Luận văn thạc sỹ - Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La

120 4 0
Luận văn thạc sỹ - Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đã có nhiều cuộc hội thảo, hội nghị ở trong nước và quốc tế thảo luận xung quanh các chủ đề về nước; hầu hết các nhà khoa học, các nhà quản lý đều chung quan điểm và nhận định: Nước là tài nguyên quý giá nhất trong thế kỷ 21. Vấn đề đặt ra là cần phải làm gì và làm như thế nào để quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước để đảm bảo sự sống của con người, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái theo quan điểm phát triển bền vững. Ở nước ta khung thể chế và quản trị về tài nguyên nước đã được xây dựng từ trên 20 năm trước; năm 1998, Luật Tài nguyên nước được ban hành; năm 2012, Luật Tài nguyên nước ban hành có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2013 thay thế Luật tài nguyên nước năm 1998. Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở nước ta đang đặt ra những thách thức, cấp bách chưa bao giờ hết khi chủ động chưa tới 30% nguồn nước, gần 70% còn lại là lượng nước phát sinh từ bên ngoài lãnh thổ quốc gia, trong khi cơ chế, chính sách hợp tác, chia sẻ nguồn nước giữa các quốc gia chưa hiệu quả; tình trạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả vẫn còn phổ biến, nguồn nước ngầm hiện nay vẫn đang tiếp tục bị suy thoái, cạn kiệt; ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt đang là mối đe dọa lớn nhất với nguồn nước; tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước đang càng ngày rõ rệt hơn; mâu thuẫn, tranh chấp trong sử dụng nước tiếp tục gia tăng; nguồn lực đầu tư cho quản lý, bảo vệ tài nguyên nước không đáp ứng yêu cầu; hệ thống pháp luật về tài nguyên nước, quản lý, sử dụng nước còn thiếu đồng bộ, tính khả thi cũng như triển khai thực hiện chưa đạt hiệu quả cao. Tỉnh Sơn La là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam có đặc điểm địa hình rất phức tạp, bị chia cắt mạnh và độ dốc lớn, 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sông Đà, sông Mã, có nhiều suối, xen kẽ giữa những dãy núi là những thung lũng lòng chảo. Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước của chính quyền tỉnh Sơn La đã nghiêm túc tổ chức thực thi các quy định pháp luật về tài nguyên nước và ban hành cụ thể hóa các quy định quản lý tài nguyên nước theo thẩm quyền vào điều kiện cụ thể của Sơn La, đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần không nhỏ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước vẫn còn hạn chế, tồn tại về mức độ quản lý, triển khai chưa thực sự sát hợp và hiệu quả chưa cao, chưa thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước còn tản mạn thiếu tính cập nhật, chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ, liên thông; lượng nước mùa kiệt trên các sông, suối có xu hướng giảm gây rất nhiều khó khăn cho các hoạt động sản xuất của các ngành, mùa cạn thì cạn kiệt hơn, mùa lũ thì lũ lụt, lũ ống, lũ quét át liệt hơn; nhiều nguồn nước đã bị ô nhiễm cục bộ ảnh hưởng đến cấp nước sinh hoạt cho nhân dân… Trước tình hình đó, để từng bước thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên nước có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên nước, đòi hỏi chúng ta phải nắm vững các quy định quản lý nhà nước về tài nguyên nước, đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền địa phương tỉnh Sơn La. Từ đó, đề ra phương hướng, giải pháp quản lý tài nguyên nước theo hướng tổng hợp, hiệu quả, bền vững là rất cần thiết. Đề tài “ Quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La” được xuất phát từ đòi hỏi thực tế, đáp ứng một phần các yêu cầu cấp thiết phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Sơn La đã được chọn làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tổng quan nghiên cứu Nghiên cứu quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền địa phương nói riêng không còn là vấn đề mới, nhưng luôn là đề tài có tính thời sự, cấp bách. Nhận thức được sự cần thiết của vấn đề này, nhiều học viên cao học, nghiên cứu sinh, các nhà khoa học…ở Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế, quản trị kinh doanh đã đi sâu nghiên cứu và có những công trình đóng góp thiết thực cho các địa phương về quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Trong quá trình nghiên cứu, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học viết về vấn đề quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên các nội dung, khía cạnh khác nhau như: (1) Luận án tiến sĩ: “ Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật Việt Nam” của Lê Phương Linh (2019), Học viện khoa học xã hội thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận vầ thực trạng của việc bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng và thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam. (2) Luận văn thạc sĩ: “Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắc Nông” của Tô Quang Ngọc (2017), Học viện hành chính công. Trên cơ sở hệ thống hóa kiến thức, phân tích thực trạng tìm ra nguyên nhân những hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắc Nông để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đắc Nông góp phần hạn chế sử dụng lãng phí tài nguyên nước và gây ô nhiễm môi trường sống; (3) Luận văn thạc sĩ: “ Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn: Nghiên cứu thí điểm tại thị trấn Văn Quan và xã Tràng Sơn” của Triệu Tuyết Mai Hương (2014), Đại học Quốc gia Hà Nội. Kết quả đề tài: (1) Đánh giá được hiện trạng sử dụng tài nguyên nước phục vụ sinh hoạt, nông lâm nghiệp, công nghiệp/tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ khác tại xã Tràng Sơn và thị trấn Văn Quan (2) Đánh giá được những tác động biến đổi khí hậu với tài nguyên nước tại địa bàn nghiên cứu (3) Đề xuất được giải pháp thích hợp về quản lý và sử dụng tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu theo hướng phát triển xanh cho thị trấn Văn Quan và xã Tràng Sơn cũng như chính quyền huyện Văn Quan (giải pháp phát triển tài nguyên nước; giải pháp về cơ chế, chính sách; giải pháp về cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành; giải pháp về tài chính; giải pháp tăng cường năng lực và tham gia của các bên liên quan; giải pháp về bảo vệ, cải tạo và phục hồi môi trường nước). Các kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào phát triển bền vững tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay của địa phương và các vùng miền núi có điều kiện tương tự. (4) Luận văn thạc sĩ: “ Pháp luật phòng chống và khắc phục ô nhiễm nước, qua thực tiễn tại Quảng Bình” của Cao Thúy Hà (2018), Trường Đại học Luật, Đại học Huế. Kết quả luận văn tập trung vào các vấn đề: Nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận của việc phòng chống và khắc phục ô nhiễm nước như tổng quan về tài nguyên nước, sự cần thiết điều chỉnh vấn đề phòng chống, khắc phục ô nhiễm nước bằng pháp luật, những nhân tố ảnh hưởng, kinh nghiệm tại một số địa phương trong nước. Luận văn đã nghiên cứu cả pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng trong cả nước và tại Quảng Bình thông qua các ví dụ minh họa và các phân tích chuyên sâu về những vấn đề còn tồn tại, từ đó thấy được sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về phòng chống, khắc phục ô nhiễm nước hiện nay. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về tài nguyên nước, bảo vệ môi trường. (5) Luận văn thạc sĩ: “ Nghiên cứu giải pháp quản lý tài nguyên nước trên lưu vực sông Cầu” của Bùi Hải Ninh (2014), Trường Đại học thủy lợi Hà Nội. Kết quả luận văn đã nghiên cứu tổng quan về lưu vực sông Cầu và các lĩnh vực nghiên cứu có liên quan; đánh giá được thực trạng quản lý tài nguyên nước trên lực vực sông Cầu; đề xuất được giải pháp quy hoạch, quản lý tài nguyên nước trên lưu vực sông Cầu. Như chúng ta thấy, tất cả các công trình nghiên cứu trên đều đã xây dựng được cơ sở lý luận vững chắc để làm nền tảng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý tài nguyên nước, đồng thời chỉ rõ được các mặt được và hạn chế yếu kém trong công tác quản lý tài nguyên nước. Bên cạnh đó cũng có những công trình đã đi sâu vào nghiên cứu từng vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Các công trình nghiên cứu cũng đã đưa ra được các giải pháp giải quyết tương đối triệt để những tồn tại trong hoạt động quản lý nhà nước của từng lĩnh vực tài nguyên nước trên lưu vực sông, địa bàn tỉnh, huyện. Tuy nhiên, hầu hết các đề tài này chưa nghiên cứu tổng quan chung quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh, hoặc có nghiên cứu thì vẫn còn sơ sài. Qua phân tích đánh giá, tác giả nhận thấy chưa có nghiên cứu sâu về công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh, do đó đề tài mà tác giả lựa chọn nghiên cứu là “Quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La” là hoàn toàn mới và không có sự trùng lặp. Cách tiếp cận giải quyết vấn đề của luận văn là tập trung đi vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La theo quy định của Luật tài nguyên nước năm 2012, để từ đó đề xuất phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La trong thời gian tiếp theo, nhằm quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước hiệu quả, tiết kiệm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích được thực trạng quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La trong giai đoạn vừa qua, trên sở đó đề xuất được giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể: - Xác định được khung nghiên cứu của quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh. - Phân tích được thực trạng quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở Sơn La giai đoạn 2016 -2020; chỉ ra được thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. - Đề xuất được giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La đến năm 2025. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Về đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của UBND tỉnh và các sở, ngành, đơn vị có liên quan. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Trên địa bàn tỉnh Sơn La. + Phạm vi thời gian: Các phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Sơn La giai đoạn 2016-2020; số liệu sơ cấp thu thập trong giai đoạn tháng 3 đến tháng 6 năm 2020; đề xuất phương hướng nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn đến năm 2025. + Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ theo khoản 1 Điều 71 Luật Tài nguyên nước năm 2012, bao gồm: (1) Ban hành văn bản theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước (2) Lập, phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nước, kế hoạch điều tra cơ bản, điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt (3) Khoanh định, công bố vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; công bố danh mục hồ, ao, đầm phá không được san lấp (4) Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền; lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước (5) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước (6) Cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước và cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo thẩm quyền; hướng dẫn việc đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước (7) Tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên nước theo phân cấp; báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước, tình hình quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn (8) Xây dựng cơ sở dữ liệu; quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước (9) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Khung nghiên cứu Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnhMục tiêu quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh - Yếu tố thuộc về chính quyền tỉnh - Yếu tố khách quan (yếu tố bên ngoài)- Ban hành văn bản theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về TNN. - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật TNN. - Quy hoạch, kế hoạch, điều tra, khoanh định, bảo vệ, điều hòa, phân phối, công bố nguồn TNN. - Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước. - Cấp phép, đăng ký, chuyển nhượng quyền khai thác, sử dụng TNN. - Xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu TNN. - Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về TNN. Bảo đảm tài nguyên nước được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh. 5.2. Phương pháp thu thập số liệu 5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Thu thập dữ liệu thứ cấp về quản lý nhà nước tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 -2019 tại Sở Tài nguyên và Môi trường. Dữ liệu thứ cấp về quản lý nhà nước tài nguyên nước được thu thập bằng phương pháp tổng hợp các báo cáo, kế hoạch, quyết định, đề án, chương trình, biểu bảng số liệu bên trong Sở Tài nguyên và Môi trường và các tài liệu bên ngoài Sở. 5.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp bằng phiếu phỏng vấn + Đối tượng phỏng vấn: Phỏng vấn bà Lê Thị Thu Hằng- Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; ông Nguyễn Thanh Hưng- Chuyên viên phòng Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Bà Lê Thị Thủy- Chuyên viên phòng Tài nguyên nước, Khoáng sản, Khí tượng thủy văn; ông Nguyễn Tiến Hán- Giám đốc công ty cổ phần VBIC cấp nước Sơn La và ông Vũ Đình Hải- nghiên cứu viên Viện đại chất. + Mục tiêu phỏng vấn: Vai trò, ý nghĩa của tài nguyên nước; thực trạng quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Sơn La; đề xuất, kiến nghị các biện pháp, giải pháp để quản lý tốt hơn trên địa bàn tỉnh Sơn La. + Địa điểm phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp tại văn phòng làm việc. + Thời gian phỏng vấn: 02/2020. + Kết quả phỏng vấn đưa vào hộp phỏng vấn ở chương 2. 5.3. Phương pháp xử lý số liệu Xử lý các thông tin, số liệu thu được qua bảng biểu để có cái nhìn tổng quan, chi tiết về thực trạng quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La. Tiến hành phân tích thực trạng, kết hợp với kết quả phỏng vấn để chỉ ra những điểm đạt được, chưa đạt được và nguyên nhân hạn chế về quản lý nhà nước tài nguyên nước. Đề xuất mục tiêu, phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu gồm 03 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh. Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  ĐỖ VĂN TRỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Hà Nội - 2020 1.1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  ĐỖ VĂN TRỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH SƠN LA Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Chính sách Mã ngành: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN MẠNH TY Hà Nội - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi đọc hiểu hành vi vi phạm trung thực học thuật Tôi cam kết danh dự cá nhân nghiên cứu này tự thực không vi phạm yêu cầu trung thực học thuật Tác giả luận văn Đỗ Văn Trụ LỜI CẢM ƠN Luận văn “Quản lý Nhà nước tài nguyên nước quyền tỉnh Sơn La” kết trình rèn luyện học tập Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với nỗ lực cố gắng thân Để đạt kết này, xin chân thành cảm ơn đến: Quý Thầy giáo, Cô giáo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Quý Thầy, Cô giáo khoa Khoa học Quản lý truyền đạt kiến thức, nhiệt tình giúp đỡ tơi trình rèn luyện, học tập trường Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Mạnh Ty, người hướng dẫn khoa học, dành thời gian quý báu để giúp đỡ suốt q trình nghiên cứu, hồn thiện luận văn Xin chân thành cảm ơn đến đồng nghiệp, bạn học viên K27 động viên, giúp đỡ hoàn thành luận văn “Quản lý Nhà nước tài nguyên nước quyền tỉnh Sơn La” Tác giả luận văn Đỗ Văn Trụ MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC Lập, phê duyệt, công bố tổ chức thực quy hoạch tài nguyên nước, kế hoạch điều tra bản, điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt .iv Khoanh định, công bố vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước đất, vùng cần bổ sung nhân tạo nước đất cơng bố dịng chảy tối thiểu, ngưỡng khai thác nước đất theo thẩm quyền, khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm khai thác cát, sỏi khống sản khác sơng; cơng bố danh mục hồ, ao, đầm phá không san lấp iv Tổ chức ứng phó, khắc phục cố nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát tham gia giải cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền; lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; bảo đảm nước sinh hoạt trường hợp hạn hán, thiếu nước xảy cố ô nhiễm nguồn nước iv Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tài nguyên nước iv Tổ chức thực hoạt động điều tra bản, giám sát tài nguyên nước theo phân cấp; báo cáo Bộ Tài nguyên Môi trường kết điều tra tài nguyên nước, tình hình quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống khắc phục hậu tác hại nước gây địa bàn iv Xây dựng sở liệu; quản lý, lưu trữ thông tin, liệu tài nguyên nước iv Thanh tra, kiểm tra, giải tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật tài nguyên nước iv 1.2.4.2 Lập, phê duyệt, công bố tổ chức thực quy hoạch tài nguyên nước, kế hoạch điều tra bản, điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt 16 1.2.4.3 Khoanh định, công bố vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước đất, vùng cần bổ sung nhân tạo nước đất cơng bố dịng chảy tối thiểu, ngưỡng khai thác nước đất theo thẩm quyền, khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm khai thác cát, sỏi khoáng sản khác sông; công bố danh mục hồ, ao, đầm phá không san lấp 17 1.2.4.4 Tổ chức ứng phó, khắc phục cố nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát tham gia giải cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền; lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; bảo đảm nước sinh hoạt trường hợp hạn hán, thiếu nước xảy cố ô nhiễm nguồn nước 18 1.2.4.5 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tài nguyên nước 20 1.2.4.7 Tổ chức thực hoạt động điều tra bản, giám sát tài nguyên nước theo phân cấp; báo cáo Bộ Tài nguyên Môi trường kết điều tra tài nguyên nước, tình hình quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống khắc phục hậu tác hại nước gây địa bàn 21 1.2.4.8 Xây dựng sở liệu; quản lý, lưu trữ thông tin, liệu tài nguyên nước 22 1.2.4.9 Thanh tra, kiểm tra, giải tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật tài nguyên nước 23 DANH MỤC BẢNG, HÌNH HỘP BẢNG: Bảng 3.1:Lưu lượng trung bình nhiều năm tiểu vùng quy hoạch đến năm 2020 Error: Reference source not found Bảng 3.2:Lưu lượng trung bình nhiều năm tiểu vùng quy hoạch đến năm 2030 Error: Reference source not found Bảng 3.3: Lưu lượng tổng lượng nước đến theo tiểu vùng quy hoạch tỉnh Sơn La Error: Reference source not found HÌNH: Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức máy quản lý nhà nước Error: Reference source not found HỘP: Hộp 2.1: Đánh giá thực trạng thực nội dung ban hành theo thẩm quyền tổ chức thực văn quy phạm pháp luật tài nguyên nước giai đoạn 2012 đến Error: Reference source not found Hộp 2.2: Đánh giá thực trạng thực nội dung lập, phê duyệt, công bố tổ chức thực quy hoạch tài nguyên nước, kế hoạch điều tra bản, điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt Error: Reference source not found Hộp 2.3: Đánh giá thực trạng thực nội dung khoanh định, công bố vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước đất, vùng cần bổ sung nhân tạo nước đất cơng bố dịng chảy tối thiểu, ngưỡng khai thác nước đất theo thẩm quyền, khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm khai thác cát, sỏi khoáng sản khác sông; công bố danh mục hồ, ao, đầm phá không san lấp Error: Reference source not found Hộp 2.4: Đánh giá thực trạng thực nội dung tổ chức ứng phó, khắc phục cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát tham gia giải cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền; lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; bảo đảm nước sinh hoạt trường hợp hạn hán, thiếu nước xảy cố ô nhiễm nguồn nước .Error: Reference source not found Hộp 2.5: Đánh giá thực trạng thực nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tài nguyên nước Error: Reference source not found Hộp 2.6: Đánh giá thực trạng thực cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép tài nguyên nước cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo thẩm quyền; hướng dẫn việc đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước Error: Reference source not found Hộp 2.7: Đánh giá thực trạng thực hoạt động điều tra bản, giám sát tài nguyên nước theo phân cấp; báo cáo Bộ Tài nguyên Môi trường kết điều tra tài nguyên nước, tình hình quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống khắc phục hậu tác hại nước gây địa bàn Error: Reference source not found Hộp 2.8: Đánh giá thực trạng thực xây dựng sở liệu; quản lý, lưu trữ thông tin, liệu tài nguyên nước .Error: Reference source not found Hộp 2.9: Đánh giá thực trạng thực tra, kiểm tra, giải tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật tài nguyên nước Error: Reference source not found BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  ĐỖ VĂN TRỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH SƠN LA Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Chính sách Mã ngành: 8340410 TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội - 2020 i TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Tính cấp thiết đề tài Tỉnh Sơn La tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam có đặc điểm địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh độ dốc lớn, 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sơng Đà, sơng Mã, có nhiều suối, xen kẽ dãy núi thung lũng lịng chảo Trong năm qua, cơng tác quản lý nhà nước quyền tỉnh Sơn La nghiêm túc tổ chức thực thi quy định pháp luật tài nguyên nước ban hành cụ thể hóa quy định quản lý tài nguyên nước theo thẩm quyền vào điều kiện cụ thể Sơn La, đạt nhiều kết quan trọng, góp phần không nhỏ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuy nhiên công tác quản lý nhà nước tài nguyên nước hạn chế, tồn mức độ quản lý, triển khai chưa thực sát hợp hiệu chưa cao, chưa thực đầy đủ quy định pháp luật, sở liệu tài nguyên nước tản mạn thiếu tính cập nhật, chưa xây dựng hệ thống sở liệu đồng bộ, liên thông; lượng nước mùa kiệt sơng, suối có xu hướng giảm gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất ngành, mùa cạn cạn kiệt hơn, mùa lũ lũ lụt, lũ ống, lũ quét át liệt hơn; nhiều nguồn nước bị ô nhiễm cục ảnh hưởng đến cấp nước sinh hoạt cho nhân dân… Trước tình hình đó, để bước thực quản lý nhà nước tài nguyên nước có hiệu bền vững nguồn tài nguyên nước, đòi hỏi phải nắm vững quy định quản lý nhà nước tài nguyên nước, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước tài nguyên nước quyền địa phương tỉnh Sơn La Từ đó, đề phương hướng, giải pháp quản lý tài nguyên nước theo hướng tổng hợp, hiệu quả, bền vững cần thiết Đề tài “ Quản lý nhà nước tài nguyên nước quyền tỉnh Sơn La” xuất phát từ đòi hỏi thực tế, đáp ứng phần yêu cầu cấp thiết phục vụ phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Sơn La chọn làm luận văn tốt nghiệp Đối tượng phạm vi nghiên cứu - Về đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước tài nguyên nước quyền tỉnh phạm vi chức năng, nhiệm vụ UBND tỉnh sở, ngành, đơn vị có liên quan ii - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Trên địa bàn tỉnh Sơn La + Phạm vi thời gian: Các phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước tài nguyên nước tỉnh Sơn La giai đoạn 2016-2020; số liệu sơ cấp thu thập giai đoạn tháng đến tháng năm 2020; đề xuất phương hướng nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn đến năm 2025 + Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước tài nguyên nước quyền tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ theo khoản Điều 71 Luật Tài nguyên nước năm 2012 Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn kết cấu gồm 03 chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước tài nguyên nước quyền tỉnh Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý nhà nước tài nguyên nước quyền tỉnh Sơn La Chương 3: Phương hướng giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước tài nguyên nước quyền tỉnh Sơn La CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH Khái niệm đặc điểm tài nguyên nước Khoản khoản 2, Điều Luật tài nguyên nước Việt Nam (năm 2012) quy định “Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước đất, nước mưa nước biển thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguồn nước dạng tích tụ nước tự nhiên nhân tạo khai thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, tầng chứa nước đất, mưa, băng, tuyết dạng tích tụ nước khác” Nước yếu tố thay ăn, uống, sinh hoạt người Mặc dù người cần vài lít nước ngày để trì sống, để ... nhà nước tài nguyên nước quyền tỉnh Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý nhà nước tài nguyên nước quyền tỉnh Sơn La Chương 3: Phương hướng giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước tài nguyên nước. .. trình Quản lý học, 2016, trang 37) Mục tiêu, nguyên tắc quản lý nhà nước tài nguyên nước Phân cấp quản lý Nhà nước tài nguyên nước Nội dung quản lý Nhà nước tài nguyên nước Ban hành theo thẩm quyền. .. chứa nước lỗ hổng phân bố diện tích khoảng 172km2 (chiếm 0,12%) Tổ chức máy quản lý nhà nước tài nguyên nước quyền tỉnh Sơn La Quản lý nhà nước tài nguyên nước quyền tỉnh Sơn La gồm có cấp (cấp tỉnh,

Ngày đăng: 08/04/2022, 05:44

Hình ảnh liên quan

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước - Luận văn thạc sỹ - Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La

Hình 2.1..

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 3.1:Lưu lượng trung bình nhiều năm trên các tiểu vùng quy hoạch đến năm 2020 - Luận văn thạc sỹ - Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La

Bảng 3.1.

Lưu lượng trung bình nhiều năm trên các tiểu vùng quy hoạch đến năm 2020 Xem tại trang 77 của tài liệu.
Bảng 3.2:Lưu lượng trung bình nhiều năm trên các tiểu vùng quy hoạch đến năm 2030 - Luận văn thạc sỹ - Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La

Bảng 3.2.

Lưu lượng trung bình nhiều năm trên các tiểu vùng quy hoạch đến năm 2030 Xem tại trang 78 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan