăn, ở, nghỉ

Trang 28

ngơi, đi lại, tham quan, vui chơi giải trí, thông tin về văn hóa, lịch sử, tập quán Thực tế hiện nay cho thấy, ở nhiều nước trên thế giới, khi thu nhập của người dântăng lên, đủ ăn, đủ mặc thì du lịch trở thành không thể thiếu, bởi vì ngoài việc thỏamãn nhu cầu tình cảm và lý trí, du lịch còn là một hình thức nghỉ dưỡng tích cực,nhằm tái tạo lại sức lao động của con người.

- Việc tiêu dùng và cung ứng dịch vụ du lịch xảy ra trong cùng một thời gianvà không gian.

Việc tiêu dùng các dịch vụ và một số hàng hóa (thức ăn, đồ uống ) xảy racùng một thời gian và cùng một địa điểm

Trong du lịch, người cung ứng không phải vận chuyển dịch vụ và hàng hóađến cho khách hàng, mà ngược lại, tự khách du lịch phải đi đến nơi có dịch vụ, hànghóa Chính vì vậy, vai trò của việc thông tin, xúc tiến quảng bá du lịch là hết sức quantrọng, đồng thời việc quản lý thị trường du lịch cũng cần có những đặc thù riêng.

- Du lịch mang lại lợi ích thiết thực về chính trị, kinh tế, xã hội cho nước làmdu lịch và người làm du lịch.

Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới, du lịch không những đem lại lợi íchthiết thực về kinh tế mà còn mang lại cả lợi ích về chính trị, văn hóa, xã hội Tuynhiên, sự chi phối mạnh nhất đối với ngành du lịch vẫn là lợi ích kinh tế Vì vậy, ởnhiều nước đã đưa ngành du lịch phát triển với tốc độ cao và trở thành ngành kinhtế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, mang lại nguồn thu nhập lớn trong tổng sảnphẩm xã hội Do đó, dịch vụ du lịch ngoài việc thỏa mãn các nhu cầu ngày càng caocủa khách du lịch còn phải đảm bảo mang lại lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa, xãhội cho quốc gia làm du lịch và cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động du lịch.

- Du lịch chỉ phát triển trong môi trường hòa bình và ổn định.

Du lịch là lĩnh vực rất nhạy cảm với những vấn đề chính trị, xã hội Du lịchchỉ có thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hòa bình và quan hệ hữu nghị giữacác dân tộc Hòa bình là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động du lịch, ngược lại, du lịch cótác dụng trở lại đến việc cùng tồn tại hòa bình Thông qua du lịch quốc tế con ngườithể hiện nguyện vọng nóng bỏng của mình là được sống, lao động trong hòa bình và

Trang 29

hữu nghị Hơn thế nữa, không cần phải có chiến tranh mà chỉ cần có những biếnđộng chính trị, xã hội ở một khu vực, một vùng, một quốc gia, một địa phương vớimức độ nhất định cũng làm cho du lịch bị giảm sút và muốn khôi phục cần phải cóthời gian.

1.1.3 Khái niệm về phát triển du lịch

Phát triển du lịch có thể hiểu là sự tăng trưởng cả về mặt lượng và mặt chất

của hoạt động du lịch:

- Sự tăng trưởng về mặt lượng Những chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện sựtăng trưởng về mặt lượng của du lịch như: Mức gia tăng lượng khách du lịch; Mứctăng thu nhập từ du lịch; Mức tăng quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật; số lượng việclàm tăng thêm từ phát triển du lịch.

- Sự tăng trưởng về chất bao gồm:

+ Mức độ thay đổi phương thức tiến hành các hoạt động du lịch theo hướngngày càng hiện đại và hiệu quả đem lại từ các hoạt động du lịch đó Cụ thể là nhữngsản phẩm du lịch, những hướng phát triển hiệu quả có tốc độ phát triển nhanh,những công nghệ, phương thức phục vụ hiện đại có năng suất cao được chú trọngphát triển; cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch được đầu tư có hiệu quả bảo đảm sựphát triển có tính bền vững cao.

+ Mức độ và chất lượng tham gia của du khách, dân cư và chính quyền địaphương cũng như các nhà kinh doanh du lịch và quá trình phát triển ngày càng tựgiác, tích cực trên cơ sở tinh thần cộng đồng và sự hài hòa về lợi ích.

+ Phát triển du lịch hiện tại không làm tổn hại đến khả năng hưởng thụ dulịch của các thế hệ tương lai.

+ Phát triển du lịch bảo đảm sự hài hoà giữa 03 mục tiêu: kinh tế, xã hội vàmôi trường.

1.1.4 Các điều kiện để phát triển du lịch

Để phát triển du lịch cần có những điều kiện sau đây:

- Các điều kiện chung: các điều kiện chung đối với sự phát triển của hoạtđộng đi du lịch (như: thời gian rỗi của dân cư; mức sống vật chất và trình độ văn

Trang 30

hoá chung của người dân cao; điều kiện giao thông phát triển; điều kiện chính trị ổnđịnh, hoà bình); các điều kiện có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh du lịch (như:tình hình phát triển kinh tế của đất nước; điều kiện chính trị ổn định, sự an toàn củadu khách).

- Các điều kiện đặc trưng - các điều kiện cần thiết đối với từng nơi, từngvùng Đầu tiên phải kể đến là điều kiện về tài nguyên du lịch Đây là điều kiện cầnthiết, bởi vì không có tài nguyên du lịch thì khó có thể phát triển du lịch Tàinguyên du lịch có thể do thiên nhiên ban tặng, cũng có thể do con người tạo ra Cáctài nguyên thiên nhiên thường do: địa hình đa dạng, phong phú; khí hậu ôn hoà, mátmẻ, thuận lợi cho nghỉ dưỡng; động thực vật phong phú, đặc sắc; tài nguyên nước;vị trí địa lý mang lại Tài nguyên nhân văn là các giá trị văn hoá, lịch sử, các thànhtựu chính trị, kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho phát triển du lịch ở một vùng, một địadanh nào đó có sức hấp dẫn khách du lịch đến với các mục đích khác nhau.

- Các điều kiện phục vụ khách du lịch: sự sẵn sàng chuyên nghiệp của bộmáy tổ chức Nhà nước chung và chuyên ngành với hệ thống thể chế quản lý đầy đủ,hợp lý và đội ngũ cán bộ với số lượng, cơ cấu, trình độ cao v.v ) Hệ thống cácdoanh nghiệp kinh doanh như khách sạn, lữ hành, vận chuyển và các dịch vụ khác.Các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm cơ sở vật chất thuộc hạ tầng, cơ sởvật chất kỹ thuật thuộc ngành du lịch.

- Các điều kiện về kinh tế bao gồm các điều kiện bảo đảm các nguồn lực,việc thiết lập và mở rộng các quan hệ kinh tế, v.v

- Các điều kiện, sự kiện đặc biệt gắn liền với sự năng động sáng tạo củachính quyền và ngành du lịch tạo nên.

1.2 Quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính quyền cấp huyện

1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về phát triển du lịch củachính quyền cấp huyện

QLNN được xem là một dạng quản lý xã hội đặc biệt So với hoạt động quảnlý của các tổ chức khác (như tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chứckinh tế, các đoàn thể nhân dân, các hiệp hội ) QLNN có những điểm khác biệt.

Trang 31

Xuất phát từ chức năng của QLNN, chủ thể QLNN là các cơ quan, cá nhân trong bộmáy nhà nước, đó là các cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp Đây là các cơquan thực thi quyền lực của nhà nước Đối tượng của QLNN là tất cả các cá nhânvà tổ chức trong xã hội Phạm vi của QLNN bao trùm toàn bộ các lĩnh vực của đờisống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh, quốc phòng và ngoại giao.Trong hoạt động QLNN, pháp luật được sử dụng như là một phương tiện chủ yếu.Thông qua sức mạnh của pháp luật, Nhà nước trao quyền cho các tổ chức, cá nhântrong bộ máy QLNN để tiến hành các hoạt động QLNN.

Giáo trình Đại học Lý luận hành chính nhà nước của Học viện hành chínhQuốc gia đã đưa ra khái niệm QLNN như sau: QLNN là một dạng quản lý xã hộiđặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật và chính sách để điềuchỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơquan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn địnhvà phát triển của xã hội.

Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp những điểm hợp lý của nhiều quan niệm

QLNN về phát triển du lịch, có thể rút ra: “Quản lý nhà nước về phát triển du

lịch của chính quyền cấp huyện là sự quản lý vĩ mô của chính quyền cấp huyện

đối với các hoạt động du lịch diễn ra trên địa bàn huyện thông qua các công cụkế hoạch, pháp luật và các chính sách để tạo điều kiện và tiền đề, môi trườngthuận lợi cho các hoạt động du lịch, hướng tới mục tiêu chung của ngành, củatoàn nền kinh tế; thực hiện sự kiểm soát đối với mọi hoạt động du lịch diễn ra trênđịa bàn huyện”.

Như vậy, nói đến QLNN về phát triển du lịch là nói đến phương pháp, hìnhthức và cơ chế vận hành hệ thống quản lý Quan niệm này bao hàm những nội dungcơ bản như: các cơ quan nhà nước có chức năng QLNN về phát triển du lịch từtrung ương đến địa phương là chủ thể quản lý; các quan hệ xã hội vận động và pháttriển trong lĩnh vực du lịch là đối tượng quản lý và hệ thống pháp luật, chính sách,quy hoạch, kế hoạch là công cụ để Nhà nước thực hiện sự quản lý.

QLNN về phát triển du lịch là hiện tượng phổ biến đối với tất cả các nước

Trang 32

trên thế giới, không phải chỉ riêng ở Việt Nam Tuy nhiên, mức độ và yêu cầu quảnlý ở mỗi quốc gia có khác nhau và phụ thuộc vào sự phát triển của từng nước, trướchết là sự phát triển của các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cũng nhưtrình độ QLNN và trình độ dân trí của mỗi quốc gia.

1.2.2 Sự cần thiết của quản lý nhà nước về phát triển dulịch của chính quyền cấp huyện

Hoạt động du lịch rất đa dạng và luôn đòi hỏi sự quản lý của Nhà nước đểduy trì và phát triển Việc thành công hay thất bại của ngành du lịch phụ thuộc rấtlớn vào khuôn khổ pháp lý và những chính sách thích hợp với điều kiện và trình độphát triển của đất nước Do vậy, vấn đề QLNN về phát triển du lịch là một vấn đếcần thiết được đặt lên hàng đầu Hơn nữa du lịch ở Việt Nam mới trong giai đoạnđầu phát triển, còn gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn do vậy rất cần có sự địnhhướng của Nhà nước để du lịch phát triển Có thế kết luận rằng hoạt động du lịchcần phải có sự quản lý của Nhà nước bởi vì:

- Do những khuyết tật và hạn chế của cơ chế thị trường gây nên Mặt khác, doNhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, thể hiện ở việc định hướng phát triểnKT-XH nói chung, cũng như đối với ngành du lịch nói riêng trong từng thời kỳ Nhànước còn điều tiết, can thiệp vào các quan hệ du lịch nhằm đảm bảo sự ổn định thịtrường, giá cả, cạnh tranh lành mạnh và sự phát triển bền vững của ngành.

QLNN về phát triển du lịch tạo ra sự thống nhất trong tổ chức và phối hợpcác hoạt động của cơ quan QLNN về phát triển du lịch Đồng thời, chỉ có sự quản lýthống nhất của Nhà nước đối với hoạt động du lịch mới giúp cho việc khai thác cácthế mạnh của từng vùng, từng địa phương đạt kết quả, hơn nữa lại phát huy lợi thếso sánh của quốc gia trong phát triển du lịch quốc tế.

- Du lịch còn là một ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta Nó liên quan đếnnhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác Do vậy, cần thiết phải có sự quản lý của Nhànước để điều hòa mối quan hệ giữa du lịch với các ngành, các lĩnh vực có liên quan.

1.2.3 Đặc điểm của quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính

quyền cấp huyện

Trang 33

- Nhà nước là người tổ chức và quản lý các hoạt động du lịch.

Xuất phát từ đặc trưng của nền kinh tế thị trường là tính phức tạp, năng độngvà nhạy cảm Vì vậy, hoạt động du lịch đòi hỏi phải có một chủ thể có tiềm lực vềmọi mặt để đứng ra tổ chức và điều hành, chủ thể ấy không ai khác chính là Nhànước - vừa là người quản lý, vừa là người tổ chức các hoạt động liên quan đến dulịch Để hoàn thành sứ mệnh của mình, Nhà nước phải đề ra pháp luật, chính sách,chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và sử dụng các công cụ để tổ chức và quản lý hoạtđộng du lịch.

- Pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch

là cơ sở, công cụ để Nhà nước tổ chức và quản lý hoạt động du lịch.

Hoạt động du lịch diễn ra hết sức phức tạp với sự đa dạng về chủ thể, về hìnhthức tổ chức và quy mô hoạt động Dù phức tạp thế nào, sự quản lý của Nhà nướccũng phải bảo đảm cho hoạt động du lịch có tính tổ chức cao, ổn định, công bằng vàcó tính định hướng rõ rệt Do đó, Nhà nước phải ban hành pháp luật, đề ra các chínhsách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch và dùng các công cụ nàytác động vào lĩnh vực du lịch.

- QLNN về phát triển du lịch đòi hỏi phải có một bộ máy Nhà nước mạnh, có

hiệu lực, hiệu quả và một đội ngũ cán bộ QLNN có trình độ, năng lực thật sự.

QLNN về phát triển du lịch phải tạo được những cân đối chung, điều tiếtđược thị trường, ngăn ngừa và xử lý những tình huống xấu, tạo môi trường pháp lýthuận lợi cho mọi hoạt động du lịch phát triển Để thực hiện tốt điều này thì tổ chứcbộ máy và đội ngũ cán bộ QLNN không thể khác hơn là phải được tổ chức thốngnhất, đồng bộ, có hiệu quả từ trung ương đến địa phương.

- QLNN về phát triển du lịch còn xuất phát từ chính nhu cầu khách quan của

sự gia tăng vai trò của chính sách, pháp luật với tư cách là công cụ quản lý.

Hoạt động du lịch với những quan hệ kinh tế rất đa dạng và năng động đòihỏi có một sân chơi an toàn và bình đẳng, đặc biệt khi lượng khách du lịch tăng cao.Trong bối cảnh đó, phải có một hệ thống chính sách, pháp luật hoàn chỉnh, phù hợpkhông chỉ phù hợp với điều kiện ở trong nước mà còn với thông lệ và luật pháp

Trang 34

quốc tế Đây là sự thách thức lớn đối với Việt Nam nói chung và của chính quyềnhuyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai nói riêng.

Trang 35

1.2.4 Mục tiêu của quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính

quyền cấp huyện

- Định hướng hoạt động du lịch.

Nhà nước thực hiện chức năng hoạch định để định hướng hoạt động du lịch,bao gồm: Hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch, phân tích và xây dựngcác chính sách du lịch, quy hoạch và định hướng chiến lược phát triển thị trường,xây dựng hệ thống luật pháp có liên quan tới du lịch Xây dựng các chương trình,dự án, đề án để cụ thể hóa chiến lược, đặc biệt là lộ trình hội nhập khu vực vàquốc tế.

Chức năng hoạch định giúp cho các doanh nghiệp du lịch có phương hướnghình thành phương án chiến lược, kế hoạch kinh doanh Nó vừa giúp tạo lập môitrường kinh doanh, vừa cho phép Nhà nước có thể kiểm soát hoạt động của cácdoanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh du lịch trên thị trường.

- Đảm bảo môi trường và điều kiện cho phát triển ngành du lịch.

Nhà nước là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể kinh doanhnói chung và kinh doanh du lịch nói riêng, khuyến khích và đảm bảo bằng pháp luậtcạnh tranh bình đẳng, chống độc quyền Để thực hiện chức năng này, một mặt, Nhànước hướng dẫn, kích thích các doanh nghiệp du lịch hoạt động theo định hướng đãvạch ra, mặt khác, Nhà nước phải can thiệp, điều tiết thị trường khi cần thiết để đảmbảo ổn định kinh tế vĩ mô Trong hoạt động kinh doanh du lịch ở nước ta hiện nay,cạnh tranh chưa bình đẳng, không lành mạnh là một trong những vấn đề gây trởngại lớn cho quá trình phát triển ngành.

- Kiểm soát sự phát triển của du lịch.

Nhà nước giám sát hoạt động của mọi chủ thể kinh doanh du lịch cũng nhưchế độ quản lý của các chủ thể đó (về các mặt đăng ký kinh doanh, phương án sảnphẩm, chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, môi trường ô nhiễm, cơ chế quản lý kinhdoanh, nghĩa vụ nộp thuế ) cấp và thu hồi giấy phép, giấy hoạt động trong hoạtđộng du lịch.

Phát hiện những lệch lạc, nguy cơ chệch hướng hoặc vi phạm pháp luật vàcác quy định của Nhà nước, từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh thích hợp nhằm

Trang 36

tăng cường hiệu quả của QLNN về phát triển du lịch.

- Gia tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Hai trong ba mặt bền vững trong phát triển du lịch, đó là bền vững về mặtkinh tế và bền vững về mặt xã hội Tức là, việc phát triển du lịch trên địa bànhuyện phải đảm bảo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân cư sinhsống trên địa bàn.

1.2.5 Yêu cầu đối với quản lý nhà nước về phát triển du lịch của

chính quyền cấp huyện

Hiện nay, nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐHđất nước, quá trình đó tạo ra những tiền đề quan trọng thúc đẩy nền kinh tế tăngtrưởng cao, nâng cao thu nhập của các tầng lớp dân cư, tác động mạnh đến sự pháttriển của ngành du lịch Bên cạnh đó, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tếđang diễn ra ngày càng sâu rộng, dưới tác động mạnh mẽ của sự phát triển khoa họcvà công nghệ, xu thế hình thành các nền kinh tế tri thức đang trở thành hiện thực.Khi trở thành thành viên thứ 150 của WTO, nước ta cam kết mở cửa thị trường dịchvụ du lịch và dịch vụ có liên quan theo “luật chơi” chung của WTO

Trong bối cảnh đó, để thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững, đảmbảo các mục tiêu về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia,trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường QLNN về phát triển du lịch cần tuân thủmột số yêu cầu chủ yếu sau:

- Phát huy mạnh mẽ các nguồn nội lực để phát triển du lịch.

Để phát huy mạnh mẽ các nguồn nội lực, cần đảm bảo quyền kinh doanh dulịch cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo điềukiện và cơ hội để họ mở rộng thị trường, tiếp cận công nghệ hiện đại Mặt khác, cầntạo môi trường pháp lý thông thoáng, xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sáchthúc đẩy các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân kinh doanh du lịch sắp xếp, đổi mới,phát huy lợi thế, nâng cao sức cạnh tranh hướng tới hiệu quả KT-XH thiết thực.

- Bảo đảm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch.

Đẩy mạnh phát triển du lịch quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút

Trang 37

nguồn khách bên ngoài, chủ động hội nhập du lịch quốc tế là một trong những chủtrương lớn của Đảng và Nhà nước ta Trên tinh thần đó, QLNN về phát triển du lịchcần đề ra chính sách thu hút khách du lịch quốc tế theo hướng: Xây dựng hệ thốngcơ chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh du lịch, đảm bảo tínhkhuyến khích và khả năng cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực

- Đảm bảo xây dựng và hoàn thiện thể chế quản lý du lịch quốc tế nhằm

đáp ứng yêu cầu quản lý trong nước, đồng thời phù hợp với thông lệ và luật

pháp quốc tế về du lịch.

QLNN về phát triển du lịch cần coi hoạt động của khách du lịch là đối tượngquản lý, phải xác định rõ và đủ mọi hoạt động của khách du lịch để không bỏ sótcác lĩnh vực cần quản lý Do vậy, hệ thống văn bản pháp luật về du lịch phải hết sứcđồng bộ, nhất quán giữa các cấp, các ngành, tránh dùng biện pháp hành chính máymóc; trong quản lý các hoạt động du lịch quốc tế, thể chế quản lý phải thể hiện yêucầu quản lý trong nước, phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế về du lịch.

Mặt khác, do đặc thù của hoạt động du lịch, người đứng đầu một doanhnghiệp du lịch, một khách sạn, không thể không chịu trách nhiệm về an ninh chínhtrị, về hướng dẫn khách tuân thủ pháp luật và tôn trọng phong tục Việt Nam Nhưvậy có thể nói, ở chừng mực nhất định, những người đứng đầu một doanh nghiệpkinh doanh du lịch, trong hoạt động của mình thực hiện cả hai chức năng QLNN vàquản trị kinh doanh Do vậy, việc xây dựng thể chế quản lý du lịch cần làm rõ haichức năng này.

- Gắn công tác quy hoạch phát triển du lịch với việc bảo tồn các tài

nguyên du lịch và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Hiện nay, yêu cầu của du khách, nhất là du khách đến từ các nước phát triển,đối với sản phẩm du lịch rất cao, xuất phát từ sự đa dạng trong văn hóa, tín ngưỡng,phong tục và kinh nghiệm đi du lịch Vì vậy, để hấp dẫn và lưu giữ, lôi kéo đượckhách du lịch cần phải tôn tạo, nâng cấp, bảo vệ các danh lam, thắng cảnh để khaithác lâu dài, bền vững Trong quy hoạch và xây dựng, phải hướng tới hiệu quảnhiều mặt, không chỉ về kinh tế mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ, văn hóa và giữ gìn

Trang 38

bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đảm bảo sự phối hợp liên ngành trong quản lý du lịch gắn với việc

thực hiện có hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại.

Các hoạt động du lịch đa dạng, mang tính liên ngành, liên vùng, liên quốcgia nên QLNN về phát triển du lịch là quản lý liên ngành Bộ máy QLNN về pháttriển du lịch trong hoạt động của mình cũng thể hiện tính liên ngành rõ rệt Nhữnghoạt động quản lý du lịch của tất cả các cơ quan này phải chịu sự điều phối, chỉ đạotập trung của một đầu mối.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, các hoạt động du lịchcủa mỗi quốc gia phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ với các nước và các tổ chứcquốc tế về du lịch Vì vậy, để thúc đẩy phát triển du lịch cần thực hiện có hiệu quảcác hoạt động kinh tế đối ngoại.

1.2.6 Nội dung quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính

quyền cấp huyện

Thực tế hoạt động du lịch đã chỉ rõ, trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóacủa hoạt động du lịch, việc hợp tác liên kết luôn đi liền với cạnh tranh đòi hỏi mỗinước phải có chiến lược tổng thể phát triển du lịch xuất phát từ điều kiện của mình,vừa phát huy được tính đặc thù, huy động được nội lực để tăng khả năng hấp dẫnkhách du lịch vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, tranh thủ được nguồn lực bênngoài, để có điều kiện hội nhập Đây là vấn đề thuộc quyền nhà nước và cũng làtrách nhiệm của Nhà nước trong phát triển du lịch.

Để thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững, đảm bảo các mục tiêu vềkinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệmôi trường QLNN về phát triển du lịch của chính quyền cấp huyện có các nộidung chủ yếu sau:

1.2.6.1 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành du lịch

Xây dựng và công khai các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dulịch là một trong những nội dung QLNN có tính quyết định đối với sự phát triển dulịch trên địa bàn của chính quyền cấp huyện.

Trang 39

- Trong hoạt động kinh doanh du lịch, mục tiêu cuối cùng của các đơn vịkinh doanh là lợi nhuận Do đó, nếu không được định hướng phát triển đúng sẽ gâyra lãng phí, kém hiệu quả do không phù hợp với nhu cầu thị trường và thực tế pháttriển của địa phương, nhất là các hoạt động đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạtầng (KCHT) các khu, điểm du lịch, hoặc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹthuật (CSVC-KT) như các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ Vì thế, chính quyềncấp huyện phải hết sức quan tâm đến việc xây dựng và công khai kịp thời cácchiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của địa phương Các mục tiêu,chỉ tiêu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch phải phù hợp vớichiến lược, quy hoạch phát triển chung của cả nước, của tỉnh Đáp ứng những yêucầu của quá trình hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới gắn vớitiến trình đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Có nhưvậy, mỗi đơn vị hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch mới có thể xây dựngchiến lược, kế hoạch phát triển riêng phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triểnchung của địa phương.

- Quy hoạch, kế hoạch hóa giúp cho các nhà quản lý chủ động thích ứng vớinhững thay đổi trong quá trình phát triển của thực tiễn do có những dự đoán, dự báotrước; chủ động tạo ra những biến đổi có lợi cho quá trình phát triển; hướng các nhàquản lý tập trung vào những nhiệm vụ trọng yếu,

- Quy hoạch, kế hoạch còn là một căn cứ để tổ chức bộ máy quản lý, kiểmtra và đánh giá hiệu quả của các hoạt động quản lý.

Yêu cầu của công tác lập quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch:

- Các quy hoạch, kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học Hiệu quả quản lý củacông cụ kế hoạch phụ thuộc rất lớn vào tính sát thực tính hợp lý và khoa học của nó.Do vậy khi xây dựng kế hoạch phải chú trọng việc nghiên cứu và vận dụng cácnguyên lý về kế hoạch hoá và điều kiện cụ thể của địa phương; phân tích rõ thựctrạng cũng như tiềm năng phát triển du lịch của địa phương, như: tài nguyên thiênnhiên, tài nguyên văn hóa, lao động, tham khảo kinh nghiệm của địa phương khác.

Trang 40

Nghĩa là phải gắn lý luận với thực tiễn trong quá trình xây dựng và thực hiện kếhoạch phát triển du lịch.

- Gắn quy hoạch, kế hoạch với thị trường Trong xây dựng kế hoạch cần coinhu cầu thị trường là điểm xuất phát của kế hoạch, các chủ thể quản lý khôngnên tuyệt đối hoá kế hoạch trong suy nghĩ và hành động dẫn đến hạn chế tínhsáng tạo, linh hoạt và mềm dẻo trong hoạt động quản lý và điều hành Tuyệt đốihoá kế hoạch, thậm chí đặt đối lập kế hoạch với thị trường mà không gắn kếhoạch với thị trường là xa lạ với cơ chế quản lý kinh tế nói chung, quản lý dulịch nói riêng hiện nay.

- Tăng cường chất lượng các hoạt động tiền kế hoạch Để đảm bảo tính sátthực của các kế hoạch, chủ thể quản lý phải coi trọng và tăng cường chất lượng cáchoạt động tiền kế hoạch như điều tra khảo sát, nghiên cứu thăm dò để đưa ra các dựbáo có căn cứ khoa học về nguồn lực, thị trường, v.v Những hoạt động tiền kếhoạch càng được coi trọng và có chất lượng là căn cứ cho việc xây dựng và thựchiện các kế hoạch phát triển du lịch có kết quả.

1.2.6.2 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

Bộ máy QLNN về phát triển du lịch ở cấp huyện là một hệ thống cơ quanquyền lực các cấp từ cấp huyện đến cấp xã, chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếpquản lý hoạt động du lịch trên địa bàn huyện ở tầm vĩ mô Thông qua bộ máyQLNN về phát triển du lịch, chính quyền huyện thực hiện vai trò điều khiển hoạtđộng du lịch địa phương phát triển hiệu quả, ổn định và công bằng

Vai trò của bộ máy QLNN về phát triển du lịch thể hiện ở chỗ:

- Với tính chất là chủ thể quản lý hoạt động du lịch địa phương, bộ máy quảnlý là không thể thiếu được Bộ máy quản lý tinh gọn và có hiệu lực quản lý cao sẽ lànhân tố thúc đẩy hoạt động du lịch địa phương phát triển

- Có thông qua bộ máy QLNN về phát triển du lịch thì chính quyền huyệnmới thực hiện được vai trò điều khiển hoạt động du lịch ở địa phương phát triển

Ngày đăng: 27/06/2020, 18:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
18. Tỉnh ủy Lào Cai (2015), Đề án số 03-ĐA/TU ngày 27/11/2015 về phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020 của Tỉnh ủy Lào Cai, Lào Cai.19. Thông tin trên Internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỉnh ủy Lào Cai (2015), Đề án số 03-ĐA/TU ngày 27/11/2015 về phát triển dulịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020 của Tỉnh ủy Lào Cai, Lào Cai."19
Tác giả: Tỉnh ủy Lào Cai
Năm: 2015
20. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 phê duyệt Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 phêduyệt Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm2030
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2011
21. Thủ tướng Chính phủ (2013) Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 phêduyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2030
22. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 phê duyệt chương trình xúc tiến du lịch Quốc gia giai đoạn 2013-2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 phêduyệt chương trình xúc tiến du lịch Quốc gia giai đoạn 2013-2020
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2013
23. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 980/QĐ-TTg,ngày 21/06/2013 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 980/QĐ-TTg,ngày 21/06/2013 phê duyệtQuy hoạch xây dựng vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2013
28. UBND tỉnh Lào Cai (2016), Báo cáo số 353/BC-UBND ngày 30/11/2016 về đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án số 3 “Phát triển Du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020” năm 2016, Lào Cai Sách, tạp chí
Tiêu đề: UBND tỉnh Lào Cai (2016), Báo cáo số 353/BC-UBND ngày 30/11/2016 vềđánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án số 3 “Phát triển Du lịch tỉnh Lào Caigiai đoạn 2016-2020
Tác giả: UBND tỉnh Lào Cai
Năm: 2016
29. UBND tỉnh Lào Cai (2016), Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 08/6/2016 về triển khai thực hiện Đề án số 03 “Phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016- 2020”, Lào Cai Sách, tạp chí
Tiêu đề: UBND tỉnh Lào Cai (2016), Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 08/6/2016 vềtriển khai thực hiện Đề án số 03 “Phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020
Tác giả: UBND tỉnh Lào Cai
Năm: 2016
14. Nguyễn Thanh Vĩnh (2007), Phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh Khác
15. Nguyễn Thị Cẩm Thúy (2012), Phát triển thị trường du lịch Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội Khác
16. Nguyễn Thị Lan Phương (2010), Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Khác
17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật Du lịch số 09/2017/QH14 này 19/06/2017, Hà Nội Khác
24. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định số 1861/QĐ-TTg ngày 23/11/2017 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển hạ tầng du lịch giai đoạn 2016- 2020, Hà Nội Khác
26. UBND tỉnh Lào Cai (2015), Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030, Lào Cai Khác
27. UBND tỉnh Lào Cai (2015), Quyết định số 1352/QĐ-UBND ngày 15/5/2015 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Lào Cai Khác
30. UBND tỉnh Lào Cai (2017), Báo cáo số 254/BC-UBND ngày 31/8/2017 về rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Lào Cai Khác
31. UBND tỉnh Lào Cai (2017), Quyết định số 5294/QĐ-UBND ngày 27/11/2017 phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch huyện Bắc Hà đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Lào Cai Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w